Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị trường ở nước ta và những giải pháp pháp lý nhằm hạn chế, khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.77 MB, 200 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ TH Ị THANH TÂM

GIAO KẾT TRỤC LỢI TRONG NỂN k i n h t ê
THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP
PHÁP LÝ NHẰM HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC
Chuyên ngành:

Luật Kinh tế

Mã số:

62-38-50-01

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. Tiến sĩ Nguyễn Minh Mẫn
2. Tiến s ĩ Dương Thanh Mai
T HƯ VI ỆN
ì ^ ° ^ G Đ A i H O C L l j  ĩ HA NOI

'■ ụò N G Đ Ỏ c _ _ ý n l n

Hà Nội - 2007




Lời cam đoan
"Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong Luật án là trung thực. Nhữhg kết luận khoa
học của Luận án chưâ từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác."

rr / _ _• 2

Tác giá

Vũ Thị Thanh Tâm


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Tổ chức các nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

BKS

Ban Kiểm sốt

CP

Cổ phần

Cty


Cơng ty

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DN

Doanh nghiệp

đ

V iệt Nam đồng



Giám đốc

GKTL

Giao kết trục lợi



Hợp đổng

HĐQT

Hội đồng quản trị


HTX

Hợp tác xã

ICB

Ngân hàng Công thương

NH

Ngân hàng

NHTM CP

Ngân hàng Thương mại c ổ phần

NS

Ngân sách

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PL

Pháp luật

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UBND

u ỷ ban nhân dân

XHCN

X ã hội chủ nghĩa

XNK

X uất nhập khẩu

VCB

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giói


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU


1

CHƯƠNG 1. NHŨNG VAN đ ề l ý l u ậ n v ề g ia o KÊT t r ụ c l ợ i

11

TRONG KINH DOANH
1.1. Khái niệm, bản chất và nguyên nhân của giao kết trục lợi

1Ị

1.2. Phân loại giao kết trục lợi, những tác động tiêu cực về mặt kinh

28

tế - xã hội của giao kết trục lợi
1.3. Pháp luật phòng, chống giao kết trục lọi

37

Kết luận Chương 1

60

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIAO KẾT TRỤC LỢI VÀ PHÁP LUẬT VỀ

62

PHÒNG, CHỐNG GIAO KÊT TRỤC LỢI Ở VIỆT NAM
2.1. Các quy định pháp luật hiện hành về phòng, chống giao kết trục


62

lợi
2.2. Các dạng thức giao kết trục lọi chủ yếu
2.3. Những hạn chế của pháp luật kinh tế hiện hành với

73
vấn đề

116

phòng, chống giao kết trục lợi
Kết luận Chương 2
CHUƠNG 3. PHƯƠNG HUỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ c ơ BẢN NHẰM

144
146

PHÒNG, CHỐNG GIAO KÊT TRỤC LỢI
3.1. Phương hướng cơ bản phòng, chống giao kết trục lợi

146

3.2. Một số giải pháp pháp lý cơ bản nhằm hạn chế, ngăn ngừa giao

157

kết trục lọi
Kết luận Chương 3


189

KẾT LUẬN

190

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

192

CƠNG TRÌNH NGHIÊN c ú u ĐÃ CÔNG B ố CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

195

ĐẾN LUẬN ÁN


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN c ú ư ĐỀ TÀI
Trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp,
không phải lúc nào chủ sở hữu cũng có thể tự mình tiến hành các hoạt động để
mang lại lợi ích cho mình, mà chủ yếu là phải thực hiện thông qua người đại
diện, người được uỷ quyền. Kinh tế càng phát triển, quy mô doanh nghiệp
càng lớn, thì hoạt động uỷ quyền càng tăng. Bởi vậy, luôn tồn tại nguy cơ
khách quan là người đại diện cố tình xâm hại lợi ích của chủ sở hữu, thông
qua việc làm sai lệch thông tin tài chính, điều chỉnh hợp đồng để vụ lợi. Bằng
vị thế của mình trong cơng ty, người được giao quản lý có thể thực hiện các

giao dịch tư lợi, giao dịch nội gián để mang lại quyền lợi riêng cho bản thân;
ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự với các doanh nghiệp có mối quan hệ với
họ, chuyển dịch lợi ích, cơ hội kinh doanh từ cơng ty họ đang quản lý sang
doanh nghiệp khác mà ở đó họ có nhiều lợi ích...
Nói cách khác, trong mối quan hệ luật pháp giữa chủ sở hữu và người
đại diện, các Giám đốc doanh nghiệp, các cá nhân được uỷ quyền có thể lạm
dụng chức vụ vì lợi ích cá nhân, đi ngược lại với lợi ích của số đơng, của chủ
thể mà mình đại diện, để trục lợi.
Trước đây, trong cơ chế tập trung, hợp đồng kinh tế thường được ký kết
theo kế hoạch, với những nội dung được định sẵn. Kinh tế thị trường mở ra
nhiều hình thức sở hữu, nhiều loại hình doanh nghiệp, hợp đồng được giao kết
rộng rãi, thể hiện đầy đủ hơn quyền tự chủ, tự do kinh doanh. Thế nhưng,
nhiều chủ thể tham gia giao dịch kinh doanh (đặc biệt là các Giám đốc doanh
nghiệp nhà nước) đã lợi dụng cơ chế này để ký kết các hợp đồng khơng phải
với mục đích mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mình, mà là để chuyển dịch
và hợp thức hoá việc chuyển dịch tài sản của Nhà nước, của tập thể sang chủ
thể khác, cùng nhau hưởng lợi cá nhân. Các giao kết như thế xảy ra rất nhiều
và xuất hiện trong tất cả các vụ án kinh tế lớn như "Tamexco", "Dệt Nam


2

Định", "Epco - Minh Phụng", "Mai Văn Huy", "Lã Thị Kim Oanh", "Dầu khí
Vũng Tàu"... nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa có các giải pháp
hạn chế, ngãn ngừa. Nó ảnh hưởng xấu đến hoạt động doanh nghiệp và sự
phát triển lành mạnh của nền kinh tế, khiến cho chưa bao giờ Đảng ta, Nhà
nước ta lại phải tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống thất thoát
kinh tế một cách cấp thiết như hiện nay, mà vấn đề bức xúc nhất, như Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ ra là: "Vừa qua, những
người lãnh đạo chủ chốt trong các doanh nghiệp nhà nước, được Nhà nước tin

cậy, mở rộng quyển hạn và tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo
trong sản xuất, kinh doanh. Điều đó dẫn đến ở một số nơi diễn ra sự lạm dụng
quyền hạn, lợi dụng sơ hở của Nhà nước, mưu lợi cá nhân, cục bộ"[5].
Hàng loạt các vụ án xâm phạm tài sản của Nhà nước, của nhân dân, xảy
ra ở khắp mọi vùng, miền của đất nước đều chứa đựng yếu tố này. Các hành vi
vi phạm tập trung vào một số lĩnh vực trọng yếu, như hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt
động đầu tư xây dựng của các cơ quan nhà nước và các hình thức góp vốn liên
doanh, liên kết... V iệc chuyển dịch tài sản, tiền bạc từ các doanh nghiệp nhà
nước sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh diễn ra trầm trọng. Doanh
nghiệp kinh doanh lỗ thì Nhà nước chịu, lãi thì một nhóm người chia nhau.
Ơng Nicholas Stem, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới cho rằng, thách
thức trong phát triển của Việt Nam hiện nay không phải nằm ở các chỉ số kinh
tế. Đánh giá của WB về bốn khía cạnh quản trị điều hành là: ổn định chính trị;
Nhà nước pháp quyền; hiệu quả hoạt động Chính phủ và kiểm sốt tham
nhũng thì Việt Nam cho thấy đã đi đầu trong lĩnh vực thứ nhất, nhưng chậm
hơn các nước khác ở ba lĩnh vực sau, cả ba lĩnh vực sau Việt Nam đều đứng
cuối bảng xếp hạng 12 nước Đông Nam Á [58, 22.5.02]. Năm 2005, chỉ số nhận
thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã xếp Việt Nam ở mức 2,6
điểm trên thang điểm 10, trong đó 10 tương ứng với tiêu chuẩn liêm chính cao


3

nhất. Hầu hết các nước trong khu vực đều được điểm cao hơn, kể cả Malaysia
(5,1), Hàn Quốc (5,0), Thái Lan (3,8), Lào (3,3)-» [23, tr52]. Đó là những thơng
số rất đáng lo ngại, Lê Nin cũng đã từng cảnh báo: Nếu các Đảng cộng sản
cầm quyền không thành công trong việc chống tham nhũng, thì sớm muộn
cũng sẽ thất bại trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới [52,21.5.02].
Có thể thấy, những tiêu cực kinh tế từ khi chúng ta chuyển sang xây

dựng kinh tế thị trường (theo định hướng xã hội chủ nghĩa), đã thay đổi lớn về
mức độ và cách thức thực hiện, trong khi đó chúng ta vẫn còn dùng những giải
pháp cũ, "phương thuốc" cũ cho căn bệnh mới. Nó là nguyên nhân quan trọng
nhất dẫn đến việc chưa đẩy lùi, chấm dứt được tình trạng này. Thực trạng đó
địi hỏi phải có sự nghiên cứu đầy đủ, dưới góc độ khoa học luật học, về các
dạng thức tiêu cực kinh tế, làm rõ "con đường" chủ yếu đã được sử dụng để
chuyển dịch tài sản của Nhà nước, của xã hội trong thời gian qua; đánh giá
hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật hiện hành; đối chiếu với quy
định pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới để bổ sung, sửa đổi
và khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho
một thị trường hoạt động năng động nhưng lành mạnh, kiểm soát được các
hành vi giao dịch nội gián, tham nhũng, chuyển dịch lợi ích bất hợp pháp...
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện chuyển đổi nền
kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, nhưng chúng ta lại chưa kịp thời tổng kết thực
tiễn để làm cơ sở khi đưa ra các quyết định, chủ trương cũng như các giải pháp
pháp lý phù hợp, dẫn đến tình trạng tham nhũng tràn lan; vốn và tài sản của
Nhà nước thất thốt nghiêm trọng... Đó là những khó khăn, thách thức mà
chúng ta đang phải đối diện và tất yếu phải vượt qua.
Nhằm giải quyết yêu cầu bức xúc này của Nhà nước và xã hội, tôi đã
chọn vấn đề: "Giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị trường ở nước ta và những
giải pháp pháp lý nhằm hạn chế, khắc phục" làm đề tài nghiên cứu cho luận án
tiến sĩ luật học của mình.


4

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú u ĐÊ TÀI
Ở mỗi nước, mỗi nền kinh tế, các hình thức giao kết trục lợi được bộc lộ
khác nhau về tính chất và mức độ, vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này cũng
được đề cập theo nhiều phương diện khác nhau.

Dưới góc độ nghiên cứu về hành vi tiêu cực kinh tế thông qua giao kết
hợp đổng, các nhà nghiên cứu đã tập trung làm sáng tỏ những nguyên tắc pháp
lý để bảo vệ quan hệ hợp đổng, trong đó có việc chống lợi dụng tư cách đại
diện khi thực hiện giao dịch để trục lợi. Trên tinh thần đó, lý luận về hợp đồng
của các nước trên thế giới đã phát triển theo hướng tôn trọng tự do giao kết
hợp đổng, nhưng phải bảo đảm trật tự pháp luật, bảo vệ lợi ích cơng, khơng
cho phép thực hiện những giao kết bất bình đẳng, làm phương hại đến lợi ích
hợp pháp của chủ thể khác. Ở Việt Nam, trong cơng trình "Pháp luật về hợp
đồng", tác giả Nguyễn Mạnh Bách đã đề cập đến các trường hợp khiếm khuyết
của hợp đồng như: khiếm khuyết về sự thỏa thuận, khiếm khuyết về sự bình
đẳng, về năng lực hưởng quyền, về sự thống nhất ý ch í... Trong đó, khiếm
khuyết về sự thống nhất ý chí chính là trường hợp dẫn đến giao kết trục lợi [1].
Tiến sỹ Lê Thị Bích Thọ trong nghiên cứu về "Hợp đồng kinh tế vô hiệu và
hậu quả pháp lý..." đã đề cập nhiều dạng tiêu cực trong quan hệ hợp đồng
như: hợp đồng giả tạo, hợp đồng có mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật
và đạo đức xã hội... [39] đó đều là những dạng thức phổ biến của giao kết trục
lợi. Tuy nhiên, các cơng trình này chủ yếu là nghiên cứu pháp luật về hợp
đồng, vấn đề giao kết trục lợi không được đề cập một cách trực tiếp.
Dưới góc độ nghiên cứu về hành vi trục lợi, chuyển dịch bất hợp pháp
lợi ích giữa các chủ thể trong kinh doanh, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã
có nhũng phân tích làm rõ các dạng thức giao kết trục lợi và những biểu hiện
của nó. Giáo sư Aoki Masahiko của Đại học Stanford (Mỹ) đã làm nổi bật
dạng hành vi này qua nghiên cứu về tình trạng mà ơng gọi là "khống chế


5

người bên trong". Khái niệm này lần đầu tiên do ông nêu ra tại hội thảo quốc
tế về "Cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc" (tháng 8/1994), để chỉ việc
những người nắm quyền quản lý kinh doanh, xâm phạm quyền thu lợi của

người xuất vốn, từ đó thu lợi riêng cho mình [44,111]; Giáo sư Mushtag H.
Khan trong nghiên cứu về Các loại hình giao dịch tham nhũng, đã chỉ ra tình
trạng nguy hại và phổ biến này ở các nước đang phát triển [19, trl7]. Trong một
công trình nghiên cứu về Các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc,
nhà nghiên cứu Hổng Vĩ đã chỉ ra một số biểu hiện của các hình thức giao kết
trục lợi, làm chuyển dịch tài sản nhà nước ở Trung Quốc như tình trạng thất
thốt cơng sản trong quan hệ giao dịch ở doanh nghiệp nhà nước; việc góp vốn
hoặc đầu tư theo danh nghĩa tập thể để mưu lợi cá nhân; hình thức "một nhà
hai chế độ", bố là lãnh đạo xí nghiệp sở hữu tập thể, con là chủ doanh nghiệp
tư nhân, kết quả là làm giàu tư nhân, làm nghèo cơng doanh... [42, 139]. Ở các
cơng trình này, giao kết trục lợi cũng không được đề cập trực diện và đầy đủ,
mà chỉ được nghiên cứu trong tổng thể các vấn đề về chống tham nhũng.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về giao kết trục lợi được đặt ra khá muộn.
Năm 1998, tôi đã bước đầu nghiên cứu vấn đề này trong luận án thạc sĩ Luật.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án thạc sỹ, vấn đề giao kết trục lợi mới chỉ
tập trung nêu ra một số dạng thức điển hình vào thời điểm đó, chưa có điều
kiện nhìn nhận một cách đầy đủ như sau này. Vấn đề lý luận chưa có điều
kiện đi sâu. Những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực
chưa có điều kiện tìm hiểu. Việc đánh giá hiệu quả điều chỉnh pháp luật chưa
có được một cách nhìn tổng thể...
Năm 2000, trên Thời báo Kinh tế, tác giả Lê Minh Tồn có bài viết về
“Cơng khai hố giao dịch tư lợi và lợi ích” phân tích về các giao dịch dễ xẩy
ra xung đột về quyền lợi. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ trao đổi kinh nghiệm của
các nước, không đề cập thực tế Việt Nam. Việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt
Nam được quan tâm nhiều hơn vào các năm 2004, 2005, khi mà Luật Doanh


6

nghiệp mới đang được soạn thảo. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Luật gia Cao Bá

Khốt... có một số bài phân tích đăng trên các báo về tình trạng lạm dụng vị
thế và quyền lực được giao ở các cấp quản lý để chiếm đoạt tài sản của chủ sở
hữu là Nhà nước, mà phổ biến là việc thực hiện giao dịch với những người có
liên quan, với các điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp nhà nước, lấy đi các cơ
hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Gần đây, khi tình trạng trục lợi xẩy ra trầm trọng với mức độ tinh vi,
nguy hiểm, đã có thêm nhiều bài viết về vấn đề này, nhưng chủ yếu ở dạng
phỏng vấn các nhà nghiên cứu, như các bài “Doanh nghiệp ‘ngoài khơi’ bơi
trên doanh nghiệp nhà nước” của Quang Thiện phỏng vấn PGS.TS Phạm Duy
Nghĩa, “Kiểm sốt cơng ty gia đình ra sao” của Nhật Linh phỏng vấn Nguyễn
Đình Cung [58]... Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng tham gia làm rõ vấn đề này
qua các bài viết về “M âu thuẫn lợi ích”, “Vì sao doanh nghiệp nhà nước kém
hiệu quả?". Ơng cho rằng, mâu thuẫn lợi ích xuất hiện thường xuyên trong
cuộc sống và nếu xử lý khơng khéo, có thể gây ra những vấn đề đạo đức, ảnh
hưởng hoạt động lành mạnh của các tổ chức, cũng như của toàn xã hội và
khẳng định có những chính sách tồi khuyến khích mâu thuẫn lợi ích phát
triển, mà việc biến nhà cơng thành nhà tư là một thí dụ điển hình [49b, 11]
Có thể thấy, các hình thức giao kết trục lợi trong kinh tế thị trường diễn
ra phong phú, phức tạp và tương đối mới mẻ đối với chúng ta, nhiều hình thức
khơng thể xuất hiện trong cơ chế kinh tế kế hoạch hố trước đây. Vì vậy, chưa
có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện. Các bài viết về vấn đề
này cũng chỉ mới dừng lại ở các bài báo ngắn. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên
đặt vấn đề nghiên cứu dưới góc độ của pháp luật kinh tế, để giải quyết vấn đề
hạn chế và ngăn ngừa giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.

3. MỰC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ CỦA LUẬN ÁN
Mục đích của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chủ yếu về
giao kết trục lợi trong kinh doanh; nhận diện hành vi giao kết trục lợi, những



7

hình thức, cách thức biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam,
trên cơ sở đó, đưa ra phương hướng và giải pháp pháp lý cơ bản để hạn chế,
ngăn ngừa tình trạng này, tạo tiền đề cho việc xây dựng một môi trường kinh
doanh lành mạnh để phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.
Vấn đề chống giao kết trục lợi có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ
như dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, thậm chí là dân chủ, đạo đức học...
tuỳ theo mục đích và phương pháp tiếp cận của người nghiên cứu. Nhưng
những cách tiếp cận khác nhau đó cũng đều nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần
nghiên cứu là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư - một vấn đề pháp
lý. Luận án hướng tới mục tiêu làm rõ hành vi chuyển dịch lợi ích của chủ sở
hữu thơng qua hoạt động uỷ quyền trong kinh doanh để đưa ra những ràng
buộc pháp lý, nhằm làm cho hành vi giao kết trục lợi khơng có cơ hội xẩy ra,
khó có mơi trường, điều kiện thực hiện.
Để đạt được mục đích đó, luận án có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giao kết trục lợi trong kinh
doanh, làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý, những đặc trưng cơ bản và nguyên
nhân phát sinh, phát triển của nó.
- Phân tích, đánh giá, nhận dạng các hình thức giao kết trục lợi chủ yếu
ở Việt Nam từ khi chúng ta chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường đến nay.
- Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hiện hành về
vấn đề phòng, chống giao kết trục lợi, làm rõ những mặt tích cực và hạn chế.
- Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới và trong
khu vực đối với việc phòng ngừa giao dịch tư lợi.
- Xác định phương hướng và các giải pháp pháp lý cơ bản nhằm hạn
chế, khắc phục tình trạng giao kết trục lợi trong kinh doanh.
4. PHẠM VI NGHIÊN CÚƯ CỦA LUẬN ÁN
Giao kết trục lợi là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp
luật. Với mục đích nghiên cứu như đã đặt ra ở trên, luận án giới hạn phạm vi



8

nghiên cứu ở những vấn đề pháp luật điều chỉnh về quan hệ đầu tư, kinh
doanh, chủ yếu như: quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong giao dịch kinh
doanh, trách nhiệm của giám đốc và những người được trao quyền; về điều
kiện tiến hành giao kết và thực hiện các hợp đồng để tránh xung đột lợi ích; về
việc đảm bảo thông tin, minh bạch và xây dựng cơ chế thực thi, cơ chế giám
sát tài chính, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Luận án có đề cập đến các quy định pháp luật trên các lĩnh vực khác,
nhưng chỉ để nhằm đạt sự thống nhất chung, nâng cao hiệu quả điều chỉnh và
làm rõ hơn vị trí, vai trò của luật kinh tế trong hệ thống các quy định của pháp
luật về phòng, chống giao kết trục lợi.
Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ luật học, lại là luận án đầu tiên
ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này, tác giả ý thức rằng khơng có điều kiện
và chưa thể giải quyết được hết mọi khía cạnh liên quan đến giao kết trục lợi.
Những vấn đề cần được nghiên cứu chuyên sâu hơn sẽ được tiếp tục giải quyết
ở các cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý tiếp theo sau này.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ
Phương pháp luận khoa học được sử dụng trong cả quá trình nghiên cứu
luận án là chủ nghĩa Mác - Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
thể hiện qua việc đảm bảo tính khách quan, chính xác, hiện thực của những
vấn đề được nêu ra; xem xét sự việc một cách tồn diện, trong mối quan hệ
gắn bó, hữu cơ với nhau để thấy đúng bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.
Luận án còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp như:
Phương pháp xã hội học, phỏng vấn các nhà quản lý, các giám đốc doanh
nghiệp, các nhà kinh doanh. Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương
pháp được sử dụng khá nhiều trong luận án để tìm ra những mối liên hệ cơ
bản, nhằm nhận thức sự vật trong một thể thống nhất. Phương pháp quy nạp và

diễn dịch, đi từ cái riêng đến cái chung. Phương pháp so sánh pháp luật được
sử dụng để tìm ra những điểm đặc thù, phù hợp hoặc hạn chế trong hệ thống


9

pháp luật hiện hành về vấn đề chống tiêu cực kinh tế thông qua giao dịch hợp
đồng. Những kinh nghiệm, những thành tựu khoa học pháp lý trong hệ thống
pháp luật của các nước khác được tham khảo và đề xuất tiếp thu, học tập để
hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống các giao kết trục
lợi. Đặc biệt, việc nghiên cứu của luận án dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa lý
luận và thực tiễn trong q trình phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THựC TIÊN CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các nhà lập pháp tham
khảo để hoàn thiện pháp luật về kinh tế, nhất là pháp luật về quản trị doanh
nghiệp, quản lý công sản... Luận án cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà
hoạch định chính sách, những người quản lý doanh nghiệp. Các kết quả
nghiên cứu của luận án cũng rất hữu ích cho công tác học tập, nghiên cứu
giảng dạy ở các cơ sở đào tạo về khoa học pháp lý, quản trị kinh doanh.
7. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án có những đóng góp mới sau:
(i) Là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống
vấn đề giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Luận án đã đưa
ra khái niệm về giao kết trục lợi trong kinh doanh, làm rõ bản chất, đặc trưng
của hành vi giao kết trục lợi trong hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp;
làm rõ các yếu tố tạo nên giao kết trục lợi để đi đến khẳng định giao kết trục
lợi luôn tồn tại trong nền kinh tế. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế, ngăn
ngừa, kiểm sốt nó và đó là vai trò, nhiệm vụ của pháp luật kinh tế.
(ii) Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tồn
diện và sâu sắc các hình thức, dạng thức giao kết trục lợi ở Việt Nam, từ khi

chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường cho đến nay.
Từ nghiên cứu đó, đã đưa ra được luận cứ có tính thuyết phục rằng:
phương thức chủ yếu được sử dụng để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của
nhà nước, của xã hội trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở Việt Nam chính là các
hình thức giao kết trục lợi thông qua quan hệ hợp đồng kinh tế. Kết luận này


10

giúp cho cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, tiêu cực kinh tế đi
đúng trọng tâm hơn.
(iii) Luận án phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về hiệu
quả điều chỉnh của các quy phạm pháp luật kinh tế trong hệ thống pháp luật
Việt Nam hiện hành về vấn đề phòng, chống giao kết trục lợi. Chỉ ra những
mặt còn hạn chế trong các quy định pháp luật cụ thể, cũng như trong quan
điểm, phương pháp điều chỉnh.
(iv) Luận án đã phân tích, giới thiệu những chuẩn mực quốc tế và kinh
nghiệm các nước trên thế giới, trong khu vực về phòng, chống giao dịch tư lợi,
bảo vệ nhà đầu tư và môi trường kinh doanh. Làm cứ liệu khoa học tham khảo
cho q trình hồn thiện hệ thống pháp luật có liên quan ở Việt Nam.
(v) Luận án đã xây dựng phương hướng và các giải pháp pháp lý cơ bản
nhằm hoàn thiện pháp luật về chống giao kết trục lợi ở Việt Nam.
Với phương pháp nghiên cứu khách quan, bám sát thực tiễn, luận án
. minh chứng các tiêu cực kinh tế không thể bị loại bỏ nếu không đi vào nguồn
gốc căn nguyên để ngăn ngừa các khe hở, điều kiện có thể tiến hành giao dịch
tư lợi. Việc hạn chế, ngăn ngừa các tiêu cực đó phải trước hết và chủ yếu
thuộc về nhiệm vụ và vai trò của pháp luật kinh tế.
Đây là cơng trình nghiên cứu ở cấp học tiến sĩ đầu tiên đề cập tương đối
tồn diện, có hệ thống về giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị trường Việt
Nam trên cả bình diện lý luận cũng như thực tiễn.


/ỷ. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm Lời nói đầu và ba chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giao kết trục lợi trong kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng giao kết trục lợi và pháp luật về chống giao kết
trục lợi ở Việt Nam.
Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp pháp lý cơ bản nhằm
phòng, chống giao kết trục lợi.


11

CHƯƠNG 1
NHỮNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ G IA O K ÊT TRỤ C L Ợ I TRONG
KINH DOANH
1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA GIAO KÊT
TRỤC LỢI
1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT
a) Giao kết trục lợi trong kinh doanh
Trong nền kinh tế, các chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
thông qua các giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng để hoàn thành mục
tiêu, nhiệm vụ của mình. Các chủ thể đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Vấn đề đặt ra là, pháp nhân khơng thể tự mình đưa ra các quyết định, tự mình
tiến hành các giao kết hợp đồng, mà phải thực hiện thông qua người đại diện
(đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền) và như vậy, liệu có phải lúc nào
những người này cũng thể hiện một cách đầy đủ, chính xác, tuyệt đối trung
thành với ý chí của chủ thể đã ủy quyền cho mình?
Lẽ bình thường, những người thay mặt doanh nghiệp, đứng ra ký kết và
thực hiện các hợp đồng, phải trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, phải
quan tâm đầy đủ và trước hết đến lợi ích của đơn vị mình trong phạm vi và

khả năng có thể. Nhưng do khơng là chủ sở hữu đích thực, người trực tiếp tiến
hành các hoạt động này nhiều khi khơng có lợi ích kinh tế cụ thể từ những
giao dịch mà mình tiến hành, hoặc chỉ được hưởng một phần rất nhỏ so với
khả năng họ có thể san sẻ cơ hội, thơng đồng với đối tác để mang lại lợi ích
riêng. Vì vậy, tình trạng xẩy ra là, người đại diện, bằng vị trí và thẩm quyền
của mình được giao để phụng sự nhiệm vụ, đã cố tình làm hạn chế, làm thiệt
hại quyền lợi của chủ thể đã uỷ thác trách nhiệm cho mình, để mang lại lợi ích
lớn hơn cho chủ thể khác, chuyển dịch lợi ích của doanh nghiệp mình đang
quản lý sang doanh nghiệp khác, nhằm "trích xuất nguồn lợi" đó ra, cùng


12

nhau chiếm hưởng. Đó là những giao dịch tư lợi, giao dịch "ngầm" hay còn
gọi là giao kết trục lợi. 1
Mục đích sinh lợi là yếu tố khơng thể thiếu của hoạt động kinh doanh,
nhưng do yếu tố trục lợi chi phối, người tham gia giao dịch đã gây thiệt hại
cho cơ quan, đơn vị mình để hưởng lợi riêng. Cách thức hưởng lợi có thể bằng
các hợp đồng bán tài sản, hàng hoá của doanh nghiệp thấp hơn giá thị trường
hoặc mua hàng hoá, vật tư cho doanh nghiệp với giá cao hơn; cũng có thể là
chấp nhận thiệt thịi về đơn vị mình, tạo lợi nhuận cao cho đối tác để được
chia lại...
Hình thức tiêu cực này càng dễ xuất hiện khi tiến hành những giao dịch
có sự xung đột về lợi ích, như giao dịch giữa doanh nghiệp với người quản lý
doanh nghiệp hoặc với công ty mà người này có lợi ích hay cổ phần chi phối;
giao dịch giữa doanh nghiệp với người thân (bố, mẹ, anh chị em) của người
quản lý doanh nghiệp hoặc với công ty của những người thân này; giao dịch
giữa công ty với các cổ đông chiếm cổ phần lớn trong công ty; giữa công ty
mẹ với công ty con hay giữa các công ty con trong cùng một công ty mẹ... Khi
tham gia vào các giao dịch như thế, những người trực tiếp quyết định hoặc có

ảnh hưởng đến việc ra các quyết định, đều có thể trực tiếp hay gián tiếp thu lợi
từ các giao dịch nói trên, bằng cách san sẻ bớt lợi ích của doanh nghiệp mà
mình đang đại diện, cho các doanh nghiệp mà mình có mối quan hệ hay lợi
ích liên quan. Vì vậy, khả năng xảy ra thiệt hại cho Nhà nước, cho công ty,
cho chủ nợ và cho cổ đông là rất lớn.
Giáo sư Aoki Masahiko (Đại học Staníord Mỹ) đã minh chứng tình
trạng này qua phân tích về việc những người nắm quyền quản lý kinh doanh,
xâm phạm quyền lợi của người xuất vốn để thu lợi riêng cho mình. Với thủ
pháp kinh điển là: cá nhân tiêu dùng công quỹ dưới hình thức lẫn lộn với nhu
cầu cơng việc; thu nhập nhờ lãi giả theo kiểu “tuần hoàn ngoài cơ thể” xí
' Trục lợi: Kiếm lợi riêng một cách khơng chính đáng - Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà N ẩng - trang 1012


13

nghiệp, biểu hiện thành “giám đốc nhận lãi, xí nghiệp chịu lỗ, ngân hàng cho
vay, nhà nước mang nợ”; dưới hình thức “cơng ty cha - con” chiếm dụng, lạm
dụng vốn công hữu; công khai hoặc dấu mặt dùng người thân mở xí nghiệp tư
nhân để tiến hành bn bán với xí nghiệp do mình quản lý, thực hiện việc di
chuyển lợi nhuận; định giá thấp vốn công hữu trong q trình cổ phần hố để
mua cổ phiếu nội bộ giá rẻ... Do bộ phận quyền sở hữu này hợp nhất với
quyền kinh doanh, cùng với việc "khống chế người bên trong", làm cho các xí
nghiệp lẽ ra phải do Nhà nước khống chế, thì lại là đầu tư của Nhà nước do
người kinh doanh khống chế [44,111].
Bản thân việc trao quyền đã chứa trong nó khả năng chuyên quyền, lạm
quyền. Người được trao quyền ln có khuynh hướng muốn tự tăng cường hơn
nữa quyền lực của mình và kéo theo là những mưu lợi cá nhân bám vào quyền
lực đó. Quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp đã
bị lạm dụng, hay nói chính xác hơn là bị "thoán đoạt", tạo cho quyền giám
đốc quá lớn, cố tình lẫn lộn vai trị, quyền hạn của chủ thể với người đại diện.

Thiệt hại thì doanh nghiệp chịu, nhưng giám đốc lại toàn quyền quyết định,
coi doanh nghiệp như của riêng mình.
Sự trao quyền, uỷ quyền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
một mặt tạo nên động lực phát huy sáng kiến của con người, bảo vệ quyền tự
do, tự chịu trách nhiệm cá nhân, nhưng mặt khác, vừa là cơ chế tạo ra cơ hội
theo đuổi những lợi ích cá nhân và thực hiện những lợi ích ấy trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp.
Giao kết trục lợi chính là sự kết hợp giữa việc lợi dụng quyền lực được
trao (sự lạm quyền) và quan hệ thị trường. Thị trường đặt các doanh nghiệp
vào môi trường tự do hoạt động nhất định, một số cá nhân được uỷ quyền để
thực hiện. Nếu quyền được trao khơng đúng mức hoặc khơng có cơ chế hữu
hiệu chế ước và giám sát việc sử dụng quyền này, thì người được trao quyền
có cơ hội lạm dụng quyền lực tác động vào thị trường để phục vụ ý đồ cá


14

nhân. Sự tác động này làm cho hợp đồng đích thực trở nên méo mó, biến hợp
đồng của pháp nhân thành hợp đồng cá nhân.
Giao kết trục lợi cũng là vấn đề nẩy sinh trong mối quan hệ giữa quyền
sở hữu và quyền kinh doanh. Quyền sở hữu tài sản trong các doanh nghiệp
thuộc về Nhà nước hoặc thuộc về tất cả các cổ đơng góp vốn, người quyết
định chi tiền nhiều khi chỉ là người đại diện hoặc người làm thuê để khai thác,
sử dụng tài sản đó. Trong khi những người này có đầy đủ thơng tin thị trường
và hoạt động của doanh nghiệp, thì người chủ thực sự lại khó có điều kiện
nắm bắt thơng tin, khơng giám sát được hành vi của người thực hiện. Vì vậy,
người quản lý có cơ hội chuyển dịch lợi ích của Nhà nước, của tập thể thành
lợi ích riêng, bằng nhiều hình thức: chuyển dịch cơ hội kinh doanh, thực hiện
các giao dịch giả tạo và các hành vi tham nhũng...
Khi người có quyền kinh doanh, quyền ra quyết định mà lại khơng phải

là chủ sở hữu đích thực, hoặc quyền được giao quá lớn so với phần sở hữu mà
người đó có, thì dễ dẫn đến lợi dụng quyền lực để tìm kiếm lợi ích riêng từ
nguồn tài sản của chủ thể mà mình đang nắm giữ.
Trong quan hệ hợp đồng này, yếu tố trục lợi xuất hiện ở cả hai phía giao
kết. Nó là kết quả của sự thoả thuận trước của đôi bên để cùng nhau chiếm
hưởng lợi ích lẽ ra thuộc về chủ thể khác (chủ thể đã uỷ quyền), chứ không
phải chỉ một bên vụ lợi, còn bên kia là bị nhầm lẫn, lừa dối, hay vơ tình.
Hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng giống như cuộc
sống của con người, bao gồm hàng loạt các giao dịch, các mối quan hệ với
nhiều chủ thể khác nhau. Các hình thức sở hữu trong nền kinh tế tuy có độc
lập tương đối và có bản chất riêng, nhưng cùng tiến hành hoạt động kinh
doanh trong môi trường chung, cùng chịu sự tác động của các nhân tố, các
quy luật thị trường, nên giữa các thành phần kinh tế sẽ tác động lẫn nhau, cả
tích cực và tiêu cực. Trong mơi trường đó, rất dễ có điều kiện làm xuất hiện,
nảy nở, phát sinh các giao kết trục lợi.


15

Có thể thấy, giao kết trục lợi là việc cơng được làm theo lối tư, là việc tư
được tiến hành thơng qua việc cơng, là lợi ích cá nhân được thực hiện nhân
danh tập thể, là cố tình lẫn lộn chung - riêng, tạo nên một "hệ thống tuần
hoàn" bên ngồi doanh nghiệp để tập thể làm, một nhóm người hưởng thụ, nhà
nước xuất vốn, cá nhân thu lợi.
Tóm lại, giao kết trục lợi là việc người đại diện của các pháp nhân, cá
nhân nhân danh lợi ích của chủ th ể mà mình đại diện, tiến hành các giao kết
hợp đồng, nhưng lại làm thiệt hại đến lợi ích của chủ thể đã uỷ quyền, nhằm
trích xuất nguồn lợi đó đ ể đem lại lợi ích riêng cho bản thân, cho "nhóm" hay
cho người thân của mình.
b) Bản chất và đặc trưng của giao kết trục lợi

Tất cả các giao dịch dân sự hay kinh tế đều có điểm chung nhất, tạo
thành bản chất của giao dịch, đó là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí
của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan
bên trong, ý chí đó được thể hiện ra bên ngồi dưới một hình thức nhất định.
Trong quan hệ đầu tư, kinh doanh, hình thức biểu hiện ý chí của các chủ thể
khi tham gia giao dịch là các hợp đồng và chủ yếu là hợp đồng kinh tế. Hợp
đồng là thoả thuận và phải là thoả thuận thực sự, phản ánh đúng thực chất
mong muốn bên trong của các bên giao kết. Đây là yếu tố cơ bản, thiếu nó coi
như khơng có hợp đồng.
Có nhiều trường hợp thiếu sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí trong
quan hộ hợp đồng do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi vô ý, như nhầm
lẫn, bị lừa dối, bị đe doạ v.v... Nhưng trường hợp gây nhiều hậu quả cho xã hội
và tác động xấu đến quan hệ kinh doanh nhất, mà chúng ta đang đề cập đến là
việc người đại diện vì mục đích vụ lợi đã cố tình phản ánh sai lệch ý chí,
nguyện vọng của chủ thể đã uỷ quyền, gây thiệt hại cho chủ thể này để san sẻ
lợi ích cho các cá nhân hay doanh nghiệp khác, có lợi ích và mối quan hệ liên
quan với họ.


16

Trong hợp đồng của pháp nhân, ý chí hợp đồng về bản chất phải là ý chí
của pháp nhân (chủ thể hợp đồng), nhưng người đứng ra "bày tỏ ý chí" là
người đại diện, người được trao quyền. Khi người này trung thành với lợi ích
pháp nhân, nội dung hợp đồng phản ánh chính xác ý chí chủ thể, thì đó là hợp
đồng theo đúng nghĩa. Trường hợp ngược lại, người đại diện đưa ra những
thoả thuận gây thiệt hại cho lợi ích chủ thể để trục lợi, thì hợp đồng đó đã bị
sai lệch về bản chất.
Nghĩa là hợp đồng đã chịu sự tác động, làm biến đổi toàn bộ hoặc một
phần nội dung vì động cơ vụ lợi cá nhân, mà nếu khơng vì mối lợi đó, thì đã

khơng có hợp đồng hoặc nội dung hợp đồng sẽ khác thế. Bản chất của GKTL
là sự tác động của cá nhân làm chệch hướng, làm sai lệch hợp đồng của pháp
nhân, nhằm trục lợi. Bởi vậy, một giao kết chỉ được coi là giao kết trục lợi khi
có đủ các dấu hiệu sau:
- Thứ nhất là, có sự lợi dụng quyền cá nhân được trao trong quá trình
giao kết và thực hiện hợp đồng để làm sai lệch bản chất hay nội dung cơ bản
của hợp đồng, gây thiệt hại cho lợi ích của chủ thể uỷ quyền.
- Thứ hai là, có sự chiếm hưởng, được lợi cá nhân từ sự tác động này.
- Thứ ba là, có sự câu kết của các bên hợp đồng trong việc thực hiện
trục lợi.
Khi tham gia hoạt động kinh tế, con người ln có động cơ thúc đẩy
hành động. Mức độ hành động tuỳ thuộc vào động cơ, vào nhận thức và việc
thực hiện lợi ích của họ. Ở đâu có hoạt động kinh doanh thì ở đó có lợi ích
kinh tế và chủ thể kinh doanh cũng là chủ thể lợi ích kinh tế. Trong nền kinh
tế thị trường, nếu các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, công ty
cổ phần... khơng có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát phù hợp, người được uỷ
quyền tiến hành hoạt động khơng có nhận thức đúng đắn, thì rất dễ xẩy ra các
giao kết để mang lại lợi ích riêng cho các cá nhân hoặc cho một nhóm người,
trên cơ sở chiếm đoạt lợi ích của doanh nghiệp, của số đơng.


17

Theo đuổi tư lợi, bản thân nó, chẳng có gì đáng lên án, nếu khơng muốn
nói



một mức độ nào đó là cần được tơn trọng. Dù gì thì nó cũng là động lực


phát triển xã hội. Vấn đề chỉ nẩy sinh khi tư lợi xung đột với trách nhiệm được
uỷ thác. Khi sự xung đột này ảnh hưởng đến việc thi hành khách quan nhiệm
vụ được giao thì nó đã vượt qua giới hạn cho phép của việc tìm kiếm lợi ích
thơng thường và đó mới là điều pháp luật phải quan tâm ngăn ngừa.
Tóm lại, bản chất kinh tế của giao kết trục lợi là vấn đề sở hữu, là sự
chuyển dịch ngầm sở hữu của pháp nhân cho các cá nhân nắm quyền kinh
doanh. Tổng lợi ích kinh tế trong giao dịch khơng đổi, nhưng bên trong đó,
quyền sở hữu giữa các chủ thể tham gia lại có sự thay đổi, chuyển hoá.
Bản chất pháp lý của giao kết trục lợi là hợp đồng được thể hiện dưới
hình thức hợp pháp, nhưng thực chất là thể hiện ý chí, mục đích trục lợi của cá
nhân người giao kết. Nghĩa là mang trong nó yếu tố bất hợp pháp ở dạng ẩn
(nếu khơng được phát hiện, nó vẫn tồn tại cơng khai, có giá trị bắt buộc thực
hiện và được pháp luật bảo vệ).
Mơ hình chung của các giao kết này là:
Hợp đồng
theo PL

B

Tạo điều kiện
Nhường thuận lợi.

(do X sắp đặt)

V
''.C ố ý

Mục đích
trái pháp luật


càđf '
'—
a tgiao d ịã i

- Chia sẻ lợi nhuận
Chuyển dich lợi ích

TH Ư VI ỆN
ĩ R Ư Ờ N G f> ,

:,oc LỨ Â T

PHONG Ũ 0 C _

ha nôi

i 1


18

Qua đó ta thấy giao kết trục lợi có những đặc trưng cơ bản :
Chủ thể

Là những người có quyền quyết định trong các doanh nghiệp,

thực hiện

trong các cơ quan có thẩm quyền kinh tế.


Hình thức

Thơng qua các giao dịch của cơ quan, DN, phổ biến là hợp đồng.

thê hiện

Giao kết trục lợi có thể được thực hiện thơng qua một hoặc nhiều
hợp đồng.

Phương thức

Nhân danh việc thực hiộn nhiệm vụ được giao, tìm cách dịch

thực hiện

chuyển tài sản, chia sẻ lợi ích của đơn vị mà mình nắm quyền
quản lý sang một chủ thể khác, để từ đó các cá nhân chiếm
hưởng. Nó là sự chuyển dịch bất hợp pháp lợi ích, tài sản giữa
các chủ thể thơng qua hợp đồng công khai.

Yếu tố trục

Mang lại cho bản thân hoặc người thân của mình những lợi ích lẽ

lợi

ra thuộc về doanh nghiệp mà mình đại diện.

Mục tiêu, đối


Tài sản, quyển về tài sản, cơ hội kinh doanh hoặc một lợi ích về

tượng trục lợi

vật chất hay tinh thần khác.

Tính giao kết

Có sự thơng đồng thoả thuận, phối hợp của các bên tham gia.

Lỗi

Cố ý trực tiếp (cố ý về hành vi và cố ý về hậu quả).

1.1.2.

NGUYÊN NHÂN CỦA GIAO KÊT t r ụ c l ộ i

Giao kết trục lợi được phát sinh từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu
và trước hết là các nguyên nhân sau:
-

Thứ nhất, do tính uỷ quyền trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và khả

năng lạm dụng quyền lực được trao khi quyền quản lý kinh doanh và quyền sở
hữu tách rời.
Sẽ khơng bao giờ có GKTL nếu một người tự đứng ra thực hiện lợi ích
cho chính mình. Chính vì vậy, giao kết trục lợi chủ yếu được diễn ra ở khu vực



19

doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần hoạt động qui mô lớn, nơi mà
chủ sở hữu không thể tự mình đứng ra thực hiện hay giám sát mọi hoạt động
và sự uỷ thác là điều không thể tránh.
Doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu toàn dân, mà Nhà nước cũng chỉ
là người đại diện cho phần sở hữu đó, vì vậy người quản lý doanh nghiệp gần
như không phải chịu trách nhiệm trước một chủ sở hữu cụ thể nào, nhất là
trong điều kiện chưa có thiết chế hay bộ máy để giám sát hữu hiệu việc thực
hiện các nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp trước quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu.
-

Thứ hai, do vấn đề tư lợi nẩy sinh trong hoạt động của các cá nhân

được trao quyền, bởi sự khuyến khích về vật chất trong hoạt động cho doanh
nghiệp khơng đủ hấp dẫn so với những lợi ích do thơng đồng với đối tác mang

Lợi ích kinh tế vừa là mục đích, vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể
trong hoạt động kinh doanh. Các Mác cho rằng lợi ích khơng phải là một cái
gì trừu tượng và có tính chất chủ quan, mà cơ sở của lợi ích là nhu cầu khách
quan của con người. Con người có nhiều loại nhu cầu (vật chất, chính trị, văn
hố) và do đó, có nhiều loại lợi ích (lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn
hố, tinh thần). Khi ngựời trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh khơng là
chủ thể thực sự của lợi ích kinh tế, thì rất dễ xẩy ra mâu thuẫn, chia rẽ về lợi
ích và hình thành việc tìm kiếm những lợi ích riêng. Ăngghen viết: “ở đâu
khơng có lợi ích chung, ở đó khơng có sự thống nhất về mục đích” [28, tr 457].
Sự khuyến khích lợi ích của những người quản lý, điều hành đối với
hiệu quả mang lại trong hoạt động là yếu tố tác động to lớn đến vấn đề này.
Với chủ doanh nghiệp tư nhân, họ bỏ tiền kinh doanh và quan tâm sát sao đến

vốn của mình, vì nó là của họ, họ hưởng lợi và chịu lỗ, đây là khuyến khích về
lợi ích rất mạnh tạo nên động cơ hành động của họ. Khi quyền sở hữu và
quyền quản lý tách rời nhau, thì ở một mức độ nhất định, động cơ đó yếu đi.


20

Động cơ của những người chung vốn trong công ty TNHH yếu hơn của chủ
công ty tư nhân. Động cơ của các cổ đông nhỏ trong một công ty cổ phần yếu
hơn của các cổ đông lớn, và yếu hơn của các chủ công ty TNHH. Động cơ của
công dân (chủ cuối cùng) đối với DNNN là yếu nhất [49b, 4].
-

Thứ ba, do các điều kiện về tự chủ kinh doanh, tự do giao kết trong

quan hệ thị trường rộng mở, nhất là khi quy định pháp luật chưa đầy đủ và
hồn thiện để có thể minh bạch hố các quan hệ này, làm cho các giao dịch
ngầm, giao dịch tư lợi có cơ hội hình thành và phát triển.
Các hình thức giao kết trục lợi có thể xuất hiện ở mọi nền kinh tế trong
xã hội có giai cấp, nhưng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nó càng
có nhiều điều kiện phát sinh, phát triển. Bởi vì, kinh tế thị trường là hướng tới
lợi nhuận, đề cao lợi nhuận và có xu hướng tuyệt đối hóa lợi nhuận, coi cạnh
tranh là động lực của phát triển, gắn liền với sự tác động mạnh mẽ của các quy
luật về lợi ích. Vì vậy, dù có những mặt tích cực, kinh tế thị trường vẫn ln
đứng trước mâu thuẫn trong việc xác định giới hạn giữa tự do kinh doanh và
quản lý của Nhà nước. Những khe hở trong chính sách, những quyền hạn nhất
định được trao cho các cá nhân, vẫn luôn là khởi nguồn cho GKTL.
Đặc biệt, đối với nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế
hoạch, tập trung sang kinh tế thị trường, những khuyết tật trên càng thêm trầm
trọng và GKTL càng có mơi trường thuận lợi. Lúc này, cơ chế mới đang trong

q trình hình thành, khó tránh khỏi những khiếm khuyết, một số kẽ hở, mắt
xích yếu vẫn tồn tại trong một giai đoạn, v ề mặt xã hội, một số giá trị tinh
thần bị thay đổi, thậm chí sụp đổ. Trong khi đó, bộ máy nhà nước lại chậm
thích nghi, các tư tưởng tự do chủ nghĩa, vị kỷ cá nhân càng dễ bùng phát.
Bên cạnh đó, chuyển sang kinh tế thị trường từ một nền kinh tế kế
hoạch tập trung thì ban đầu thành phần kinh tế chủ yếu vẫn là kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể. Sự xuất hiện muộn của các thành phần kinh tế khác
tạo nên một thương trường không cân đối, các doanh nghiệp tư nhân mới bước


×