Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định áp dụng mô hình thẻ điểm balanced scorecard vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 117 trang )

Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------

BÙI THỊ HẢI VÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH ÁP DỤNG
MƠ HÌNH THẺ ĐIỂM BALANCED SCORECARD
VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2009


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Nguyễn Thiên Phú
Cán bộ chấm nhận xét 1 :..................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 :..................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG
Tp.HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ...................................................................
2. ...................................................................


3. ...................................................................
4. ...................................................................
5. ...................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên: BÙI THỊ HẢI VÂN

Giới tính: Nam

/ Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 04/04/1984

Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh


Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

MSHV: 01707080

Khoá (năm trúng tuyển): 2007
1- TÊN ĐỀ TÀI: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định áp dụng mơ hình thẻ điểm
Balanced Scorecard vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Khảo sát lý thuyết để Nhận dạng một số yếu tố chính tác động đến dự định áp
dụng Balanced scorecard vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và
trước tiên là các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến dự định
sử dụng Balanced scorecard. Đề xuất một số biện pháp để nâng cao mức độ
chấp nhận áp dụng Balanced scorecard vào các doanh nghiệp.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: __ / __ / 2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 26/ 11/ 2009
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Nguyễn Thiên Phú
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng Chuyên ngành thơng qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN
QUẢN LÝ CHUN NGÀN

Tiến sĩ Nguyễn Thiên Phú


iii

Lời cám ơn


Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình. Tơi xin được bày tỏ sự trân trọng
và lòng biết ơn sâu sắc đối với những sự giúp đỡ này.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo Khoa Quản lý Công nghiệp,
trường Đại học Bách khoa Tp. HCM – những người đã nhiệt tình giảng dạy và giúp
đỡ tơi trong suốt khóa học này. Đặc biệt, tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến
TS. Nguyễn Thiên Phú đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện luận văn này.
Ngồi ra, tơi cũng chân thành cảm ơn các đại diện các doanh nghiệp, thư ký
hiệp hội dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh, thư ký trung tâm huấn luyện về
Balanced Scorecard đã hỗ trợ và tham gia nghiên cứu.
Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn tôi – những người đã chia
sẻ, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình tơi, gia đình chồng tôi
và chồng tôi – những người thân luôn động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như
vật chất cho tôi trong những năm tháng học tập này.

Trân trọng

Bùi Thị Hải Vân


iv

Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến dự
định sử dụng Balanced Scorecard tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính, đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ là bước nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung

các biến quan sát để đo lường các khái niệm trong nghiên cứu. Nghiên cứu này được
thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn sâu một số đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
thành phố Hồ Chí Minh. Số người được phỏng vấn bao gồm 8 nhà quản lý của các
doanh nghiệp trong các lĩnh vực như là may mặc, tư vấn quản lý, xây dựng, thương mại
và một số lĩnh vực khác.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng nhằm đánh
giá và kiểm định mơ hình nghiên cứu thơng qua việc kiểm định độ tin cậy thang đo
thơng qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi
quy tuyến tính với mức ý nghĩa 5%. Nghiên cứu này được thực hiện qua kỹ thuật phỏng
vấn các nhà quản lý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ như trưởng hay phó phịng tài
chính, kế tốn, nhân sự, marketing, kinh doanh, các giám đốc và chủ doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp hoạt động trong tất cả ngành nghề bằng bảng câu hỏi. Số bảng câu hỏi thu
hồi để phân tích dữ liệu là 163 bảng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến dự định sử
dụng Balanced Scorecard tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam bao gồm Nhận thức
lợi ích về phía tổ chức, Nhận thức tính dễ sử dụng và Thái độ chung đều có quan hệ thuận
chiều với Dự định sử dụng. Biến nhận thức lợi ích về phía cá nhân khơng đạt ý nghĩa thống
kê ở mức 5%. Các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% phù hợp với các giả
thuyết đã đặt ra.
Mơ hình nghiên cứu đã giải thích được 39.5% sự biến động của biến phụ thuộc Dự định sử
dụng. Điều này có ý nghĩa là Mơ hình giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 35.9%
khi nhân rộng ra tổng thể. Nguyên nhân có thể do cịn một số yếu tố khác chưa được đưa
vào mơ hình nghiên cứu, kích thước mẫu chỉ có 163 so với hơn 300,000 doanh nghiệp vừa
và nhỏ hiện nay hoặc phạm vi nghiên cứu chỉ thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh so với
64 tỉnh, thành.


v

Abstract

The research aims to identify factors influencing intention to use Balanced
Scorecard- BSC at Small and Medium Enterprises – SMEs in Vietnam.
The research is under two main steps including preliminary and main study.
Preliminary study is a qualitative step aiming to find out, amend and supplement
observational variants to measure concepts of the research. The technique used for
this research is thorough interview to delegates of SMEs working in garment
industry, administrating advisory, construction, trading and others. The number of
interviewees is 8 managers of SMEs.
Main research is carried out by quantitative method in order to evaluate and verify
the research model by verifying the reliability through analysis of Cronbach’s Alpha
coefficients, Exploratory factor analysis (EFA) and linear regression with statistical
meanings at 5%. Interviewing by questionnaire is used to interview delegates of
SMEs in Ho Chi Minh city. They are managers of enterprises operate in all field in
Ho Chi Minh city. There were 163 questionnaires collected to analyze.
As the result of regression analysis, there are 3 factors influencing intention to use
BSC. They include Perceived usefulness for organization, Perceived ease of use,
General attitude. Perceived usefulness for individual didn’t have statistical meaning.
All linear regression coefficients have statistical meanings which are suitable with
hypotheses at 5%. The research model explains 39.5% about changing of dependent
variant Intention to use BSC in SMEs in Vietnam.
The model is able to explain for 39.5% of the research problems. The reasons are:
maybe they have many other factors have not been used in research model, maybe
its sample size is 163 sample compared to over 300,000 enterprises or research
range with only Ho Chi Minh city compared with 64 provinces and cities in
Vietnam .


vi

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ...................................................................................................................iii
Tóm tắt luận văn thạc sĩ ...............................................................................................iv
Abstract .........................................................................................................................v
Mục lục.........................................................................................................................vi
Danh mục hình vẽ ........................................................................................................ix
Danh mục bảng biểu......................................................................................................x
Danh mục thuật ngữ viết tắt .........................................................................................xi
Danh mục phụ lục .......................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................1
1.1 Lý do hình thành đề tài............................................................................................1
1.1.1 Tình hình áp dụng Balanced Scorecard (BSC) trên thế giới.............................1
1.1.2 Tình hình áp dụng Balanced Scorecard – BSC tại Việt Nam ...........................1
1.1.3 Đặt vấn đề nghiên cứu.......................................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu......................................................................4
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.....................................................................................5
1.5 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu..............................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................7
2.1 Giới thiệu ................................................................................................................7
2.2 Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ .....................................................................7
2.3 Giới thiệu Balanced Scorecard................................................................................7
2.3.1 Khái niệm BSC (Balanced Scorecard) ..............................................................7
2.3.2 Bốn tiêu chí hay viễn cảnh trong lý thuyết BSC ...............................................9
2.3.3 Khái niệm áp dụng Balanced Scorecard .........................................................11
2.4 Cơ sở lý thuyết .....................................................................................................11
2.4.1Thuyết hành động hợp lý (TRA) ......................................................................11


vii


2.4.2Thuyết hành vi dự định (TpB)..........................................................................12
2.4.3Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM).............................................................13
2.4.4 Mơ hình động cơ thúc đẩy (Motivation Model)..............................................14
2.5 Các nghiên cứu trước đây .....................................................................................14
2.5.1 Brendan Phillip (2002) ....................................................................................15
2.5.2 Kevin Hendricks (2004) ..................................................................................15
2.5.3 Greert Braam và Ed Nijssen (2008) ................................................................15
2.5.4 Maria Cadiz Dyball (2008)..............................................................................17
2.6 Mơ hình nghiên cứu ..............................................................................................18
2.6.1 Định nghĩa các khái niệm trong mơ hình ........................................................18
2.6.1.1 Nhận thức lợi ích về phía cá nhân .............................................................18
2.6.1.2 Nhận thức lợi ích về phía cơng ty..............................................................19
2.6.1.3 Nhận thức về tính dễ sử dụng....................................................................20
2.6.1.4 Thái độ chung ............................................................................................21
2.6.2 Các giả thuyết của mơ hình .............................................................................22
2.7 Tóm tắt ..................................................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................24
3.1 Giới thiệu...............................................................................................................24
3.2 Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................24
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................24
3.2.2 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................25
3.3 Các khái niệm nghiên cứu và thang đo .................................................................27
3.3.1 Nhận thức lợi ích về phía cá nhân (PUI).........................................................28
3.3.2 Nhận thức lợi ích về phía cơng ty (PUO)........................................................29
3.3.3 Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) ...................................................................31
3.3.4 Thái độ chung (ATT) ......................................................................................32
3.3.5 Dự định sử dụng (INTEN) .............................................................................33
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức........................................................................34
3.4.1 Bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng .....................................................34
3.4.2 Thiết kế mẫu....................................................................................................34



viii

3.4.3 Thu thập dữ liệu ..............................................................................................35
3.4.4 Phân tích dữ liệu..............................................................................................36
3.5 Tóm tắt ..................................................................................................................40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................41
4.1 Giới thiệu...............................................................................................................41
4.2 Thống kê mơ tả mẫu..............................................................................................41
4.2.1 Mơ tả mẫu........................................................................................................41
4.2.2 Phân tích mô tả các biến nghiên cứu...............................................................46
4.3 Đánh giá thang đo .................................................................................................47
4.3.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ..................................47
4.3.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích yếu tố EFA ...............................................49
4.4 Kiểm định mơ hình nghiên cứu.............................................................................53
4.4.1 Phân tích tương quan.......................................................................................53
4.4.2 Phân tích hồi quy.............................................................................................54
4.4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết ....................................................................58
4.5 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ..........................................................................60
4.6 Tóm tắt ..................................................................................................................64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................66
5.1 Kết quả chính của nghiên cứu...............................................................................67
5.2 Hàm ý và đề suất cho nhà quản trị .......................................................................71
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................73
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................75
Phụ lục........................................................................................................................79
Lý lịch trích ngang ....................................................................................................99



ix

Danh mục hình vẽ

Hình 2.1: Mơ hình đánh giá của BSC ........................................................................10
Hình 2.2: Mơ hình của Thuyết hành động hợp lý (TRA) ...........................................12
Hình 2.3: Mơ hình thuyết hành vi dự định (TPB).......................................................12
Hình 2.4: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) .......................................................13
Hình 2.5: Mơ hình chấp nhận BSC như là (PMS) hay như là một (SMS) .................16
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu tại NSW Health và Hunter New England..................17
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu đề suất........................................................................18
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................26
Hình 4.1: Thống kê loại hình kinh doanh ...................................................................44
Hình 4.2: Thống kê hình thức sở hữu .........................................................................44
Hình 4.3: Thống kê số lượng nhân viên trung bình hằng năm ...................................45
Hình 4.4: Thống kê mẫu về số vốn đăng ký kinh doanh ............................................45
Hình 4.5: Thống kê mẫu về chiến lược.......................................................................46
Hình 4.6: Thống kê mẫu về vị trí, chức vụ của đối tượng khảo sát............................46


x

Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1 Tóm tắt các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu đề suất...........................22
Bảng 3.1: Phương pháp nghiên cứu ............................................................................25
Bảng 3.2: Thời gian biểu dự kiến thực hiện nghiên cứu.............................................25
Bảng 3.3: Nhận thức lợi ích về phía cá nhân ..............................................................29
Bảng 3.4: Nhận thức lợi ích về phía cơng ty...............................................................30
Bảng 3.5: Nhận thức tính dễ sử dụng..........................................................................31

Bảng 3.6: Thái độ chung .............................................................................................32
Bảng 3.7: Dự định sử dụng .........................................................................................33
Bảng 3.8: Thơng tin thực hiện q trình thu thập dữ liệu ...........................................35
Bảng 3.9: Hệ số Factor loading đạt yêu cầu theo cỡ mẫu...........................................37
Bảng 4.1: Thống kê mẫu ............................................................................................43
Bảng 4.2 : Cronbach’s alpha các khái niệm nghiên cứu.............................................48
Bảng 4.3: Kết quả EFA ban đầu..................................................................................50
Bảng 4.4: Phân tích EFA sau khi loại biến .................................................................52
Bảng 4.5: Kết quả phân tích tương quan.....................................................................54
Bảng 4.6: Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy ....................................................................55
Bảng 4.7: Bảng phân tích Anova cho phương trình hồi quy ......................................55
Bảng 4.8: Bảng hệ số hồi quy .....................................................................................55
Bảng 4.9: Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy sau khi loại biến.........................................56
Bảng 4.10: Bảng phân tích Anova cho phương trình hồi quy sau khi loại biến .........56
Bảng 4.11: Bảng hệ số hồi quy sau khi loại biến PUI ................................................57
Bảng 4.12: Kết quả các giả thuyết ..............................................................................58


xi

Danh mục thuật ngữ viết tắt

1. ANOVA:

Analysis of variance

2. ATT:

Thái độ chung (General Attitude)


3. BSC:

Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng)

4. DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

5. EFA:

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis)

6. INTEN:

Dự định sử dụng (Intent to use)

7. KMO:

Kaiser-Mayer-Olkin measure of sampling adequacy

8. PEU:

Nhận thức tình dễ sử dụng (Perceived easy of use)

9. PMS:

Hệ thống đo lường sự thực hiện

10. PUI:


Nhận thức lợi ích về phía cá nhân
(Perceived Usefulness for Individual)

11. PUO:

Nhận thức lợi ích về phía tổ chức
(Perceived Usefulness for Organization)

12. SMEs:

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ
(Small and Medium Enterprises)

13. SMS:

Hệ thống quản lý chiến lược

14. TAM:

Mô hình chấp nhận cơng nghệ
(Technology Acceptance Model)

15. TNHH:

Trách nhiệm Hữu hạn

16. Tp. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


17. TRA:

Thuyết hành động hợp lý (Theory Reasonable Action)


xii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi ...........................................................................79
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng .........................................................82
Phụ lục 3: Cronbach Alpha .........................................................................................86
Phụ lục 4: Phân tích nhân tố EFA ...............................................................................87
Phụ lục 5: Phân tích nhân tố EFA sau khi loại biến..................................................91
Phụ lục 6: Phân tích tương quan giữa những biến nghiên cứu .................................93
Phụ lục 7: Phân tích hồi quy .....................................................................................95


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.1.1 Tình hình áp dụng Balanced Scorecard (BSC) trên thế giới
Hiện nay, tuy chỉ mới được chính thức giới thiệu từ năm 1995 nhưng việc
áp dụng Mơ hình thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard (BSC) vào việc quản lý
chiến lược và đo lường thực hiện ở các công ty trên thế giới rất phổ biến. Theo
thống kê, cho đến hiện nay có khoảng 30-40 nước có doanh nghiệp sử dụng BSC ở
khắp các khu vực trên thế giới. Theo nghiên cứu của Dabhilakar & Bengtsson
(2002), trong năm 1999, có 32% cơng ty trong ngành công nghiệp kỹ thuật của
Thụy Điển đã dùng BSC. Còn theo nghiên cứu của Toivanen (2001) chỉ ra rằng

trong năm 2000 có 23% trong số 500 cơng ty hàng đầu của Phần Lan đã dùng BSC
và 15% đang triển khai nó. Tương tự trong một nghiên cứu khác của Nielsen &
Sorensen (2004), trong năm 2001, có 82% các công ty sản xuất ở Đan Mạch đã
biết về BSC và 32% đã sử dụng khái niệm này1. Theo giáo sư Kaplan, cha đẻ mơ
hình thẻ Balanced Scorecard, thì ở Mỹ có khoảng 65-70%2 các doanh nghiệp đã áp
dụng BSC. Theo một thống kê khác, hiện tại có khoảng một nửa số công ty trong
danh sách Fortune1000 sử dụng phương pháp BSC này, trong đó có Exxon Mobil,
Cigna (Kaplan & Norton 1996, 2000), ABB, Scadia, SKF, Halifar (Olve và cộng
sự, 1999), GM, Microsoft, IBM, Intel, UPS, Hilton Group (Andre A. de Waal,
2002).
1.1.2 Tình hình áp dụng Balanced Scorecard – BSC tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm BSC cũng đã bắt đầu được nhắc đến. Không phải
ngẫu nhiên mà trong lễ cơng bố chính thức 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

1

Trích theo Per Nikolaj Bukh & Teenu Malmi, Re-examining the cause-and-effect principle of the balanced
scorecard
2
/>

2

(VNR500) vào ngày 2/1/2009 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), giáo sư
Kaplan đã được mời đến để trình bày về mơ hình BSC cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Theo khảo sát của Vietnam Report2 tháng 1/2009, có 57% doanh nghiệp
trong VNR500 đã và đang triển khai áp dụng các công cụ đánh giá, đo lường chiến
lược cho doanh nghiệp và cũng theo khảo sát này 7% doanh nghiệp đang áp dụng
và 36% doanh nghiệp đang có kế hoạch áp dụng BSC trong quá trình xây dựng
chiến lược của mình. Con số khá ấn tượng này cho thấy các doanh nghiệp lớn của

Việt Nam có sự chủ động trong việc chuẩn hóa và hiện đại hóa về cơ bản quá trình
quản trị chiến lược và quản trị doanh nghiệp.
1.1.3 Đặt vấn đề nghiên cứu
Có thể khẳng định rằng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có vai trị đặc
biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tất cả các nước nói chung và
các nước đang phát triển nói riêng trong đó có Việt Nam. Những con số 99,7% các
công ty ở Mỹ, 99.8% các công ty ở Hàn Quốc, 99.2% các công ty ở Malaysia hay
95% các công ty ở Việt Nam là các SMEs đã nói lên được điều đó. Riêng tại Việt
Nam, loại hình doanh nghiệp này đã đóng góp tới 42% vào GDP (trong khi mức
đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 39%) và tạo nhiều công ăn việc
làm3.
Đối với phần lớn các SMEs của Việt Nam, việc hoạch định chiến lược hay
đưa ra một tầm nhìn cho cơng ty mình vẫn cịn nhiều hạn chế và việc áp dụng các
mơ hình quản lý mới vẫn cịn là điều mới lạ. Tuy nhiên trong thời đại tồn cầu hóa
ngày nay, đặc biệt trong đợt khủng hoảng tài chính thế giới 2007 vừa qua, việc
phải đo lường thực hiện, hoạch định chiến lược và triển khai, đo lường hiệu quả
của chiến lược đó đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của các SMEs để vượt qua
khủng hoảng và tạo nên một nền tảng tốt chuẩn bị cho sự phát triển sau giai đoạn
suy thoái.
Để giải quyết vấn đề trên, áp dụng BSC đã trở thành một mơ hình kinh
doanh thật sự quan trọng và là một mơ hình quản trị có giá trị thực tiễn cho nhiều
3

Theo Báo cáo thưởng niên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2008, Bộ Kế hoạch đầu tư.


3

tổ chức (Magretta 2002, trích theo Hendricks, Menor& Wiedman, 2004). Tuy
nhiên hầu hết các quyển sách và các nghiên cứu nói về BSC đều tập trung vào việc

triển khai thực hiện BSC tại các doanh nghiệp lớn và chủ yếu nói đến những thuận
lợi và khó khăn cũng như ưu điểm và nhược điểm của mơ hình BSC mà chưa có
nhiều nghiên cứu chú ý đến việc xác định, xem xét và kiểm tra xem những nhân tố
nào ảnh hưởng đến sự chấp nhận BSC tại các công ty thông qua các mơ hình định
lượng. Đây cũng chính là sự thiếu sót trong nghiên cứu về những đặc trưng của sự
chấp nhận đổi mới trong quản trị nói chung hiện nay (Malina và Selto, 2001;
Malmi, 2001; Ax và Bjornenak, 2005; trích theo Geert Braam, Ed Nijssen, 2008)
Hiểu tốt hơn về những yếu tố hỗ trợ hay ngăn cản sự chấp nhận BSC có thể
giúp cải thiện hiệu quả hơn việc triển khai một mơ hình quản lý tổ chức mới trong
một công ty, đặc biệt là những công ty SMEs. Vì vậy, đề tài luận văn: “Các yếu tố
ảnh hưởng đến dự định áp dụng mơ hình thẻ điểm Balance Scorecard (BSC)
vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (SMEs)” được đưa ra. Đề tài nhằm
tìm hiểu các yếu tố nào ảnh hưởng đến dự định áp dụng BSC tại các SMEs, mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đó và qua đó đề suất những biện pháp giúp cho các
doanh nghiệp nâng cao mức độ chấp nhận BSC và nhờ đó nâng cao khả năng quản
lý chiến lược, đo lường thực hiện hiệu quả hơn và tăng năng lực cạnh tranh của
mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Như đã đề cập ở trên, BSC là một công cụ quản lý còn rất mới ở nước ta
nhưng lại được các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển chú trọng và áp
dụng. Do vậy, để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến dự định áp dụng công cụ này
vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam để giúp cho các doanh nghiệp này
nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tiếp tục tồn tại và phát triển. Nghiên cứu
này có các mục tiêu sau:
¾ Nhận dạng một số yếu tố chính tác động đến dự định áp dụng Balanced
scorecard vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và trước tiên là các
doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.


4


¾ Tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến dự định
sử dụng Balanced scorecard. Đề xuất một số biện pháp để nâng cao mức độ
chấp nhận áp dụng Balanced scorecard vào các doanh nghiệp.
1.3 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
¾ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung số lượng doanh nghiệp nhiều nhất
Việt Nam với hơn 50 000 doanh nghiệp, chiếm 1/34 số doanh nghiệp trên cả
nước. Do điều kiện có hạn, vì vậy, phạm vi của đề tài chỉ giới hạn ở khu
vực thành phố Hồ Chí Minh.
¾ Bài nghiên cứu giới hạn đối tượng là những nhà quản lý, giám đốc của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiểu biết về BSC.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến dự định áp dụng
Balanced scorecard tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói chung mà
khơng tập trung áp dụng tại một doanh nghiệp cụ thể nào. Nghiên cứu này thực
hiện tại TPHCM thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua nghiên cứu định tính. Nghiên cứu
định tính được thực hiện thơng qua thảo luận tay đôi, giữa người thực hiện nghiên
cứu và đối tượng cần thu thập thông tin là đại diện các doanh nghiệp Vừa và Nhỏ
hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thơng tin thu nhận từ nghiên cứu
định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố tác
động đến dự định áp dụng Balanced Scorecard vào các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua nghiên cứu định lượng,
dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Mẫu được chọn theo
phương pháp thuận tiện và được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thơng tin
thu thập từ nghiên cứu định lượng được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị
4


/>

5

của các thang đo thiết kế; đồng thời tiến hành kiểm định mơ hình nghiên cứu đề
xuất. Hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để sàn lọc các thang đo các khái niệm
nghiên cứu. Sau khi thang đo đạt yêu cầu, phân tích tương quan và hồi quy được
thực hiện tiếp theo để kiểm định các giả thuyết. Phần mềm xử lý dữ liệu thống kê
SPSS được sử dụng trong bước kiểm tra này.
1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề đo lượng sự thực hiện, hoạch định chiến lược và triển khai chiến
lược đó một cách thành công là vấn đề rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Và trong điều kiện biến động khôn lường của môi trường kinh
doanh như hiện nay, điều này lại càng có giá trị hơn. Luận văn đã đề cập đến một
công cụ đo lường thực hiện và triển khai chiến lược được xem là hữu hiệu nhất
hiện nay, đó là Balanced scorecard. Balanced scorecard đã được đề cập rất nhiều
trên thế giới và gần đây khái niệm này càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các
doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã bắt đấu ứng dụng cơng cụ này nhưng thực sự
chưa có 1 đánh giá đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng Balanced
scorecard vào các doanh nghiệp.
Về mặt ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, bài nghiên cứu giúp cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận Balanced scorecard tại
doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể xác định mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố này đến sự chấp nhận khi triển khai Balanced scorecard tại doanh
nghiệp mình. Sau đó, các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp có thể dựa trên các yếu
tố đó để xác định các phương pháp triển khai phù hợp, tăng cường hiệu quả khi
triển khai chiến lược, phát triển doanh nghiệp cũng như khắc phục những khó khăn
và vướng mắc có thể xảy ra. Qua đó, tác giả cũng mong rằng bài nghiên cứu sẽ

giúp tăng số lượng doanh nghiệp sử dụng BSC và tăng hiệu quả triển khai tại các
doanh nghiệp.


6

Về mặt đóng góp đối với lý thuyết nghiên cứu, bài nghiên cứu đóng góp
một nghiên cứu khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến dự định áp dụng hay sự chấp
nhận một công cụ quản lý hiệu quả vào những doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và chấp nhận ứng dụng Balanced scorecard nói riêng. Ngồi ra, tác giả cũng hy
vọng nghiên cứu này góp phần khám phá và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến
dự định áp dụng một công cụ quản lý vào các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

1.5 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Báo cáo kết quả nghiên cứu được trình bày thành năm chương với nội dung
như sau:
¾ Chương 1: Giới thiệu tổng quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa
của đề tài nghiên cứu, phạm vi và đối tượng khảo sát.
¾ Chương 2: Trình bày các mơ hình lý thuyết liên quan, các nghiên cứu trước
đó, từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu phù hợp Việt Nam.
¾ Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, kiểm định thang đo, kiểm
định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu cùng với các giả thiết đã đề ra.
¾ Chương 4: Đưa ra kết quả nghiên cứu.
¾ Chương 5: Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp, các
mặt hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày
thơng tin về cơ sở lý thuyết, những định nghĩa và các mơ hình nghiên cứu trước
đây. Từ đó, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết của mơ hình.
Chương 2 gồm bốn phần chính: (1) định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ,
(2) Giới thiệu về BSC và tình hình ứng dụng của nó, cơ sở lý thuyết, (3) các
nghiên cứu trước và (4) xây dựng mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
sự chấp nhận Balanced Scorecard (BSC) tại các doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tại Việt
Nam
2.2 ĐỊNH NGHĨA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP định nghĩa Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
là một cơ sở sản xuất kinh doanh có vốn đăng ký khơng quá 10 tỷ VND (trên
600.000 USD) và có số lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người. Do
đó SMEs theo định nghĩa của Việt Nam bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ
theo cách hiểu của nhiều quốc gia khác. Theo nghị định và định nghĩa trên thì một
doanh nghiệp với: 1 - 9 lao động là doanh nghiệp siêu nhỏ, 10 – 49 lao động là
doanh nghiệp nhỏ; và 50 – 249 lao động là doanh nghiệp vừa. Cách định nghĩa này
về SMEs tương tự như định nghĩa của Liên minh Châu Âu (EU). Liên minh Châu
Âu xác định SMEs là các doanh nghiệp có ít hơn 250 lao động tồn tại dưới bất kì
hình thức pháp lý và cơ cấu sở hữu nào.Tuy nhiên các tiêu chí về SMEs ở Việt
Nam khơng có quy định định lượng tối thiểu và doanh thu hàng năm như quy định
của một số nước khác (như Mỹ, Đức…)
2.3 GIỚI THIỆU BALANCED SCORECARD
2.3.1 Khái niệm BSC (Balanced Scorecard)


8

Khái niệm về Balance Scorecard (BSC) bao gồm các khái niệm liên quan đến

Các chỉ số đo lường sự thực hiện – KPI (Key Performance Indicator), các yếu tố
liên quan đến Balance Scorecard, các bước xây dựng một BSC và cách thức đo
lường trong BSC, và những môn khoa học khác liên quan đến đề tài nghiên cứu.
• Giới thiệu về Balanced Scorecard (BSC)
Balanced Scorecard (BSC) được phát triển bởi S.Kaplan và David P.
Norton tại trường đại học Harvard từ những năm 1992 – 1995. Sau đó, BSC đã
trở thành một khái niệm trong nhiều cuốn sách nổi tiếng trên thế giới về hoạch
định và triển khai chiến lược cũng như xây dựng hệ thống quản lý chiến lược và
xây dựng hệ thống đo lường sự thực hiện.
BSC đã được mô tả như một trong những ý tưởng trong quản trị kinh
doanh có tầm ảnh hưởng nhất trong 75 năm vừa qua5. Tạp chí Business Riview
phát hành số 75 cũng khẳng định rằng BSC là một trong 15 khái niệm về quản lý
quan trọng nhất được tập trung được đề cập trong các tạp chí phát hành của họ.
Nguyên bản, BSC được đề suất như một phương pháp đo lường sự thực
hiện. Nó là sự kết hợp giữa phương pháp đo lường truyền thống (tài chính) với
đo lường phi tài chính nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý một cách
đầy đủ và sinh động hơn những thông tin liên quan đến sự thực hiện của tồ chức.
Đầu tiên BSC được biết đến như là sự đo lường sự hồn thành, Sau đó,
BSC được ứng dụng để phát triển hệ thống chiến lược cho công ty. BSC đã nhấn
mạnh sự đo lường tài chính và phi tài chính phải là một phần quan trọng trong
hệ thống thông tin cho mọi nhân viên trong công ty. Các yếu tố tài chính và phi
tài chính được xem là có ảnh hưởng đến việc hoàn thành chiến lược sẽ được đo
lường thông qua một bộ chỉ số thực hiện KPI (Key Performance Index). Lý
thuyết BSC nhấn mạnh rằng: “để quản lý chiến lược trong cơng ty thì phải đo
lường sự thực hiện chiến lược đó thơng qua các chỉ số thực hiện KPI sau khi
phân tích q trình hoạt động của công ty”.
5

Nguồn: Theo Harvard Business Review, tháng 1- tháng 2 năm 2000.



9

Quan điểm về chiến lược của công ty là nền tảng của toàn bộ hệ thống đo
lường theo lý thuyết BSC. Việc thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa các tiêu chí
có mối quan hệ đến mọi bộ phân trong cơng ty. Mục tiêu có vị trí cao nhất trong
hệ thống đo lường này là mục tiêu của công ty về tài chính. Sau đó, sự hài lịng
của khách hàng. Mà điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt điều này là hiệu quả
của quá trình hoạt động nội bộ. Điều này khẳng định kỹ năng của nhân viên
thông qua việc duy trì cơng tác nghiên cứu và phát triển.
2.3.2 Bốn tiêu chí hay viễn cảnh trong lý thuyết BSC.
Trong BSC có 4 tiêu chí hay viễn cảnh được đề cập đến.Đó là:
• Khách hàng (khách hàng nhìn chúng ta như thế nào?)
• Tài chính (chúng ta nhìn các cổ đơng như thế nào?)
• Quy trình nội bộ (chúng ta cần phải trội hơn về cái gì?)
• Cải tiến và học hỏi – hay Nghiên cứu và đổi mới (chúng ta có thể tiếp tục
cải tiến và tạo ra giá trị khơng?)
a. Tiêu chí (hay viễn cảnh) về khách hàng:
Tiêu chí khách hàng bao gồm các đo lường về sự thỏa mãn của khách
hàng, những yếu tố giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới. Tiêu chí
này thiết lập những mục tiêu có liên quan đến nhận thức của khách hàng trong
lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể bao gồm những tiêu chí đánh giá
như: mức độ thõa mãn của khách hàng, số lượng khách hàng tiềm năng hoặc khả
năng xâm nhập thị trường. Tiêu chí khách hàng cịn có thể được hiểu mở rộng
đến khách hàng nội bộ là nhân viên và nhà điều hành trong doanh nghiệp.


10

Hình 2.1: Mơ hình đánh giá của BSC (Nguồn: Kaplan & Norton, 1992)

b. Tiêu chí (hay viễn cảnh) về tài chính:
Sự hồn thành về mặt tài chính là kết quả của một loạt các hoạt động hay
là kết quả của q trình kinh doanh. Tiêu chí này bao gồm các chỉ tiêu đo lường
tài chính truyền thống có thể đo lường hướng đến việc đạt được mục tiêu chiến
lược, đem lại thơng tin tài chính mong đợi cho các bên liên quan. Đo lường sự
hồn thành về tài chính sẽ xác định chiến lược, quá trình hoạt động và điều hành
của cơng ty có đóng góp vào sự cải thiện của cơng ty hay khơng. Các yếu tố có
thể được xem xét đến là doanh thu, lợi nhuận, chi phí,…
c. Tiêu chí (hay viễn cảnh) về q trình hoạt động nội bộ:
Trong tiêu chí q trình hoạt động nội bộ, q trình hoạt động nội bộ của
mỗi cơng ty là khác nhau. Q trình này tùy thuộc vào đặc tính ngành nghề kinh
doanh của cơng ty ấy. Q trình này phải được hoàn thành tốt để thỏa mãn
khách hàng bên ngồi và khách hàng nội bộ của cơng ty. Ở phạm vi này sẽ nhận
thấy những quy trình kinh doanh chính của doanh nghiệp như sản xuất, phân


11

phối hoặc bán hàng và sau đó thiết lập các mục tiêu liên quan như: chất lượng,
thời gian/ hiệu quả, và tiết giảm chi phí. Và tại đây, sẽ tìm ra những phương
pháp để cải tiến các chức năng và hệ thống nội bộ cho doanh nghiệp.
d. Tiêu chí (hay viễn cảnh) đào tạo và phát triển:
Kiểm tra những tiêu chí đánh giá liên quan đến vấn đề phát triển nghề
nghiệp của nhân viên, tinh thần gắn bó với doanh nghiệp và cơ hội trau dồi kỹ
năng. Ta cũng có thể xem xét những tiêu chí cho việc nghiên cứu và phát triển.
Điều cần tập trung ở đây là nhận biết được các vấn đề cần tiếp tục cải tiến và giữ
gìn những giá trị được tạo ra bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân
lực trong cơng ty.
2.3.3 Khái niệm áp dụng Balanced Scorecard
Khi nghiên cứu về khái niệm áp dụng Balanced Scorecard ta cần phải lưu ý những

vấn đề như sau. BSC là một phương pháp quản lý và kiểm soát chiến lược và đo
lường thực hiện còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Những ứng dụng BSC có thể ứng
dụng từng khung nhìn và từ từ phát triển thêm qua nhiều khung nhìn khác nhau chứ
không nhất thiết là phải ứng dụng hết cùng một lúc 4 khung nhìn. Theo khảo sát sơ
bộ tại Việt Nam thì các doanh nghiệp ứng dụng BSC bắt đầu từ hoạch định nhân sự
và đo lường sự thực hiện của tất cả nhân viên và hoạch định những chỉ tiêu đo
lường sự thực hiện từ bộ phận nhân sự và bộ phận tài chính trước tiên. Điều này
cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu áp dụng BSC tại các nước khác trong khu vực
như Malaysia, Hongkong, Singapore, …
2.4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Thuyết TRA được Ajzen và Fishbein đưa ra vào năm 1975. Thuyết này dựa
trên tâm lý xã hội và đưa ra giả thuyết rằng hành động của con người là kết quả
của quá trình suy nghĩ dựa trên lý trí. Vì vậy, một cá nhân được hướng dẫn bởi thái
độ của họ đối với hành vi mà họ dự tính thực hiện và chuẩn chủ quan của họ.
Fishbein và Ajzen định nghĩa các thuật ngữ như sau: (1) Thái độ đối với hành vi


12

(Attitude toward the behavior) là một cá nhân cảm thấy tích cực hay tiêu cực về
việc thực hiện hành vi mục tiêu; (2) Chuẩn chủ quan (Subjective norm) là sự cảm
nhận của một người rằng những người quan trọng với họ nghĩ họ nên hay không
nên thực hiện hành vi đang được nói đến (trích theo Venkatesh & cộng sự, 2003).

Hình 2.2: Mơ hình của Thuyết hành động hợp lý
(Nguồn: Fishbein & Ajzen,1975)
Fishbein & Ajzen (1975) đề nghị rằng các khái niệm này có thể được đo
lường để dự đốn xu hướng thực hiện hành vi (Behavioral Intention), và xu hướng
này là một yếu tố quyết định trực tiếp đến hành vi thực tế.

2.4.2Thuyết hành vi dự định ( Theory of Planned Behavior - TPB)
Ajzen (1991) nhận ra rằng xu hướng có thể khơng phải là tiền đề tức thời
của hành vi do một cá nhân cảm nhận mức độ kiểm sốt hành động của họ (trích
theo Venkatesh & cộng sự, 2003). Vì vậy, ơng ấy đã chỉnh sửa TRA bằng việc
thêm khái niệm Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Behavioural Control) vào
TRA, được định nghĩa là “việc cảm nhận dễ dàng hay khó khăn của việc thực hiện
hành vi”.

Hình 2.3: Mơ hình thuyết hành vi dự định (Nguồn: Ajzen,1991)


×