Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống quản lý tích hợp đối với hệ thống quản lý môi trường theo iso 14001 2004 và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏa nghề nghiệp theo ohsas 18001 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 243 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

-----------------------------

TRẦN ĐẶNG THANH PHƯƠNG

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ĐỐI VỚI
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
THEO ISO 14001:2004 VÀ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ
NGHIỆP THEO OHSAS 18001:2007 TẠI
CÔNG TY TNHH CLOVER VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Hồng Trân .........................................
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Lê Văn Khoa.................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thị Vân Hà......................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí
Minh ngày 14 tháng 01 năm 2011


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Lê Thanh Hải .....................................................................................................
2. TS. Lê Văn Khoa......................................................................................................
3. TS. Nguyễn Thị Vân Hà...........................................................................................
4. PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Trân ............................................................................
5. ..................................................................................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o-----o0o--Tp. HCM, ngày … tháng … năm…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Đặng Thanh Phương ............ Phái: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 22/01/1986 ......................... Nơi sinh: Quảng Ngãi
Chuyên ngành: Quản lý môi trường......................... MSHV: 09260544
I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống quản lý tích hợp đối với hệ
thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 và hệ thống quản lý an tồn, sức
khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007 tại Cơng ty TNHH Clover Việt Nam
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Nghiên cứu tình hình áp dụng và những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng hệ thống
quản lý tích hợp trên thế giới và tại Việt Nam

- Khảo sát và thu thập tài liệu, dữ liệu có liên quan của Công ty TNHH Clover Việt
Nam cần thiết cho nghiên cứu này
- Phân tích tính khả năng thi xây dựng hệ thống quản lý tích hợp mơi trường – an
tồn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007 tại công ty
TNHH Clover VN
- Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp mơi trường – an tồn sức khỏe nghề nghiệp
theo ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007 tại công ty TNHH Clover VN
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ
giao đề tài): 05/07/2010 ...............................................................................................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 06/12/2010 ............................................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Lê Thị Hồng Trân ........................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

KHOA QL CHUYÊN
NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


4

Lời cảm ơn
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Lê Thị Hồng Trân, người đã
hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời tôi cũng gởi lời

cảm ơn đến toàn thể cán bộ giảng viên khoa Môi trường, trường ĐH Bách Khoa Tp.
HCM đã cung cấp cho tôi những kiến thức phong phú, là hành trang cùng tôi trên con
đường sắp tới.
Tôi cũng xin cảm ơn đến Ban Giám đốc và các đồng nghiệp của tôi tại Công ty
TNHH Clover Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và cho tôi những kinh nghiệm thực
tế quý giá để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin gởi lời tri ân đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ tôi trong
suốt thời gian qua.


5

TĨM TẮT
Các hệ thống quản lý nói chung và hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT),
hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe nghề nghiệp (HTQL ATSKNN) nói riêng đã
dành được sự quan tâm của nhiều tổ chức và được áp dụng phổ biến trên toàn thế
giới. Trên cơ sở xem xét tình hình áp dụng hệ thống quản lý tích hợp (HTQLTH)
trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như phân tích những thuận lợi và khó khăn mà
các tổ chức có thể gặp phải khi áp dụng HTQLTH trong thực tế, nghiên cứu đề xuất
xây dựng mơ hình HTQLTH mơi trường – an tồn, sức khỏe nghề nghiệp (MT –
ATSKNN) theo ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007 cho doanh nghiệp tái chế
hộp mực in – Công ty TNHH Clover Việt Nam (CVNC).
Nội dung của nghiên cứu xem xét lại toàn bộ các mối nguy MT – ATSKNN
phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của CVNC, từ đó đưa ra các mục
tiêu và các chương trình quản lý MT – ATSKNN tương ứng. Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng đề xuất xây dựng sổ tay HTQLTH MT – ATSKNN, một số thủ tục cơ
bản, cần thiết cho thực thi HTQLTH MT – ATSKNN tại CVNC, chẳng hạn thủ tục
xác định mối nguy, đánh giá rủi ro MT – ATSKNN và các biện pháp kiểm soát, thủ
tục kiểm soát tài liệu, thủ tục hành động khắc phục, phòng ngừa, thủ tục đánh giá
nội bộ, thủ tục kiểm soát hồ sơ, cùng với một số hướng dẫn công việc cho kiểm soát

điều hành tương ứng.
Qua nghiên cứu khả thi và tham khảo các mơ hình HTQLTH đã được áp
dụng, cho thấy mơ hình HTQLTH MT – ATSKNN được đề xuất cho CVNC có thể
giúp tổ chức đạt được một số lợi ích như thỏa mãn đồng thời tất cả các yêu cầu của
cả hai hệ thống quản lý riêng lẻ, tạo sự thống nhất trong công tác quản lý, tiết kiệm
thời gian, chi phí, nguồn nhân lực cho xây dựng, duy trì hệ thống,
Ngồi ra, nghiên cứu đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị để CVNC có thể
thực thi HTQLTH đạt hiệu quả cao nhất, định hướng theo mục tiêu phát triển kinh
doanh bền vững của doanh nghiệp.


6

ABSTRACT
Management systems in general and Environmental Management System
(EMS), Occupational Health and Safety Management System (OHSMS) in
particular have become of increasing interest to organizations and been applied
more and more popularly to all types of enterprises / economics around the world.
Based on reviewing application situation of Integrated Management System (IMS)
and advantages and disadvantages of which organizations may face when applying
IMS in practice, in this study the model of IMS, covering EMS and OHSMS in
compliance with ISO 14001:2004 and OHSAS 18001:2007 has been proposed to
Clover Vietnam Co., Ltd. (CVNC) – a company of remanufacturing and distributing
toner cartridge.
In the content of this study, all of environmental, health and safety (EHS)
hazards generated by organization’s products, activities or services will be reviewed
and revised, then EHS objectives and EHS management programs have been issued.
Besides, this study has also proposed building of IMS Manual, main procedures,
such as procedure of hazard identification, risk assessment and control measures,
documentation control, corrective action, preventive action, control of record, or

internal audit and some appropriate work instruction for operational control.
Based on feasibility study and referring to model of IMS applying in others
organizations, integrated environmental, health and safety management system may
be a help for CVNC to meet all requirements of both separated management
systems – EMS according with ISO 14001:2004 and OHSMS according with
OHSAS 18001:2007, to make a consensus of management and reduce cost, time,
human resource for operating and maintaining IMS in site.
In addition, some recommendations have been given to CVNC to implement
IMS effectively, toward to its sustainable business development.


7

MỤC LỤC
TÓM TẮT............................................................................................................................. 5
ABSTRACT.......................................................................................................................... 6
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................ 10
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................... 12
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 13
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU .................................................................................................... 15
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 15

1.2.

THÔNG TIN ĐỀ TÀI: .......................................................................................... 16

1.3.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 16

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 17

1.5.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................. 17

1.6.

TÍNH MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................. 18

1.7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 20

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP...................... 31
2.1.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ.................................. 31

2.2.

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ........................................ 33

2.3.


TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC................................. 41

2.4.

CÁC LỢI ÍCH VÀ RÀO CẢN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC THI HỆ

THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ......................................................................................... 49
CHƯƠNG 3 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CLOVER VIỆT NAM .............. 53
3.1.

GIỚI THIỆU VỀ CVNC ....................................................................................... 53

3.2.

SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA CVNC................................................. 58

3.3.

QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ VÀ SẢN PHẨM..................................................... 59

3.4.

TRANG THIẾT BỊ VÀ NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU ...................................... 62

3.5.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CVNC ........................................................ 64


8


3.6.

CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CVNC .......................... 70

3.7.

VỆ SINH AN TỒN LAO ĐỘNG ....................................................................... 75

3.8.

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ TẠI CVNC................... 80

CHƯƠNG 4 - CƠ SỞ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MƠI
TRƯỜNG – AN TỒN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO ISO 14001:2004 VÀ
OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY TNHH CLOVER VIỆT NAM............................ 90
4.1.

PHÂN TÍCH KHẢ THI MƠ HÌNH HTQLTH MT – ATSKNN THEO ISO

14001:2004 VÀ OHSAS 18001:2007 TẠI CVNC.............................................................. 90
4.2.

MÔ HÌNH TÍCH HỢP ÁP DỤNG TẠI CVNC .................................................. 102

CHƯƠNG 5 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MƠI TRƯỜNG – AN TOÀN,
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO ISO 14001:2004 VÀ OHSAS 18001:2007 TẠI
CÔNG TY TNHH CLOVER VIỆT NAM..................................................................... 104
5.1.


TỔNG QUAN...................................................................................................... 104

5.2.

DANH MỤC TÀI LIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP CƠNG TY TNHH

CLOVER VIỆT NAM ....................................................................................................... 106
5.3.

CHÍNH SÁCH MƠI TRƯỜNG – AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CỦA

CVNC ............................................................................................................................. 107
5.4.

LẬP KẾ HOẠCH ................................................................................................ 109

5.5.

THỰC HIỆN........................................................................................................ 112

5.6.

KIỂM TRA .......................................................................................................... 122

5.7.

XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO (4.6).................................................................... 126

CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 128
6.1.


KẾT LUẬN ......................................................................................................... 128

6.2.

KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 131
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 135
PHỤ LỤC 1 - PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HTQL ATSKNN TẠI CVNC.....
............................................................................................................... 136


9

PHỤ LỤC 2 - CÁC THỦ TỤC CHÍNH CỦA HTQLTH MT – ATSKNN CỦA CVNC. 149
PHỤ LỤC 3 - MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC CỦA HTQLTH MT – ATSKNN
TẠI CVNC

............................................................................................................... 178

PHỤ LỤC 4 - MỘT SỐ HỒ SƠ CỦA HTQLTH MT – ATSKNN TẠI CVNC............... 214


10

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Ma trận SWOT.................................................................................................. 22
Bảng 1.2. Ma trận IFE ....................................................................................................... 23
Bảng 1.3. Ma trận EFE ...................................................................................................... 25

Bảng 1.4. Tần suất ............................................................................................................. 27
Bảng 1.5. Mức độ nghiêm trọng........................................................................................ 28
Bảng 1.6. Khả năng xảy ra ................................................................................................ 29
Bảng 2.1. Một số điểm phân biệt Hệ thống quản lý kết hợp và Hệ thống quản lý tích hợp .
........................................................................................................................... 34
Bảng 2.2. Mối tương quan giữa các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và
OHSAS 18001:2007 ............................................................................................................ 37
Bảng 2.3. Các yếu tố tích hợp và lợi ích đạt được ............................................................ 50
Bảng 3.1. Danh mục máy móc thiết bị chính sử dụng cho sản xuất tại CVNC ................ 62
Bảng 3.2. Nhu cầu nguyên vật liệu chính cho sản xuất tại CVNC ................................... 64
Bảng 3.3. Kết quả giám sát chất lượng môi trường khơng khí xung quanh...................... 65
Bảng 3.4. Kết quả giám sát chất lượng mơi trường khơng khí khu vực làm việc............. 66
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của CVNC.......................... 67
Bảng 3.6. Lượng phế liệu phát sinh tại CVNC trong 6 tháng đầu năm 2010 ................... 68
Bảng 3.7. Lượng CTNH phát sinh tại CVNC trong 06 tháng đầu năm 2010 ................... 69
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ nhân viên CVNC năm 2010...................... 76
Bảng 3.9. Các loại máy móc, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đang sử dụng tại
CVNC

........................................................................................................................... 77

Bảng 3.10. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy đang có tại CVNC............................. 78
Bảng 4.1. Ma trận SWOT.................................................................................................. 90
Bảng 4.2. Một số lợi ích về quản lý của đề xuất xây dựng HTQLTH .............................. 92


11

Bảng 4.3. Tính kinh tế của đề xuất xây dựng HTQLTH................................................... 93
Bảng 4.4. Ma trận IFE tại CVNC ...................................................................................... 94

Bảng 4.5. Ma trận EFE tại CVNC..................................................................................... 97
Bảng 4.6. Thống kê kết quả phân tích đánh giá thực trạng HTQL ATSKNN tại CVNC .....
......................................................................................................................... 100


12

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Ma trận IE ......................................................................................................... 25
Hình 1.2. Chu trình PDCA................................................................................................ 27
Hình 2.1. Mơ hình HTQLMT theo ISO 14001:2004 và HTQL ATSKNN theo OHSAS
18001:2007 .......................................................................................................................... 33
Hình 2.2. Hệ thống quản lý kết hợp và hệ thống quản lý tích hợp ................................... 36
Hình 2.3. Mơ hình PDCA áp dụng cho HTQLTH theo ISO 14001:2004 và OHSAS
18001:2007 .......................................................................................................................... 37
Hình 2.4. Mơ hình PDCA cho Hệ thống quản lý tích hợp theo PAS 99:2006 ................. 44
Hình 3.1. Bản đồ vị trí của Clover Việt Nam ................................................................... 54
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại CVNC........................................................................ 55
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức phịng ISO .................................................................................. 57
Hình 3.4. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất tại CVNC ................................................................ 60
Hình 3.5. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải tại Clover VN......................................... 72
Hình 3.6. Hệ thống tài liệu HTQLMT của CVNC ........................................................... 86
Hình 4.1. Ma trận IE tại CVNC ........................................................................................ 98
Hình 4.2. Mức độ tuân thủ của HTQL ATSKNN hiện có tại CVNC theo OHSAS
18001:2007 ........................................................................................................................ 101
Hình 4.3. Trình tự xây dựng HTQLTH MT – ATSKNN áp dụng tại CVNC ................ 103
Hình 5.1. Lưu đồ xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ................................ 110
Hình 5.2. Hệ thống tài liệu HTQLTH MT – ATSKNN của CVNC ............................... 119



13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-

ATSKNN: An toàn, sức khỏe nghề nghiệp

-

BSI – British Standard Council: Viện Tiêu chuẩn Anh

-

CDMS – Clover Document Management System: Hệ thống quản lý tài liệu
của CVNC

-

CTNH: Chất thải nguy hại

-

CTR: Chất thải rắn

-

CTG – Clover Technologies Group: Tập đồn Cơng nghệ Clover

-


CVNC – Clover Vietnam Co., Ltd.: Công ty TNHH Clover Việt Nam

-

ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo

-

EFE – External Factors Evaluation: Đánh giá các yếu tố bên ngoài

-

HĐKP: Hành động khắc phục

-

HĐPN: Hành động phịng ngừa

-

HTQL ATSKNN: Hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe nghề nghiệp

-

HTQL: Hệ thống quản lý

-

HTQLCL: Hệ thống quản lý chất lượng


-

HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường

-

HTQLTH MT – ATSKNN: Hệ thống quản lý tích hợp mơi trường – an toàn
sức khỏe nghề nghiệp

-

HTQLTH: Hệ thống quản lý tích hợp

-

IE – Internal External: Đánh giá tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài

-

IFE – Internal Factors Evaluation: Đánh giá các yếu tố nội bộ

-

IMS – Integrated Management System: Hệ thống Quản lý tích hợp


14

-


ISO – International Organization of Standardalization: Tổ chức Quốc tế về
Tiêu chuẩn hóa

-

OHSAS – Occupational Health & Safety Assessement Series: Các tiêu chí
đánh giá an tồn, sức khỏe nghề nghiệp

-

PAS 99:2006 – Publicly Available Specifications 99:2006: Tiêu chuẩn hệ
thống quản lý tích hợp

-

PDCA – Plan-Do-Check-Act: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành
động

-

QCVN: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia

-

SWOT – Strengths-Weaknesses-Opportunities-Threats: Mạnh – Yếu – Cơ
hội – Thách thức

-

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam



15

CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày này, khi mà nhu cầu đối với các thiết bị tự động hóa trong văn phịng

như các loại máy in, máy photo, máy fax… ngày càng gia tăng thì việc tiêu thụ và
thải bỏ các hộp mực in sử dụng cho các loại máy móc trở thành một vấn đề cần
quan tâm. Bỏ qua các yêu cầu về chất lượng sản phẩm hộp mực in hay thương hiệu
mà chú trọng đến các tác động đến môi trường của hộp mực in trong suốt vịng đời
của chúng, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ
các hộp mực in gây ra nhiều tác động đáng kể đến môi trường, chẳng hạn như sử
dụng các chất nguy hại trong quá trình sản xuất, hay sự phát thải bụi mực trong khi
sử dụng, việc tiêu tốn tài nguyên cho sản xuất các bộ phận hộp mực (với một hộp
mực sử dụng thông thường, nặng khoảng 3 pounds (~ 6 kg), có thành phần gồm
40% plastic, 40% kim loại, và một phần nhỏ các thành phần khác như cao su, bột
mực…), ngồi ra “hàng năm có khoảng 350 – 375 triệu hộp mực in sau khi sử dụng
đi vào các bãi chôn lấp tại Mỹ và gia tăng 12% mỗi năm” (theo tạp chí Recharger –
Mỹ), đặt ra một gánh nặng môi trường lớn đối với vấn đề tiêu thụ tài nguyên, sử
dụng năng lượng và xử lý chất thải.
Hộp mực in sau khi sử dụng được tái sử dụng hay tái sản xuất thay vì “ném”
vào các bãi chôn lấp là một giải pháp nhằm giảm lượng tiêu thụ hộp mực mới, giảm
thiểu phát sinh chất thải, giảm tiêu thụ và bảo tồn tài nguyên (tái chế/tái sản xuất
hộp mực in có thể giảm 40,000 tấn plastic, kim loại và bột mực ra khỏi dòng chất
thải mỗi năm). Trong sự phát triển của nền công nghiệp tái chế hộp mực đã được
khơi nguồn từ những năm 1980 của thế kỉ 20, và sự gia tăng các công ty tham gia

vào kinh doanh tái chế/tái sản xuất hộp mực trên thế giới, Tập đồn Cơng nghệ
Clover (CTG) nói chung và Clover Việt Nam (CVNC) nói riêng với sứ mệnh cung
cấp một giải pháp môi trường hàng đầu, mong muốn tác động một cách tích cực đến
lượng chất thải phát sinh, đồng thời, giảm lượng chất thải đi vào bãi chôn lấp thông


16

qua tái sinh và tái sản xuất hộp mực in từ nguồn nguyên liệu là các hộp mực đã qua
sử dụng – một lựa chọn thân thiện với môi trường.
Với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, CTG nói chung và CVNC nói
riêng ln đặt mơi trường và con người là trung tâm của sự phát triển, CVNC đã
xây dựng và thực thi HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (tháng 09/2009) và
tiến hành lấy chứng nhận OHSAS 18001:2007 đối với Hệ thống quản lý ATSKNN
là một minh chứng cho nỗ lực của Doanh nghiệp trong việc theo đuổi mục tiêu kinh
doanh bền vững. Tuy nhiên, từ thực tế áp dụng của các tổ chức trên thế giới và tại
Việt Nam, cũng như từ nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc tồn tại đồng
thời nhiều hệ thống cùng một lúc trong một tổ chức sẽ gặp phải một số vấn đề khó
khăn, bất lợi, làm giảm đi hiệu quả vốn có của từng hệ thống. Do đó, trên cơ sở định
hướng kinh doanh bền vững của CTG và tình hình thực tế tại CVNC, nghiên cứu
này đưa ra đề xuất xây dựng HTQLTH mơi trường – an tồn, sức khỏe nghề nghiệp
theo ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007, nhằm hỗ trợ CVNC trong quá trình
xây dựng và áp dụng các HTQL một cách hiệu quả tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu
cầu của cả hai hệ thống: HTQLMT theo ISO 14001:2004 và HTQL ATSKNN theo
OHSAS 18001:2007, thỏa mãn yêu cầu của các bên liên quan, duy trì mục tiêu phát
triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp.
1.2.

THÔNG TIN ĐỀ TÀI:


-

Tên đề tài: “Nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống quản lý tích hợp đối
với hệ thống quản lý mơi trường theo ISO 14001:2004 và hệ thống quản
lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007 tại Công ty
TNHH Clover Việt Nam”

-

Thời gian thực hiện: tháng 07/2010 đến 12/2010

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và đề xuất xây dựng HTQLTH cho Công ty TNHH Clover Việt

Nam, nhằm tuân thủ với các yêu cầu của ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007,


17

nâng cao kết quả hoạt động mơi trường, an tồn, sức khỏe của tổ chức, đồng thời
xóa bỏ những hoạt động trùng lặp (thủ tục, mục tiêu, hệ thống tài liệu…), tiết giảm
chi phí, thời gian, nguồn nhân lực, tăng tính đồng bộ và hiệu quả của quản lý nội bộ,
tăng hiệu quả thông tin liên lạc đạt các mục tiêu của doanh nghiệp theo định hướng
phát triển kinh doanh bền vững.
1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Công ty TNHH Clover Việt Nam, đơn vị tái sản xuất hộp mực in từ nguồn
nguyên liệu là hộp mực cũ đã qua sử dụng.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi của nghiên cứu bao gồm tất cả các hoạt động, sản phẩm được thực
hiện tại CVNC: bao gồm hoạt động của các bộ phận: sản xuất, kiểm tra chất lượng,
nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật, kế hoạch, mua hàng, xuất nhập khẩu, IT, nhân
sự, ISO.
Trong phạm vi của nghiên cứu, các vấn đề về mơi trường, an tồn, sức khỏe
nghề nghiệp và các yêu cầu của pháp luật Việt Nam, các yêu cầu của khách hàng,
cũng như các yêu cầu quốc tế có liên quan được xem xét đến để tương thích với các
HTQLMT và HTQL ATSKNN được áp dụng tại CVNC.
Các hoạt động điều tra, khảo sát hiện trường đều được thực hiện tại CVNC,
tại đường Nhuận Đức, ấp Bàu Cạp, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh.
1.5.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-

Nghiên cứu tình hình áp dụng HTQLTH nói chung, và tình hình tích hợp các
hệ thống HTQLMT theo ISO 14001:2004 và HTQL ATSKNN theo OHSAS
18001:2007 trên thế giới và tại Việt Nam


18


-

Phân tích các thuận lợi và khó khăn liên quan đến việc thực thi HTQLTH của
các tổ chức trên thế giới và tại Việt Nam

-

Khảo sát tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, các hoạt động thực tế, quy trình công
nghệ sản xuất, cũng như các dữ liệu, tài liệu có liên quan của CVNC cần thiết
cho nghiên cứu này

-

Phân tích tính khả thi xây dựng HTQLTH MT – ATSKNN theo ISO
14001:2004 và OHSAS 18001:2007 tại CVNC theo mơ hình SWOT, ma trận
IFE, EFE, IE.

-

Trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp tiếp cận HTQLTH, đề xuất cách tiếp
cận HTQLTH phù hợp nhất trong điều kiện của Clover Việt Nam

-

Từng bước triển khai xây dựng HTQLTH MT – ATSKNN theo ISO 14001:
2004 và OHSAS 18001:2007 cho Công ty TNHH Clover Việt Nam, bao gồm
chính sách mơi trường – an tồn, sổ tay mơi trường – an tồn, các thủ
tục/hướng dẫn công việc, hệ thống hồ sơ và các tài liệu khác cần cho việc
thực hiện và duy trì HTQLTH


1.6.

TÍNH MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.6.1. Tính mới của đề tài

Như đã trình bày ở trên, ngành cơng nghiệp tái chế hiện nay đang ngày càng
phát triển với những lợi ích đáng kể cho mơi trường, trong đó có tái chế/tái sản xuất
hộp mực in – một hình thức cịn khá mới mẻ tại Việt Nam. Xây dựng HTQLTH môi
trường – an toàn, sức khỏe nghề nghiệp (HTQL MT – ATSKNN) theo ISO
1400:2004 và OHSAS 18001:2007 tại CVNC là một nghiên cứu điển hình nhằm
đưa ra cách tiếp cận và xây dựng HTQLTH trong thực tế, và thể hiện được sự linh
hoạt của mơ hình HTQLTH có thể áp dụng cho các loại hình tổ chức khác nhau, mà
cụ thể trong nghiên cứu này là tổ chức tái sản xuất hộp mực in, đồng thời cũng
nhằm làm nổi bật những lợi ích và tính hiệu quả trong áp dụng so với các HTQL
riêng rẽ khác.


19

1.6.2. Ý nghĩa của đề tài
1.6.2.1. Ý nghĩa khoa học

-

Đề tài là một trường hợp nghiên cứu điển hình bổ sung cho các nghiên cứu đã
có về cách thức tiếp cận, xây dựng và áp dụng HTQLTH MT – ATSKNN
theo ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007

-


Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các tổ chức có nhu cầu cải thiện hiệu
quả của các hệ thống quản lý đang tồn tại hoặc đang có định hướng xây dựng
HTQLTH

1.6.2.2. Ý nghĩa thực tiễn

Thơng qua việc tiếp cận, xây dựng mơ hình HTQLTH MT – ATSKNN, đề tài
là một nghiên cứu cần thiết nhằm giúp CVNC nói riêng và các tổ chức mong muốn
xây dựng HTQLTH nói chung đạt được:
-

Đưa ra mơ hình cách thức tiếp cận, xây dựng và áp dụng HTQLTH trong thực
tế

-

Nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý ISO 14001:2004, OHSAS
18001:2007 được áp dụng trong tổ chức

-

Tiếp cận toàn diện đến việc quản lý các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
tổ chức, cụ thể trong nghiên cứu này là rủi ro về môi trường và an tồn, sức
khỏe nghề nghiệp. Qua đó đảm bảo xem xét đến tất cả các kết quả của các
hoạt động của tổ chức, ảnh hưởng lẫn nhau của các hoạt động này, cũng như
các rủi ro có liên quan của chúng, từ đó, giúp tổ chức quản lý tốt hơn, đồng
thời nâng cao kết quả hoạt động môi trường và an toàn, sức khỏe nghề nghiệp

-


Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh do chỉ có duy nhất một hệ thống
quản lý, liên kết với các mục tiêu chiến lược của tổ chức,và đóng góp cho sự
cải tiến liên tục của tổ chức, hướng đến mục tiêu phát triển kinh doanh bền
vững


20

-

Thông qua việc thực hiện một hệ thống quản lý thống nhất và hiệu quả, sẽ
giúp nâng cao hình ảnh của tổ chức đối với khách hàng, đồng thời mở rộng
hoạt động kinh doanh

-

Bên cạnh đó, việc phân tích các thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng
HTQLTH trong tổ chức sẽ giúp nhận diện và tránh các điểm bất lợi có thể
khắc phục được và HTQLTH sẽ được áp dụng hiệu quả hơn trong tổ chức

1.7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.7.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin

Tham khảo các tài liệu, các nghiên cứu từ các chương trình, đề tài có liên
quan từ các tổ chức nước ngồi, cững như các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam
như: Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa - ISO, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất

lượng. Ngoài ra cịn có các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước (xem
phần Các nghiên cứu trong và ngoài nước), từ các giáo trình có liên quan, nguồn
thơng tin từ internet…, qua đó chọn lọc các số liệu và nội dung tham khảo cần thiết
cho đề tài.
1.7.2. Phương pháp khảo sát hiện trường

Khảo sát thực tế tại CVNC để tìm hiểu về các hoạt động thực tế, hiện trạng
mơi trường, các vấn đề vệ sinh an toàn lao động tại cơng ty, cũng như tình hình thực
thi các hệ thống quản lý đang có, chẳng hạn HTQLCL theo ISO 9001:2008,
HTQLMT theo ISO 14001:2004, HTQL ATSKNN, từ đó đưa ra đề xuất thích hợp
cho xây dựng HTQLTH.
1.7.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích, nghiên cứu, giải thích các tài liệu, thông tin thu thập được thành
các vấn đề đơn giản hơn để nghiên cứu và giải quyết. Sau đó, liên kết, tổng hợp,
thống nhất các yếu tố đã được phân tích lại thành các dữ liệu có giá trị thích hợp với
nghiên cứu này.


21

1.7.4. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT [26] (hay phương pháp SWOT, phân tích SWOT) là một cơng
cụ để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội phát triển và
những thách thức của đối tượng đang nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, phương
pháp luận SWOT được sử dụng nhằm nhận dạng các điểm mạnh, yếu, những cơ hội
và thách thức của việc áp dụng HTQLTH, cũng như làm nền tảng cho việc xem xét
tính khả thi của việc áp dụng HTQLTH tại CVNC. Bốn yếu tố của phân tích SWOT
được xác định như sau:

-

Điểm mạnh (S): nguồn lực hoặc khả năng mà tổ chức có thể sử dụng để đạt
được mục tiêu

-

Điểm yếu (W): những giới hạn hoặc những lỗi, những thiếu sót có thể ngăn
cản tổ chức đạt được mục tiêu

-

Cơ hội (O): tình trạng thuận lợi trong hoàn cảnh của tổ chức. Thường là một
xu hướng hoặc sự thay đổi trong nhu cầu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ
mà tổ chức cung cấp, thơng qua đó có thể giúp nâng cao hình ảnh/vị thế của
tổ chức

-

Thách thức (T): tình trạng khơng thuận lợi có thể gây những ảnh hưởng
khơng tốt đến chiến lược của tổ chức. Chúng có thể là những rào cản, một sự
kiềm hãm hoặc bất kỳ yếu tố bên ngoài nào có thể gây ra những vấn đề,
những tổn hại cho tổ chức
Ngồi ra, phương pháp SWOT cịn được sử dụng nhằm tối đa những điểm

mạnh và những cơ hội. Trong khi đó, nhờ hiểu được các yếu điểm của đơn vị mà có
thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro chưa nhận thức hết và chuyển những điểm yếu
thành điểm mạnh, đồng thời nhận được các lợi ích từ cơ hội giảm thiểu yếu điểm
bên trong và giảm các thách thức bên ngoài.
Các bước thực hiện để lập ma trận SWOT:

-

Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của đề xuất ảnh hưởng đến tổ chức


22

-

Bước 2: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của đề xuất ảnh hưởng đến tổ chức
Bước 3: Liệt kê những cơ hội chủ yếu từ mơi trường bên ngồi do đề xuất
mang lại tác động lên tổ chức

-

Bước 4: Liệt kê những thách thức/đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngồi do
đề xuất mang lại có ảnh hưởng đến tổ chức

Bảng 1.1. Ma trận SWOT
ĐIỂM MẠNH (S)

ĐIỂM YẾU (W)

CƠ HỘI (O)

THÁCH THÚC (T)

1.7.5. Ma trận IFE, EFE và IE

Trong nghiên cứu này, các ma trận IFE, EFE và IE là bước thực hiện tiếp theo

sau ma trận SWOT, nhằm xem xét, đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài đã
được xác định trong ma trận SWOT và sự tổng hợp của cả 2 nhóm yếu tố này, từ
đó, quyết định xem đề xuất đưa ra có khả thi để thực hiện hay không.
1.7.5.1. Ma trận IFE

Ma trận IFE [24] xem xét đến các yếu tố nội bộ của tổ chức, có liên quan đến
việc thực hiện đề xuất được đưa ra cho tổ chức. Việc lựa chọn IFE làm bước tiếp
theo sau khi thực hiện SWOT là nhằm để xác định một cách định lượng mức độ ảnh
hưởng của đề xuất đưa ra đến các yếu tố bên trong, giúp dễ dàng hơn trong việc ra
quyết định cuối cùng. Các bước thực hiện IFE được tiến hành như sau:
-

Bước 1: lập danh mục các yếu tố nội bộ, bao gồm những điểm mạnh yếu cơ
bản có ảnh hướng đến tổ chức mà có liên quan đến kế hoạch dự định tiến
hành. Bước này đã được thực hiện trong ma trận SWOT

-

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng dựa trên trọng số từ 0 (không quan trọng)
đến 1 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Trọng số của các yếu tố này được xác
định một cách chủ quan, dựa trên mức độ quan trọng tương ứng của yếu tố đó


23

đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Yếu tố nào quan trọng nhất sẽ có trọng số
cao nhất. Tổng trọng số của tất cả các yếu tố phải bằng 1
-

Bước 3: Xếp loại cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4, trong đó 4 là

điểm mạnh chính, 3 là điểm mạnh thứ yếu, 2 là điểm yếu phụ và 1 là điểm
yếu chính

-

Bước 4: nhân trọng số của từng yếu tố với thứ tự xếp loại của chúng, để xác
định số điểm của các yếu tố

-

Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm của ma
trận

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 đến 4, sẽ không phụ
thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng của ma trận:
-

Nếu tổng điểm dưới 2.5, nghĩa là các yếu tố nội bộ ít ảnh hưởng/ảnh hưởng
không tốt đến tổ chức

-

Nếu tổng điểm từ 2.5 trở lên, nghĩa là các yếu tố nội bộ ảnh hưởng tích cực
đến tổ chức

Bảng 1.2. Ma trận IFE
Các yếu tố bên trong chủ yếu

Trọng số


Xếp loại

Điểm

(1)

(2)

(3)

(4)=(2)*(3)

- Liệt kê các yếu tố nội bộ đã
xác định được từ ma trận
SWOT
Tổng cộng điểm
(Nguồn: [24])

1.7.5.2. Ma trận EFE

1




24

Ma trận EFE [23] xem xét đến các yếu tố bên ngồi của tổ chức, có ảnh
hưởng đến đề xuất được đưa ra cho tổ chức. Cũng tương tự như IFE, lựa chọn EFE
làm bước tiếp theo sau khi thực hiện SWOT là nhằm để xác định một cách định

lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến đề xuất đưa ra. Các bước
thực hiện EFE được tiến hành như sau:
-

Bước 1: lập danh mục các yếu tố bên ngoài, bao gồm những cơ hội và thách
thức cơ bản có ảnh hướng đến tổ chức mà có liên quan đến đề xuất đưa ra.
Bước này đã được thực hiện trong ma trận SWOT

-

Bước 2: Xác định trọng số cho từng yếu tố. Trọng số của các yếu tố này được
xác định một cách chủ quan, phụ thuộc vào tầm quan trọng của yếu tố đó đến
lĩnh vực, ngành nghề, định hướng phát triển mà tổ chức đang sản xuất, kính
doanh, có liên quan đến các vấn đề mơi trường, an tồn, sức khỏe. Trọng số
được lấy theo thang từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng) cho từng
yếu tố. Tổng số trọng số của tất cả các yếu tố phải bằng 1

-

Bước 3: Xếp loại cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4, thứ tự xếp loại
chỉ thị hiệu quả mà các cơ hội, cũng như những khó khăn do các thách thức
mang lại cho tổ chức, trong đó 4 là cơ hội rất tốt, 3 là cơ hội trung bình, 2
điểm là thách thức trung bình, và 1 điểm là thách thức rất khó khăn

-

Bước 4: Nhân trọng số của từng yếu tố với thứ tự xếp loại của chúng, để xác
định số điểm của các yếu tố

-


Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm của ma
trận

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 đến 4, sẽ khơng phụ
thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận:
-

Nếu tổng điểm dưới 2.5, nghĩa là các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng khơng tốt
đến tổ chức, nhiều thách thức khó khăn hơn cho tổ chức


25

-

Nếu tổng điểm từ 2.5 trở lên, nghĩa là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tốt,
nhiều cơ hội tốt cho tổ chức

Bảng 1.3. Ma trận EFE
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Trọng số

Xếp loại

Điểm

(1)


(2)

(3)

(4)=(2)*(3)

- Liệt kê các yếu tố bên ngoài
đã xác định được từ ma trận
SWOT
Tổng cộng điểm

1



(Nguồn: [23])

1.7.5.3. Ma trận IE

Ma trận IE là bước tiếp theo của IFE và EFE, dựa trên điểm số của IFE (trục
hồnh) và EFE (trục tung)
EFE

Mạnh

Trung bình

Yếu

I


II

III

Phát triển



Xây dựng

IV

V

VI

Nắm giữ



Duy trì

VII

VIII

IX

Thu hoạch


Hoặc

Loại bỏ

4.0

1.0

4.0
(Nguồn: [25])

Hình 1.1.

Ma trận IE

1.0 IFE


×