Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN DÀI HẠN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.6 KB, 53 trang )

THC TRNG HUY NG V S DNG VN DI HN CHO U T PHT TRIN
KINH T H NI
II.1. ỏnh giỏ chung thc trng khai thỏc v s dng vn di hn u t phỏt trin kinh t H Ni nhng
nm gn õy
H Ni l trung tõm ti chớnh - tin t ln nht Min Bc v ng th hai
ca t nc (sau TP HCM). Nhng nm qua, H Ni ó thu hỳt c khỏ
nhiu ngun vn phc v phỏt trin kinh t - xó hi. Vn u t nc ngoi,
vn huy ng trong nc u tng vi mc cao qua cỏc nm v u vt cỏc
ch tiờu ó t ra trong cỏc chng trỡnh huy ng ca Thnh ph.
* Giai on 1996 - 2000:
Trong thi gian t 1996 n 2000, tng vn u t xó hi trờn a bn H ni t khong 69.510 t
ng, bỡnh quõn 1 nm u t gn 14.000 t ng. Trong ú: Vn u t trong nc l 43.056 t ng, bỡnh
quõn 1 nm u t gn 8.600 t ng, chim t trng 61,9%; vn u t nc ngoi l 26.453 t ng, bỡnh
quõn 1 nm u t gn 5.300 t ng, chim t trng 38,1%. Tc tng vn u t xó hi bỡnh quõn hng nm
t 4,62%/nm.
* Giai on t nm 2001 n nay:
Trong hai nm 2001-2002 vn u t xó hi trờn a bn Thnh ph t
tc tng cao v khỏ n nh, tng vn u t xó hi t 39,3 ngn t ng,
tng 17,2%/nm
1
(k hoch 10%/nm). Huy ng vn u t xó hi trờn a bn
9 thỏng u nm 2003 t kt qu tt. c tớnh 9 thỏng u nm, tng vn u
t xó hi t 16.565 t ng, tng 11,6% so vi cựng k nm 2002. u t
trong nc c huy ng tt hn, nm 2002 chim 85% tng vn u t xó
hi; u t nc ngoi c phc hi.
Huy ng vn trung v di hn ca cỏc NHTM phỏt trin v ngy cng cú
vai trũ quan trng trong phỏt trin kinh t - xó hi ca Th ụ v c nc.
Ngun vn cho vay trung v di hn ca cỏc NHTM trờn a bn H Ni ch yu l vn t huy ng,
vn u thỏc u t v mt phn vn t Ngõn sỏch Nh nc u t cho cỏc cụng trỡnh theo KHNN (tuy nhiờn
vi nm tr li õy cỏc NHTM ch cho vay i vi cỏc cụng trỡnh chuyn tip, cũn cỏc cụng trỡnh d ỏn mi
chuyn v qu h tr phỏt trin cho vay).


- Vn ti tr u thỏc u t:
Vn ti tr u thỏc u t qua h thng NHTM H Ni bao gm ngun vn ti tr u thỏc t cỏc t
chc ti chớnh tin t quc t, ngun vn u thỏc ca Chớnh ph cỏc NHTM cho vay i vi cỏc cụng trỡnh
trng im ca Nh nc.
1 Bình quân 2 năm 2001-2002 vốn đầu t xã hội cả nớc tăng 10,3%/năm, Thành phố HCM tăng 12,2%/năm
Trong giai đoạn 1996 - 2000, vốn tài trợ uỷ thác đầu tư đạt kết quả thấp, nguồn vốn này tăng mạnh từ
đầu năm 2001, số dư đến cuối tháng 6/2002 đạt 4.808 tỷ đồng và dự kiến đến cuối năm 2002 đạt 4.808 tỷ đồng.
- Vốn tự huy động:
Tính đến cuối tháng 12/2000, vốn trung và dài hạn (Vốn có kỳ hạn trên 1 năm) huy động qua hệ thống
các NHTM đạt: 19.018 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn 1996 - 2000 là 56,1%, đưa tỷ trọng
vốn trung và dài hạn từ 11% năm 1996 tăng lên 25,5 % năm 2000. Số dư vốn huy động trung và dài hạn đến
6/2002 là 31.450 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2001. Năm 2002 vốn trung và dài hạn đạt: 39.900 tỷ đồng, tốc
độ tăng bình quân năm trong 2 năm 2001 - 2002 là 44,9%. Tính đến hết 10.2003, các NHTM và TCTD trên địa
bàn Hà Nội có tổng nguồn vốn huy động đạt 138.740 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2002, chiếm tới gần
40% thị phần huy động vốn cả nước, trong đó riêng tiền gửi của dân cư đạt 61.760 tỷ đồng, tăng 17,4% so với
cuối năm 2002. Tổng dư nợ cho vay của các NHTM và TCTD trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 10.2003 đạt
70.550 tỷ đồng, chiếm khoảng 21% thị phần cho vay của cả nước, trong đó có 39.990 tỷ đồng dư nợ cho vay
ngắn hạn và 30.560 tỷ đồng cho vay trung dài hạn, chiếm 43% tổng dư nợ cho vay. Chính vì vậy, sau khi cân
đối nguồn và sử dụng, Hà Nội đã có gần 40.000 tỷ đồng đầu tư trên thị trường tiền gửi nước ngoài và chuyển
cho các địa phương khác vay. Hà Nội luôn là thị trường huy động vốn lớn nhất cả nước, là địa phương có số bội
thu tiền mặt rất lớn tới hàng trăm tỷ đồng mỗi tháng. Tiềm lực về vốn của Hà Nội nằm trong dân, trong các tổ
chức bảo hiểm, tỗ chức tài chính và phi tài chính khác. Nguồn vốn huy động của các NHTM và TCTD ở Hà Nội
thường xuyên cao hơn ở TP.Hồ Chí Minh tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Về cơ cấu, tổng số vốn huy động trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2003 đạt
132.100 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2002 và tăng 8,2% so với đầu
năm 2003. được phân theo cơ cấu sau:
* Phân theo đối tượng huy động:
+ Tiền gửi của dân cư ước đạt 60.300 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ
năm 2002 và tăng 12,4% so với đầu năm 2003, chiếm tỷ trọng 45,6% tổng
nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gửi tiết kiệm ước đạt 46.950 tỷ đồng, tăng

18,6% so với cùng kỳ năm 2002 và tăng 13,4% so với đầu năm 2003.
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế ước đạt 71.800 tỷ đồng, tăng 19,6% so
với cùng kỳ năm 2002 và tăng 4,9% so với đầu năm 2003, chiếm tỷ trọng
54,4% tổng nguồn vốn huy động.
* Theo khối các tài chính tín dụng:
Tỷ trọng vốn huy động của các Ngân hàng thương mại nhà nước chiếm
77%, các Ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 9%, các Ngân hàng liên doanh
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 14%.
+ Huy động vốn qua các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng: các
tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng (các công ty tài chính, công ty thuê
mua tài chính, các công ty Bảo hiểm...) là những tổ chức có vai trò quan trọng
trong hoạt động của thị trường vốn và là nơi cung cấp vốn trung dài hạn cho đầu
tư phát triển trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay quy mô vốn huy động của các tổ
chức này còn nhỏ, chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 7,36% nguồn số vốn trung và dài
hạn huy động trên địa bàn và chủ yếu là vốn huy động của các công ty bảo
hiểm. Cụ thể:
++ Đối với các công ty tài chính, các công ty thuê mua tài chính: Tính
đến 31/12/2002, số dư vốn huy động qua các tổ chức này là 470 tỷ đồng và luỹ
kế đến hết tháng 5/2002 là: 1.121,95 tỷ đồng (trong đó vốn tự huy động là 61,9
tỷ đồng, vốn uỷ thác của các tổ chức khác là: 1.058,9 tỷ đồng) tăng 238% so với
đầu năm 2002 và chiếm tỷ trọng 3,3% nguồn vốn trung và dài hạn.
++ Đối với các công ty Bảo hiểm: Thị trường bảo hiểm Việt Nam phát
triển rất nhanh chóng trong thời gian qua, phạm vi quy mô hoạt động ngày càng
được mở rộng, với nhiều loại hình , sản phẩm đa dạng. Trước năm 1994, thị
trường bảo hiểm mới chỉ có 20 sản phẩm bảo hiểm thì nay trên thị trường có
hơn 90 loại sản phẩm bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân
23%/năm và chiếm 0,97% so với GDP (năm 2001). Vốn và tích luỹ các quỹ dự
phòng nghiệp vụ được tăng cường góp phần thúc đẩy thị trường tài chính, thị
trường vốn trên địa bàn. Ước tính đến cuối năm 2001, tổng số vốn và tích luỹ
các quỹ dự phòng nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm trên địa bàn là: 1.765 tỷ

đồng và ước đến cuối tháng 5/2002 là 2.000 tỷ chiếm tỷ trọng 4, 06% nguồn
vốn trung và dài hạn.
Ngoài ra còn hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân song quy mô huy
động vốn của các Quỹ tín dụng nhân dân còn rất nhỏ bé vai trò của chúng cũng
hết sức mờ nhạt trong hoạt động của thị trường tài chính.
* Huy động vốn qua thị trường chứng khoán: ở Hà Nội chưa có thị trường
chứng khoán có tổ chức, các thị trường tiền tệ hoạt động vẫn còn kém năng
động, thiếu tính kết dính và với quy mô nhỏ bé, do đó chưa có tác động đáng kể
đến nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng.
* Huy động vốn qua KBNN. Giai đoạn 1996 - 2000 tổng số vốn huy động
đạt 7.430 tỷ đồng đã góp phần bù đắp thiếu hụt ngân sách, ổn định tiền tệ và
ngăn chặn lạm phát. Năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 đã huy động đạt 1.112
tỷ đồng, KBNN Hà nội luôn là đơn vị dẫn đầu trong cả nước về doanh số huy
động của hệ thống KBNN, tỷ trọng huy động vốn của Hà nội thường xuyên
chiếm khoảng 30% số huy động vốn cả nước, khối lượng huy động vốn ổn định
và duy trì ở mức khá với các hình thức huy động trái phiếu khá đa dạng, được
quy định cho từng đợt phát hành: trái phiếu không mệnh giá, trái phiếu có mệnh
giá, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu chiết khấu...
Nhìn chung trong những năm qua, tổng vốn đầu tư xã hội của Thành phố
đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt, nhất là những năm gần đây. Nguyên nhân của sự
tăng trưởng các nguồn vốn trên là nhờ sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các
thành phần kinh tế, đồng thời các chính sách ban hành của Nhà nước đã tạo điều
kiện đẩy mạnh việc huy độngvà sử dụng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế
đặc biệt là Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà nội
sau khi ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới cơ chế, cải cách
thủ tục hành chính, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế
Thủ đô.
Trong giai đoạn từ 1996 đến 6/2002 các phương thức huy động ngày một đa dạng và phong phú để thu
hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư như: Tiết kiệm xây dựng nhà ở, huy động vốn bằng vàng, huy động
vốn bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng, mở tài khoản cá nhân, tiết kiệm dài hạn (kỳ hạn từ trên 12 tháng ),

phát hành trái phiếu NHTM (cả nội và ngoại tệ)... Hiện nay, huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu vẫn
được các NHTM sử dụng khá phổ biến. Tuy công tác huy động vốn trên địa bàn Hà nội đạt
kết quả khá tốt với các hình thức huy động vốn khá đa dạng, linh hoạt, nguồn vốn
huy động vài năm gần đây đạt tốc độ tăng khá cao so với tỷ lệ tăng chung của toàn quốc nhưng vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu về nguồn để cho vay trung và dài hạn (năm 1996 tỷ trọng vốn
trung và dài hạn trong tổng vốn huy động khoảng 10%, năm 2001: 25% và đến 6/2002 là 26,2%). Thực hiện chỉ
đạo của NHNN Việt Nam, các NHTM đã tự cân đối dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài
hạn, đáp ứng nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị,... của các doanh nghiệp.Tính riêng giai
đoạn 1996 - 2000, nguồn vốn huy động trung dài hạn cảu các NHTM mới chỉ
đáp ứng được 56,81% nhu cầu vay vốn trung dài hạn của các DN. Trong khi đó,
lượng vốn trung, dài hạn của các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng còn
nhỏ bé và chưa được tích cực khai thác để phục vụ cho các dự án đầu tư phát
triển kinh tế của Thủ đô. Việc huy động vốn nhàn rỗi thông qua Kho bạc Nhà
nước chỉ thực hiện khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở nhu
cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc bù đắp thiếu hụt
của Ngân sách Trung ương, chưa có tác động trực tiếp tới việc phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn. Các công cụ và hình thức huy động vốn còn nghèo nàn, hình
thức trái phiếu đô thị chưa được sử dụng để huy động vốn dài hạn cho đầu tư
phát triển. Vì vậy, hiện nay lượng tiền nhàn rỗi trong khu vực dân cư còn khá
lớn.
Về tổng thể, hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn
Thành phố vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc sau:
Thứ nhất, sự cạnh tranh "phân chia thị trường" bởi các kênh huy động
vốn khác nhau: tiết kiệm bưu điện; bảo hiểm; các tổ chức tài chính khác... vẫn là
khó khăn chủ yếu hiện nay đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM.
Đặc biệt, tiết kiện bưu điện với lợi thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép thực
hiện các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong việc gửi và rút tiền nhanh - thuận tiện
và an toàn đã thu hút nhiều người dân gửi tiền qua hình thức này, thời gian giao
dịch dài hơn và liên tục hơn.
Thứ hai, tỷ trọng vốn huy động trung, dài hạn chưa cao nên gây khó khăn

cho các tổ chức tín dụng tiếp cận với các dự án thuộc chương trình kích cầu đầu
tư phát triển hạ tầng các ngành y tế, giáo dục, và hạ tầng giao thông của Thành
phố có nhu cầu vốn vay rất lớn.
Thứ ba, người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm trung và dài hạn,
mặc dù tiền gửi có kỳ hạn chiếm 80% vốn huy động, nhưng tiền gửi có kỳ hạn
ngắn (dưới 1 năm) lại chiếm 50% vốn huy động. Các NHTM hiện đã có loại
hình tiền gửi trung hạn (24, 36 tháng) nhưng chưa thu hút được người dân gửi
tiền. Nguyên nhân tình trạng này là do:
+ Người dân chưa thực sự tin tưởng để có thể gửi tiền dài hạn vào hệ
thống ngân hàng.
+ Sổ tiết kiệm và các loại hình tiền gửi không có khả năng chuyển
nhượng trên thị trường thứ cấp.
+ Chênh lệch về lãi suất giữa tiền gửi ngắn hạn và dài hạn chưa đủ sức
hấp dẫn người dân gửi tiền.
+ Những cơ sốt của thị trường bất động sản đang thu hút một lượng lớn
vốn đầu tư dài hạn đầu tư vào bất động sản.
Thứ tư, lãi suất đã được tự do hóa, tuy nhiên khả năng can thiệp để điều
chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp thông qua nghiệp vụ thị trường mở của
ngân hàng nhà nước lại rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy lên giá
quá cao, ngân hàng nhà nước tỏ ra lúng túng trong việc điều tiết gây khó khăn
trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn trong hệ thống
NHTM.
Thứ năm, công cụ tài chính chủ yếu để thu hút vốn dài hạn là trái phiếu.
Về lý thuyết, thời hạn huy động và cho vay càng dài thì lãi suất phải càng cao.
Nhưng cũng do sự thiếu ổn định chung của nền kinh tế, đặc biệt là việc dự báo
lạm phát, tỷ giá rất khó khăn, nên ngân hàng còn nhiều lúng túng trong việc
định ra lãi suất huy động (trái phiếu) để sao cho ngân hàng huy động được, cho
vay được và ngân sách không phải bù đắp một cách quá mức.
Thứ sáu, các công cụ có tác dụng bảo đảm an toàn cho người gửi tiền và
người đầu tư chưa đủ để có thể giảm thiểu rủi ro cho người gửi tiền (tức là các

nhà đầu tư).
Thứ bảy, các dịch vụ ngân hàng tuy đã có bước phát triển mới, đa dạng và
phong phú hơn, nhưng vẫn còn sơ sài và hạn chế ở tính hữu dụng. Thực tế này
làm hạn chế khả năng tăng luân chuyển vốn, nhất là ở các vùng nông thôn, dẫn
đến không khuyến khích được tiết kiệm.
Thứ tám, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ - kỹ thuật tài chính (dịch vụ
kiểm toán, tư vấn tài chính, đầu tư, hệ thống kế toán, thông tin, lưu ký, đăng ký,
xếp hạng tín nhiệm...) còn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển thị
trường vốn dài hạn, nhất là để thị trường cổ phiếu hoạt động có hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt động huy động vốn dài hạn còn gặp phải những hạn chế từ
phía các cơ quan chức năng, như:
- Nền kinh tế chưa phát triển ổn định, bền vững làm giảm khả năng huy
độngvà khó định hướng trong lĩnh vực huy động và đầu tư vốn phát triển.
- Hệ thống luật pháp về tài chính chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, đặc biệt
là chưa có luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và thiếu chính sách
khuyến khích phát triển hoạt động tài chính và thị trường tài chính. Hệ thống
pháp luật về ngân hàng còn những điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và
yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, các quy định,
pháp luật liên quan như: Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại còn
những bất cập cho nên đã ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của thị trường
vốn dài hạn.
Ngày 20/07/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào
hoạt động với sự khai trương của Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên của
Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong
quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam, mở
ra kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống Ngân hàng, các
tổ chức tài chính tín dụng phi ngân hàng. Ngày 27/02/2002, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt đề án thành lập thị trường chứng khoán dành cho cổ phiếu của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà nội được
giao nhiệm vụ xây dựng và quản lý hệ thống giao dịch cho loại cổ phiếu này.

Đây là một bước mở đầu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường chứng
khoán trên địa bàn Hà nội. Tuy nhiên, cho đến nay trên thực tế Trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà nội vẫn chưa chính thức khai trương trên địa bàn Thủ đô,
mới chỉ có sự phát triển ở mức ban đầu của thị trường chứng khoán (thị trường
sơ cấp), cụ thể:
+ Thị trường trái phiếu ngân hàng: Thời gian qua trái phiếu ngân hàng là
công cụ hỗ trợ đắc lực các ngân hàng thương mại đa dạng hoá thêm kênh huy
động, giải toả kịp thời mất cân đối giữa cung và cầu tín dụng trong nền kinh tế
nhưng chủ yếu mới có Ngân hàng đầu tư phát triển là phát hành trái phiếu đều
đặn hàng năm.
+ Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Việc triển khai thị trường này mới
mang tính chất thời điểm, hiện nay các trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước chưa
được bán rộng rãi cho công chúng mà chủ yếu mới được phát hành trong phạm
vi hẹp.
+ Thị trường cổ phiếu: Hiện nay tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta nói chung và tại Hà nội nói riêng còn chậm, do đó thị trường cổ
phiếu còn hết sức nhỏ bé. Trong khi đó đã có biểu hiện sự hoạt động của thị
trường tự do nằm ngoài quỹ đạo quản lý của Nhà nước.
Trong thời gian tới, việc xuất hiện và duy trì hoạt động của Trung tâm
giao dịch chứng khoán Hà nội cùng với việc thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước, hàng hoá trên thị trường chứng khoán sẽ được
cải thiện đáng kể về số lượng, chất lượng và chủng loại, các công ty chứng
khoán trên địa bàn sẽ xuất hiện nhiều hơn và sẽ có sự cạnh tranh gay gắt hơn.
Do vậy, dự báo thị trường chứng khoán trên địa bàn Hà nội với lợi thế là Thủ đô
sẽ ngày càng được hoàn thiện về tổ chức, mở rộng về quy mô, nâng cao về chất
lượng và hiệu quả và sẽ là một kênh quan trọng huy động vốn dài hạn cho đầu
tư phát triển kinh tế Thủ đô.
Tóm lại, có thể thấy rằng, mặc dù tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn
tăng trưởng liên tục suốt thời gian qua và Hà Nội đã có sự chuyển mình rất
mạnh, rất quyết liệt để có bộ mặt sáng sủa, đẹp đẽ và đáng tự hào như hiện nay;

song về phương diện vốn đầu tư dài hạn, Hà Nội đang đứng trước 3 vấn đề bức
xúc sau:
Thứ nhất, Hà Nội đang rất cần vốn đầu tư để thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu, phát triển kinh tế theo hướng CNH- HĐH, xây dựng Thủ đô đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn, tuy nhiên còn nhiều nguồn vốn chưa được khai thác trực tiếp
cho phát triển kinh tế xã hội Thủ đô .
Hàng năm, Hà Nội chuyển về TW trên 65% tổng nguồn thu NSNN trên
địa bàn. Các ngân hàng Hà Nội cũng thu hút tới 40% tổng nguồn vốn huy động
của hệ thống ngân hàng cả nước, song có tới 50% số đó lại được chuyển đi các
tỉnh hoặc địa phương khác. Các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ (điển hình là
trái phiếu giáo dục năm 2003) luôn được Thành phố hưởng ứng tích cực và
đứng hàng đầu cả nước về kết quả vốn huy động cũng như thời gian thực hiện.
KBNN Hà Nội huy động tới 30% vốn cho NSNN qua phát hành TPCP, song
hầu như số tiền huy động được lại chuyển hết về Trung ương.
Hà Nội nườm nượp xe máy, ô tô, tràn trề các hàng ngoại nhập cao cấp và
không ngừng mọc lên các công trình của tư nhân đồ sộ không thua kém của Nhà
nước. Hà Nội có hàng trăm sinh viên du học tự túc mỗi năm mang theo ra nước
ngoài hàng triệu USD học phí và các chi phí ăn, ở và sinh hoạt cần thiết khác.
Trong số 2 tỷ USD kiều hối gửi về Việt Nam năm 2003 có lẽ không dưới 1/3 số
đó chuyển qua "cổng" Hà Nội…
Trong khi đó, hiện có tới trên 50% doanh nghiệp ở Hà Nội chưa được vay
vốn ngân hàng. Các NHTM Nhà nước cho các doanh nghiệp tư nhân vay không
quá 20% tổng dư nợ vay hàng năm của mình do các điều kiện về thế chấp và cả
vấn đề, các quán tính tâm lý và thói quen. Vốn ngân hàng cho vay dài hạn chỉ
đáp ứng được 50% nhu cầu các doanh nghiệp. Trên 90% các doanh nghiệp trên
địa bàn là thuộc loại quy mô nhỏ và vừa với số vốn dưới 5 tỷ đồng, đang đòi hỏi
những khoản đầu tư rất lớn để tăng cường sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị
trường trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Nói cách khác, các
doanh nghiệp và công trình đang khát vốn bên dòng sông vốn khá dồi dào của
Hà Nội.

Thứ hai, trên địa bàn có rất nhều nhà đầu tư tiềm năng, song chưa tìm
được cơ hội và hình thức đầu tư thích hợp.
Công tác xã hội hoá hiểu theo nghĩa tự do hoá và bình đẳng hoá trong đầu
tư mới đi được những bước đầu tiên. Nhu cầu vệ sinh môi trường, nhu cầu giao
thông vận tải công cộng, nhu cầu nước sạch, nhu cầu giáo dục - đào tạo, nhu cầu
dịch vụ việc làm, nhu cầu vui chơi - giải trí lành mạnh… và nhiều nhu cầu phát
triển kinh tế- xã hội khác nữa của Thành phố vẫn giữ nguyên sự nóng bỏng của
mình, thậm chí còn có xu hướng gia tăng tính cấp thiết trong thời gian tới. Tuy
vậy, hoặc do chưa được khuyến khích hay chưa có cơ chế thích hợp mà nhiều
nhà đầu tư tư nhân chưa được kích thích " mở hầu bao" an tâm bỏ vốn đầu tư
lâu dài "danh chính ngôn thuận" vào các dự án thuộc các lĩnh vực này, để tạo ra
những động lực phát triển mới và sự cạnh tranh lành mạnh đẩy nhanh và nâng
cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội chung trong các lĩnh vực này. Trong khi
đó, nhiều lĩnh vực thuộc độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước thì đang trở
nên quá tải với khả năng hoạt động của các doanh nghiệp này. Nếu các trường
đại học tư nhân, dân lập trên địa bàn Thành phố được phép thuê đất, xây trường,
hiện đại hoá cơ sở vật chất của mình thì sẽ có nhiều trường không thua kém các
trường đại học công lập cả về hình thức, quy mô, chất lượng và uy tín. Hoặc nếu
mô hình hợp tác xã dịch vụ môi trường Thành Công được nhân rộng, chứ không
chỉ được làm thí điểm như hiện nay, thì hẳn là thành phố đã xanh, sạch, đẹp và
tiết kiệm kinh phí ngân sách Nnà nước hơn nhiều... Cũng như vậy, nếu thành
phố dùng cơ chế BOT hoặc mua nước sạch của doanh nghiệp tư nhân khai thác
nước sạch qua đồng hồ tổng, rồi tổ chức kinh doanh phân phối cho dân, thì hẳn
hàng ngàn hộ nội thành đã không phải dùng nước giếng khoan không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh như hiện nay.
Hơn nữa, trong nhiều gia đình Hà Nội luôn có khoản tích luỹ hoặc nhu
cầu đầu tư kinh doanh, song chưa tìm được cơ hội và hình thức đầu tư thích
hợp. Hà Nội chưa có nhiều công ty đầu tư tài chính, công ty cổ phần và các
chứng khoán thích hợp đủ uy tín để thu hút các khoản vốn nhàn rỗi trong dân.
Các ngân hàng và quầy tiết kiệm vẫn là sự lựa chọn bắt buộc của các gia đình

tằn tiện; còn đối với nhiều người có tiền khác thì hoặc mua vàng, ngoại tệ, bất
động sản để giành và đầu cơ, hoặc mua sắm các tiện nghi vật dụng cao cấp
ngoại nhập, thậm chí tham gia kinh doanh “đen“ (cho vay nặng lãi, số đề...).
Thứ ba, trong khi ngân sách Thành phố đang chắt bóp từng đồng để lựa
chọn, cân nhắc ưu tiên đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, thì có hàng trăm tỷ đồng vốn
và tài sản Nhà nước bị thất thu, thất thoát, lãng phí hoặc bỏ hoang.
Hiện nay, Hà Nội có hàng trăm ngàn m
2
đất, thậm chí nhiều khu ở các vị
trí rất “đắc dịa”, bị bỏ hoang theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; nhiều khu công
viên cây xanh hiu hắt, tẻ nhạt; nhiều doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ các diện
tích đất rất rộng, thậm chí thừa mà không chịu nộp thuế sử dụng đất hoặc nộp
hình thức. Nhiều hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đang trở
thành nơi găm giữ hoặc gây thất thu những khoản tiền từ đất rất lớn. Nhiều công
sở bị xuống cấp cần giải phóng mặt bằng để xây mới, đưa vào sử dụng có hiệu
quả hơn, song đã nhiều năm nay không triển khai được chỉ vì sự tư lợi hoặc tắc
trách khó hiểu của ai đó và cả của “ cơ chế”. Hàng ngàn ha rừng hoặc các danh
lam thắng cảnh, các tài nguyên nước, dòng sông trên địa bàn chưa được đánh
thức hoặc đưa vào khai thác hiệu quả hơn theo phương thức kết hợp công-
nông- lâm ngư nghiệp - du lịch tạo ra các nguồn thu mới, đa dạng và dồi dào
cho ngân sách thành phố, địa phương. Đó là chưa kể các khoản thất thu khó đo
lường trong khu vực kinh tế tư nhân, mà nổi cộm là thu từ trong lĩnh vực giao
thông vận tải và thương mại.
Đứng trước bài toán lớn và phức tạp: làm gì để khơi thông, phối hợp và
định hướng các dòng chảy vốn đầu tư vào thoả mãn nhu cầu đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội Thủ đô, trong thời gian tới Hà Nội cần có nhiều bứt phá mạnh
dạn và quyết liệt hơn về nhận thức, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện, mà
trước hết cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là, sớm chủ động phối hợp với TW hoàn chỉnh bổ sung, cụ thể hoá các văn bản pháp lý cần thiết
và đặc thù phù hợp cho Hà Nội theo tinh thần Pháp lệnh Thủ Đô số 29/2000/PL-UBTVQH khoá X và Nghị

quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/12/2000 về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong
thời kỳ 2000 - 2001. Đa dạng hóa và mạnh dạn sử dụng nhiều hình thức và công cụ đầu tư mới để thu hút các
nguồn vốn nhàn rỗi (thành lập các Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ đầu tư rủi ro, phát triển thị trường chứng khoán,
phát triển các Công ty cổ phần đa sở hữu, phát triển các Công ty đầu tư tài chính, phát triển các phương thức
thuê mua tài chính, thanh toán bồi hoàn, thống nhất cơ chế, cách thức tổ chức và tăng cường đấu giá quyền sử
dụng đất ở các quận, huyện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các doanh nghiệp nông
nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác…).
Hai là, tổ chức triển khai đồng loạt, mạnh mẽ hơn và nhất quán theo kế
hoạch rõ ràng, cụ thể các hoạt động xã hội hoá đầu tư phát triển KT-XH, giảm
thiểu độc quyền phi kinh tế, mở rộng tự do hoá và bình đẳng hoá cơ hội, điều
kiện đầu tư kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Thúc đẩy cải cách hành
chính mạnh và thực sự hơn để cải thiện môi trường kinh doanh Thủ đô cho tất
cả các thành phần kinh tế: nhà nước - tư nhân, trong nước - nước ngoài.
Thứ ba, tổng kiểm tra các tài sản công của thành phố, đánh giá đúng thực
trạng, yêu cầu sử dụng để bóc tách, đưa các tài sản công vượt quá tiêu chuẩn sử
dụng vào thị trường vốn thành phố, làm tăng thu ngân sách Nhà nước. Đặc biệt,
xây dựng các phương án khai thác, quản lý, sử dụng quỹ đất của thành phố theo
hướng thị trường hơn, công bằng và công khai hơn, tạo thuận lợi và động lực
đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân và doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai các
quy hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển các trường học tư nhân, doanh
nghiệp tư nhân và các cơ sở dịch vụ - giải trí do tư nhân đầu tư và quản lý.
Thứ tư, tăng cường phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư trên địa bàn để
giảm thiểu tình trạng tập trung, ôm đồm hình thức, cơ chế xin - cho không cần
thiết, không hiệu quả và cả sự thụ động hay lạm dụng trong cơ chế đầu tư và
quản lý đầu tư trên địa bàn.
Thứ năm, tăng cường thanh tra kiểm tra và xử lý thích đáng, kịp thời các
vi phạm pháp luật trong đầu tư (đặc biệt là đầu tư từ nguồn vốn XDCB tập trung
của NSNN Thành phố) nói riêng và quản lý KT - XH nói chung. Và quan trọng
hơn hết là thi hành rộng rãi, nhất quán trên thực tế chính sách thu hút và sử
dụng nhân tài mà thành phố đã khởi xướng.

II.2. Huy động và sử dụng vốn dài hạn qua ngân sách nhà nước
II. 2.1. Huy động và sử dụng vốn dài hạn qua kênh vốn XDCB tập trung của
NSNN Thành phố
Giai đoạn 1991-2000, tổng vốn đầu tư XDCB của Hà Nội tăng 11 lần,
trong đó tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn nhà nước tăng mạnh từ 11,1% năm 1996
lên 21,5% năm 2000, vốn tín dụng nhà nước cũng tăng tương ứng từ 1,8% lên
3,2%.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung do Thành phố Hà Nội quản lý là nguồn vốn
ngân sách trung ương cân đối cho Thành phố hàng năm, để đầu tư vào các dự án xây
dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước.
Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn,
Thành phố xây dựng danh mục dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ĐT XDCB TT của Nhà
nước trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt và thông báo cho
Thành phố. Thực tế do độ lệch pha giữa cung và cầu vốn, nên kế hoạch vốn ĐT XDCB
TT của Thành phố thường phải điều chỉnh nhiều lần. Do tình hình trên, nên công tác kế
hoạch và triển khai kế hoạch huy động nguồn vốn ĐT XDCB TT của Thành phố thường xuyên
rất khó chủ động.
Biểu1 : Phân bổ vốn ĐT XDCB tập trung theo lĩnh vực kinh tế-xã hội (1997-2001)
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999
2000 2001
Tổng số (tỷ đồng)
258 234 288
527,7 971
Tỷ trọng (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp (tỷ đồng) 5 31 2 38,8 62
Tỷ trọng (%) 1,9 1,4 0,8 7,4 6,39
Năm
Chỉ tiêu

1997 1998 1999
2000 2001
- Nông nghiệp (tỷ đồng) 12 14 24 43,5 34,4
Tỷ trọng (%) 4,7 5,9 8,3 8,2 3,54
- Giao thông (tỷ đồng)
88 71 60 72 286
Tỷ trọng (%) 34,2 30,5 20,8 13,6 29,45
- Công cộng (tỷ đồng) 64 66 87 62,1 157
Tỷ trọng (%) 24,8 28,3 30,2 11,77 16,2
- Cấp nước (tỷ đồng) 29 - 33 17,4 62,3
Tỷ trọng (%) 11,2 - 11,4 3,3 6,4
- PT. Đô thị (tỷ đồng) - - 18 58,9 145
Tỷ trọng (%) - - 6,2 11,2 14,9
- GD - ĐT (tỷ đồng) 15 20 26 56 72,1
Tỷ trọng (%) 5,8 8,5 9,0 10,6 7,4
- VH - TD - TT (tỷ đồng) 7,3 - 14 37,1 59,5
Tỷ trọng (%) 2,8 - 4,9 7 6,1
- Y tế - BHXH (tỷ
đồng)
16 - 12
42,1 20
Tỷ trọng (%) 5,4 - 4,2 8 2
Nguồn: Sở KH&ĐT Hà Nội
Những năm qua, nguồn vốn ĐT XDCB TT của Nhà nước mà Trung ương
cân đối cho Hà Nội có qui mô rất khiêm tốn. Giai đoạn (1997-2001), bình quân
mỗi năm được 460 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% tổng vốn đầu tư trong nước được
huy động cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nếu so với tổng mức vốn
đầu tư của các dự án đầu tư được duyệt từ nguồn vốn đầu tư tập trung của Nhà
nước, mới đáp ứng khoảng 20%. Đây là con số rất thấp so với nhu cầu vốn đầu tư
từ nguồn vốn này của Thành phố. Về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm so

với năm trước thì năm 1997 là 0%, tụt giảm (-8,2%) trong năm 1998 rồi tăng lên
23,17% trong năm 1999 rồi 74,16% trong năm 2000 và năm 2001 đạt 84%.
Do nguồn vốn huy động không đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến nhiều dự án
đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố được ghi kế hoạch nhưng không có vốn,
hoặc có vốn nhưng phải ghi kế hoạch vốn ra nhiều năm. Điều đó sẽ tác động đến
hiệu quả sử dụng vốn ĐT XDCB TT của Thành phố.
Xét theo các giai đoạn đầu tư, thì vốn ĐT XDCB TT hàng năm được Thành
phố bố trí chủ yếu cho khâu thực hiện dự án, chiếm trên 90% tổng nguồn vốn
này. Điều này hợp lý vì khai thác tối đa nguồn vốn cho thực hiện nội dung dự án.
Biểu 2 : Cơ cấu vốn đầu tư XDCB TT theo các giai đoạn của đầu tư (1997 - 2001)
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999
2000 2001
Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) 268 246 303 527,7 971
Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100
Vốn thực hiện dự án (tỷ đồng) 258 234 288 506,7 658,2
Tỷ trọng (%) 96,3 95,1 95,0 96 68
Vốn cho các giai đoạn chuẩn bị (tỷ đồng) 10 12 15 21 312,8
Tỷ trọng (%) 3,7 4,9 5,0 4 32
Nguồn: Sở KH&ĐT Hà Nội
Xét theo cơ cấu ngành, lĩnh vực thì vốn ĐT XDCB TT hàng năm của
Thành phố được phân bổ chủ yếu cho lĩnh vực giao thông, công trình công
cộng, có ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp và một số dự án hạ tầng công nghiệp.
•Đối với công nghiệp, Thành phố chỉ phân bổ một tỷ trọng rất nhỏ nguồn vốn ĐT
XDCB TT, năm 1997 là 1,9 %, giảm nhẹ trong 2 năm tiếp theo; năm 2000 tỷ trọng này
tăng lên 7,4% và 6,39% trong năm 2001. Điều này thể hiện được sự quan tâm đầu tư
ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp trong thời gian gần đây và chủ trương
khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ bằng vốn vay đối với các dự án
đầu tư phát triển công nghiệp.

•Đối với lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 1997- 2001, vốn ĐT XDCB TT được
phân bổ với tỷ trọng bình quân 6%, chủ yếu đầu tư vào các dự án công trình thuỷ lợi, hạ
tầng giao thông nông thôn, các dự án cung cấp sản phẩn nông nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ. Năm 2000, nguồn vốn tập trung phân bổ cho lĩnh vực nông nghiệp có tỷ trọng
(8,2%) và qui mô lớn nhất (43,5 tỷ) trong 5 năm qua, trong đó khoảng 50% số vốn được
bố trí đầu tư vào công trình hạ tầng nông thôn (giao thông, nước sạch). Tỷ lệ nguồn vốn
đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn biến động trong các năm qua cho thấy vài năm
gần đây Thành phố đã chú ý hơn cho đầu tư khu vực này theo chỉ đạo của Trung ương.
Tuy vậy, nhiều dự án, công trình xây dựng cơ bản nông nghiệp và nông thôn Hà Nội
cần hỗ trợ nguồn vốn đầu tư tập trung của ngân sách Nhà nước nhưng nguồn vốn này
lại quá hạn hẹp, chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng khai thác.
•Về giao thông đô thị, đây là lĩnh vực được Thành phố quan tâm và phân bổ
nguồn vốn đầu tư tập trung lớn nhất kể cả quy mô và tỷ trọng. Tuy nhiên, tỷ trọng này
từ mức 34,2% (năm 1997), rồi giảm dần, chỉ còn 20,8% trong năm 1999 và tăng dần
lên 29,45% trong năm 2001. Với tỷ trọng chung như thế là tương đối cao, song do quy
mô tổng nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung hàng năm thấp, nên lượng vốn đầu tư tập
trung của nhà nước vào lĩnh vực giao thông đô thị chưa thể đáp ứng nhu cầu.
•Lĩnh vực công cộng có qui mô và tỷ trọng vốn đầu tư tập trung được phân bổ
khá lớn, tăng liên tục qua các năm. Năm 1997 có tỷ trọng vốn phân bổ là 24,8% thì
năm 1999 đã có mức vốn được phân bổ là 87 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng là 30,2%,
sang năm 2001 có tỷ trọng là 16,2% nhưng với mức vốn 157 tỷ đồng. Lĩnh vực đầu tư
công cộng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, nhưng nguồn vốn đầu tư XDCB TT của
Nhà nước chỉ có giới hạn, không thể đáp ứng, trong khi đó, hướng chuyển một số dự án
thuộc lĩnh vực này thành các dự án xây dựng tư kinh doanh - để thu hồi vốn chưa được
các nhà đầu tư mặn mà vì lượng vốn đòi hỏi rất lớn, mà khả năng thu hồi vốn của các
dự án lại ở mức thấp.
•Đối với lĩnh vực phát triển khu đô thị, từ năm 1999 Thành phố bắt đầu phân bổ
vốn đầu tư XDCB tập trung vào lĩnh vực này với qui mô và tỷ trọng đáng kể (6,2 %) và
năm 2001 là 14,9% tương ứng với số vốn 145 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư đó phù hợp
chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô theo qui hoạch tổng thể đến năm

2010 và 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
•Chủ trương "Giáo dục là Quốc sách hàng đầu" dường như thể hiện ngay trong cơ
cấu vốn đầu tư tập trung của Thành phố trong các năm qua. Mặc dù qui mô và tỷ trọng
vốn đầu tư tập trung phân bổ cho lĩnh vực giáo dục đào tạo còn hết sức khiêm tốn, chỉ
đáp ứng một phần nhu cầu thực tế. Từ tỷ trọng 5,8% trong năm 1997 đã tăng dần, năm
1999 là 9,0%, năm 2000 là 10,6%, giảm còn 7,4% trong năm 2001 song quy mô vốn có
tăng đạt 72 tỷ; tuy nhiên đây là con số đánh giá sự nỗ lực của các cấp, các ngành Thành
phố để thực hiện chủ trương đó.
•Ngoài các lĩnh vực nói trên, nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung cũng được
Thành phố phân bổ cho các dự án đầu tư thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn như: Y tế, thể dục thể thao, bảo hiểm, quản lý nhà nước v.v... Tuy
nhiên, do khả năng nguồn vốn có hạn, trong khi nhu cầu vốn rất lớn, nên không
tránh khỏi tình trạng bố trí nguồn vốn đầu tư dàn trải, kế hoạch vốn và thời gian
thực hiện dự án kéo dài, ảnh hưởng hiệu quả và chất lượng đầu tư.
Xét theo cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư XDCB TT, mối quan hệ giữa vốn xây lắp, vốn
thiết bị và vốn xây dựng cơ bản khác trong tổng dự toán của dự án đầu tư là cơ cấu kỹ
thuật vốn đầu tư. Phân tích cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư theo số liệu trên Biểu 3 cho phép
rút ra một số nhận xét sau đây:
Biểu 3: Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư XDCB tập trung (1997- 2001)
Đơn vị tính: %
Năm
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001
Tổng số 100 100 100 100 100
+ Xây lắp 40,8 39,7 36,2 52,7 41,9
+ Thiết bị 3,2 4,1 5,3 10,2 14,9
+ Xây dựng cơ bản khác 56,0 56,2 58,5 37,1 43,2
Nguồn: Sở KH&ĐT Hà Nội
- Thứ nhất, do nguồn vốn đầu tư tập trung được bố trí chủ yếu cho các dự án
thuộc lĩnh vực cải tạo và xây dựng hạ tầng cơ sở đô thị, (giao thông, công trình công
cộng, phát triển đô thị khác) nên vốn thiết bị trong tổng vốn đầu tư tập trung vừa chiếm

tỷ trọng nhỏ, vừa có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
khác chiếm tỷ trọng rất lớn và có xu hướng ổn định ở mức cao, khoảng 60,0% trong 3
năm từ 1997 - 1999 và ở mức 40% trong năm 2000 và năm 2001. Vì nguồn vốn đầu tư
tập trung hàng năm của Thành phố có qui mô nhỏ, lại phân bổ trên 50% cho khâu xây
dựng cơ bản khác thì rõ ràng, khối lượng hoàn thành công trình đầu tư đạt mức thấp.
Đây là đặc điểm khá đặc thù trong bố trí vốn ĐT XDCB TT của Thành phố Hà Nội.
- Thứ hai, vốn xây lắp có tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư tập trung của
Thành phố, song có xu hướng giảm, từ 40,8% trong năm 1997 còn 36,2% trong năm
1999, và ở mức 41,9% trong năm 2001. Đây là nhược điểm không dễ gì khắc phục
trong thời gian ngắn.
- Thứ ba, nguyên nhân chính làm tăng tỷ trọng vốn xây dựng cơ bản khác là
do các dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn này của Thành
phố phải tiêu tốn chi phí cho khâu giải phóng mặt bằng quá lớn. Đặc biệt trong
khâu quản lý giao thông gắn liền với quản lý đất ở, nhà ở của dân cư đô thị. Chi
phí đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng của dự án quá lớn và không nhất quán
không những gây khó khăn về công tác điều hành vĩ mô và nguồn vốn đáp ứng,
mà còn, phức tạp trong triển khai thực hiện dự án đầu tư bảo đảm tiến độ và chất
lượng công trình. Đặc điểm này còn phản ánh sự bất cập, yếu kém trong lĩnh vực
qui hoạch phát triển đô thị của Thành phố suốt nhiều năm qua.
Về kết quả thực hiện khối lượng vốn ĐT XDCB TT, việc phân tích số liệu phản
ánh trên Biểu 4 có thể nhận thấy:
Biểu 4 : Tình hình thực hiện vốn ĐT XDCB tập trung so với kế hoạch (1997-2001)
Đơn vị: %
Năm 1997 1998 1999 2000 2001
Chỉ tiêu
1. Tổng số:
2. Chuẩn bị đầu tư
3. Thực hiện dự án
4. Công nghiệp
5. Nông nghiệp

6. Giao thông
7. Công cộng
8. Giáo dục đào tạo
.................
92,5
70,0
93,1
100,0
100,0
98,8
82,5
87,0
94,3
67,0
95,1
60,0
100,0
80,6
100,0
93,4
95,2
85,3
94,2
87,1
98,6
96,0
91,5
94,1
70,8
64,8

80,2
81,3
77,09
92,5
85,4
89,15
90,6
95,27
88,0
97,7
89,85
97,55
87,84
93,0
Tổng số vốn đầu tư tập trung thực hiện so với kế hoạch trong các năm qua đạt
mức ổn định khá cao trên 90%. Riêng năm 2000, chỉ đạt 70,8%, do nhiều khó khăn
chung của nền kinh tế, trong đó có nguyên nhân là năm đầu thực hiện cơ chế mới về
quản lý vốn đầu tư của Nhà nước - việc ban hành hai Nghị định mới (52/CP, 88/CP)
có hiệu lực từ tháng 9/1999 nhưng đến hết năm 1999 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn
của các bộ, ngành chức năng, làm bế tắc nhiều khâu trong thực hiện kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trong năm 2000 đạt tỷ lệ thấp
hơn các năm trước còn do việc triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của Thành
phố trong năm chậm hơn các năm trước.
•Về cơ cấu vốn đầu tư tập trung thực hiện theo lĩnh vực kinh tế - xã hội đạt tỷ lệ
tương đối đồng đều giữa các lĩnh vực, giữa các năm đạt mức trên dưới 85% so với chỉ
tiêu kế hoạch.
•Về cơ cấu vốn đầu tư tập trung thực hiện theo các giai đoạn của đầu tư, thì trong
khâu thực hiện dự án đạt tỷ lệ bình quân 90,12% so với kế hoạch; khâu chuẩn bị đầu tư
có mức vốn thực hiện (bình quân 1997 - 2001) đạt khoảng 76,47% so với kế hoạch.
Nguyên nhân dẫn đến vốn đầu tư tập trung thực hiện trong khâu chuẩn bị dự án đạt tỷ lệ

thấp là do: Thứ nhất, chỉ tiêu vốn đầu tư theo kế hoạch chủ yếu dựa vào ước tính và
tổng hợp dự toán của từng dự án, nên có độ sai lệnh so với thực tế; thứ hai, việc thanh
quyết toán vốn đầu tư các khâu chuẩn bị dự án thường chậm trễ, do phía thầu tư vấn
đầu tư (khảo sát, thiết kế, dự toán công trình) có nhiều vướng mắc không xử lý kịp thời.
•Đối với khâu thực hiện dự án, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với kế hoạch đạt
mức tương đối cao, chứng tỏ Thành phố đã nỗ lực trong việc khai thác tối đa nguồn vốn
Trung ương cân đối. Bằng chứng cho đánh giá này là ở chỗ, thời hạn cấp phát, thanh
quyết toán vốn thường được kéo dài vào hết tháng đầu thậm chí đến 30/6 của năm sau
và được kiểm soát thanh toán qua tài khoản tạm giữ Kho bạc Nhà nước. Bên cạnh đó, tỷ
lệ vốn đầu tư tập trung thực hiện so với kế hoạch trong khâu thực hiện dự án đạt tỷ lệ
khá cao còn ở chỗ, đây là nguồn vốn cấp phát của ngân sách nhà nước nên thủ tục cấp
phát có phần đơn giản và quen thuộc hơn so với việc cấp phát vốn đầu tư từ nguồn vốn
tín dụng và nguồn khác.
Tóm lại, về cơ bản, các dự án đầu tư từ nguồn vốn ĐT XDCB TT được triển
khai trên địa bàn Thành phố đều tuân thủ đúng trình tự thủ tục quy định với tốc độ tăng
trưởng khá nhanh đã góp phần trực tiếp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và gia tăng
tổng đầu tư xã hội từ 11.198 tỷ đồng năm 1999 lên 15.426 tỷ đồng năm 2000 và năm
2001 là 16.826 tỷ (trong đó vốn đầu tư của Nhà nước tăng từ 2.593 tỷ đồng năm 1999
lên 3.233 tỷ năm 2000 và 4.266 tỷ năm 2001). Công tác cải cách hành chính trong đầu
tư đã từng bước được triển khai: Các ngành đã ban hành quy định nội bộ cơ quan về
quy trình, thời gian tiếp nhận hồ sơ, xử lý giải quyết, nhiều đơn vị đã triển khai theo mô
hình 1 cửa do đó rút ngắn được đáng kể thời gian giúp cho Chủ đầu tư đẩy nhanh được
tiến độ thực hiện dự án.
Tuy nhiên các thủ tục hành chính còn cồng kềnh, có những thủ tục phải qua nhiều
khâu thoả thuận vòng vèo..., các ngành, các cấp chưa thực sự làm hết trách nhiệm, có
nơi, có lúc còn gây phiền hà cho Chủ đầu tư; năng lực tổ chức thực hiện các dự án của
Tư vấn và Chủ đầu tư còn yếu kém, công tác lập, trình duyệt TKKT-TDT, đấu thầu,
giao đất, đền bù GPMB, thoả thuận các nội dung liên quan đến quy hoạch chi tiết của
dự án (giới thiệu địa điểm, chỉ giới đường đỏ, cấp số liệu đô thị, chứng chỉ quy hoạch,
thoả thuận tổng mặt bằng), thanh toán khối lượng, quyết toán công trình hoàn thành bàn

giao... nhìn chung tiến độ còn chậm, mất nhiều công đoạn và thời gian, tình trạng vốn
chờ công trình còn phổ biến, hiệu quả kế hoạch đầu tư và tiến độ giải ngân vốn đầu tư
bị vi phạm, gây lãng phí NSNN và làm tăng các chi phí chìm của chủ đầu tư. Đó là
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả triển khai kế hoạch XDCB Thành phố giao
mấy năm qua chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Về phân cấp, trước năm 2003 ngân sách quận huyện mới chỉ được phân cấp chi
thường xuyên trong đó có vốn sự nghiệp đầu tư có tính chất xây dựng cơ bản để quản lý
từ khâu lựa chọn mục tiêu, quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các bước tiếp theo của quá trình thực hiện dự án. So với trước đây, các quận,
huyện được quyền phê duyệt các dự án đầu tư đến 1 tỷ đồng (riêng quận Ba Đình và
huyện Gia Lâm đến 2 tỷ đồng), nay theo theo quy định của Nghị định 52/1999/NĐ-CP,
dự án sử dụng nguồn vốn của cấp nào thì cấp đó quyết định đầu tư. Do Thành phố vẫn
chưa thực hiện phân cấp chi đầu tư phát triển cho các quận, huyện, toàn bộ vốn đầu tư
phát triển hiện vẫn do Thành phố quản lý tập trung nên tất cả các dự án đầu tư phát triển
của các quận, huyện đều tập trung lên Thành phố (qua sở KH và ĐT để phê duyệt dự
án, qua sở Xây dựng và các sở chuyên ngành để phê duyệt TKKT và TDT). Khối lượng
đầu tư những năm gần đây tăng cao trong khi định biên cán bộ không thay đổi, dẫn đến
sự quá tải trong công tác quản lý, thực hiện đầu tư. Hơn nữa để được bố trí vốn đầu tư,
ngoài việc đã không chủ động được nguồn, các quận, huyện phải lập kế hoạch, lên danh
mục công trình gửi Thành phố và qua nhiều vòng xét duyệt mới được ghi kế hoạch.
Trên thực tế, khi đăng ký thì các quận, huyện tìm mọi cách đưa nhiều công trình, xin
nhiều vốn làm cho danh mục công trình toàn thành phố vốn đã dài càng dài thêm, vốn
đầu tư bị dàn trải, các cơ quan chức năng thành phố khá lúng túng, vất vả vì bị co kéo
bởi quá nhiều mục tiêu, bị chi phối bởi quá nhiều mối quan hệ của cơ chế xin cho, tất
yếu dẫn đến không đảm bảo hiệu quả đầu tư, kém hiệu lực, hiệu quả trong công tác điều
hành, quản lý. Trong 2 năm trở lại đây, do sự tích cực đề xuất của Ban Kinh tế - ngân
sách HĐND Thành phố Hà Nội, sự phân cấp này đã được mở rộng hơn: cấp quận,
huyện đã được phân cấp phê duyệt dự án ĐT XDCB tới dưới 5 tỷ đồng theo danh mục
thoả thuận theo kế hoạch hàng năm với Sở KH&ĐT và Sở Tài chính.
II.2.2. Huy động và sử dụng vốn dài hạn qua KBNN

Hệ thống KBNN được giao nhiệm vụ tổ chức và phát hành TPCP theo phương thức: (1) bán lẻ qua hệ
thống KBNN; (2) Đấu thầu qua NHNN; (3) Đấu thầu qua TTGDCK; (4) Bảo lãnh và đại lý phát hành.
Trong những năm qua, KBNN Hà Nội đã tích cực tham gia vào các hoạt động phát hành TPCP theo sự
chỉ tiêu được phân công của Bộ Tài chính và KBNNTW. Thực hiện chủ trương khai thác tối đa nguồn vốn trong
nước bù đắp bội chi NSNN và đầu tư phát triển, từ 1996 đến nay Bộ Tài chính thông qua hệ thống KBNN đã
liên tục phát hành các loại TPKB kỳ hạn 1-2 năm trên địa bàn cả nước. Để chủ động hơn trong việc sử dụng
vốn, từ 9.1996, KBNN dừng phát hành loại trái phiếu 1 năm để phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm. Lãi suất trái
phiếu cũng được điều chỉnh giảm dần từ 14%/năm năm 1996 xuống 7%/năm năm 2000. Trong giai đoạn 1996-
2000 đã huy động được 17.086 tỷ đồng trái phiếu kho bạc qua kênh bán lẻ. Bên cạnh việc bán lẻ trực tiếp qua hệ
thống KBNN còn áp dụng phương thức đấu thầu mỗi tuần một lần qua NHNN với lãi suất huy động giảm từ
11%/năm năm 1996 xuống còn 5%/năm năm 2000, qua 5 năm đã tổ chức đấu thầu được 13.142 tỷ đồng tín
phiếu cho NSNN.
Năm 1999, KBNN phát hành công trái xây dựng Tổ quốc (XDTQ) để bổ sung vốn ngân sách đầu tư
xây dựng CSHT nông thôn ở các xã nghèo đặc biệt khó khăn với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm, có tính bù
trong trường hợp lạm phát có biến động lớn (mức lãi suất 10% được xác định trên cơ sở lãi
suất thực là 1,5% và mức lạm phát dự báo là 8,5%. Tuy nhiên mức lãi suất này
thấp hơn 3% so với lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm của NHTM). Chỉ trong gần 2
tháng triển khai đã phát hành được 4.496 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch. Triển khai Nghị định
01/2000/NĐ-CP về qui chế phát hành TPCP, từ 7.2000 đã triển khai thêm 2 kênh huy động mới là đấu thầu trái
phiếu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành. Đây là kênh phát hành tiên tiến có ưu điểm tập trung được khối
lượng vốn lớn, thời hạn dài và chi phí phát hành thấp. Tổng hợp từ 1996 đến 2000, NSNN đã huy động được
32.780 tỷ đồng từ tín phiếu, TPKB và công trái XDTQ. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã huy động được khoảng
1.000 tỷ đồng trái phiếu công trình.
Năm 2003 được giao huy động 3.000 tỷ đồng và 100 triệu USD thông qua phát hành TPCP. Về thành
tích chung của hệ thống KBNN năm 2003, Chính phủ nhận định: "KBNN đã hoàn thành thắng lợi cuộc vận
động phát hành công trái giáo dục và Trái phiếu Chính phủ huy động vốn đầu tư cho các công trình giao thông
thuỷ lợi quan trọng của đất nước". Tính đến hết năm 2003, "tổng nguồn vốn KBNN đã huy động qua các kênh
phát hành trái phiếu và công trái đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, trong đó huy động cho NSNN là 14.700 tỷ đồng,
đạt 98% kế hoạch; phát hành công trái giáo dục là 2.579 tỷ đồng, đạt 129% kế hoạch được giao; phát hành trái
phiếu Chính phủ ước đạt 4.500 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch".

Mặc dù Luật NSNN năm 1996 và Nghị định số 87 ban hành tháng 12 năm 1996 đã cho phép chính
quyền địa phương vay tiền để phát triển CSHT song mới chỉ có TP.Hồ Chí Minh là đơn vị duy nhất thí điểm
phát hành trái phiếu đô thị theo các bước sau:
- UBND thành phố đệ trình kế hoạch lên Bộ Tài chính
- Bộ Tài chính ban hành Thông tư, qui định thời hạn và điều kiện của trái phiếu.
- UBND thành phố xem xét Thông tư và đề xuất một số thay đổi
- Bộ Tài chính xem xét các đề xuất của UBND thành phố và ra quyết định sửa đổi trước khi phê chuẩn lần
cuối cho việc phát hành trái phiếu.
- Chủ tịch UBND thành phố quyết định thực hiện phát hành trái phiếu.
Do chưa tổ chức phát hành TPCQĐP mà chỉ tham gia phát hành TPCP theo kế hoạch chung của Chính
phủ nên công tác huy động vốn dài hạn của KBNN Hà Nội chịu sự chi phối của những đặc điểm chung về phát
hành và sử dụng nguồn vốn thu được TPCP như sau:
Thứ nhất, quy mô huy động vốn còn thấp: Tuy tăng liên tục qua các năm song tính đến 31.12.2000, dư
nợ tất cả các loại TPCP (kể cả công trái XDTQ) mới chiếm khoảng 4,3%GDP, trong khi đó ở nhiều nước mức
vay nợ trong nước lên tới 40-50%GDP, ở Italia hay Nhật Bản lên tới 100%GDP. Đến nay số vốn thực sử dụng
cho NSNN, trừ số vay mới để trả nợ cũ, mới đạt khoảng 4-5%GDP. Tỷ lệ dư nợ vốn huy động trong nước bình
quân khoảng 2,3%GDP. Theo NHNN, dư nợ vay trong nước của Chính phủ đạt 7,1%GDP tính đến 31.12.2002,
chủ yếu dưới dạng chứng khoán nợ. Trong đó, nợ bằng trái phiếu, tín phiếu kho bạc chiếm 38,4%, tương đương
2,7%GDP; TPCP kỳ hạn dưới 2 năm chiếm 62,4%; và loại kỳ hạn 5-7 năm, bao gồm công trái và trái phiếu
công trình, chiếm 37,6%. Như vậy, mức độ chứng khoán hoá tài trợ thâm hụt NSNN ở nước ta thấp xa so với
mức phổ biến trên 30%GDP của toàn thế giới, chẳng hạn của ấn Độ 27%GDP, Brazil 52%GDP, Tây Ban Nha
46%GDP, Thổ Nhĩ Kỳ 58%GDP, Anh 30%GDP, Ba Lan 25%GDP và đặc biệt là Trung Quốc lên tới
160%GDP.
Thứ hai, cơ cấu huy động vốn còn nhiều bất cập: Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc nâng dần thời
hạn trái phiếu, song tính đến 31.12.2000 dư nợ trái phiếu kỳ hạn 1-2 năm chiếm 65%, trái phiếu kỳ hạn 3 năm
chiếm 10% tổng dư nợ, còn lại là công trái kỳ hạn 5 năm. Tính chung cơ cấu kỳ hạn giai đoạn 1996-2002 cho
thấy vốn kỳ hạn 1-2 năm vẫn chiếm tới 87%, trong đó kỳ hạn 1 năm chiếm 47% còn kỳ hạn 2 năm chiếm 40%,
kỳ hạn trên 2 năm chỉ chiếm có 13% nên doanh số vay nợ mới để trả nợ cũ rất lớn, hạn chế tỷ trọng vốn huy
động thực sử dụng cho NSNN. Vốn có kỳ hạn 1 năm thực chất là nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN,
chỉ có loại kỳ hạn 2-5 năm mới có ý nghĩa đối với đầu tư phát triển. Chúng tôi tán thành ý kiến cho rằng kỳ hạn

TPCP 2 năm là quá ngắn, không đủ hoặc chỉ vừa đủ thời gian thực hiện công trình chưa thể thu hồi vốn để trả
nợ. Cơ cấu kỳ hạn làm cho việc quản lý điều hành công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc phải
huy động nợ mới để trả nợ cũ. Đặc biệt là trong thời điểm đáo hạn nợ, thị trường vốn - tiền tệ sôi động, cầu vượt
cung buộc Chính phủ phải đẩy lãi suất lên cao mới đảm bảo khối lượng huy động theo kế hoạch, tăng thêm gánh
nặng cho NSNN. Tổng số vốn huy động giai đoạn 1996-2001 là 44.850 tỷ đồng, nhưng có đến 38.494 tỷ đồng,
chiếm 85,8% dùng để trả gốc và lãi nợ cũ đến hạn thanh toán. Số vốn thực sử dụng cho NSNN chỉ có 6.356 tỷ
đồng, chiếm 14,2%. Thậm chí năm 1996 và 2001, số vốn huy động chưa đủ để trả nợ đến hạn thanh toán. Do đó
làm tăng chi phí huy động và hạn chế hiệu quả huy động vốn thực sử dụng cho NSNN.
Thứ ba, hạn chế trong lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn: Kế hoạch huy động TPCP phát hành
theo phương thức bán lẻ qua KBNN còn một số bất cập như: (1) qui mô chỉ tiêu phân bổ cho từng địa phương
chưa thật phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương; (2) thiếu qui định gắn trách nhiệm cụ thể của các
cấp chính quyền địa phương và Thủ trưởng KBNN địa phương trong công tác huy động vốn. Bên cạnh đó, kế
hoạch tiến độ huy động và việc sử dụng vồn chưa hợp lý, còn để tồn đọng vốn ở KBNN.
Thứ tư, xác định lãi suất TPCP còn bất hợp lý: Tuy có nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh lãi suất
theo hướng giảm dần, nhưng lãi suất TPCP kỳ hạn 2-5 năm chưa được hoạch định theo chiến lược ổn định, thiếu
sự linh hoạt, nhạy bén và chưa thật hấp dẫn các nhà đầu tư, nhiều trường hợp cạnh tranh lãi suất không lành
mạnh với các tổ chức tín dụng. Lãi suất TPCP thường ở thế bị động, đôi khi phải điều chỉnh nhiều lần, gây tâm
lý hoài nghi và chờ đợi tăng lãi suất. Lãi suất TPCP chưa thể làm cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và
các hoạt động đầu tư khác trên thị trường tài chính như thông lệ quốc tế. Sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và
NHNN trong xác định lãi suất TPCP còn nhiều hạn chế. Một số ý kiến còn cho rằng lãi suất TPCP thấp và
không phản ánh đầy đủ các rủi ro như rủi ro lạm phát, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro khả năng thanh
toán và rủi ro kỳ hạn.
Thứ năm, phương thức phát hành còn nhiều bất cập: Tuy không ngừng được cải tiến theo thông lệ
quốc tế nhưng nhìn chung phương thức phát hành TPCP chưa đa dạng, chưa liên tục, còn ngắt quãng nên chưa
tạo được thị trường TPCP thật sự sôi động, hấp dẫn. Việc phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu đấu thầu qua
NHNN và TTGDCK, việc bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu còn nhiều hạn chế, số lượng thành viên tham
gia đấu thầu và bảo lãnh còn ít, khối lượng phát hành từng đợt còn thấp, thậm chí có những phiên đấu thầu
không phát hành được. Thị trường trái phiếu, tín phiếu mới dừng ở thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp hầu như
không phát triển. Hiện nay TPCP phát hành thường xuyên hơn qua đấu thầu tại TTGDCK, tuy nhiên hình thức
phát hành TPCP qua bảo lãnh phát hành và bán lẻ qua hệ thống KBNN phát triển kém. Đến nay, KBNN mới chỉ

thực hiện duy nhất 1 đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm thông qua hình thức bán lẻ trị giá 50 tỷ đồng và số
trái phiếu này được niêm yết tại TTGDCK TP.Hồ Chí Minh. Trái phiếu kỳ hạn 2 năm được phát hành theo
phương thức bán lẻ lại đạt mức cao, khoảng 2.000-3.000 đồng/năm. TPCP phát hành theo phương thức bảo lãnh
cũng đạt kết quả thấp, đến cuối 2002 mới chỉ thực hiện được 3 đợt phát hành với tổng trị giá 750 tỷ đồng. Hiện
có 20 đơn vị được công nhận bảo lãnh phát hành TPCP gồm 14 NHTM và 6 công ty chứng khoán. Nguyên nhân
chính một mặt là do cơ chế phát hành như tính thanh khoản của TPCP còn thấp, các điều khoản, điều kiện của
trái phiếu chưa được chuẩn hoá, công nghệ thanh toán lạc hậu, cơ chế chuyển nhượng trái phiếu gò bó, cứng
nhắc, mặt khác, các NHTM vẫn có tâm lý coi trái phiếu là khoản đầu tư dài hạn, ít muốn đưa ra trao đổi trên thị
trường thứ cấp. Thêm vào đó, chúng ta chưa có thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) trong khi theo kinh
nghiệm quốc tế, trái phiếu được giao dịch chủ yếu trên thị trường này chứ không phải là trên thị trường chứng
khoán tập trung.
Thứ sáu, công khai hoá thông tin rất hạn chế: Thông tin của các chủ thể phát hành TPCP hầu như
chưa được công khai hoá. Thông tin có liên quan tới các đợt phát hành TPCP chưa đủ sức thuyết phục các nhà
đàu tư, không có các bản cáo bạch của chủ thể phát hành TPCP để công bố thông tin rộng rãi cho công chúng.
Các nhà đầu tư rất thiếu thông tin về tình trạng tài chính của Chính phủ, kế hoạch vay nợ, kế hoạch sử dụng vốn
vay, cam kết về sử dụng vốn và trả nợ, v.v. Nhiều đợt phát hành TPCP được niêm yết trên TTGDCK nhưng
không có công bố thông tin đã làm cho nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng trả nợ của Chính phủ và do đó
còn ngần ngại đầu tư.
Từ thực tế khai thác và sử dụng vốn dài hạn qua KBNN Hà Nội có thể rút ra một số nhận xét sau:
1. KBNN Hà Nội đã rất thành công trong tổ chức huy động các nguồn vốn dài hạn trên địa bàn cho đầu tư
phát triển thông qua các đợt phát hành công trái XDTQ, trái phiếu chính phủ. Hà Nội luôn là một trong
những địa phương đi đầu trong triển khai và thực hiện vượt mức kế hoạch chỉ tiêu phát hành trái phiếu
chính phủ được giao.
2. KBNN Hà Nội có tổ chức bộ máy rộng khắp, hợp lý với đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ vững
vàng, phẩm chất đạo đức trong sạch, có uy tín nên đã rất thuận lợi trong việc huy động các nguồn vốn dài
hạn trong nước cho ĐTPT.
3. Thành phố và KBNN chưa thực hiện phát hành TPCQĐP (trái phiếu đô thị) nên chưa phát huy được những
thế mạnh của một thành phố lớn, đông dân, một trung tâm kinh tế của cả nước, đồng thời hạn chế trong việc
chủ động khai thác nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (Trong khi
đó, TP.Hồ Chí Minh đã mạnh dạn hơn Hà Nội rất nhiều trong công tác này. Ngay từ năm 1994 TP.Hồ Chí

Minh đã phát hành TPCQĐP trị giá 30 tỷ đồng với lãi suất 15%/năm và thời hạn 3 năm để đầu tư xây dựng
đường Nguyễn Tất Thành. Năm 1996 TP.Hồ Chí Minh đi đầu cả nước thành lập Quĩ Đầu tư Phát triển đô
thị thực hiện huy động dưới hình thức vốn góp hoặc vốn vay trung và dài hạn. Ngày 1.9.2003, Quĩ này đã
phối hợp với KBNN Thành phố, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố, Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu
điện và các NHTMCP phát hành Trái phiếu Đô thị Thành phố 2003, ngay ngày đầu tiên đã thu được 18,62
tỷ đồng, riêng tại TP.Hồ Chí Minh thu được 7,92 tỷ đồng. Năm 2003 huy động tới trªn 2.000 tỷ đồng TPĐT
kỳ hạn 2 và 5 năm dưới 2 hình thức bút toán ghi sổ và chứng chỉ TPĐT ghi danh hoặc không ghi danh
nhằm bổ sung vốn xây dưng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch ngân sách năm của thành phố). Hà Nội rất cần học
tập những kinh nghiệm phát hành TPCQĐP của TP.Hồ Chí Minh trong quá trình triển khai huy động và sử
dụng các nguồn vốn trong nước. Việc chưa mạnh dạn triển khai phát hành TPCQĐP bắt nguồn từ sự thận
trọng của chính quyền Thành phố. Do vị trí kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Nội trong cả nước nên chính
quyền Thành phố còn e ngại trước những giải pháp mới, chưa được chính quyền TW hoàn toàn ủng hộ,
chưa hay ít có tiền lệ. Kinh nghiệm thực tiễn trong nước còn ít và chưa hoàn toàn thuyết phục nên Hà Nội
đã chưa triển khai được kênh huy động vốn dài hạn trong dân rất quan trọng này.
4. Theo đánh giá của KBNNTW, do cơ chế sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu không rành mạch, không
gắn với những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định và những định hướng cụ thể nên không đánh giá hết được
những hiệu quả của nó. Trong nhiều thời kỳ, công tác phát hành TPCP được coi như một giải pháp tình thế
để giải quyết các nhu cầu chi cấp bách của NSNN, chủ yếu là chi thường xuyên. Chính vì vậy KBNN Hà
Nội cũng thường xuyên lúng túng và bị động trước kế hoạch phát hành TPCP được giao.
5. Đánh giá kết quả sử dụng vốn đầu tư Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: "Đầu tư XDCB thất thoát
nhiều, kiểm soát chi tiêu không chặt chẽ đang là một vấn đề nhức nhối". Năm 2003, hệ thống KBNN đã
thực hiện kiểm soát khoảng 70.000 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN, phát hiện khoảng 25.000 khoản
chi của 10.500 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng qui định, từ chối thanh toán trên 140 tỷ đồng chi không
đúng chế độ, chi sai mục, chưa có dự toán được duyệt, không đủ hồ sơ, thủ tục đấu thầu. Về giải ngân vốn
đầu tư XDCB, KBNN đã kiểm soát thanh toán khoảng 37.321 tỷ đồng vốn tập trung, đạt 80% kế hoạch
giao. Tuy nhiên, "tiến độ giải ngân một số chương trình mục tiêu còn chậm như chương trình 5 triệu ha
rừng, chương trình kiên cố hoá trường lớp học từ nguồn vốn công trái giáo dục. Nguyên nhân chủ yếu là do
phía cơ quan quản lý chương trình phân khai kế hoạch rất chậm". Tuy KBNN Hà Nội cũng gặp nhiều khó
khăn và thuận lợi tương tự như KBNN ở nhiều tỉnh thành phố khác nhưng đã có những đóng góp xứng
đáng vào thành tích phát triển kinh tế của Thủ đô, góp phần cải thiện và xây dựng CSHT thành phố theo

hướng văn minh hiện đại.
Thực trạng trên là kết quả của nhiều nhân tố:
- KBNN Hà Nội nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan TW, trực tiếp là của Bộ Tài chính và
KBNN TW trong mọi mặt công tác. Các tổ chức tài chính tín dụng đóng trên địa bàn bằng sự phối hợp đã
đóng góp không nhỏ vào thành tích của KBNN Hà Nội.
- Chủ trương phát hành TPCP tương đối hợp lý, đầu tư có mục tiêu, không dàn trải, hợp lòng dân với lãi suất
khá cao, thời hạn phù hợp với thực tế tình hình tài chính - tiền tệ của đất nước, thanh toán nhanh gọn, thuận
tiện, tạo được niềm tin trong nhân dân nên đã tranh thủ được sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả các tầng lớp
nhân dân.
- Hà Nội tập trung nhiều định chế tài chính nên rất thuận lợi cho phát triển thị trường vốn nói chung, khai
thác và sử dụng các nguồn vốn trong nước thông qua phát hành TPCP nói riêng. Theo số liệu của NHNN,
tính đến 31.5.2003, có 33 trong tổng số 91 ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng (không kể các quỹ
tín dụng) trên toàn quốc đặt trụ sở chính tại Hà Nội. Đó là NHNN, 5/6 NHTMNN, 5/25 NHTMCP, 13/27
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1/4 NHLD, 3/6 công ty tài chính, 5/8 công ty thuê mua tài chính, 13/891
quỹ Tín dụng nhân dân. Ngoài ra Hà Nội còn có trụ sở của KBNNTW, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Công ty tiết
kiệm Bưu điện, các quỹ bảo hiểm, các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư. Bên cạnh đó, các NHTMCP có
trụ sở chính ở các tỉnh thành phố khác rất tích cực mở các chi nhánh cấp I, cấp II, phòng giao dịch tại Hà
Nội. Tính riêng từ quí IV năm 2002 đến cuối năm 2003 đã có trên 20 chi nhánh các NHTM mở trên địa bàn
Hà Nội. 11 tháng đầu năm 2003, riêng các NHTM và TCTD đã đóng góp tới 70% số tiền ngân sách thu
được từ phát hành TPCP. Các định chế tài chính đều tích cực tham gia đấu thầu và bảo lãnh phát hành
TPCP. Thị trường đấu thầu tín phiếu chính phủ ra đời từ 1994 đến nay đã có 47 thành viên gồm 5
NHTMNN, 18 NHTMCP, 4 NHLD, 13 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 công ty bảo hiểm và 1 quỹ đầu
tư. Đây là tiền đề rất quan trọng phát triển thị trường công cụ vay nợ của Chính phủ theo thông lệ quốc tế,
tuy sự tham gia của các tổ chức bảo hiểm và quỹ đầu tư còn rất hạn chế.
- Sau khi nhận được nhiệm vụ, KBNN Hà Nội đã tổ chức tốt kênh và triển khai mạnh có kết quả nhiệm vụ
huy động thông qua TPCP.
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về ý nghĩa của TPCP đối với sự phát triển của đất
nước và Thủ đô nên đã tranh thủ được sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của mọi người dân Thủ đô.
Đội ngũ cán bộ KBNN Hà Nội có chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt, được tổ chức hợp
lý, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị máy móc ngày càng hiện đại hơn nên đã phát huy hiệu

quả trong công tác huy động thông qua TPCP.
II.3. Huy động và sử dụng vốn dài hạn qua các ngân hàng thương mại
II.3.1. Tình hình huy động vốn dài hạn
Là kênh cung ứng vốn trung và dài hạn chính cho nền kinh tế, huy động vốn và cho vay là hai khâu đan
xen và diễn ra liên tục trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Trong 10 năm gần đây, tỷ trọng vốn có kỳ hạn trên 12 tháng (bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn của pháp nhân và giấy tờ có giá) thường chiếm từ 20%- 22% tổng nguồn vốn huy động của các
NHTM Hà Nội. Riêng năm 2003, tỷ lệ này đạt 26%. Đến cuối năm 2003, số dư tiền gửi có kỳ hạn của khách
hàng tại các Ngân hàng ở Hà Nội sẽ đạt khoảng 37.466 tỷ đồng (TP Hồ Chí Minh có khoảng 23.500 tỷ đồng).
Bảng 5: Vốn huy động của hệ thống NHTM Hà Nội năm 1999-2003
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tổng vốn
huy động
55.390 74.456 98.159 122.107 144.100
Vốn có kỳ
hạn trên 12
tháng
13.43 21.601 22.043 24.233 37.466
Nguồn: NHNN chi nhánh Thành phố Hà Nội
Đặc điểm của nguồn vốn dài hạn của NHTM Hà nội là:
- Tuyệt đại đa số huy động được từ dân cư (chiếm khoảng 53%- 55% tổng nguồn tiền gửi từ dân cư).
Hà nội vừa là một địa phương có mức thu nhập đầu người cao vừa dẫn đầu cả nước về số dư tiền gửi tiết kiệm,
tuy chỉ có gần 2,85 triệu dân nhưng có đến 66.294 tỷ đồng tiết kiệm, trong khi đó TP Hồ Chí Minh có 5,47triệu
dân nhưng chỉ có 53.400 tỷ đồng tiết kiệm (nói cách khác, dân số Hà Nội chỉ bằng 50% dân số TP HCM, nhưng
lại có số dư tiết kiệm trong dân cao hơn 20% số dư tiết kiệm ccủa TP HCM). Nếu có những giải pháp thích hợp
đây chính là nguồn vốn dài hạn tiềm năng mà Ngân hàng có thể khai thác được trong tương lai.
- Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chủ yếu bằng ngoại tệ (chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn dài hạn).
Lý do chọn hình thức gửi ngoại tệ là do người dân tin tưởng vào sự ổn định của của ngoại tệ hơn VNĐ. Tuy
nhiên, số dư tiền tiết kiệm ngoại tệ trong năm 2002 và 10 tháng đầu năm 2003 có xu hướng giảm do lãi suất

VNĐ cao hơn.
Trước năm 2000 các NHTM huy động vốn dài hạn thông qua các hình thức: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn không được phát hành séc và không được thực hiện các dịch vụ thanh toán (chiếm khoảng 98%) và tiền gửi
có kỳ hạn của các TCKT và cá nhân (khoảng 2%). Từ năm 2000 đến nay, NHTM có thêm các hình thức huy
động vốn dài hạn thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu...
Số lượng vốn thu được qua việc phát hành giấy tờ có giá ngày càng tăng, đến cuối năm 2003 đạt khoảng 8.100
tỷ đồng trong số này có đến 56 % là tiền bán các loại chứng từ có giá kỳ hạn trên 12 tháng (TP Hồ Chí Minh
gần 6.000 tỷ đồng).
Trước nhu cầu ngày càng tăng mạnh về vốn trung và dài hạn, các NHTM đã sử dụng nhiều biện pháp
để thu hút nguồn vốn này, nhưng kết quả còn hạn chế. Hàng năm, vốn huy động dài hạn tuy tăng về số tuyệt
đối nhưng về tỷ trọng trong tổng nguồn huy động thì tăng không đáng kể. Sự thay đổi chủ yếu ở hình thái giá trị
tiền VND hoặc ngoại tệ hay thay đổi tính chất tiền gửi từ tiết kiệm có kỳ hạn dài, người dân có xu hướng
chuyển sang mua các loại giấy tờ có giá tuỳ theo sự hấp dẫn của lãi suất của mỗi hình thức trong từng thời kỳ.
II.3.2. Tình hình sử dụng vốn dài hạn
Từ năm 2000 đến nay do nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân tăng mạnh nên dư nợ cho
vay trung và dài hạn của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn có tốc độ tăng đáng kể, từ 38,4%/ tổng dư nợ (năm
2000) đến 43,5% tổng dư nợ cuối năm 2003, đạt 32.100 tỷ đồng, trong đó riêng dư nợ cho vay có kỳ hạn nợ từ
60 tháng trở lên đạt 18.901 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ cho vay dài hạn.
Bảng 6: Cho vay dài hạn của các NHTM Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tổng dư nợ 31.353 39.696 45.851 58.082 73.764
Dư nợ cho
vay dài hạn
12.138 15.561 18.396 25.704 32.100
Nguồn: NHNN chi nhánh Thành phố Hà Nội
Hà nội là địa phương dẫn đầu toàn quốc về tỷ trọng dư nợ cho vay và dài hạn trên tổng dư nợ (TP Hồ
Chí Minh tuy có số dư nợ cao nhất toàn quốc nhưng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đến cuối năm 2003 chỉ
chiếm gần 40%). Năm 2002, số dư nợ cho vay trung và dài hạn của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn (25,704 tỷ
đồng) lớn hơn cả tổng vốn đầu tư xã hội của toàn Thành phố (21.167 tỷ đồng).
Đối tượng cho vay dài hạn của Ngân hàng là tất cả các pháp nhân và cá nhân Việt Nam và nước ngoài

thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện vay. Tuy nhiên, trong những năm qua, đối tượng được vay chủ
yếu là các doanh nghiệp nhà nước (đặc biệt là các DNNN trung ương) và ngành nghề được đầu tư nhiều vốn dài
hạn nhất là công nghiệp và xây dựng.
Tỷ trọng dư nợ cho vay dài hạn của các DNNN hiện chiếm tới 82% tổng dư nợ cho vay dài hạn đối với
khu vực kinh tế trong nước. Trong những năm gần đây, Ngân hàng tập trung cho vay các dự án dự án trọng
điểm của Nhà nước, của các Bộ, ngành như: nhà máy khí-điện-đạm Cà Mau, nhà máy đuôi hơi Phú Mỹ, Cầu
trên tuyến đường sắt Hà nội-TP Hồ Chí Minh, các cầu Thanh Trì, Thuận Lý, Thuận Phước, Mai Dịch, dự án
Sân vận động Quốc gia, dự án vành đai 3 Pháp Vân-Mai Dịch, dự án đường Hỗ Chí Minh…Hầu hết các dự án
lớn của các Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Điện lực, Tàu thủy, Thép, Máy động lực Việt
Nam…đều có vốn trung và dài hạn của các Ngân hàng Hà nội. Bên cạnh đó để đáp ứng vốn cho nhu cầu công
nghiệp hoá- hiện đại hoá của Thủ đô các NHTM cũng triển khai cho vay nhiều dự án xây dựng mới, cải tạo và
nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp Thành phố như Công ty Cơ điện Trần Phú, Thạch Bàn, Kim
khí Thăng long, giấy Trúc Bạch, dệt len Mùa Đông, Dệt May Hà nội, cổ phần Hàng Hải, XNLH vận tải biển
pha sông Công ty Hasinco,... Có thể nói gần như tất cả các dự án trọng điểm quốc gia nào hoặc dự án nâng cao
năng lực công nghệ, mở rộng sản xuất nào của các DNNN Hà Nội cũng có vốn Ngân hàng tham gia.
Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng được các chi nhánh NHN0&PTNTchú ý với việc
cho vay phát triển sản xuất chè xuất khẩu và nội tiêu, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát
triển kinh tế đồi rừng…Tuy nhiên, tỷ lệ vốn dài hạn đầu tư cho lĩnh vực này còn rất ít ỏi.
Có thể nói vốn dài hạn của các NHTM đã góp phần quan trọng vào đầu tư phát triển nền kinh tế quốc
dân nói chung và hỗ trợ tích cực sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá Thủ đô cũng như giúp các DN tăng
cường năng lực công nghệ và phát triển hạ tầng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Hiệu quả này thể hiện qua mức
tăng trưởng GDP liên tục cao và mức tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng của Thành phố từ đầu thập
kỷ 90 đến nay.
II.3.3. Những vấn đề đáng chú ý trong việc khai thác và sử dụng vốn dài hạn
của các NHTM Hà Nội.
II.3.3.1. Vốn có kỳ hạn từ 2 năm trở lên chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số vốn huy động
Theo quy định về kỳ hạn nợ của Ngân hàng Nhà nước: tín dụng trung hạn là các khoản cấp tín dụng có
thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng và tín dụng dài hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn từ trên 60 tháng
trở lên. Như vậy, chỉ có các nguồn vốn huy động có kỳ hạn phù hợp với thời gian quy định trên mới có thể gọi
là vốn trung và dài hạn. (Ở Mỹ một công cụ vay nợ là ngắn hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là 1 năm hoặc ít

hơn và là dài hạn nêú kỳ hạn thanh toán của nó là 10 năm hoặc lâu hơn, Công cụ vay nợ có kỳ hạn thanh toán
giữa 1 năm và 10 được gọi là trung hạn). Nếu theo những tiêu chuẩn trên, các NHTM Việt Nam nói chung, ở
Hà nội nói riêng từ trước đến nay chưa huy động được vốn dài hạn, chủ yếu chỉ là vốn có kỳ hạn từ 12 tháng
đến 24 tháng. Hiện tại các Ngân hàng vẫn chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu nào để khơi tăng nguồn vốn dài
hạn. Nguyên nhân của tình hình là:
- Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển vững chắc, còn chứa đựng những nhân tố
biến động không lường trước được về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, phá sản…Vì vậy, việc gửi các khoản tiền tiết
kiệm với kỳ hạn ngắn thường được những người có vốn lựa chọn hơn để họ dễ dàng chuyển đổi mục đích sử
dụng vốn chuyển sang mua vàng, ngoại tệ, bất động sản… hơn là gửi tiết kiệm. Ví dụ, cuối tháng 10/2003 so
với ngày 9/11/2001 tỷ lệ tăng của giá vàng là 44,2%, trong khi đó giả dụ người có tiền gửi tiết kiệm từ tháng
9/2001 với kỳ hạn 36 tháng thì lãi suất họ nhận được sau 3 năm chỉ khoảng trên dưới 20%.
- Công cụ tài chính chủ yếu để thu hút vốn dài hạn của các NHTM hiện nay là các chứng chỉ tiền gửi
và trái phiếu, nhưng Hà nội chưa có thị trường thứ cấp cho giao dịch chứng khoán, nên những người có vốn
không muốn đầu tư vào các giấy tờ có giá dài hạn khó chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết.
- Người dân chưa tin tưởng hoàn toàn vào sự ổn định, bền vững của các Ngân hàng, đặc biệt là các
Ngân hàng cổ phần. Sự đổ vỡ của các Quỹ tín dụng đầu thập kỷ 90 tại Hà nội và việc phá sản của một số
NHTMCP ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua khiến người dân chưa hoàn toàn yên tâm khi quyết
định gửi tiền dài hạn vào Ngân hàng. Có thể cảm nhận được mức độ tín nhiệm này qua số liệu là 87% vốn dài
hạn là do các chi nhánh NHTM nhà nước huy động được.
- Do chưa lường trước được những biến động của nền kinh tế nói chung, biến động thị trường tài chính
nói riêng nên các NHTM cũng chủ yếu hướng vào huy động các nguồn vốn ngắn và trung hạn. Các NHTM cổ
phần chưa mạnh dạn huy động các nguồn vốn từ 3 năm trở lên vì khó huy động và vì sợ rủi ro về lãi suất. Hiện
trên địa bàn Hà nội chỉ có các NHTM nhà nước mạnh như hệ thống NH Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại
thương, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới huy động kỳ phiếu
trái phiếu từ 2 năm đến 5 năm, nhưng cũng không thường xuyên, họ chỉ phát hành khi chắc chắn có khách hàng
đã ký hợp đồng vay.
II.3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn trung và dài hạn của NHTM trên địa bàn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp,
chưa cao
Tuy dư nợ cho dài hạn của hệ thống NHTM Hà Nội ở mức khá cao nhưng phần lớn số vốn này cho
vay các dự án của Chính phủ, của các Tổng Công ty 90,91 triển khai tại các địa phương khác chứ không phải ở

Hà nội. Đây cũng chính là lý do tại sao dư nợ cho vay dài hạn của Hà Nội lại cao nhất toàn quốc như đã trình
bầy ở trên. Dư nợ cho vay dài hạn của NHTM đối với các DNNN do Thành phố quản lý tính đến đầu tháng
11/2003 chỉ đạt 950 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ cho vay dài hạn đối với DNNN. Số dư nợ cho vay các
doanh nghiệp dân doanh còn ít hơn nhiều. Đây là một con số rất thấp so với yêu cầu đầu tư phát triển của Thủ
đô hiện nay khi mà các doanh nghiệp đều thường xuyên thiếu cả vốn đầu tư và vốn lưu động, và doanh nghiệp
hầu như không có cơ hội tìm kiếm nguồn vốn dài hạn ở đâu ngoài Ngân hàng.
Tuy nhiên, có thể nói hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn không thiếu nguồn vốn để cho vay
dài hạn, có thể về cục bộ thì có một số Ngân hàng không có đủ vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu vay, nhưng tính
chung nếu cộng cả 31.000 tỷ đồng vốn có kỳ hạn dài trên 12 tháng với 30% vốn ngắn hạn được phép sử dụng để
cho vay trung và dài hạn thì nguồn vốn mà hệ thống Ngân hàng ở Hà Nội có thể dùng cho vay trung và dài hạn
đến cuối năm 2003 vào khoảng 62.000 tỷ đồng (trong khi đó dư nợ cho vay cho vay trung và dài hạn đến cuối
năm 2003 mới là 32.000 tỷ đồng – khoảng 50%). Nguyên nhân của vấn đề này có cả từ phía Ngân hàng và
khách hàng:
- Nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp nhà nước địa phương và doanh nghiệp dân doanh ở Hà
Nội chưa lớn. Những năm qua chúng ta đã nghe nhiều lời phàn nàn của DN về việc thiếu vốn, nhưng đó là vốn
ngắn hạn, vì phần lớn DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, chưa quen với tư duy quản lý và chiến lược kinh
doanh dài hơi, bên cạnh đó những thủ tục đầu tư còn phức tạp vì phải qua nhiều cấp xét duyệt, mất thời gian,
chi phí, cộng thêm vào đó là mặt bằng sản xuất không có, nên nhiều DN chỉ quan tâm đến thu hút lợi nhuận
nhanh chóng, ít nghĩ đến đầu tư trung và dài hạn. Doanh nghiệp dân doanh chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại, du lịch và dịch vụ (chiếm đến 57 % tổng số DN đăng ký theo Luật Doanh nghiệp) sử dụng ít lao
động và ít vốn.
- Một số DN có nhu cầu vay thì lại không có đủ điều kiện vay: Không đủ tỷ lệ vốn tự có tối thiểu (20%
trong tổng nhu cầu vay), không có tài sản bảo đảm tiền vay hoặc có tài sản nhưng không có giấy tờ hợp pháp để
bảo đảm khoản vay. Khả năng xây dựng các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hạn chế, nên các dự
án khi Ngân hàng xem xét thường thấy không khả thi và có hiệu quả thì Ngân hàng không cho vay. Đây cũng
là một thực tế và là quy luật tất yếu của các hoạt động kinh doanh tiền tệ và cơ chế thị trường.
- Lãi suất cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng cao so tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo
nguyên lý chung, thời hạn huy động và cho vay càng dài khả năng rủi ro càng lớn nên lãi suất càng cao. Trong
thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mạnh sang kinh tế thị trường thì sự thiếu ổn định, khó lường là điều
không thể tránh khỏi. Vì vậy, cả về phía Ngân hàng và khách hàng đều có những khó khăn trong việc đẩy mạnh

huy động và sử dụng vốn dài hạn. Hiện nay việc áp dụng lãi suất cho vay trung-dài hạn của các Ngân hàng
thường tính trên cơ sở lãi suất huy động trái phiếu kỳ hạn 2 hoặc 3 năm cộng với biên độ giao động từ 1,5% đến
2%/năm. Ví dụ, NHCT Việt Nam đang huy động trái phiếu kỳ hạn 2 năm, lãi suất 8,5%/năm cộng với 2%/năm
biên độ giao động khiến lãi suất cho vay trung và dài hạn của NHTM lên tới 0,81%-0,82%/ tháng khó cho
doanh nghiệp có thể vay được.
- Khả năng thẩm định các dự án, phương án sản xuất-kinh doanh của nhiều Ngân hàng còn hạn chế nên
Ngân hàng không dám cho vay một số dự án lớn. Các chi nhánh NHTM nhà nước giành nhiều vốn huy động
trên địa bàn để điều chuyển vốn trong hệ thống hưởng phí điều chuyển, các chi nhánh NHTM cổ phần, đặc biệt
là các Chi nhánh có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh thì huy động chủ yếu để chuyển vào đầu tư trong Nam. Tỷ
lệ sử dụng vốn để cho vay và đầu tư của các chi nhánh NHTM nhà nước chỉ đạt khoảng 43%/ tổng nguồn huy
động của họ.
II.3.3.3. Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay khiến các NHTM dễ phải
đối mặt với nguy cơ rủi ro thanh khoản
Có đến 98 % vốn được gọi là có kỳ hạn dài của các NHTM Hà Nội là vốn từ 12 tháng đến 36 tháng,
trong khi số dư cho vay dài hạn đến cuối năm 2003 dự kiến sẽ đạt gần 19.000 tỷ đồng. 100% vốn để cho vay
dài hạn (kỳ hạn cho vay từ 60 tháng trở lên) của Ngân hàng là từ các nguồn: Vốn ngắn hạn được sử dụng để cho
vay trung và dài hạn theo tỷ lệ do Thống đốc NHNN quy định theo từng thời kỳ (hiện nay tỷ lệ này đối với các

×