Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.34 KB, 18 trang )

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự
án tại SGD NHĐT&PT
2.1. Định hướng phát triển của SGD NHĐT&PT.
2.1.1. Định hướng phát triển về hoạt động kinh doanh của SGD.
2.1.1.1. Định hướng phát triển chung của Sở giao dịch:
Nhận thức rõ vai trò là một trong những đơn vị thành viên lớn nhất của hệ thống
BIDV, kết quả và hiệu quả kinh doanh cuả Sở có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả
kinh doanh cũng như vị thế của BIDV. SGD đưa ra những định hướng sau:
- Về chất lượng: thực hiện nghiêm túc đánh giá xếp hạng khách hàng và phân loại nợ
xấu. Tăng cường kiểm soát hạn chế nợ xấu phát sinh, tích cực và quyết liệt tròn xử lý
nợ xấu. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đảm bảo tính
cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có.
- Về hiệu quả: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ
cấu tài sản nợ- tài sản có, giảm dần tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, tín dụng thuộc đối
tượng xây lắp, tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, tín dụng ngoài quốc doanh đối với các
doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
- Nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng và phát triển
dịch vụ cả về quy mô ứng dụng cũng như hiệu quả sản phẩm.
- Đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu hội
nhập ngân hàng, đặc biệt giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ.
 Hoạt động huy động vốn:
SGD phải chú trọng vào các hoạt động:
- Đẩy mạnh huy động vốn, nâng cao tỷ trọng trung dài hạn đáp ứng nhu cầu cho
vay đầu tư phát triển.
- Đa dạng hoá sản phẩm huy động, đáp ứng cao nhất nhu cầu tiền gửi của khách hàng.
- Chuyển dịch cơ cấu nguồn đảm bảo, tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh
toán và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư
- Điều hành lãi suất theo sát biến động thị trường, đảm bảo giữ vững và tăng trưởng
nguồn vốn.
 Hoạt động tín dụng:
Đối với hoạt động cho vay, đã và đang giữ được uy tín của mình đối với khách


hàng, SGD phải luôn chú trọng đến các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng công tác
tín dụng, thẩm địn dự án và tư vấn khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay.
Bên cạnh đó SGD phải chú trọng đến kiểm tra, giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử
dụng vốn đúng mục đích vay, hạn chế rủi ro xảy ra với khoản vay; tiếp tục đẩy mạnh
xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ đọng; Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng thực tế
hoạt động tín dụng, quyết định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Hội sở
chính; Kiên quyết thu hẹp dần tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu
quả; Tăng cương công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hoá khách hàng.
 Các hoạt động dịch vụ, khách hàng:
Cũng như các hoạt động trên thì các hoạt động khác như hoạt động đầu tư hỗ trợ
cho hoạt động của SGD, hoạt động quan hệ quốc tế, tổ chức quản lý và kế hoạch hoá
đầu tư cũng rất được chú trọng với những định hướng:
- Đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất cho các hoạt động của SGD.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn vững, nhạy bén với thông tin nhận được.
- Với nguyên tắc hợp tác cùng phát triển bền vững; Với phương châm phát triển quan
hệ hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu, hợp tác toàn diện, có hiệu quả; Cốt lõi là tin
tưởng, tín nhiệm lẫn nhau để cùng hướng tới KH đã tạo ra mối quan hệ của SGD với
các tổ chức tín dụng và NH nước ngoài càng trở nên thân thiện, lành mạnh.
2.1.1.2. Định hướng về công tác thẩm định dự án tại SGD.
Là một công tác quan trọng đối với hoạt động cho vay, SGD luôn luôn chú trọng
đến công tác thẩm định. Trong thời gian trước mắt và tương lai lâu dài đều phải phát
huy nổ lực nâng cao chất lượng công tác thẩm định để đảm bảo an toàn trong công tác
tín dụng bảo lãnh.
- Cần chú trọng đến việc sử dụng những phương pháp thẩm định hợp lý để việc
thẩm định nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt chú ý sử dụng kết hợp giữa các phương
pháp: so sánh, theo quy trình, phân tích độ nhạy và dự báo.
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng nội dung thẩm định về nội dung
thẩm định khách hàng cũng như thẩm định dự án cho vay.
- Tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và sát thực để hạn chế những thông tin
chủ quan mà chỉ do khách hàng cung cấp; Triển khai tốt công tác giám sát tài sản đảm

bảo, nâng dần tỷ trọng tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ.
- Chủ động phối hợp với các phòng Tín dụng trong công tác thẩm định và quản lý
tín dụng nhằm đáp ứng được yêu cầu chung của công việc và vì hoạt động chung của
SGD.
- Bám sát quy trình thẩm định, cố gắng hoàn thành sớm nhất thời gian theo ISO
quy định.
- Thường xuyên có buổi thảo luận nghiệp vụ chuyên môn để đúc rút kinh nghiệm
cho những dự án tương tự, giúp cho cán bộ mới dễ tiếp cận dự án, độ trễ về thời gian
được rút ngắn.
2.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại
SGD NHĐT&PT
2.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định:
2.2.1.1. Về quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định mặc dù đã logic và khá khoa học, song thời gian đang còn bị
kéo dài do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Để có thể rút ngắn
thời gian thì trong quá trình thẩm định phòng thẩm định và phòng tín dụng nên kết hợp
một cách chặt chẽ với nhau. Trong thời gian đầu khi khách hàng nộp hồ sơ, phòng tín
dụng nên kiểm tra sơ bộ hồ sơ, xem xét những giấy tờ còn thiếu hay chưa rõ ràng thì đề
nghị khách hàng bổ sung luôn, tránh tình trạng khi hồ sơ chuyển sang phòng thẩm định
rồi mới được kiểm tra, nếu có thiếu sót, lại chuyển sang phòng tín dụng để liên hệ với
khách hàng, điều đó sẽ làm kéo dài thời gian thẩm định hay ảnh hưởng đến bước thẩm
định tiếp theo.
Mặt khác, mỗi một dự án có những đặc điểm, tính chất, độ phức tạp khác nhau
nên cần phải xây dựng những quy trình riêng cho từng loại dự án.
Ngoài ra để đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác thẩm định, giảm bớt thời
gian thẩm định thì phòng thẩm định nên cố gắng hạn chế những thiếu sót trong từng
bước thẩm định để không ảnh hưởng đến bước tiếp theo.
2.2.1.2. Về phương pháp thẩm định
Một trong những yếu tố làm cho chất lượng thẩm định đạt hiệu quả cao là phương
pháp thẩm định. Phòng thẩm định đã sử dụng bốn phương pháp thẩm định: so sánh, quy

trình, phân tích độ nhạy và dự báo. Tuy nhiên cần chú trọng phương pháp dự báo hơn
nữa vì nó giúp cho việc đánh giá dự án trong tương lai được chính xác hơn.
Tuỳ theo từng dự án mà có thể sử dụng chủ yếu phương pháp nào.
- Đối với dự án tương tự mà phòng đã thẩm định thì nên quan tâm nhiều đến sử
dụng phương pháp so sánh để so sánh với các dự án trước đó. Đánh giá khả năng cạnh
tranh của sản phẩm dự án với các sản phẩm của những dự án cho sản phẩm tương tự.
- Đối với dự án mới đối với ngân hàng nhưng sản phẩm lại quen thuộc trên thị
trường thì có thể sử dụng phương pháp quy trình, phân tích độ nhạy. Đánh giá mức độ
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Đối với sản phẩm mới đối với ngân hàng và cũng là sản phẩm mới xuất hiện trên
thị trường thì cần kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp, đặc biệt chú trọng đến
phương pháp dự báo.
Mỗi một dự án có những đặc điểm và mức độ phức tạp khác nhau, cần phải sử
dụng một cách linh hoạt các phương pháp thẩm định để công tác thẩm định được nhanh
chóng và chính xác giúp cho việc ra quyết định đúng hơn.
2.2.1.3. Về nội dung thẩm định
Mặc dù nội dung thẩm định đã khá đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện, song
vẫn còn một vài thiếu xót.
- Đối với nội dung thẩm định khách hàng cần quan tâm hơn nữa đến thẩm định
tình hình tài chính doanh nghiệp: Một doanh nghiệp với tình hình tài chính lành mạnh,
có vị thế trên thị trường sẽ có được những dự án tốt và khả năng gặp phải rủi ro trong
kinh doanh thường thấp. Nguồn trả nợ từ hoạt động ngoài dự án tuy là nguồn trả nợ phụ
nhưng nó đặc biệt quan trong khi dự án gặp khó khăn. Do vậy để đánh giá được doanh
nghiệp, cán bộ thẩm định cần phân tích kỹ các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính
doanh nghiệp: hệ số khả năng thanh toán, hệ số kết cấu tài chính, hệ số sử dụng các
nguồn lực, hệ số sinh lời… so sánh với các chỉ số trung bình ngành, với một số doanh
nghiệp tương tự… để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, từ đó xác định được thị phần
của doanh nghiệp trên thị trường .
Sử dụng các chỉ tiêu như:
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán chung

của công ty.
Tài sản có ngắn hạn
---------------------------------------------------------------*100%
Tài sản nợ ngắn hạn + nợ dài hạn đến hạn
Công ty cổ phần Vital có hệ số thanh toán ngắn hạn là:
%97.41%100*
791,29
505,12
=
<100%, có thể công ty dùng tài sản có ngắn hạn để mua tài sản cố định hoặc dùng để trả
khoản nợ thay cho phải dùng lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Hệ số thanh toán nhanh:
Tài sản có tính lỏng cao
---------------------------------*100%
Tài sản nợ ngắn hạn
Tài sản có tính lỏng cao như là các tài sản như tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu của
doanh nghiệp có thể bán ngay.
Tính chỉ tiêu trên để xem xét khả năng trả nợ nhanh của doanh nghiệp
+Hệ số tài sản cố định:
Tài sản cố định
------------------------------*100%
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ số này
càng nhỏ càng an toàn.
Trong dự án nước khoáng Vital, hệ số tài sản cố định:
769
895,16
*100%=2197%
Hệ số này cao nên doanh nghiệp đang ở mức độ không an toàn. Tuy nhiên, đây
mới chỉ là giai đoạn đầu. Khi đi vào hoạt động, có thu nhập thì sẽ tăng vốn chủ sở hữu,

trong khi tài sản cố định đã đầu tư trong giai đoạn đầu.
+Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định:
Tài sản cố định
--------------------------------------*100%
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
+ Hiệu suất lao động:
Tổng giá trị gia tăng
----------------------------------------------------------*100%
Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ
Tổng giá trị gia tăng = lợi nhuận từ hoạt động + chi phí nhân sự và lao động + chi
phí thuê + thuế và các chi phí xã hội + các khoản chi phí + chi phí khấu hao.
….
Dựa vào những chỉ tiêu áy có thể đánh giá sau hơn về tình hình tài chính của
khách hàng cũng như tình hình hoạt động sản xuất, đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng.
- Đối với nội dung thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư: Cần chú ý xây dựng một hệ thống
các chuẩn mực phù hợp với từng ngành nghề cụ thể nhằm đánh giá các yếu tố về mặ kỹ
thuật được chính xác. Ngân hàng cần nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành các định mức
dự toán cơ sở phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện xây dựng đồng thời hướng dẫn
các chủ đầu tư và tổ chức tư vấn lập đơn giá xây dựng công trình, trình duyệt để làm cơ
sở lập tổng dự toán thuộc các dự án đầu tư xây dựng.
- Đối với nội dung thẩm định thị trường: Quan tâm đến mọi khía cạnh của thị trường, đa
dạng hoá các nguồn thông tin để thu thập được những thông tin chính xác và nhanh
chóng. Đặc biệt là đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cần chú ý đánh giá
về các sản phẩm cũng như các đối thủ cạnh tranh, tiềm năng của doanh nghiệp kỹ
lưỡng, có thể xây dựng những chỉ tiêu để đánh giá rõ ràng hơn. Bên cạnh đó phân tích
thị trường, dự đoán xem những yếu tố biến động tác động như thế nào đến khả năng
tiêu thụ của sản phẩm.
Để đánh giá đuợc mức độ cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định nên
sử dụng một số chỉ tiêu như sau:

+ Thị phần của dự án/ thị phần của các đối thủ cạnh tranh
+ Doanh thu từ bán sản phẩm của dự án/ doanh thu của các đối thủ cạnh tranh
+ Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu
+ Tỷ suất lợi nhuận
Thông qua các chỉ tiêu trên cán bộ thẩm định có thể đánh giá được mức độ cạnh
tranh của sản phẩm đối với các sản phẩm khác cùng loai trên thị trường.
- Đối với nội dung thẩm định tài chính của dự án: Không chỉ quan tâm đến khả
năng trả nợ của dự án mà cần theo dõi cả vòng đời của dự án, sự quay vòng của vốn.
Mặt khác cần chú ý phân tích độ nhạy của dự án, đưa nhiều yếu tố thay đổi cùng một
lúc để đánh giá được khách quan hơn.
- Về nội dung đánh giá mức độ rủi ro của dự án: Dự án đầu tư luôn chịu ảnh
hưởng bởi những yếu tố rủi ro về thiên tai, hoả hoạn, rủi ro biến động giá bán, nguyên
nhiên vật liệu yếu tố đầu vào… Do vậy, phân tích rủi ro là một nội dung rất quan trọng
và cần được quan tâm một cách thích đáng hơn. Để phân tích rủi ro có thể sử dụng một
số phương pháp sau:
+ Điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu: Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là điều
chỉnh mức tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro hoặc có thể chấp nhận ở
mức rủi ro tối thiểu. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào lãi suất
một mức bù rủi ro. Sau đó tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR… theo mức lãi suất mới sau
khi đã điều chỉnh mức rủi ro.
Bảng điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu
Mức bù rủi ro Điều kiện áp dụng
4%Mở rộng dự án hoạt động Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả
7% Thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty
10% Dự án sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới
+ Phương pháp hệ số tin cậy: Phương pháp này điều chỉnh giá trị của dòng tiền dự
kiến (CF
i
) bằng cách đưa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt a
i

đối với từng thời kỳ thực
hiện dự án. CCF
i

×