Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.42 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ Ở PVFC
2.1.PVFC - NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.
2.1.1.Các thành tựu và định hướng phát triển của ngành Dầu khí Việt
Nam.
Được thành lập tháng 9 năm 1975, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam –
Petrovietnam đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng trở thành một
tổng công ty lớn hàng đầu của đất nước.
2.1.1.1.Các thành tựu của ngành
Kể từ khi được thành lập, hoạt động kinh doanh của Petrovietnam đã phát
triển mạnh mẽ và rộng khắp, mang lại hiệu quả cao từ khâu đầu đến các khâu
sau. góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
từ một nước không sản xuất được một giọt dầu hỏa để thắp đèn, trở thành một
nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 trong khu vực
Đặc biệt, TCty đã góp phần ổn định xăng dầu, ổn định thị trường phân
bón trong nước. Đóng góp trên 20% GDP hàng năm của cả nước.
- Tổng sản lượng khai thác dầu khí đã đạt 98.582 triệu tấn,
- Tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt 79.324 triệu tấn,
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 19.313 tỷ USD, doanh thu đạt 376.732 tỷ
đồng, nộp ngân sách nhà nước 169.539 tỷ đồng
Hiện nay Petrovietnam triển khai các hoạt động liên quan đến công
nghiệp dầu khí không chỉ ở lãnh thổ Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài.
Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt nam đã trúng thầu và đang thực
hiện các dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở Irắc, Indonesia, Malaysia,
Libya và đã có số liệu về các tiềm năng khai thác được dầu.
2.1.1.2.Định hướng phát triển của ngành
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ kinh doanh đa ngành, trong đó
thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí là ngành kinh doanh chính,
làm nòng cốt để ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển bền vững, có
khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và bảo đảm an ninh
năng lượng cho sự phát triển của đất nước.


Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 xác
định Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, hoàn chỉnh, bao
gồm tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất
nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.
Theo các số liệu nghiên cứu của Viện Dầu khí Việt nam, tiềm năng dầu khí của Việt
nam khoản 4 tỷ tấn. Do đó, tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Dầu khí giai đoạn 2006 –
2025 dự kiến 42 - 48 tỷ USD, trong đó:
- giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 13 - 14 tỷ USD
- giai đoạn 2011 đến năm 2015 là 11 - 13 tỷ USD
- giai đoạn 2016 – 2025 khoảng 17 – 20 tỷ USD.
Với qui mô phát triển không ngừng của toàn ngành nhu cầu vốn rất lớn nên chiến lược
của Petrovietnam là đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Trong đó quỹ đầu tư phát triển
của ngành chiếm 35% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn vay chiếm 65% gồm:
- Vay ngân hàng và Tín dụng xuất khẩu 40%
- Phát hành trái phiếu: 20%
- Từ nguồn khác: 5%
Để huy động tối đa hoá các nguồn vốn đồng thời quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn thu được từ các tài nguyên quí này Petrovietnam cũng đặt mục tiêu xây dựng hệ thống Tài
chính Tập đoàn Dầu khí hoàn chỉnh bao gồm: Công ty Tài chính Dầu khí, Ngân hàng năng
lượng, Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Công ty Chứng khoán Dầu khí, Công ty bất động sản Dầu
khí, các loại hình quỹ và Công ty quản lý quỹ…
Chiến lược và kế hoạch triển khai hoạt động quốc tế, trong đó triển khai tìm kiếm dự án
mới tại các nước/khu vực được đánh giá là trọng điểm đầu tư bao gồm Đông Nam Á, Trung
Đông - Bắc Phi. Các nước và khu vực khác cũng được quan tâm là Nga và các nước vùng Ca-
xpiên.
Là một định chế tài chính của tập đoàn dầu khí PVFC đang đứng trước những cơ hội và
thách thức lớn để hoà cùng sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn dầu khí Việt Nam.
2.1.2. PVFC- Những thuận lợi và thách thức.
2.1.2.1. Một số chỉ tiêu hoạt động chính giai đoạn 2007-2010.
Bảng 10:C ác chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2010.

Đơn vị: Tỷ đồng
Stt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1 Vốn điều lệ 3000 3000 5000 5.000
2 Tổng tài sản 30.150 45.450 60.150 80.750
3 Số dư huy động cuối kỳ 27.150 42.450 55.150 75.750
4
Số dư cho vay các tổ chức kinh tế
cuối kỳ
8.900 11.400 17.800 23.000
5 Số dư đầu tư tài chính cuối kỳ 4.656 7.015 11.433 17.193
6 Doanh thu 1.928 3.366 3.776 6.337
7 Lợi nhuận trước thuế 347 471 680 887
8 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu 14,5% 15.7% 13.6% 17.7%
Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trư ờng_PVFC(2006)
Với vốn điều lệ tăng từ 3000 tỷ đồng năm 2007 lên 5000 tỷ đồng năm
2010,mục tiêu doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản tăng gần gấp 3 lần: Ví dụ kế
hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 887 tỷ đồng tương đương với lợi nhuận
của một số ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, trong khi PVFC là doanh
nghiệp mới thành lập năm 2000,như vậy có thể nói PVFC đang đứng trước
những thách thức lớn đòi hỏi nỗ lực của toàn thể công ty, nhưng điều đó cũng
thể hiện những cơ hội tốt đang mở ra và PVFC đang tích cực nắm lấy để phát
triển trở thành một trong những công ty tài chính hàng đầu cả nước.
2.1.2.2.Thuận lợi:
- PVFC đang là một thương hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường tài
chính. Thế mạnh này phát huy tác dụng tốt trong giao dịch với đối tác về điều
kiện đầu tư. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn PVFC tham gia đầu tư,
cung cấp tín dụng và các dich vụ tài chính khác.
- Hoạt động đầu tư được coi là hoạt động mũi nhọn trong chiến lược phát triển
của PVFC vì vậy đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của Ban Lãnh đạo Công
ty.

- Hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy trình, quy chế cụ thể và có sự
phân cấp rõ ràng của Tổng Giám đốc Tổng công ty cho các đơn vị đã tạo điều
kiện thuận lợi trong việc chủ động thực hiện đầu tư, tăng tính linh hoạt và hiệu
quả của đầu tư.
- Việc tăng vốn điều lệ Công ty lên 1000 tỷ là tiền đề quan trọng trong việc
tăng giá trị đầu tư. Nguồn vốn dồi dào và ổn định của Công ty giúp cho việc đầu
tư, kinh doanh không quá phụ thuộc vào biến động của thị trường, không bị áp
lực phải bán hàng nếu hiệu quả kinh doanh chưa đạt và thời cơ chưa đến.
- Quá trình cổ phần hoá các DNNN và diễn biến thị trường chứng khoán phát
triển theo hướng có lợi cho hoạt động đầu tư cổ phần, CTCG.
- Đầu tư CTCG không bị hạn chế bởi hạn mức đầu tư vì đây là loại hình đầu
tư có tính ổn định và độ rủi ro thấp (TPCP có độ rủi ro bằng không)
- CTCG là công cụ có tính thanh khoản và tính lỏng cao. Do đó đầu tư CTCG
là đảm bảo an toàn, tạo hàng hoá cho hoạt động đầu tư khâu sau như chiết khấu
có kỳ hạn CTCG, linh hoạt trong việc quay vòng vốn.
2.1.2.3.Khó khăn.
- Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro: rủi ro thị trường, rủi ro trong hoạt
động của chính doanh nghiệp, rủi ro của các yếu tố khách quan đối với giá trị cổ
phần của các công ty mà PVFC đầu tư góp vốn…
- Hoạt động đầu tư bị hạn chế bởi hạn mức đầu tư: Tổng mức đầu tư, góp vốn
của PVFC vào các dự án, doanh nghiệp không vượt quá 40% VĐL, hạn mức
đầu tư của PVFC vào một doanh nghiệp không vượt quá 11% vốn ĐL của dự
án, doanh nghiệp đó.
- Công tác dự phòng lâu dài cho các rủi ro trong đầu tư như rủi ro về lãi suất
và thị trường chưa triệt để nên một số danh mục đầu tư không đảm bảo hiệu quả
lâu dài theo biến động thị trường lãi suất và các yếu tố khác.
- Quy trình và quy chế hoạt động đầu tư có nhiều thay đổi dẫn đến việc không
nhất quán giữa các quy định khiến các đơn vị khó khăn trong việc thực hiện. Cụ
thể là quyết định phân quyền của Giám đốc ban hành ngày 12/04/2006 quy định
Giám đốc Chi nhánh được quyết định đầu tư với hạn mức bằng Giám đốc Công

ty, tuy nhiên rất nhiều quy trình khác như quy trình kinh doanh các sản phẩm và
cơ hội đầu tư, quy trình thẩm định, quy trình phê duyệt dòng tiền lại có những
hạn mức thấp hơn cho Chi nhánh hoặc chưa phân quyền. Một ví dụ khác về đầu
tư dự án: theo Quy định về hoạt động đầu tư của Công ty, PVFC chỉ xem xét
tham gia đầu tư góp vốn khi thời gian xây dựng dự án không quá 24 tháng, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn góp dự kiến đạt tối thiểu 15%. Quy định này chỉ phù
hợp với các dự án có quy mô nhỏ, không sử dụng ngọai tệ. Các dự án lớn, có
nguồn thu/chi ngọai tệ đều sẽ rơi vào trường hợp đặc biệt
- Các đơn vị đầu tư vừa phải đi đầu tư cho công ty để nắm giữ và kinh doanh
vừa đầu tư cho khách hàng uỷ thác đầu tư nên khối lượng đầu tư (trong nhiều
trường hợp) đã vượt quá hạn mức cho phép đã được quy định. Chính vì nguyên
nhân này mà PVFC phải đi thực hiện uỷ thác đầu tư thông qua một số tổ chức
tài chính khác nên dẫn đến phát sinh các thủ tục ngoài dự tính trong quá trình
thực hiện nghiệp vụ. Hơn nữa, việc PVFC thực hiện đầu tư bằng hình thức ủy
thác đầu tư chưa có những quy định, quy trình thực hiện cụ thể nên đã gây ra
những khó khăn cho người thực hiện và không đảm bảo về mặt pháp lý và an
toàn vốn cho PVFC.
- Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, giữa Phòng đầu tư và các Chi nhánh
trong việc thực hiện nghiệp vụ đầu tư còn chưa thực sự gắn kết, gây ảnh hưởng
đến chất lượng thực hiện các nghiệp vụ đầu tư.
- Mặc dù hoạt động đầu tư đã được đẩy mạnh và nhận được nhiều sự quan
tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Công ty nhưng các đơn vị đầu tư vẫn thiếu một sự
chủ động nhất định trong việc nắm giữ và chuyển nhượng cơ hội đầu tư.
- Hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và tăng trưởng nhanh về nguồn
vốn, quy mô đã dẫn đến tình trạng thiếu nhân sự tại hầu hết các đơn vị đầu tư cả
ở trụ sở chính và chi nhánh. Do sự điều chuyển nhân sự của Công ty nên các
cán bộ đầu tư có kinh nghiệm đã được chuyển sang những vị trí mới, các cán bộ
có kinh nghiệm còn lại không nhiều, những cán bộ mới về lại phải đào tạo từ
đầu.
- Cơ cấu các phòng ban trong công ty thay đổi dẫn đến tình trạng phối hợp

không nhịp nhàng giữa các bộ phận để nâng cao tính linh hoạt trong quá trình
tác nghiệp các nghiệp vụ đầu tư và dịch vụ có liên quan.
- Tình hình biến động lãi suất thị trường và mặt bằng lãi suất Ngân hàng năm
2005-2006 tăng cao làm cho lãi suất trái phiếu kém hấp dẫn so với mặt bằng lãi
suất chung và thấp hơn lãi suất nội bộ khiến đầu tư trái phiếu của các đơn vị đầu
tư có lợi nhuận không cao và hiệu quả kinh doanh thấp.
2.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
DỰ ÁN
2.2.1.Giải pháp huy động vốn cho đầu tư dự án
Nguồn vốn đầu tư dự án của PVFC bao gồm vốn nội bộ, vốn của công ty
trong các đơn vị trong ngành, vốn từ hoạt động tín dụng, vốn nhận uỷ thác đầu
tư. Trong đó:
- Vốn của công ty tại một số đơn vị trong ngành:

×