Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Những vấn đề lịch sử và pháp lý về sự xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo trường sa của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.86 MB, 99 trang )


B Ộ G IÁ O D Ụ C VÀ Đ À O TẠO

BỘ T ư PH Á P

ĐA I HOC LUẬT HÀ NÔI

DƯƠNG VĂN THAY

NHỮNG VÁN ĐÈ LỊCH s ử VÀ PHÁP LÝ VÊ
S ự XÁC LẶP CHỦ QUYÈN LÃNH THỔ ĐỐI VỚI
QUÀN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUÓC TẾ
Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC








NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TIẾN SỸ NGUYỄN TỒN THẮNG

TRUNG TÂM THƠNG TIN THƯ V iỆ N ;
TRƯỜNG DẠI HỌC LUẬT HÀ NỘ! ị
p h ò n g Dũi _ - J j f c - Q ị Ị



HÀ NỘI - 2011

B™

!



—ãB


7

£ ờ í cam ơn
Trong su ố t q trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận
được ỉự hư ớng dẫn, g iú p đ ỡ quỷ báu của các thầy cô. các bạn và các đồng
nghiệp. Với lồng kỉnh trọng và biết ơn sâu sẳc em xỉn được bày tỏ lời cảm ơn
chân h à n h tới:
B a n g iá m hiệu, P h ò n g đào tạo, K hoa sa u đại học, K hoa P háp lu ậ t qu ố c
tể Truồng Đ ạ i H ọ c L u ậ t H à N ội, các thầy cô g iả n g dạy cho học viên Cao h ọ c
khoá KVI1 đã tạo m ọi điều kiện thuận lợi giúp đ ỡ em trong quả trình học tập và
hoàn hàn h luận văn.
Tiến sỹ N g u y ễ n Toàn T h ắ n g - kh o a P háp lu ậ t Q uốc tế, người thầy kỉnh
mến ca hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, đóng góp ỷ kiến, hướng dẫn trực tiếp, định
hườn'Ị cho đề tài và tạo m ọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quả trình học
tập vc hồn thành luận văn tốt nghiệp.
L ã n h đạo và đ ồ n g n g h iệp P h ò n g T ư p h á p h u y ệ n S ó c S ơ n - T h à n h p h ố
Hờ ISệi đ ã độ n g viên, g iú p đ õ và tạo điều kiện cho em rất nhiều đ ể em có thể
hồn hành đư ợc luận văn này.

X in chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho
em nPững đón g g ó p quỷ báu đ ế hoàn chỉnh ỉuận văn này.
Em xỉn chân thành cảm ơn. Chúc tất cả m ọi người sức khỏe và thành đạt.


M ỤC LỤC
M Ở Đ Ầ U :............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1:

1.1.

1.2.

1.3.

KHÁI QUÁT VÈ QUÀN ĐẢO TRƯỜNG SA........................................................ 7

VỊ trí và điều kiện tự nhiên của quần đảo Trường Sa....................................................7
1.1.1.

VỊ trí địa lý của quần đảo Trường S a ................................................................... 7

1.1.2.

Điều kiện tự nhiên, thảo mộc của quần đảo Trường S a ....................................... 7

Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa về kinh tế và an ninh, chính trị........................9
1.2.1.

Lợi ích về kinh tế (các nguồn tài nguyên thiên nhiên).........................................9


1.2.2.
1.2.3.

Lợi ích về chiến lược qn s ự .............................................................................10
Vai trị kiểm sốt các tuyến đường giao thơng hàng hải..................................... 10

1.2.4.

Vai trị kiểm sốt các vùng biển xung quanh...................................................... 11

Quần đảo Trường Sa: đối tượng tranh chấp giữa VN với các nước trong khu vực..... 12
1.3.1.

Các bên tham gia tranh chấp................................................................................12

1.3.2.

Những sự kiện chính liên quan đến cuộc tranh chấp...........................................13

CHƯƠNG 2:

PHÁP LUẶT QUỐC TÉ VÈ THỤ ĐẲC LÃNH THỎ - c ơ SỞ PHÁP LÝ ĐẺ

KHẲNG ĐỊNH VIỆT NAM XÁC LẬP CHỦ QUYÈN ĐỐI VỚI QUÀN ĐẢO TRƯỜNG SA ...20

2.1.

2.2.


Khái niệm liên quan........................................................................................................ 20
2.1.1.
2.1.2.

Lãnh thổ quốc gia............................................................................................... 20
Chủ quyền quốc gia............................................................................................ 20

2.1.3.

Thụ đắc lãnh thổ..................................................................................................21

Xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp và tập quán quốc tế ....................................21
2.2.1.
Thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữ u..................................................................... 22
2.2.2.

CHƯƠNG 3:

Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu..........................................................................32
VIỆT NAM ĐỐI DIỆN VỚI LẬP LUẬN CỦA CÁC BÊN THAM GIA

TRANH CHẤP QUẢN ĐẢO TRƯỜNG SA......................................................................................... 34

3.1.

Lập luận của Trung Quốc............................................................................................... 34
3.1.1.
Lập luận viện dẫn các danh nghĩa lịchsử và pháp lý của Trung Quốc...............34
3.1.2.


3.2.

Việt nam phản bác lại các lập luận của Trung Quốc......................................... 43

Lập luận của các nước Philippin, Malaixia, Brunây và Đài Loan.................................. 50

CHƯƠNG 4:

VIỆT NAM CÓ ĐẦY ĐỦ BẰNG CHỨNG LỊCH s ử VÀ PHÁP LÝ KHẲNG

ĐỊNH QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA LÀ LÃNH THỎ CỦA VIỆT N A M .......................................... 56

4.1.

Thời kỳ nhà nước Phong kiến An Nam trước khi Pháp xâm lưực (trước năm 1858).. 56
4.1.1.

Khám phá ít nhất là từ thế kỷ XV và hành xử chủ quyền trong thế kỷ XVII... 56

4.1.2.

Hành xử chủ quyền trong thế kỷ XVIII...............................................................57

4.1.3.
Chính thức chiếm hữu và hành xử chủ quyền trong thế kỷ XIX.....................59
4.2.
Thời kỳ Pháp xâm chiếm đến khi Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (1858 - 1945)..65
4.3. Thời kỳ từ 1945 đến nay................................................................................................ 66
K ẾT L U Ậ N ......................................................................................................................... 75



PH Ầ N M Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam từ nhiều
thế kỷ nay. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ
quyền đối với quần đảo này. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự,
liên tục và hồ bình, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, được nhiều quốc gia,
tổ chức và học giả nổi tiếng trên Ihế giới thừa nhận, ủng hộ. Quần đảo Trường Sa có
tầm quan trọng đặc biệt về mặt chiến lược (nàm trên đường biển và đường bay quốc
tế) cũng như có tiềm năng quan trọng về kinh tế (dầu khí, khí đốt và các sản vật khác)
và hiện đang bị xâm phạm bởi nhiều nước như Trung Quốc (bao gồm Đài Loanì,
Philippines, MaLaysia, Brunei khiến trở thành điểm nóng chính trị của khu vực.
Nghiên cứu đề tài này để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng việc đưa ra
những bằng chứng có tính lịch sử, có tính pháp lý và dựa trên luật pháp quốc tế, đặc
biệt là Công ước của Liên họp quốc về luật biển năm 1982, từ đó khẳng định việc xác
lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, góp sức cho cuộc đấu tranh
Qhính trị và ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Hiện nay, đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu. luận văn, luận án và sách chuyên
khảo đề cập đến vấn đề xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Trường Sa. Nhưng những bài viết đó chỉ đề cập đến một số vấn đề nhất định liên quan
đến bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, chưa đề cập và đưa ra những bằng
chửng cụ thể về mặt lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường
Sa, trinh bày còn hơi dài, các bài viết ở ngồi nhiều chỗ khó hiểu, lập luận chưa chuẩn
xác.
Ngoài ra, bản thân người nghiên cửu vốn rất quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt
trong bối cảnh Trung Quốc muốn tăng cường tầm ảnh hưởng ở Biển Đơng (đã chiếm
tồn bộ Quần đảo Hồng Sa của Việt Nam năm 1974) và đang có ý định lấy nốt Quần
đảo Trường Sa của Việt Nam, muốn có cơ hội để hệ thống hoá, tổng hợp tất cả các tài
liệu \à tìm hiểu đầy đủ, thấu đáo bằng chứng việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo Trường Sa.

Vói lịng u nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bằng luật pháp tác giả chọn đề tài:
“Nhũng vẩn đề lịch s ử và pháp lỷ về xác lập chủ quyển lãnh thổ đối với quần đảo
Trưòng Sa của Việt N a m ” làm luận văn thạc sĩ của mình để khẳng định Việt Nam có

2


đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý đổi với chủ quyền trên quần đảo Trường
Sa. Đó cũng là lời khẳng định của Bộ nợoại aiao nước ta mỗi khi có sự vi phạm của
nước ngồi đối với quần đảo Trường Sa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Bằng việc đưa ra những bằng chứng có tính lịch sử, tính pháp lý và dựa trên luật
pháp quốc tế, mục đích nghiên cứu Be tài đó là:
Thứ nhất, cung cấp tư liệu một cách tổng hợp, hệ thống và cặn kẽ về quá trình xác
lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Từ đó rút ra những luận điểm
vững chắc minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Thứ hai, từ đó, giúp cho việc phản bác những luận điểm, bằng chứng biện minh
cho sự xâm phạm của các nước ngoài đổi với chủ quyền Việt Nam tại quần đảo
Trường Sa, thấy được thực chất của tình trạng xâm phạm chủ quyền để xây dựng các
đối sách lâu dài bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Thứ ba, góp phần tuyên truyền về trách nhiệm tranh đấu giành lại chủ quyền trên
quần đảo Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của nhà nước và
nhân dân Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được đặt ra là:
- Nghiên cứu, đưa ra những vấn đề lịch sử và pháp lý của sự xác lập chủ quyền của
Việt Nam đối với Quần đảo Trường Sa: các bằng chứng lịch sử, các tài liệu pháp lý, sự
công nhận của nước ngoài đối với sự xác lập chủ quyền của Việt N am ...
- Phân tích, lập luận, đánh giá các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý của Việt
Nam và của Trung Quốc về xác lập chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá các bằng chứng lịch sử và cơ sở
pháp lý, từ đó khẳng định về sự xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo
Trường Sa.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài:
Đổi tượng nghiên cứu của luận văn là đưa ra những vấn đề lich sử vả pháp lý của
sự xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Tác giả đi sâu nghiên
cứu những tư liệu minh chứng, những hoạt động cùng những lời khẳng định của nhà
nước Việt Nam về việc xác lập, chiếm hữu, bảo vệ chủ quyền của mình trên quần đảo
Trường Sa trong quá trình lịch sử khi chưa có sự xâm phạm của nước ngồi và trong

3


thời kỳ bị xâm phạm chủ quyền. Qua đó trình bày những luận điểm, luận cứ, luận
chứng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa .
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là quá trình xác lập chủ quyền lãnh thố của Việt
Nam, phản biện lại lập luận của các nước khác tham gia vào cuộc tranh chấp, mà chủ
yếu Trung Quốc, từ đó đưa ra những đổi sách lâu dài về việc bảo vệ chủ quyền của
Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Mặt khác trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ nếu nghiên cứu thêm quần đảo
Hồng Sa sẽ rất dài, vượt q khn khổ cho phép của luận văn thạc sỹ.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận. Phương pháp
chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử theo quan điếm duy vật lịch
sử. Tác giả vận dụng phương pháp luận lịch sử và phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ
thể cùng phương pháp lơgích. Ngồi ra cịn sử các phương pháp: tổng hợp, phân tích,
thơng kê và so sánh.
Công tác sưu tầm các bằng chứng lịch sử được đặt lên hàng đầu, làm thế nào sưu
tầm đầy đủ, phát hiện những tư liệu mới, tiếp cận đến các tài liệu gốc, tài liệu bậc một.
Tác giả trước hết dựa vào các sách về thư tịch, những tài liệu tham khảo của các cơng

trình nghiên cứu đã có trước, các tổng mục sách báo, sách dẫn, sách tham khảo. Tác
giả còn đọc trực tiếp từng trang những tài liệu có khả năng đề cập đến Trường Sa.
Tìm hiểu những vấn đề làm cơ sở pháp lý và mối quan hệ giữa những bằng chứng
lịch sử và pháp lý để bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa.
v ề các nguồn tài liệu được sử dụng, luận văn quan tâm đến các nguồn tham khảo
mà tư liệu được sử dụng trong tài liệu đó là tư liệu gốc, sử liệu bậc một, từ nguồn sử
liệu chữ Hán của Việt Nam cũng như của Trung Quốc. Tác giả sử dụng các cơng trình
nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Nhã, Lưu Văn Lợi, Lê Minh Ngĩa,
Nguyễn Hồng Thao, Từ Đặng Minh Thu, bà Monique Chemillier Gendreau ... và các
tài liệu của Ban Biên giới Chính phủ - Bộ ngoại giao.
Cơng tác tìm kiếm tài liệu lịch sử, xử lý, đánh giá tư liệu cũng được đặc biệt quan
tâm. Tác giả phôtô nguyên bản các tài liệu ở các tác phẩm có giá trị lịch sử hàng đầu
của Việt Nam khẳng định sự xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo
Trường Sa.

4


6. Đóng góp của luận văn :
Luận văn là cơng trình tổng họp, có hệ thống, có tính đúc kết một cách mới mẻ
những cơng trình nghiên cứu, những tư liệu đã được phát hiện từ trước đến nay, vừa
đầy đủ nhất, với một số tư liệu mới và những luận cứ, luận chứng xác đáng góp phần
đưa ra những bàng chứng lịch sử và cơ sở pháp của sự xác lập, bảo vệ chủ quyền của
Việt Nam ở quần đảo Trường Sa - chủ quyền lãnh thổ.
Với tinh thần yêu nước, người nghiên cứu đã nỗ lực, có những khám phá mới về
mặt tư liệu chưa có ai đề cập tới như tài liệu của chính người Trung Quốc, Thích Đại
Sán trong Hải Ngoại Ký Sự đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật
từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài ra, khi khảo sát các tài liệu là bản đồ cổ vẽ toàn Trung Quốc trong Đại Thanh đế
quốc toàn đồ, (xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910) cho thấy: cực nam của

Trung Quốc là đảo Hải Nam (Hoàn tồn khơng có Tây Sa và Nam Sa tức Hồng Sa và
Trường Sa của Việt Nam).
Luận văn cũng đã trình bày việc Việt Nam quản hạt từ đầu thể kỷ XVII quần đảo
Trường Sa thuộc về Quảng Ngãi, sau là Khánh Hòa khi là phủ, trấn, tỉnh trong thời kỳ
chưa bị các nước ngoài xâm phạm. Cũng trong thời kỳ chưa có sự xâm phạm của nước
ngồi, vua, triều đình Việt Nam (thời Minh Mạng) đã tuyên bố khẳng định Trường Sa
thuộc cương vực hiểm yếu của Việt Nam.
Luận văn cũng đi sâu, trình bày một cách hệ thống những hoạt động mang tính nhà
nước, xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa của đội Hoàng Sa (địa
bàn ra đời, thời gian hoạt động, nhiệm vụ, tổ chức và nội dung hoạt động của đội
Hoàng Sa), cũng như đội Bắc Hải hoạt động dưới sự kiêm quản của đội Hồng Sa
trong khu vực phía Nam của Biển Đông tức quần đảo Trường Sa và vùng phụ cận
(Cơn Đảo, Hà Tiên). Luận văn cịn đi sâu nghiên cứu các hoạt động mang tính nhà
nước của thủy quân suốt thời Nhà Nguyễn bắt đầu năm 1816, trở thành lệ hàng năm
thời Minh Mạng thứ 17 (1836), với những hoạt động cắm cột mốc, bia chủ quyền xây
dựng chùa miếu, trồng cây tại Trường Sa.
Luận văn trình bày các chính quyền ở Việt Nam có nhiệm vụ quản lý Trường Sa
chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình và luôn luôn củng cố, bảo vệ chủ quyền của
Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

5


Tác giả cịn phân tích về giá trị pháp lý của sự xác lập chủ quyền của Việt Nam,
đưa ra luận điểm, luận cứ và luận chứng về sự chiếm hữu thật sự, hồ bình và thực thi
chủ quyền một cách liên tục trong suốt ba thế kỷ tại quần đảo Trường Sa. Tác giả phản
bác lại những luận điểm sai trái biện minh cho sự xâm phạm của nước ngoài như của
Trung Quốc về sự phát hiện sớm nhất, kinh doanh sớm nhất, quản hạt sớm nhất hoặc
luận điểm vô chủ và địa lý kế cận của các nước khác ở Đông Nam Á.
7. Cấu trúc của luận văn :

T

/V

___W

À

/->

1

À

Luận văn gôm 3 phân :
- Phần mở đầu gồm 7 mục.
- Phần kết quả nghiên cứu gồm 4 chương.
- Phần kết luận.
Sau cùng là danh mục tài liệu tham khảo, chủ thích, hình ảnh và phụ lục (xem
mục lục).

6


CHƯƠNG 1:
1.1.

KHÁI QUÁT VÈ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Vị trí và điều kiện tự nhiên của quần đảo Trường Sa


1.1.1. Vị trí địa lý của quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hồng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất
vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh
250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần
đảo nằm trong khoảng từ vĩ độ 6°2 tới 11°28 Bắc, từ kinh độ 112° đến 115° Đông trải
trên vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện
tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.
(Phụ lục - Hình 7).
>
2
Đảo lớn nhât trong quân đảo là Ba Bình (Itu-Aba), rộng khoảng 0,65 km . Đảo
gần bờ nhất là đảo Trường Sa cách Hòn Hải (thuộc quần đảo Phú Quý) khoảng 210 hải
lý, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung
,
2
Quôc trên 520 hải lý. Các đảo khác có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 0,3 - 0,4 km .
Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản Đồ Quân Sự Bộ Tổng Tham Mưu
(Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa chia thành tám cụm kể
từ Bắc xuống Nam: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám
Hiểm, Bình Nguyên. Cụm đảo rộng nhất là cụm Nam Yet gồm nhiều đảo đá, bãi
ngầm, xếp liền nhau thành một vành đai bao quanh vùng biển nông trên dưứi 10 mét.
v ề số lượng đảo theo thống kê của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao (Ban Biên Giới
Bộ Ngoại giao) bao gồm khoảng 136 đảo, đá, bãi (Phụ lục - Bảng 1), không kể 5 bãi
ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường,
Phúc Nguyên, Tứ Chính) (Phụ lục - Bảng 2).

1.1.2. Điều kiện tự nhiên, thảo mộc của quần đảo Trường Sa
v ề địa chất, quần đảo Trường Sa là những ám tiêu san hô tiêu biểu cho vung
biển nhiệt đới của Việt Nam. Khí hậu ơn đới của Trung Hoa khơng cho phép có sự cấu

tạo của các quần đảo san hô rộng lớn như vậy. Các đảo từ Bành Hồ, Đài Loan trở lên
phía Bắc, cấu tạo bằng đất đá của nền đại lục như granit, igneons rock khác hẳn các
đảo cấu tạo bàng san hô ở Biển Đông.
Các sinh vật trên các đảo và dưới biển quần đảo Trường Sa như rùa, đồi mồi,
vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như đảo
Cù Lao Ré. Khi ngư dân Việt bắt cạn hết sinh vật ở đảo gần bờ biển, tất họ phải tìm ra
7


xa biển như ở ngoài quần đảo Trường Sa. Theo nhà nghiên cứu La Fontaine [61, 209],
các cuộc khảo sát cho thấy các thú vật sons ở các đảo Trường Sa đều là các loài đã gặp
ở đất liền Việt Nam, có mơi trường sinh sống gần với Việt Nam hơn là Trung Hoa, các
sinh vật ở Trường Sa không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc. Biến Đông
cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật gọi là Wallacca, đặt theo
tên của nhà thiên nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace. Wallacca là vùng đất
sinh sống của các động vật Á Đông mà Trung Hoa nàm ngồi vịng mơi sinh Á Đơng
này.
Vùng Biển Đông thường xảy ra bão nhiệt đới hoặc áp thấp nhiệt đới xuất hiện
gần 2 quần đảo sinh ra bão, hoặc bão từ Philippines thổi qua. Đa số các cơn bão khởi
sự từ phía Đơne Philippines. Khơng tới 1% giông bão phát sinh từ Biển Đông tiến về
Hải Nam, cũng khơng tới 1% giơng bão phát sinh từ ngồi khơi Brunei thổi về vịnh
Thái Lan. Có chừng 1/3 các trận đại phong từ Thái Bình Dương thổi về, qua Hoàng Sa
và Trường Sa, tức vào bờ biển Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ Việt Nam. Thời gian có bão
thường xảy ra vào lúc giao mùa, từ tháng 6 đến tháng 9. Bão giảm đi từ tháng 9 nhưng
vẫn còn ở tháng 1.
Theo sự phân tích một cách khoa học cua H. Fontaine và Lê Văn Hội trong
"Contribution à la connaissance de la flore des iles Paracels" (Khảo cứu Niên San
Khoa Học Đại học Đường - Annales de la faculte des Sciences, Sàigịn 1957, pp 133 137), thì mỗi thảo mộc hiện có ả Trường Sa đều tìm thấy ở Việt Nam nhất là ở các
tỉnh Trung Bộ. Những cây như cây mù u, cây nhàu, cây bàng ... ở Trường Sa đều thấy
có ở Cù Lao Ré hay những nơi khác dọc bờ biển Việt Nam.

Thảo mộc ở Trường Sa có gốc ở Việt Nam khơng những căn cứ vào khảo sát
của các nhà khoa học mà chính sử liệu thời Nguyễn như Đại Nam Thực Lục Chính
Biên đệ II kỷ, quyển 104 cũng như Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (1851), quyển 207, tờ
25b, Việt Sử Cương Giám Khảo Lược (1876), quyển 4 của Nguyễn Thông đã viết rất
rõ lệnh vua Minh Mạng đã cho trồng nhiều cây cối, để ngày sau cây cối to lớn xanh
tốt, người ta sẽ nhận biết, có thể tránh nhiều nạn mắc cạn. Chính sự kiện triều đình nhà
Nguyễn, thời vua Minh Mạng có chủ trương trồng nhiều cây cối trên quần đảo Trường
Sa đã góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đã đem
đến kết quả về tình trạng thảo mộc như trên mà các nhà khoa học đã khảo sát.


1.2.

Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa về kinh tế và an ninh,
chính trị
Quần đảo Trường Sa có vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chiến lược quân

sự và kiểm soát các vùng biển xung quanh.

1.2.1. Lợi ích về kinh tế (các nguồn tài nguyên thiên nhiên)
Khu vực quần đảo Trường Sa chứa đựng một tiềm năng kinh tế dồi dào thể hiện
qua các nguồn lợi về thủy sản, khoáng sản và đặc biệt tiềm năng về dầu khí. Ngồi ra
cịn có các nguồn năng lượng gần như vơ tận khác như năng lượng sóng, thuỷ triều hay
các dòng hải lưu ... chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ.
-

về

thuỷ sản: Đối với khu vực quần đảo Trường Sa, theo một tài liệu nghiên


cứu của Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phái triển
nông thôn) năm 2004, tổng trữ lượng các loài hải sản khoảng 181.584 tấn và khả năng
cho phép khai thác khoảng 89.464 tấn, trong đó trữ lượng cá đáy và gần đáy ở khu vực
này khoảng 124.879 tấn và khả năng cho phép khai thác đạt tới 62.244 tấn. Lượng cá
nổi sống ở tầng nước sâu và gần đáy chiếm 23,84% tức khoảng 14.838 tấn và lượng cá
đáy chiếm khoảng 76,16% tức khoảng 42.406 tấn. Riêng lượng cá nổi sống trong tầng
nước 45m đến mặt nước có khoảng 56.705 tấn và khả năng khai thác cho phép tới
27.220 tấn1.

- về

dầu khí: Tài nguyên dầu khí ở khu vực này được dự đốn là rất lớn. Có

nhiều nghiên cứu khẳng định là khu vực giữa hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa là
khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn chỉ đứng sau vùng Trung Đông.
Mặc dù ý kiến chung khu vực quàn đảo Trường Sa là khu vực được đánh giá có
triển vọng về dầu khí, tuy nhiên trữ lượng dầu khí ở đây được ước tính cũng hết sức
khác nhau. Một số chuyên gia của Mỹ cho rằng khu vực này không nhiều dầu khí như
mong muốn, các nước thổi phồng con số lên để kích động, tìm hỗ trợ cho u sách của
mình. Nguồn tài liệu của Nga cho rằng trữ lượng ở đây khoảng hơn 10 tỷ tấn. Cơng
trình “Điều tra nghiên cứu khoa học tổng hợp về quần đảo Nam Sa và vùng phụ cận”
do Trung Quốc công bố năm 2003 đánh giá vùng biển Trường Sa có dự trữ 41 tỷ 90
ngàn tân dâu, 8 đên 10 tỷ m khí đơt, trữ lượng dâu mỏ có khả năng khai thác là 1 tỷ
r

3

'

' 9


180 triệu tân, 330 tỷ m khí đơt và khống sản khác khoảng 3,1 tỷ tân .

- về

tài ngun khống sản: Ngồi dầu khí, Biển Đơng cũng chứa đựng nhiều

loại khoáng sản quý giá khác. Trữ lượng quặng đa kim chửa các kim loại có giá trị


như sắt, mangan, vofram ... chưa được đánh giá đầy đủ. Đây là neuồn nguyên liệu cao
cấp cần thiết cho các ngành cơng nehiệp điện tử, hàng khơng, cơ khí chính xác.
Nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều tài nguyên quý giá dần dần được
khai thác từ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, nhất là khi tài nguyên trên đất liền
ngày càng bị khai thác cạn kiệt. Quần đảo Trường Sa có diện tích bề mặt nổi lên mặt
nước không lớn, song lại rải rác, chiếm diện tích rất rộng. Quốc gia nào chiếm được
nhiều đảo, nắm quyền kiểm sốt sẽ có nhiều ưu thế trong việc khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên nói trên.

1.2.2. Lợi ích về chiến lược quân sự
Ngày nay cùng với sự đầu tư cho phát triển kinh tế, các quốc gia cũng đặc biệt
quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia, vì thế dẫn đến nhiều cuộc chạy đua vũ trang,
tranh chấp các vùng lãnh thổ nhằm kiểm soát tầm ảnh hưởng của mình. Các quốc gia
ven biển ngồi việc trang bị vũ khí tối tân cịn cố gắng làm chủ các quần đảo, các đảo
để từ đó bố trí lực lượng vũ trang nhằm mục đích bảo vệ đất nước. Nắm quyền kiểm
sốt Trường Sa cịn có thể gây áp lực đối với các quốc gia khác trong khu vực.
Quần đảo Trường Sa ngồi lợi ích về kinh tế còn được xem như một căn cứ
quân sự trên biển Đơng, một tầu sân bay nổi trên biển, có tầm ảnh hưởng chiến lược về
mặt quân sự đối với các nước quanh quần đảo cũng như những nước khác. Vì vậy, các
quốc gia gần quần đảo Trường Sa bằng mọi biện pháp cố gắng giành lấy quyền kiểm

soát các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

1.2.3. Vai trị kiểm sốt các tuyến đường giao thơng hàng hải
Khơng có một vùng biển nào trên thế giới với diện tích tương đương 3/4 Địa
Trung Hải mà lại có tầm quan trọng về phương diện giao thông như Biển Đông. Muốn
từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tàu thuyền phải chạy qua Biển Đơng. Nếu đi
vịng sẽ tốn kém và mất thời gian nhiều hơn. Biển Đông nằm ngay trên ngã tư đường
hàng hải quốc tế, nhất là lượng hàng hoá quan trọng như dầu lửa, khí đốt đến Nhật đều
qua ngả này. Nếu lấy giữa Biển Đơng làm trung tâm nhìn ra thế giới, có thể thấy rằng:
trong vịng bán kính 1500 hải lý có các cảng quan trọng như Bangkok, Rangoon,
Calcutta, Singapore, Djakarta, Manila, Taipei, Hongkong, Shangai, Nagasaki. Trong
vòng 2500 hải lý, có các cảng quan trọng như Madras, Colombo, Bombay, Bali,
Darwin, Guam, Tokyo, Yokohama, Seoul, Beijing...bao trùm hầu hết lãnh thổ các
nước đông dân nhất thế giới3.

10


Các đường bay quốc tế từ Singapore, Bangkok, qua Hong Kong, Tokyo ... đều
qua Biển Đơng. Chính vì vậy quần đảo Trường Sa không những là nơi hiểm vếu như
các chính quyền phong kiến của Việt Nam đã khẳng định mà cịn có giá trị chiến lược
đối với Việt Nam và quốc tế. Vì thế nên trước khi Nhật Bản xâm lăng các nước Đông
Nam Á hồi thế chiến thứ II, quân Nhật đã chiếm đóng quần đảo Trường Sa. Đên khi
ký kết Hội Nghị San Francisco năm 1951, Nhật Bản mới tuyên bố từ bỏ sự chiếm đóng
quần đảo này.

1.2.4. Vai trị kiểm sốt các vùng biển xung quanh
Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, các vùng đất tự nhiên là
phần kéo dài của lãnh thổ đất liền và nhô lên trên mặt biến được chia thành các loại
sau: (i) Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng

nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo
thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như
thế về mặt lịch sử (Điều 46. b); (ii) Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi
thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (Điều 121 khoản 1); (iii) Đảo đá
khơng thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì khơng có
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 121 khoản 3); (iv) Bãi cạn lúc nổi lúc
chìm là vùng đất nhơ cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thị lộ
ra, khi thủy triều lên cao thì ngập nước (Điều 13 khoản 1). Các vùng đất hồn tồn bị
chìm ngập dưới biển thì được xác định là một phần của đáy biển và khơng có bất k\
vai trị gì trong hoạch định các vùng biển. Như vậy, việc sử dụng các khái niệm "đảo,
đảo đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm" thuộc "quần đảo" Trường Sa chỉ mang tính
tương đối, không theo nghĩa của Công ước Luật biển năm 1982 mà theo thói quen
ngơn ngữ thơng thường. Nói cách khác, quần đảo Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ
thuộc chủ quyền của Việt Nam và không được hưởng quy chế quần đảo của các quốc
gia quần đảo.
v ề mặt pháp lý, Công ước Luật biển năm 1982 không dành quy chế riêng cho
quần đảo xa bờ của quốc gia lục địa. Từng đảo của quần đảo có riêng quy chế của đảo,
theo đó "lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo
được hoạch định theo đủng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất
liền khác" (Điều 121 khoản 2). Như vậy, các đảo, không phụ thuộc vào diện tích lớn
hay nhỏ, đều có các vùng biển riêng tương tự như lãnh thổ đất liền4. Các đảo đá và bãi

11


cạn lúc nổi lúc chìm chỉ có vai trị nhất định trong việc hoạch định các vùng biển.
Khoản 3 điều 121 Công ước Luật biển năm 1982 quy định trường hợp "những đao đả
nào khơng thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì
khơng có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa". Đối với các bãi cạn lúc nổi lúc
chìm, theo quy định tại điều 13 khoản 2 Công ước Luật biển năm 1982, khi toàn bộ

hoặc một phần bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách
vượt quá chiều rộng của lãnh hải thì khơng được sử dụng để xác định đường cơ sở.
Khi các bãi cạn này ở cách lục địa hoặc một đảo khoảng cách không vượt quá chiều
rộng của lãnh hải, quốc gia ven biển được quyền: (i) hoặc áp dụng phương pháp đường
cơ sở thông thường theo ngấn nước thủy triều thấp nhất trên bãi cạn (Điều 13 § 1); (ii)
hoặc áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng nếu ở các bãi cạn đó có những đèn biến
hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch đường cơ sở
thẳng đó được sự thừa nhận chung của quốc tế (Điều 7 § 4)5.
Như vậy, bất kỳ một đảo hoặc đảo đá nào cũng mang lại vùng biển xung quanh
có giá trị gấp nhiều lần so với giá trị của bản thân đảo hay đảo đá đó. Hơn nữa, quân
đảo Trường Sa bao gồm các đảo, đảo đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm nằm giữa biển
Đơng và rải rác trên một vùng biển rộng lớn nên giá trị càng được nhân lên.
Có thể nói làm chủ qn đảo Trường Sa ngồi lợi ích về phát triển kinh tế và
chiến lược về quân sự còn tạo ra cho quốc gia làm chủ quyền kiếm sốt vùng biến và
vùng trời rộng lớn, từ đó giúp cho việc khai thác các nguồn lợi được đảm bảo mà
không xảy ra tranh chấp.
Như vậy, tài nguyên lớn nhất của quần đảo Trường Sa chính là tài nguyên vị trí
địa lý, là quyền kiểm sốt vùng biển xung quanh. Các dạng tài nguyên khác hiện vẫn ở
dạng tiềm năng. Cùng với sự phát triển của luật biển, quần đảo Trường Sa thu hút sự
quan tâm và làm nảy sinh tranh chấp giữa nhiều quốc gia trong khu vực.

1.3.

Quần đảo Trường Sa: đối tượng tranh chấp giữa VN với các nước
trong khu vực

1.3.1. Các bên tham gia tranh chấp
Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam nhưng do có vị trí chiến lược
trọng yếu trên Biển Đơng, đồng thời lại chứa đựng những tài nguyên quý giá, nên đã
và đang là đối tượng tranh chấp của nhiều quốc gia trong khu vực. Cuộc tranh chấp đã


12


kéo dài gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được và đang là mối đe dọa
cho hịa bình và ổn định ở vùng Đơng Nam Á.
Các quốc gia tham 2Ìa vào cuộc tranh chấp với Việt Nam theo nhiều cách thức
khác nhau và cũng thay đổi theo thời gian. Có nước nhảy vào chiếm đóng trái phép
một cách trắng trợn, có nước lại đi dần từng bước, vừa thăm dị, vừa lấn chiếm. Có
nước thì bộc lộ ý đồ tranh chấp đã gần trăm năm nay, có nước gần đây mới bắt đầu xen
vào cuộc tranh chấp. Trung Quốc là nước đầu tiên tham gia vào cuộc tranh chấp và trở
thành bên tranh chấp chủ yểu, liên tục đưa ra các yêu sách khác nhau qua các thời kỳ,
trải dài suốt quá trình lịch sử của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Từ cuối thế kỷ
XIX đến đầu thế kỷ XX, nước Anh, sau mấy chục năm xen vào tranh chấp với nhà
cầm quyền Pháp ở quần đảo Trường Sa, cuối cùng tự thấy không có đủ cơ sở pháp lý
nên đã lặng lẽ rút lui. Vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, Nhật Bản cũng nhảy
vào, đòi hỏi quyền lợi. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, là quốc gia thua trận, Nhật
Bản đã tuyên bố từ bỏ mọi yêu sách đối với quần đảo Trường Sa. Vào thời điểm này,
khi Nhật rút lui khỏi cuộc tranh chấp, Pháp rời Đơng Dương, Trung Quốc thay đổi
chính quyền, thì các quốc gia và vùng lãnh thổ tranh chấp gồm Việt Nam Cộng hoà,
Trung Ọuốc, Đài Loan và Philippin. Sau khi Việt Nam thống nhất thì cuộc tranh chấp
tiếp diễn giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với ba quốc gia và vùng lãnh
thổ kia. Ngày nay, từ khi Công ước Luật biển năm 1982 ra đời, tầm quan trọng của
quần đảo tăng thêm, thì số quốc gia tranh chấp cũng tăng theo. Malaixia và Brunây
cũng đòi quyền lợi trên quần đảo Trường Sa. Như vậy, tham gia vào cuộc tranh chấp
quần đảo Trường Sa với Việt Nam bao gồm: Trung quốc, Đài Loan, Philippin,
Malaixia và Brunây.

1.3.2. Những sự kiện chính liên quan đến cuộc tranh chấp
Diễn biến cuộc tranh chấp sẽ được trình bày vắn tắt theo thứ tự thời gian, chủ

yểu đề cập quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền đối với quấn đảo Trường Sa và sự
tham gia cuộc tranh chấp của các quốc gia trong khu vực.
Trước thế kỷ XVII, khơng có các sự kiện nổi bật có tác động đến quy chế pháp
lý của quần đảo Trường Sa.
Thế kỷ XVII

13


Trong khoảng thời gian từ 1530 đến 1653, Đỗ Bá Cơng Đạo soạn bộ sách Tồn
tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư trong đó có nói đến Bãi Cát Vàng (tên nơm) tức Hồng
Sa, Trường Sa thuộc huyện Bình Sơn, phủ Quang Nghĩa.
Dưới triều Nguyễn, Chúa Nguyễn thành lập Đội Hồng Sa và Đội Bắc Hải có
nhiệm vụ khai thác nguồn lợi tại các quần đảo: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên
của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm.
Thế kỷ XVIII
- Năm 1731: Cuốn Quảng Đơng thơng chí cơng bổ bản đồ tỉnh Quảng Đông và
bản đồ phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam) đều khơng vẽ quần đảo Tây Sa (Hồng Sa) và
Nam Sa (Trường Sa).
- Năm 1739: Bộ Minh sử trong phần nói về phạm vi lãnh thổ Trung Quốc
khơng nói gì đến Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).
- Năm 1776: Cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đơn cho biết rõ ràng việc Chúa
Nguyễn cử đội Hồng Sa ra quần đảo đánh bắt hải sản và thu lượm hóa vật từ các tàu
bị đắm.
Thế kỷ XIX
- Năm 1835: Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai
thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo, và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo.
- Năm 1842: Bài tựa cuốn “Hải lụ c ” của Vương Bính Nam viết: “Vạn Lý
Trường Sa là đẩt nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam
- Năm 1844: Hoàng triều nhất thống tổng đồ và bản đồ tỉnh Quảng Đông đều

không vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (trong cuốn “Trung ngoại đại dư đồ
thuyết ”).
- Năm 1884: Việt Nam và Pháp ký Hiệp ước trong đó Việt Nam thừa nhận và
chấp nhận sự bảo hộ của Pháp.
Trong Công ước sơ bộ ký với Pháp tại Thiên Tân ngày 11 tháng 5 năm 1884.
Trung Quốc cam kết tôn trọng các hiệp ước đã ký và sẽ ký giữa Pháp và triều đình
Huế.
- Năm 1887: Hiệp ước Pháp - Thanh ấn định biên giới giữa Bắc Việt Nam và
Trung Hoa.

14


- Năm 1894: Trong “Hoàng triều nhất thống dư đồ ”, bản đồ “Hoàng triều nhất
thống dư địa tổng đ ồ ” khơng vẽ Hồng Sa và Trường Sa. Lời giải thích nói rõ điểm
cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, phủ Quỳnh Châu ở vĩ độ 18°13’ Bắc.
Thế kỷ XX
- Năm 1921: Tồn quyền Đơng Dươns tun bố hai quần đảo: Hoàng Sa và
Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
- Năm 1927: Tàu De Lanessan thăm quần đảo Trường Sa.
- Năm 1930: Ba tàu Pháp là La Malicieuse, L ’Alerte và L ’Astrobale chiếm
quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này.
- Năm 1933: Ngày 26-7-1933, Bộ Ngoại giao Pháp công bố thông tri về việc
Pháp đã cho những đơn vị Hải quân chiếm hữu từ 13-4-1930 đển 22-4-1933 các đảo:
Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ cận.
+ Ngày 21-12-1933, Thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập
các đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa.
+ Ngày 24-7-1933, Chính phủ Pháp thơng báo cho Chính phủ Nhật việc Pháp
chiếm hữu các đảo thuộc Trường Sa, Chính phủ Nhật phản đổi việc chiếm hữu đó.
- Năm 1939: Nhật Bản chiếm quần đảo Hồnẹ Sa và Trường Sa.

- Năm 1950: Chính phủ Pháp chính thức trao lại chính phủ Bảo Đại việc quản
lý và bảo vệ quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Năm 1951: Tháng 9, Tại Hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xơ đề nghị
trao quần đảo Hồng Sa và Trường Sa cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhưng đề
nghị đó bị bác bỏ (48 phiếu trên 51). Ngày 7-9, Thủ tướng Trần Văn Hữu đại biểu Việt
Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, khơng ai phản
đối. Ngày 8-9-1951, Hịa ước với Nhật được ký trong đó ghi Nhật Bản từ bỏ mọi
quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Paracels và quần đảo Spratly, khơng
nói gì đến việc trao trả hai quần đảo đó cho Trung Quốc.
- Năm 1956: Ngày 8-6, Bộ trưởng Ngoại giao Sài Gòn tuyên bố chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa.
+ Ngày 22-8, một đơn vị hải quân Việt Nam ra cắm cờ và dựng bia đá trên quần
đảo Trường Sa.
- Năm 1971: Trả lời yêu cầu của Đại sứ Malaysia, Bộ Ngoại giao Sài Gòn
khẳng định đảo Trường Sa là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

15


+ Philippin đòi Đài Loan rút khỏi Itu Aba và cho qn đóng các đảo Vĩnh Viễn,
Song Tử Đơng, Loại Tạ và Thị Tứ.
+ Ngày 13-7, Ngoại trưởng Sài Gòn Trần Văn Lắm khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Năm 1973: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy.
- Năm 1974: Ngày 18-1, Đài Loan gửi công hàm cho Sài Gòn đòi chủ quyền
đối với các quần đảo trong Biển Đông. Ngày 29-1, Bộ Ngoại giao Sài Gòn trả lời Đài
Loan, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

+ Ngày 1-2, Sài Gòn đưa quân tăng cường quần đảo Trường Sa.
+ Ngày 5-2, Philippin phản đối Sài Gòn đưa lực lượng ra 5 đảo thuộc Trường

Sa. Qua đại sứ ở Manila, Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa.
+ Ngày 30-3, Đại biểu Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng kinh tế Viễn Đông họp ở Colombo.
- Năm 1975: Ngày 14-2, Bộ Ngoại giao Sài Gịn cơng bố sách trắng về Hoàng
Sa và Trường Sa.
+ Từ 13-4 đến 28-4, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo Trường
Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang đang bị qn đội Sài Gịn
đóng giữ.
- Năm 1977: Việt Nam tuyên bố lãnh hải, kể cả lãnh hải của các đảo.
- Năm 1978: Philippin chiếm thêm đảo Panata trong quần đảo Trường Sa, nâng
tổng sổ đảo họ chiếm lên 7 đảo.
+ Tống thống Philippin ký sắc lệnh 11-6-1978 coi hầu hết quần đảo Trường Sa
(trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin, gọi là Kalayaan.
- Năm 1980: Ngày 30-1, Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện về Tây sa
và Nam Sa. Ngày 5-2 Bộ ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên
tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30-1-1980.
+ Ngày 29-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia, phản đối
việc Malaysia công bố bản đồ Malaysia lấn vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
tại vùng Trường Sa.

16


+ Ngày 8-5, nhân chuyến viếng thăm và hội đàm với Malaysia, Ngoại trưởng
Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định An Bang là của Việt Nam.
+ Philippin chiếm đóng đảo Condor trong quần đảo Trường Sa. Ngày 26-7,
ngày 11-8 Việt Nam gửi cơng hàm phản đối.
- Năm 1982: Ngày 12-11, chính phủ Việt Nam cơng bố đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải.

+ Ngày 9-12, thành lập huyện Trường Sa. Ngày 28-12 huyện Trường Sa được
nhập vào tỉnh Phú Khánh.
- Năm 1984: Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Malaysia chiếm đóng đảo Hoa
Lau trong quần đảo Trường Sa.
+ Ngày 1-6, quốc hội Trung Quốc tuyên bố việc thành lập khu hành chính Hải
Nam bao gồm cả hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Việt Nam phản đối việc sáp nhập
Hoàng Sa, Trường Sa vào địa phận Hải Nam.
- Năm 1988: Từ giữa tháng 2, nhiều tàu chiến của Hải quân Trung Quốc hoạt
động trong vùng biển Trường Sa, khiêu khích lực lượng Việt Nam, gây ra cuộc xung
đột lớn ngày 14-3 bắn cháy ba tàu vận tải của Việt Nam, làm mất tích 74 quân nhân
Việt Nam, ngăn cản phía Việt Nam cứu hộ những người bị thương. Tính đến ngày 6-4,
Trung Quốc đã chiếm đóng: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga-ven, Đá Tư Nghĩa,
Đá Gạc-ma, Đá Subi.
Chính phủ CHXHCN Việt Nam đã thơng báo cho Liên hợp quốc, gửi nhiều
công hàm phản đối đến Bắc Kinh và đặc biệt là các công hàm ngày 17, 23, 26 tháng 3
năm 1988 đề nghị hai bên thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp
tục chiếm giữ các đá đã chiếm được và khước từ thương lượng.
+ Ngày 14-4, Bộ Ngoại giao CHXHCVN phản đối việc Quốc hội Trung Quốc
sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (Nghị quyết ngày
13-4-1988 thành lập tỉnh Hải Nam).
+ Ngày 25-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố văn kiện về vấn đề Hoàng Sa,
Trường Sa và nhắc lại đề nghị thương lượng hịa bình.
- Năm 1989: Trung Quốc chiếm thêm một đảo nữa của quàn đảo Trường Sa.
- Năm 1991: Ngày 1-2, Trung Quốc xây dựng nhiều hải đăng trên các bãi ngầm
mới chiếm được trong quần đảo Trường Sa.



__ _


TRUNG TẦM THÔNG TIM THƯ V Ô
TRƯỜNG 0A ! HỌC LUẬT HÀ NO!

17

Iphòng

ỉ 'ị


+ Ngày 25-5, Trung Quốc công bố kết quả 8 năm khảo sát khoa học ở Trường
Sa kể từ 1984.
- Năm 1992: Ngày 25-2, Quốc hội Trung Quốc công bố Luật lãnh hải và vùng
tiếp giáp của Trung Quốc, quy định lãnh hải rộng 12 hải lý và lãnh thố Trung Quốc
gồm bốn quần đảo Đông, Tây, Nam, Trung Sa và đảo Điếu Ngư.
+ Ngày 21-5, Đài Loan thông qua một đạo luật tuyên bổ chủ quyền và lãnh hải
từ bờ biển của mình. Đạo luật này bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Điếu Ngư.
+ Ngày 24-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, phản đối hành động của Đài Loan.
+ Ngày 6-7, Trung Quốc xây mốc chủ quyền trên bãi Đá Lạc (Nam đá Gaven 2
hải lý).
+ Ngày 9-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bãi Đá Lạc
cũng như toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Năm 2004: Việt Nam mở tuyến du lịch đến ba đảo thuộc quần đảo Trường Sa
do Việt Nam nắm giữ. Trung Quốc phản đổi.
- Năm 2006: Trung Quốc mở tuyến du lịch Trường Sa và Hoàng Sa, xây sân
bay và bến cảng ở đây. Việt Nam phản đối.
- Năm 2007: Ngày 9-7: Hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền
đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển quần đảo Trường Sa.
Tháng 11/2007, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền "không bàn cãi" (undisputable

sovereignty) trên hai quần đảo này bằng cách lập huyện Tam Sa quản lý ba quần đảo
trên biển đơng, bao gồm Hồng Sa và Trường Sa.
Ngoài Trung Quốc liên tục xâm chiếm đảo đá và gây mất ổn định trong khu vực
Biển Đông, các nước khác trong khu vực gồm Đài Loan, Philippin, Brunây, Malaixia
cũng tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Tình hình diễn biến trên khu vực
Biển Đơng đang cho thấy sự mất ổn định trong khu vực và ảnh hưởng nghiêm trọng
tới an ninh quốc phòng và phát triển kinh tể của Việt Nam.
- Năm 2008: Trung Quốc ban hành Quy chế cho phép sử dụng các đảo không
người ở. Hầu hết các văn bản này bảo lưu quyền Trung Quốc sử dụng vũ lực để giành
lại các đảo bị “nước ngồi chiếm đóng”.
- Năm 2010 sau Hội nghị ARF lần thứ 17 tại Hà Nội, lần đầu tiên Trung Quốc
triển khai tập trận lớn ở Biển Đơng có diễn tập đổ bộ, tham gia của tàu ngầm và triển

18


khai rầm rộ các hoạt động khảo sát cũng như xâv dựng căn cứ trên đảo Triton, quần
đảo Hoàng Sa, tiến hành các hoạt động xâm phạm lô 141-143 trên thềm lục địa Việt
Nam.
Hiện nay có 5 nước và vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Philippin,
Malaysia, Brunây và Đài Loan) đang tranh chấp nhau về quần đảo Trường Sa nhưng
khơng có nước nào có đủ bàng chứng xác thực như của Việt Nam về chủ quyền đối
với quần đảo Trường Sa.

19


CHƯƠNG 2:

PHÁP LUẬT QUỐC TÉ VÈ THỤ ĐẮC LÃNH THÒ -


C ơ SỞ PHÁP LÝ ĐẾ KHẲNG ĐỊNH VIỆT NAM XÁC LẬP CHỦ QUYÈN
ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
2.1.

Khái niệm liên quan

2.1.1. Lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước,
vùng trời và vùng lịng đất, thuộc chủ quyền hồn toàn, riêng biệt của một quốc gia.
Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận sau :
- Vùng đất: Là bộ phận lãnh thổ mà không một quốc gia nào khơng có. Vùng
đất gồm có đất liền của lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
- Vùng nước: Là tồn bộ các vùng nước nằm phía trong đường biên giới quốc
gia trên biển, bao gồm: (i) vùng nước nội địa (sông, hồ... nằm sâu và bao bọc bởi đất
liền) và (ii) vùng biển (nội thủy và lãnh hải).
- Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của quốc
gia được xác định bởi đường biên giới quốc gia.
- Vùng lòng đất: Là phần đất nằm đưới vùng đảt,vùng nước

của qc gia.

Vùng lịng đất khơng giới hạn chiều sâu, mặc nhiên thừa nhận đến tâm trái đất.

2.1.2. Chủ quyền quốc gia
Khi quốc gia đã có lãnh thổ thì có quyền tối cao với lãnh thổ đó là một trong
nội dung của chủ quyền quốc gia. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thố được
thể hiện ở hai phương diện:
Thứ nhất, phương diện quyền lực: Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống

cơ quan nhà nước với các hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên tất cả các
lĩnh vực của đời sống một quốc gia. Quyền lực này mang tính hồn tồn, riêng biệt,
khơng chia sẻ với bất cứ quốc gia nào khác. Quốc gia thực hiện quyền tài phán của
mình đối với người và tài sản trong lãnh thổ một cách khơng hạn chế (trừ trường hợp
vì lợi ích của tồn thể cộng đồng hay vì lợi ích của một quốc gia nhất định và ý chí chủ
quyền của nhân dân). Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia được quyền tiến hành mọi hoạt
động với điều kiện các hành vi đó khơng bị pháp luật quốc tế cấm và không làm
phương hại đến chủ quyền của quốc gia khác. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh
thổ không loại trừ ngoại lệ xuất hiện trong thực tiễn quan hệ quốc tế như không áp
20


dụng luật nước mình đối với các cơns dân nước ngoài (viên chức nsoại giao - lãnh
sự)...
Thứ hai, về phương diện vật chất: Chủ quyền quốc gia đối với đất đai, nước,
khơng gian, rừng, khống sản, tài ngun thiên nhiên., trong phạm vi được giới hạn
bởi đường biên giới quốc gia. Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn
trên cơ sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thố đó và phù
hợp với các quyền dân tộc cơ bản.

2.1.3. Thụ đắc lãnh thổ
Theo quy định của luật quốc tế, lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn,
tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia. Các quốc gia có nghĩa vụ khơng sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhàm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia
khác.
Trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, việc đưa ra các cở sở pháp lý và thực tiễn
để xác định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Khi có
hai hay nhiều quốc gia đưa ra yêu sách, chứng cứ pháp lý trái ngược nhau về chủ
quyền trên cùng một khu vực lãnh thổ, cần xem xét quốc gia nào đã xác lập được một
danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Thông

thường, các quốc gia phải trả lời câu hỏi: lãnh thổ tranh chấp là lãnh thổ vô chủ? Quốc
gia nào là người đầu tiên xác lập chủ quyền và sử dụng phương thức thụ đắc lãnh thố
nào để thiết lập chủ quyền đối với bộ phận lãnh thổ đó? Vì vậy, việc nghiên cứu vấn
đề thụ đắc lãnh thổ là rẩt cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam
để bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý quốc tế nào đưa ra khái niệm cụ thể về thụ
đắc lãnh thổ (Territorial acquisition). Tuy nhiên, đây là vấn đề được đề cập rất nhiều
trong các phán quyết về tranh chấp lãnh thổ của các cơ quan tài phán quốc tế. Qua đó,
“thụ đắc lãnh thổ” được hiểu là việc thiết lập ranh giới địa lý chủ quyền của một quốc
gia đổi với một vùng lãnh thổ mới theo những phương thức phù hợp với quy định của
luật quốc tể6.

2.2.

Xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp và tập quán quốc tế
Muốn xác định đúng đắn và khách quan một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của

quốc gia nào, phải dựa vào những nguyên tắc, quy định của luật pháp và tập quán quốc
tế để xem xét cơ sở pháp lý của mỗi bên tranh chấp.
21


Trong việc xác định chủ quyền lãnh thổ, thực tiễn luật pháp quốc tế ghi nhận
năm hình thức chính sau:
- Thụ đắc bằng chiếm hữu.
- Thụ đắc bằng chuyển nhượng.
- Thụ đắc theo thời hiệu.
- Thụ đắc bằng xâm chiếm.
- Thụ đắc bàng mở mang, phát triển.
Sự phát triển của luật pháp quốc tế ở nửa đầu thế kỷ XX đã tác động một cách

cơ bản đến các nguyên tắc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Với sự xuất hiện
nguyên tắc cấm đe dọa bằng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các nước,
việc xâm chiếm lãnh thổ nước khác bàng hành động vũ trang đã bị đặt ra ngồi vịng
pháp luật. Với sự xuất hiện nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thố quốc
gia, việc thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng vũ lực hay bằng các thủ đoạn lấn
chiếm khác đều là bất hợp pháp. Xem xét chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường
Sa, chúng ta cần nghiên cứu hai phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ sau:
- Thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu.
- Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu.

2.2.1. Thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu
Trong những hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, trước hết phải kể đến thụ
đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu, tức là sự thụ đắc một vũng lãnh thổ vô chủ, không thuộc
chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.
Đen nay, khi những vùng lãnh thổ vơ chủ hầu như khơng cịn nữa, sự thụ đắc
lãnh thổ bằng chiếm hữu đã mất đi ý nghĩa ban đầu của nó. Song nguyên tắc này vẫn
được vận dụng trong việc giải quyết các tranhchấp lãnh thổ để chứng minh hay làm cơ
sở chứng minh các quyền của một quốc gia với một vùng lãnh thố nhất định.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, sự chiếm hữu đã trải qua hai giai đoạn:
chiếm hữu tượng trưng và chiếm hữu thực sự.
Xuất hiện cùng với những phát kiến địa lý vĩ đại, sự chiếm hữu một thời gian
dài mang tính chất hình thức. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, thuyết về quyền khám

22


×