Mục lục
A. Đặt vấn đề……………………………………………………..2
B. Nội dung
I. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ………………………2
II. Các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng ……..3
1. Căn cứ vào quy định của hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi,
bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/QH10)…………………………..
2. Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2005…………………………….4
3. Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2000…………….…..4
a) Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong “thời kỳ hôn
nhân”…………………………………………………………………5
b) Tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa vào nguồn gốc tài
sản bao gồm các tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân
(Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)………………..……7
III. Vai trò, ý nghĩa và một số kiến nghị để hoàn thiện các cơ sở pháp
lý xác định tài sản chung của vợ chồng……………………………..14
C. Kết bài…………………………………………………………………...16
Tài liệu tham khảo………...……………………………………………..…17
1
A. Đặt vấn đề.
Trong quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng có vai trò hết sức quan
trọng. Quan hệ hôn nhân mà nam nữ hướng tới xác lập mang tính chất bền
vững và lâu dài. Vợ chồng chung sống với nhau suốt đời, thực hiện nghĩa vụ
sinh đẻ, giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng các con vì quyền lợi gia đình và
lợi ích xã hội. Chi phối đời sống của vợ chồng là tình cảm gia đình, sự yêu
thương, gắn bó, chăm sóc lẫn nhau giữa vợ và chồng.Bên cạnh đó cũng
không thể không quan tâm tới đời sống vật chất, tiền bạc, tài sản của vợ
chồng. Tính chất của quan hệ vợ chồng trong cuộc sống chung của vợ chồng
đòi hỏi phải xác lập khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung đó là cơ
sở kinh tế của gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, đảm bảo cho
gia đình thực hiện các chức năng xã hội của nó. Trong thực tế khi xảy ra các
tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng và việc giải quyết các tranh chấp đó
có loại tài sản rất khó xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung. Vậy
nên cần có các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng để đảm
bảo cho sự công bằng vì lợi ích chung của gia đình và giữa vợ và chồng khi
xảy ra các tranh chấp mà cần đến sự can thiệp của Toà án.
B. Nội dung.
I. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng.
Để tìm hiểu được các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ
chồng chúng ta cần hiểu rõ như thế nào là tài sản chung của vợ chồng. Có
một số cách hiểu cho rằng tài sản chung của vợ chồng là tài sản được hình
thành trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể thì chưa có một khái niệm nào lý giải
rõ ràng khái niệm trên. Căn cứ vào Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình thì tài
sản chung của vợ chồng được hiểu rằng :
“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp
2
pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và nhữung tài sản khác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được
sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ
hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản
chung khi vợ chồng thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu
chung hợp nhất”.
Theo quy định này, thì cơ sở pháp lý quan trọng nhất khi xác định tài
sản chung của vợ chồng và để trong thực tế áp dụng khi Toà án giải quyết
các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng với nhau và với người khác là
theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Bên cạnh đó cơ sở pháp lý thứ hai
là các quy định trong Luật dân sự liên quan đến vấn đề sở hữu. Và trong
phạm vi điều chỉnh của mình thì quy định trong Luật hiến pháp cũng là một
cơ sở không thể thiếu.
II. Các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng.
1. Căn cứ vào quy định của hiến pháp năm 1992(đã được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/QH10).
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước quy định những vấn đề cơ
bản và quan trọng của nhà nước. Từ những quy định đó là cơ sở cho việc
ban hành các văn bản pháp luật khác (Luật và văn bản dưới luật). Nghĩa là
các quy phạm pháp luật hiến pháp chỉ quy định một cách chung nhất, trên cơ
sở đó các ngành luật khác sẽ cụ thể trong từng trường hợp xác định. Liên
quan tới việc xác định tài sản chung của vợ chồng Điều 58 hiến pháp 1992
có quy định về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong phạm vi quyền sở hữu
của công dân là : “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải
để dành, nhà ở, tự liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh
nghiệp và trong các tổ chức kinh tế khác”.
3
Theo đó khi công dân có quyền sở hữu các tài sản thì các tài sản đó
được công nhận là tài sản hợp pháp của họ. Vợ chồng cũng là những cá nhân
và họ đương nhiên có quyền đó. Khi có quyền sở hữu tài sản thì mới có thể
tạo lập nên khối tài sản dù là tài sản chung hay riêng của cá nhân trong xã
hội.
2. Căn cứ vào bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
Luật dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật là
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính
chất hàng hoá-tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập
của các chủ thể khi tham gia các quan hệ đó. Luật dân sự và Luật hôn nhân
và gia đình cùng chung một đối tượng điều chỉnh đó là nhóm quan hệ nhân
thân và tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Theo đó. Bộ luật dân sự
2005 có một số quy định cụ thể về vấn đề sở hữu, chiếm hữu, định đoạt và
thừa kế tài sản. Qua đó, các quy định được nêu nhằm xác định các trường
hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng. Các quy định cụ thể đối với các
trường hợp xác định tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các Điều
219. 245, 631, 686 và các quy định xác lập quyền sở hữu thuộc trong các
Điều 239, 240, 241, 242, 243, 244…của bộ luật dân sự 2005. Đặc biệt Điều
219 BLDS 2005 có quy định : “ sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung
hợp nhất. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng
công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận hoặc
ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản
chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định
của Tòa án”.
4
3. Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất
để xác định tài sản chung của vợ chồng và các quy phạm của nó được áp
dụng chủ yếu trong điều chỉnh quan hệ vợ chồng liên quan tới tài sản chung
của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp. Tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959 đã bước đầu xác lập sự bình đẳng trong việc hợp nhất tài sản
chung của vợ chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo đó là chế độ sở
hữu chung mọi tài sản của vợ chồng không phân biệt nguồn gốc có trước
hay sau khi cưới đều thuộc sở hữu chung và vợ chồng có nghĩa vụ ngang
nhau đối với tài sản chung. Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
quy định “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra,
thu nhập hợp pháp về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ
chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung”.
Kế thừa và phát triển quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 về tài sản chung và quyền của vợ chồng đối với tài sản chung (Điều 14,
15), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc và
thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Các quy
định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2002 về vấn đề tài sản chung của
vợ chồng đã tương đối cụ thể, dễ vận dụng hơn nhiều so với Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986 trước đây. Theo điều 27 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 các nhà làm luật đã dựa vào “thời kỳ hôn nhân” và nguồn gốc các
loại tài sản để làm cơ sở xác định tài sản chung của vợ chồng.
a. Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong “thời kỳ
hôn nhân”.
Theo khoản 7 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thời kỳ hôn
nhân được hiểu là: “ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ
5
chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Đây là
căn cứ quan trọng và đầu tiên để xác định tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy, “thời kỳ hôn nhân” được tính từ khi hai bên nam nữ kết hôn
[thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật - tức là ngày cơ quan
đăng ký kết hôn( uỷ ban nhân dân xa, phường, thị trấn nơi cư trú của một
trong hai bên kết hôn) ghi vào sổ kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì
giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng] cho tới thời điểm chấm dứt hôn
nhân. Sự kiện chấm dứt hôn nhân có thể là do một trong hai bên vợ hoặc
chồng chết hoặc có quyết định của Toà án tuyên bố vợ, chồng bị chết khi
quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Hoặc vợ chồng còn sống nhưng
hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn (khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000) tính từ thời điểm phán quyết của Toà án có hiệu lực pháp luật. Kể
từ ngày đăng ký kết hôn thì pháp luật công nhận hai bên nam nữ là vợ
chồng. Theo khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy
định trong trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên
trong thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng “hôn nhân thực tế” và để giải quyết
tình trạng đó thì pháp luật đã dự liệu và Nhà nước đã ban hành một số văn
bản pháp luật nhằm giải quyết hậu quả pháp lý của hôn nhân thực tế khi giải
quyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng. Pháp luật chỉ
công nhận những trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng
trước ngày 3/1/1987 thì khi Luật hôn nhân và gia đình năm 200 có hiệu lực
nhưng đối với những trường hợp mà quan hệ vợ chồng được xác lập trước
thời điểm đó thì dù có đăng ký kết hôn hay không “thời kỳ hôn nhân” của họ
vẫn được tính từ ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng. Và tài sản
chung của họ cũng được xác lập từ thời điểm sống chung như vợ chồng chứ
không phải từ thời điểm từ ngày kết hôn. Đối với trường hợp nam, nữ chung
6