Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 111 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ MAI

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
TÀI NGUYÊN NƢỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MƠI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2009


Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ MAI

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
TÀI NGUYÊN NƢỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MƠI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2009



CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
TS. Võ Lê Phú

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Ngày ……tháng…… năm 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MƠI TRƢỜNG
----------------

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--TP.HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mai

Phái


: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 06 – 02 – 1983

Nơi sinh : Hội An – Quảng Nam

Chuyên ngành: Quản lý môi trường
MSHV: 02607634
1- TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc Thành phố Hồ Chí Minh

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt Thành phố
Hồ Chí Minh.

Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ, cường độ mưa và chế độ dòng chảy tại Thành
phố Hồ Chí Minh trong vịng 30 – 50 năm trở lại.

Phân tích mối quan hệ giữa nhiệt độ, cường độ mưa và các yếu tố liên quan
như : đô thị hóa, các điều kiện khí hậu dị thường.

Phân tích, nhận dạng, đánh giá mức độ tác động đến tài nguyên nước Thành
phố trong thời gian 30 – 50 năm.

Xây dựng giải pháp thích ứng với sự tác động của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên nước Thành phố đã được nhận dạng.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 30 – 01 – 2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 30 – 06 – 2009

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): TS. VÕ LÊ
PHÚ
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn chú Phan Thanh Minh
cùng các anh chị trong Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cũng
như các anh chị trong Phân viện khí tượng, Thủy văn và Mơi
trường Phía Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập số liệu.
Cám ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của các
chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là trong chuyên
ngành biến đổi khí hậu như TS. Phan Văn Hoặc - Phân viện
khí tượng thủy văn và mơi trường phía Nam, ThS. Lương Văn
Việt – Phân viện khí tượng thủy văn và mơi trường phía Nam,
ThS. Phạm Anh Đức – Giảng viên trường Đại học Tôn Đức
Thắng, Ks. Nguyễn Minh Giám – Đài khí tượng Thủy văn
Nam bộ . Những ý kiến đóng góp quý báu này đã định hướng
cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Đồng thời, tôi xin gởi lời cám ơn chân thành sâu
sắc đến TS. Võ Lê Phú người đã tận tình hướng dẫn tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn cao học này.



i

ABSTRACT
In a recent World Bank report, Viet Nam was identified as one of the ten (10)
countries that are most affected by sea level rise, an associated with a serious global
threat: Climate Change. Ho Chi Minh City (HCMC), a big city of Viet Nam, is
accordingly a most area significantly impacted by climate change in the Mekong Delta
region. With the respect of climate change, it is important to affected countries setting out
national strategy and research to adapt with this realized influence of climate change.
Impacts of climate change are broad, including population, water resources,
agriculture, coastal zone resources, land use change and urban development. One of
closely related-impacts by climate change is sea level rise and changes in water resources
stock both global and regional scale. However, climate change is a new scientific topic in
Vietnam both in methodology and research tools due to its complexity at global scale as
well as degree and subject to be affected. Therefore, conducting a research on climate
change and its impacts is both a challenging task and a vital concern. The author has
chosen a research topic on impacts of climate change on water resources in Ho Chi Minh
City area.
The overall aim of research project -“The Impact of Climate Change to Water
Resources in Ho Chi Minh City”- is to assess and identify impacts of climate change on
water resources in Ho Chi Minh City through surveying and analyzing temperature,
rainfall and other related factors. Then, the research project will propose appropriate
measures for adaptation to climate change.
There are three (3) objectives have been investigated and analyzed, including:
changes of mean temperature level within past 30 years (1978-2008); changes of rainfall
(and density) and water level at the Sai Gon River over the period of 1978-2008; and
proposing measures for climate change adaptation.
The research results chow that mean temperature level has significantly increased

between two periods (1978-1991) and (1991-2008). The difference of annual mean
temperature is quite high between the two periods, around 0.50C. At the same time,
changes and fluctuation of temperature closely relates to global extreme climate events
and urbanization in Ho Chi Minh City in the same period. Meanwhile, rainfall and water
level in the Sai Gon River seemly increase in recent years.
Some specific measures for climate change adaptation are also addressed and
proposed in the context of Ho Chi Minh City.


ii

TÓM TẮT
Trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam là một
trong mười (10) quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc gia tăng mực nước biển,
một hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH). Thành phố Hồ Chí Minh ( TP.HCM), Thành
phố lớn nhất của Việt Nam, cũng là một trong những khu vực bị ảnh hưởng đáng kể do
biến đổi khí hậu trong khu vực sông Mê Kông. Đối với các quốc gia bị ảnh hưởng do
BĐKH, việc xây dựng chiến lược và thực hiện các nghiên cứu về thích ứng với BĐKH là
vấn đề quan trọng và cấp bách.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nội dung nghiên cứu còn mới mẻ
ở Việt Nam cả về phương pháp luận cũng như các cơng cụ nghiên cứu do tính phức tạp
về qui mơ tồn cầu và mức độ, đối tượng bị tác động. Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên
cứu về những tác động của BĐKH một nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách. Tác giả đã
chọn hướng nghiên cứu trong việc khảo sát và tìm hiểu những tác động của BĐKH đến
một đối tượng tài nguyên đó là: tài nguyên nước của khu vực TP.HCM.
Đề tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước TP.HCM”
nhằm thực hiện các khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến
tài nguyên nước mặt tại khu vực Thành phố thông qua việc khảo sát và phân tích các yếu
tố liên quan đến tài nguyên nước mặt. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất các biện pháp phù hợp
trong điều kiện TP.HCM nhằm thích ứng với các tác động đã được nhận dạng.

Đề tài nghiên cứu này đã tiến hành thực hiện khảo sát 3 nội dung chính, bao gồm:
khảo sát và phân tích sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ tại khu vực TP.HCM trong vịng 30
năm; phân tích và đánh giá sự thay đổi về lượng mưa và chế độ dịng chảy của sơng Sài
Gịn từ năm 1978 đến năm 2008; và đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
trong điều kiện của Thành Phố.
Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy nhiệt độ trung bình năm tại khu vực
TP.HCM đã có sự gia tăng đáng kể giữa 2 thời kỳ: trước khi diễn ra q trình cơng
nghiệp hố (1979-1991) và q trình cơng nghiệp hố nhanh (1991-2007). Chênh lệch
nhiệt độ trung bình năm giữa 2 thời kỳ này là khá cao, khoảng 0,50C. Đồng thời, sự biến
động nhiệt độ của TP.HCM có liên quan chặt chẽ đến các dị thường khí hậu tồn cầu và
q trình đơ thị hố tại TP.HCM trong vịng 30 năm qua. Trong khi đó, cường độ mưa
khu vực TP.HCM có xu hướng gia tăng trong khoảng thời gian tương ứng (30 năm) với
sự gia tăng nhiệt độ trung bình năm. Kết quả phân tích và khảo sát cũng cho thấy cao độ
mực nước sơng Sài Gịn (tại trạm Phú An) cũng có xu hướng gia tăng trong những năm
gần đây.
Đồng thời, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thích ứng với
biến đổi khí hậu và các tác động đối với tài nguyên nước mặt khu vực thành phố Hồ Chí
Minh.


iii

MỤC LỤC
ABSTRACT ................................................................................................................................................. i
TÓM TẮT ................................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1

1.1
1.2
1.2.1
1.2.2

1.3
1.4
1.4.1
1.4.2

CHƢƠNG 2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3

2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3

2.3
2.3.1
2.3.2

CHƢƠNG 3
3.1
3.1.1
3.1.2


3.2
3.2.1
3.2.2

3.3
3.3.1
3.3.2

3.4
CHƢƠNG 4
4.1

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............3
Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................................3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................................................................... 3
Phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................................................................. 3

Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................................3
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................4
Phương pháp luận ................................................................................................................................. 4
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 5

TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TÁC ĐỘNG VÀ ỨNG PHĨ ......................6
Tổng quan về biến đổi khí hậu ...............................................................................................6
Định nghĩa về biến đổi khí hậu ............................................................................................................. 6
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ........................................................................................................ 7
Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu khu vực đơ thị ........................................................................ 10

Các tác động của biến đổi khí hậu ........................................................................................10

Trên thế giới ........................................................................................................................................ 10
Biến đổi khí hậu ở quy mơ khu vực Châu Á ........................................................................................ 18
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ............................................................................................................... 21

Cơ sở đánh giá và ứng phó với biến đổi khí hậu ..................................................................29
Cơ sở đánh giá .................................................................................................................................... 29
Ứng phó với biến đổi khí hậu .............................................................................................................. 30

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................44
Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ khơng khí tại TP.HCM trong vòng 30 năm ..........................44
Sự thay đổi nhiệt độ tại TP.HCM trong vòng 30 năm ......................................................................... 44
Mối quan hệ giữa gia tăng nhiệt độ với các yếu tố có liên quan ......................................................... 45

Lượng mưa trong vòng 30 năm tại TP.HCM .......................................................................47
So sánh cường độ mưa của TP.HCM giữa hai thời kỳ: thời kỳ chưa phát triển đô thị (1988 – 1991) và
thời kỳ đơ thị hóa (1992 – 2006) ........................................................................................................ 47
Mối quan hệ của sự thay đổi cường độ mưa với các yếu tố có liên quan............................................ 51

Khảo sát sự thay đổi cao độ mực nước sơng Sài Gịn trong vòng 30 năm ...........................56
Sự thay đổi cao độ mực nước sơng Sài Gịn từ năm 1981 – 2008 ....................................................... 56
Mối quan hệ giữa sự gia tăng mực thủy triều với các yếu tố có liên quan .......................................... 58

Tham vấn ý kiến chuyên gia .................................................................................................59
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..............................................................................................62
Xác định đối tượng và mức độ tác động...............................................................................62


iv
4.2

4.2.1
4.2.2

4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.3.4
4.3.5

CHƢƠNG 5
5.1
5.2

Các tác động khi mực nước sông và lượng mưa tăng lên tại khu vực Thành phố................65
Gia tăng khả năng ngập lụt tại TP.HCM ............................................................................................ 65
Ảnh hưởng đến chất lượng nước tại Thành phố .................................................................................. 66

Một số biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu có thể áp dụng tại Thành phố .................66
Xây dựng trung tâm nghiên cứu về BĐKH .......................................................................................... 68
Xây dựng các chương trình, chính sách thích ứng với BĐKH ............................................................ 72
Cung cấp cho cơng dân mơi trường sống an tồn, chất lượng sống cao hơn ..................................... 73
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong giải quyết hậu quả BĐKH ....................................... 74
Tăng cường hợp tác quốc tế ................................................................................................................ 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................75
Kết luận ................................................................................................................................75
Kiến nghị ..............................................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................77

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................................79
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................................81
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................................96


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AMS

: American Meteorological Society

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CESR

: Center environmental system research

CITA

: International Center for Tropical Agriculture

CIESIN

: Center for International Earth Science Information Network

EAP


: East Asian Pacific

GIS

: Geographic Information Systems

GDP

: Gross Domestic Product

IPCC

: Intergovernmental Panel on Climate Change

IFPRI

: International Food Policy Research Institute

ICEM

: International Centre for Environmental Management

KT-XH

: Kinh tế xã hội

KNK

: Khí nhà kính


LHQ

: Liên Hiệp Quốc

MDG

: Millennium Development Goals

NASA

: National Aeronautics and Space Administration

NOAA

: National Oceanic and Atmospheric Administration

OECD

: Organisation for Economic Co-operation and Development

Sở TN&MT

: Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở NN & PTNT : Sở Nông nghiệp và phát triễn nông thôn
Sở KHCN

: Sở khoa học công nghệ

Sở QHKT


: Sở quy hoạch kiến trúc

UBND

: Ủy ban nhân dân

WB

: World Bank


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Các tác động đối với các nước đang phát triển khi mực nước biển dâng ................ 14

Bảng 2.2.

Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu vực trên thế giới ......................... 15

Bảng 2.3.

Các kịch bản và nhiệt độ và nước biển dâng theo IPCC .......................................... 17

Bảng 2.4.

Tác động của mực nước biển dâng cao đến khu vực Đông Á ................................. 18


Bảng 2.5.

Tác động của mực nước biển dâng cao ở Nam Á .................................................... 21

Bảng 2.6.

Các kịch bản nước biển dâng cao ở Việt Nam ......................................................... 24

Bảng 2.7 .

Khu vực bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m ....................... 28

Bảng 3.1.

Nhiệt độ trung bình các năm từ 1979 – 2007 tại TP.HCM ...................................... 44

Bảng 3.2.

Nhiệt độ khơng khí tại TP.HCM từ năm 1979 – 2007 ............................................. 46

Bảng 3.3.

Cường độ lượng mưa đo đạc qua các năm trong khoảng thời gian khác nhau ........ 47

Bảng 3.4.

Cường độ mưa tính tốn từ năm 1988 – 1991.......................................................... 48

Bảng 3.5.


Cường độ mưa tính tốn từ năm 1992 – 2006.......................................................... 48

Bảng 3.6.

Diện tích đơ thị TP.HCM và dị thường nhiệt độ toàn cầu qua các năm .................. 51

Bảng 3.7.

Lượng mưa đo đạc và tính tốn trong thời gian 30 phút từ năm 1988 - 2006 ......... 52

Bảng 3.8.

Lượng mưa đo đạc và tính tốn trong thời gian 45 phút từ năm 1988 - 2006 ......... 53

Bảng 3.9.

Lượng mưa đo đạc và tính tốn trong thời gian 60 phút từ năm 1988 - 2006 ......... 54

Bảng 3.10. Lượng mưa đo đạc và tính tốn trong thời gian 90 phút từ năm 1988 - 2006 ......... 55
Bảng 3.11. Cao độ mực nước sơng Sài Gịn từ năm 1981 – 2008.............................................. 56
Bảng 3.12. Cao độ mực nước sông Sài Gòn từ năm 1981 – 2008.............................................. 58
Bảng 3.13. Kết quả tham vấn chuyên gia ................................................................................... 61
Bảng 4.1.

Ma trận đánh giá mức độ tác động biến đổi khí hậu ................................................ 62

Bảng 4.2.

Đề xuất tổ chức thực hiện các kế hoạch thích ứng ................................................... 70



vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1. Hệ thống khí hậu trên trái đất ........................................................................................................6
Hình 2-2. Mối quan hệ giữa nồng độ CO2 và nhiệt độ trái đất ......................................................................7
Hình 2-3. Mối quan hệ giữa nồng độ CO2 và nhiệt độ trái đất ......................................................................8
Hình 2-4. Sự thay đổi nhiệt độ đại dương và đất liền trên tồn cầu ............................................................11
Hình 2-5. Tổng hợp tác động của biến đổi khí hậu .....................................................................................12
Hình 2-6. Dân số bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đơng Á ............................................19
Hình 2-7. Diện tích của các quốc gia bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đơng Á .............19
Hình 2-8. Diện tích đất ngập nước các quốc gia bị ảnh hưởng theo kịch bản nước biển dâng ở Đơng Á ..20
Hình 2-9. Dân cư bị mất chỗ ở nếu mực nước biển dâng cao 1m tại vùng châu thổ sơng Mê Kơng ..........23
Hình 2-10. Các quốc gia bị tác động đến diện tích đất nhiều nhất trên thế giới..........................................24
Hình 2-11. Các quốc gia bị tác động đến dân số nhiều nhất trên thế giới ...................................................25
Hình 2-12. Các quốc gia bị tác động đến GDP nhiều nhất trên thế giới .....................................................25
Hình 2-13. Các quốc gia bị tác động đến diện tích đơ thị nhiều nhất..........................................................26
Hình 2-14. Các quốc gia bị tác động đến nông nghiệp nhiều nhất ..............................................................26
Hình 2-15 .Các quốc gia bị tác động mạnh nhất đến vùng ngập nước. .......................................................27
Hình 2-16. Khu vực bị ngập nước theo kịch bản nước biển dâng 1 – 5 m tại đồng bằng sơng Mê Kơng ..28
Hình 2-17. Khung đánh giá tổn thương và tác động của sự dâng cao nước biển đối với vùng ven biển ....29
Hình 2-18. Mức độ tác động, đối tượng bị tác động và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.........30
Hình 2-19. Mối quan hệ giữa gia tăng nhiệt độ, biến đổi khí hậu và biện pháp giảm thiểu ........................31
Hình 2-20. Chi phí cơng nghệ có xu hướng giảm theo thời gian ................................................................33
Hình 2-21. Mối quan hệ giữa gia tăng nhiệt độ, biến đổi khí hậu và giải pháp thích nghi .........................36
Hình 2-22. Sơ đồ quy trình soạn thảo NAPA của Bănglađét ......................................................................39
Hình 3-1. Biểu đồ nhiệt độ tại Thành phố qua các năm ..............................................................................44
Hình 3-2. Biểu đồ so sánh nhiệt độ đo đạc và nhiệt độ tính tốn trung bình năm .......................................46
Hình 3-3. Lượng mưa lớn nhất giữa 2 giai đoạn trong khoảng thời gian 30 phút. ......................................49

Hình 3-4. Lượng mưa lớn nhất giữa 2 giai đoạn trong khoảng thời gian 45 phút. ......................................49
Hình 3-5. Lượng mưa lớn nhất giữa 2 giai đoạn trong khoảng thời gian 60 phút. ......................................49
Hình 3-6. Lượng mưa giữa 2 giai đoạn trong khoảng thời gian 90 phút. ....................................................50
Hình 3-7. Lượng mưa đo được và lượng mưa tính tốn trong thời gian 30 phút ........................................52
Hình 3-8. Lượng mưa đo được và lượng mưa tính tốn trong thời gian 45 phút ........................................53
Hình 3-9. Lượng mưa đo được và lượng mưa tính tốn trong thời gian 60 phút ........................................54
Hình 3-10. Lượng mưa đo được và lượng mưa tính tốn trong thời gian 90phút .......................................55
Hình 3-11. Mực nước trung bình tại Sơng Sài Gịn qua các năm................................................................57
Hình 3-12. Mực nước cao nhất tại Sơng Sài Gịn qua các năm...................................................................57
Hình 3-13. Biểu đồ giữa cao độ mực nước sơng đo được và tính tốn .......................................................59
Hình 4-1. Sơ đồ tổ chức trung tâm nghiên cứu BĐKH ...............................................................................69


1

MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mơi trường có nhiều biến đổi: khí hậu
biến đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm
môi trường, suy giảm đa dạng sinh học… Trong đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một
vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu mà
tiêu biểu là sự nóng lên tồn cầu và sự gia tăng mực nước biển đang diễn ra nhiều nơi
trên thế giới. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,70C kể từ thời kỳ tiền công
nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng cao (IPCC, 2007).
Ngoài các nguyên nhân tự nhiên và tính chất biến đổi phức tạp của các hệ thống
khí hậu tồn cầu, hầu hết các nhà khoa học về mơi trường và khí tượng hàng đầu trên
thế giới đều khẳng định: các loại KNK phát thải vào khí quyển do các hoạt động của
con người ngày càng tăng đã làm cho khí hậu tồn cầu nóng lên.
Biến đổi khí hậu đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia do những ảnh
hưởng hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với xã hội lồi người. Các hiện tượng
khí hậu dị thường và thiên tai liên tục diễn ra ở nhiều vùng trên thế giới (IPCC, 2007).

Các nhà khoa học từ lâu cũng đã lên tiếng cảnh báo hiểm họa nghiêm trọng này nhưng
chỉ cho đến gần đây, loài người mới thấy được ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi
trường và thực hiện cuộc chiến thực sự chống lại những tác động do biến đổi khí hậu
gây ra.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất, cường độ của những đợt bão lũ, triều
cường. Hậu quả của việc gia tăng này là các dịch bệnh xuất hiện lan tràn, tình trạng
thiếu hụt nước tăng cao, diện tích rừng ngập mặn bị tác động, phân bố rừng nguyên
sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển, nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật gia tăng,
nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày càng hiển hiện…(IPCC, 2007).
Theo dự đốn sẽ có thêm 1,8 tỷ người phải đối mặt với sự khan hiếm nước tính
đến năm 2080, trong đó các khu vực rộng lớn ở Nam Á và miền Bắc Trung Quốc sẽ
phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh thái hết sức nghiêm trọng do mất dần các
dịng sơng băng và thay đổi về lượng mưa (Dasgupta và cộng sự, 2007).
Việt Nam, một nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, nằm trong
nhóm nước dễ bị tổn thương bởi các vấn đề mơi trường do biến đổi khí hậu gây ra, như
lũ lụt, hạn hán, bão ... Bên cạnh đó, với đường bờ biển dài, vấn đề mực nước biển dâng


2

sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Lũ lụt và
bão tố mạnh hơn cũng có thể làm chậm những tiến bộ trong quá trình phát triển con
người ở những vùng dân cư chính yếu, kể cả Đồng bằng sơng Cửu Long… (Dasgupta
và cộng sự, 2007).
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Thành phố
Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm trong danh sách mười (10) thành phố bị tác động nhiều
nhất bởi biến đổi khí hậu, bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của
Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TP.HCM của Việt Nam,
Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar (Công Thắng, 2007). Các đối tượng
bị ảnh hưởng bởi BĐKH đã được xem xét bao gồm: dân số, khu vực đô thị, đất ngập

nước, nông nghiệp, tổng thu nhập quốc nội (GDP) và diện tích đất. Trong đó, tài
ngun nước là một trong những tài nguyên bị ảnh hưởng mạnh nhất dưới tác động
của biến đổi biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc nghiên cứu những tác động của biến đổi khí
hậu đến tài nguyên nước mặt khu vực TP.HCM, đồng thời đề xuất các biện pháp thích
với các tác động đã nhận dạng là một việc làm cấp bách, cần thiết để đảm bảo cho việc
phát triễn bền vững của Thành phố.


3

CHƢƠNG 1

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá mức độ tác động của biến đối khí hậu đến tài nguyên nước mặt
TP.HCM thơng qua việc khảo sát và phân tích các yếu tố nhiệt độ, cường độ
mưa, chế độ dòng chảy và mối quan hệ giữa các yếu tố này với các yếu tố có
liên quan như đơ thị hóa, các điều kiện khí hậu dị thường.
 Đề xuất giải pháp thích ứng với các tác động của BĐKH đến tài nguyên nước
mặt tại Thành phố.
Để đạt được các mục tiêu này, tác giả sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(i) Những yếu tố nào có liên quan đến hoặc là yếu tố biểu hiện của biến đổi khí
hậu có mối quan hệ trực tiếp với tài nguyên nước mặt? Các khía cạnh sau đây
sẽ được tìm hiểu thơng qua số liệu quan trắc về điều kiện khí tượng thủy văn:


Sự thay đổi của nhiệt độ trên địa bàn TP.HCM trong khoảng thời gian tối
thiểu từ 10 năm hoặc từ 30 năm trở lên




Sự thay đổi lượng mưa trong khoảng thời gian tương tự;



Sự thay đổi về chế độ dịng chảy của các lưu vực hoặc hệ thống sơng;

(ii) Các giải pháp thích ứng nào là hiệu quả và khả thi có thể xây dựng và áp dụng
cho TP.HCM, liên quan đến: chính sách, qui định, cơng nghệ?
1.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
 Chế độ dòng chảy, lượng mưa và sự thay đổi nhiệt độ tại TP.HCM trong
khoảng 30 năm trở lại.

1.2.2

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đề tài Nghiên cứu này được thực hiện trong khu vực TP.HCM

1.3 Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ và chế độ dòng chảy tại TP.HCM trong vòng 30
năm trở lại.
 Phân tích, nhận dạng, đánh giá mức độ tác động đến tài nguyên nước mặt
trong thời gian 30 năm.


4


 Xây dựng giải pháp thích ứng với sự tác động của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên nước mặt.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1

Phƣơng pháp luận
Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức thế giới bao gồm

những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể tác động vào đối tượng
để làm bộc lộ bản chất của đối tượng.
Khi đã tìm ra hướng tiếp cận, chúng ta bắt đầu cần giải quyết vấn đề theo từng
bước một, tức là làm việc gì trước, việc gì sau để đảm bảo quy trình nghiên cứu chặt
chẽ. Chính vì vậy, chúng ta phải thực hiện các thao tác cụ thể để giải quyết công việc
của từng bước. Mà muốn thực hiện được các thao tác này thì chúng ta buộc phải có
các kỹ thuật nghiên cứu cụ thể, công cụ nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng các cơng cụ
nghiên cứu. Chính việc sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ nghiên cứu sẽ là một trong
các nhân tố chính quyết định tính hiệu quả của cơng trình nghiên cứu.
Ví dụ, để tính tốn các tác động của mực nước biển dâng cao theo 6 chỉ thị: đất
đai, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đô thị và đất ngập nước tại các
nước đang phát triển, Dasgupta và cộng sự trong đã đánh giá các tác động của mực
nước biển dâng cao đối với tất cả các nước đang phát triển thông qua việc sử dụng
phần mềm của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để chồng ghép 6 yếu tố quan trọng bị
tác động của các vùng có nguy cơ nhấn chìm theo 5 kịch bản nước biển dâng từ 1-5m.
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt TP.HCM là
nghiên cứu mối quan hệ giữa sự biến đổi của tài nguyên nước mặt dưới sự thay đổi về
nhiệt độ cũng như chế độ dòng chảy của khu vực. Từ mối quan hệ này, tác giả đánh
giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt để có giải pháp
thích nghi thích hợp với tác động của biến đổi khí hậu nói trên.
Việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp là quan trọng, quyết định
đến sự thành công hay thất bại của một cơng trình nghiên cứu. Do tính chất của cơng

trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn bao gồm: Phương pháp
tổng quan tài liệu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, và phương
pháp tham vấn ý kiến chuyên gia.


5

1.4.2

Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này được thực hiện ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên,

hầu hết tập trung ở giai đoạn đầu tiên của q trình nghiên cứu nhằm có cơ sở chuyển
từ vấn đề nghiên cứu đến các câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Với phương pháp này các tài
liệu được tổng quan từ các nghiên cứu trước đó cả trong và ngồi nước. Bằng cách này
tác giả có được các giả thuyết, dữ liệu thông tin và ý kiến, các cách tiếp cận giải quyết
vấn đề, các dữ liệu sơ cấp bao gồm các sự kiện và số liệu có sẵn từ các báo cáo khoa
học, bài báo nghiên cứu, các tạp chí, tập san.
b. Phương pháp thu thập dữ liệu
Qua việc thu thập dữ liệu tác giả có được các dữ liệu ở mức độ sơ cấp về nhiệt
độ, lượng mưa cũng như chế độ phân bố dịng chảy của Thành phồ Hồ Chí Minh trong
vịng 30 năm trở lại.
c. Phương pháp thống kê
Thống kê học là tập hợp các kỹ thuật dùng để giúp thu thập, tổ chức, diễn đạt
phân tích và trình bày dữ liệu nhằm mục đích cung cấp thơng tin phục vụ ra các quyết
định tốt hơn. Phương pháp thống kê cơ bản gồm có: thống kê mơ tả và thống kê suy
diễn.
Trong đó, thống kê mơ tả là phương pháp lập bảng biểu, vẽ đồ thị và tính tốn số
nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm các việc như thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ

liệu, tóm tắt tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu. Thống kê suy diễn là tiến trình sử dụng
dữ liệu từ một nhóm nhỏ các phần tử (mẫu) để ước lượng và trắc nghiệm giả thuyết
các đặc trưng của nhóm phân tử lớn hơn (tập hợp toàn thể).
Dữ liệu về nhiệt độ và thuỷ văn sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp và biểu
diễn dữ liệu bằng các bảng biểu và đồ thị (thống kê mơ tả). Sau đó, sẽ được phân tích
có hệ thống bằng phần mềm exel nhằm mục đích nhận dạng và đánh giá mức độ tác
động đến tài nguyên nước mặt TP.HCM (thống kê suy diễn).
d. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực biến đổi khí hậu để
có định hướng tốt hơn cho đề tài, tác giả dự định sẽ sử dụng danh mục bảng câu hỏi để
tham vấn ý kiến khoảng 20 chuyên gia trong lĩnh vực này.


6

CHƢƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TÁC ĐỘNG VÀ ỨNG PHĨ
2.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu
Định nghĩa về biến đổi khí hậu

2.1.1

Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và
sinh quyển. Các q trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành
phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều.
Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trị tăng
cường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Hồn và cộng sự, 2008


Có nhiều định nghĩa về biến đổi khí hậu như sau:
Theo cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu định nghĩa: “Biến
đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả
năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt
động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (United
Nation, 1992).
Hiệp hội Khí tượng Mỹ (American Meteorological Society - AMS) định nghĩ biến đổi
khí hậu như sau: “Bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu trong một thời gian
dài (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua hàng chục năm hoặc lâu hơn” (Bull, Amer và Met, Soc,
2007).
HỆ THỐNG MÔI TRƢỜNG VẬT LÝ
BĐKH

Mặt trời

Động học MT biển
Trao đổi hố học
Tầng bình lưu

Núi lửa

Tác động bên ngồi

MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ

Động học MT đất
Hoạt động
con người


Độ ẩm trái đất

HST biển

CTR

HST trong đất

Sử
dụng
đất

Trao đổi hố học tầng bình lưu

CHU TRÌNH SINH ĐỊA HỐ

Chất ơ nhiễm

Hình 2-1. Hệ thống khí hậu trên trái đất
Nguồn: Petit và Jouzel, 1999


7

2.1.2

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Tác nhân gây Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể do các yếu tố tự nhiên, như là thay

đổi sự phát tỏa năng lượng mặt trời hoặc những thay đổi của các yếu tố quỹ đạo trái

đất và do tác động của con người. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là
do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các KNK, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ KNK như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền.
Theo báo cáo của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH tồn cầu (IPCC –
Intergovernmental Panel on Climate Change) thì kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm
1750 trở về trước, tức là thời gian chưa xảy ra cơng nghiệp hóa, hàm lượng CO2 đo
được là 280 ppm, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất lúc đó được giữ ổn định - đó
là hàm lượng cân bằng (đơn vị hàm lượng 1ppm là khí: 1 phân tử CO2 trộn với 1 triệu
phân tử khí quyển). Đến năm 2005, hàm lượng CO2 đo được là 379 ppm, tăng khá cao
so với mức 280 ppm. Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng làm cho bề mặt trái đất
nóng lên. Từ 1906 – 2005 nhiệt độ bề mặt trái đất tăng 0,740C.

Hình 2-2. Mối quan hệ giữa nồng độ CO2 và nhiệt độ trái đất
Nguồn: Petit và Jouzel, 1999


8

THỜI GIAN TRƢỚC HIỆN TẠI (HIỆN TẠI = 1950)

THỜI GIAN TRƢỚC HIỆN TẠI (HIỆN TẠI = 1950)

Hình 2-3. Mối quan hệ giữa nồng độ CO2 và nhiệt độ trái đất
Nguồn: Petit và Jouzel, 1999

Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng
nhiệt độ trung bình của khơng khí và đại dương trên tồn cầu, tình trạng băng tan và
tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. Kể từ năm 1850, khoảng thời gian 12
năm (1995 – 2006) được xếp vào những năm bề mặt trái đất có nhiệt độ nóng kỷ lục.
Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,740C (0,560C đến

0,920C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là
0,60C (từ 0,40C đến 0,80C) (1901-2000). Sự gia tăng nhiệt độ được nhận thấy trên toàn
cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền nóng lên
nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay đổi về nồng độ KNK trong khí quyển,
các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của
hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên tồn cầu do con người đã tăng khoảng


9

70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến
2004 (IPCC, 2007).
Khí CO2 là loại KNK quan trọng nhất do các hoạt động của con người tạo ra. Từ
năm 1970 đến năm 2004, phát thải hàng năm của loại khí này tăng khoảng 80%. Xu
thế giảm dài hạn khí thải CO2 trên một đơn vị năng lượng đã bị đảo ngược sau năm
2000 (IPCC, 2007) .
Năm 2005, nồng độ CO2 trong khí quyển là 379 ppm và CH4 là 1.774 ppm, vượt
xa mức tự nhiên trong hơn 650.000 năm qua. Nồng độ CO2 trên toàn cầu tăng chủ yếu
do sử dụng nhiên liệu hố thạch và thay đổi mục đích sử dụng đất (hoạt động này chỉ
góp một phần nhỏ). Nồng độ CH4 tăng chủ yếu do nông nghiệp và đốt nhiên liệu hóa
thạch. Bên cạnh đó, tốc độ tăng CH4 cũng đã gia tăng kể từ những năm đầu thập kỷ 90
(IPCC, 2007).

Kể từ năm 1750, nồng độ CO2, CH4, N2O trong khí quyển tồn cầu tăng rõ rệt do
các hoạt động của con người và hiện nay vượt xa so với mức của thời kỳ trước cách
mạng công nghiệp, làm tan chảy cả các khối băng đã tồn tại qua hàng nghìn năm
(IPCC, 2007).

Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định
sáu loại khí nhà kính (KNK) chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.

Nguyên nhân chủ yếu gây phát thải các KNK kể trên bao gồm:
 CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn KNK chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh
ra tử các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
 CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
 N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động cơng nghiệp.
 HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản uất HCFC-22.
 PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
 SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.


10

2.1.3

Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu khu vực đơ thị
So với khu vực xung quanh, khí hậu khu vực đơ thị thường có những nét riêng

biệt như nhiệt độ nền cao hơn, lượng mưa lớn hơn, độ ẩm thấp hơn. Những khác biệt
này được tạo ra trong quá trình phát triển đơ thị và trở nên ngày càng rõ rệt khi qui mô
đô thị đủ lớn. Sự biến đổi khí hậu khu vực đơ thị có 3 ngun nhân chính:
-

Chịu ảnh hưởng của xu thế biến đổi khí hậu tồn cầu

-

Sự thay đổi mặt đệm trong q trình đơ thị hóa


-

Phát thải nhiệt, KNK từ các hoạt động cơng nghiệp, giao thơng và từ các hộ gia
đình,..vv… trong khu vực đô thị.
Nguồn: Lương Văn Việt, 2008

Tùy thuộc vào vị trí địa lý và đặc điểm của từng đơ thị mà yếu tố địa phương có
vai trị đóng góp khác nhau đến biến đổi khí hậu. Các đơ thị có mật độ xây dựng càng
cao, quy mơ lớn và bố trí dạng tập trung thì yếu tố địa phương là ngun nhân chính
Việc nghiên cứu khí hậu đơ thị cũng như biến đổi khí hậu đơ thị ngày càng được nhiều
nhà khoa học quan tâm thông qua việc nghiên cứu các giải pháp quy hoạch đô thị.
2.2 Các tác động của biến đổi khí hậu
2.2.1

Trên thế giới
Rõ ràng là trong hơn 50 năm qua: số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá ít hơn ở

hầu hết các khu vực đất liền và tăng số ngày nóng, đêm nóng. Các đợt sóng nhiệt trở
nên thường xuyên hơn ở hầu hết các khu vực đất liền, tần suất của các hiện tượng như
mưa lớn tăng ở hầu hết các khu vực và kể từ năm 1975 phạm vi ảnh hưởng của mực
nước biển cao tăng trên toàn thế giới.
Bản Báo cáo thứ ba của IPCC cho thấy từ cuối thế kỷ 19 nhiệt độ trung bình bề
mặt Trái đất đã tăng xấp xỉ 0,2 - 0,60C. Thập kỷ 90 của thế kỷ 20 là thập kỷ nóng nhất
trong 1000 năm qua ở bán cầu Bắc. Hai giai đoạn có nhiệt độ tăng nhanh nhất là 1910
-1945 và từ 1976 đến nay với khoảng 0,150C/thập kỷ. Mức tăng nhiệt độ của biển chỉ
bằng khoảng một nửa mức tăng nhiệt độ khơng khí bề mặt đất. Những phân tích mới
cho thấy hàm lượng nhiệt của đại dương toàn cầu tăng lên rõ rệt từ những năm 1950,
trong đó hơn một nửa lượng nhiệt tăng lên này xảy ra ở lớp nước bên trên, tương
đương với mức tăng khoảng 0,040C/thập kỷ (IPCC, 2007).



11

Hình 2-4. Sự thay đổi nhiệt độ đại dƣơng và đất liền trên toàn cầu
Nguồn: IPCC, 2007

Báo cáo Phát triển Con người 2007- 2008 của Chaudhry và Ruysschaert đưa ra dự
báo nếu nhiệt độ tăng thêm 3 - 4oC, 330 triệu người phải di dời tạm thời hay vĩnh viễn
do lũ lụt. Hơn 70 triệu người Bănglađét, 6 triệu người ở vùng đồng bằng thấp của Ai
cập và 22 triệu người Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Các đảo quốc nhỏ ở Thái Bình
Dương và vùng Caribê có thể bị thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Sự thay đổi hình thái
dịng chảy và hiện tượng băng tan sẽ gây ra thêm các áp lực sinh thái, ảnh hưởng xấu
đến lưu lượng nước tưới và sự định cư của con người. Trung Á, Bắc Trung Quốc và
khu vực phía bắc của Nam Á phải đối mặt với các nguy cơ rất lớn liên quan đến sự tan
chảy của các núi băng với tốc độ 10-15m/năm ở dãy Hymalaya. Khi các núi băng tan
chảy, 7 hệ thống sông lớn của châu Á sẽ có lưu lượng tăng lên trong khoảng thời gian
ngắn, sau đó lại hạ xuống, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước và ảnh hưởng đến khả
năng duy trì nguồn cung cấp lương thực cho hàng trăm triệu người ở khu vực Nam Á.
(Chaudhry và Ruysschaert, 2007 )

Nước biển ấm lên sẽ sinh ra những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Với hơn 344
triệu người hiện đang phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các xoáy thuận nhiệt
đới, các cơn bão mạnh hơn có thể gây thiệt hại nặng nề cho một số nước. Hiện có 1 tỷ
người đang sống ở các khu nhà ổ chuột đơ thị, trên các triền đồi có nguy cơ bị sạt lở,
hay bên các bờ sông luôn bị ngập lụt đang phải đối mặt với nguy cơ tổn thương
nghiêm trọng (IPCC, 2007).


12


Hình 2-5. Tổng hợp tác động của biến đổi khí hậu
Nguồn: Bretherton Committee, 1988

Tài liệu “Tác động của mực nước biển dâng cao đến các nước đang phát triển:
Phân tích so sánh” của Dasgupta và cộng sự thực hiện tháng 2/2007 đã đánh giá các
tác động của mực nước biển dâng cao đối với tất cả các nước đang phát triển thông
qua việc sử dụng bộ chỉ số đồng nhất các chỉ thị và với các kịch bản khác nhau về mực


13

nước biển dâng cao. Có thể nói, đây là tài liệu đầu tiên được thực hiện theo hình thức
này.
Năm 2006, Mendelsohn và các cộng sự đã đưa ra thêm bằng chứng, bằng việc
đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đối với thị trường tại các nước giàu và
nghèo theo các kịch bản khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã không đánh
giá tác động của mực nước biển dâng cao đến các yếu tố tự nhiên và xã hội (Dasgupta
và cộng sự, 2007).

Với tài liệu này, tác giả đã chia 84 nước đang phát triển vùng ven biển thành 5
nhóm theo 5 khu vực gồm: Mỹ Latin và Caribê (25 nước); Trung Đông và Bắc Phi (13
nước); Châu Phi cận Xahara (29 nước); Đông Á (13 nước); và Nam Á (4 nước). Với
mỗi nước và khu vực, các nhà khoa học đánh giá tác động của mực nước biển dâng
cao theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đơ thị và
đất ngập nước. Cuối cùng, các tác động này được tính tốn theo các kịch bản về mực
nước biển dâng cao từ 1-5m.
Các nhà khoa học đã sử dụng phần mềm của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để
chồng ghép 6 yếu tố quan trọng bị tác động của các vùng có nguy cơ nhấn chìm theo 5
kịch bản nước biển dâng từ 1-5m. Đánh giá cũng sử dụng các nguồn dữ liệu không

gian phân tán tại nhiều trung tâm như Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường
(CESR), Trung tâm quốc tế Mạng thông tin về Khoa học Trái đất (CIESIN), Trung
tâm Quốc tế về Nơng nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Viện Nghiên cứu Chính sách Lương
thực Quốc tế (IFPRI), Cơ quan Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ (NASA),
Cơ quan Quản lý Hải dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và Ngân hàng
thế giới (WB) (Dasgupta và cộng sự, 2007).


×