Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------

Nguyễn Long Biên

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2012


Lời cảm ơn

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng,
Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Mơi trường đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt q trình làm khố luận.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường, các thầy cô trong
bộ môn Quản lý Môi trường đã cung cấp các kiến thức khoa học về môi trường và
kiến thức các ngành khoa học khác. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong
q trình học tập và cơng tác sau này.
Để hồn thành khố luận này em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của
đồng nghiệp, sự động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, bạn bè.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012

Nguyễn Long Biên




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIỂU HIỆN, TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ
GIANG .......................................................................................................................3 
1.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu .................................................3 
1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các nghiên cứu trước đây.........................3 
1.1.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu ......................................4 
1.1.2.1. Biểu hiện khí hậu................................................................................4 
1.1.2.2. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu................................................10 
1.1.2.3. Tác động của BĐKH đến nguồn nước .............................................15 
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang ..................................16 
1.2.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................16 
1.2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................16 
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo.............................................................................17 
1.2.1.3. Khí hậu .............................................................................................18 
1.2.1.4. Thủy văn ...........................................................................................18 
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................19 
1.2.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế.....................................19 
1.2.2.2. Tình hình xã hội ...............................................................................23 
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên............................................................................25 
1.2.3.1. Tài nguyên nước...............................................................................25 
1.2.3.2. Tài nguyên đất..................................................................................26 
1.2.3.3. Tài nguyên rừng ...............................................................................26 
1.2.3.4. Tài nguyên khoáng sản ....................................................................27 



1.2.3.5. Tài nguyên du lịch............................................................................28 
1.2.4. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020............................................................................28 
1.2.4.1. Chỉ tiêu chủ yếu................................................................................28 
1.2.4.2. Phương hướng thực hiện..................................................................29 
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU32 
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................32 
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................32 
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................32 
2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................33 
2.4.1. Phương pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan .............33 
2.4.2. Phương pháp ứng dụng GIS....................................................................33 
2.4.3. Phương pháp chuyên gia .........................................................................33 
2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công
bố.......................................................................................................................33 
2.4.5. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH ...........................................34 
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI
NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ỨNG PHÓ ................................................................................................................36 
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang.......36 
3.1.1. Tác động đến lượng mưa ........................................................................36 
3.1.2. Tác động đến dòng chảy và nguồn nước mặt .........................................45 
3.1.3. Tác động đến lũ quét, lũ ống...................................................................58 
3.1.4. Tác động đến bốc hơi nước và hạn hán...................................................65 
3.2. Đề xuất một số giải pháp ứng phó trong lĩnh vực tài nguyên nước ........73 
3.2.1. Thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ .........................................................74 
3.2.2. Thích ứng với sự gia tăng lượng mưa .....................................................74 


3.2.3. Thích ứng với sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết

cực đoan, tai biến ..............................................................................................76 
3.2.4. Giải pháp hỗ trợ.......................................................................................77 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................79 
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................81 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82 
PHỤ LỤC .................................................................................................................84 


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

KNK

Khí nhà kính

TNN

Tài nguyên nước

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

GIS

Hệ thống thông tin địa lý



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Dự báo mức gia tăng trung bình tồn cầu của nhiệt độ khơng khí và mức
nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau [1] ..................................................12 
Bảng 2. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2006 - 2010..................................20 
Bảng 3. Số liệu lưu lượng nước trung bình nhiều năm tại các trạm thời kỳ 1991 2010 [19] ...................................................................................................................25 
Bảng 4. Lượng mưa năm trung bình thời kỳ nhiều năm tại các trạm đo mưa trong
khu vực nghiên cứu và vùng lân cận [19] .................................................................38 
Bảng 5. Mức thay đổi lượng mưa mùa mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so
với thời kỳ 1980 - 1999 ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [11] ................43 
Bảng 6. Đặc trưng mưa năm và dòng chảy năm trung bình nhiều năm [19]............45 
Bảng 7. Giá trị lượng mưa năm tính tốn theo kịch bản biến đổi khí hậu đối với
từng huyện trong tỉnh Hà Giang (X mm) [11, 19] ....................................................48 
Bảng 8. Giá trị lượng mưa mùa cạn tính toán theo kịch bản BĐKH (X mm) [11, 19]
...................................................................................................................................49 
Bảng 9. Giá trị lượng mưa mùa lũ tính tốn theo kịch bản BĐKH (X mm) [11, 19] 50 
Bảng 10. Giá trị dịng chảy tính trung bình năm thời kỳ nhiều năm tốn theo kịch
bản biến đổi khí hậu ..................................................................................................51 
Bảng 11. Giá trị dịng chảy trung bình mùa cạn tính trung bình nhiều năm tốn theo
kịch bản biến đổi khí hậu ..........................................................................................52 
Bảng 12. Giá trị dịng chảy trung bình mùa lũ trung bình nhiều năm tính tốn theo
kịch bản biến đổi khí hậu ..........................................................................................53 
Bảng 13. Kết quả so sánh nguy cơ xảy ra lũ quét do yếu tố lượng mưa và tổng hợp 6
yếu tố .........................................................................................................................65 


DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian......................................5 
Hình 2. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 1/2003......................................5 
Hình 3. Biến đổi mực nước biển theo thời gian..........................................................7 
Hình 4. Dự báo biến đổi nồng độ một số khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2100
...................................................................................................................................10 
Hình 5. Dự báo sự thay đổi nhiệt độ Trái đất đến năm 2100....................................11 
Hình 6. Dự báo sự thay đổi của mực nước biển đến năm 2100...................................12 
Hình 7. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1990 đến năm 2010 ........13 
Hình 8. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Bắc Mê từ năm 1990 đến năm 2010 ......13 
Hình 9. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm
2010...........................................................................................................................14 
Hình 10. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Bắc Mê từ năm 1991 đến năm
2010...........................................................................................................................14 
Hình 11. Sự thay đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1991 - 2010 tại 4 trạm ..........36 
Hình 12. Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang và khu vực lân cận
...................................................................................................................................37 
Hình 13. Bản đồ lượng mưa năm trung bình nhiều năm khu vực nghiên cứu..........40 
Hình 14. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2020 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở
Hà Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [11].......................................41 
Hình 15. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2050 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở
Hà Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [11].......................................42 
Hình 16. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở
Hà Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [11].......................................42 
Hình 17. Bản đồ phân bố lượng mưa trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2020 ...........44 
Hình 18. Quan hệ dòng chảy năm (Y0) với lượng mưa năm trung bình thời kỳ nhiều
năm (Xo) ...................................................................................................................46 


Hình 19. Quan hệ dịng chảy trung bình mùa cạn (Ymc) với lượng mưa năm trung
bình mùa cạn thời kỳ nhiều năm (Xmc) .....................................................................47 

Hình 20. Quan hệ dịng chảy trung bình mùa lũ (Yml) với lượng mưa năm trung bình
mùa lũ thời kỳ nhiều năm (Xml) ................................................................................47 
Hình 21. Thay đổi dòng chảy năm với các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà
Giang .........................................................................................................................54 
Hình 22. Thay đổi dịng chảy năm với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh
Hà Giang ...................................................................................................................54 
Hình 23. Thay đổi dịng chảy mùa lũ với các các kịch bản phát thải trung bình B2
tỉnh Hà Giang ............................................................................................................55 
Hình 24. Thay đổi dịng chảy mùa lũ với các các kịch bản phát thải trung bình B2
tỉnh Hà Giang  
Hình 25. Thay đổi dịng chảy mùa cạn với các các kịch bản phát thải trung bình B2
tỉnh Hà Giang ............................................................................................................56 
Hình 26. Thay đổi dịng chảy mùa cạn với các các kịch bản phát thải trung bình B2
tỉnh Hà Giang ............................................................................................................56 
Hình 27. Bản đồ hiện trạng lũ quét tỉnh Hà Giang ...................................................60 
Hình 28. Bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét - lũ ống theo yếu tố lượng mưa năm 202062 
Hình 29. Bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống tổng hợp trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm
2020...........................................................................................................................64 
Hình 30. Bản đồ mức thay đổi lượng bốc hơi nước tháng 1 tỉnh Hà Giang (năm
2100 so với hiện tại)..................................................................................................68 
Hình 31. Bản đồ mức thay đổi lượng bốc hơi nước tháng 7 tỉnh Hà Giang (năm
2100 so với hiện tại)..................................................................................................69 
Hình 32. Bản đồ hiện trạng hạn hán tỉnh Hà Giang..................................................71 
Hình 33. Bản đồ phân vùng hạn hán tỉnh Hà Giang năm 2020 ................................72 


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

MỞ ĐẦU

BĐKH đã và đang tác động tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên
và các hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng lớn
đến chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt là cộng đồng dân cư nghèo, đe dọa
đến sự tồn vong của loài người trong tương lai. Đánh giá tác động của BĐKH và
nghiên cứu đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm thích ứng và giảm thiểu
tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội là
một việc làm cấp bách cần thực hiện.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
BĐKH toàn cầu. Hầu hết các tỉnh trên lãnh thổ nước ta đều chịu ảnh hưởng của
BĐKH. Ảnh hưởng của BĐKH gây ra rõ rệt nhất đối với vùng đồng bằng, đặc biệt
là vùng đồng bằng ven biển với biểu hiện nước biển dâng dẫn đến mất đất đai, đa
dạng sinh học, chất lượng nước thay đổi,... Tuy nhiên các tỉnh miền núi cũng chịu
tác động không nhỏ của BĐKH. Sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ làm thiếu nước ở
vùng núi cao, mưa nhiều vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng lũ quét, sạt lở đất
gây thiệt hại người và của. Hiện nay những cơng trình nghiên cứu về BĐKH tại các
vùng núi cịn ít, trong khi các cộng đồng nghèo đang chịu ảnh hưởng nặng nề của
BĐKH.
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Đơng Bắc Việt Nam điển hình, có những
hậu quả rõ ràng về BĐKH đó là sự thay đổi của lượng mưa (mưa bão có kèm theo
sấm chớp và những trận mưa lớn xuất hiện thường xuyên hơn với số lượng cũng
như cường độ ngày càng tăng, lượng mưa hàng năm tăng trong hai năm gần đây), lũ
lụt dữ dội (đặc biệt là lũ quét), hạn hán, sạt lở bờ sơng, sạt lở đất và những đợt
khơng khí lạnh. Môi trường nước chịu tác động rõ rệt của BĐKH với sự thay đổi
dịng chảy cùng với đó các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân cũng gặp nhiều
khó khăn, thiệt hại về người và của do thiên tai lên tới hàng chục tỷ đồng. Công văn
số 142/BC - UBND ngày 02/7/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc Xây dựng kế
hoạch 5 năm (2011 - 2015) và năm 2011 thực hiện Chương trình Quốc gia ứng phó
với BĐKH đã cho thấy mức độ quan tâm của chính quyền về vấn đề BĐKH tại địa

phương.
Khoa Mơi trường

1

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

Việc kịp thời đưa ra những nhận định, đánh giá các tác động của BĐKH đối
với mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế, đời sống của
người dân là vơ cùng quan trọng. Do đó, đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp ứng phó” với
mục tiêu đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước tại Hà Giang bao
gồm tác động đến lượng mưa, dòng chảy, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán,
là nghiên cứu có ý nghĩa, mang tính thiết thực đối với các nhà quản lý tại địa
phương, hỗ trợ việc ra quyết định. Đó cũng là những đề xuất ban đầu làm tiền đề để
ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực, dự án, công trình nghiên cứu khác về
BĐKH tại địa phương và cho các địa phương khác trong cả nước.
Cấu trúc trong đề tài khóa luận này gồm có 3 chương chính:
Chương 1. Tổng quan về biểu hiện, tác động của BĐKH và điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang
Chương 2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đánh giá tác động của BĐKH đến TNN tỉnh Hà Giang và đề xuất
một số giải pháp ứng phó


Khoa Mơi trường

2

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIỂU HIỆN,
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG

1.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các nghiên cứu trước đây
Trái Đất của chúng ta đang nóng dần lên do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng
nhà kính. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do nồng độ các khí tự nhiên có
trong bầu khí quyển và các khí do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người
thải vào khí quyển đang có xu hướng tăng lên.
Khác với xu thế biến đổi tự nhiên của hệ thống khí hậu và thời tiết trên Trái
Đất, hiện tượng nóng lên của Trái Đất do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con
người gây ra thay đổi các thành phần trong khí quyển tồn cầu được gọi là BĐKH
(Climate Change).
Theo cơng ước khí hậu thì BĐKH (Climate Change) là sự thay đổi của khí
hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự
nhiên trong các thời gian có thể so sánh được [15].

BĐKH (bổ sung) thì biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị
trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình
được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [15].
Đứng trước những nguy cơ bị tác động do BĐKH, thế giới đã có nỗ lực
trong các hành động thích ứng như: Cơng ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH
(UNFCCC); Nghị định thư Kyoto (KP), Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công
ước khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (COP 15) và Hội nghị lần thứ 5 các bên
tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP5) tại Copenhegen, Đan Mạch, Hội nghị của
Liên Hiệp Quốc về BĐKH lần thứ 16 (COP 16) tại Cancun, Mexico và hàng loạt
các tài liệu về việc giảm phát thải KNK, về bảo vệ môi trường... liên quan đến
BĐKH toàn cầu.
Các nghiên cứu về BĐKH và về tác động của BĐKH đến TNN đã thực hiện
tại Việt Nam như: Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sơng Hương và chính
Khoa Mơi trường

3

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

sách thích nghi ở huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế); Tác động của BĐKH lên
tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng; Các kịch bản về nước biển dâng và
khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam; “Thông báo quốc gia lần thứ
nhất của Việt Nam cho Công ước BĐKH” và nhiều nghiên cứu khác. Những kết
quả nghiên cứu đã giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức về BĐKH. Chương trình

mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho
Việt Nam, chương trình khoa học cơng nghệ quốc gia về BĐKH, các chương trình
hợp tác với UNDP, ADB, với WB, với DANIDA, JICA, Hà Lan, USA... Trong thời
gian gần đây nhất (2008 - 2010), đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC.08.13 “Nghiên
cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề
xuất các giải pháp chiến lược phịng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát
triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam”, thuộc chương trình “Khoa học và cơng
nghệ phục vụ phịng tránh thiên tai, bảo vệ mơi trường và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, KC.08”.
1.1.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu
1.1.2.1. Biểu hiện khí hậu
a. Biểu hiện khí hậu trên thế giới
Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng lên
với sự gia tăng của nhiệt độ bình qn tồn cầu và nhiệt độ nước biển; băng và
tuyết đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam
Cực thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Theo đánh giá đáng tin cậy
nhất thì trong khoảng thời gian từ năm 1906 đến năm 2005, nhiệt độ trên toàn cầu
đã tăng trong phạm vi 0,58 - 0,92 0C, trung bình 0,74 0C, tăng nhanh trong vịng 50
năm gần đây (hình 1). Sự nóng lên tồn cầu từ giữa thế kỷ 20 là do sự gia tăng của
hàm lượng KNK do con người gây ra.

Khoa Môi trường

4

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp


Nguyễn Long Biên-K18CHMT

Hình 1. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian
(Nguồn: IPCC, 2007)

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái Đất: Nồng độ các khí trong khí quyển thay
đổi theo chiều hướng tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ CO2
tăng khoảng 31%; nồng độ NO2 tăng khoảng 151%; nồng độ CH4 tăng 248%; các
khí khác cũng có nồng độ tăng đáng kể so với thời kỳ trước cơng nghiệp hóa; một
số khí như các dạng khác nhau của khí HFC, PFC, SF6 là những khí chỉ mới xuất
hiện sau cuộc cách mạng cơng nghiệp [1].

Hình 2. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 1/2003
(Nguồn: IPCC, 2007)

Khoa Mơi trường

5

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

Kết quả phân tích cho thấy, nói chung, trong phạm vi 300 - 850 vĩ Bắc, mưa

trên đất liền tăng trong thế kỷ 20, nhưng trong phạm vi 100 vĩ Nam đến 300 vĩ Bắc
thì mưa giảm đáng kể trong 40 năm qua. Trong phạm vi 100 - 300 vĩ Bắc, có dấu
hiệu mưa tăng trong thời gian từ năm 1900 đến năm 1950, nhưng giảm từ khoảng
sau năm 1970 [13]. Những trận mưa lớn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Cường độ
những trận mưa cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao, nơi
lượng mưa bình quân tăng; nhưng có xu thế khơ hạn ở các khu vực giữa các lục địa,
dẫn đến nguy cơ hạn hán ở các khu vực này tăng lên. Trên phần lớn các khu vực
nhiệt đới và vĩ độ cao, mưa dữ dội sẽ tăng nhiều hơn so với mưa trung bình.
Bốc thoát hơi tiềm năng sẽ tăng lên ở hầu hết các nơi. Do đó, từ sau năm
1970, hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [1].
Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh, gia tăng
từ năm 1970 và ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ đạo bất thường
[15].
Biến đổi trong chế độ hồn lưu quy mô lớn trên các lục địa và đại dương,
dẫn đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninơ. Các thành phần
của chu trình thủy văn đã có sự biến đổi trong vài thập niên qua, như gia tăng hàm
lượng hơi nước trong khí quyển; mưa thay đổi cả về lượng mưa, dạng mưa, cường
độ và các cực trị mưa; giảm băng tuyết che phủ trên diện rộng; độ ẩm đất và dòng
chảy thay đổi.
TNN bị tổn thương và bị tác động mạnh bởi BĐKH và do đó gây nên những
hậu quả bất lợi đối với loài người và các hệ sinh thái. Dự báo rằng, vào giữa thế kỷ
này, do BĐKH nên dòng chảy năm trung bình của sơng suối sẽ tăng lên ở các khu
vực vĩ độ cao và một vài khu vực nhiệt đới ẩm, nhưng giảm ở một số khu vực nằm
ở vĩ độ vừa và khu vực nhiệt đới khơ. Nhiều bằng chứng cho thấy, dịng chảy năm
đã có những thay đổi trên phạm vi toàn cầu với sự gia tăng dòng chảy ở một số
vùng (vĩ độ cao và phần nhiều các nơi ở Mỹ), nhưng lại giảm ở các vùng khác (như
một số nơi ở Tây Châu Phi, Nam Châu Âu và cực nam của Nam Mỹ (Milly et al.,
2005 và nhiều nghiên cứu khác trên phạm vi lưu vực). Sự dao động giữa các năm
của dòng chảy còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của chế độ hồn lưu trên quy mơ
lớn như các hiện tượng: ENSO (El Nino - Sourthern Oscillation), NAO (North

Khoa Môi trường

6

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

Atlantic Oscillation) và PNA (Pacific - North American). Một nghiên cứu cho rằng,
trong thế kỷ 20, tổng lượng dịng chảy tồn cầu đã tăng lên cùng với sự gia tăng
của nhiệt độ với mức tăng 4%/10C (Labat et al, 2004).
Mực nước biển trung bình tồn cầu đã tăng lên với mức tăng trung bình
khoảng 1,7 ± 0,5 mm/năm trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, 1,8 ±
0,5 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc biệt tăng nhanh
trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 với mức 3,1 ± 0,7 mm/năm (theo
IPCC). Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển (hình 3).

Hình 3. Biến đổi mực nước biển theo thời gian
(Nguồn: IPCC, 2007)

Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người: BĐKH gây hiện tượng di cư của các lồi lên vùng
có vĩ độ cao; gây nguy cơ diệt vong cho 1/3 số lồi hiện có trên Trái Đất. Theo
cảnh báo của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, tình trạng nóng lên của khí hậu Trái

Đất nếu khơng được kiểm sốt có thể đẩy 72% số loài chim trên hành tinh tới bờ
vực của sự tuyệt chủng [15].

Khoa Môi trường

7

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

Một số biểu hiện khác:
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hồn lưu khí quyển, chu
trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Đặc biệt, sự
biến đổi trong chế độ hồn lưu quy mơ lớn trên các lục địa và đại dương, dẫn đến
sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển…
b. Biểu hiện khí hậu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên
các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 0C trên phạm vi
cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh
thổ [13].
Nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng 7 (tháng đặc
trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50
năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ vùng

sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa đông,
nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 0C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có
nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,9
0

C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên

1,2 0C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,5 0C/50 năm trên tất
cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6 0C/50 năm ở
Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Ngun và Nam Bộ
cịn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3
0

C/50 năm [13].
Lượng mưa mùa ít mưa (tháng 11 - 4) tăng lên chút ít hoặc khơng thay đổi đáng

kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50
năm qua. Lượng mưa mùa mưa nhiều (tháng 5 - 10) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần
diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong
50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa
Khoa Môi trường

8

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp


Nguyễn Long Biên-K18CHMT

mùa mưa nhiều, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc.
Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa nhiều và lượng mưa năm
tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua
[13].
Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung
bình năm khơng giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Trên dải ven
biển Việt Nam, mặc dù hầu hết các trạm có xu hướng mực nước trung bình năm
tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại có xu hướng mực nước giảm. Xu thế biến đổi
trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8 mm/năm [15].
Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế
tăng mực nước biển trên tồn biển Đơng là 4,7 mm/năm, phía Đơng của biển Đơng
có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven
biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho
tồn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm [13].
c. Biểu hiện biến đổi khí hậu tại Hà Giang
Ở Hà Giang, những hậu quả rõ ràng về BĐKH đó là sự thay đổi của lượng
mưa (mưa bão có kèm theo sấm chớp và những trận mưa lớn xuất hiện thường
xuyên hơn với số lượng cũng như cường độ ngày càng tăng, lượng mưa hàng năm
tăng trong hai năm gần đây), lũ lụt dữ dội (đặc biệt là lũ quét) và hạn hán, sạt lở bờ
sông, sạt lở đất và những đợt khơng khí lạnh.
- Lượng mưa hàng năm ở Hà Giang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong
hai năm gần đây. Nhưng sự thay đổi của lượng mưa trong năm cũng rất khắc
nghiệt. Mưa tập trung trong 1 - 2 tháng với lượng mưa rất lớn, gây ra lũ quét [10].
- Do điều kiện địa lý và thổ nhưỡng đặc biệt ở huyện Hồng Su Phì, sạt lở
đất dễ dàng xuất hiện sau một cơn mưa lớn hoặc một cơn giông bão. Tháng 7 năm
2008, một trận sạt lở đất ở trung tâm Hồng Su Phì làm 4 người chết [10]. Lượng
mưa lớn là hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều trận sạt lở đất ở vùng có độ

dốc lớn.
- Giơng bão bất thường và lốc xốy xuất hiện bất ngờ trong các thung lũng.
Khoa Môi trường

9

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

- Những đợt lạnh bất thường trong mùa đông năm 2007 - 2008, nhiệt độ
giảm xuống tới 5 0C, làm chết nhiều trâu, bò [10].
- Lịng sơng ở Hà Giang rất dốc, do đó lũ lụt khơng gây ngập úng. Tuy
nhiên, có hiện tượng sạt lở bờ sơng do tốc độ dịng chảy lớn. Hiện tượng này khơng
phổ biến như ở vùng đồng bằng vì hầu hết bờ sơng nằm trong vùng núi có lịng đá,
trừ một số khu vực ở huyện Hồng Su Phì.
- Sự thay đổi của lượng mưa gây thiếu nước ở 4 huyện vùng cao: Đồng Văn,
Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ [11].
1.1.2.2. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu
a. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá của IPCC, BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến
phức tạp trong thế kỷ 21 do lượng phát thải các KNK đang tiếp tục tăng [15]:
- Nồng độ CH4 đạt 1,46 - 3,39 ppm vào năm 2100 (giảm 18% hoặc tăng 91%
so với năm 2006);
- Nồng độ NO2 đạt 0,36 - 0,46 ppm vào năm 2100 (tăng 11 - 45% so với năm
2006);

- Các khí có chứa Flo như HFCs, PFCs, SF6 cũng sẽ tăng đáng kể;
Nồng độ ozơn trong khí quyển sẽ tăng 40 - 60% theo kịch bản phát thải cao.
Nếu tính theo các phương án phát thải thay đổi từ thấp - trung bình - cao thì nồng độ
ozơn tăng từ 12 - 62% vào năm 2100 (hình 4).

Hình 4. Dự báo biến đổi nồng độ một số khí gây
hiệu ứng nhà kính đến năm 2100
(Nguồn: IPCC, 2007)

Khoa Mơi trường

10

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

Do ảnh hưởng của các khí gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục
tăng và đạt từ 1,4 - 5,8 0C vào năm 2100. Hình 5 biểu hiện sự biến đổi của nhiệt độ
Trái Đất được dự báo theo các mơ hình khác nhau [15].

Hình 5. Dự báo sự thay đổi nhiệt độ Trái đất đến năm 2100
(Nguồn: IPCC, 2007)

Nhiệt độ nước biển tăng khoảng 1,5 - 4,5 0C sẽ làm cho mực nước biển
dâng cao 15 - 90 cm. Theo dự đoán, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, Bangladesh

sẽ mất 17,5% diện tích, đe dọa đến những lồi động thực vật ven biển và nguồn
nước sạch. Hà Lan cũng sẽ hứng chịu một hậu quả tương tự với sự biến mất
khoảng 6% diện tích. Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ này
trong 50 năm tới. Đáng lo ngại, theo thông báo của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là
một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng cao. Cũng
theo tổ chức này, 12,3% diện tích đất trồng trọt và kèm theo đó gần 1/5 dân số sẽ
mất nhà cửa nếu mực nước biển dâng cao 1 m; 80% diện tích của đảo Majuro
Atoll ở Thái Bình Dương bị ngập chìm dưới nước nếu mực nước biển dâng cao
0,5 m. Ngoài ra, rất nhiều hịn đảo ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương như
Maldives và French Polynesia có nguy cơ biến mất nếu mực nước biển tiếp tục
dâng cao [13].
Có khoảng 13 trong số 15 thành phố lớn nhất thế giới như New York,
Tokyo... và rất nhiều thành phố nhỏ khác nằm dọc bờ biển có nguy cơ ngập lụt khi

Khoa Môi trường

11

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

nước biển dâng. Hơn một thế kỷ qua, xấp xỉ 70% diện tích đất ven biển bị xâm
thực do mực nước biển dâng cao và xói lở [13].

Hình 6. Dự báo sự thay đổi của mực nước biển đến năm 2100

(Nguồn: IPCC, 2007)
Dưới đây là bảng số liệu về mức gia tăng trung bình tồn cầu của nhiệt độ
khơng khí và mực nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau.
Bảng 1. Dự báo mức gia tăng trung bình tồn cầu của nhiệt độ khơng khí và mức
nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau [1]
Biến đổi của nhiệt độ (0C)
(giai đoạn 2090 - 2099 so
Trường hợp

Mức dâng cao của mục nước
biển (m) (giai đoạn 2090 - 2099

với giai đoạn 1980-1999)

so với giai đoạn 1980 - 1999)
Phạm vi mơ hình cơ sở ngoại

Đánh giá

Phạm vi có

tốt nhất

thể xảy ra

0,6

0,3 - 0,9

-


Kịch bản B1

1,8

1,1 - 2,9

0,18 - 0,38

Kịch bản A1T

2,4

1,4 - 3,8

0,20 - 0,45

trừ sự biến đổi động lực của
dòng chảy băng trong tương lai

Hàm lượng KNK
không đổi ở mức
năm 2000b

Khoa Môi trường

12

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên



 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

Kịch bản B2

2,4

1,4 - 3,8

0,20 - 0,43

Kịch bản A1B

2,8

1,7 - 4,4

0,21 - 0,48

Kịch bản A2

3,4

2,0 - 5,4

0,23 - 0,51


Kịch bản A1FI

4,0

2,4 - 6,4

0,26 - 0,59

b. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu tại Hà Giang
Theo số liệu quan trắc trong vòng 20 năm qua tại Hà Giang cho thấy cả nhiệt
độ và lượng mưa đều có biến đổi phức tạp. Nhiệt độ và tổng lượng mưa trung bình
năm có xu hướng tăng. Dưới đây là diễn biến và xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng
mưa trung bình năm giai đoạn 1990 - 2010 tại một số trạm khí tượng tỉnh Hà Giang.

Trung bình

29.00

(1991-2010)

y = 0.0185x - 9.1579

28.50
T 28.00
27.50
27.00
1990

1995


2000

2005

2010

Năm

Hình 7. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang
từ năm 1990 đến năm 2010

Trung bình

29.0

(1991-2010)

28.5

y = 0.0131x + 1.0439

28.0
T 27.5
27.0
26.5
26.0
1990

1995


2000

2005

2010

Năm

Hình 8. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Bắc Mê
từ năm 1990 đến năm 2010
Khoa Môi trường

13

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

Tổng lượng mưa
(1991-2010)

3000.0

y = 19.904x - 37382

2500.0

R 2000.0
1500.0
1000.0
1990

1995

2000

2005

2010

Năm

Hình 9. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Hà Giang
từ năm 1991 đến năm 2010

Tổng lượng mưa
(1991-2010)

3000.0
2500.0

y = 13.771x - 25976

R 2000.0
1500.0
1000.0
1990


1995

2000

2005

2010

Năm

Hình 10. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Bắc Mê
từ năm 1991 đến năm 2010
Như vậy, diễn biến của BĐKH theo chiều hướng phức tạp và xu thế BĐKH
trong tương lai có xu hướng thay đổi có thể bất lợi cho cuộc sống của con người.
Sự biến đổi của KNK do hoạt động của con người mà chủ yếu làm gia tăng KNK
gây ra một loạt các hiện tượng BĐKH khác như nhiệt độ gia tăng, lượng mưa tăng,
mực nước biển dâng,... Từ đó gây ra những hậu quả khơn lường tác động đến các
Khoa Môi trường

14

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT


nguồn tài nguyên tự nhiên khác như tài ngun đất, khơng khí,..., đặc biệt là nguồn
TNN chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thay đổi khí hậu. Những hậu quả đó có ảnh
hưởng khơng nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Các nước đang phát triển như
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, không chỉ
vùng ven biển mà cả các tỉnh miền núi cũng chịu ảnh hưởng như tỉnh Hà Giang.
1.1.2.3. Tác động của BĐKH đến nguồn nước
Tác động của BĐKH đến nguồn nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng
khu vực cũng như từng lưu vực.
- Trên qui mơ tồn cầu, BĐKH khuếch đại nguy cơ thiếu nước. Trên qui mô
khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ [13].
- Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng
chảy giảm 10 - 40 % vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao
gồm những vùng đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10 - 30 % ở các khu
vực khô ráo vĩ độ trung bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc
thốt hơi tăng [13]. Diện tích các vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh
vực liên quan: Nông nghiệp, cung cấp nước, sản xuất điện và sức khỏe.
- Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong tương lai về các tai biến do mưa nhiều trên
một số khu vực, kể cả những khu vực được dự kiến là lượng mưa trung bình giảm.
Nguy cơ lụt lội gia tăng chắc chắn là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng
cơ sở và chất lượng nước. Có đến 20% dân cư phải sống ở những vùng lụt lội gia
tăng vào thập kỷ 2080 [13]. Chắc chắn sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm
trọng của lũ lụt cũng như hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững.
Tác động đối với Châu Phi [15]:
- 75 - 250 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020.
Tác động đối với Châu Á [15]:
- 120 triệu - 120 tỷ dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm
2020.
- Nguồn nước ngọt ở Trung Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt ở
các châu thổ lớn, giảm đi trong mùa khô. Cùng với sự tăng trưởng dân số và nhu
cầu sinh hoạt, điều đó tác động tiêu cực đến hơn 1 tỷ người vào năm 2050.


Khoa Môi trường

15

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


 
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Long Biên-K18CHMT

- Gia tăng ngập lụt trên các khu vực bờ biển tập trung cao độ dân cư ở Nam
Á, Đông Á, Đông Nam Á.
Tác động đối với Australia và New Zealand [15]:
Vấn đề an ninh nguồn nước trở nên căng thẳng hơn từ năm 2030.
Tác động đối với Châu Âu [15]:
- Đến thập kỷ 2070, tiềm năng thủy điện của toàn châu Âu giảm khoảng 6 %
trong đó Bắc Âu, Đơng Âu tăng 15 - 30 % và Địa Trung Hải giảm 20 - 50 %.
- Vùng núi đối mặt với nạn tuyết lở.
- Lượng tuyết giảm.
Tác động đối với Châu Mỹ La Tinh [15]:
- 12 - 81 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020.
- Lượng mưa dao động thất thường, các khối băng nhỏ tan đi, tác động tiêu
cực đến nguồn nước dân dụng, nông nghiệp và sản xuất điện.
- Vào giữa thế kỷ, BĐKH dẫn tới việc thay thế rừng nhiệt đới bằng savana ở
miền Đông Amazon. Thực vật bán khô hạn được thay thế bằng thực vật khơ hạn.
Tác động đối với Bắc Mỹ [15]:
- Nóng lên ở vùng núi phía Tây vào giữa thế kỷ 21, dẫn đến tuyết giảm đi,

ngập lụt mùa đông tăng lên, dòng chảy mùa hè giảm đi.
- Vào các thập kỷ đầu, năng suất cây trồng dựa vào mưa tăng 5 -20 % nhưng
năng suất các cây trồng khác lại thất thường.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của
tổ quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,8892 km², nằm ở tọa độ 22o10’ đến
23o23’ độ vĩ Bắc và 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đơng. Phía Bắc và Tây Bắc giáp
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,25 km [10]. Phía
Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đơng giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây Nam giáp
tỉnh Yên Bái và phía Tây giáp tỉnh Lào Cai. Về tổ chức hành chính, hiện nay tỉnh
Hà Giang có 01 thành phố và 10 huyện với 195 xã, phường, thị trấn.
Khoa Môi trường

16

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên


×