Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng kiến trúc phân hệ đăng ký môn học của hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín chỉ tại trường đại học kinh tế tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 86 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRƯƠNG VIỆT PHƯƠNG

XÂY DỰNG KIẾN TRÚC PHÂN HỆ ĐĂNG
KÝ MÔN HỌC CỦA HỆ THỐNG TRỢ GIÚP
QUẢN LÝ HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Chuyên ngành : HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :PGS – TS TRẦN THÀNH TRAI
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS Nguyễn Thành Nam
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS Lê Trung Chơn
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày . . 06. . tháng . 10. . năm 2009
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. GS,TS Hồ Đức Hùng


2. PGS,TS Trần Thành Trai
3. TS Nguyễn Thành Nam
4. TS Lê Trung Chơn
5. TS Đặng Trần Khánh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


BIỂU MẪU 9
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HCM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày . . . . tháng . . . . năm 200. .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trương Việt Phương ...................................... Phái: Nam ........................
Ngày, tháng, năm sinh: 27/10/1980 ........................................... Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh
Chun ngành: Hệ Thống Thơng Tin Quản Lý......................... MSHV:03207096 ............
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Xây dựng kiến trúc phân hệ đăng ký môn học của hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín
chỉ tại trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Tìm hiểu về học chế tín chỉ.

2. Tìm hiểu về phương pháp OOM.
3. Khảo sát, xác định thực trạng tin học hóa tại các bộ phận trong trường Đại học
Kinh Tế Tp.HCM.
4. Xác định một số công việc cần làm khi triển khai hệ thống học chế tín chỉ tại
trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM.
5. Xây dựng các qui trình nghiệp vụ và xây dựng kiến trúc phân hệ đăng ký môn học
của hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín chỉ.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

02/02/2009

IV- NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/07/2009
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS-TS Trần Thành Trai
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn và gửi lời tri ân tới:
-

PGS-TS Trần Thành Trai, người đã hết lịng hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho
tơi hồn thành luận văn. Cái mà tôi học được ở thầy không chỉ là kiến thức
mà cịn có cách làm việc, đạo đức, phong cách sống hết lịng vì cơng việc, vì
sinh viên.


-

TS.GVC. Nguyễn Thanh Nam, TS. Lê Trung Chơn đã đóng góp những ý
kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn.

-

Th.S Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh, phó phịng Quản Lý Đào Tạo – Công Tác
Sinh Viên trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM; bạn Phạm Trung Tấn, chuyên
viên phòng Quản Lý Đào Tạo – Công Tác Sinh Viên trường Đại học Kinh
Tế Tp.HCM đã hỗ trợ, cùng tôi xây dựng những qui trình nghiệp vụ cho luận
văn.

-

Các thầy cơ đã tham gia giảng dạy cao học chuyên ngành MIS khóa 2007,
những người đã cung cấp kiến thức, tạo nền tảng giúp tôi hồn thành luận
văn.

-

Thầy Phạm Du Liêm, giám đốc cơng ty Andi, đã đóng góp những ý kiến về
kỹ thuật cho luận văn.

-

Các anh chị chuyên viên các bộ phận của trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM
và phòng Sau Đại Học trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, những người
đã hỗ trợ về mặt qui trình làm việc cho luận văn.


-

Các Giáo sư, Tiến Sĩ của Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp cao học
chuyên ngành MIS khóa 2007 đã dành thời gian xem xét, đánh giá luận văn.

-

Gia đình, bạn bè, các anh chị đồng nghiệp và những người đã đóng góp ý
kiến giúp tơi hồn thành luận văn.
Học viên thực hiện

TRƯƠNG VIỆT PHƯƠNG


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Năm 2010 là năm đầu tiên trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh áp dụng
hình thức đào tạo tín chỉ thay thế cho hình thức đào tạo theo niên chế (theo qui định
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo). Bên cạnh công tác quản lý, các qui trình làm việc
cần phải xem xét và tổ chức lại, vấn đề cấp thiết đối với nhà trường hiện nay là phải
xây dựng phần mềm quản lý học chế tín chỉ thay thế cho các phần mềm quản lý
theo niên chế trước đây của các bộ phận trong trường. Nhà trường đã xác định: vẫn
áp dụng mô hình quản lý đào tạo niên chế cho các khóa đang học, và triển khai hình
thức đào tạo tín chỉ cho khóa học mới (khóa 35, năm 2010).
Luận văn giới thiệu về phương pháp OOM, một cách thức để trình bày kiến
trúc của hệ thống. Luận văn đã áp dụng phương pháp OOM trong việc xây dựng
phân hệ đăng ký môn học của hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín, làm tiền đề cho
việc xây dựng tồn bộ hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín chỉ tại trường Đại học
Kinh Tế Tp.HCM sau này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và giúp nhà
trường quản lý hiệu quả hơn công tác đào tạo.



ABSTRACT
2010 will be the first year when University of Economics, Ho Chi Minh city
introduces the system of credit training instead of the system of academic year (
according to the regulations of the Ministry of Education and training). Besides
management, the procedures of working need to be rechecked and reorganized. At
present, it is necessary for the University to build management software of te
system of credit training to replace old management software used in the
departments. The University confirms that it still uses the management system of
academic year to the present courses and develops the system of credit training to
the new course (K35 in 2010).
This thesis, includes five chapters, is introduced about OOM method, a way to
present architecture of the system. It has applied the OOM method to build module
registration subjects, the part of the management of credit education system at
University of Economics HoChiMinh city. It is the premise to build a system which
helps with management of credit training at the University in the future in order to
meet the needs of learners better and to help the University to manage training more
efficiently


i

MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí của mơ hình kiến trúc ...................................................................18
Hình 2.2. Các thành phần khai thác của kiến trúc..................................................19
Hình 2.3. Các mức khác nhau của kiến trúc...........................................................20
Hình 2.4. Siêu mơ hình kiến trúc chức năng ..........................................................21
Hình 2.5. Siêu mơ hình kiến trúc tổ chức...............................................................22
Hình 2.6. Phân rã kiến trúc tác nghiệp ...................................................................23
Hình 2.7. Các tầng của mơ hình kiến trúc tác nghiệp ............................................23

Hình 2.8. Siêu mơ hình tầng cơ sở hạ tầng ............................................................24
Hình 2.9. Siêu mơ hình của tầng tin học ................................................................25
Hình 2.10. Siêu mơ hình của tầng áp dụng ............................................................26
Hình 2.11. Trình bày tác nhân................................................................................28
Hình 2.12. Trình bày các kiểu kho dữ liệu.............................................................28
Hình 2.13. Biểu diễn các lọai quá trình..................................................................29
Hình 2.14. Giá lưu trữ ............................................................................................29
Hình 2.15. Trình bày một dịng dữ liệu..................................................................30
Hình 2.16. Trình bày một dịng kiểm sốt..............................................................30
Hình 2.17. Trình bày sự kiện ngọai như là một dịng kiểm sốt............................30
Hình 2.18. Trình bày giao diện...............................................................................31
Hình 4.1 Tầng tin học liên hệ với tầng cơ sở hạ tầng (Hệ thống thông tin quản lý
trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM).........................................................................44
Hình 4.2. Qui trình tiếp nhận sinh viên mới – tổ chức quản lý hồ sơ sinh viên
trong quá trình học tại trường.................................................................................46
Hình 4.3. Qui trình Điều chỉnh CTĐT và kế hoạch giảng dạy ..............................47
Hình 4.4. Qui trình Mở ngành mới/ Xây dựng CTĐT mới....................................48
Hình 4.5. Qui trình Xây dựng biểu đồ kế hoạch giảng dạy....................................49
Hình 4.6. Qui trình Lập kế hoạch giảng dạy – thời khóa biểu dự kiến ..................50
Hình 4.7. Qui trình Đăng ký mơn học trực tuyến ..................................................52


ii

Hình 4.8. Qui trình xếp và cơng bố thời khóa biểu chính thức ..............................53
Hình 4.9. Qui trình chỉnh sửa thời khóa biểu sinh viên –Đăng ký đợt 2 ...............54
Hình 4.10. Mơ hình Kiến trúc chức năng phân hệ Đăng ký mơn học của hệ thống
quản lý đào tạo .......................................................................................................55
Hình 4.11. Mơ hình Kiến trúc tổ chức phân hệ Đăng ký mơn học của hệ thống
quản lý đào tạo .......................................................................................................56

Hình 4.12 Tầng cơ sở hạ tầng của hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín chỉ........57
Hình 4.13. Mơ hình thiết kế hệ thống thiết bị mạng ..............................................59
Hình 4.14. Tầng tin học liên hệ với tầng cơ sở hạ tầng..........................................64
Hình 4.15. Mơ hình Kiến trúc tác nghiệp (tầng áp dụng) phân hệ Đăng ký môn
học của hệ thống quản lý đào tạo ...........................................................................65


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
U

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ ....................................3
1.1 Lịch sử hình thành phát triển của học chế tín chỉ..............................................3
1.2 Các vấn đề của hệ thống học chế tín chỉ ở Việt Nam hiện nay:......................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16
2.1. Kiến trúc hệ thống thông tin (HTTT).............................................................16
2.2. Các mức khác nhau của kiến trúc:..................................................................19
2.2.1. Kiến trúc chức năng:................................................................................20
2.2.2. Kiến trúc tổ chức: ....................................................................................21
2.2.3. Kiến trúc tác nghiệp:................................................................................22
2.3. Hình thức mơ tả kiến trúc:..............................................................................26
CHƯƠNG 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VÀ HÌNH THỨC ĐÀO
TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ..........................................................................32
3.1. Giới thiệu sơ lược về trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM:..............................32
3.1.1 Sứ mạng của trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM ......................................32
3.1.2 Tầm nhìn của trường đại học Kinh Tế Tp.HCM ......................................32
3.1.3 Các giá trị của trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM ....................................32
3.1.4. Tổ chức trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM .............................................32

3.1.5. Hình thức đào tạo:....................................................................................34
3.2. Chức năng và thực trạng tin học hóa tại các phòng ban chức năng và khoa
đào tạo: ..................................................................................................................34
3.2.1. Phịng Quản Lý Đào Tạo – Cơng Tác Sinh Viên (P.QLĐT-CTSV):......34
3.2.2. Phịng Tổ Chức – Hành Chính (P.TC-HC):.............................................35
3.2.3. Phịng Quản Lý Khoa Học Và Hợp Tác Quốc Tế (P.QLKH-HTQT):....36
3.2.4. Phòng Tài Chính – Kế Tốn (P.TC-KT): ................................................37
3.2.5. Phịng Quản Trị Thiết Bị (P.QTTB):.......................................................37
3.2.6. Phịng Cơng Tác Chính Trị (P.CTCT): ...................................................38
3.2.7. Phịng Khảo Thí và Kiểm Định Chất Lượng (P.KT-KĐCL): .................38


iv

3.2.8. Phịng Quản Lý Giảng Đường – Thời Khóa Biểu (P.QLGĐ-TKB): ......39
3.2.9. Các Khoa đào tạo, Ban chuyên môn: ......................................................39
3.2.10. Thư viện:................................................................................................40
KẾT LUẬN........................................................................................................41
CHƯƠNG 4: KIẾN TRÚC PHÂN HỆ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC CỦA HỆ THỐNG
TRỢ GIÚP QUẢN LÝ HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TP.HCM .................................................................................................................43
4.1. Các phân hệ chính của hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín chỉ của trường
Đại học Kinh Tế Tp.HCM:....................................................................................43
4.2. Xây dựng kiến trúc phân hệ Đăng ký môn học của hệ thống trợ giúp quản lý
học chế tín chỉ........................................................................................................44
4.2.1. Các qui trình nghiệp vụ có liên quan đến phân hệ đăng ký mơn học hệ
đại học chính qui................................................................................................44
4.2.2. Kiến trúc chức năng phân hệ Đăng ký môn học của hệ thống quản lý đào
tạo.......................................................................................................................54
4.2.3. Kiến trúc tổ chức phân hệ Đăng ký môn học của hệ thống quản lý đào

tạo.......................................................................................................................56
4.2.4. Kiến trúc tác nghiệp phân hệ Đăng ký môn học của hệ thống quản lý đào
tạo.......................................................................................................................57
4.3. Dự toán chi phí đầu tư ban đầu của việc xây dựng phân hệ quản lý đăng ký
mơn học theo học chế tín chỉ.................................................................................66
4.3.1. Chi phí đầu tư phần cứng:........................................................................66
4.3.2. Kinh phí đầu tư phần mềm ......................................................................69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................71
5.1. Kết luận ..........................................................................................................71
5.2. Kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo ...........................................................72
PHỤ LỤC ...............................................................................................................75


1

MỞ ĐẦU
Năm 2010 là năm đầu tiên trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh áp dụng
hình thức đào tạo tín chỉ thay thế cho hình thức đào tạo theo niên chế (theo qui định
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo). Bên cạnh cơng tác quản lý, các qui trình làm việc
cần phải xem xét và tổ chức lại, vấn đề cấp thiết đối với nhà trường hiện nay là phải
xây dựng phần mềm quản lý học chế tín chỉ thay thế cho các phần mềm quản lý
theo niên chế trước đây của các bộ phận trong trường. Nhà trường đã xác định: vẫn
áp dụng mơ hình quản lý đào tạo niên chế cho các khóa đang học, và triển khai hình
thức đào tạo tín chỉ cho khóa học mới (khóa 35, năm 2010). Việc xây dựng hệ thống
hỗ trợ quản lý học chế tín chỉ sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và giúp nhà
trường quản lý hiệu quả hơn cơng tác đào tạo.
Mục tiêu:
− Tìm hiểu về học chế tín chỉ.
− Tìm hiểu về phương pháp OOM.
− Khảo sát, xác định thực trạng tin học hóa tại các bộ phận trong trường Đại

học Kinh Tế Tp.HCM.
− Xác định một số công việc cần làm khi triển khai hệ thống học chế tín chỉ tại
trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM.
− Xây dựng các qui trình nghiệp vụ và xây dựng kiến trúc phân hệ đăng ký
môn học của hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín chỉ.
Phạm vi nghiên cứu:
− Qui trình quản lý thực hiện nghiệp vụ của các phòng, ban, khoa tại trường
Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh có liên quan đến cơng tác đào tạo.
− Tham khảo một số qui trình quản lý đào tạo của trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
Ý nghĩa đề tài:
− Đề tài có thể làm tài liệu cho trường Đại học Kinh Tế trong việc triển khai
xây dựng hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín chỉ.


2

− Xây dựng nền tảng, làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai hệ thống quản
lý học chế tín chỉ tại trường đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh.
− Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học.
Các bước thực hiện:
− Bước 1: Tìm hiểu về học chế tín chỉ và phương pháp OOM (phương pháp
MERISE hướng đối tượng)
− Bước 2: Xác định thực trạng
o Khảo sát một số qui trình làm việc có liên quan đến sinh viên của các
bộ phận, xác định thực trạng tin học hóa tại các bộ phận trong trường
Đại học Kinh Tế Tp.HCM.
o Tham khảo một số qui trình quản lý đào tạo của trường Đại học Bách
Khoa Tp.HCM.
− Bước 3: Xác định và xây dựng các qui trình nghiệp vụ của phân hệ đăng ký

môn học của hệ thống trợ giúp quản lý học chế tín chỉ của trường Đại học
Kinh Tế Tp.HCM.
− Bước 4: Xây dựng kiến trúc hệ thống
o Xác định các phân hệ chính của kiến trúc hệ thống thơng tin quản lý
theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM.
o Xây dựng kiến trúc phân hệ đăng ký môn học của hệ thống quản lý
đào tạo dựa trên các qui trình nghiệp vụ cụ thể đã xây dựng ở bước 3.


3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ
1.1 Lịch sử hình thành phát triển của học chế tín chỉ
(Theo đề tài: “Xây dựng học chế tín chỉ ở trường ĐHKHXH&NV. Thực trạng, lộ
trình và giải pháp”, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trương Văn Chung)
Hình thức tín chỉ học tập (credit hours) xuất phát từ nền giáo dục Mỹ vào cuối
thế kỉ XIX. Theo các chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ, hình thức này, thoạt đầu chỉ
nhằm giúp các cán bộ quản lý bậc đại học hiểu rõ, lượng giá được các chương trình
đào tạo ở trường trung học phổ thông vốn rất khác nhau để tuyển sinh đại học. Sau
đó, hình thức này dần dần tỏ ra thuận tiện cho việc đo lường học tập của sinh viên
đại học và nó đã được áp dụng rộng rãi, phổ biến ở hầu hết các trường đại học trên
khắp nước Mỹ. Lịch sử hình thành, mở rộng, phát triển và hồn thiện của tín chỉ đã
được các nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ chia thành một quá trình liên tục với ba giai
đoạn chủ yếu.
Giai đoạn 1: (Khoảng những năm 1873 đến năm 1908)
Đây là thời gian bùng nổ số lượng học sinh theo học ở bậc trung học, đáp ứng
nhu cầu này, Nhà nước buộc phải mở thêm nhiều trường học mới và các trường đại
học cũng chịu sức ép gia tăng về số lượng sinh viên theo học. Điều này dẫn đến hệ
quả là các trường đại học rất lúng túng trong việc xét tuyển đầu vào bậc đại học vì
chương đào tạo ở các trường phổ thơng rất khác nhau, khó xác định chuẩn chung

cho việc tuyển sinh đại học. Nhu cầu cấp bách lúc này là phải có một chuẩn quốc
gia chung cho các chương trình đào tạo, một phương thức đo lường tiêu chí chung
cho các chương trình trung học đồng thời cũng là điều kiện xét tuyển sinh đại học.
Nhu cầu cấp bách lúc này là phải có một chuẩn quốc gia chung cho các chương
trình đào tạo. Vì vậy vào thập niên 90 của thế kỉ XIX, Hiệp hội giáo dục quốc gia
Mỹ (The National Education Association) đã chỉ định một Ủy ban giáo dục gồm
mười thành viên do Charles Eliot – hiệu trưởng trường đại học Havard đứng đầu và
thành viên là các chuyên gia giáo dục. Ủy ban này có nhiệm vụ nghiên cứu tiêu chí,
chuẩn mực chung của chương trình giáo dục bậc trung học, đề xuất những biện
pháp giải quyết những vấn đề cấp bách trên. Ủy ban đã đưa ra một báo cáo chi tiết


4

về việc tiêu chuẩn hóa chương trình trung học cả nước trên cơ sở thiết kế chương
trình giáo dục theo một lượng đơn vị xác định “các môn học bậc trung học nên
được dạy theo cách giống nhau và ở mức độ đồng đều đối với mỗi học sinh, dù là
mơn học tiếng Latin, lịch sử hay luợng giác, tốn. Thời lượng học và phương pháp
hướng dẫn học tập nên phải đồng đều, giống nhau”.
Từ đây, chương trình học theo tiêu chuẩn chung được áp dụng cho tất cả học
sinh bậc trung học và việc xét tuyển vào đại học dựa trên cơ sở đánh giá như nhau
trong chương trình đào tạo đuợc chia thành các đơn vị dựa vào giờ giảng trên lớp và
việc học tập của học sinh được định lượng bằng thời lượng tham dự trên lớp học (lý
thuyết, thực tập, bài tập hoặc thí nghiệm).
Việc định lượng các khóa học (của một chương trình đào tạo) bằng một đơn vị
xác định đã góp phần chuẩn hóa chương trình đào tạo bậc trung học và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xét tuyển vào đại học. Theo Jesica M. Shedd “đơn vị đo lường
này mới chỉ được áp dụng khiêm tốn bởi ban tuyển sinh đại học ở các bang miền
Trung nước Mỹ”.
Một động lực nữa thúc đẩy tín chỉ phát triển và được áp dụng rộng rãi hơn

trong các chương trình đại học ở Mỹ là hoạt động tích cực của quỹ Carnegie trong
việc nâng cao chất lượng giảng dạy đại học. Quỹ Carnegie được thành lập vào năm
1906, lấy tên Adrew Carnegie- người sáng lập và đóng góp mười triệu USD để trả
lương hỗ trợ cho giảng viên đại học và để làm được việc này, tất nhiên phải có
những tiêu chí xác định các đối tượng như: giảng viên Cao đẳng, Đại học, Giáo sư,
trường Công, Tư, học viện tôn giáo hay học viện độc lập. Để định nghĩa một cách
khoa học các đối tượng trên, quỹ Carnegie và Ban giáo dục tổng hợp (The General
Education Board) đã tiến hành rất nhiều cuộc khảo sát và đã xác lập được một hệ
thống các tiêu chí chung chỉ rõ tính chất của trường đại học. Quỹ Carnegie đưa ra
một danh sách các trường đại học được hưởng tiền hỗ trợ nếu “có ít nhất sáu giáo sư
giảng dạy toàn thời gian (full time) và một chương trình học theo một đơn vị xác
định trong bốn năm về khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên và đây cũng là điều
kiện để học sinh tham gia dự tuyển vào đại học.”. Quỹ Carnegie cũng yêu cầu


5

những trường đại học nhận hỗ trợ phải chấp nhận và áp dụng một đơn vị đo lường
học tâp xác định trong bốn khóa học, được thực hiện ở lớp học năm ngày một tuần
trong suốt năm học. Đơn vị đo lường học tập xác định đó được gọi là: “đơn vị
Carnegie” với định nghĩa rằng: “đơn vị Carnegie là đơn vị xác định chung lượng
thời gian giảng dạy một môn học”.
Trong các trường đại học và trung học lúc bấy giờ ở Mỹ có rất ít trường có
quỹ lương riêng, vì thế, tới năm 1910 hầu hết các trường trung học, một số khá lớn
trường đại học chấp nhận yêu cầu của quỹ Carnegie là định thời lượng khóa học
bằng đơn vị Carnegie. Theo Jessica M.Shedd thì việc lập quỹ lương hỗ trợ và xác
định đơn vị đo lường đã hạn chế được sự “đào tạo tùy tiện và không hiệu quả” ở
một số trường và cơ sở đào tạo. Đóng góp lớn nhất của quỹ Carnegie và Ban giáo
dục tổng hợp là đã xây dựng được hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, tiêu chí cho
các trường trung học, cao đẳng, đại học”.

Các chuyên gia giáo dục Mỹ cũng cho rằng, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
ở Mỹ giai đoạn này là một nguyên nhân rất quan trọng cho việc hình thành và áp
dụng mở rộng tín chỉ ở các trường học. Những năm đầu thế kỉ XX, nền giáo dục Mỹ
đứng trước sức ép rất lớn từ nhiều phía, những địi hỏi từ thực tiễn nền kinh tế đang
chuyển đổi dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ về
số lượng người học và yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của trường đại học để đáp
ứng nguồn nhân lực cao cho thị trường lao động xã hội. Hệ thống giáo dục truyền
thống đã bộc lộ nhiều hạn chế và rõ ràng là không thể đáp ứng được yêu cầu đời
sống xã hội. Hạn chế lớn nhất của truyền thống giáo dục cổ điển là sự xơ cứng,
thiếu linh hoạt và chất lượng giảng dạy kém hiệu quả. Yêu cầu cấp bách của xã hội
Mỹ đối với các trường đại học Mỹ lúc này là phải gắn bó, thích ứng với nền kinh tế,
mỗi trường đại học phải là cỗ máy quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh
tế. Nhà nước Mỹ đã yêu cầu các trường đại học công lập phải đánh giá cụ thể mức
độ mang lại lợi ích cho xã hội và cơng khai, minh bạch hóa hiệu quả, chất lượng
đào tạo. Nhu cầu khảo sát, đánh giá chất lượng, tính hiệu quả trở nên cấp thiết hàng
đầu đối với các trường đại học. Được sự bảo trợ của quỹ Carnegie, công việc kiểm


6

định đánh giá đã có kết quả ban đầu. Năm 1910, Moris L.Cooke có báo cáo đánh
giá: “Hiệu quả giáo dục và công nghiệp” (Academi and Industrial Efficiency). Đây
là báo cáo mang tính khảo sát với những thơng tin chi tiết về kinh phí giảng dạy,
thời lượng giảng dạy và sự so sánh giữa các trường và các cơ sở đào tạo. Cooke đã
đưa ra công thức ước lượng chi phí và kết quả của cả việc giảng dạy, nghiên cứu
khoa học với mục đích “để đo lường sự hiệu quả và năng suất của các cơ sở đào tạo
giống như cách đánh giá của các nhà máy công nghiệp”. Trên cơ sở đó “tìm cách
xác định và nâng cao năng suất, hiệu quả giáo dục đại học, đặt nó vào những áp lực
cạnh tranh tương tự như các khối ngành thuộc lĩnh vực tư nhân…” . Để chuẩn hóa
cơng cụ đo lường này, Cooke đã phát triển “đơn vị Carnegie” lên thành một đơn vị

đo lường tín chỉ học tập (credit hours). Tín chỉ được xác định là “một giờ nghe
giảng lý thuyết, làm việc tại phịng thí nghiệm hoặc thực tập đối với một sinh viên”.
Đơn vị đo lường này cho phép người ta tính được lượng cơng việc của giảng viên
và chi phí hướng dẫn cho mỗi giờ học và cuối cùng là mức độ, hiệu quả đào tạo
khơng chỉ của giảng viên mà cịn cho cả các ngành đào tạo, chuyên khoa và các
trường đại học. Quỹ Carnegie đã thể chế hóa đơn vị đo lường này bằng mẫu tiêu
chuẩn cho các báo cáo tài chính (Standard Form for Financial reports) trong đó yêu
cầu các mẫu đơn và các tiêu chuẩn về quản lý thu chi tài chính, thủ tục cho tất cả
các trường đại học nhận chế độ hỗ trợ tiền của quỹ Carnegie. Cùng thời gian này, sự
hình thành các hệ thống mơn học tự chọn để tạo tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa
dạng hóa ngành nghề, nhu cầu học tập ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng địi
hỏi phải có một đơn vị đo lường chung và một phương pháp đánh giá chung. Tín
chỉ học tập của Moris L.Cooke đã nhanh chóng được áp dụng vào việc này. Hệ
thống tín chỉ cho các mơn học tự chọn được hình thành từ rất sớm, bắt đầu từ
trường đại học Havard. Năm 1869, Charles W.Elliot – Hiệu trưởng trường đại học
Havard đồng thời cũng là trưởng ban ủy nhiệm của quỹ Carnegie, công bố quyết
định sử dụng hệ thống các môn học tự chọn. Ơng cho rằng, các mơn học tự chọn sẽ
là một động cơ học tập cho sinh viên và cũng là cách họ học những mơn học u
thích và phù hợp. Năm 1872, tất cả các môn học bắt buộc đối với sinh viên năm


7

cuối tại trường đại học Havard được bãi bỏ và tới năm 1885 các môn học bắt buộc
cũng được giảm dần ở sinh viên năm thứ nhất. Sự thay đổi từ chương trình học
mang tính bắt buộc sang chương trình học tự chọn đã làm thay đổi cơ bản tính chất
giáo dục-đào tạo. Theo các chuyên gia vấn đề khó khăn nhất trong việc chuyển đổi
này là phương pháp tổ chức, theo dõi tiến độ học tập của sinh viên có chương trình
học khác nhau, là phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá việc tự học của sinh
viên, là việc quyết định tiến hành các khóa học và tiến trình tích lũy mơn học để có

được bằng tốt nghiệp. Hệ thống tín chỉ là hình thức tốt nhất để giải quyết những khó
khăn trên. Cho đến những năm 1890, hầu hết những trường đại học ở các bang lớn
vùng Tây, Trung Tây Mỹ rất hào hứng trong việc áp dụng hệ thống tín chỉ và hệ
thống các mơn học tự chọn. Dần dần, hệ thống các môn học tự chọn lan rộng sang
cả giáo dục đại trà bậc trung học, điều này đòi hỏi ở bậc đại học phải đa dạng hóa
ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh tốt nghiệp trung học,
xuất hiện ngành học chính và ngành học phụ trong chương trình đào tạo.
Giai đoạn 2: Sự phát triển mạnh mẽ, đại trà của học chế tín chỉ trong nền giáo dục
Mỹ
Đây là giai đoạn mà vấn đề quản lý, ngân sách Nhà nước và việc thực thi các
quy định về giáo dục đại học trở thành những nhân tố chính ảnh hưởng to lớn đến
sự phát triển của hệ thống tín chỉ.
Theo Jessica, M. khi hệ thống tín chỉ đã vận hành tương đối ổn định thì vấn đề
quản lý giáo dục – đào tạo được đặt ra như một thách thức, đòi hỏi các nhà quản lý
phải giải quyết một số phát sinh trong công tác quản lý. Từ năm 1912, các nhà quản
lý giáo dục đại học ở Mỹ đã cảnh báo về chất lượng đào tạo trong hệ thống tín chỉ.
Họ cho rằng đã xuất hiện những đại học, cơ sở đào tạo như “những cối xay gió” sản
xuất bằng cấp”. Những cảnh báo này dần thành mối quan ngại của xã hội. Chính
phủ liên bang buộc phải vào cuộc. Thông qua dự luật GI (The GI BILL), vai trị của
chính phủ liên bang đối với giáo dục đại học được tăng cường, mở rộng đáng kể,
đặc biệt một số tiêu chuẩn, quy trình giáo dục được chuẩn hóa trong bộ luật giáo
dục của Liên bang, trong số hệ thống tín chỉ được xác định là cơ sở, tiêu chí chung


8

cho các chương trình giáo dục. Chính phủ liên bang cũng yêu cầu các trường định
lượng việc học, duy trì lịch học căn cứ vào đơn vị tín chỉ hoặc giờ đồng hồ. Hai quy
định mới của chính phủ liên bang có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ thống
tín chỉ.

Trong hệ thống dữ liệu về giáo dục – đào tạo bậc đại học, đơn vị tín chỉ sẽ
được sử dụng trong các định lượng. Hệ thống dữ liệu chung (Common Data
System) là cơ sở cho hầu hết các thông tin đại chúng về đại học, điều này buộc các
bang cũng phải chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của
liên bang. Hệ thống dữ liệu chung đã mang lại những thông tin rất quan trọng cho
việc phân loại, đánh giá, giúp các trường đại học thường xuyên kiểm soát được chất
lượng, hiệu quả đào tạo của mình.
Việc định mức ngân sách cho các trường đại học công lập được lấy đơn vị tín
chỉ là cơ sở để định mức cơng việc giảng dạy, học tập. Ví dụ như trường đại học
Berkeley đã nhận ngân sách Nhà nước dựa vào đơn vị tín chỉ- tiêu chí của hiệu suất
cơng việc giảng dạy và học tập của trường. Việc lấy đơn vị tín chỉ là cơ sở cho sự
định mức ngân sách của trường đại học công lập đã được các giảng viên nhất trí cao
và đồng thuận với những quy định mới đó. Đây cũng là một nhân tố rất quan trọng
thúc đẩy hệ thống tín chỉ phát triển, lan rộng.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện trong hiện tại và những vấn đề trong tương lai của học chế
tín chỉ
Đây là giai đoạn mà hệ thống tín chỉ đã hồn thiện và được thể chế hóa bởi hệ
thống các văn bản quy định cụ thể, chặt chẽ trong các trường đại học Mỹ. Cùng sự
phát triển công nghệ hiện đại, phương tiện giảng dạy, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc
biệt là sự phát triển thần kì của mạng thơng tin, hệ thống tín chỉ ngày càng phát huy
vai trị tích cực của nó trong việc đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của
sinh viên và xu hướng cá thể hóa giáo dục đang tiến triển. Chương trình giáo dục
theo học chế tín chỉ đã mang lại rất nhiều tiện ích cho sinh viên. Họ ngày càng có
nhiều cơ hội học tập, lựa chọn ngành học phương thức đào tạo và khơng bị bó buộc
vào một trường đại học duy nhất. Sinh viên có thể học các khóa học từ nhiều trường


9

đại học khác nhau để có bằng tốt nghiệp. Theo nghiên cứu của Adelman và Lucas

C. “có hơn 60% sinh viên học ở nhiều trường đại học khác nhau đã được cấp bằng
tốt nghiệp đại học. Có khoảng 40% sinh viên học tại các bang khác nhau đã được
nhận bằng tốt nghiệp”. Đã xuất hiện một số trường đại học trực tiếp cấp bằng đại
học dựa trên kết quả các khóa học từ nhiều trường khác nhau là chủ yếu. Với mơ
hình này, theo đánh giá của Ủy ban giáo dục đại học Mỹ, vai trò của trường đại học
sẽ thay đổi căn bản. Trường không chỉ là nơi hướng dẫn hoặc đảm bảo tổ chức học
tập theo chương trình học mà cịn là nơi đánh giá, cơng nhận việc học tập các khóa
học từ nhiều trường đại học khác. Hiện tượng này sẽ dẫn đến quá trình phi thể chế
hóa giáo dục đại học và đồng thời cũng là thách thức đối với nhà quản lý giáo dục.
Những năm cuối thế kỉ XX, các tổ chức nghiên cứu giáo dục đại học có uy tín
của Mỹ như : quỹ Carnegie cho việc phát triển giảng dạy (The Carnegie Foundation
for the Advancement of Teaching), Viện nghiên cứu chính sách giáo dục đại học
(The Institute for Higher Education Policy) đã thực hiện một chương trình khảo sát
rộng lớn đối với các trường đại học công lập và tư thục nhằm làm rõ một vấn đề đặt
ra: “Trong điều kiện hiện tại, hệ thống tín chỉ có cịn thích ứng, phù hợp với xu thế
“cá thể hóa giáo dục” trong nền giáo dục Mỹ nữa hay khơng? Hay nó đã trở thành
rào cản đối với cải cách giáo dục hiện tại?”
Các báo cáo đã kết luận rằng: “Hệ thống tín chỉ vẫn đáp ứng được những nhu
cầu mới trong giảng dạy, học tập, quản lý và đánh giá chất lượng các trường đại
học. Mặc dù hệ thống tín chỉ vẫn có những hạn chế nhất định, song khơng phải là
trở ngại chính cho việc đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp dạy và học”.
Các trường đại học vẫn có thể: “… tìm ra nhiều cách thức khác nhau để hạn chế
những rào cản mà hệ thống tín chỉ có thể gây ra…”
Minh chứng cho các kết luận trên, báo cáo đã chọn ra mười một trường đại
học điển hình trong việc cải cách phương thức giáo dục, chương trình giáo dục,
đánh giá kết quả học tập, cải cách phương pháp giảng dạy, học tập của sinh viên…
Trường Alverno ở Milnaukee là trường đại học tư thục phi lợi nhuận dành cho phụ
nữ, thành lập từ thế kỉ XIX, được đánh giá là một trong những trường dẫn đầu về



10

kết quả học tập của sinh viên, hệ thống tín chỉ khơng ảnh hưởng gì đến việc đánh
giá kết quả học tập này. Trường đại học California State (CSU) ở vịnh Morterey là
thành viên của hệ thống các trường đại học ở bang California. Hệ thống tín chỉ
khơng cản trở gì đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện cải cách ở
trường.
Đại học Excelsion ở Abbary, New York là trường tư thục dành cho người vừa
học vừa làm. Sinh viên của trường có thể được cấp chứng chỉ cho các khóa học tại
trường và có thể tham gia các khóa học trong nhiều lĩnh vực thuộc bất cứ trường đại
học được tín nhiệm nào thơng qua giáo dục từ xa.
Đại học Evergreen State ở Olympia, Washington là trường cơng lập, thành lập
năm 1967. chương trình giáo dục của trường được đa dạng hóa nhiều ngành, nhiều
phương thức và nhiều cải tiến trong mơ hình dạy, học. Evergreen được đánh giá là
trường đại học dẫn đầu trong việc phát triển mơ hình học tập, làm việc nhóm của
sinh viên.
Đại học New College của Florida ở Sarasota thành lập năm 1960, là trường
phi lợi nhuận sau đó trở thành trường thành viên của đại học Nam Florida năm
1975. Năm 2001 là trường đại học công lập độc lập. Trường cho rằng hệ thống tín
chỉ đã đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục từ xa qua mạng Internet và nhu cầu cải
cách phuơng thức, chương trình giảng dạy.
Hiện nay các chuyên gia giáo dục Mỹ cho rằng “hệ thống tín chỉ vẫn đang
thích ứng tốt với triết lý, mục tiêu của nền giáo dục Mỹ, đặc biệt nó góp phần đào
tạo nguồn nhân lực cao, giúp nền kinh tế Mỹ có khả năng cạnh tranh tốt nhất trong
nền kinh tế toàn cầu”.

1.2 Các vấn đề của hệ thống học chế tín chỉ ở Việt Nam hiện nay:
Bên lề thiên niên kỷ thứ ba, từ ngày 5 đến 9 tháng 10 năm 1998, UNESCO đã
tổ chức một hội nghị toàn thế giới với sự tham gia của 180 quốc gia với chủ đề
“Giáo dục Đại học thế kỷ XXI: tầm nhìn và hành động”. Ba chủ đề chính của hội

nghị: Mở rộng quyền được vào đại học, hoàn thiện quản lý chất lượng giáo dục đại
học, thắt chặt các mối quan hệ với người tuyển dụng.


11

Qua hội nghị, nhiều đoàn đại biểu đã đưa ra các đề nghị đầy tham vọng để cải
tổ giáo dục đại học nhằm thích nghi với thế giới khơng ngừng biến động. Hội nghị
đã ra một bản tun ngơn tồn cầu mà trong đó điều khoản 12 nhấn mạnh vào các
công nghệ mới cung cấp khả năng đưa ra các sáng kiến trong việc đề ra các phương
pháp giáo dục và mở rộng quyền vào đại học. Đồng thời hội nghị cũng đưa ra
khung hành động ưu tiên, trong đó nêu: “Sử dụng các công nghệ mới cần phải trở
nên phổ cập để củng cố sự phát triển hàn lâm, mở rộng quyền sở hữu kiến thức, bảo
đảm sự chuyển giao phổ cập các kiến thức và phát triển chúng” (theo tạp chí
Universités, Vol 19, No 3, November 1998).
Việt Nam, là một thành viên của Liên Hiệp Quốc và UNESCO, đã cử đại diện
tham gia hội nghị này và đã cam kết thực hiện các nghị quyết của hội nghị. Việc
thực hiện các nghị quyết này là nghĩa vụ đồng thời cũng là yêu cầu bức xúc của
Việt Nam để có thể chuyển từ quốc gia đang phát triển sang hàng ngũ các quốc gia
tiên tiến. Chính vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực mà giáo dục đại học là một trong
những khâu then chốt đã được Nhà nước và cả Xã hội quan tâm.
Trong cuộc “cách mạng” nhằm thay đổi “cơng nghệ giáo dục” sâu rộng và
tồn diện, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đã yêu cầu các trường đại học, cao đẳng trên cả
nước bắt đầu nghiên cứu và tiến tới hoàn thiện chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang
đào tạo theo học chế tín chỉ (học chế tín chỉ) vào năm 2010.
Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên, kể cả những sinh viên ở các trường đại học sẽ
bắt đầu áp dụng đào tạo theo tín chỉ từ năm học 2006-2007 như Đại học Quốc Gia
Hà Nội, hiện vẫn cịn rất “lơ mơ” về hình thức đào tạo mới mẻ này.
Cái “được” không đơn thuần là rút ngắn thời gian học
Với học chế tín chỉ, kiến thức được cấu trúc thành các mô đun (học phần) và

sinh viên phải tích luỹ khối lượng kiến thức định sẵn theo từng học phần đó chứ
khơng phải theo năm học.
Vì vậy, khác với đào tạo niên chế, đào tạo theo học chế tín chỉ khơng giới hạn
thời gian học. Sinh viên sẽ phải chủ động xây dựng lộ trình học tập của riêng mình,


12

từ lựa chọn môn học đến thời gian học, thậm chí lựa chọn cả giáo viên, sao cho phù
hợp nhất với năng lực, sở thích, sức khoẻ và tình hình tài chính của bản thân.
Nhiều người cho rằng ưu điểm lớn nhất của học chế tín chỉ là sinh viên có thể
rút ngắn thời gian học và tốt nghiệp sớm hơn.
Trên thực tế, mỗi năm trường đại học Xây dựng có khoảng 50% sinh viên tốt
nghiệp trước thời hạn.
Cịn trường đại học Du Lịch Thăng Long (áp dụng hình thức học chế tín chỉ từ
năm 1998) có những năm chỉ có khoảng 25-30% sinh viên ra trường đúng hạn, một
số đông phải kéo dài thời gian học đến 5,6 năm, thậm chí 8,9 năm.
Đặc biệt có khoảng 20% sinh viên “rơi rụng”, không tốt nghiệp được. Một
sinh viên của trường cho biết: “Mỗi môn học trường chỉ tổ chức từ hai đến bốn lớp
mỗi kỳ nên nhiều khi chúng em khơng cịn chỗ để đăng ký. Chính điều này làm
chậm tiến trình học của bọn em.”
Ơng Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng trường đại học Xây dựng, nhấn mạnh:
“Cái cuối cùng sinh viên cần đạt được là kiến thức tích luỹ được và khả năng làm
việc sau này chứ đừng hiểu học chế tín chỉ đơn giản là giúp sinh viên ra trường
sớm. Hình thức đào tạo niên chế nặng tính bao cấp khiến sinh viên bị “ì”. Ngược
lại, với hình thức đào tạo tín chỉ, sinh viên được đặt vào trung tâm, và được phát
huy tính chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn và sắp xếp lịch học, có trách nhiệm
với q trình học của mình hơn.”
Cũng theo ơng Hùng, ưu điểm của mơ hình học chế tín chỉ là đào tạo những
con người có khả năng thích ứng cao, đáp ứng được yêu cầu của công việc sau này.

Còn GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại
học, lại nhấn mạnh: “Đào tạo theo học chế tín chỉ (học chế tín chỉ) kết hợp được cả
hai triết lý của giáo dục đại học, đó là: giáo dục cho số đơng và cá nhân hố đào tạo
đại học.”
Có nghĩa là rất đơng sinh viên cùng học nhưng không ai học giống ai cả. Mỗi
người tự xây dựng một chương trình học phù hợp với riêng cá nhân mình. Sinh viên
có thể học liên ngành, tích luỹ kiến thức về nhiều lĩnh vực cùng lúc bằng cách đăng


13

ký nhiều mơn khác nhau. Thậm chí, một sinh viên học khối tự nhiên cũng có thể
đăng ký học mơn xã hội nếu thấy cần thiết hoặc yêu thích. Sinh viên cũng có quyền
tự do lựa chọn giáo viên giảng dạy. Vì thế mà chính giáo viên cũng phải hồn thiện
chuyên môn để “hấp dẫn” được sinh viên đến với giờ học của mình.
Đổi mới theo "3C"
Đi tiên phong tiếp cận với mơ hình học chế tín chỉ là trường đại học Bách
khoa TP.Hồ Chí Minh (từ năm 1993). Cho đến nay, đã có gần 10 trường đại học
trên cả nước áp dụng hình thức này nhưng thực chất chưa có trường nào xây dựng
được mơ hình hồn thiện mà mới chỉ đang ở mức “tiệm cận”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sự chần chừ của các cấp
lãnh đạo, thiếu thốn cơ sở vật chất, nhưng quan trọng hơn cả là sự thiếu chủ động cả
về phía sinh viên lẫn giáo viên. Với học chế tín chỉ, chỉ có 1/3 thời gian lên lớp
được giáo viên hướng dẫn, còn lại 2/3 thời gian sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu
tại nhà. Nhưng đa phần sinh viên vẫn quen với hình thức “đọc, chép” từ thời phổ
thơng nên chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu phải tự nghiên cứu tài liệu.
Vì thế, GS.TSKH Lâm Quang Thiệp cho rằng yêu cầu hàng đầu lúc này là
phải đổi mới phương pháp dạy và học theo 3C: Giáo viên chỉ hướng dẫn sinh viên
cách học, tăng cường hơn nữa quyền chủ động của sinh viên và khai thác tối đa
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào nhà trường.

Khi chuyển sang mơ hình đào tạo tín chỉ, các trường chắc chắn sẽ gặp khó
khăn trong khâu quản lý vì phải hồn tồn quản lý và sắp xếp lịch học cho từng sinh
viên trên máy tính, đảm bảo không chồng chéo và nhầm lẫn. Với hệ thống máy tính
và trình độ tin học của những người làm công tác sắp xếp, quản lý hồ sơ sinh viên
như hiện nay thì đây khơng phải cơng việc dễ dàng.
Ông Nguyễn Đức Chỉnh, chuyên viên Vụ Đại học và sau Đại học, nhấn mạnh:
“Cần phải xây dựng một hệ thống các cố vấn học tập (thay cho giáo viên chủ
nhiệm) giàu kinh nghiệm và tâm huyết để tư vấn cho sinh viên lựa chọn môn học,
ngành học, thời gian học sao cho hợp lý nhất.”


14

Tỉ lệ khoảng 1 cố vấn/15 sinh viên là vừa phải trong khi ở một số trường đào
tạo theo học chế tín chỉ ở nước ta hiện nay, con số này lên tới vài chục, thậm chí cả
trăm sinh viên có một cố vấn phụ trách.
Bản thân ơng Thiệp, tác giả của đề án đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ cũng
phải thừa nhận lộ trình chuyển đổi đến năm 2010 là “quá nhanh và quá tham vọng”.
Bởi để chuyển sang học chế tín chỉ, một trường đại học phải mất khơng dưới
10 năm chứ chưa nói đến cả một nền giáo dục đại học.
Chỉ còn chưa đầy bốn năm nữa là tới “hạn chót” mà Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
giao cho các trường phải hoàn thành chuyển đổi sang cơ chế đào tạo tín chỉ nhưng
dường như vẫn chưa có trường đại học nào tìm ra lời giải hợp lý cho bài toán
“chuyển đổi như thế nào cho hiệu quả".
Nhận xét về tình hình chung triển khai học chế tín chỉ: Khi chuyển sang
học chế tín chỉ, phần lớn các trường đều gặp một số khó khăn sau:
-

Thiết kế và đổi mới chương trình đào tạo các ngành học, xây dựng đề cương
chi tiết học phần theo học chế tín chỉ. Chú trọng đến tính chất, tỉ lệ giữa các

học phần trong chương trình đào tạo (học phần cốt lõi, bắt buộc, tự chọn).
Nếu làm không tốt sẽ chỉ là đào tạo theo niên chế mà chỉ đổi tên gọi.

-

Cơ sở hạ tầng, phịng học khơng đảm bảo, một số trường không tập trung,
quá nhiều cơ sở gây khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu. Để tiện việc
quản lý thì các trường đưa ra giải pháp cho sinh viên đăng ký thời khóa biểu
theo nhóm mơn học.

-

Một số trường khi áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã thực
hiện việc đăng ký môn học cho sinh viên qua các bảng đăng ký (nhằm đảm
bảo tính xác thực), việc tổ chức này có một số hạn chế như tốn thời gian triển
khai và tiền của (in bảng đăng ký).

-

Hình thành, tổ chức, chuẩn bị nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập. Để tiện
việc quản lý, các trường hiện nay xây dựng thêm mơ hình lớp sinh hoạt bên
cạnh hệ thống lớp học phần để tiện việc quản lý và tư vấn cho sinh viên.

-

Khó khăn trong việc xây dựng mơ hình tổ chức hoạt động Đồn – Hội.


15


-

Tất cả các trường hiện nay áp dụng mơ hình học chế tín chỉ, sinh viên chỉ
được phép chọn mơn học, thời gian học nhưng chưa được quyền lựa chọn
giảng viên phụ trách.

-

Mức độ tự chủ của các trường còn hạn chế nên gây ra hạn chế trong việc
triển khai, hoạt động của các trường.
Từ thực tế khi áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ ở các trường đại học ta nhận

thấy việc cần thiết trong việc xây dựng 1 hệ thống hỗ trợ trong việc quản lý học chế
tín chỉ.


×