Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.96 KB, 14 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
TẬP TRUNG TỈNH BẮC NINH
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1.1. Định hướng phát triển ngành
2.1.1.1. Nông, lâm nghiệp
Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn để đẩy nhanh tốc độ phát
triển nông nghiệp, chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá có
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt,
tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản. Phát triển nông nghiệp gắn với việc xây dựng
nông thôn mới, kinh tế phát triển, văn minh, lành mạnh.
Đẩy mạnh sản xuất lương thực nhằm bảo đảm an toàn vững chắc lương
thực. Phấn đấu năm 2010 đạt 500.000 tấn, lương thực bình quân đầu người là
500kg, diện tích lúa 79.000 ha, năng suất lúa 61 tạ/ha/vụ, cây công nghiệp
ngắn ngày 6500 ha, rau đậu các loại 15000 ha.
Trong trồng trọt chú trọng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất,
có kế hoạch sử dụng đất hợp lý để phát triển các loại cây trồng có hiệu quả
kinh tế cao, mở rộng diện tích lúa mùa sớm. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng vụ
đông theo hướng phát triển cây lạc thu đông, khoai tây và các cây rau cao cấp.
Tiếp tục phát triển lúa xuân muộn và gieo cấy các giống lúa mới có năng suất,
chất lượng cao. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để nhanh chóng hình thành
vùng lúa hàng hoá, vùng cây trồng có giá trị và xuất khẩu như dưa chuột,
ớt, tỏi, lạc…Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các đơn vị dịch vụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá: phát triển mạnh đàn
bò lấy thịt và sữa; phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc; nuôi cá giống mới có
năng suất, chất lượng cao, phát triển nuôi cá đồng trũng và các con đặc sản
theo kiểu trang trại chăn nuôi công nghiệp; phát triển trồng dâu để sản xuất tơ
tằm xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010: đàn bò: 52.000 con , tăng 22% ; đàn


lợn: 550.000 con, tăng 31%; gia cầm: 4,5 triệu con , tăng 28,6%; sản lượng cá:
10.000 tấn, tăng 47,6% so với năm 2000.
2.1.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Cải tạo và đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất,
khai thác một cách có hiệu quả các cơ sở công nghiệp hiện có .
Phát triển công nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp nông thôn. Hình thành và
phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề như: Đa Hội, Phong
Khê, Đồng Kỵ, Đình Bảng, Đại Bái, Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Thanh Khương,
Táo Đôi, Đại Phúc. Có cơ chế hỗ trợ để phát triển các làng nghề truyền thống,
ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và phát triển sản xuất các
mặt hàng có lợi thế của địa phương như: giấy, gỗ mỹ nghệ, sắt thép, tơ tằm,
giày thể thao, may mặc, gạch ốp lát, kính xây dựng, chế biến tinh bột nông sản
thực phẩm, dược liệu, nước giải khát, thức ăn gi a súc, bao bì nhựa, chế tạo phụ
tùng, lắp ráp xe máy, điện tử và điện lạnh.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ,hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp Tiên Sơn. Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Cùng với Tổng Công ty điện lực Việt Nam xây
dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động trạm biến thế trung gian Đông Bình (Gia
Bình), từng bước triển khai đầu tư cải tạo lưới điện thị xã Bắc Ninh và các
huyện trong tỉnh.
2.1.1.3. Các ngành dịch vụ
Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình mới bao gồm
cả dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm thương mại Bắc Ninh; Các
cụm Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ ven các đường
quốc lộ, tỉnh lộ. Củng cố thương nghiệp quốc doanh ở thị xã và các thị trấn,
đồng thời khuyến khích thương nghiệp ngoài quốc doanh, mở rộng mạng lưới
chợ nông thôn. Tăng cường công tác quản lý thị trường chống trốn, lậu thuế, sản
xuất và lưu thông hàng giả.

Tranh thủ mọi nguồn vốn, từng bước đầu tư khu du lịch, nghỉ cuối tuần:
Đền Đầm (Từ Sơn), Phật Tích (Tiên Du), Đồng Trầm (Thị xã Bắc Ninh), Trùng
tu các di tích lịch sử như: Luy Lâu, cụm di tích Lăng Kinh Dương Vương, Đền
Đô, Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp. Thực hiện dịch vụ hoá và xã hội hoá các dịch
vụ văn hoá, thể dục, thể thao, vui chơi giải nhằm từng bước tăng trưởng kinh tế
dịch vụ. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để tăng tỷ trọng dịch vụ
trong cơ cấu GDP.
Tăng khối lượng, nâng cao chất lượng và an toàn trong vận tải hành
khách, hàng hoá trên cả đường bộ, đường sông. Tiếp tục hiện đại hoá thông tin
liên lạc, mở rộng dịch vụ điện thoại thuê bao, phấn đấu đến năm 2007 có 6,5
máy điện thoại trên 100 dân.
Phát triển các dịch vụ đa dạng như: dịch vụ thông tin, tư vấn kỹ thuật công
nghệ, tài chính, ngân hàng, pháp luật, tư vấn tìm kiếm mở rộng thị trường, tư
vấn phát triển sản xuất, kinh doanh
2.1.1.4. Văn hoá - xã hội
* Sự nghiệp giáo dục - đào tạo
Phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện mục
tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"; có chính sách và
cơ chế khuyến khích để tạo nguồn lực góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới
và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá .
Phát triển giáo dục mầm non, tăng tỷ lệ trẻ em được chăm sóc ở các nhà
trẻ, nhóm trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh công tác xây
dựng trường chuẩn quốc gia trong các ngành học, cấp học. Mở rộng và nâng
cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học, dạy nghề.
Tăng cường cơ sở vật chất trường học, phấn đấu đến năm 2010 có 100%
số phòng học phổ thông được xây dựng kiên cố. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng
về mọi mặt đối với đội ngũ giáo viên các cấp. Có chính sách hỗ trợ đối với các
em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
* Sự nghiệp y tế , chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ

truyền, lấy chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng bệnh làm trọng tâm, xã hội
hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhằm nâng cao thể lực
và tuổi thọ trung bình cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về
y tế. Bảo vệ, chăm sóc và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phòng
chống AIDS và các bệnh xã hội khác.
Tranh thủ mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh,
từng bước đầu tư nâng cấp các bệnh viện huyện, các trạm y tế xã. Nâng cao chất
lượng khám và chữa bệnh, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu. Tiếp tục
thực hiện mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã
hội.
* Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao
Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phát triển và nâng
cao chất lượng hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin, báo chí đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về đời sống tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động phong trào văn hoá
cơ sở, nhất là việc xây dựng gia đình, khu phố và làng văn hoá mới. Đẩy mạnh
phong trào văn nghệ quần chúng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá
quan họ, hướng dẫn hoạt động lễ hội truyền thống. Xây dựng và đổi mới hoạt
động: phát hành sách, bảo tồn, bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, thông tin lưu
động.
Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ những người
làm công tác văn hoá, văn nghệ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài
năng văn hoá, văn nghệ.
Thường xuyên tu tạo, bảo tồn các di tích văn hoá, di tích lịch sử và cách
mạng. Từng bước nâng cao chất lượng các lĩnh vực: Phát thanh, truyền hình,
báo chí theo hướng thông tin rộng rãi, đa dạng có tác dụng giáo dục sâu sắc về
nhiệm vụ chính trị và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
* Giải quyết việc làm và chính sách xã hội
Thực hiện được mục tiêu phát triển và chuyển dịch kinh tế nêu trên sẽ là
phương hướng cơ bản để giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian

tới. Vì vậy phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để khuyến khích mọi thành
phần kinh tế phát triển và mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm mới. Quan tâm
đầu tư và xã hội hoá các loại hình đào tạo nghề cho người lao động, phấn đấu
đến 2010 có 38% số lao động được đào tạo nghề cơ bản, chủ động đáp ứng
nhu cầu lao động có tay nghề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực hiện tốt chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và xoá đói giảm
nghèo, phấn đấu đến năm 2010, giảm hộ nghèo xuống còn 4,5%.
2.1.2. Định hướng đầu tư xây dựng và phát triển đô thị
2.1.2.1. Đầu tư xây dựng các đô thị

×