BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------
PHẠM THU HẰNG
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÕNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA
NGUYỄN
VĂN TUẤN
NGƢỜI LAO ĐỘNG
TẠI LANGUAGE
LINK VIỆT NAM
LUẬNXÂY
VĂNDỰNG
THẠC MÔ
SĨ HÌNH TẠO GIÁ TRỊ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
QUẢN
TRỊ KINH
DOANH
CHO CÁC SẢN PHẨM
KHOA
HỌC VÀ
CƠNG NGHỆ (LĨNH VỰC
CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HĨA) TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẠO GIÁ TRỊ
CHO CÁC SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ (LĨNH VỰC
CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HĨA) TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN:
PGS.TS TRẦN VĂN BÌNH
Hà Nội – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mơ hình tạo
giá trị cho các sản phẩm khoa học và công nghệ (lĩnh vực cơ khí và tự động hóa)
tại các trường đại học và viện nghiên cứu” do tôi tự thực hiện dựa trên quá trình
tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Văn Bình.
Mọi thơng tin và số liệu trong luận văn đều do tôi trực tiếp thu thập, tổng hợp và nội
dung kế thừa có trích dẫn rõ ràng. Kết quả của luận văn chưa từng được công bố tại
bất kỳ một tài liệu nào.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Văn Tuấn
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thu thập, tổng hợp số liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận
văn thạc sỹ với tiêu đề “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mơ hình tạo giá trị cho các
sản phẩm khoa học và cơng nghệ (lĩnh vực cơ khí và tự động hóa) tại các trường
đại học và viện nghiên cứu” đã hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần
Văn Bình, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu để tác giả hồn thành luận
văn. Tơi cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý – Đại
học Bách Khoa Hà Nội, các đồng nghiệp tại các đơn vị trong Bộ Khoa học & Công
nghệ, các bạn học của tôi tại lớp cao học 13BQTKD3 đã tạo điều kiện giúp đỡ,
động viên, khích lệ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên: Nguyễn Văn Tuấn
Lớp: 13B. QTKD3
Đại học Bách Khoa Hà Nội
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TẠO GIÁ
TRỊ CÁC SẢN PHẨM KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI ........ 7
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ............................................................................. 7
1.2. Q trình chuyển hóa khoa học thành hàng hóa ............................................ 8
1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới về hoạt động quản lý,
hỗ trợ nghiên cứu và thƣơng mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ ... 13
1.3.1. Kinh nghiệm của Pháp về hoạt động quản lý, hỗ trợ nghiên cứu và
thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ: ................................. 13
1.3.1.1. Văn phịng sở hữu trí tuệ (Licensing Office) ..................................... 14
1.3.1.2. Trung tâm tạo giá trị (Cellule de Valorisation) ................................. 15
1.3.1.3. Vườn ươm doanh nghiệp (Incubateur) .............................................. 16
1.3.1.4. Doanh nghiệp trong trường đại học (Entreprise Universitaire) ....... 17
1.3.1.5. Công viên khoa học (Technopole hoặc Scientifique Parc) ................ 19
1.3.1.6. Trung tâm cạnh tranh: ....................................................................... 20
1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản về hoạt động quản lý, hỗ trợ nghiên cứu và
thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ................................... 25
1.3.2.1. Mô hình thúc đẩy nghiên cứu, thương mại hóa cơng nghệ giữa
trường đại học và ngành công nghiệp: ........................................................... 26
iii
1.3.3.2. Mơ hình các khu ươm tạo cơng nghệ ................................................. 30
1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về hoạt động quản lý, hỗ trợ nghiên cứu
và thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ .............................. 32
1.3.3.1. hái quát chính sách qu n l , h tr nghiên cứu và thương mại hóa
cơng nghệ Hàn Quốc ...................................................................................... 32
1.3.3.2. Các chính sách h tr cụ thể trong những năm gần đây ................... 35
1.3.4. Kinh nghiệm của đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) về hoạt động quản
lý, hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ............................................. 40
1.3.4.1. Giới thiệu tổng quan về đại học Thanh Hoa: .................................... 40
1.3.4.2. Mơ hình tập đồn cơng nghiệp đại học Thanh Hoa: ......................... 41
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, HỖ TRỢ NGHIÊN
CỨU PHÁT TRIỂN VÀ THƢƠNG MẠI HÓA CÁC SẢN PHẨM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU Ở
VIỆT NAM .............................................................................................................. 46
2.1. Mơ hình tổ chức và hoạt động nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên
cứu, trƣờng đại học của Việt Nam ......................................................................... 46
2.1.1. Tổng quan về tổ chức KH&CN ............................................................... 46
2.1.2. Tổng quan về tổ chức và hoạt động của các Viện nghiên cứu ............. 48
2.1.3. Tổng quan về tổ chức và hoạt động của các trường đại học................. 52
2.1.4. Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ ......................................... 54
2.2. Hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và thƣơng
mại hóa sản phẩm KH&CN ................................................................................... 59
2.3. Nghiên cứu, phân tích hiện trạng về quản lý, hỗ trợ và thƣơng mại hóa các
sản phẩm KH&CN trong lĩnh vực Cơ khí và Tự động hóa ................................ 66
2.3.1. Lĩnh vực cơ khí ........................................................................................ 66
2.3.1.1. Đặc điểm và sự phát triển của lĩnh vực cơ khí .................................. 66
2.3.1.2. Phân tích, hiện trạng về ứng dụng và thương mại hóa các kết qu
R&D của lĩnh vực Cơ khí ................................................................................ 71
2.3.1.3. Một số kết qu R&D đư c thương mại hóa điển hình ....................... 80
iv
2.3.2. Lĩnh vực Tự động hoá. ............................................................................ 82
2.3.2.1. Đặc điểm và sự phát triển của lĩnh vực Tự động hoá........................ 82
2.3.2.2. Phân tích, hiện trạng về ứng dụng và thương mại hóa các s n phẩm
KH&CN của lĩnh vực điện tử - tự động hóa ................................................... 89
2.3.2.3. Một số s n phẩm H&CN đư c thương mại hóa điển hình ........... 100
2.4. Hợp tác quốc tế và một số dự án tài trợ cho các hoạt động đổi mới và sáng
tạo tại Việt Nam ..................................................................................................... 101
2.4.1. Hoạt động hỗ trợ của dự án BIPP ........................................................ 101
2.4.2. Hoạt động hỗ trợ của dự án FIRST ..................................................... 106
2.4.3. Hoạt động hỗ trợ của dự án IPP........................................................... 110
2.5. Nhận dạng nguyên nhân các hạn chế về hoạt động quản lý, hỗ trợ và
thƣơng mại các sản phẩm khoa học và công nghệ ............................................. 114
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH TẠO GIÁ TRỊ CHO CÁC SẢN PHẨM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN
NGHIÊN CỨU CỦA VIỆT NAM ....................................................................... 119
3.1. Tính cấp thiết, nguyên tắc định hƣớng và căn cứ cho quá trình đổi mới
hoạt động quản lý, hỗ trợ và thƣơng mại hóa sản phẩm KH&CN .................. 119
3.2. Đề xuất mơ hình Trung tâm tạo giá trị thúc đẩy hoạt động nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ ..................................................................... 122
3.2.1. Mơ hình hoạt động của Trung tâm tạo giá trị giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Web of Science) ................................................................................ 124
3.2.2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm tạo giá trị ................. 124
3.2.3. Quy trình tuyển chọn, ươm tạo và tạo giá trị sản phẩm KH&CN ...... 126
3.2.4. Giải pháp triển khai ............................................................................... 129
Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 131
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ KH&CN
: Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ GD&ĐT
: Bộ Giáo dục và Đào tạo
CGCN
: Chuyển giao công nghệ
CN
: Công nghệ
DN
: Doanh nghiệp
ĐMCN
: Đổi mới công nghệ
DNNVV
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNN
: Doanh nghiệp nhà nước
DNTN
: Doanh nghiệp tư nhân
KH&CN
: Khoa học và cơng nghệ
HĐH
: Hiện đại hóa
NCPT
: Nghiên cứu phát triển
R&D
: Nghiên cứu và phát triển
NCKH
: Nghiên cứu khoa học
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
SHTT
: Sở hữu trí tuệ
TW
: Trung ương
TMH
: Thương mại hóa
WTO
: Tổ chức thương mại thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê một số chính sách quy định trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt
động quản lý, hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại Hàn Quốc .............. 34
Bảng 1.2. Thông tin về trang thiết bị và quy mô tuyển sinh của trường Thanh Hoa 40
Bảng 2.1. Phân bố các viện nghiên cứu và tổ chức dịch vụ KH&CN theo vùng địa
lý ................................................................................................................................ 47
Bảng 2.2. Số lượng các viện nghiên cứu theo lĩnh vực KH&CN ............................. 49
Bảng 2.3. Nhân lực của các viện nghiên cứu và tổ chức dịch vụ KH&CN theo lĩnh
vực KH&CN ............................................................................................................. 50
Bảng 2.4. Nhân lực của các viện NC&PT theo lĩnh vực KH&CN ........................... 51
Bảng 2.5. Cơ cấu lĩnh vực KH&CN theo trình độ chun mơn trong viện NC&PT 52
Bảng 2.6. Sinh viên đại học và cao đẳng .................................................................. 53
Bảng 2.7. Đầu tư từ NSNN cho KH&CN (chưa tính kinh phí sự nghiệp mơi trường
và an ninh, quốc phịng) ............................................................................................ 54
Bảng 2.8. Chi cho hoạt động KH&CN của các viện nghiên cứu và tổ chức dịch vụ
KH&CN theo loại chi (tỷ đồng) ................................................................................ 56
Bảng 2.9. Chi hoạt động KH&CN của các viện nghiên cứu và tổ chức dịch vụ
KH&CN theo nguồn cấp kinh phí ............................................................................. 56
Bảng 2.10. Kinh phí của các viện nghiên cứu và tổ chức dịch vụ KH&CN theo lĩnh
vực KH&CN (tỷ đồng).............................................................................................. 57
Bảng 2.11. Kinh phí hoạt động của các viện NC&PT tính theo lĩnh vực KH&CN . 58
Bảng 3.1. Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn
2011-2015 (Nguồn: Web of Science) ..................................................................... 124
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chuyển đổi một ý tưởng khoa học thành sản phẩm .................................... 9
sử dụng công nghiệp ................................................................................................... 9
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia q trình chuyển giao cơng nghệ 14
Hình 1.3. Sơ đồ phân bố các khu Technopole tại Pháp ............................................ 20
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Thanh Hoa Holdings .......................................................... 42
Hình 1.5. Công viên khoa học đại học Thanh Hoa .................................................. 44
Hình 1.6. Mơ hình cơng viên khoa học và hệ thống vườn ươm Tsinghua ............... 44
Hình 2.1. Máy phay CNC - sản phẩm của Chương trình KC.05 06-10.................... 81
Hình 2.2. Sản phẩm CNC của cơng ty BK Mech ..................................................... 81
Hình 3.1. Mơ hình tổ chức hoạt động của Trung tâm tạo giá trị............................. 125
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chuyển giao thành công = License và quyền chọn
mới Biểu mẫu công bố phát minh ........................................................................... 30
Biểu đồ 1.2. Kết quả cụ thể về doanh thu của Thanh Hoa Holdings ........................ 42
Biều đồ 2.1. Phân bố các viện nghiên cứu và tổ chức dịch vụ ................................. 48
KH&CN theo vùng địa lý ......................................................................................... 48
Biểu đồ 2.2. Nhân lực của các viện NC&PT theo lĩnh vực KH&CN ....................... 51
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lĩnh vực KH&CN theo trình độ chuyên môn trong viện
NC&PT ..................................................................................................................... 52
Biểu đồ 2.4. Ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN theo năm ............................ 55
Biểu đồ 2.5. Chi hoạt động KH&CN của các viện nghiên cứu và tổ chức dịch vụ
KH&CN theo nguồn cấp kinh phí ............................................................................. 57
Biểu đồ 2.6. Kinh phí trên mỗi cán bộ nghiên cứu trong các viện NC&PT theo lĩnh
vực KH&CN (triệu đồng năm) ................................................................................. 59
Biểu đồ 2.7. Phân bố số lượng xí nghiệp cơ khí quốc doanh ................................... 72
ix
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những cuộc cách mạng trong quản lý khoa học công nghệ đã diễn ra ở các
nước phát triển. Ở Mỹ, tại nhiều trường đại học, viện nghiên cứu đã thành lập mơ
hình Doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tại Đức, từ lâu các phịng thí nghiệm
(PTN) đã hoạt động theo mơ hình Cơng ty. Mơ hình các cơng ty con trong trường
đại học, viện nghiên cứu (viện – trường) và các công viên khoa học rất phổ biến ở
Mỹ. Tại Nhật bản, từ năm 2004 đã triển khai đề án chuyển cơ chế hoạt động nghiên
cứu khoa học ở các viện – trường từ mơ hình cơ chế bao cấp sang mơ hình quản lý
theo kiểu cơng ty. Sau hơn 10 năm hoạt động, cơ chế hoạt động mới này tỏ ra rất
hiệu quả và phát huy tác dụng. Gần đây Trung Quốc cũng thay đổi mơ hình tổ chức
hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất – kinh doanh của các viện – trường được
tổ chức dưới dạng các doanh nghiệp thậm chí tập đồn kinh tế và đã đem lại nhiều
thành công. Chẳng hạn, tại Đại học Thanh Hoa, đến thời điểm tháng 4 2008 Tập
đoàn Thanh Hoa (Thanh Hoa Holdings) có 98 doanh nghiệp trực thuộc 1, trong đó
có 32 cơng ty do Đại học Thanh Hoa nắm quyền chi phối và 66 doanh nghiệp liên
kết có cổ phần của ĐH Thanh Hoa; các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển
giao công nghệ, sản xuất kinh doanh được tập trung trong 6 công viên khoa học
(Science Park)2. Doanh số năm 2006 của Thanh Hoa Holdings đạt mức 21 tỉ Nhân
dân tệ và Tập đoàn Thanh Hoa đã lọt vào danh sách một trong 500 tập đoàn kinh tế
hàng đầu của Trung Quốc.
Trong khi đó tại Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại
học và viện nghiên cứu hiệu quả còn khiêm tốn, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học
được đề xuất phân tán và thiếu các sản phẩm công nghệ cao. Trên thực tế, một sản
1
TS. Lê Thị Mai Hương và các cộng sự: Báo cáo khoa học đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mơ hình và giải pháp
phát triển hệ thống các doanh nghiệp trong các trường Đại học tại Việt Nam”, trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, năm 2009.
2
Theo Chinadaily, về tổng thể, Đại học Thanh Hoa chỉ xếp thứ 59 trong danh sách, đứng sau MIT ở vị trí
thứ hai và Đại học Bắc Kinh thứ 41. Tuy nhiên, trường này vượt qua các đối thủ khác, vươn lên dẫn đầu
trong lĩnh vực kỹ thuật. Theo bảng xếp hạng mới, Viện Cơng nghệ Massachusetts, Mỹ khơng cịn đứng đầu
về đào tạo ngành kỹ thuật. Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc mới là trường số 1 trong lĩnh vực này.
1
phẩm công nghiệp thường là kết quả của sự liên kết đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó
việc thiếu sự liên kết, phối hợp của trong nghiên cứu khoa học tại các tổ chức
nghiên cứu dẫn đến nhiều kết quả có tiềm năng nhưng chưa được đầu tư hồn thiện,
khơng hỗ trợ cho nhau và chỉ dừng lại ở mức độ chứng minh lý thuyết, hay thử
nghiệm trong phịng thí nghiệm mà không được tiếp tục đầu tư, thương mại hóa. Để
khắc phục tình trạng này cần có cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học tập trung,
thống nhất theo một hệ thống từ việc xây dựng danh mục các đề tài đến quản lý
triển khai, nghiệm thu và lựa chọn các kết quả có tiềm năng giúp hồn thiện sản
phẩm thơng qua việc tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư, kết nối qua các vườn ươm hay hỗ
trợ đăng ký sở hữu trí tuệ...
Thị trường KH&CN cũng chứa đựng các thành tố cơ bản như các loại thị
trường khác, bao gồm: sản phẩm và dịch vụ KH&CN; Chủ thể tham gia thị trường
như bên cung (viện nghiên cứu, trường đại học…), bên cầu công nghệ (chủ đạo là
doanh nghiệp) sản phẩm và dịch vụ KH&CN và đặc biệt cũng có các tổ chức trung
gian hỗ trợ nghiên cứu và thương mại hóa cơng nghệ (tư vấn, mơi giới, cung cấp
các dịch vụ đánh giá, định giá, ươm tạo công nghệ, …).
Thị trường KH&CN là một bộ phận của nền kinh tế thị trường có vai trị to
lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Do đó, phát triển thị trường khoa
học và công nghệ là một trong những nội dung trong tâm của chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ ở Việt Nam từ nay đến năm 2020. Từ đại hội lần thứ IX,
Đảng CSVN đã chỉ rõ: “Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ,
thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin,
chuyển giao công nghệ”.
Nghị quyết số 20-NQ TW ngày 01 11 2012 của Ban chấp hành TW Đảng
khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp Phát triển thị trường khoa
học và công nghệ là “Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật khoa học và
công nghệ, môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá và định giá công nghệ”. Đầu tư
2
xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao
công nghệ của các tỉnh, thành phố, kết nối với các sàn giao dịch công nghệ khu vực
và thế giới.”
Quyết định số 418 QĐ-TTg ngày 11 4 2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Nhà
nước đầu tư xây dựng một số trung tâm dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển
giao cơng nghệ làm nịng cốt cho hệ thống tổ chức dịch vụ môi giới, chuyển giao, tư
vấn, đánh giá, định giá, thẩm định, giám định công nghệ”. Quyết định số 1244 QĐTTg ngày 25 7 2011 của Thủ tướng Chính phủ: “Hình thành hệ thống các tổ chức
dịch vụ, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ; các tổ chức xúc tiến chuyển giao,
thương mại hóa cơng nghệ, h tr thực thi b o hộ quyền sở hữu trí tuệ, khai thác,
sử dụng sáng chế trong các trường đại học, viện nghiên cứu”.
Mặc dù các chính sách tầm vĩ mơ của nhà nước đã khá thơng thống, nhưng
để nâng cao hiệu quả khai thác các sản phẩm KH&CN, cần tìm ra mơ hình quản lý,
hỗ trợ thích hợp. Chính vì vậy, nghiên cứu và đề xuất khung mơ hình tạo giá trị tại
các trường đại học và các viện nghiên cứu là rất cần thiết nhằm mục đích sử dụng
hiệu quả hơn và nâng giá trị các kết quả nghiên cứu, tạo nền tảng cho mối liên kết
viện – trường với các đối tác của nền kinh tế, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội đất
nước.
2. Lịch sử nghiên cứu
Về tình hình nghiên cứu liên quan đến việc quản lý, hỗ trợ nghiên cứu và
thương mại hóa cơng nghệ: Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu và
chính sách như:
-
Đề tài cấp cơ sở: “Nghiên cứu một số loại hình tổ chức chuyển giao cơng
nghệ trong viện nghiên cứu và phát triển và trường đại học” - Viện Chiến
lược và Chính sách KH&CN – Bộ KH&CN, năm 2006. Kết quả của đề tài
này đã giới thiệu sơ bộ về kinh nghiệm các nước về một số loại hình tổ chức
chuyển giao cơng nghệ trong viện nghiên cứu, trường đại học, trong đó tập
trung vào các văn phịng chuyển giao cơng nghệ (TTO), văn phịng cấp phép
3
công nghệ (TLO). Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu vào phân tích và điều tra
khảo sát thực trạng hoạt động của các tổ chức nghiên cứu tại Việt Nam đặc
biệt là hoạt động quản lý, hỗ trợ nghiên cứu và thương mại hóa cơng nghệ.
-
Đề án “Nghiên cứu phân tích hiện trạng hoạt động và đề xuất gi i pháp phát
triển mạng lưới tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ” - Cục ứng dụng và
phát triển công nghệ - Bộ KH&CN, năm 2009. Kết quả của đề án này đã
chấm phá đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mạng lưới các tổ chức
môi giới chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, đề án mới chỉ tập trung vào
nghiên cứu các tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ mà chưa có những
giải pháp, khung pháp lý nhằm hỗ trợ phát triển cho hệ thống các tổ chức
này.
-
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mơ hình và gi i pháp phát triển hệ thống các
doanh nghiệp trong các trường đại học tại Việt Nam” - PGS. TS Trần Văn
Bình, Viện Kinh tế và Quản lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 2012. Đề
tài đã nêu thực trạng các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ tại các trường đại học của Việt Nam và một số mơ hình chuyển
giao cơng nghệ từ các trường đại học đang được áp dụng trên thế giới. Kết
quả đề tài đã đề xuất 04 mơ hình xúc tiến chuyển giao công nghệ tại các
trường đại học của Việt Nam: Văn phịng sở hữu trí tuệ, Trung tâm triển khai
các hợp tác với doanh nghiệp, Trung tâm ươm tạo và giải mã công nghệ, Hệ
thống các doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, mơ hình Văn phịng sở hữu trí
tuệ mới chỉ dừng lại ở đề xuất chức năng, nhiệm vụ, chưa nêu được quy trình
tuyển chọn, nguyên tắc hoạt động và kết nối với các đối tác…
Ngồi ra, cịn một số nghiên cứu khác có liên quan lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể là:
1. TS. Đinh Văn Ân và ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng: “Phát triển thị trường
khoa học và công nghệ ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2004;
4
2. Hoàng Xuân Long, Chu Đức Dũng: “Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn,
môi giới chuyển giao công nghệ ở Việt Nam” Tạp chí những vẫn đề kinh tế
và chính trị thế giới, số 8, 2009;
3. Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Tồn: “Mơ hình tổ chức xúc tiến chuyển giao công
nghệ quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Hoạt động
khoa học, số tháng 2, 2011;
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước về hoạt động quản lý và khai thác các
sản phẩm KH&CN.
- Đề xuất mơ hình quản lý, liên kết hỗ trợ hoàn thiện các sản phẩm KH&CN
tại các viện - trường với các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới cơng nghệ, các nhà
đầu tư cơng nghệ, các vườn ươm.
b) Đối tượng nghiên cứu:
Mơ hình tạo giá trị cho các sản phẩm KH&CN .
c) Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng quản lý, khai thác, tạo giá trị cho sản phẩm KH&CN
tại các trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về các vấn
đề cơ bản trong việc thương mại hóa sản phẩm KH&CN
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
trong q trình đề xuất mơ hình tạo giá trị cho các sản phẩm KH&CN tại các trường
đại học và viện nghiên cứu.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 2 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần này gồm 3 Chương:
5
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tạo giá trị cho các sản phẩm
KH&CN trên thế giới.
Chương 2. Thực trạng hoạt động quản lý, hỗ trợ nghiên cứu và thương mại
hóa các sản phẩm KH&CN tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam.
Chương 3. Đề xuất mơ hình tạo giá trị cho các sản phẩm KH&CN tại các
trường đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam.
6
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TẠO GIÁ
TRỊ CÁC SẢN PHẨM KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
Theo Điều 3, Luật KH&CN năm 2013:
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ
khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát
triển khoa học và công nghệ ( ho n 3, Điều 3).
Nghiên cứu cơ b n là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy
luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy ( ho n 5, Điều 3).
Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu
khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con
người và xã hội ( ho n 6, Điều 3).
Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm
để hồn thiện cơng nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới ( ho n 7, Điều 3).
Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu ( ho n 8,
Điều 3).
S n xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm
để sản xuất thử nhằm hồn thiện cơng nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào
sản xuất và đời sống ( ho n 9, Điều 3).
Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho
việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu
trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng
sản phẩm, hàng hóa, an tồn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về
thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và
công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ( ho n 10, Điều 3).
7
Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên
cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ
khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của
pháp luật ( ho n 11, Điều 3).
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người thực hiện hoạt động
khoa học và công nghệ ( ho n 12, Điều 3).
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ
cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ ( ho n 13, Điều 3).
Trong nghiên cứu này chúng tơi có sử dụng thuật ngữ “tạo giá trị cho các sản
phẩm KH&CN”, một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Pháp. Tạo giá trị cho các
sản phẩm KH&CN có thể hiểu là các hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ các phịng thí
nghiệm tăng hiệu quả quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
sản xuất.
1.2. Q trình chuyển hóa khoa học thành hàng hóa
Trong phần này chúng ta sẽ phân tích các giai đoạn của q trình chuyển hóa
khoa học thành hàng hóa: các giai đoạn, đặc điểm của q trình đưa một nghiên
cứu khoa học từ khi trong phòng nghiên cứu đến lúc ra thị trường và điều kiện để
chuyển giao thành cơng.
Các giai đoạn của q trình chuyển hóa khoa học thành cơng nghệ thương
phẩm
Q trình chuyển hóa các sản phẩm KH&CN là một q trình mà qua đó
những kiến thức, ý tưởng cơng trình nghiên cứu từ các viện – trường, các tổ chức
KH&CN được đưa ra thị trường, thơng qua các cơng đoạn như Hình 1. Q trình
này địi hỏi sự hợp tác nghiêm túc, chặt chẽ và sự tương tác giữa Nhà nước, Chính
phủ, cơ quan quản lý, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức KH&CN
với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cá nhân.
8
Ý tưởng,
tri thức
Nghiên cứu
(cơ b n và ứng
dụng))
Thiết kế, thử
nghiệm, phát triển
cơng nghệ
Sản phẩm,
thị trường
Hình 1.1. Chuyển đổi một tưởng khoa học thành s n phẩm
sử dụng công nghiệp3
Bản chất của các bước chuyển hóa tri thức khoa học thành tri thức công nghệ
là tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng. Đây là quá trình sản xuất
ra hàng hóa “KH&CN” để bán trên thị trường.
Sau giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn triển khai và tạo ra sản phẩm mẫu đầu
tiên và đồng thời là xác định thị trường cho sản phẩm. Kế tiếp là giai đoạn kiểm tra
sự thích hợp của sản phẩm với yêu cầu của thị trường. Giai đoạn tiếp theo là thâm
nhập thị trường. Sau đó là giai đoạn bán hàng và chiếm lĩnh thị trường. Từ đó cũng
cho thấy, trong cơ chế thị trường vai trò, trách nhiệm về tài chính của Nhà nước,
doanh nghiệp và các thành phần khác trong xã hội đối với q trình chuyển hóa
khoa học thành cơng nghệ.
Có thể phân tích kỹ hơn về bản chất mối quan hệ giữa các tổ chức KH&CN
và các doanh nghiệp trong q trình chuyển hóa khoa học thành cơng nghệ thương
phẩm. Hoạt động NC&PT chỉ có thể đem “bán được” (thương mại hóa được) khi ở
giai đoạn triển khai tạo ra sản phẩm mới quy trình cơng nghệ mới sau khi qua giai
đoạn nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng và trước khi vào sản xuất. Cùng
với quá trình hoạt động này, tri thức của con người chuyển hóa từ khoa học sang
cơng nghệ cơ bản, rồi từ công nghệ cơ bản sang sản phẩm mới quy trình cơng nghệ
mới và sau đó chuyển hóa sang vận hành sản xuất và dịch vụ. Cùng với quá trình
chuyển hóa này thì q trình đầu tư ở giai đoạn đầu chủ yếu là nguồn cơng ích (giai
đoạn nghiên cứu cơ bản) rồi chuyển dần sang nguồn đầu tư chủ yếu của doanh
nghiệp (giai đoạn triển khai và sản xuất). Trong chu chuyển này thì sự tham gia đầu
tư của Nhà nước giảm đi và của doanh nghiệp tăng lên. Như vậy có thể nói rằng để
3
Nguồn: Vũ Quốc Huy (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy ứng dụng, thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công
nghệ.
9
thương mại hóa được sản phẩm NC&PT thì q trình hình thành sản phẩm này
phải được Nhà nước bằng nguồn lực cơng ích và các chính sách hỗ trợ ngay từ giai
đoạn nghiên cứu cơ bản đã tạo ra diều kiện thuận lợi cho việc chuyển hóa các tri
thức thành các sản phẩm mua bán được trên thị trường và đáp ứng nhu cầu công
nghệ của doanh nghiệp.
Quan niệm về thương mại hóa s n phẩm H&CN và b n chất mối quan hệ
cung cầu trong thương mại hóa s n phẩm H&CN
Có thể quan niệm thương mại hóa sản phẩm KH&CN là q trình chuyển
hóa các nghiên cứu khoa học, kết quả khoa học thành các sản phẩm bán ở thị
trường và các quy trình cơng nghệ cơng nghiệp. Đó là q trình gồm hai loại hoạt
động4:
- Các hoạt động thương mại của trường đại học và của các viện nghiên cứu,
bao gồm “bán” các hoạt động đào tạo, hợp đồng nghiên cứu, cộng tác nghiên cứu
và sở hữu trí tuệ.
- Các hoạt động chuyển hóa nghiên cứu khoa học và tri thức khoa học thành
sản phẩm thương mại và quy trình cơng nghệ sản xuất.
Đặc điểm của hàng hóa “KH&CN” và sở hữu của chúng ta sẽ quyết định đến
hình thức mua bán, trao đổi. Khi kết quả KH&CN là vật trao đổi giữa bên mua và
bán thì có hai đặc điểm cần lưu ý và nhận thức rõ: tính chất cơng nghệ nằm trong
các thiết bị, sở hữu trí tuệ và các kỹ năng, tri thức và sự sáng tạo nằm trong con
người.
Nếu như cách đây khoảng mười năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn
còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam thì thời gian gần đây, các doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này. Hầu hết
các doanh nghiệp lớn đều có một bộ phận (hoặc phịng) R&D. Bộ phận này có
nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính vì
nhiệm vụ khá hạn hẹp này mà nhiều phòng R&D của doanh nghiệp Việt Nam chưa
4
Nguồn: Scottish Enteprise, The Royal Society of Edinburgh, 1996
10
làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và phát triển theo đúng nghĩa,
dẫn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế, bó hẹp trong khuôn khổ
sản phẩm thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp.
Các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp tiến hành thương
mại hóa sản phẩm KH&CN trong một mơi trường chính sách trong nước (chính
sách KH&CN, đào tạo, cơng nghiệp, thương mại) và thế giới. Cả ba loại tổ chức
này tương tác, trao đổi với nhau thông qua các nguồn lực công nghệ quốc gia này
để thực hiện chức năng riêng của mình. Để cơ chế thương mại hóa xảy ra được thì
trước hết các bên tham gia quá trình này phải có đủ năng lực tạo ra các cơng nghệ
phù hợp và phải có được cơ chế, chính sách thích hợp với q trình tạo ra cơng
nghệ và hỗ trợ đắc lực cho q trình chuyển giao, phổ biến.
Trong cơng trình nghiên cứu của APEC (Brimble và Sripaipan, 1996) đã hệ
thống hóa mối quan hệ giữa đại học và cơng nghiệp. Theo đó, cần phân biệt rõ
giữa các hoạt động (NC&PT, Dịch vụ Tư vấn, Huấn luyện Đào tạo) với cơ chế
(quan hệ cá nhân, lập phịng thí nghiệm, làng khoa học, trung tâm đào tạo, hội đồng
khoa học) mà thơng qua đó mối quan hệ giữa đại học và công nghiệp được thực
hiện.
Phạm vi tồn tại của thương mại hóa s n phẩm H&CN5
Thương mại hóa sản phẩm nói chung thường tồn tại gắn liền với phân công
lao động, sản xuất hàng hóa và trao đổi theo cơ chế thị trường. Đối với kết quả
R&D, phạm vi tồn tại của thương mại hóa sản phẩm KH&CN gắn liền với các giai
đoạn NC&PT; hoạt động phổ biến, chuyển giao công nghệ trong kinh tế thị trường.
Điều kiện của sự xuất hiện thương mại hóa s n phẩm H&CN
Điều kiện ra đời của thương mại hóa nói chung là phải có sự sản xuất hàng
hóa, phân cơng lao động trong xã hội. Đối với KH&CN, đó là: KH&CN phát triển
đến giai đoạn có một “giá trị sử dụng”; quyền sở hữu trí tuệ của nhà khoa học đối
5
Nguồn: Đặng Duy Thịnh (2000), Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc thương mại hóa kết qu
R&D, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Viện chính sách và Chiến lược KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ.
11
với KH&CN; có nền kinh tế thị trường; có tổ chức trung gian đưa cung và cầu đến
gặp nhau.
Đặc trưng của hàng hóa H&CN và thương mại hóa s n phẩm H&CN
Đặc trưng của hàng hóa KH&CN và thương mại hóa sản phẩm KH&CN là:
giá trị thể hiện trong thiết bị, kỹ năng, vật mang tin và tổ chức; không chỉ ở lưu
thơng mà cịn cả trong q trình tạo ra sản phẩm; chuyển hóa khoa học thành cơng
nghệ khơng cịn mang tính tuyến tính; chỉ thành cơng trong mơi trường thể chế,
chính sách thích hợp.
Thương mại hóa s n phẩm H&CN và thành lập doanh nghiệp
Thương mại hóa (TMH) các sản phẩm KH&CN thơng qua việc thành lập và
hình thành các doanh nghiệp có ảnh hưởng tiềm tàng đến nền kinh tế của mỗi quốc
gia (tạo ra việc làm, ngành công nghiệp mới). Một định nghĩa rộng rãi được chấp
nhận về việc thành lập doanh nghiệp theo kiểu spin-outs là: các doanh nghiệp được
thành lập theo phương thức: các doanh nghiệp liên doanh giữa viện, trường với các
công ty; các doanh nghiệp do cán bộ của trường, viện (nghiên cứu sinh) thành lập,
tách khỏi trường, viện và trở thành cơ sở sản xuất-kinh doanh độc lập của viện,
trường và các doanh nghiệp được thành lập dựa trên cơ sở các sở hữu trí tuệ hoặc
know-how xuất phát từ các nghiên cứu của viện, trường.
Tóm lại, qua nghiên cứu cơ sở l luận chung về tạo giá trị và TMH s n phẩm
KH&CN, cho thấy TMH các s n phẩm KH&CN có
nghĩa quan trọng đến thị
trường cơng nghệ. Hoạt động TMH đư c các nước phát triển đặc biệt quan tâm
bằng nhiều chính sách. Sau đây, đề tài tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm một số
nước việc qu n l , h tr nghiên cứu và TMH các s n phẩm
H&CN để từ đó
nhận diện, nghiên cứu vai trị của các hoạt động qu n l , kết nối, h tr hoàn thiện
s n phẩm H&CN trước khi đem ra thị trường CGCN tức đem “bán”.
12
1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới về hoạt động quản lý,
hỗ trợ nghiên cứu và thƣơng mại hóa các sản phẩm khoa học và cơng nghệ
1.3.1. Kinh nghiệm của Pháp về hoạt động quản lý, hỗ trợ nghiên cứu và
thƣơng mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ:
Năm 2005 nước Pháp bắt đầu triển khai quá trình cải tổ hệ thống nghiên cứu
khoa học, đào tạo đại học với các mục tiêu:
Tạo cho hệ thống hệ thống nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học của Pháp
có thể đáp ứng tốt hơn khả năng cạnh tranh quốc tế;
Tăng sức hút đối với các viện - trường của Pháp;
Tạo dựng những mối quan hệ hợp tác thực sự giữa các viện - trường với các
đối tác của nền kinh tế;
Thực hiện chính sách quy mơ thơng qua đó tạo được sự cân bằng giữa các
vùng, miền trên bình diện quốc gia về hệ thống đào tạo đại học và nghiên
cứu khoa học.
Sản phẩm của quá trình cải tổ này là sự hình thành nên các tổ chức, các
mạng lưới như:
Cụm nghiên cứu và đào tạo đại học (Pôles de Recherche et d’Enseignement
Supérieur – PRES)
Mạng lưới các trung tâm nghiên cứu tiên tiến (Réseaux Thématiques de
Recherche Avancée –RTRA)
Trung tâm cạnh tranh (Pôles de compétitivité)
Trung tâm tạo giá trị (Cellule de valorisation)
Vườn ươm doanh nghiệp (Incubateur)
Doanh nghiệp trong trường đại học (Entreprise Universitaire)
Dưới đây, chúng ta sẽ tìm cụ thể hơn về các tổ chức chủ yếu tham gia vào quá
trình tạo giá trị, hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động liên kết, chuyển giao công nghệ tại các
trường của Pháp. Mối quan hệ giữa các đơn vị này có thể mơ tả ở sơ đồ ở hình 2
dưới đây.
13
DOANH NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC
T
R
Ừ
Ơ
N
G
Đ
Ạ
I
Văn phịng sở hữu
trí tuệ (TLO)
Trung tâm tạo giá
trị
Vƣờn ƣơm doanh
nghiệp
H
Ọ
C
Hệ
thống
các
doanh
nghiệp
đại học
Hệ
thống
kinh
tế - xã
hội
vùng
và
quốc
gia
Hệ thống các cơng
viên khoa học
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia q trình
chuyển giao cơng nghệ
1.3.1.1. Văn phịng sở hữu trí tuệ (Licensing Office)
Văn phịng sở hữu trí tuệ là nơi hỗ trợ các nhà khoa học, các phịng thí
nghiệm tiến hành các thủ tục đăng kí các phát minh sáng chế, các giải pháp hữu ích,
xác lập quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức nghiên cứu6. Vấn đề bản quyền đều được
các tổ chức quy định theo hướng :
Xác lập quyền sở hữu của tổ chức đối với các kết qu nghiên cứu khoa học;
Người đứng đầu tổ chức là người đại diện quyền sở hữu và là người kí các
văn b n cho phép đưa vào khai thác các kết qu nghiên cứu ;
Tất c các cá nhân tham gia vào quá trình xúc tiến chuyển giao cơng nghệ
đều ph i cam kết b o mật thơng tin về các bí quyết công nghệ. Các h p
6
Hầu hết các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế trên thế giới đều rất chú trọng đến vấn đề sở hữu trí tuệ
(Intelectuel Proprety – IP) và đều có bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Đây cũng là nơi lưu trữ, giới thiệu
các sản phẩm khoa học công nghệ của nhà trường với các khách hàng bên ngoài.
14