Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

VAI TRÒ, Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC THANH TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62 KB, 3 trang )

VAI TRÒ, Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC THANH TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
1. Vai trò
Thanh toán qua lại giữa ngân hàng thể hiện chức năng tập trung thanh toán của
ngân hàng đối với nền kinh tế và điều hoà vốn trong nội bộ ngân hàng.
Thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng chính là thực hiện được
yêu cầu của công tác thanh toán không dùng tiền mặt đó là: nhanh chóng, kịp thời,
chính xác, an toàn tài sản, tăng nhanh vòng quay vốn góp phần tiết giảm chi phí lưu
thông do không phải in ấn vận chuyển tiền mặt từ nơi này sang nơi khác.
Để thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng thì đòi hỏi ngân
hàng phải cải tiến thể lệ, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp với yêu
cầu của việc trao đổi thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ của toàn xã hội, tăng cường trang
thiết bị kỹ thuật phục vụ thanh toán nhanh chóng chính xác, cải tiến việc điều hành và
quản lý vốn trong ngân hàng.
2. Ý nghĩa
Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là hoạt động nghiệp vụ nhằm thực hiện đầy
đủ chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng và góp phần thực hiện các chức năng
cơ bản khác nhau của ngân hàng.
Là nghiệp vụ tạo nên mối liên hệ nối liền các cơ sở Ngân hàng thành một hệ
thống chặt chẽ, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi vào Ngân hàng.
Có tác động qua lại và ảnh hưởng đến bản chất của các công cụ hiện có trên thị
trường tiền tệ, tác động đến mức dự trữ của các ngân hàng, từ đó có tác động đến cơ
chế truyền động của chính sách tiền tệ.
3. Các nguyên tắc
Tổ chức tốt công tác thanh toán giữa các ngân hàng trong nền kinh tế được nhanh
chóng, chính xác từ đó góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Tăng cường quá trình kiểm soát các nghiệp vụ thanh toán, hạn chế di chuyển tiền
mặt giữa các địa phương từ đó hạ chế các hiện tượng tham ô, lợi dụng và tiết kiệm đáng
kể chi phí lưu thông.
Phát huy vai trò của ngân hàng trong việc tập trung công tác thanh toán của nền
kinh tế, tăng cường nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng.


Coi quá trình thanh toán giữa các ngân hàng là một khâu của quá trình thanh toán
không dùng tiền mặt.
Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, đất nước càng phát triển, đời
sống của người dân không ngừng tăng lên, sản xuất lưu thông hàng hoá ngày càng phát
triển, việc thanh toán giữa các tổ chức, đơn vị kinh tế được thực hiện dưới hình thức
không dùng tiền mặt, còn với hình thức đa dạng không chỉ ở cùng một ngân hàng mà họ
còn mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, chính vì vậy việc tổ chức thanh toán qua
lại giữa các ngân hàng là một yêu cầu cần thiết và khách quan.
Trong thanh toán không dùng tiền mặt: Người trả tiền và người thụ hưởng đều có
tài khoản ở một ngân hàng thì thanh toán chỉ đơn giản là trích chuyển tiền trên các tài
khoản ở cùng một ngân hàng. Nhưng nếu người trả tiền và người thụ hưởng ở các ngân
hàng khác nhau thì đòi hỏi phải có ít nhất 2 ngân hàng tham gia thực hiện thanh toán,
thông qua nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng. Thanh toán giữa các ngân
hàng còn do nhu cầu của việc tập trung và điều hoà vốn thuộc ngân sách nhà nước, của
các ngành, các tổ chức kinh tế.
Ngoài ra, xuất phát từ các nghiệp vụ ngân hàng từ yêu cầu của công cuộc điều
hoà vốn trong từng hệ thống ngân hàng cũng đòi hỏi phải tổ chức nghiệp vụ thanh toán
giữa các ngân hàng.
4. Các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng
Do cơ cấu tổ chức của hệ thông ngân hàng Việt Nam hiện nay, mỗi hệ thống độc
lập về vốn, mỗi NHTM được tổ chức thành lập từ trung ương đến cơ sở. Vì vậy thanh
toán giữa các đơn vị ngân hàng được thực hiện theo các phương thức sau:
- Phương thức thanh toán liên hàng
- Phương thức thanh toán bù trừ
- Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN hoặc qua tài khoản
tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác.
- Phương thức thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ.
III. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ (TTĐT) Ở NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG
1. Các quy định chung

Quy trình thanh toán điện tử thay thế quy trình thanh toán liên hàng qua máy vi
tính hiện hành là quy trình hạch toán quản lý điều hành vốn tập trung trong hệ thống
Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Mọi khách hàng giao dịch với Ngân hàng Công thương Việt Nam đều được
tham gia hệ thống thanh toán điện tử theo cơ chế thanh toán qua ngân hàng ban hành
theo quyết định số 22/QĐ-NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản
hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

×