Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Chiến lược phát triển sản phẩm nội dung số trong giai đoạn 2010 2014 cho chi nhánh tổng công ty vtc tại tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Y—Z

NGUYỄN VIẾT QUANG MINH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NỘI DUNG SỐ
TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2014
CHO CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY VTC TẠI TP.HCM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Cao Hào Thi

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Vũ Thế Dũng

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Võ Thị Quý

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 03 tháng 09 năm 2009

Chủ tịch Hội đồng


PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP
----------------

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: NGUYỄN VIẾT QUANG MINH

Ngày, tháng, năm sinh : 23/09/1980

Phái

: Nam

Nơi sinh : Đồng Nai

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

MSHV


: 01707040

1- TÊN ĐỀ TÀI:
Chiến lược phát triển sản phẩm Nội dung số trong giai đoạn 2010-2014
cho Chi nhánh Tổng công ty VTC tại Thành phố Hồ Chí Minh
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Bằng các thơng tin thứ cấp tổng hợp từ nhiều nguồn và thông tin sơ cấp thông qua
phương pháp chuyên gia, Đề tài sẽ Xây dựng chiến lược phát triển các hoạt động kinh
doanh Nội dung số cho Chi nhánh VTC tại Tp.HCM từ năm 2010 đến năm 2014.
Nhiệm vụ này sẽ bao gồm 4 nhiệm vụ cụ thể:
• Phân tích tình hình kinh tế vĩ mơ và tình hình phát triển của Nội dung số làm cơ sở
cho các nhận định về cơ hội và thách thức mà Chi nhánh sẽ gặp phải khi tham gia thị
trường Nội dung số.
• Phân tích các hoạt động và nguồn lực của Chi nhánh để đánh giá được điểm mạnh
và điểm yếu của Chi nhánh khi trở thành nhà cung cấp Nội dung số.
• Xây dựng và lựa chọn các chiến lược phù hợp cho Chi nhánh trong việc phát triển
Nội dung số trong 5 năm từ 2010 đến 2014.
• Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho Chi nhánh thực thi được các chiến lược đã lựa
chọn cũng như dự phịng các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình thực thi chiến
lược.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 02/02/2009

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: 13/07/2009

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. CAO HÀO THI
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

KHOA
QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


-i-

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tơi xin được bày tỏ sự trân
trọng và lịng biết ơn sâu sắc đối với những sự giúp đỡ này.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong ban giảng huấn của Khoa
Quản lý Công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh – những
người đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ cho tơi trong suốt khóa học này. Đặc biệt,
tơi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến TS. Cao Hào Thi, người đã tận tình hướng dẫn
tơi thực hiện luận văn này.
Tiếp theo, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè, các vị chuyên
gia trong lĩnh vực Nội dung số – những người đã chia sẻ, giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình tơi – những người luôn động
viên, giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong những năm tháng học
tập này.

Xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Viết Quang Minh


- ii -

TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, ngành Công nghiệp nội dung số đang
dần khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn cho sự phát triển của đất nước trong
những năm đầu thế kỷ 21. Được thành lập từ năm 2007 với kỳ vọng đón đầu sự phát
triển của ngành Công nghiệp nội dung số, Chi nhánh VTC tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã xác định cho mình hướng phát triển chính là cung cấp các dịch vụ Nội dung
số. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh rất gay gắt thì một đơn vị mới
như Chi nhánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Chi nhánh cần phải có sự tìm hiểu
thấu đáo về nguồn lực cũng như tình hình phát triển của thị trường để có những định
hướng chiến lược đúng đắn cho sự phát triển của mình. Và đề tài “Chiến lược phát
triển sản phẩm Nội dung số trong giai đoạn 2010-2014 cho Chi nhánh Tổng công ty
VTC tại Thành phố Hồ Chí Minh“ được xây dựng nhằm giúp Chi nhánh VTC giải
quyết vấn đề này.
Đề tài được thực hiện dựa trên mơ hình hoạch định chiến lược của Fred R. David
(2006) với các cơng cụ phân tích và xây dựng chiến lược như Các cơng cụ phân tích
mơi trường hoạt động (PEST, 5 tác lực); Các ma trận đánh giá môi trường hoạt động
(IFE, EFE, CPM); Các ma trận xây dựng và lựa chọn chiến lược (SWOT, QSPM)…
và với các nguồn thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp, được thu thập bằng phương
pháp chuyên gia.
Kết quả thu được của đề tài này đã cho thấy được những điểm mạnh, điểm yếu,
những cơ hội, thách thức mà Chi nhánh đã và sẽ gặp phải khi tham gia thị trường
Nội dung số. Từ đó, hình thành nên một chiến lược bao quát cho các hoạt động của
Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. Ngoài ra, đề tài đã đưa ra
được 7 nhóm giải pháp đề xuất cho việc triển khai chiến lược cũng như dự phịng 5

vấn đề có thể gặp phải trong q trình triển khai các chiến lược. Và cuối cùng, đề tài
đưa ra một số kiến nghị về phương hướng thực hiện tiếp theo cho đề tài.
Bên cạnh đó, mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do những giới
hạn về thời gian và nguồn cung cấp thông tin nên đề tài vẫn còn một vài hạn chế
như Chất lượng thơng tin thứ cấp cịn thấp; Số lượng chun gia cịn ít; Những phân
tích và giải pháp đưa ra cịn mang tính chất định tính nhiều hơn là định lượng;…


- iii -

ABSTRACT
Accompanied with the booming Internet development, Digital Content Industry is
day by day being the key accessing the Vietnamese economic prosperity in the early
21st century. Being established since 2007, aiming at taking a short – cut in this
potential field, Branch of VTC in Ho Chi Minh city (VTC Branch) has pointed out
that the main object to grasp this target is to provide the digital content services
extensively. However, in a fierce market, as a new player VTC Branch has
encountered with many obstacles and difficulties. VTC Branch should understand
inside out not only the capacity, human and financial sources but also the market
situation as well to pave the way for the right strategy suitable for the own growth.
The thesis named “Building developing strategy of the Digital Content Industry for
VTC Branch in the stage 2010 – 2014” has been put up to support and tackle all
these problems above.
Based on Fred. R David’s “Strategic Management” model (2006), this thesis has
been executed under the background of these principles Tools for analyzing the
business environment (PEST, 5 forces) ; Matrixes for assessing the current business
environment (IFE, EFE, CPM) ; Matrixes for setting up and choosing strategy
(SWOT, QSPM), etc, and with secondary sources and primary sources (collected by
specialist method) of information.
Results achieved from this thesis will represent strength, weakness, opportunities as

well as challenges that VTC Branch has to face up with when taking part in the
digital content market. Thence, an all – embracing strategy for VTC Branch’s
activities in 2010 - 2014 phase is going to be put in practice. Moreover, 7 sets of
solutions have also been recommended for deploying all schemes as well as 5 sets of
issues could meet difficulties during deployment stage. And some proposals of the
next steps are finally mentioned.
Although I have put a lot of efforts during the period fulfilling the thesis, due to the
shortage of time and information channel, the thesis still get stuck with some
problems such as under qualified source of secondary information, the short of
specialists. Besides, analysis and solutions are still inclined to be qualitative rather
than quantitative.


- iv -

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i
TÓM TẮT ...........................................................................................................ii
ABSTRACT........................................................................................................iii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH VẼ .................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................. 1
1.1.

Lý do hình thành đề tài ............................................................................ 1

1.2.


Mục tiêu, ý nghĩa và phạm vi đề tài......................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu ...............................................................................................................3

1.2.2.

Phạm vi ................................................................................................................4

1.2.3.

Ý nghĩa ................................................................................................................4

1.3.

Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 4

1.4.

Cấu trúc đề tài .......................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 7
2.1.

Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược...................................... 7

2.1.1.

Khái niệm về chiến lược ....................................................................................7


2.1.2.

Khái niệm về quản trị chiến lược .....................................................................7

2.1.3.

Các giai đoạn quản trị chiến lược .....................................................................7

2.2.

Các loại chiến lược trong thực tiễn.......................................................... 8

2.2.1.

Các chiến lược kết hợp ......................................................................................8

2.2.2.

Các chiến lược tăng trưởng tập trung ..............................................................9

2.2.3.

Các chiến lược mở rộng hoạt động ..................................................................9

2.2.4.

Các chiến lược khác ...........................................................................................9



-v-

2.3.

Cơ sở xây dựng chiến lược ..................................................................... 10
Phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi ...................................................10

2.3.1.
2.3.1.1.

Mơi trường vĩ mơ ................................................................................ 10

2.3.1.2.

Mơi trường vi mơ ................................................................................ 10
Phân tích các yếu tố môi trường bên trong ...................................................11

2.3.2.
2.4.

Các công cụ hoạch định chiến lược........................................................ 12

2.4.1.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..............................................12

2.4.2.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ................................................13


2.4.3.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) ..............................................................13

2.4.4.

Ma trận SWOT .................................................................................................14

2.4.5.

Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM) ...................................15

2.5.

Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 16
Các loại dữ liệu .................................................................................................16

2.5.1.
2.5.1.1.

Dữ liệu thứ cấp ................................................................................... 16

2.5.1.2.

Dữ liệu sơ cấp..................................................................................... 17
Quy trình lấy ý kiến chuyên gia .....................................................................18

2.5.2.

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHI NHÁNH VTC.............................................. 19

3.1.

Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC .................................. 19

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................19

3.1.2.

Tầm nhìn và sứ mệnh.......................................................................................20

3.1.3.

Định hướng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..............................21

3.2.

Chi nhánh Tổng công ty VTC tại Tp.HCM .......................................... 23

3.2.1.

Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................................23

3.2.1.1.

Lĩnh vực kinh doanh............................................................................ 23

3.2.1.2.


Ngành nghề kinh doanh....................................................................... 24

3.2.1.3.

Mục tiêu chiến lược............................................................................. 24

3.2.2.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động ...........................................................................25

3.2.3.

Dịch vụ ..............................................................................................................26


- vi -

3.2.3.1.

Trò chơi trực tuyến và các dịch vụ giải trí trên Internet ...................... 26

3.2.3.2.

Các dịch vụ giải trí tương tác trên thiết bị di động và truyền hình....... 27

3.2.3.3.

Tổng đại lý phân phối các loại thẻ ...................................................... 27

3.2.3.4.


Đối tác cung cấp hạ tầng viễn thơng, truyền hình................................ 28

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC .................. 29
4.1.

Tổng quan về ngành công nghiệp NDS Việt Nam................................. 29

4.1.1.

Khái niệm về ngành cơng nghiệp NDS .........................................................29

4.1.2.

Tình hình phát triển cơng nghiệp NDS tại Việt Nam ..................................31

4.2.

Phân tích các yếu tố bên ngồi............................................................... 34
Phân tích mơi trường vĩ mơ ............................................................................34

4.2.1.
4.2.1.1.

Chính trị.............................................................................................. 34

4.2.1.2.

Kinh tế ................................................................................................ 36


4.2.1.3.

Xã hội ................................................................................................. 37

4.2.1.4.

Công nghệ........................................................................................... 38
Phân tích mơi trường vi mơ ............................................................................42

4.2.2.
4.2.2.1.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại ................................................................. 42

4.2.2.2.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.................................................................. 45

4.2.2.3.

Khách hàng......................................................................................... 47

4.2.2.4.

Nhà cung cấp ...................................................................................... 50

4.2.2.5.

Sản phẩm thay thế............................................................................... 51


4.2.3.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..............................................53

4.2.4.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) ..............................................................55

4.3.

Phân tích các yếu tố bên trong............................................................... 57

4.3.1.

Các yếu tố đánh giá ..........................................................................................57

4.3.1.1.

Quản trị .............................................................................................. 57

4.3.1.2.

Nhân sự............................................................................................... 58

4.3.1.3.

Tài chính kế tốn................................................................................. 59

4.3.1.4.


Sản xuất .............................................................................................. 62

4.3.1.5.

Marketing ........................................................................................... 64

4.3.2.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ................................................67


- vii -

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ......................... 70
5.1.

Xác định mục tiêu chiến lược................................................................. 70

5.2.

Xây dựng chiến lược............................................................................... 70
Các yếu tố của ma trận SWOT .......................................................................70

5.2.1.
5.2.1.1.

Điểm mạnh (S) .................................................................................... 71

5.2.1.2.


Điểm yếu (W) ...................................................................................... 71

5.2.1.3.

Cơ hội (O)........................................................................................... 73

5.2.1.4.

Thách thức (T) .................................................................................... 73
Các nhóm chiến lược của Ma trận SWOT ....................................................74

5.2.2.
5.2.2.1.

Nhóm chiến lược S–O ......................................................................... 75

5.2.2.2.

Nhóm chiến lược S–T. ......................................................................... 75

5.2.2.3.

Nhóm chiến lược W–O. ....................................................................... 77

5.2.2.4.

Nhóm chiến lược W–T......................................................................... 78

5.2.3.


Ma trận SWOT .................................................................................................78

5.3.

Lựa chọn chiến lược ............................................................................... 80

5.4.

Đề xuất các giải pháp nhằm thực thi được các chiến lược ................... 83

5.4.1.

Tăng số lượng Game online cung cấp ...........................................................83

5.4.2.

Tham khảo các dịch vụ trên mạng 3G từ các nước đã triển khai ...............84

5.4.3.

Củng cố nguồn lực về tài chính ......................................................................84

5.4.4.

Tối ưu hóa chi phí quảng bá để giảm giá thành dịch vụ..............................85

5.4.5.

Chiếm giữ quyền quản lý các kênh phân phối ..............................................85


5.4.6.

Xây dựng thương hiệu và hình ảnh Chi nhánh .............................................86

5.4.7.

Đào tạo nhân lực để đón đầu sự phát triển của thị trường ..........................86

5.5.

Dự phòng các vấn đề trong quá trình thực thi chiến lược .................... 87

5.5.1.

Khơng sử dụng được các kênh truyền thông nội bộ ...................................87

5.5.2.

Không chiếm dụng được vốn của các đối tác ...............................................87

5.5.3.

Thị trường có sự tham gia của các công ty nắm giữ hạ tầng ......................88

5.5.4.

Phản ứng khơng có lợi của xã hội về những dịch vụ NDS .........................89


- viii -


5.5.5.
5.6.

Nền kinh tế chưa thể phục hồi ........................................................................89
Đánh giá các chiến lược và giải pháp .................................................... 90

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 93
6.1.

Kết luận................................................................................................... 93

6.2.

Kiến nghị................................................................................................. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... a
PHỤ LỤC ............................................................................................................ c
Phụ lục A: Danh sách chuyên gia .......................................................................d
Phụ lục B: Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia ma trận EFE và CPM................. g
Phụ lục C: Bảng khảo sát ý kiến nội bộ ma trận IFE.........................................j
Phụ lục D: Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia ma trận QSPM ............................ l
Phụ lục E: Kết quả ma trận QSPM cho Chi nhánh VTC .................................p
Phụ lục F: Biên bản thảo luận với Ban Giám đốc Chi nhánh VTC ...................t


- ix -

DANH SÁCH HÌNH VẼ


Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu Đề tài...................................................................05
Hình 2.1: Các giai đoạn và hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược ..............08
Hình 2.2: Các giai đoạn hình thành chiến lược ......................................................12
Hình 3.1: Cơ cấu nhân sự tại Tổng cơng ty VTC ...................................................20
Hình 3.2: Biểu đồ tổng doanh thu hàng năm của Tổng Công ty VTC ....................22
Hình 3.3: Biểu đồ doanh thu theo dịch vụ của Tổng Cơng ty VTC ........................22
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh VTC ...............................................................25
Hình 4.1: Tổng hợp doanh thu ngành cơng nghiệp NDS ........................................31
Hình 4.2: Động cơ sử dụng internet tại Việt Nam..................................................48
Hình 4.3: Biểu đồ vị trí cạnh tranh giữa Chi nhánh VTC và các đối thủ ................56
Hình 4.4: Cơ cấu nhân sự tại Chi nhánh VTC........................................................58
Hình 4.5: Nguồn vốn Chi nhánh VTC trong 2 năm 2007 và 2008..........................59


-x-

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mơ hình ma trận SWOT ........................................................................14
Bảng 2.2: Mơ hình ma trận QSPM.........................................................................17
Bảng 3.1: Q trình hình thành và phát triển Tổng cơng ty VTC ...........................19
Bảng 3.2: Doanh thu mục tiêu của các phòng ban Chi nhánh VTC năm 2009........26
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động ngành công nghiệp NDS Việt Nam năm 2007 ..........32
Bảng 4.2: Dự báo tăng trưởng ngành công nghiệp NDS Việt Nam ........................32
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam.................................36
Bảng 4.4: Các đánh giá về môi trường vĩ mô của ngành công nghiệp NDS ...........41
Bảng 4.5: Thị phần các doanh nghiệp kinh doanh Game online năm 2008.............42
Bảng 4.6: Thị phần các doanh nghiệp kinh doanh Nội dung điện thoại năm 2008..43
Bảng 4.7: Đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong thị trường NDS...........................43
Bảng 4.8: Thống kê số lượng thuê bao điện thoại theo nhà cung cấp .....................53

Bảng 4.9: Các đánh giá về môi trường vi mô của ngành công nghiệp NDS ...........52
Bảng 4.10: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Chi nhánh VTC .................54
Bảng 4.11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Chi nhánh VTC ................................55
Bảng 4.12: Tổng hợp doanh thu hàng quý của Chi nhánh VTC .............................60
Bảng 4.13: Tỷ lệ lợi nhuận mục tiêu của Chi nhánh VTC ......................................61
Bảng 4.14: Tổng hợp lợi nhuận hàng quý của Chi nhánh VTC ..............................61
Bảng 4.15: Đánh giá các yếu tố bên trong của Chi nhánh VTC..............................66
Bảng 4.16: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Chi nhánh VTC .................67
Bảng 5.1: Ma trận SWOT của Chi nhánh VTC ......................................................76
Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả các Ma trận QSPM của Chi nhánh VTC ....................80


- xi -

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

5 Forces

Mơ hình 5 tác lực phân tích mơi trường vi mô của Michael
Porter: Đối thủ cạnh tranh hiện tại - Đối thủ cạnh tranh tiềm
ẩn - Khách hàng - Nhà cung cấp - Sản phẩm thay thế

2


3G

Mạng điện thoại di động thế hệ thứ 3 - Third Generation
Technology

3

ADSL

Phương thức truyền dữ liệu với băng thông rộng qua
Internet - Asymmetric Digital Subscriber Line

4

Chi nhánh VTC

Chi nhánh Tổng công ty VTC tại Thành phố Hồ Chí Minh

5

Cơng ty Telco

Cơng ty cung cấp hạ tầng viễn thơng và điện thoại

6

CPM

Ma trận hình ảnh cạnh tranh - Competitive Profile Matrix


7

EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - External Factor
Evaluation

8

IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - Internal Factor
Evaluation

9

IDC

Trung tâm lưu trữ dữ liệu số - Internet Data Center

10

NDS

Nội dung số

11

PEST


Mơ hình phân tích mơi trường vĩ mơ: Chính trị (Political)
- Kinh tế (Economical) - Xã hội (Social) - Công nghệ
(Technological)

12

QSPM

13

SWOT

Ma trận Điểm mạnh (Strengths) - Điểm yếu (Weaknesses)
- Cơ hội (Opporturnities) - Thách thức (Threats)

14

Tổng công ty
VTC

Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC VietNam Multimedia Corporation

15

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WIMAX


Tiêu chuẩn kết nối Internet băng thơng rộng không dây ở
khoảng cách lớn - Worldwide Interoperability for
Microwave Access

16

Ma trận hoạch định chiến lược định lượng - Quantitative
strategic planning matrix


-1-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương này sẽ giới thiệu tổng quát về lý do hình thành đề tài; mục tiêu, phạm vi và ý
nghĩa của đề tài; các phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu và cuối cùng là
cấu trúc tổ chức nội dung của đề tài này.

1.1. Lý do hình thành đề tài
Ngày 3/5/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình phát triển Cơng nghiệp nội dung số (NDS) Việt Nam đến
năm 2010. Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển cơng nghiệp NDS thành
ngành kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tiếp cận
các sản phẩm nội dung thông tin số, thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển xã
hội thông tin và kinh tế tri thức. Tám chính sách và giải pháp phát triển Chương trình
phát triển cơng nghiệp NDS của Chính phủ bao gồm Hồn thiện môi trường pháp lý
cho lĩnh vực công nghiệp NDS; Chính sách và giải pháp phát triển thị trường; Phát
triển sản phẩm và dịch vụ; Huy động nguồn lực và thu hút đầu tư cho công nghiệp
NDS; Phát triển hạ tầng truyền thông-Internet; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển; Tăng cường bảo đảm an tồn, an ninh và sở hữu trí

tuệ. Tổng kinh phí thực hiện chương trình dự kiến là vào khoảng 1.280 tỷ đồng
(Thông tấn xã Việt Nam, ngày 04/05/2007).

Theo số liệu mà Viện Công nghiệp Phần mềm và NDS Việt Nam công bố tại Hội
thảo "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp NDS Việt Nam" trong
khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp Phần mềm và Giải trí - ISGAF 2008,
nếu như năm 2007 giá trị của ngành công nghiệp NDS Việt Nam đạt khoảng 180
triệu USD thì đến năm 2010, con số này dự tính đạt khoảng 480 triệu USD và 5 năm
sau đó sẽ đạt khoảng 1,7 tỷ USD. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp
NDS Việt Nam cũng không hề thua kém so với tốc độ tăng trưởng của ngành công
nghiệp phần mềm, tức là đạt khoảng 35-40%/năm. Trong đó, lĩnh vực Nội dung cho
mạng điện thoại đang dẫn đầu (53,6 triệu USD) tăng 59% so với 2006, chiếm 29% thị
phần của ngành; Tiếp đó đến Game online (45 triệu USD) tăng 62%, chiếm 25% thị
phần; Quảng cáo và nội dung trên Internet đạt 43,4 triệu USD, chiếm thị phần 24%;
Doanh thu của lĩnh vực thương mại điện tử là 28 triệu USD, chiếm 15% thị phần


-2-

ngành; Thị phần còn lại chia đều cho các lĩnh vực khác như dịch vụ dữ liệu số, học
tập điện tử, y tế điện tử…(Báo Bưu điện Việt Nam, ngày 22/10/2008)
Tính đến cuối tháng 11/2008, Việt Nam có 20,67 triệu người sử dụng Internet, chiếm
24,20%

dân

số

cả


nước,

tăng

16,7%

so

với

cùng

kỳ

năm

ngoái

(www.thongkeInternet.vn, tháng 11/2008) và dự kiến đến năm 2010, tỷ lệ này sẽ là 40%,

tức là khoảng 43 triệu dân dùng mạng Internet (Đỗ Trung Tá, ngun Bộ trưởng Bộ Bưu
chính Viễn thơng, www.vnexpress.net, ngày 21/05/2007); VTC đầu tư 83,8 triệu USD để

xây dựng tổ hợp dịch vụ NDS tại Thành phố Vinh (Phan Sào Nam, Giám đốc VTC
Online, Báo Bưu điện Việt Nam, ngày 08/09/2008); Yahoo mở văn phòng đại diện tại

Việt Nam (09/04/2007); Google mở Văn phịng đại diện tại Singapore để đón đầu thị
trường Đông Nam Á (03/05/2007); Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures với số vốn
100 triệu USD đã đầu tư cho hơn 20 công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
NDS như VinaGame, yeuamnhac.com, chodientu.com, cyworld.vn, baamboo.com,

clip.vn; VinaCapital đầu tư 2 triệu USD cho hệ thống timnhanh.com; Tinh Vân đầu
tư 1 triệu USD để nâng cấp vinaseek; Quangcaoso.com.vn đầu tư 350 triệu phát triển
dịch vụ quảng cáo trực tuyến…(Báo Bưu điện Việt Nam, ngày 29/11/2007).
Và rất nhiều con số ấn tượng khác nữa. Tất cả chỉ nhằm nhấn mạnh rằng ngành công
nghiệp NDS Việt Nam hội đủ tất cả các yếu tố để trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn cho sự phát triển chung của cả nền kinh tế: nhu cầu, nguồn lực, tiềm năng cũng
như sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc phát triển NDS sẽ khơng cịn là hành động tự phát
của từng đơn vị, mà đó là nhu cầu và là xu hướng chung của tồn thị trường. Nhưng
bên cạnh đó, những con số trên cũng cho thấy rằng, cuộc chiến tranh dành thị trường
NDS đã bắt đầu. Nó địi hỏi những doanh nghiệp tham gia thị trường cần phải có các
chiến lược phát triển đúng đắn mới có thể đạt được hiệu quả mong đợi.
Được xem là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào phát triển NDS tại thị
trường Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC (sau đây gọi tắt là
Tổng công ty VTC) hiện đang là đơn vị đứng ở vị trí số 1 trong việc phát triển cộng
đồng online với hơn 15 triệu user (VTC, 05/08/2008). Doanh thu mang lại chỉ tính
riêng từ Game online và Nội dung cho điện thoại trong năm 2006 là 110 tỷ VNĐ,
năm 2007 là 280 tỷ VNĐ và dự kiến trong năm 2008 là 560 tỷ VNĐ (Tổng hợp các
báo cáo hoạt động của các đơn vị thành viên Tổng công ty VTC, tháng 02/2008).


-3-

Đến ngày 15/07/2007, Tổng công ty VTC đã quyết định thành lập chi nhánh tại
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) với tên gọi Chi nhánh Tổng công ty Truyền
thông đa phương tiện VTC tại Tp.HCM (sau đây gọi tắt là Chi nhánh VTC), với mục
tiêu trở thành nhà cung cấp NDS hàng đầu tại thị trường Tp.HCM làm nền tảng cho
việc phát triển các dịch vụ của Tổng công ty VTC tại thị trường Phía Nam.
Là một đơn vị non trẻ nhưng lại đứng trước một cơ hội và thách thức to lớn, tồn thể
cán bộ cơng nhân viên của Chi nhánh quyết tâm và chắc chắn phải hoàn thành mục
tiêu mà Tổng cơng ty đã đặt ra. Để hồn thành mục tiêu này đòi hỏi Chi nhánh cần

xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hợp lý trong ngành công nghiệp NDS
dựa trên những lợi thế và vận hội có được. Đó chính là lý do hình thành đề tài “Chiến
lược phát triển sản phẩm Nội dung số trong giai đoạn 2010-2014 cho Chi nhánh Tổng

công ty VTC tại Tp.HCM”.

1.2. Mục tiêu, ý nghĩa và phạm vi đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Đề tài này được xây dựng nhằm hướng đến mục tiêu chính là xây dựng chiến lược
phát triển các hoạt động kinh doanh NDS trong 5 năm tới của Chi nhánh VTC tại
Tp.HCM từ năm 2010 đến năm 2014. Mục tiêu này sẽ bao gồm 4 mục tiêu cụ thể:
 Phân tích tình hình kinh tế vĩ mơ và tình hình phát triển của NDS trong và ngồi
nước làm cơ sở cho các nhận định về cơ hội và thách thức mà Chi nhánh sẽ gặp
phải khi tham gia thị trường NDS.
 Phân tích các hoạt động và nguồn lực của Chi nhánh để đánh giá được điểm mạnh
và điểm yếu của Chi nhánh khi trở thành nhà cung cấp NDS.
 Căn cứ vào các phân tích trên sẽ xây dựng và lựa chọn các chiến lược phù hợp
cho Chi nhánh trong việc phát triển NDS trong 5 năm từ 2010 đến 2014.
 Dựa trên các nguồn lực của Chi nhánh cũng như tình hình thị trường để đề xuất
các giải pháp nhằm giúp cho Chi nhánh thực thi được các chiến lược đã lựa chọn
cũng như dự phịng các vấn đề có thể gặp phải trong q trình thực thi chiến lược.


-4-

1.2.2. Phạm vi
VTC là một Tổng công ty 100% vốn Nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Tuy nhiên, Chi nhánh VTC được thành lập nhằm hướng đến mục tiêu chính là
cung cấp và phát triển NDS. Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung
chính vào các vấn đề liên quan đến NDS. Các yếu tố khác vẫn sẽ được xem xét,

nhưng chỉ ở mức độ những tác động có thể ảnh hưởng lên lĩnh vực kinh doanh NDS.

1.2.3. Ý nghĩa
Với những mục tiêu nêu trên, đề tài mong muốn giúp cho Ban Giám đốc Chi nhánh
VTC định hướng được những chiến lược phát triển NDS cho Chi nhánh từ năm 2010
đến năm 2014.

1.3. Quy trình nghiên cứu
Đề tài này được xây dựng dựa trên các mơ hình chiến lược đã được đề cập trong lý
thuyết, sau đó sẽ tổng hợp thành những chiến lược bao quát và xuyên suốt cho tất cả
các hoạt động của Chi nhánh. Các mơ hình dự kiến được sử dụng trong đề tài này bao
gồm:
 Sử dụng mơ hình PEST và mơ hình 5 tác lực của Michael E.Porter để phân tích
mơi trường bên ngồi.
 Sử dụng các yếu tố đánh giá cơ bản của môi trường bên trong như quản trị, nhân
sự, tài chính, marketing, sản xuất,... để phân tích mơi trường bên trong.
 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu
tố bên trong (IFE) và ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) có kết hợp với các ý
kiến đóng góp của chuyên gia và phiếu thăm dị nội bộ để phân tích tình hình hoạt
động và cạnh tranh của Chi nhánh.
 Sử dụng các kết quả phân tích, đánh giá nêu trên để xây dựng ma trận SWOT và
đưa các chiến lược đề nghị cho Chi nhánh.
 Sử dụng ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM) để lựa chọn các chiến
lược phù hợp cho mục tiêu phát triển của Chi nhánh.


-5-

Tồn bộ quy trình nghiên cứu của đề tài này được mơ tả trong Hình 1.1.
Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Phân tích mơi trường bên trong

Phân tích mơi trường bên ngồi
Dữ liệu thứ cấp:
Các phân tích về
mơi trường vĩ
mơ, mơi trường
ngành, …

Ma trận đánh giá
yếu tố bên ngồi

Dữ liệu sơ cấp:
Các nhận xét và
đánh giá mơi
trường bên
ngồi Chi nhánh

Ma trận hình
ảnh cạnh tranh

Mục tiêu
và nhiệm
vụ chiến
lược
Điều
chỉnh
mục tiêu


Dữ liệu thứ cấp:
Cơ cấu tổ chức
và nhân sự; Các
kết quả hoạt
động sản xuất
kinh doanh;…

Dữ liệu sơ cấp:
Các nhận xét và
đánh giá tình
hình môi trường
bên trong Chi
nhánh.

Ma trận đánh giá các
yếu tố bên trong

Kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài để xây dựng chiến lược
Ma trận SWOT
Đánh giá và lựa chọn chiến lược
Ma trận hoạch định chiến lược định lượng

Đề xuất các giải pháp và dự phòng các vấn đề có thể xảy ra
Kết luận và kiến nghị
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu

1.4. Cấu trúc đề tài
Đề tài nghiên cứu này gồm 6 chương với nội dung tóm tắt như sau:
 Chương 1 – Giới thiệu đề tài. Chương này sẽ giới thiệu tổng quát về lý do hình

thành đề tài; mục tiêu, phạm vi và ý nghĩa của đề tài; quy trình nghiên cứu và cuối
cùng là cấu trúc tổ chức nội dung sẽ trình bày của đề tài.
 Chương 2 – Cơ sở lý thuyết. Chương 2 sẽ giới thiệu các lý thuyết cơ sở cho việc
xây dựng chiến lược gồm Các chiến lược cơ bản của doanh nghiệp; Các mơ hình


-6-

phân tích mơi trường hoạt động (PEST, 5 tác lực); Các ma trận đánh giá môi
trường hoạt động (IFE, EFE, CPM); Các ma trận xây dựng và lựa chọn chiến lược
(SWOT, QSPM)… Ngoài ra, trong Chương 2 cũng sẽ giới thiệu các cách thức về
thu thập và phân tích dữ liệu bằng phương pháp chuyên gia.
 Chương 3 – Giới thiệu Chi nhánh VTC. Chương 3 sẽ cung cấp các thơng tin
tổng qt về q trình hình thành và phát triển của Tổng công ty VTC cũng như
Chi nhánh VTC tại Tp.HCM. Bên cạnh đó, Chương 3 cũng sẽ đi sâu phân tích về
các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm hiện tại của Chi nhánh VTC.
 Chương 4 – Phân tích cơ sở xây dựng chiến lược. Chương 4 sẽ tiến hành phân
tích tổng quan về ngành cơng nghiệp NDS mà Chi nhánh đang tham gia; Các vấn
đề về mơi trường bên ngồi của Chi nhánh thơng qua mơ hình PEST và mơ hình 5
tác lực; Các vấn đề về môi trường bên trong của Chi nhánh thông qua các yếu tố
đánh giá cơ bản như quản trị, nhân sự, tài chính, marketing… Kết quả thu được sẽ
xây dựng các ma trận đánh giá môi trường hoạt động (IFE, EFE, CPM) nhằm làm
cơ sở cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược của chương sau.
 Chương 5 – Xây dựng và lựa chọn chiến lược. Chương 5 sẽ tập trung vào 4 vấn
đề chính là Xác định lại mục tiêu cho Chi nhánh; Xây dựng ma trận SWOT để xác
định các chiến lược cho Chi nhánh; Xây dựng ma trận QSPM để đánh giá và lựa
chọn chiến lược khả thi; Đề xuất các giải pháp thực thi chiến lược cũng như dự
phịng các vấn đề có thể gặp phải trong q trình thực hiện. Ngồi ra, sau khi có
kết quả phân tích sau cùng sẽ tiến hành thảo luận kết quả này với Ban giám đốc
Chi nhánh VTC trước khi đi đến kết luận cuối cùng.

 Chương 6 – Kết luận và kiến nghị. Chương 6 sẽ tổng kết lại các kết quả đã thực
hiện được của đề tài. Sau đó, sẽ đưa ra một số kiến nghị về hướng phát triển tiếp
theo cho đề tài.
Như vậy, nội dung Chương 1 đã giới thiệu được tổng quan về lý do hình thành đề tài;
Mục tiêu, phạm vi và ý nghĩa của đề tài; Quy trình nghiên cứu cũng như cấu trúc tổ
chức nội dung sẽ trình bày của đề tài. Đây là các thông tin cơ sở giúp định hướng
thực hiện cho các Chương tiếp theo.


-7-

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ giới thiệu các lý thuyết cơ sở cho việc xây dựng chiến lược gồm Các
chiến lược cơ bản của doanh nghiệp; Các mơ hình phân tích mơi trường hoạt động
(PEST, 5 tác lực); Các ma trận đánh giá môi trường hoạt động (IFE, EFE, CPM);
Các ma trận xây dựng và lựa chọn chiến lược (SWOT, QSPM)… Ngoài ra, trong
Chương 2 cũng sẽ giới thiệu các cách thức về thu thập và phân tích dữ liệu bằng
phương pháp chuyên gia.

2.1. Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược
2.1.1.

Khái niệm về chiến lược

“Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của tổ chức trong dài
hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong
môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp
ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức” (Johnson - Scholes, 2004)
Còn theo Michael E. Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hịa giữa các
hoạt động của một cơng ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến

hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau. Cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái
chưa làm".

2.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược
Fred R. David (2006) cho rằng: “Quản trị chiến lược được định nghĩa như là một
nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều
chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”.

2.1.3. Các giai đoạn quản trị chiến lược
Theo Fred R. David (2006), quản trị chiến lược gồm 03 giai đoạn được trình bày ở
Hình 2.1 như sau:
 Giai đoạn hình thành chiến lược: Là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực
hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố khuyết điểm bên trong và bên
ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế.
 Giai đoạn thực thi chiến lược: Thường được gọi là hành động của quản trị chiến
lược. Thực thi có nghĩa là huy động quản trị viên và nhân viên để thực hiện các
chiến lược đã được lập ra.


-8-

 Đánh giá chiến lược: Đây là giai đoạn cuối của quản trị chiến lược. Việc đánh giá
các chiến lược sẽ tùy thuộc vào thay đổi tương lai vì các yếu tố bên trong và bên
ngoài thay đổi đều đặn.
GIAI ĐOẠN

HOẠT ĐỘNG

Hình thành
chiến lược


Thực hiện
nghiên cứu

Hợp nhất trực
giác và phân tích

Thực thi
chiến lược

Thiết lập mục
tiêu hàng năm

Đề ra các
chính sách

Phân phối các
nguồn tài nguyên

Đánh giá
chiến lược

Xem xét lại các
yếu tố bên trong
và bên ngồi

Đo lường
thành tích

Thực hiện

điều chỉnh

Đưa ra
quyết định

Hình 2.1: Các giai đoạn và hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược

2.2. Các loại chiến lược trong thực tiễn
Theo Fred R.David (2006), có 14 chiến lược đặc thù trong các hoạt động của doanh
nghiệp được phân thành 4 nhóm gồm Các chiến lược kết hợp; Các chiến lược tăng
trưởng tập trung; Các chiến lược mở rộng hoạt động và Các chiến lược khác.

2.2.1. Các chiến lược kết hợp
 Kết hợp phía trước: Làm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm sốt của cơng ty đối với
các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ. Một phương cách hiệu quả để việc thực thi
chiến lược kết hợp này là nhượng quyền.
 Kết hợp về phía sau: Là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc đoạt quyền kiểm
sốt của các nhà cung cấp của công ty. Chiến lược này đặc biệt thích hợp khi các
nhà cung cấp hiện tại của công ty không thể tin cậy được, quá đắt hoặc khơng thể
thỏa mãn địi hỏi của cơng ty.
 Kết hợp theo chiều ngang: Là một chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền
kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của công ty. Sự hợp nhất, mua lại và
chiếm lĩnh quyền kiểm soát giữa các đối thủ cạnh tranh cho phép tăng hiệu quả về
phạm vi làm tăng trao đổi các nguồn tài nguyên và năng lực.


-9-

2.2.2. Các chiến lược tăng trưởng tập trung
 Thâm nhập thị trường: Làm tăng thị phần cho sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có

trong các thị trường hiện có bằng các nỗ lực tiếp thị lớn hơn như tăng chi phí
quảng cáo, tăng các sản phẩm khuyến mãi, hoặc gia tăng các nỗ lực quảng cáo.
 Phát triển thị trường: Mở rộng hoạt động bằng cách đưa những sản phẩm hoặc
dịch vụ hiện có vào những khu vực địa lý mới.
 Phát triển sản phẩm: Làm tăng doanh số bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những
sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại. Phát triển sản phẩm thường đòi hòi những chi phí
nghiên cứu và phát triển lớn.

2.2.3. Các chiến lược mở rộng hoạt động
 Chiến lược đa dạng hóa hoạt động đồng tâm: Thêm vào các sản phẩm hoặc dịch
vụ mới nhưng có liên hệ với nhau.
 Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kết khối: Thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ
mới khơng có liên hệ với nhau.
 Chiến lược đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang: Thêm vào các sản phẩm
hoặc dịch vụ mới liên hệ theo khách hàng hiện có.

2.2.4. Các chiến lược khác
 Liên doanh: Là hai hay nhiều các công ty thành lập nên một công ty hợp doanh
hay hoạt động dựa trên một hợp đồng hợp tác nhằm mục tiêu khai thác nào đó.
 Thu hẹp bớt hoạt động: Được thực hiện khi một công ty muốn tổ chức lại hoạt
động thơng qua việc cắt giảm chi phí và tài sản để cứu vãn tình thế doanh số và
lợi nhuận đang sụt giảm.
 Cắt bỏ bớt hoạt động: Là bán đi một bộ phận hay một phần của công ty nhằm
tăng vốn cho các hoạt động chiến lược khác.
 Thanh lý: Là bán đi tất cả các tài sản của công ty từng phần một với giá trị thực
của chúng được gọi là thanh lý.
 Chiến lược tổng hợp: Là kết hợp hai hay nhiều chiến lược cùng lúc. Trên thực tế,
đa số các công ty đều theo đuổi kết hợp hai hay nhiều chiến lược cùng một lúc,
nhưng khơng có một cơng ty nào có khả năng theo đuổi tất cả các chiến lược.



- 10 -

2.3. Cơ sở xây dựng chiến lược
2.3.1. Phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi
Việc phân tích các yếu tố bên ngồi là phân tích mơi trường vĩ mô và vi mô của công
ty nhằm trả lời hai câu hỏi cơ hội đối với công ty là gì? và nguy cơ cơng ty cần phải
đối phó là gì?
2.3.1.1.

Mơi trường vĩ mơ

Phân tích mơi trường vĩ mơ được thực hiện thơng qua mơ hình phân tích PEST với 4
yếu tố đánh giá là chính trị, kinh tế, xã hội và cơng nghệ.
 Chính trị: Là sự ổn định của thể chế chính trị, sự thay đổi hiến pháp, các chính
sách của nhà nước, các chế độ ưu đãi đặc biệt… có ảnh hưởng tới ngành mà tổ
chức theo đuổi.
 Kinh tế: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của mơi trường vĩ mơ. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đối với sức thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau.
Các yếu tố kinh tế bao gồm các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, nguồn cung cấp
tiền, xu hướng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, chính sách tài chính và
tiền tệ, mức thất nghiệp, cán cân thanh toán…
 Xã hội: Những thay đổi về địa lý, xã hội, văn hóa tác động chậm tới tổ chức
nhưng lại có ảnh hưởng rất sâu rộng. Các yếu tố xã hội bao gồm sự thay đổi về
quan điểm sống, mức sống, thói quen tiêu dùng, ước vọng về nghề nghiệp, tỷ lệ
tăng dân số, sự dịch chuyển dân số, truyền thống, phong tục tập qn.
 Cơng nghệ: Là những yếu tố kỹ thuật có tác động mạnh đến các tổ chức, nó có thể
tạo cơ hội hoặc gây khó khăn cho tổ chức. Các yếu tố công nghệ gồm sự phát
triển của công nghệ, sự ra đời của những vật liệu mới liên quan tới ngành, q
trình chuyển giao cơng nghệ mới, chi phí nghiên cứu phát triển, bản quyền,…

2.3.1.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mơ sẽ được phân tích qua mơ hình 5 tác lực của Michael E.Porter
(1996) với các yếu tố đánh giá là đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm
ẩn, khách hàng, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế.
 Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Là những công ty cung cấp những sản phẩm, dịch vụ
cùng loại hoặc có thể thay thế với sản phẩm, dịch vụ của công ty.


- 11 -

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các công ty hiện nay không ra kinh doanh nhưng
vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Để đối mặt với đối thủ này cần có
biện pháp để ngăn cản sự xâm nhập như tạo ra rào cản bằng cách tạo lợi thế nhờ
sản xuất lớn, đa dạng hóa sản phẩm, quy mơ tài chính, ưu thế về giá…
 Khách hàng: Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến chiến
lược. Công ty cần phải nắm bắt nhu cầu, tâm lý, thị hiếu của khách hàng trong
từng giai đoạn khác nhau nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
 Nhà cung cấp: Là đầu vào của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, trang thiết
bị, bản quyền, tư vấn dịch vụ,… Số lượng và chất lượng nhà cung cấp có ảnh
hưởng rất lớn đến việc lựa chọn và xác định phương án kinh doanh cho công ty.
 Sản phẩm thay thế và bổ sung: Là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong cùng
ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh có cùng chức năng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng giống nhau của khách hàng.

2.3.2. Phân tích các yếu tố mơi trường bên trong
Phân tích các yếu tố bên trong nhằm tìm ra điểm mạnh và yếu của công ty thông qua
việc đánh giá các yếu tố chủ yếu của công ty như kinh doanh, marketing, tài chính, kế
tốn, nhân sự, sản xuất, nghiên cứu phát triển, văn hóa cơng ty và cả mối quan hệ
giữa các yếu tố này. Từ điểm mạnh và điểm yếu của mình, cơng ty sẽ thiết lập các
chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài.

 Tổ chức: Bao gồm các yếu tố như cơ cấu tổ chức, cơ cấu thủ tục hành chính, quy
trình kiểm tra, kiểm sốt, quy trình ra quyết định, tính linh hoạt của tổ chức.
 Nguồn nhân lực: Phân tích nguồn nhân lực là phân tích cơ cấu nhân lực, trình độ
chun mơn, trình độ lành nghề của nhân lực, khả năng thu hút và lưu giữ những
người tài, chính sách khuyến khích và khen thưởng, hệ thống giao tiếp.
 Tài chính kế tốn: Tình hình tài chính, kế tốn cho phép đánh giá sức mạnh của
công ty. Các yếu tố đánh giá này bao gồm khả năng huy động vốn, nguồn vốn, tỷ
lệ giữ vốn vay và vốn chủ sở hữu, quan hệ với những người sở hữu, người đầu tư
và cổ đơng, qui mơ tài chính.


×