Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.42 MB, 240 trang )


TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
LUẬT
HÀ NỘI





ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


TRANH TỊING TRONG T ố TỤNG
D M SỊÍ Ỏ V IỆT MAM TRIÍỚC
YÊU CẨU CẢI CÁCH T ư P H Á P
Mã số: LH - 2010 - 09/ĐHL - HN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

TRUNG TẨM THÔNG TIN THƯ VIÊN
trư ơ n g đại họ c lu ậ t h à nơi
Ịp h ị n g ũ ọ c _

HÀ NỘI - 2011
C X V & K D C a CXĨ*Ũ


DANH SÁCH NHŨNG NGƯÒI T H ự C HIỆN

Ho và tên


1.

TS. NGUYỄN CƠNG BÌNH

N oi cơng tác

Nội dung viết

GVC Trường Đại học Luật Chuyên đề 1
Hà Nội

2.

ThS. NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG

Giảng viên Trường Đại học Chuyên đề 3
Luật Hà Nội

3.

ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Giảng viên Trường Đại học Chuyên đề 2,4, 14
Luật Hà Nội

4.

TS. NGUYỄN MINH HẰNG

Giảng viên Học viện Tư Chuyên đề 6

pháp

5.

ThS. NGUYỄN VÂN HẰNG

Luật sư Đoàn Luật sư thành Chuyên đề 8
phố Hà Nội

6.

TS. BÙI THỊ HUYÊN

Giảng viên Trường Đại học Chuyên đề 10, 12
Luật
t Hà Nội


7.

TS. NGUYỄN NGỌC KHÁNH

Phó tổng Biên tập Tạp chí Chun đề 9
Kiểm sát - VKSNDTC

8.

ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH LAN

Thẩm phán TAND Thành Chuyên đề 13

phố Hà Nội

9.

ThS. ĐẶNG THỊ BÍCH NGA

Chánh án TAND huyện Gia Chuyên đề 11
Lâm

10.

ThS. TRÀN PHƯƠNG THẢO

Giảng viên Trường Đại học Chuyên đề 7, 8
Luật Hà Nội

11.

TS. TRẦN ANH TUẤN

GVC Trường Đại học Luật Chuyên đề 5
Hà Nội

12.

CN. NGUYỄN SƠN TÙNG

Giảng viên Trường Đại học Chuyên đề 14
Luật Hà Nội



B Ả N G CH Ữ V IẾ T T Ắ T
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

BLLĐ

Bộ luật Lao động

HĐXX

Hội đồng xét xử

LHN & GĐ

Luật Hôn nhân và gia đình

LTCTAND

Luật Tổ chức Tịa án nhân dân

LTCVKSND

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân


LLS

Luật Luật sư

PLTTGQCVADS

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

PLTTGQCVAKT

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

PLTTGQCTCLĐ

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

PLTTTM

Pháp lệnh Trọng tài thương mại

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TTDS


Tố tụng dân sự

VKS

Viện kiểm sát

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỤC LỊJC
Tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài

1

Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự

55

Tranh tụng - nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự

67

Cải cách tư pháp với việc bảo đảm quyền tham gia tranh tụng của

77

đương sự
Yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong tố


84

tụng dân sự theo định hướng cải cách tư pháp
Tranh tụng theo pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giới

97

Chứng cứ - vấn đề mấu chốt của hoạt động tranh tụng trong tố tụng

107

dân sự
Hoạt động tranh tụng của người đại diện của đương sự trong tố tụng

138

dân sự
Hoạt động tranh tụng của luật sư trong tố tụng dân sự và những vấn

150

đề đặt ra trong thực tiễn
Viện kiểm sát có là chủ thể tham gia hoạt động tranh tụng trong tố

161

tụng dân sự
Vai trò của thẩm phán đối với hoạt động tranh tụng trong tố tụng dân


167

sự theo các truyền thống pháp luật
Vai trò của thấm phán trong hoạt động tranh tụng trong tố tụng dân sự

174

ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp
Tranh tụng tại phiên tòa dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

184

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh

192

tụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát về tranh tụng trong tố tụng dân sự
Danh mục tài liệu tham khảo


MỊJC
LỊJC
TỔNG THUẬT



Trang
1. PHẢN MỞ ĐẦU


1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

2

1.4. Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng

2

1.5. Phạm vi nghiên cứu

2

1.6. Nội dung nghiên cứu

3

1.6.1. Những vấn đề lý luận về tranh tụng trong tố tụng dân sự
1.6.2. Nội dung các quy định của pháp luậttố tụng dân sựViệt nam

3

3

hiện hành về tranh tụng
1.6.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của phápluật tố tụng dân sự

3

Việt nam về tranh tụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh
tụng trong tố tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp
1.7. Phương pháp nghiên cứu
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Những vấn đề lý luận về tranh tụng trong tố tụng dân sự

3
4
4

2.1.1. Khái niệm tranh tụng trong tố tụng dân sự

4

2.1.2. Bản chất của tranh tụng trong tố tụng dân sự

8

2.1.3. Ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng dân sự

8

2.1.4. Chủ thể tham gia tranh tụng


10

2.1.5. Phạm vi tranh tụng

12

2.1.6. Tranh tụng - nguyên tắc của tố tụng dân sự

12

2.1.7. Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đối với tranh tụng trong

16

tố tụng dân sự
2.2. Nội dung các quy định củapháp luật tố tụng dân sự Việtnam hiện
hành về tranh tụng

19


2.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến tranh tụng trong tố tụng

20

dân sự
2.2.2. Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về nhiệm vụ, quyền

21


hạn của những người tiến hành tố tụng và quyền, nghĩa vụ của người
tham gia tố tụng
2.2.3. Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về chứng minh và

31

chứng cứ
2.2.4. Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về phiên tòa dân sự
2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam

33
37

về ừanh tụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong tố
tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp
2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

37

Việt nam về tranh tụng
2.3.2. Nguyên nhân của một số hạn chế trong thực tiễn áp dụng các

41

quy định pháp luật tố tụng dân sự về tranh tụng
2.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong tố tụng
dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp

43



TỔNG THUẬT K Ế T q ilẢ NGHIÊN c ứ u » Ề TÀ I

TRANH TỤNG TRONG T ố TỤNG DÃN s ự Ở
V IỆT NAM TRƯỚC YÊU CÀU CẢ I CÁCH Tư PH Á P
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
“Chăm lo cho con người, bảo vệ qưyền và lợi ích hợp pháp của mọi
ngườFm là yêu cầu bức thiết của mọi nhân dân trong nước đồng thời là yêu cầu, xu
thế tất yếu của thời đại. Với tinh thần đó, Nghị quyết 08-NQ/TƯ ngày 2/1/2002 của
Bộ chính tri về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và
Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược Cải cách tư
pháp đến năm 2020 đều nhấn mạnh phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả
tranh tụng, phải mở rộng tranh tụng, nâng cao chất lượng tranh tụng dân chủ tại các
phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
BLTTDS năm 2004 ra đời đã đáp ứng phần nào yêu cầu về mở rộng tranh
tụng của công cuộc cải cách tư pháp. Tuy nhiên, việc thực hiện Bộ luật này trong
thời gian qua đã cho thấy vẫn cịn có những quy định không phù hợp với yêu cầu
mở rộng tranh tụng. Thực tiễn tranh tụng trong TTDS cũng còn nhiều tồn tại, thêm
vào đó là yêu cầu của xu thế hội nhập đối với việc cải cách thủ tục tố tụng phải đảm

bảo dân chủ, bình đẳng, cơng khai, minh bạch... Do đó, việc nghiên cứu đề tài
“TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN s ự Ở VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CÀU CẢI
CÁCH TƯ PHÁP” là hết sức càn thiết. Việc nghiên cứu đề tài thành công không
những giải quyết được những vướng mắc về lý luận về tranh tụng trong TTDS, góp
phần hồn thiện pháp luật TTDS về tranh tụng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp mà còn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho việc giảng dạy và nghiên
cứu khoa học pháp lí.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian vừa qua, vấn đề tranh tụng trong TTDS đã thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu khoa học và các cán bộ thực tiễn. Đã có các bài viết
trên các tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo, luận văn thạc sĩ... như Kỷ yếu hội thảo của
Nhà pháp luật Việt - Pháp ngày 18/1/2002 về “Một sổ nội dung vé nguyên tắc tố
tụng xét hỏi và tranh tụng. Kinh nghiệm của Pháp trong việc tưyển chọn, bồi
dưỡng, bổ nhiệm và quản lý Thẩm phán”, Luận văn thạc sĩ luật học “ Tranh tụng tại
(l). Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 134.

1


phiên tòa sơ thắm - Một sổ vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2002, Thông tin khoa
học pháp lí của Bộ tư pháp về “Mộí so vấn để về tranh tụng trong TTDS” năm
2004... Nhìn chung, các bài viết này mới chỉ từng bước tháo gỡ và giải quyết những
vấn đề riêng biệt, nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn
đề tranh tụng trong TTDS chưa được lý giải hoặc lý giải nhưng chưa thỏa đáng.
Ngoài ra, kể từ khi BLTTDS được ban hành, chưa có một cơng trình nghiên cứu
khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về vấn đề tranh tụng trong
TTDS như khái niệm tranh tụng trong TTDS, tranh tụng có được coi là một nguyên
tắc của TTDS không? Tranh tụng được thể hiện như thế nào trong BLTTDS...
1.3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về tranh tụng ừong TTDS;
định hướng cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta về tranh tụng; các quy định
của pháp luật TTDS Việt Nam về tranh tụng; thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật TTDS về tranh tụng tại các Tịa án Việt Nam trong những năm gần đây.
Ngồi ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số quy định của pháp
luật TTDS nước ngoài về tranh tụng nhằm làm rõ thêm cơ sở của việc hoàn thiện
pháp luật TTDS về tranh tụng ở Việt Nam.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận về

tranh tụng trong TTDS, như khái niệm, đặc điểm, bản chất, chủ thể tham gia tranh
tụng, phạm vi tranh tụng trong TTDS và xây dựng quan điểm coi tranh tụng là
nguyên tắc của TTDS, đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật TTDS

về tranh tụng và việc áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử của Tịa án. Từ đó, đề
xuất các giải pháp cụ thể nhàm nâng cao hiệu quả tranh tụng theo yêu cầu của cải
cách tư pháp.
1.4. Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng
Kết quả của việc nghiên cứu đề tài có giá trị sau:
- Góp phần làm rõ những vấn đề lí luận về tranh tụng trong TTDS; đóng
góp ý kiến cho việc hồn thiện pháp luật TTDS về tranh tụng theo định hướng cải
cách tư pháp, nhất là cho việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS trong thời điểm hiện nay.
- Là tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

pháp lí.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn về thời gian và cấp độ của đề tài được nghiên cứu, việc
nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu sau:
- Những vấn đề lý luận về tranh tụng trong TTDS;
- Các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về ừanh tụng và
thực tiễn áp dụng chúng tại một số Tòa án Việt Nam.

2


- Định hướng cải cách tư pháp về tranh tụng và những yêu cầu đối với việc
nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong TTDS.
Đe tài không đi sâu nghiên cứu về tranh tụng ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái
thẩm. Vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu ừong các cơng trình chun sâu khác.
1.6. Nội dung nghiên cứu

1.6.1. Những vẩn đề lỷ luận về tranh tụng trong tổ tụng dân sự
- Khái niệm, đặc điểm, bàn chất, ý nghĩa của tranh tụng trong TTDS.
- Chủ thể tham gia tranh tụng.
- Phạm vi tranh tụng.
- Tranh tụng - nguyên tắc của pháp luật TTDS
- Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đối với tranh tụng trong TTDS.
1.6.2. Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam hiện
hành về tranh tụng
- Một số nguyên tắc cơ bản có liên quan đến tranh tụng trong TTDS như:
nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, nguyên tắc cung cấp chứng cứ và
chứng minh ừong TTDS, nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS,
nguyên tác bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự...
- Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của
những người tiến hành tố tụng và quyền, nghĩa vụ người tham gia tố tụng: thẩm
phán, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự...
- Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về chứng minh và chứng cứ
trong TTDS.
- Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về phiên tòa dân sự.
1.6.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tổ tụng dân sự Việt
nam về tranh tụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong tố
tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp
- Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật TTDS Việt nam về tranh tụng.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong tố tụng dân sự trước

yêu cầu cải cách tư pháp, bao gồm:
+ Hoàn thiện pháp luật TTDS về tranh tụng: sửa đổi, bổ sung các quy định
của pháp luật TTDS về tranh tụng.
+ Các giải pháp khác
1.7. Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối, chính

3


sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Để
giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên
cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như
phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương
pháp tổng hợp, phương pháp khảo sát điều tra xã hội học.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Những vấn đề lý luận về tranh tụng trong tố tụng dân sự
Khái niệm, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa của tranh tụng, chủ thể tham gia
tranh tụng, phạm vi tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng là những vấn đề cơ bản của
tranh tụng trong TTDS. Xác định đúng được những vấn đề này và yêu cầu của công
cuộc cải cách tư pháp đối với tranh tụng là sự bảo đảm cần thiết để hoàn thiện pháp
luật TTDS về tranh tụng cũng như bảo đảm cho tranh tụng được thực hiện trên thực tế.
2.1.1. Khái niệm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Khái niệm tranh tụng trong TTDS là một vấn đề lý luận quan trọng nhất về
tranh tụng. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì loại hình tố tụng tranh tụng xuất hiện
sớm nhất ở Châu Âu cùng với sự xuất hiện của Tòa án nhà nước. Loại tố tụng này
được áp dụng tại Hy lạp cổ đại, sau đó nó được đưa vào La Mã với tên gọi “thủ tục
hỏi đáp liên tục” (1). Cùng với thời gian, tranh tụng tiếp tục được kế thừa, phát triển
và từng bước được khẳng định và đến nay nó được áp dụng hầu hết ở các nước
thuộc hệ thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ.

Ở Việt nam, về khái niệm tranh tụng, dưới góc độ ngơn ngữ học, theo HánViệt tự điển thì tranh tụng có nghĩa là “cãi lẽ, cãi nhau để tranh lấy p h ả r (2). Cịn
theo Đại từ điển tiếng Việt thì tranh tụng có nghĩa là “kiện tụng” (3). Theo cách giải
thích này, thì tranh tụng chính là q trình giải quyết vụ án dân sự theo đó các

đương sự được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và chứng minh để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lí, xung quanh khái niệm tranh tụng trong
TTDS có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất: “tranh tụng là quá trình từ khi tố qưyền được hành xử
cho đến khi có một phán quyết của Tòa
Quan điểm thứ hai: “tranh tụng chỉ là một giai đoạn tập trung tại phiên toà
(1). Xem: Nhà pháp luật Việt - Pháp (2002), M ột sổ nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng.
Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý Thẩm phản, Hà Nội, tr. 2.
(2).Xem: Thiều Chửu (1993), Hán - Việt tự điển, Nxb Thành phố Hồ chí Minh, tr. 621.
(3).
Xem: Trung tâm ngơn ngữ và vàn hóa Việt nam Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Đ ại từ điển tiếng Việt,
Nxb Văn hóa - thơng tĩn, Hà N ội, ữ. 1686.
. Xem: Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tố tụng dân sự Việt Nam giải lược, Nxb Đồng Nai, tr. 63.

4


xét xử, được thể hiện bằng việc các bên đưa ra chứng cứ và tranh luận, đối đáp
dựa trên các chứng cứ đó. Tồ án ra phán quyết giải quyết vụ việc của mình dựa
trên kết quả tranh tụng tại phiên toà ”(l);
Quan điểm thứ ba: “ Tranh tụng là việc các bên đương sự đưa ra các chứng
cứ, các căn cứ pháp lí, lập luận, tranh luận, đổi đáp với nhau nhằm bảo vệ quyền
lợi của mình và Tồ án chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng giữa các bên để ra
phán quyết giải quyết vụ án, vụ việc dân sự ” (2).

Qua nghiên cứu đề tài cho thấy, ừanh tụng ứong TTDS được hiểu như quan
điểm thứ nhất thì chưa đầy đủ bởi vì quan điểm này mới chỉ coi tranh tụng là một
quá trình bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện cho đến khi có bản án, quyết định Tồ
án mà chưa nói lên được bản chất, ý nghĩa của tranh tụng. Nếu tranh tụng trong

TTDS được hiểu theo quan điểm thứ hai tuy phần nào nói lên được bản chất của
tranh tụng nhưng nội hàm của chúng lại quá hẹp. Theo quan điểm này tranh tụng
trong TTDS chỉ diễn ra ở tại phiên toà, tranh tụng trong TTDS đồng nghĩa với tranh
luận tại phiên tòa và chỉ giới hạn trong phần tranh luận tại phiên tòa cũng là chưa
đầy đủ. v ề mặt ngữ nghĩa, thuật ngữ tranh tụng trong TTDS và tranh luận tại phiên
tịa là khác nhau. Thực chất thì tranh luận tại phiên tòa chỉ là một sự biểu hiện tập
trung cao nhất của tranh tụng ữong TTDS. Quan điểm thứ ba đã chỉ ra được bản
chất của tranh tụng nhưng lại không chỉ ra được giới hạn của quá trình tranh tụng,
nó được bắt đầu và kết thúc ở thời điểm nào trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự.
Việc giải quyết vụ án dân sự về bản chất là một quá trình nhận thức và tư
duy của các chủ thể tham gia vào quá trình TTDS trên cơ sở xem xét đánh giá
khách quan, toàn diện, đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ
án và các quy định của pháp luật TTDS. Các chủ thể tham gia vào quá trình TTDS
phải phát huy tính chủ động, tích cực trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và
đánh giá các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách
quan và đầy đủ; các đương sự phải được đối đáp, tranh luận với nhau về chứng cứ,
căn cứ pháp lí, đưa ra các lập luận, các quan điểm khác nhau về việc giải quyết vụ
án. Tất cả các hoạt động như đưa ra yêu cầu, phản yêu cầu, trao đổi chứng cứ, tài
liệu, căn cứ pháp lí, quan điểm biện hộ của đối phương, đối chất giữa các bên...
trong giai đoạn trước khi xét xử cũng như tại phiên tịa đều có thể hiểu là q trình
ứanh tụng. Tuy nhiên, tranh tụng khơng hồn tồn đồng nhất với chứng minh.
“Chứng minh trong TTDS là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy
định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân s ự ' (3).
Như vậy, có thể hiểu hoạt động chứng minh có sự tham gia của rất nhiều các chủ

(1). Xem: Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2004), Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng dân sự (2),
Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội, tr. 19.
(:>. Xem: Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2004), Sđd, tr. 19.
(3). Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giảo trình Luật TTDS Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 134.


5


thể, trong đó Tịa án là một chủ thể chứng minh có trách nhiệm chứng minh các bản
án, quyết định mà mình đưa ra là có căn cứ và hợp pháp. Trong khi đó, trong q
trình tranh tụng Tịa án là người trọng tài, người điều khiển quá trình tranh tụng,
đàm bảo quá trình tranh tụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
TTDS và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra phán quyết giải quyết vụ án. Ngồi ra,
hoạt động chứng minh có thể diễn ra một cách đơn chiều, chỉ tồn tại một mối quan
hệ giữa các đương sự với Tòa án khi đương sự cung cấp các chứng cứ, tài liệu cho
Tòa án để chứng minh cho yêu cầu, phản yêu cầu hay phản đối u cầu của mình là
đúng và Tịa án tiếp nhận các chứng cứ, tài liệu đó. Cịn “tranh tụng phát sinh ra hai
mối quan hệ: giữa các đương sự tranh nại với nhau, và giữa các đương sự và Quốc
gia, mà đại diện là Tịa án có thẩm quyềrí,(l). Hay nói cách khác, q trình tranh tụng
ln ln có sự tham gia của ba chủ thể: hai bên đương sự và Tịa án, trong đó hai
bên đương sự đối tụng với nhau theo các quy định của pháp luật TTDS và Tịa án là
người thứ ba, vơ tư, khách quan để phân xử tranh chấp giữa các bên đương sự.
Như vậy, xét dưới góc độ khoa học pháp lí, tranh tụng được hiểu theo hai
nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, tranh tụng là một quá trình được bắt đầu từ khi có yêu cầu
khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Q
tìn h tranh tụng này không chỉ bao gồm các giai đoạn khởi kiện, chuẩn bị xét xử,
thu thập, trao đổi chứng cứ, tài liệu, quan điểm về việc giải quyết vụ án, đối chất
giữa các bên đương sự, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mà cả giai đoạn xét xử theo ừình
tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Thậm chí q trình tranh tụng có thể được tiến hành lại
từ giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp khi bản án, quyết định về
vụ án bị Tòa án cấp trên huỷ để tiến hành xét xử lại.
Theo nghĩa hẹp, quá trình tranh tụng được tiến hành tại các phiên tòa sơ
thẩm và phúc thẩm, theo đó các bên đương sự dưới sự điều khiển của HĐXX trực
tiếp trình bày yêu cầu, chứng cứ, tranh luận và đối đáp với nhau về chứng cứ, căn

cứ pháp lí, lý lẽ, lập luận để chứng minh rằng yêu cầu, phản yêu cầu, phản đối yêu
cầu của mình đối với đương sự phía bên kia là có căn cứ và hợp pháp. Trên cơ sở
kết quả tranh tụng của các bên đương sự, HĐXX ra phán quyết về việc giải quyết
vụ án dân sự.
Từ cách hiểu như vậy, để đảm bảo sự sự nhận thức đúng đắn và thống nhất
về khái niệm tranh tụng, theo chúng tôi cần phải làm sáng tỏ các đặc điểm của tranh
tụng trong TTDS và tranh tụng tại phiên tòa.
Với cách hiểu nghĩa rộng, q trình tranh tụng trong TTDS có một số đặc
điểm cơ bản sau:
- Trong quá trình tranh tụng, trách nhiệm chứng minh thuộc về các
(l). Xem: Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt nam, xuất bản dưới sự bào trợ cùa Bộ tu pháp, tr. 368.


đương sự, họ là các chủ thế tranh tụng giữ vai trò chủ động, quyết định kết quả
tranh tụng.
Trong TTDS, quan hệ lợi ích cần được giải quyết trong các vụ án dân sự là
quan hệ giữa các đương sự, do đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trước Tịa án thì các đương sự phải có trách nhiệm chứng minh cho Tịa án và
những người tham gia tố tụng khác thấy được sự đúng đắn trong yêu cầu của mình,
đồng thời chứng minh rằng bị đơn phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của mình và
ngược lại bị đơn cũng có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh sự
phản đối u cầu của mình đối với đương sự phía bên kia là có căn cứ và hợp pháp.
Trong suốt quá trình tố tụng, các bên đương sự bình đẳng với nhau và liên tục trao
đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí để chứng minh, biện luận cho
quyền lợi hợp pháp của mình trước Tịa án trên cơ sở các quy định của pháp luật
TTDS. Trong q trình tranh tụng, Tịa án khơng chủ động thu thập chứng cứ trừ
một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật để bảo đảm sự khách quan,
vô tư và công minh trong việc phân xử vụ án, tôn trọng quyền tự định đoạt của
đương sự cũng như phát huy tính tích cực, chủ động của các đương sự. Tòa án là
người đánh giá, đối chiếu và kiểm tra chứng cứ, lựa chọn quy phạm pháp luật phù

hợp đối với vụ án cần giải quyết và ra bản án, quyết định trong đó xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên đương sự.
- Các hành vi tổ tụng của các chủ thể tham gia vào quá trình tranh tụng
tuân theo trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định
Pháp luật TTDS và hoạt động TTDS cùa Tịa án nói chung và các chủ thể
tham gia TTDS nói riêng là hai mặt khơng thể tách rời của một quy trình tố tụng.
Pháp luật TTDS là cơ sở pháp lí của hoạt động TTDS, vì vậy khi thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình các chủ thể tham gia vào quá trình tranh tụng phải tuân theo
đúng trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định. Việc tuân thủ đúng trình
tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định nhằm mục đích để cho việc điều hành
cơng lý được phân minh, có hiệu quả và bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của
các cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích Nhà nước và lợi ích cơng cộng.

Theo nghĩa hẹp, q trình tranh tụng tại phiên tịa có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Quá trình tranh tụng tại phiên tịa được tiến hành một cách cơng khai,
trực tiếp và bằng lời nóL
Tại phiên tịa, các bên đương sự được trực tiếp trình bày các yêu cầu, đưa ra
các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí bằng lời nói. Việc các bên đương sự trực tiếp
trình bày, tranh luận bằng lời nói là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính khách
quan, trung thực trong lời khai cùa họ, giúp HĐXX giải quyết các yêu cầu của
đương sự, ra các quyết định chính xác nhất về việc giải quyết vụ án. Những chứng
cứ, tài liệu nào đó nếu khơng được trực tiếp thẩm tra cơng khai tại phiên tịa đều
khơng được dùng làm căn cứ cho quyết định của Tòa án.

7


- Các chủ thể tranh tụng được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và
chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Để có thể phán quyết một bản án công minh, làm sáng tỏ được các tình tiết

cần chứng minh của vụ án, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì
các đương sự phải được tranh luận về chứng cứ, khẳng định giá trị chứng minh của
chứng cứ mà mình xuất tìn h trước HĐXX, trình bày quan điểm, lập luận của mình
về các tình tiết của vụ án nhằm mục đích để HĐXX giải quyết các yêu cầucủa
đương sự, ra các quyết định chính xác nhất về việc giải quyết vụ án.
- Trong quá trình tranh tụng tại phiên tịa Thẩm phán đóng vai trị là
người trọng tài để phân x ử giữa hai bên tham gia tranh tụng.
Để bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương
sự ữong TTDS địi hỏi Tịa án phải khách quan, thái độ vơ tư và cơng minh đối với
cả hai bên. Tịa án có vai trị quan trọng và quyết định trong việc bảo đảm sự bình
đẳng của các chủ thể tranh tụng và giải quyết đúng đắn vụ kiện. Trong quá ừình
tranh tụng tại phiên tòa, thẩm phán thay mặt cho quyền lực của Nhà nước là người
trọng tài “cầm căn công lý”, giữ vai trị trung gian, điều khiển q trình tranh tụng
của các bên nhằm đảm bảo quyền tranh tụng của các bên đương sự cũng như đảm
bảo cho quá trình tranh tụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
TTDS và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra phán quyết giải quyết vụ án.
Như vậy, dưới góc độ khoa học luật TTDS có thể đi đến kết luận: Tranh
tụng trong TTDS là quá trình hoạt động của các chủ thể tố tụng được bắt đầu từ
khi có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định cỏ hiệu lực pháp luật,
theo đó các chủ thể tranh tụng dưới sự điều khiển của Tòa án được đưa ra, trao đổi
chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí để chứng minh, biện luận cho quyền, lợi ích hợp
pháp của mình trước Tịa án theo những trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS quy
định và Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án dân sự căn cứ vào kết quả tranh tụng
của các chủ thể tranh tụng.
2.1.2. Bản chất của tranh tụng trong tố tụng dân sự
Bản chất của tranh tụng trong TTDS là việc các bên đương sự được đưa ra,
trao đổi các chứng cứ, các căn cứ pháp lí, lập luận, đối đáp lại nhau, tranh luận với
nhau trên cơ sở các quy định của pháp luật TTDS để bảo vệ quyền lợi của mình
dưới sự giám sát của Tịa án. Thơng qua việc tranh tụng, các tình tiết của vụ án
được làm sáng tỏ, Tòa án nhận thức được sự thật khách quan của vụ án và căn cứ

vào kết quả tranh tụng để đưa ra phán quyết.
Với bản chất này, tranh tụng được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng. Vì
vậy, pháp luật TTDS phải có đầy đủ các quy định tạo điều kiện cho đương sự thực
hiện quyền tranh tụng để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trước Tịa án.
2.1.3. Ỷ nghĩa của tranh tụng trong tố tụng dăn sự

8


Một là, tranh tụng trong TTDS thể hiện tính chất dân chủ, công khai và
minh bạch của TTDS.
Tranh tụng trong TTDS là một phương thức tố tụng thể hiện rõ nhất tính
chất dân chủ, cơng khai và minh bạch cùa TTDS. Trong quá trình thực hiện việc
tranh tụng, các đương sự, người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự đều được bình đẳng, chủ động và cơng khai đưa ra các
chứng cứ, căn cứ pháp lí và đối đáp nhau để làm rõ sự thật khách quan của vụ án
dân sự. Tịa án là cơ quan tiến hành tố tụng đóng vai trị giám sát q trình tranh
tụng, sử dụng kết quả tranh tụng của các bên để giải quyết vụ án dân sự một cách
khách quan, công bàng và đúng pháp luật.
Hai là, tranh tụng đã tạo ra cơ hội cho các bên đương sự bảo vệ quyền lợi
và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.
Với việc giải quyết vụ án dân sự theo phương thức tranh tụng, các đương sự
có điều kiện trong việc trình bày, đưa ra các chứng cứ, lý lẽ chứng minh cho quyền
lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa, tranh tụng cũng buộc các đương sự phải
nỗ lực, tích cực hơn trong việc tham gia tố tụng. Kết quả tranh tụng là cơ sở để Toà
án quyết định giải quyết vụ án nên đương phải tìm mọi cách để thu thập chứng cứ
và tìm ra căn cứ pháp lí để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp
pháp và bác bỏ yêu cầu của đương sự phía bên kia.
Ba là, tranh tụng góp phần bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án đã

tuyên là có căn cứ và hợp pháp.
Tranh tụng khơng những tạo điều kiện cho đương sự thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình mà qua quá trình tranh tụng Tòa án xác định được sự thật khách
quan của vụ án dân sự. Trên cơ sở đó, Tịa án giải quyết được yêu cầu của các
đương sự, xác định đúng các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định của
pháp luật. Vì khi các đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền TTDS của mình
như quyền đề đạt yêu cầu để Tòa án bảo vệ, quyền đưa ra chứng cứ và chứng minh
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền được biết chửng cứ do bên
kia cung cấp hoặc do Tòa án thu thập, quyền yêu cầu Tòa án quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền được tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ,
quyền tranh luận tại phiên tịa... thì các tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ, Tịa án
có đầy đủ các chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự một cách chính xác, cơng minh
và đúng pháp luật. Đúng như Ơng Nguyễn Huy Đẩu đã nhận xét: “nguyên tắc cho
hai người đi kiện đối tụng nhau trước Thắm phán là một yếu tổ an toàn cho họ và
cũng là một điều kiện khiến cho tịa hiểu rõ nội tình” (l).
Bổn là, thơng qua tranh tụng trong TTDS giúp cho mọi công dân hiểu biết
thêm pháp luật, củng cố thêm lòng tin vào chế độ, vào đường lối, chính sách và
(1>. Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ cùa Bộ tư pháp, tr. 377.

9


pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó góp phần vào việc giáo dục và
nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội của nhân
dân, tạo điều kiện cho việc củng cố trật tự pháp luật và pháp chế XHCN.
2.1.4. Chủ thể tham gia tranh tụng
Chủ thể tham gia tranh tụng được hiểu là những chủ thể mang quyền - nghĩa
vụ tố tụng, tham gia vào quá tìn h tranh tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự trước Tồ án. Do đó, q trình tranh tụng ln ln có sự tham gia
của hai bên đương sự và Tòa án.

2.1.4.1. Hai bên đương sự
Đương sự là những chủ thể tranh tụng giữ vai trò chủ động, quyết định kết
quả tranh tụng. Bởi vì, họ tham gia tranh tụng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệ
quyền và lợi ích của họ trong vụ án, kết quả tranh tụng ảnh hưởng trực tiếp tới
quyền và lợi ích của bản thân các đương sự. Hơn nữa, các vụ án dân sự chủ yếu
phát sinh là do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các đương sự. Do đó, việc
xác định quyền và nghĩa vụ đó có tồn tại hay khơng phải thuộc về các đương sự
người biết rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra tranh chấp vì nó khơng chi là con
đường ngắn nhất để biết rõ sự thật, mà còn làm các bên thoả mãn hơn với kết quả
được xác lập lại theo đúng quy định của pháp luật.
Đương sự trong vụ án dân sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền,
nghĩa vụ liên quan nhưng chủ thể tranh tụng trước hết và chủ yếu là nguyên đơn và
bị đơn. Họ là những chủ thể có mâu thuẫn về quyền và lợi ích, họ đứng ở vị trí tố
tụng đối lập nhau. Trong suốt quá trình tranh tụng, nguyên đơn và bị đơn bình đẳng
với nhau và liên tục trao đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí để
chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tịa án trên cơ sở
các quy định của pháp luật TTDS.
Ngoài nguyên đom và bị đơn, tham gia vào q trình tranh tụng cịn có người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này họ cũng được coi là chủ thể
tranh tụng, bởi họ cũng có lợi ích liên quan đến vụ án, tham gia tranh tụng để bảo
vệ quyền lợi của mình. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền đưa
ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn. Do vậy họ cũng được đưa ra
chứng cứ, căn cứ pháp lí, lý lẽ và lập luận để chứng minh cho yêu cầu của mình
hay phản đối yêu cầu của các đương sự khác.
Như vậy, có thể thấy đương sự là những chủ thể giữ vị trí và vai trị trung
tâm trong quá trình tranh tụng. Tuy nhiên, trên thực tế có những đương sự khơng
thể hoặc khơng có điều kiện thực hiện tốt nhất quyền tranh tụng của mình nên việc
tranh tụng của các đương sự này do người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các đương sự thực hiện. Việc tham gia tranh tụng của người đại
diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự xuất phát từ quyền

được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự chứ không phải xuất phát trực

10


tiếp từ lợi ích của họ bới họ khơng phải là các chủ thể tham gia vào các quan hệ
pháp luật nội dung.
Người đại diện của đương sự là người thay mặt cho đương sự tham gia vào
quá trình tranh tụng với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của các đương
sự.. Người đại diện có quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự khi tham gia vào
tranh tụng. Do đó, người đại diện có quyền được biết tất cả chứng cứ, lý lẽ của bên
đương sự đối phương và được quyền trình bày ý kiến, đối đáp về những vấn đề mà
đối phương có yêu cầu đối với đương sự mà mình đại diện. Người đại diện của
đương sự phải có quyền bình đẳng với bên đương sự đối lập trước Tòa án trong
việc thực hiện quyền tranh tụng.
Trong tranh tụng thì khơng thể thiếu một chủ thể quan trọng đó là người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Họ là người giúp đỡ đương sự về mặt
pháp lí đồng thời tham gia tranh tụng để bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Người bảo vệ có vị trí pháp lí độc lập với đương sự, có các quyền và
nghĩa vụ do pháp luật quy định chứ không bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ của
đương sự như người đại diện. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự thông thường là các luật sư hoặc là những người am hiểu pháp luật. Trong q
trình ừanh tụng, do người bảo vệ là người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm
tham gia tố tụng và kỹ năng tranh tụng nên có thể giúp cho các bên đương sự bảo
vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhất là trong việc đưa ra chứng cứ, căn
cứ pháp lí và các lập luận. Khơng những thế, ý kiến tham gia tranh tụng của người
bảo vệ còn giúp cho Tòa án xác định được sự thật khách quan của vụ án.
Ngoài các chủ thể tranh tụng là đương sự, người đại diện và người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì VKS có phải là chủ thể tranh tụng khơng?
Ở các nước theo truyền thống pháp luật án lệ (như Anh, Hợp chủng quốc

Hoa Kỳ...), do tôn trọng nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự nên Viện
công tố (VKS) hầu như khơng tham gia trong q trình giải quyết các vụ án dân sự
và đương nhiên không là chủ thể tranh tụng. Ở các nước theo truyền thống pháp
luật dân sự như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Nga, Nhật Bản...) với mục
đích là để đại diện cho lợi ích chung và bảo vệ trật tự công nên VKS có thể tham
gia tố tụng với “tư cách là một bên đương sự hoặc với tư cách là người giám sát”
(1). Khi VKS tham gia tố tụng với tư cách là một bên đương sự (VKS khởi tố vụ án
dân sự) thì VKS là chủ thể tranh tụng và có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như
đương sự trừ quyền hồ giải và nghĩa vụ trả án phí, lệ phí.
2.1.4.2. Tồ án

(l). Trần Văn Trung, "Vai trị của Viện kiếm sát trong tố tụng dân sự", Tài liệu toạ đàm Dự thào Bộ luật tố
tụng dân sự, Câu lạc bộ luật gia Việt - Đức và văn phòng Viện Konard Adenauer, 11/2003.

11


Đe bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương
sự thì trong q trình tranh tụng, Tịa án phải thực hiện đúng chức năng của mình là
người tài phán cơng minh, xem xét, đánh giá đầy đủ và toàn diện tất cả các chứng
cứ, căn cứ pháp lí, lí lẽ lập luận mà các bên đương sự đưa ra trong quá trình tranh
tụng. Tịa án có vai trị quan trọng trong việc điều khiển quá trình tranh tụng, bảm
đảm quá trình tranh tụng diễn ra một cách rõ ràng, trung thực và được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật TTDS đồng thời bào đảm sự bình đẳng của các
chủ thể tranh tụng và giải quyết đúng đắn vụ án trên cơ sở kết quả của tranh tụng.
2.1.5. Phạm vì tranh tụng
Phạm vi tranh tụng là giới hạn những vấn đề mà các bên tham gia tranh tụng
phải làm rõ bằng các chứng cứ, căn cứ pháp lí và các lí lẽ, lập luận. Việc xác định
phạm vi tranh tụng có ý nghĩa rất quan trọng bởi xác định đúng phạm vi tranh tụng
sẽ đảm bảo cho các bên đi đúng hướng trong q trình tranh tụng, hay nói cách

khác nó định hướng cho các bên tham gia tranh tụng thực hiện các hành vi tố tụng
phù hợp nhất. Với Toà án phạm vi tranh tụng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án dân
sự hiệu quả và nhanh nhất.
Trong TTDS, đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, được biét và ghi chép, sao chụp
các chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tịa án thu thập. Do đó
đương sự người có nghĩa vụ phải trả lời các yêu cầu tự nhận thấy yêu cầu, các
chứng cứ mà đương sự phía bên kia đưa ra là hồn tồn đúng đắn, có cơ sở và họ

thừa nhận những chứng cứ, những yêu cầu đó. Việc thừa nhận này sẽ giải phóng
cho đương sự phía bên kia khỏi nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên có những yêu cầu
mà các bên hoặc một bên đương sự không chấp nhận và những thông tin, tài liệu
mà các bên không đồng ý là chứng cứ hoặc một bên khơng đồng ý là chứng cứ. Khi
phiên tịa diễn ra, sau khi các đương sự trình bày xong các yêu cầu, đề nghị và đã
xuất trình đầy đủ chứng cứ thì phiên tịa chỉ tập trung vào những vấn đề các bên
hoặc một bên từ chối khơng cơng nhận, cịn những vấn đề các bên khơng từ chối thì
coi như là đã được giải quyết và những chứng cứ nào các bên đã thừa nhận thì cũng
khơng tranh luận nữa. Như vậy, các chủ thể tranh tụng chỉ tranh tụng với nhau về
những vấn đề mà các bên đương sự cịn mâu thuẫn và có những chứng cứ chứng
minh khơng thống nhắt.
Với phạm vi tranh tụng như vậy thì pháp luật TTDS cần phải có những quy
định đảm bảo cho các bên đương sự có thể biết tất cả các yêu cầu, các chứng cứ,
căn cứ pháp lí và các lí lẽ, lập luận của đối phương cũng như có đủ thời gian để
chuẩn bị các chứng cứ, căn cứ pháp lí, lí lẽ để phàn bác lại yêu cầu, chứng cứ của
đương sự phía bên kia.
2.1.6. Tranh tụng - nguyên tắc của tố tụng dân sự

12



2.1.6.1. Cơ sở của việc quy định nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự
Việc thừa nhận hay không thừa nhận tranh tụng là một nguyên tắc của
TTDS không thể là sự ngẫu hứng hay tuỳ tiện xuất phát từ ý chí chủ quan của các
nhà làm luật mà nó phải xuất phát từ các căn cứ khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật thì
nguyên tắc của pháp luật là nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất
phát điểm, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất, thể hiện tính tồn diện, linh
hoạt, thấm nhuần tồn bộ nội dung cũng như hình thức của hệ thống pháp luật, là
cơ sờ chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Do đó, bất kỳ một
hoạt động nào muốn đi đúng hướng và đạt kết quả đòi hỏi hoạt động đó phải tuân
theo những nguyên tắc nhất định. Hoạt động TTDS là một dạng hoạt động tư pháp
với nhiệm vụ bảo đảm cho việc giải quyết vụ án tiến hành được nhanh chóng và
đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ
chức, lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Vì vậy, hoạt động TTDS được tiến hành
theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật TTDS quy định và trên cơ sở
những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc của TTDS là những nguyên lý, những tư
tưởng chỉ đạo, các định hướng chi phối tất cả các giai đoạn hoặc một số giai đoạn
nhất định của quá trỉnh TTDS được thể hiện dưới hình thức các quy phạm pháp luật
TTDS và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật TTDS. Như vậy, “nói đến
nguyên tắc là nói đến tỉnh bắt buộc phổ biến và có tính chủ đạo chung, thống nhấr .
Tranh tụng như trên đã phân tích thực chất là một q trình hoạt động của
các chủ thổ tố tụng, theo đó các chù thể tham gia vào q trình TTDS phát huy tính
tích cực, chủ động trong việc giải quyết vụ án dân sự đặc biệt là các bên đương sự
thực hiện quyền tranh tụng theo quy định của pháp luật TTDS để bào vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Tịa án trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện và đầy
đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ án ra bản án, quyết định
công bằng, chính xác và đúng pháp luật. Như vậy, tranh tụng khơng chỉ thể hiện
tính chất dân chủ, cơng khai, minh bạch của quá trình tố tụng nhằm bảo vệ các
quyền con người trong TTDS mà còn định hướng chi phối các hoạt động và hành vi
tố tụng của các chủ thể tham gia TTDS. Trong suốt quá trình tố tụng bên nguyên

đom và bên bị đơn liên tục ừao đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí
để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tịa án trên cơ sở
các quy định của pháp luật TTDS. Các bên tranh chấp (nguyên đơn và bị đơn) xử
sự theo kiểu tranh luận trước Tòa án (người thứ ba làm trọng tài đứng giữa hai bên
phân xử) nên q trình TTDS nói chung và q trình xét xử vụ án dân sự nói riêng
được tiến hành dưới thể thức tranh tụng và tuân theo nguyên tắc thuộc hệ thống xét

(l). Xem: Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2001),
Báo cáo tổng quan đề tài Những quan điểm cơ bàn về Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, Đề tài cấp bộ, Hà
Nội, tr. 18.

13


xừ đối kháng. Vì vậy, tranh tụng cần được xếp vào những nguyên tắc chung của
pháp luật TTDS. Việc phủ nhận nguyên tắc tranh tụng trong TTDS tức là phủ nhận
mục đích của TTDS, khơng phân định rõ vai trị, vị trí của các chủ thể tham gia vào
q trình tố tụng. Hậu quả tất yếu của nó là khơng xác định sự thật khách quan của
vụ án, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Việc xác định nguyên tắc tranh tụng trong TTDS cịn có nguồn gốc từ bản
chất cùa quan hệ pháp luật nội dung (quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại và lao động). Các chủ thể của quan hệ pháp luật nội
dung có quyền tự do tự nguyện, bình đẳng trong việc thiết lập các quyền và nghĩa
vụ phục vụ cho lợi ích của mình phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Các chủ thể
có quyền tự do quyết định có tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung hay không?
quyết định nội dung của quan hệ (các quyền và nghĩa vụ của các bên), quyết định
các phương thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ... Trong trường hợp có tranh
chấp hoặc vi phạm xẩy ra thì họ cũng có quyền lựa chọn cách thức, biện pháp để
giài quyết tranh chấp. Khi họ lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tịa
án thì trách nhiệm chứng minh cho u cầu, phản yêu cầu, phản đối yêu cầu của

mình phải thuộc về các đương sự.
Ngồi ra, bình đẳng, cơng bằng, bảo vệ quyền con người là yếu tố quan
trọng nhất, là hạt nhân của hoạt động xét xử. Điều 10 Tun ngơn tồn thế giới về
nhân quyền năm 1948 đã nói: “A/ọỉ người đều có quyền trình bày sự việc của mình
một cách vơ tư và cơng khai với sự bình đẳng hồn tồn, trước một Tịa án độc lập
và khơng thiên vị, để Tịa án này quyết định các quyền hay nghĩa vụ của họ ...” (l)
và điều này một lần nữa lại được nhắc lại trong Điều 14 Cơng ước quốc tế về quyền
dân sự và chính trị: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước Tịa án và cơ quan tài
phán. Bắt kỳ người nào đều có quyền địi hỏi việc xét xử cơng bằng và cơng khai do
một Tịa án cỏ thẩm quyền, độc lập, khơng thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp
lí để... xác định về quyền và nghĩa vụ trong TTDS” (2). Vì vậy, bình đẳng, cơng
bằng, bảo vệ quyền con người đều được các quốc gia trên thế giới dù là thuộc hệ
thống pháp luật nào (hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật án lệ
hay hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa) đề cập trong đạo luật của mình và được thể
hiện đầy đủ qua nguyên tắc tranh tụng.
Vậy việc xác định nguyên tắc tranh tụng trong TTDS là đòi hỏi tất yếu
khách quan dựa trên cơ sở của hoạt động xã hội dân chủ, công bằng phản ánh
khách quan hoạt động TTDS.
2.1.6.2. Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự
*
Các đương sự phải có quyền biết và trình bày ý kiến về những vấn đề mà
người khác có yêu cầu đổi với mình về quyền và nghĩa vụ dân sự
(1). Xem: Viện thông tin Khoa học Xã hội (1998), Quyền con người - Các văn kiện quan trọng, Hà Nội, tr. 148.
(2). Xem: Viện thông tin Khoa học Xã hội (1998), Sđd, tr. 236

14


Tranh tụng chi thực sự có hiệu quả nếu mỗi đương sự biết được đầy đủ và
toàn diện các yêu cầu, chứng cứ và lý lẽ chống lại họ. về mặt logic, người ta chỉ có

thể đối đáp lại những gì mà họ biết, do đó việc đưa ra các tình tiết, tìm và cung cấp
chứng cứ làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến vụ án là quyền và nghĩa vụ của mỗi
đương sự. Thực hiện quyền và nghĩa vụ này, các đương sự khơng chỉ nhằm mục
đích bảo vệ quyền, lợi ích của chính họ, mà cịn nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với
đối phương để họ chuẩn bị tổ chức việc biện hộ sau khi đã biết rõ thực trạng những
nội dung tranh chấp. Như vậy, trong quá trình tranh tụng các đương sự phải được
biết tất cả các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lí và lý lẽ chứng minh của đổi
phương hoặc chứng cứ do Tòa án thu thập. Theo TS Nguyễn Mạnh Bách: “Đây là
một biện pháp để bảo đảm quyền biện hộ và để vụ kiện diễn ra một cách thắng
thắn, công bằng’’’ (l).
* Các chủ thế tham gia tỗ tụng dân sự đều có quyền bình đắng trước Tòa án
trong việc thực hiện quyền tranh tụng
Bản chất của quá trình TTDS là quá trình tranh tụng giữa các chủ thể tham
gia tố tụng trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm mục đích xác định sự thật
khách quan của vụ án. Quá trình này chỉ đạt được mục đích khi các chù thể tham
gia tranh tụng được bình đẳng với nhau trước Tịa án. Tuy nhiên, ở đây khơng thể
có sự bình đẳng giữa chủ tọa phiên tịa với các đương sự, khơng thể có sự bình
đẳng giữa Hội thẩm nhân dân với người làm chứng...và như vậy, khơng thể có sự
bình đẳng giữa những chủ thể mà địa vị pháp lí của họ khác nhau. Cho nên các chủ
thể tham gia tranh tụng được bình đẳng với nhau trước Tịa án được hiểu là bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ TTDS giữa các chủ thể có cùng địa vị pháp lí trong q
trình TTDS.
* Tịa án bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền ừ anh tụng ừ1ong tố
tụng dân sự một cách bình đẳng, công khai và đúng pháp luật. Bản án, quyết định
của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa.
Để đương sự có thể thực hiện đầy đủ các quyền tranh tụng của mình thì Tịa
án phải bảo đảm cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác hiểu biết và đủ
điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu
cầu của họ theo quy định của pháp luật. Tòa án phải bảo đảm việc tham gia tranh
tụng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Mọi đương sự đều phải được

Tòa án triệu tập một cách hợp lệ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tịa
án phải bảo đảm quyền bình đẳng cho các đương sự tham gia vào quá trình TTDS
tức là Tòa án phải bảo đảm cho đương sự được bình đẳng trong việc đưa ra yêu
cầu, bổ sung yêu cầu, cung cấp chứng cứ, căn cứ pháp lí, lý lẽ, được đề nghị Tòa án
xác minh, thu thập chứng cứ về những tình tiết cụ thể mà tự mình không thể thực

(l). Xem: Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tố tụng dán sự Việt Nam giải lược, Nxb Đồng Nai, ừ. 79.

15


hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, được biết chứng cứ, căn
cứ pháp lí, lý lẽ chứng minh do bên kia cung cấp hoặc chứng cứ do Tòa án thu thập
và được tranh luận trước Tịa án... Quyền bình đẳng này địi hỏi Tịa án phải tơn
trọng quyền tranh tụng của các đương sự. Tịa án không được phép định kiến với
bất cứ đương sự nào vì bất cứ lý do gì trong quá trình giải quyết vụ án. Việc khơng
bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đương sự trong quá trình TTDS sẽ dẫn đến việc
giải quyết vụ án thiếu đúng đắn, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự.
Ngoài ra, Thẩm phán chỉ được đưa ra phán quyết dựa vào những chứng cứ,
căn cứ pháp lí, lý lẽ chứng minh đã được tranh tụng công khai tại phiên tịa.
2.Ỉ.6.3. Hậu quả pháp lí của việc khơng thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng
trong tố tụng dân sự
Việc quán triệt nguyên tắc và thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong
quá trình TTDS bảo đàm việc giải quyết vụ án được chính xác, đúng đắn, bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tư tưởng pháp lí của ngun tắc
tranh tụng xun suốt tồn bộ các giai đoạn của q trình TTDS. Do đó, mọi hoạt
động của Tòa án và những người tham gia TTDS đều phải được tiến hành trên cơ
sở tôn trọng nguyên tắc này.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, việc không thực hiện đúng nguyên

tắc tranh tụng bị coi là vi phạm nghiêm trọng pháp luật TTDS và hậu quả pháp lí
của nó là làm cho vụ án dân sự mà Tòa án đã giải quyết bị xét lại bởi việc vi phạm
nghiêm ừọng pháp luật TTDS làm cho bản án, quyết định của Tịa án đã tun
khơng hợp pháp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Khi áp dụng chế tài này buộc Thẳm phán phải kiểm tra xem các đương sự có
được tơn trọng và bảo đảm thực hiện quyền tranh tụng hay khơng? Tịa án có bảo đảm
cho việc thực hiện ngun tắc tranh tụng hay không? Quyết định của bản án có dựa vào
những tình tiết, sự kiện đã được tranh luận phù hợp với ngun tắc tranh tụng khơng?
Tóm lại, việc không tôn trọng nguyên tắc tranh tụng dẫn đến sự bình đẳng bị
phá vỡ, tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật bị xâm phạm, toàn bộ hoạt
động TTDS không thể thực hiện được nếu nguyên tắc tranh tụng không được tôn
trọng và thực hiện. Nếu bản án, quyết định của Tịa án căn cứ vào những tình tiết,
sự kiện khơng được tranh tụng cơng khai tại phiên tịa thì bản án, quyết định đó sẽ
khơng có giá trị pháp lí.
2.1.7.
tụng dân sự

u cầu của cơng cuộc cải cách tư pháp đối với tranh tụng trong tổ

Cài cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền Việt nam XHCN, là chủ trương đúng đắn và kịp thời
của Đàng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trước tiên, Nghị quyết 08 - NQ/
TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

16


trong thời gian tới đã nhấn mạnh định hướng mới trong hoạt động của các cơ quan
tư pháp: “Khi xét xử, các Tịa án phải đảm bảo mọi cơng dân đều bình đảng trước
pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan. Thẩm phán, Hội thấm nhăn dân độc lập và

chỉ tuân theo pháp luật... Việc phán qicyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết
quả tranh tụng tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, tồn diện các chứng cứ, ý
kiến của kiểm sát viên... nguyên đơn, bị đom và những người có quyền, lợi ích hợp
pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong
thời hạn pháp luật quy định. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện đế
luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: nghiên cứu hồ sơ, tranh luận dân chủ tại
phiên tòa” (1). Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/TƯ, ngày
24 tháng 5 năm 2005, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra
Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết nhấn mạnh: “Cải
cách mạnh mẽ các thủ tục tổ tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đảng, cơng
khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện... Bảo đảm chất lượng ừ-anh tụng tại
các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán
quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”
(2). Tiếp theo đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Cải cách tư pháp phải xuất
phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn
minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội... kế thừa truyền thống pháp
lí dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn
cảnh của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế...” (3). Nghị quyết này cũng
chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm trong việc hồn thiện thủ tục tố tụng tư pháp. Đó
là cần phải “Hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân
chủ, cơng khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người... Nghiên cứu thực
hiện phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các
đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình... Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tổ tụng theo
hướng bảo đàm tỉnh công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh
tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp...

Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa,
(l). Xem: Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08 - N Q /TƯ ngày 2/1/2002 cùa Bộ chính trị, Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số nhiệm vụ trọng tăm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà
nội, tr. 3 ,4 .
<:). Xem: Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết sổ 48-NQ/TW cùa Bộ chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội, tr. 5.
<3). Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết s ố 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020, tr. 2.
7ỈT7T “ ~ "
. •

y

tru n g tâm thông tin thư viện '
TRƯỜNG BẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI;

17


đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư ’ ’
Các định hướng cài cách tư pháp này đã đặt ra những yêu cầu cơ bản sau
đây đối với tranh tụng trong TTDS:
Thứ nhất, Theo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì việc cải cách
tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của quá
trình hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực. Do đó, việc hồn thiện các quy định của
pháp luật TTDS Việt nam về tranh tụng phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn
hóa và truyền thống dân tộc nhưng đồng thời phải khắc phục được sự khác biệt không
cần thiết giữa pháp luật TTDS Việt Nam và pháp luật TTDS nước ngoài về tranh tụng.
Thứ hai, Việc hồn thiện pháp luật TTDS phải tơn trọng và bảo vệ quyền
con người của đương sự, đảm bảo cho đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh

cũng như thực hiện việc tranh tụng. Điều này đòi hỏi các nhà lập pháp phải quy
định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho các đương sự để họ có thể phát huy tối đa
vai trò chủ động, quyết định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trước Tịa án, xác định rõ trách nhiệm của đương sự đối với việc thực hiện nghĩa vụ
chứng minh của họ. Tịa án phải tơn trọng và tạo điều kiện cho đương sự thực hiện
các quyền và nghĩa vụ tố tụng.
Thứ ba, Để có thể đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp theo hướng “Các
cơ quan tư pháp cỏ trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tổ
tụng: nghiên cứu hồ sơ, ừ-anh luận dân chủ tại phiên /ịa”; Hồn thiện cơ chế bảo
đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế
độ trách nhiệm đối với luật sư ” thì trước tiên pháp luật TTDS phải có những quy
định là cơ sở pháp lí cho luật sư ữanh tụng một cách cơng khai, dân chủ và độc lập.
Ngoài ra, bản thân các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải nhận thức được vai trị
quan trọng và khơng thể thiếu của luật sư trong hoạt động tranh tụng. Theo đó, phải
tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư phát huy tối đa vai trị của họ trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt việc tranh
tụng thì bản thân các luật sư phải là những người có trình độ chun mơn, kỹ năng
tranh tụng và có đạo đức nghề nghiệp. Do đó, một mặt thường xuyên tăng cường
năng lực tranh tụng cho các luật sư thì đồng thời phải có quy định về trách nhiệm
đổi với các luật sư.
Thứ tư, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố
tụng trong hoạt động tranh tụng. Theo đó, trong quá trình tranh tụng, các cơ quan
tiến hành tố tụng đóng vai trị đại diện cho quyền lực Nhà nước đứng ra phán xử
một cách công bằng, khách quan ữên cơ sở phát huy tính chủ động, tích cực, tự
định đoạt của các đương sự trong việc thực hiện các hành vi tố tụng để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tịa án. Do đó, việc hồn thiện pháp luật

(l). Xem: Đảng cộng sản Việt Nam (2005), NQđd, tr. 3, 4, 5, 6.

18



×