Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ xi – xviii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trịnh Ngọc Thiện

CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT VÀ
QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN
LÃNH THỔ PHÍA NAM
(THẾ KỶ XI – XVIII)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trịnh Ngọc Thiện

CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT VÀ
QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN
LÃNH THỔ PHÍA NAM
(THẾ KỶ XI – XVIII)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số:
60 22 03 13


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH THANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu dẫn
trong luận văn là trung thực. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào trùng
tên với đề tài được công bố.

Tác giả luận văn

Trịnh Ngọc Thiện


4

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………3
Chương 1. CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT VÀ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM
TRONG CÁC THẾ KỶ XI – XVIII .............................................................. 15
T

8

T
8

1.1. Chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI - XVIII ........................................ 15
T
8

T
8

1.2. Vùng đất phía Nam của Đại Việt trong các thế kỷ XI – XVIII...................... 27
T
8

T
8

1.2.1. Vương quốc cổ Champa .......................................................................... 27
T
8

T
8

1.2.1. Vùng đất Nam Bộ .................................................................................... 32
T
8


8T

Chương 2. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ÐẤT VƯƠNG QUỐC CỔ
CHAMPA (từ thế kỷ XI – cuối thế kỷ XVII) ............................................... 41
T
8

T
8

2.1. Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ ............................................................. 41
T
8

T
8

2.2. Tổ chức di dân và cử quan lại trấn trị vùng đất biên cương ........................... 56
T
8

T
8

2.2.1. Thế kỷ XI - XV ........................................................................................ 56
T
8

8T


2.2.2. Thế kỷ XVI - XVII .................................................................................. 68
T
8

T
8

Chương 3. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ (thế kỷ XVI
– cuối thế kỷ XVIII) ........................................................................................ 85
T
8

8T

3.1. Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ trên vùng đất Nam Bộ ........................ 85
T
8

T
8

3.1.1. Công cuộc di dân và khai phá vùng đất Nam Bộ .................................... 85
T
8

T
8


3.1.2. Thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ .................................................. 108
T
8

T
8

3.2. Vai trò của cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Chăm, Khơmer ........................... 129
T
8

T
8

3.3. Chính quyền Đàng Trong và ý thức về chủ quyền đối với vùng biển và hải
đảo ....................................................................................................................... 136
T
8

8T

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151
T
8

8T

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 162
T
8


8T

PHỤ LỤC ………………………………………………………………………. 170


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc xác lập, giữ vững và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng
đến sự tồn vong của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, việc bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ đang là vấn đề nóng bỏng, ngày càng gay gắt khi mà mỗi quốc
gia đều cố gắng “giữ” và “giành” những vùng đất thuộc chủ quyền lãnh thổ của
mình.
Trong các thế kỷ XI-XVIII, khi các quốc gia phong kiến trong khu vực đang
cố gắng khẳng định sức mạnh và vị thế đối với lân bang, thì xung đột và chiến tranh
thôn tính là điều không tránh khỏi. Hậu quả của chiến tranh phong kiến là rất lớn,
nhiều xứ sở điêu tàn, nhiều vương triều sụp đổ, nhiều kho tàng bị cướp phá. Không
chỉ tù binh, của cải, mà đất đai đã trở thành chiến lợi phấm. Chiến lợi phẩm ngày
càng lớn theo quy mô của các cuộc chiến tranh, cuối cùng là cả một vùng đất rộng,
thậm chí cả một quốc gia, trở thành chiến lợi phẩm của đội quân thắng trận... Lịch
sử khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến vương quốc chư hầu Chân Lạp đã tấn công
làm diệt vong đế quốc tông chủ Phù Nam, người Thái, người Khmer đã xâm chiếm
làm suy tàn các quốc gia cổ của ngườn Môn, vương quốc Ayuthay của người Thái
đã chiếm hết cao nguyên Cò Rạt của người Khmer và có tham vọng xâm chiếm toàn
bộ lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp...Những cuộc chiến tranh phong kiến giữa
Chân Lạp với Champa, giữa Ayuthay với Chân Lạp, giữa Ayuthay với Lang Xang,
giữa các quốc gia hải đảo với nhau... diễn ra thường xuyên, như là một quy luật.
Một trong các quy luật khắc nghiệt của chiến tranh phong kiến, đó là quy luật "ưu

thắng liệt bại" và sự thực lịch sử "kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì thua"...
Quan hệ giữa Đại Việt và các nước láng giềng phía Nam cũng không là
ngoại lệ của quy luật trên. Khi nước láng giềng xâm lấn, quấy phá, cướp bóc vùng
đất biên cương, quân đội Đại Việt đáp trả bằng những hành động quân sự. Hoặc bị
động đối phó những hành động xâm lấn, quấy phá, cướp bóc, hoặc chủ động tấn
công quân sự nhằm tiêu diệt, làm suy yếu kẻ thù, thậm chí "tiên phát chế nhân",
chặn địch từ nơi xuất phát, tiêu diệt kẻ thù tận kinh đô của chúng...Chiến tranh về


6
phía Đại Việt trước hết là để bảo vệ vùng biên cương. Mục đích ban đầu trong xung
đột là duy trì hòa bình, giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Sau đó, trong thế thắng trận,
giành lấy tù binh, của cải và đất đai làm chiến lợi phẩm, dẹp yên ý đồ xâm lấn, xâm
phạm lãnh thổ tiếp theo. Cùng với quá trình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chính quyền
Đại Việt bằng nhiều chính sách về quan hệ ngoại giao, chính trị, thậm chí thông qua
mối quan hệ hôn nhân để từng bước xác lập chủ quyền của mình trên vùng đất phía
nam.
Đề tài “Chính quyền Đại Việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía
nam (thế kỷ XI – XVIII)” được nghiên cứu nhằm mục đích góp phần hệ thống hóa
một cách đầy đủ các sự kiện lịch sử để phục dựng một bức tranh lịch sử sinh động,
trung thực và toàn diện về mối quan hệ giữa Đại Việt và các quốc gia phong kiến
láng giềng; quá trình từ đầu đến cuối của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ và mở cõi
về phía nam của người Việt và chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI – XVIII.
Đề tài “Chính quyền Đại Việt và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía
nam (thế kỷ XI – XVIII)” được nghiên cứu còn góp phần làm rõ vấn đề: Vì nhu cầu
quốc phòng trong các thế kỷ XI-XVIII, Đại Việt rất chú trọng giữ yên vùng biên
cương phía nam, và với sức mạnh quân sự vốn có trong thế nước đang lên, đã phát
triển các hoạt động quân sự mang tính phòng vệ thành công cuộc mở rộng đất đai,
trước là giữ tình hình yên ổn, sau là di dân và thụ đắc quản lý những vùng đất mới
chiếm được, vừa là chiến lợi phẩm (như với Chiêm Thành), vừa là tặng phẩm ngoại

giao và liên minh quân sự (như đối với Chân Lạp). Như vậy, việc xác lập chủ quyền
lãnh thổ của chính quyền Đại Việt đối với vùng đất phía nam, trong bối cảnh lịch sử
của thế giới và khu vực chưa có cơ sở pháp lý quốc tế về chủ quyền quốc gia, đã tuỳ
theo thực lực của Đại Việt và tương quan lực lượng với Chiêm Thành và Chân Lạp,
là phù hợp với quy luật và quan hệ bang giao giữa các nước lúc bấy giờ.
Việc nghiên cứu đề tài này cũng giúp người viết thu thập tư liệu phục vụ cho
việc giảng dạy ở trường Trung học phổ thông và mở rộng phạm vi nghiên cứu về
sau.


7
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, tổng hợp, bổ sung, hệ thống hóa
tư liệu, kết quả nghiên cứu từ trước tới nay, góp phần làm rõ quá trình xác lập chủ
quyền và bảo vệ lãnh thổ phía nam của chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI –
XVIII, trên hai lĩnh vực chính là quân sự và ngoại giao; góp phần làm rõ bối cảnh,
diễn tiến, tình hình và đặc điểm của quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
phía nam; làm rõ vai trò của người Việt và chính quyền Đại Việt trong quá trình
“giành” và “giữ” vùng đất phía nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ phía nam của chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI – XVIII. Nguyên
nhân, điều kiện lịch sử, đặc điểm của quá trình này chịu sự chi phối và tác động của
nhiều yếu tố: bối cảnh lịch sử khu vực, quá trình hình thành và phát triển của mỗi
nước (Champa, Chân Lạp), nhất là Đại Việt, về quan hệ bang giao giữa Đại Việt –
Champa, Đại Việt – Chân Lạp.
Đề tài nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam của chính
quyền Đại Việt đặt trong bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực chưa có cơ sở pháp lý
quốc tế về chủ quyền quốc gia, tùy vào từng thời điểm, tương quan lực lượng giữa
Đại Việt với Champa và Chân Lạp luôn bao gồm hai yếu tố là “giữ” và “giành” (giữ

để bảo toàn lãnh thổ, giành để củng cố và mở rộng). Luận văn đi sâu nghiên cứu
những tư liệu minh chứng và những hoạt động xác lập, chiếm hữu, bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ trên vùng đất thuộc miền Trung và Nam bộ của nước Việt Nam
trong quá trình lịch sử.
Đề tài cũng đề cập và nghiên cứu vai trò của cộng đồng cư dân người Việt,
Hoa, Chăm, Khơme trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ phía nam
của Đại Việt. Đặc biệt là vai trò quan trọng của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng
Trong trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước trên vùng đất Nam
bộ ngày nay. Bên cạnh đó là ý thức về chủ quyền lãnh thổ trên biển và hải đảo của
chính quyền chúa Nguyễn.


8
Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Chính quyền Đại Việt và quá trình xác lập
chủ quyền lãnh thổ phía nam (thế kỷ XI-XVIII)” được nghiên cứu mở đầu từ thời kỳ
vương triều nhà Lý của Đại Việt, sau đó lần lượt trải qua các triều đại Trần, Hồ, Lê
sơ và thời kỳ đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài. Nội dung
nghiên cứu tập trung vào những hoạt động và vai trò của nhà nước Đại Việt trong
hai lĩnh vực là quân sự và ngoại giao, gắn liền với việc xác lập chủ quyền và bảo vệ
lãnh thổ phía nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử theo
quan điểm duy vật lịch sử.Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận
văn, nhất là phần nghiên cứu diễn tiến quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía
nam của Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII theo trình tự thời gian, trong những
hoàn cảnh không gian, hoàn cảnh cụ thể nhất định.
Tác giả đặt vai trò sưu tầm sử liệu lên hàng đầu, cố gắng sưu tầm đầy đủ các
tư liệu, tiếp cận các tài liệu gốc. Tác giả dựa vào thư tịch, tài liệu tham khảo của các
công trình đã nghiên cứu đã có trước, các tổng mục sách báo, sách dẫn, tạp chí. Bên
cạnh đó việc khảo chứng, xử lý, đánh giá tư liệu cũng được đặc biệt quan tâm.

Người nghiên cứu còn vận dụng phương pháp logic để phân tích các mối
quan hệ của Đại Việt với Chiêm Thành và Chân Lạp trong bối cảnh của ba nước
theo từng giai đoạn lịch sử, cũng như bối cảnh khu vực Đông Nam Á ở thế kỷ XI XVIII; đặc biệt nhấn mạnh vị trí, vai trò của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng
Trong trong mối quan hệ này. Thông qua các hoạt động quân sự, ngoại giao, chính
quyền Đại Việt đã từng bước xác lập chủ quyền và thực thi các biện pháp để bảo vệ
lãnh thổ của mình trước những hành động xâm lấn biên thùy của Chiêm Thành,
Chân Lạp và Xiêm La.
Người nghiên cứu còn sử dụng phương pháp liên ngành như nghiên cứu địa
lý, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa, …


9
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam của chính
quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI – XVIII, được biểu hiện trên nhiều phương diện
như hoạt động quân sự, ngoại giao, quan hệ hôn nhân và được ghi chép lại trong
nhiều thư tịch. Đó là những tư liệu cung cấp cho chúng ta những sự kiện quan trọng
trong mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng phía Nam (là
Champa và Chân Lạp), quá trình khai phá, thực thi chủ quyền, tổ chức bộ máy hành
chính quản lý và đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chính quyền Đại Việt
trong các thế kỷ XI – XVIII.
Đầu tiên là Đại Việt sử lược, một công trình khuyết danh được hoàn thành
vào những năm 1377 - 1388. Bộ sách được ghi chép dưới dạng biên niên, gồm ba
quyển: quyển một ghi chép lịch sử từ thời thượng cổ đến hết Tiền Lê (1009), quyển
hai ghi chép từ thời Lý Thái Tổ (1010) đến Lý Nhân Tông (1127), quyển ba ghi
chép từ thời Lý Thần Tông (1128) đến Lý Huệ Tông (1124). Tác phẩm cung cấp
cho người nghiên cứu các sự liện lịch sử quan trọng dưới triều Lý trong việc quan
hệ bang giao với Champa và Chân Lạp.
Bộ Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên tác phẩm Đại
Việt sử kí của Lê Văn Hưu và tác phẩm Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên. Tác phẩm

ghi chép các sự kiện lịch sử của dân tộc từ thời Hồng Bàng cho đến hết đời Lê Thái
Tổ. Trong tác phẩm, có nhiều ghi chép về mối bang giao của Đại Việt với các quốc
gia trong khu vực, trong đó có mối quan hệ với Chiêm Thành và Chân Lạp trên
nhiều lĩnh vực, cung cấp nhiều thông tin về quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ phía Nam của chính quyền Đại Việt (trên lãnh thổ cũ của Champa)
qua các triều đại Lý, Trần, Hồ và Lê sơ.
Những ghi chép, nghiên cứu của Lê Qúy Đôn trong “Phủ biên tạp lục” cũng
là những tư liệu quý đối với việc nghiên cứu vấn đề. Trong quyển I, Lê Qúy Đôn đã
trình bày về lịch sử khẩn hoang, khai phá và khôi phục hai vùng đất Thuận Hóa và
Quảng Nam, cũng như về tổ chức bộ máy chính quyền, hệ thống thuế khóa, quan
lại, binh lính… ở hai vùng đất này dưới thời các chúa Nguyễn. Đặc biệt, những ghi


10
chép trong Phủ biên tạp lục cung cấp cho chúng ta những thông tin, tư liệu quý giá
về hoạt động khẳng định chủ quyền lãnh thổ của chính quyền chúa Nguyễn trên 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, gồm hai phần: Đại
Nam thực lục tiền biên và Đại Nam thực lục chính biên. Trong đó, phần thư nhấtghi
chép giai đoạn lịch sử từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) đến đời chúa Nguyễn
Phúc Thuần (1777). Bộ sách là một tập hợp các ghi chép dưới dạng biên niên về
những sự việc cụ thể, những lời nói, việc làm của vua, lời tâu trình của quần thần,
việc nội trị, ngoại giao; trong đó có quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của chính
quyền Đàng Trong trên vùng đất cũ của Champa (từ Phú Yên trở vào Bình Thuận),
vùng đất Nam bộ và những hoạt động xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức là tập sách lịch sử-địa lý tập
hợp những ghi chép, nghiên cứu về cương vực, địa giới, quá trình khai hoang phát
triển của vùng Gia Định từ buổi hoang sơ cho đến thời kỳ nhà Nguyễn. Những ghi
chép, nghiên cứu của Trịnh Hoài Đức cung cấp những tư liệu quý về việc khẩn

hoang lập ấp, những chính sách cai quản và khai phá vùng đất Biên Hòa, Mỹ Tho,
Hà Tiên, các tỉnh miền Tây Nam Bộ ngày nay… dưới thời các chúa Nguyễn và thời
kỳ đầu của vương triều Nguyễn.
Cuốn “Mạc Thị Gia Phả ” của Vũ Thế Dinh cung cấp tư liệu trong việc
nghiên cứu vùng đất Hà Tiên và dòng họ Mạc, những người tiên phong trong việc
mở mang vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đọc Mạc Thị Gia Phả, người nghiên cứu
biết được những chính sách của họ Mạc trong việc quy tụ dân lưu tán mở đất Hà
Tiên như thế nào, chính sách cai trị và mở mang vùng đất mới; về niên đại của sự
kiện Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, và thấy rõ được công lao của
Mạc Cửu và dòng họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên và sự nghiệp mở mang bờ cõi
của các chúa Nguyễn.
Xứ Đàng Trong năm 1621” của Critstophoro Borri cuốn ghi chép về Đàng
Trong trong thời gian Critstophoro Borri lưu trú tại đây (năm 1621). 12 chương của
cuốn sách tập hợp những ghi chép của Critstophoro Borri về quốc hiệu, vị trí và


11
diện tích, về khí hậu và những đặc tính của Đàng Trong, về đất đai, phong tục tập
quán, đời sống sinh hoạt của nhân dân… Những ghi chép của ông cung cấp tư liệu
về tình hình chính trị, lực lượng quân sự của các chúa Nguyễn, về việc buôn bán
thương mại và cai quản hành chính ở một số vùng. Các chương ghi chép về Đàng
Trong năm 1621 của Critstophoro Borri là tư liệu lịch sử quan trọng cho ta một cái
nhìn tổng quát về mọi mặt của xứ Đàng Trong. Trong Lời bạt của cuốn sách “Xứ
Đàng Trong năm 1621” của Critstophoro Borri, Sơn Nam cho rằng cuốn sách “…là
tư liệu quý và quan trọng với những chi tiết cụ thể giúp ta hiểu thêm về bối cảnh
vùng Quảng Nam – Quy Nhơn, về kinh tế thị trường đã tự phát hơn 50 năm trước
khi cảng Cù Lao Phố hình thành ở Biên Hòa”
Tác phẩm “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh là một công
trình nghiên cứu lịch sử về cương vực, địa lý, hành chính Việt Nam qua các đời từ
thời Văn Lang – Âu Lạc cho đến thời Nhà Nguyễn. Trong công trình nghiên cứu

của mình, tác giả đã có phần nói về sự mở mang lãnh thổ, xác lập chủ quyền trên
vùng đất phía nam qua các đời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. Đây là một công trình nghiên
cứu quan trọng, cung cấp những tư liệu quý về cương vực lãnh thổ của nước ta qua
các đời.
Cuốn “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, là một công trình nghiên
cứu về vùng đất phía Nam của Đại Việt, về vương quốc Champa và quốc gia Chân
Lạp, về vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Tác giả đã dành một phần nói
về cuộc Nam tiến của Đại Việt từ thời Nguyễn Hoàng, công cuộc khai phá vùng đất
Đàng Trong, về quá trình chiếm đất Champa, lấn đất Thủy Chân Lạp, mở đất Gia
Định, về nhân vật Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên. Đây là một công trình cung cấp
nhiều tư liệu quý, quan trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của nước ta.
Công trình nghiên cứu Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ của tác giả Huỳnh
Lứa đã cung cấp cho người nghiên cứu nhiều tư liệu về công cuộc chuyển cư, quá
trình khai phá của di dân người Việt tại vùng đất Nam Bộ, về phương thức khẩn
hoang, các khu vực khai phá, thành quả khai phá, tình hình sản xuất nông nghiệp,
những biến đổi bước đầu về mặt kinh tế-xã hội của Nam bộ sau hai thế kỷ khai phá
(Chương II). Công trình nghiên cứu đã góp phần dựng lại quá trình di dân, khai phá


12
vùng đất Nam Bộ của lưu dân người Việt, người Hoa, người Khmer trong thời kỳ
các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII, XVIII).
Cuốn “Lịch Sử Champa” của giáo sư Lương Ninh là một công trình nghiên
cứu về lịch sử của nước Champa (hay Chiêm Thành), một quốc gia láng giềng ở
phía Nam của Đại Việt. Trong công trình của mình, tác giả trình bày về lịch sử nước
Champa từ lúc hình thành qua các giai đoạn phát triển, khủng hoảng (Chương 7),
những mối quan hệ bang giao, những cuộc xung đột, tranh giành lãnh thổ với nước
láng giềng Đại Việt và cuối cùng được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, người Chăm
trở thành một dân tộc thành phần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
“Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế -xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18”, Luận án

tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia của LiTana là một công trình nghiên cứu có
giá trị về vùng đất phía Nam của Đại Việt trong giai đoạn có nhiều biến động quan
trọng. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội của Đàng Trong trong
các thế kỷ 17, 18. Đặc biệt trong chương I (Vùng Đất Mới), tác giả đã trình bày về
địa thế, cương vực, tư liệu về nước Champa sau năm 1471, cuộc Nam tiến của nhân
dân Đại Việt trước thời các chúa Nguyễn, về những người đi tiên phong mở cõi.
Tác phẩm “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền
Nam nước Việt cuối thế kỷ 17 ”của Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, là công trình
nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh cũng như những công
lao của ông trong công cuộc khai mở vùng đất phía Nam của Đại Việt trong thế kỉ
17. Các chương 3,4,5 là những chương quan trọng nói về Nguyễn Hữu Cảnh trong
công cuộc “mở mang miền Nam, bình định và an dân đất Champa” (chương 3),
“kinh lược xứ Đồng Nai”(chương 4) và “bình định vùng đất của Chân Lạp”
(chương 5). Đây là công trình nghiên cứu cung cấp những tư liệu quan trọng về một
trong những nhân vật có công lớn trong việc mở rộng lãnh thổ, khai phá vùng đất
mới của Đại Việt.
Quyển Người Việt gốc Miên của Lê Hương được viết năm 1969 có nội dung
đề cập đến nhiều vấn đề của người Miên (Khmer) đang sống ở Nam Bộ: nguồn gốc,
dân số, sinh hoạt, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa - xã hội, kinh tế. Tác phẩm
miêu tả khá sinh động về sinh hoạt kinh tế - văn hóa - xã hội của cộng đồng người


13
Khơme; qua đó, chúng ta có thể thấy vai trò của người Khmer trong việc khai phá
vùng đất Nam bộ, quá trình dung hợp, tiếp biến văn hóa của hai cộng đồng cư dân
Việt - Miên trên vùng đất Nam Bộ.
Bên cạnh đó còn phải kể tới các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về
quá trình khai phá, xác lập chủ quyền lãnh thổ của chính quyền Đại Việt trên vùng
đất duyên hải Miền Trung và Nam Bộ, được xuất bản trong hai tác phẩm: Duyên
hải miền trung Đất và Người (Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh và Tạp chí Xưa và

Nay) và tác phẩm Nam Bộ Đất và Người (gồm 9 tập) của Hội khoa học Lịch sử Tp
Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu có liên quan đến quá
trình mở rộng, xã lập chủ quyền lãnh thổ phía Nam của Đại Việt như “Góp phần tìm
hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX” của Huỳnh Lứa; “Lịch sử khẩn
hoang miền Nam” và “Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Giang”… của nhà
văn Sơn Nam; “Vùng đất cổ miền Đông Nam bộ” của Vương Liêm, Lược sử vùng
đất Nam bộ của Vũ Minh Giang,Hội thảo chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX,Hội thảo Nam Bộ và Nam

Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII - XIX, các tạp chí chuyên ngành như
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Sử - Địa, Tạp chí Xưa và Nay, Tạp chí Nghiên
cứu Kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,…cũng là nguồn tư liệu đã đề cập
trong nhiều mức độ về vấn đề mà luận văn nghiên cứu, cung cấp những tư liệu quan
trọng và những kiến giải khoa học cho việc tìm hiểu về quá trình xác lập chủ quyền
lãnh thổ phía Nam của chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI - XVIII.
Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía Nam của chính quyền Đại Việt
trong các thế kỷ XVI – XVIII đã được nhiều tác giả quan tâm, trình bày trên nhiều
phương diện, từng thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu chuyên
sâu và có hệ thống về quá trình này vẫn là rất cần thiết. Tác giả luận văn này mong
muốn thực hiện và đóng góp được điều đó.


14
6. Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận, có 3 chương:
Chương 1. CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT VÀ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TRONG
CÁC THẾ KỶ XI – XVIII
1.1. Chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI – XVIII
1.2. Vùng đất phía Nam của Đại Việt trong các thế kỷ XI – XVIII

1.2.1. Vương quốc cổ Champa
1.2.2. Vùng đất Nam bộ
Chương 2. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA (từ
thế kỷ XI – cuối thế kỷ XVII)
2.1. Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ
2.2. Tổ chức di dân và cử quan lại trấn trị vùng đất biên cương
2.2.1. Thế kỷ XI – XV
2.2.2. Thế kỷ XVI - XVII
Chương 3. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CHÍNH
QUYỀN ĐẠI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ (thế kỷ XVI – cuối thế kỷ
XVIII)
3.1. Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ trên vùng đất Nam Bộ
3.1.1. Công cuộc di dân và khai phá vùng đất Nam Bộ
3.1.1.1. Người Việt và quá trình khai phá vùng đất Đông Nam bộ
3.1.1.2. Công cuộc khai phá, mở đất Miền Tây Nam bộ
3.1.2. Thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
3.2. Vai trò của cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Chăm, Khmer
3.3. Chính quyền Đàng Trong và ý thức về chủ quyền đối với vùng biển và
hải đảo.


15

Chương 1. CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT VÀ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM
TRONG CÁC THẾ KỶ XI – XVIII
1.1. Chính quyền Đại Việt trong các thế kỷ XI - XVIII
Thế kỷ X đánh dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc ta. Năm 938, Ngô
Quyền đánh thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn một ngàn
năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, khôi phục nền tự chủ, độc lập. Dân tộc ta

bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng, phát triển và bảo vệ quốc gia quân
chủ độc lập thống nhất. Nước Đại Việt dần phát triển và hưng thịnh, trở thành một
nước hùng mạnh trong khu vực.
Thời Lý (1009 - 1225) - Trần (1226 - 1400) tiếp tục sự nghiệp đã được định
hướng từ các triều đại trước. Một quốc gia độc lập, tự chủ với chế độ quân chủ
trung ương tập quyền mạnh đang dần chuyển hóa sang tính chất phong kiến quý tộc
được bảo vệ, củng cố và phát triển. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra
Thăng Long, góp phần thúc đẩy quá trình mở mang đất nước tiến dần vào phía
Nam, xuống các vùng đất bằng phẳng; chuyển từ miền núi xuống vùng đồng bằng
trù phú. Bộ máy chính quyền có nhiều thay đổi theo hướng chặt chẽ. Quân đội được
tổ chức và trang bị tốt. Hệ thống pháp luật ngày càng tãng cường và hoàn thiện.
Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
Cuối thế kỉ XIV, triều đại nhà Trần bắt đầu suy yếu, các vị vua lúc này
không còn được anh minh như thuở đầu, đời sống nhân dân khổ cực vì quan lại
tham nhũng, lộng hành. Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly sau một quá trình chuẩn bị
lực lượng, nhờ vào quan hệ ngoại thích với vua Trần, đã giành ngôi vua, tự lập
hoàng đế. Triều Hồ được dựng lên. Hồ Quý Ly đổi gọi nước ta là Đại Ngu. Tồn tại
chưa đầy 7 năm, cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược bị thất bại,
nước ta lại rơi vào ách đô hộ của chế độ phong kiến nhà Minh.
Bước sang thế kỉ XV tình hình nước ta có nhiều chuyển biến lớn, nhất là sau
thắng lợi của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Minh (1427),


16
giành lại nền độc lập cho đất nước. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự hoàn chỉnh
và phát triển đến đỉnh cao của nhà nước phong kiến Đại Việt.
Từ cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, dưới các triều vua Uy Mục, Tương Dực,
triều đình phong kiến nhà Lê suy yếu nhanh chóng. Vua quan sao nhãng việc triều
chính, xây dựng cung điện, lăng tẩm liên miên. Thiên tai, mất mùa, nạn đói thường
xuyên diễn ra, đè lên những người nông dân khốn khổ. Quan lại ra sức tung hoành,

nhũng nhiễu cướp bóc trong nhân dân. Giặc dã nổi lên nhiều nơi. Triều đình, chia
bè phái, chém giết lẫn nhau, bọn quần thần tìm cách thâu tóm quyền lực, ngôi vua
chúa bị thay lên đổi xuống liên tục.
Các cuộc đấu tranh của nông dân nổi lên nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc
khởi nghĩa của Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tống ở Kinh Bắc (1511), cuộc nổi dậy
của Nguyễn Nghiêm ở Sơn Tây, Hưng Hóa (1512), cuộc nổi dậy của Phùng
Chương ở vùng Tam Đảo (1515). Lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Công Ninh
(1516), quân khởi nghĩa có lúc đã tấn công vào tận kinh thành Thăng Long. Về sau
Trần Cảo tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thiên Ứng, lêu gọi nông dân nổi dậy
nhiều nơi…. Năm 1527, trước sự yếu hèn của các vua Lê, Mạc Đăng Dung đã bức
vua Lê phải nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Mạc. Mạc Đăng Dung đã thực hiện
nhiều chính sách để củng cố lại chính quyền, ổn định đất nước. Nhưng một bộ phận
của cựu thần Nhà Lê đã nổi dậy chống đối. Năm 1532, An Thành hầu Nguyễn Kim
đã lập một người con của vua Lê Chiêu Tông tên là Ninh lên làm vua (ở Thanh
Hóa), kêu những người ủng hộ nhà Lê nổi dậy đấu tranh chống nhà Mạc. Nhiều cựu
thần của nhà Lê ở Thanh Hóa đã tìm đến đi theo. Một triều đình mới được thành lập
ở Thanh Hóa, đối địch với nhà Mạc ở Thăng Long, sử gọi là Nam Triều, để phân
biệt với nhà Mạc ở Thăng Long.
Liên tục từ năm 1533 đến năm 1592, cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều diễn
ra liên miên, với hơn 30 trận lớn. Cuộc hỗn chiến Nam – Bắc triều đã gây ra biết
bao tang thương cho nhân dân, tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế của quốc gia. Năm
1592, một trận chiến lớn đã xảy ra, quân Mạc bị thua to, Trịnh Tùng đem quân vào
chiếm Thăng Long. Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đến đây chấm dứt. Tàn dư
nhà Mạc rút lên vùng núi Cao Bằng và tồn tại được thêm một thời gian nữa.


17
Thế kỉ XVII – XVIII, Đại Việt bị chia cắt bởi hai dòng họ Trịnh - Nguyễn
Sau khi Nguyễn Kim mất, quyền bính rơi vào tay con rể Trịnh Kiểm, hai
người con của Nguyễn Kim đều là tướng trẻ và tài giỏi, một người là Nguyễn Uông

đã bị Trịnh Kiểm bí mật thủ tiêu, và luôn tìm cách hãm hại người con còn lại là
Nguyễn Hoàng. Trước âm mưu của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã nhiều lần tìm
cách vận động để được vào Nam giữ chức trấn thủ Thuận Hóa, với hi vọng sẽ vừa
tránh được âm mưu sát hại của Trịnh Kiểm, vừa có thể âm thầm chuẩn bị lực lượng
cho riêng mình, chờ cơ hội để giành lại quyền lực.
Tháng 11 năm 1558, Nguyễn Hoàng vào nhậm chức trấn thủ Thuận Hóa.
Đến năm 1579 thì kiêm luôn chức Trấn thủ Quảng Nam. Nguyễn Hoàng vừa quan
tâm việc xây dựng, củng cố lực lượng cho riêng mình nhưng vẫn giữ lệ hàng năm ra
Bắc triều bạp thuế, sổ sách, báo cáo tình hình ở vùng Thuận Quảng. Trịnh Kiểm
vẫn không ngừng mọi thủ đoạn để hãm hại Nguyễn Hoàng nhưng không thành.
Năm 1613, trước khi chết, Nguyễn Hoàng đã cho gọi hoàng tử thứ 6, đang làm trấn
thủ Quảng Nam là Nguyễn Phúc Nguyên, và căn dặn cố gắng bảo vệ dòng họ của
mình, tiếp tục gây dựng cơ đồ riêng. Sau khi nối nghiệp cha, Nguyễn Phúc Nguyên
đã tiếp tục củng cố chính quyền, tách khỏi sự phụ thuộc vào họ Trịnh, chỉ nộp thuế
hàng năm. Năm 1623, Nguyễn Phúc Nguyên tuyệt giao với họ Trịnh, không chịu
nộp thuế nữa. Lấy cớ đó, năm 1627, họ Trịnh mang quân vào tấn công Thuận Hóa,
cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài suốt từ năm 1627 đến năm 1672
với bảy trận chiến lớn diễn ra vào các năm: 1627, 1633, 1643, 1648, 1655-1660,
1661-1662 và 1672. Cuộc chiến không mang lại thắng lợi cho bên nào, hai bên đã
lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Từ đó nước ta
rơi vào tình trạng bị chia cắt lãnh thổ trong suốt 100 năm. Cả chính quyền ở Đàng
Ngoài và Đàng Trong sau đó đã ra sức xây dựng bộ máy chính quyền riêng của
mình.
Sau một thời gian phục hồi, nữa cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến họ Trịnh
và họ Nguyễn lâm vào con đường khủng hoảng, suy vong. Quan lại ăn chơi sa đọa,
nhũng nhiễu, bóc lột nhân dân. Nội bộ triều đình diễn ra cảnh tranh giành quyền lực


18

rối ren. Làng xóm tiêu điều. Nhân dân phiêu tán. Tiếng oán than tận trời xanh.
Phong trào khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi.
Đàng Trong sau một thời gian trị vì của các chúa: Nguyễn Phúc Nguyên (1613
- 1635), Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648), Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), Nguyễn
Phúc Trăn (1687 - 1691), Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), Nguyễn Phúc Chú
(1725 - 1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) chính trị ổn định, kinh tế phát
triển, cư dân an cư lạc nghiệp, cương vực không ngừng mở rộng về phía Nam cho
đến tận Hà Tiên. Từ năm 1765, triều đình phong kiến Đàng Trong dưới thời Chúa
Nguyễn Phúc Thuần bắt đầu suy yếu, mục nát. Quyền hành rơi vào tay quyền thần
Trương Phúc Loan tham tàn, bạo ngược, bán quan tước, hình phạt nặng nề. Quan
lại, quý tộc đua nhau ăn chơi, hưởng lạc đến cực độ, đục khoét nhân dân. Muôn dân
lầm than, đói khổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Trải qua nhiều giai đoạn, tuy có lúc rơi vào khủng hoảng nhưng nhìn chung, từ
thế kỷ XI-XVIII, quốc gia Đại Việt đã từng bước phát triển vững mạnh và đạt được
nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.
Về chính trị: các vương triều Đại Việt đã thiết lập bộ máy nhà nước trung
ương tập quyền cao độ. Hệ thống bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương
ngày càng được hoàn thiện và củng cố.
Thời Lý (1009-1225) đến thời Hồ (1400-1407), trong bộ máy nhà nước, vai
trò của tầng lớp quý tộc ngày càng quan trọng. Thời Lý, vua là người nắm mọi
quyền hành, đứng sau các đại thần là đội ngũ quan lại gồm hai ban văn và võ. Ban
Văn có thượng Thư, Tả Hữu Tham Tri, Phủ Sĩ Sư…Ban Võ có Đô Thống, Nguyên
Soái, Tổng Quản… cả nước được chia là 24 lộ, dưới lộ là các phủ, châu, huyện, xã.
Tại các lộ, phủ, huyện xã đều có đặt các chức quan cai quản. Các vùng miền núi đều
nhận được sự quan tâm và chú trọng của triều đình vì đây là nơi có vị trí chiến lược
trong việc duy trì, ổn định biên cương của đất nước. Tại những nơi này, các chức
quan cai quản được giao cho các tù trưởng địa phương nắm giữ, theo chế độ cha
truyền con nối.
Dưới triều Trần (1226-1400), hệ thống hành chính của nước ta đã tương đối
hoàn chỉnh, tình hình trong nước ổn định, nhân dân có cuộc sống đầy đủ, ấm no.



19
Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc. Thời kỳ này, nhà Trần đã cho
hợp các lộ nhỏ lại, chia cả nước thành 12 lộ. Bộ máy nhà nước được tổ chức giống
Nhà Lý nhưng quy củ và chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn với cơ cấu các cơ quan chức
năng như Bộ, Các, Sảnh, Cục…, trong đó quý tộc họ Trần nắm những chức vụ quan
trọng nhất.
Đến năm 1466, bộ máy chính quyền ở triều đình gồm có đã gần như hoàn
chỉnh với 6 Bộ: Bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Binh và Bộ Hình. Bên cạnh 6
Bộ là sáu Khoa tương ứng, có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của 6 Bộ. Cũng trong
năm 1466, vua Lê Thánh Tông đã cho lập ra 6 Tự bao gồm: Địa Lý Tự, Thái
Thường Tự, Quang Lộc Tự, Thái Bộc Tự, Hồng Lô Tự, Thường Bảo Tự. Ngoài ra
còn có các cõ quan giúp việc khác nhý Hàn Lâm Viện, Ðông Các, Trung Thý Giám,
Bí Thý Giám, Hoàng Môn Ðĩnh. Bên cạnh ðó vua Lê Thánh Tông còn lập ra một số
cơ quan chuyên môn không lệ thuộc vào 6 Bộ và 6 Tự, bao gồm: Thông chính ty,
Quốc Tử giám, Quốc Sử viện.
Đến tháng 6 năm 1466, niên hiệu Quang Thuận thứ 7, vua Lê Thánh Tông đã
chia cả nước ra làm 12 đạo (12 thừa tuyên), bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Thanh
Hóa, Thiên Trường, Quốc Oai, Hưng Hóa, Nam Sách, Bắc Giang, An Bang, Tuyên
Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Và phủ Trung Đô (phủ Phụng Thiên).
Năm 1490, Lê Thánh Tông đã hoàn thành bản đồ Thừa Tuyên đạo (bản đồ
Hồng Đức), xác định trong cả nước có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36
phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trưởng. Tập
bản đồ đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong công cuộc quản lý đất
nước của nhà nước phong kiến Đại Việt. Thể hiện sự phát triển vững mạnh của nhà
nước Đại Việt.
Thời kỳ đất nước bị chia cắt, bộ máy chính quyền ở Đàng Ngoài có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ, nhất là trong bộ máy chính quyền nhà nước. Vua Lê chỉ còn
là hư danh, quyền lực trong nước thực sự nằm trong tay chính quyền của các chúa

Trịnh, sử gọi là chính quyền Vua Lê – Chúa Trịnh. Quyền hạn của vua Lê bị hạn
chế đến mức tối đa, quy định chặt chẽ cả chế độ bổng lộc của nhà vua, thành lập


20
một số cơ quan giúp việc gồm 3 phiên: Binh, Hộ và Thủy sư. Đến đầu thế kỉ XVIII,
chuyển 3 phiên thành 6 phiên: Lại, Lễ, Bộ, Binh, Hình, Công.
Ở địa phương, các đạo thừa tuyên được đổi gọi là các trấn, do trấn thủ hay
trấn đốc đứng đầu, phụ trách cả trấn ti. Các cơ quan giúp việc có Hiến Ti và Thừa
Ty. Chúa Trịnh phân chia 10 trấn thuộc Bắc bộ thành 4 nội trấn (Hải Dương, Sơn
Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc) và 6 ngoại trấn (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa, An
Quảng, Tuyên Quang, Thái Nguyên). Hai trấn Thanh Hóa và Nghệ An vẫn giữ
nguyên như cũ.
Ở Đàng Trong, đến giữa thế kỉ XVIII, lãnh thổ của Đàng Trong đã kéo dài từ
sông Gianh cho đến tận mũi Cà Mau, được tổ chức thành 12 đơn vị hành chính, gọi
là dinh, bao gồm: Bố Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn, Chính Dinh, Quảng Nam, Phú
Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và một trấn phụ
thuộc là Hà Tiên. Mỗi dinh cai quản một phủ, dưới phủ có huyện, tổng, xã. Trong
đó dinh Quảng Nam cai quản 3 phủ là Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
Năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp chúa Tiên Nguyễn Hoàng,
cho cải tổ lại bộ máy chính quyền, gồm có 3 Ty: Ti Xá Sai, Ti Thần và Ti Sử. Đến
năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình, đổi các chức
kí lục, nha úy, đô tri cai bạ làm Lại bộ, Lễ bộ, Hình bộ, Hộ bộ và đặt thêm hai bộ
Binh và bộ Công. Các dinh trấn đều có trấn thủ, cai bạ ký lục, cai quản. Ở các
huyện có tri huyện, đề lại, thông lại, huấn đạo, lễ sinh.
Hệ thống luật pháp Đại Việt ngày càng hoàn thiện. Thời Đinh - Tiền Lê chưa
có luật thành văn. Nhà nước quản lí xã hội bằng hình pháp vô cùng khắc nghiệt.
Nhà Lý là triều đại đầu tiên mở đầu cho thời kì pháp luật thành văn và đưa pháp luật
vào từng khía cạnh của cuộc sống. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành bộ luật
Hình thư. Đến thời Trần, hệ thống luật pháp có bước phát triển mới. Năm 1230, vua

Trần Thái Tôn cho soạn thảo bộ Quốc triều Hình luật. Năm 1341, vua Trần Dụ
Tông lại cho biên soạn Hình thư. Đến thời Lê sơ, luật pháp ngày càng hoàn chỉnh
nhờ tăng cường những điều luật mới. Dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháp luật
thời Lý - Trần cùng những điều lệ đã ban hành trước đó, năm 1483, bộ Luật Hồng
Đức ra đời. Đây được xem là bộ luật hoàn chỉnh nhất, tiến bộ nhất của phong kiến


21
Đại Việt và cũng biểu hiện rõ nét nhất tính chất giai cấp và quyền lực của nhà nước
đối với nhân dân.
Về quân sự: Quân sự là một lĩnh vực quan trọng đối với mỗi triều đại phong
kiến, là công cụ để duy trì ổn định trong nước, bảo vệ đất nước khi giặc ngoại xâm.
Các triều đại phong kiến ở nước ta trong giai đoạn này chú trọng quan tâm và xây
dựng cho mình một lực lượng quân đội mạnh, để có thể bảo vệ biên cương, lãnh thổ
của đất nước. Quân đội còn là công cụ để nhà nước duy trì và bảo vệ quyền lợi của
mình, đàn áp lại những cuộc nổi loạn trong dân chúng. Trải qua các triều đại, lực
lượng quân đội của các triều đại ngày càng được tổ chức có quy mô, hoàn chỉnh
trong công tác huấn luyện và trang bị vũ khí.
Thời Lý, quân đội được chia làm 4 bộ phận, bao gồm: Thiên tử quân, quân các
Lộ, quân vương hầu và dân binh. Để xây dựng quân đội nhà Lý thực hiện chế độ
nhân đinh trong khắp cả nước, thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”. Quân đội
gồm đủ cả bốn binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh, trong đó bộ
binh và thủy binh có số lượng đông nhất.
Thời Nhà Trần, quân đội gồm hai bộ phận: cấm quân và quân các lộ. Cấm
quân là lực lượng vũ trang thường trực, có nhiệm vụ bảo vệ hoàng đế, bảo vệ kinh
thành và triều đình trung ương. Quân các lộ là lực lượng vũ trang ở địa phương, có
nhiệm vụ bảo vệ chính quyền và trật tự xã hội ở các địa phương. Ngoài cấm quân và
quân các lộ là lực lượng vũ trang của nhà nước, dưới thời Lý, Trần còn có lực lượng
vũ trang tư nhân, do các bậc Vương tước và Hầu tước tuyển chọn, huấn luyện và chỉ
huy. Ở các làng xã, nhân dân còn có lực lượng bán vũ trang do họ tổ chức, đó là các

đội dân binh.
Bên cạnh đó là lực lượng quân đội của các tù trưởng dân tộc miền núi. Đây là
một bộ phận quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương, và góp sức vào các
cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. Các triều đại luôn cố gắng duy
trì mối quan hệ tốt đẹp với các vị tù trưởng miền núi, coi đó là một trong những
chính sách quan trọng trong việc duy trì, bảo vệ quyền lực của mình và hòa bình
của đất nước.


22
Quân đội được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ, được tập luyện
có bài bản, theo quy chế, với chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cần
nhiều”. Thời Trần quân đội Đại Việt được huấn luyện theo binh pháp của Đại Việt,
sự ra đời của Bộ Binh thư yếu lược do Trần Hưng Đạo biên soạn đã đánh dấu sự
phát triển của khoa học quân sự nước ta thời bấy giờ.
Đến thời nhà Hồ, quân đội còn được trang bị cả súng thần cơ, một loại vũ khí
lợi hại nhất lúc bấy giờ. Đặc biệt, quân đội nhà Hồ còn đóng được những thuyền
chiến lớn có lầu. Cũng như các triều đại Lý-Trần, nhà Hồ còn thực hiện chủ trương
xây dựng quân đội cốt tinh nhuệ, không cần đông.
Lực lượng quân đội, và sức mạnh của quân sự Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ còn
được thể hiện trong các cuộc chiến đấu, bảo vệ vùng biên cương của đất nước. Nhất
là vùng biên giới phía Nam giữa Đại Việt và Champa. Hai bên đã nhiều lần xảy ra
xung đột quân sự. Quân đội của Chiêm Thành thường xuyên có những cuộc tấn
công vào các vùng giáp biên giới để cướp bóc, quấy nhiễu nhân dân sinh sống ở
vùng biên giới hai nước. Quân Đại Việt đã nhiều lần tấn công, đánh bại quân Chiêm
Thành, điển hình là các năm 1069 (thời Lý), 1312, 1318, 1326, 1353, 1367, 1377,
1383 và 1396 (dưới thời Trần), các năm 1400, 1402, 1404 (thời nhà Hồ). Đặc biệt
dưới thời Trần khi nhà Trần đã suy yếu không còn chăm lo đến xây dựng, phát triển
đất nước, quân Champa đã nhiều lần mang quân tấn công vào lãnh thổ Đại Việt dọc
các vùng biên giới, trong đó có những lần tấn công tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt,

tiến đánh tới cả kinh thành Thăng Long (trong các năm 1361, 1366, 1371, 1377,
1378, 1380, 1382, 1389). Bên cạnh đó là các cuộc xung đột với Ai Lao ở biên giới
phía Tây, Tây-Nam. Nhà Trần đã năm lần đem quân đánh vào Ai Lao
(1290,1291,1294, 1334 và 1335), đánh dẹp các cuộc chống đối của người Ai Lao.
Những cuộc dùng binh của chính quyền phong kiến Đại Việt đều nhằm mục đích
bảo vệ sự bình yên của đất nước, nhất là ở những vùng biên cương giáp với các
nước láng giềng.
Dưới thời Lê sơ nhà nước độc quyền tổ chức huấn luyện quân đội và huấn
luyện lực lượng vũ trang, độc quyền sản xuất và quản lý vũ khí. Đây chính là điểm
khác biệt so với các triều đại trước của Đại Việt. Thời vua Lê Thái Tổ, nhà nước đã


23
quy định rõ số ngạch cho từng đạo quân và lệnh cho các tướng lĩnh, quân sĩ trong 5
đạo. Vua chia số quân làm 5 phiên: một phiên tại ngũ, bốn phiên về nhà sản xuất
nông nghiệp theo chính sách “Động ư binh, tịnh ư nông”. Thời Lê Thánh Tông
(1460-1497), quân đội có lúc lên tới 16 vạn quân, nhưng không phải là số quân
thường trực, mà chỉ là quân sự được huy động cho nhiệm vụ nhất thời. Tất cả quân
đội thời Lê được chia cho 5 phủ cai quản, đó là Trung quân, Bắc quân, Đông quân,
Tây quân và Nam quân, mỗi phủ quản lí hoạt động của lực lượng vũ trang ở hai hay
ba đơn vị hành chính lớn.Lực lượng quân đội hùng mạnh là cơ sở để nhà nước trấn
áp lại các cuộc nổi loạn và nhất là bảo vệ bình yên ở vùng biên cương, đặc biệt là
vùng lãnh thổ biên giới phía nam.
Trong giai đoạn đầu quân đội thường xuyên được cả Đàng Trong và Đàng
Ngoài sử dụng vào mục đích tiến hành các cuộc chiến tranh, phân chia quyền lợi
giữa hai thế lực phong kiến đối lập: họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng
Trong. Những cuộc chiến tranh phong kiến liên miên đã khiến cho chính sách “ngụ
binh ư nông” trước kia không còn tác dụng.
Quân đội ở Đàng Ngoài được tổ chức thành hai bộ phận chính: quân túc vệ và
ngoại binh.

Ở Đàng Trong, quân đội của chúa Nguyễn gồm có 3 loại: quân túc vệ, quân
chính quy ở các dinh và thổ binh. Quân đội được chia thành cơ, đội, thuyền. Tất cả
dân đinh từ 18 đến 50 đều phải ghi tên vào sổ đinh và trình lên phủ, huyện xét duyệt
lấy lính. Quân lính được huấn luyện theo binh pháp, được trang bị đủ các loại vũ
khí, các chiến thuật chiến đấu, “về binh pháp và cách cai trị trong chinh chiến thì
cũng gần như ở châu Âu. Họ cũng giữ các luật lệ để huấn luyện binh lực, đánh du
kích, tấn công và rút quân” [7, tr.83]. Quân lính được sử dụng vào các cuộc chiến
tranh, bảo vệ biên cương. Cũng giống như Đàng Ngoài, quân đội cũng có bộ binh,
thủy binh, kị binh và pháo binh. Thủy binh của chính quyền Đàng Trong rất mạnh,
được trang bị vũ khí hiện đại của phương Tây như súng đại bác, thuyền chiến, đã
từng đánh thắng cả quân đội Hà Lan. Qua những ghi chép của Cristophoro Borri thì
lực lượng quân sự của Đàng Trong rất mạnh, được trang bị đầy đủ các loại pháo,
thuyền chiến “…ngài có một trăm thuyền chiến và hơn nữa, chúa rất mạnh về


24
đường biển, như đã mạnh về đường bộ về súng ống…việc họ buôn bán thường
xuyên với người Nhật đã đem lại cho chúa rất nhiều đao hay gươm đao theo kiểu
Nhật Bản, với nước thép rất tốt. Trong nước còn rất nhiều ngựa, tuy thấp bé hơn,
nhưng rất tốt và rất can đảm, dùng để cưỡi và bắn nỏ, hằng ngày không ngớt thao
luyện. Thế lực của chúa rất mạnh đến nỗi khi ngài muốn, ngài có thể cho tuyển
ngay được tám mươi ngàn quân binh chiến đấu”[7, tr.83-84]. Qua những ghi chép
của Cristophoro Borri có thể thấy được sức mạnh quân sự của Đàng Trong lúc bấy
giờ rất mạnh, đủ sức đương đầu với thế lực của họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Cristophoro
Borri cũng nhấn mạnh đến sức mạnh thủy chiến của quân đội Đàng Trong, quân đội
được huấn luyện nghiêm chỉnh, có kỷ luật, “…ngoài biển họ chiến đấu trên thuyền
như đã nói, mỗi thuyền có súng đại bác và nhiều súng musqueton. Và người ta sẽ
không lấy làm lạ khi biết chúa Đàng Trong luôn luôn có tới một trăm thuyền chiến
có đủ súng ống và nghiêm chỉnh nghênh chiến” [7, tr.84]. Với sức mạnh quân sự
của mình, các chúa Nguyễn đã chống lại được các cuộc tấn công của họ Trịnh ở

Đàng Ngoài, xây dựng được một chính quyền riêng, đồng thời tiến hành can thiệp,
giúp Chân Lạp chống lại âm mưu xâm chiếm của Xiêm. Từ đó tạo điều kiện mở
mang bờ cõi, bảo vệ vùng biên cương và lãnh thổ của đất nước.
Về kinh tế: Ngay sau khi đất nước thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến
phương Bắc, các triều đại đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khôi phục, phát triển
nền kinh tế, chăm lo đến đời sống của nhân dân. Thực hiện các chính sách khai
hoang, chăm lo đê điều… nhờ đó mà đời sống của nhân dân được cải thiện.
Nhà Lý đã thực hiện nhiều chính sách về ruộng đất như: đối với ruộng đất
công, nhà nước thực hiện các chính sách: chế độ thực phong-thực ấp, chế độ thác
đao điền, quốc khố, quan điền và tịch điền. Trong nông nghiệp nhà Lý thực hiện
chính sách “trọng nông và dĩ nông vi bản”, nhờ đó mà kinh tế nông nghiệp của
nước ta dưới thời Lý khá phát đạt, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định. Nền
kinh tế công thương nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhưng chưa phát
triển mạnh. Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu buôn
bán với những thương nhân Trung Quốc ở dọc các vùng biên giới và một số bến


25
cảng nhỏ. Bên cạnh đó sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp cũng góp phần vào
việc cung cấp hàng hóa dùng cho việc trao đổi buôn bán.
Thời Trần, chế độ ruộng đất không có nhiều thay đổi so với thời Lý. Giai
đoạn này, các ruộng thực ấp xuất hiện ngày càng nhiều, chính sách khai hoang, lập
ấp được khuyến khích thực hiện.Các ngành nghề thủ công nghiệp có điều kiện phát
triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng, với các nghề như: làm gốm,
nghề dệt, đúc chuông, tạc tượng, làm đồ thủ công mĩ nghệ… Thuyền bè sử dụng
trong buôn bán ngày càng nhiều và được cải tiến.
Thời Lê sơ, trong nông nghiệp nhà nước thực hiện các chính sách như chính
sách quân điền, chính sách lộc điền, lập quốc khố và đồn điền, chính sách khuyến
nông, đê điều được xây dựng và tu bổ, kênh đào được khơi ngòi, nạo vét. Hàng năm
tất cả quân lính, thợ thủ công của nhà nước và phu dịch trong hoàng cung thay nhau

về sản xuất nông nghiệp, trâu bò được quản lý chặt chẽ. Nhờ vậy mà kinh tế nông
nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhằm khuyến khích, mở mang ruộng đất sản xuất nông
nghiệp, với quan niệm “nhứt sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhứt nông nhì sĩ ” làm
nền tảng, nhà nước phong kiến đã rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất nông
nghiệp, nguồn cung cấp sức sống chính của quốc gia.
Mặc dù bị chia cắt về lãnh thổ, song trong các thế kỉ từ XVI đến cuối thế kỉ
XVIII, nền kinh tế của Đại Việt vẫn có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều
thành quả quan trọng. Kinh tế trong nước phát triển, việc buôn bán với nước ngoài
cũng phát triển.
Chính sách ruộng đất ở Đàng Ngoài cũng gần giống như thời Lê sơ, chế độ
quân điền và lộc điền vẫn được duy trì nhưng đã biến đổi nhiều so với thời Lê sơ.
Ruộng công trở thành cơ sở để nuôi quân lính của chính quyền họ Trịnh. Nhân dân
thiếu ruộng để sản xuất, ruộng tư ngày càng lấn át ruộng công. Kinh tế nông nghiệp
ở Đàng Ngoài ngày càng giảm sút. Đời sống của nhân dân ngày càng khó khăn.
Ở Đàng Trong, chính quyền họ Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách nhằm
khai hoang, mở rộng điện tích đất sản xuất nông nghiệp. Chính sách khẩn hoang đã
mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Chính quyền họ Nguyễn đã thực hiện nhiều chính
sách như: cho quan lại đứng ra chiêu mộ dân đi khai hoang, lập ấp; sử dụng quân


×