Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế trong công trình xây dựng tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 102 trang )

Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------

HUỲNH VĂN QUỐC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
TÀI LIỆU THIẾT KẾ TRONG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. TRẦN DU LỊCH
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. LÊ NGUYỄN HẬU
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm 2009




TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo---

Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm 2009
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên:

HUỲNH VĂN QUỐC

Giới tính:

Nam  / Nữ 

Ngày, tháng, năm sinh:

06-01-1978

Nơi sinh:


Quảng Nam

Chuyên ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Khóa (Năm trúng tuyển):

2005

1. TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THIẾT
KẾ TRONG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:


Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế.



Dựa trên mơ hình nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến
chất lượng tài liệu thiết kế.



Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được đưa ra các hạn chế, các kiến nghị và hướng
giải quyết nhằm nâng cao chất lượng tài liệu thiết kế.

3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

21-02-2009


4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

13-07-2009

5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sỹ đã được Hội Đồng Chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

TS. TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC


i

LỜI CẢM ƠN

Tôi chân thành cảm ơn TS Trương Quang Được, người đã trực tiếp hướng
dẫn và hỗ trợ tôi hồn thành cuốn luận văn này. Tơi đã học hỏi được nhiều điều bổ
ích từ những ý kiến, nhận xét và những gợi ý hết sức quý báu của thầy nhằm giúp
cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn TS Cao Hào Thi, người tuy không trực tiếp hướng dẫn
cho tơi nhưng thầy đã tận tình giúp tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua. Thầy đã
cho tơi nhiều góp ý rất q báu để tơi thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng tri ân đối với tập thể các thầy cô Trường đại học
bách khoa Tp Hồ Chí Minh nói chung và khoa Quản lý cơng nghiệp, phịng Đạo tạo
sau đại học nói riêng vì sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm thích đáng và những

kiến thức hữu ích mà các thầy cô đã truyền đạt cho tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn đến đồng nghiệp, những anh chị thiết kế, bạn bè thân
hữu, những người đã hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện luận văn. Những ý kiến
đóng góp của anh chị về những vấn đề thực tế của tình hình xây dựng tại Việt Nam
nói chung cũng như tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng đã giúp tơi rất nhiều trong q
trình lý luận nhằm hồn thành luận văn này.
Cha mẹ tôi, vợ tôi và con gái của tôi là nguồn động viên, khích lệ và là
nguồn động lực lớn nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 07 năm 2009

Huỳnh Văn Quốc


ii

TĨM TẮT
Chất lượng cơng trình xây dựng ln là một trong những yếu tố quan tâm
hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào. Trong đó, chất lượng tài liệu thiết kế có tầm
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ dự án xây dựng. Tại Việt
Nam, trong thời gian gần đây có rất nhiều cơng trình xảy ra các sự cố có liên quan
đến vấn đề chất lượng tài liệu thiết kế
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu định lượng nào nhằm đánh giá về các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế được thực hiện ở Việt Nam. Các yếu tố
tác động đến chất lượng tài liệu thiết kế cần thiết phải được xác định và định lượng.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các thành phần có liên quan trong ngành công
nghiệp xây dựng, bao gồm khách hàng/ chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thiết
kế, các nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở nhận ra những yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế và đề xuất những giải pháp nhằm cải
thiện chất lượng tài liệu và cũng góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ
dự án xây dựng.

Nghiên cứu gồm có hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức. Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo để đo lường các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế và tiêu chí chất lượng tài liệu thiết
kế. Giai đoạn này được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu với 12 nhà thiết kế có
hơn 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế để khám phá các yếu tố có tác động đến chất
lượng tài liệu thiết kế và để hiệu chỉnh/ loại bỏ các yếu tố chưa phù hợp với điều
kiện thực tế của ngành cơng nghiệp xây dựng Việt Nam. Nghiên cứu chính thức
được thực hiện thông qua bản câu hỏi, dữ liệu thu thập từ 189 nhà thiết kế có liên
quan đến tất cả các lĩnh vực thiết kế cơng trình xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh. Dữ
liệu được đưa vào để đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo, phân nhóm các
u tố, điều chỉnh mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, phân tích hồi qui và kiểm
định mơ hình nghiên cứu.


iii
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế,
đo lường mức độ ảnh hưởng và phân nhóm các yếu tố thành 8 nhóm nhân tố chính,
bao gồm: Sự chưa đảm bảo điều kiện làm việc cho nhà thiết kế, Sự chưa đảm bảo về
mặt quy phạm, Sự thiếu năng lực của nhà thiết kế, Sự thiếu tin tưởng về nội dung
thiết kế của nhà đầu tư, Sự thiếu hợp tác của nhà đầu tư, Sự chưa đảm bảo mục tiêu
ban đầu của nhà đầu tư, Sự thiếu hiểu biết về xây dựng của nhà đầu tư và cuối cùng
là Sự thiếu khả năng làm việc của nhóm thiết kế.
Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế là chỉ mới thực hiện ở Tp. Hồ Chí
Minh, chưa nghiên cứu đến các cơng ty tư vấn thiết kế nước ngoài đang hoạt động
tại Tp. Hồ Chí Minh và cuối cùng là phương pháp lấy mẫu theo chỉ tiêu nên chưa
mang tính đại diện cao cho toàn quốc.


iv


ABSTRACT
The quality of the construction projects is one of the most concern of every
investors. In which, the quality of design and documentation has a major influence
on the overall performance and efficiency of construction projects. Recently, there
have been many events in construction projects relating to the problems of the
quality of design and documentation.
However, there was no quantitative study about factors affecting the quality
of design and documentation in Vietnam. It is vitally that factors affecting the
quality of design and documentation be identified and quantified. The results of the
study will help all parties within the construction industry, including owners, project
managements, designers, contractors, government agencies in identifying factors
affecting design and documentation quality and propose some approaches to
improve the design and documentation quality and also improve the overall
performance and efficiency of construction projects.
The study was carried out through 2 stages of pilot survey and main survey.
The purpose of the pilot survey is to explore, adjust and complete the scales used to
measure factors affecting design and documentation quality. Twelve over-15-yearexperienced designers were in-depth interviewed to explore factors affecting design
and documentation quality and to edit/ ommit some factors not approriate in
Vietnam construction industry. The main survey was carried out via interview
technique with questionnaire, sample size of 189 designers involved in all sectors of
construction industry. Data is used to access the scales’ reliability and validity, as
well as test the theoretical framework. Cronbach’s alpha analysis, exploring factor
analysis and multi regression analysis were applied for this stage.
The study identifies the factors affecting design and documentation quality
and the level to which these factors affecting be measured and be classtified into 8
factor groups including: factors relating to the working environment of the
designers, factors relating to the construction laws, codes, specifications …, factors


v

relating to the ability of the designers, factors relating to the confidence of owners
in the design and documentation, factors relating to the cooperation between owners
and designers, factors relating to the commitment of owners to designers, factors
relating to the knowledge of owners in construction, factors relating to the working
ability of design team.
However, this study also has certain limits. This study is only carried out in
the Ho Chi Minh City construction, not including foreign companies and designers
and uses the quota sampling so the study fails to represent all over the country with
larger quantities.


vi

MỤC LỤC
Lời cám ơn ................................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................................ii
Abstract ...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
Danh mục các hình ..................................................................................................... ix
Danh mục các bảng ..................................................................................................... x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI...................................................................1

1.2

GIỚI THIỆU.................................................................................................2


1.3

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................3

1.4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................4

1.5

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................4

1.6

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ...........................................4

1.7

CẤU TRÚC LUẬN VĂN ............................................................................5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................6
2.1

GIỚI THIỆU.................................................................................................6

2.2

CÁC KHÁI NIỆM........................................................................................6

2.2.1


Chất lượng ....................................................................................................6

2.2.2

Thiết kế chất lượng .......................................................................................6

2.2.3

Các giai đoạn của dự án xây dựng...............................................................7

2.2.4

Các thuộc tính của chất lượng tài liệu thiết kế ..........................................10

2.2.5

Chất lượng tài liệu thiết kế .........................................................................14


vii
2.2.6

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế ..............................15

2.2.7

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế và so sánh với các

nghiên cứu có liên quan ............................................................................................17

2.3

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................21

2.3.1

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng .......................................................................22

2.3.2

Các giả thuyết thống kê ..............................................................................26

2.3.3

Mơ hình nghiên cứu ban đầu ......................................................................26

2.4

TÓM TẮT ..................................................................................................28

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................29
3.1

GIỚI THIỆU...............................................................................................29

3.2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................29

3.2.1


Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................29

3.2.2

Nghiên cứu chính thức ...............................................................................31

3.3

Q TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................................34

3.4

TÓM TẮT ..................................................................................................35

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................36
4.1

GIỚI THIỆU...............................................................................................36

4.2

PHÂN TÍCH TẦN SUẤT VÀ THỐNG KÊ MƠ TẢ ................................36

4.3

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ...................................................................38

4.3.1


Sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ...........................39

4.3.2

Sự tương quan giữa các biến độc lập .........................................................43

4.3.3

Tóm tắt ........................................................................................................45

4.4

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO .........................................................................46

4.4.1

Phân tích độ tin cậy ....................................................................................46

4.4.2

Phân tích nhân tố khám phá .......................................................................51

4.5

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ...............................53


viii
4.5.1


Các giả thuyết thống kê ..............................................................................53

4.5.2

Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ..................................................................56

4.6

KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT .........56

4.6.1

Phân tích tương quan .................................................................................56

4.6.2

Phân tích hồi qui ........................................................................................58

4.6.3

Kiểm định giả thuyết...................................................................................59

4.7

TÓM TẮT ..................................................................................................62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................64
5.1

GIỚI THIỆU...............................................................................................64


5.2

CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................64

5.3

NHỮNG ĐÓNG GÓP, Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ ..........66

5.4

CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 68

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi................................................................................................ i
Phụ lục 2. Kết quả thống kê ......................................................................................vii
Tóm tắt lý lịch trích ngang .................................................................................... xviii


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Dịng đời dự án xây dựng truyền thống .......................................................7
Hình 2.2 Các giai đoạn của một dự án xây dựng ........................................................8
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu ban đầu ......................................................................27
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................30
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh .................................................................56



x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các thành phần có tham gia vào từng giai đoạn của dự án xây dựng .........9
Bảng 2.2 Các thuộc tính của chất lượng thiết kế ......................................................10
Bảng 2.3 Các thuộc tính của chất lượng tài liệu .......................................................11
Bảng 2.4 Các thuộc tính quan trọng/ ít quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng tài
liệu thiết kế tồn dự án ..............................................................................................12
Bảng 2.5 Các thuộc tính giảm đáng kể nhất trong 12-15 năm gần đây ....................13
Bảng 2.6 Các thuộc tính của chất lượng tài liệu thiết kế bị ảnh hưởng mạnh nhất khi
chi phí thiết kế giảm ..................................................................................................14
Bảng 2.7 Các yếu tố tác động đến chất lượng tài liệu thiết kế ..................................18
Bảng 2.8 Nhóm các yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư ...............................................23
Bảng 2.9 Nhóm các yếu tố liên quan đến Nhà thiết kế .............................................24
Bảng 2.10 Nhóm các yếu tố liên quan đến quy định, pháp lý, tiêu chuẩn thiết kế ...25
Bảng 3.1 Chỉ tiêu từng loại công trình xây dựng ......................................................33
Bảng 4.1 Loại hình cơng trình xây dựng...................................................................36
Bảng 4.2 Loại hình sở hữu cơng trình xây dựng .......................................................37
Bảng 4.3 Sự tương quan của các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư và chất lượng tài
liệu thiết kế ................................................................................................................39
Bảng 4.4 Sự tương quan của các yếu tố liên quan đến nhà thiết kế và chất lượng tài
liệu thiết kế ................................................................................................................41
Bảng 4.5 Sự tương quan của các yếu tố liên quan đến quy định, pháp lý, tiêu chuẩn
thiết kế và chất lượng tài liệu thiết kế .......................................................................42
Bảng 4.6 Sự tương quan của các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư ...........................43
Bảng 4.7 Sự tương quan của các yếu tố liên quan đến nhà thiết kế..........................44
Bảng 4.8 Sự tương quan của các yếu tố liên quan đến quy định, pháp lý và tiêu
chuẩn thiết kế ............................................................................................................45
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định thang đo của các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư ......46

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định thang đo của các yếu tố liên quan đến nhà thiết kế...48


xi
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định thang đo của các yếu tố liên quan đến nhà thiết kế sau
khi loại bỏ biến ..........................................................................................................49
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định thang đo của các yếu tố liên quan đến quy định, pháp
lý và tiêu chuẩn thiết kế ............................................................................................50
Bảng 4.13 Kết quả phân tích tương quan của các biến trong phân tích hồi qui .......57
Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi qui đa biến ............................................................58
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................63


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
“Trong suốt 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ngành xây dựng là một

trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ chốt của nền kinh tế quốc dân thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành xây dựng đã có những bước tiến
đáng kể, giá trị sản lượng của ngành đạt mức tăng trưởng 16,5%/năm, giá trị gia
tăng đạt 10,7%/năm với lực lượng lao động Ngành xây dựng khoảng 2 triệu người,
chiếm 4,5% lực lượng lao động toàn xã hội. Đặc biệt, sau 20 năm đổi mới, ngành
Xây dựng Việt Nam đã có bước phát triển đột phá, tạo bước ngoặt quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá
cao, trao tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều danh
hiệu, phần thưởng cao quý khác” (trích phát biểu của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Nguyễn Hồng Quân nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng
29/4/1958-29/4/2008).
Tuy nhiên, “Ngành xây dựng Việt Nam còn có những hạn chế cần phải
nhanh chóng khắc phục để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển mới.
Với ngành xây dựng, khoảng cách so với yêu cầu đặt ra vẫn còn khá xa, hệ thống
các văn bản pháp quy về xây dựng kiến trúc còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực
thiết kế còn yếu, đội ngũ cán bộ chuyên gia và nguồn nhân lực ngành xây dựng còn
thiếu hụt trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế… ” (trích phát biểu của Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành Xây
dựng 29/4/1958-29/4/2008).
Vì vậy, hiện nay một số cơng trình xây dựng đã bộc lộ nhiều mặt yếu kém
như cơng tác quản lý chưa phù hợp, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ
phận thực hiện, công tác thiết kế không đạt yêu cầu, công tác thi công không đúng
với thiết kế, không đúng tiến độ, khơng đảm bảo chất lượng cơng trình … đã làm
ảnh hưởng nhiều đến q trình xây dựng cơng trình. Trong đó cơng tác thiết kế và


2
chất lượng tài liệu thiết kế có ảnh hưởng khơng nhỏ vào q trình xây dựng cơng
trình và hiệu quả của dự án đầu tư.

1.2

GIỚI THIỆU
Ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Hong Kong, Arap

Saudi ... vấn đề chất lượng tài liệu thiết kế đã được quan tâm rất nhiều và các nhà
nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu đến các vấn đề liên quan. Các nghiên cứu
cho thấy những yếu tố đã ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế đồng thời có
ảnh hưởng đến q trình thực hiện cơng trình xây dựng và hiệu quả của các dự án.

Tilley (1999) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
tài liệu thiết kế và tác động của nó đến quá trình xây dựng tại Úc. Kết quả nghiên
cứu đã khẳng định rằng việc giảm chi phí (reduced fees) thiết kế và không đủ thời
gian thiết kế (inadequate design time) là hai nguyên nhân chính gây ra một tài liệu
thiết kế kém chất lượng.
Andi (2003) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
tài liệu thiết kế và tác động của nó đến q trình xây dựng tại Nhật Bản. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chi phí thiết kế (design fee) và thời gian (limited time) là hai
yếu tố chính gây ra một tài liệu thiết kế kém (defective design documentation).
Ngoài ra, hai yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện cơng trình
xây dựng (efficiency of the construction process).
Mostafa (2005) cũng đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng tài liệu thiết kế trong công nghiệp xây dựng tại Arập Saudi. Và ông cũng
đã đưa ra được 5 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế.
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, vấn đề chất lượng tài liệu thiết kế chưa
được quan tâm và đánh giá đúng mức và cũng chưa có một nghiên cứu định lượng
nào cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng tài liệu thiết kế trong cơng
trình xây dựng và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả thực hiện cơng
trình xây dựng.


3
Là một thành phố lớn của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà
phát triển về mọi mặt, trong đó xây dựng cơng trình góp phần rất lớn vào việc phát
triển của thành phố. Trong thời gian gần đây tại Thành phố, báo chí nhắc đến khá
nhiều các cơng trình xây dựng như Hầm chui Văn Thánh, Đường liên cảng A5… đã
gây sụt lún và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơng trình lân cận, mà một phần
ngun nhân là do thiết kế không phản ánh đúng địa chất cơng trình, sử dụng
ngun vật liệu khơng phù hợp … Một số dự án cao ốc văn phịng, cơng trình cơng
nghiệp có thiết kế khơng phù hợp quy chuẩn, địa hình, địa chất đã dẫn tới thiết kế

phải bị hiệu chỉnh nhiều lần, làm cho dự án triển khai khơng đạt tiến độ, ảnh hưởng
đến q trình thi cơng xây dựng.
Vì vậy, đây là lý do hình thành đề tài nghiên cứu này. Nghiên cứu sẽ tập
trung nghiên cứu vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế (the
quality of design document) trong cơng trình xây dựng.

1.3

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chất lượng tài liệu thiết kế có ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện của dự

án xây dựng, bao gồm chi phí thực hiện dự án (Abolnour, 1994), thời gian thực hiện
dự án (Tilley et al, 1999), chất lượng, hiệu quả thực hiện dự án (Burati et al. 1992).
Việc phát hiện ra những yếu tố nào có tác động và ảnh hưởng đến chất
lượng tài liệu thiết kế, đồng thời đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
đó sẽ giúp cho các đối tượng hữu quan: nhà thiết kế, nhà tư vấn, nhà thầu và chủ
đầu tư nắm bắt được để lên kế hoạch hiệu quả trước khi bắt tay vào giai đoạn thiết
kế dự án. Nhờ đó những đối tượng hữu quan biết được sẽ cần quan tâm đến yếu tố
nào trong từng giai đoạn của quá trình thiết kế nhằm giảm thiểu các vấn đề phát
sinh, giảm bớt chi phí gia tăng ngoài dự kiến và hoàn tất được một bản thiết kế đạt
yêu cầu.


4

1.4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:



Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế.



Dựa trên mô hình nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đó đến chất lượng tài liệu thiết kế.



Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được đưa ra các hạn chế, các kiến nghị và
hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng tài liệu thiết kế.

1.5

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi:


Các công trình xây dựng được thực hiện tại Tp. HCM



Đối tượng nghiên cứu là các nhà thiết kế (designers) đã tham gia cơng tác
thiết kế cho các cơng trình xây dựng trong vòng 15 năm trở lại đây.



Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, yếu tố các công ty tư vấn thiết kế của
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không được nghiên cứu.




1.6

Thời gian thực hiện đề tài: 6 tháng, từ tháng 2 đến hết tháng 7/2009

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
Chất lượng tài liệu thiết kế có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả

hoạt động chung của dự án, vì vậy việc nghiên cứu những yếu tố nào tác động đến
chất lượng tài liệu thiết kế sẽ rất cần thiết.
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề chất lượng tài
liệu thiết kế cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả thực hiện dự án, cơng
trình xây dựng ở Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Mặc dù nghiên
cứu chỉ giới hạn ở địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, tuy nhiên đây là thị trường xây dựng
sôi động nhất tại Việt Nam hiện nay nên những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ
là một cơ sở tham khảo hữu ích trong tình hình hiện nay ở Việt Nam nói chung. Kết


5
quả nghiên cứu sẽ rất cần cho những đối tượng sau: chủ đầu tư (owners), nhà thiết
kế (designers), nhà tư vấn (consultants) và các cơ quan quản lý nhà nước.

1.7

CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn được thực hiện bao gồm 5 chương:



Chương 1. Mở đầu, trình bày lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.



Chương 2. Cơ sở lý thuyết, trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến cơng
trình xây dựng, giai đoạn thiết kế trong dự án xây dựng, chất lượng tài liệu
thiết kế … Trình bày các mơ hình và các kết quả nghiên cứu trước đây có
liên quan đến đề tài nghiên cứu này. Đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài.



Chương 3. Phương pháp nghiên cứu, trình bày quy trình tiến hành nghiên
cứu, phương pháp lấy mẫu, thang đo và quy trình xử lý số liệu thu thập
được.



Chương 4. Kết quả nghiên cứu, phân tích tần suất, thống kê mơ tả tập dữ
liệu của cơng trình xây dựng. Thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo,
phân tích nhân tố khám phá, điều chỉnh mơ hình nghiên cứu đề xuất ban
đầu và đưa ra các giả thuyết thống kê, phân tích tương quan, phân tích hồi
quy đa biến và kiểm định các giả thuyết thống kê.



Chương 5. Kết luận và kiến nghị, tóm tắt các kết quả nghiên cứu được của
đề tài, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu một số giải pháp được đề xuất
nhằm cải thiện chất lượng tài liệu thiết kế và nâng cao hiệu quả thực hiện
cơng trình xây dựng. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn, hạn chế và hướng

nghiên cứu tiếp theo cũng là nội dung không thể thiếu trong phần này.


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

GIỚI THIỆU
Chương 2 sẽ giới thiệu các khái niệm về chất lượng, thiết kế chất lượng, các

giai đoạn của dự án, chất lượng tài liệu thiết kế, các thuộc tính của chất lượng tài
liệu thiết kế, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế, các mơ hình lý
thuyết đã được nghiên cứu trước đây. Đây chính là cơ sở để xây dựng mơ hình
nghiên cứu cùng các giả thuyết của mơ hình.

2.2

CÁC KHÁI NIỆM

2.2.1

Chất lượng
Chất lượng (quality): là “tập hợp các thuộc tính” của một thực thể tạo cho

thực thể khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn (Nguyễn Văn Đáng,
2002)
Tổ chức QMTF (Quality Management Task Force) của Viện Công nghiệp
Xây dựng (Construction Industry Institute) định nghĩa chất lượng là “sự đạt được
những yêu cầu đã được đặt ra”, có thể được đo đạc bằng mức độ tốt (goodness) hay

mức độ thỏa mãn (satisfaction) những yêu cầu (Mostafa, 2005).
Chất lượng còn được định nghĩa là sự đáp ứng những yêu cầu của khách
hàng/ chủ đầu tư, chuyên gia thiết kế và nhà thầu xây dựng đã được nêu rõ trong
hợp đồng, trong khi nó vẫn phải tuân theo những quy định, những quy chuẩn xây
dựng và những vấn đề về luật pháp có liên quan (ASCE Manual, 1987)

2.2.2

Thiết kế chất lượng
McGeorge (1988) định nghĩa thiết kế chất lượng (quality design) là một

thiết kế tốt (good design) là một thiết kế hiệu quả (effective), nghĩa là nó đáp ứng
đúng mục tiêu đã đặt ra và tương thích với điều kiện kinh tế và an toàn một cách tốt
nhất.


7
Tilley (1997) mức độ chất lượng của thiết kế (quality of a design) được tính
bằng mức độ hiệu quả (effectiveness), tức khả năng giao tiếp hiệu quả thông qua tài
liệu (documentation), bao gồm bản vẽ (drawings), bản chi tiết kỹ thuật
(specifications) …

2.2.3

Các giai đoạn của dự án xây dựng
Một dự án xây dựng (construction process) thông thường trải qua bốn giai

đoạn chính, xuất phát từ ý tưởng về dự án, kế hoạch thực hiện và bản vẽ thiết kế sẽ
được triển khai. Kế hoạch thực hiện và bản vẽ thiết kế chi tiết sẽ đủ chi tiết để các
nhà thầu xây dựng có thể hiểu rõ để tham gia đấu thầu. Thông thường nhà thầu xây

dựng nào đưa ra giá thành thấp nhất và đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu tư sẽ
được lựa chọn để xây dựng công trình.
Bốn giai đoạn chính trong dịng đời của một dự án xây dựng như sau:

Hình 2.1 Dịng đời dự án xây dựng truyền thống
(Nguồn [14])
Trong suốt dòng đời của dự án xây dựng có ba đối tượng chính tham gia, đó
là chủ đầu tư (owner), tư vấn thiết kế (designer/ consultant) và thầu xây dựng
(constructor/ contractor). Mỗi đối tượng có những trách nhiệm khác nhau tùy thuộc
vào đặc tính của dự án (dự án xây dựng dân dụng/ công nghiệp, nhà ở, nhà cao tầng
hay cơng trình cầu, cống . . .), giai đoạn triển khai của dự án (giai đoạn mở đầu –
initial phase, giai đoạn giữa – intermediate phase, giai đoạn kết thúc – final phase)
hoặc loại hình hợp đồng được ký kết (DB–Design Build, DBB–Design Bid Build …)
(PMBOK® Guide Third Edition – Hình 2.3 Các giai đoạn trong vòng đời của dự án)


8
Nguyễn Văn Đáng (2002) đã trích dẫn từ “Quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng” ban hành kèm theo Nghị định 52/CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ thì phân
dự án xây dựng thành 3 giai đoạn chính: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết
thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng như hình dưới đây:

Hình 2.2 Các giai đoạn của một dự án xây dựng
(Nguồn [14])
Một dự án xây dựng từ thời điểm bắt đầu quyết định thực hiện cho tới khi
dự án trở thành hiện thực (một tòa nhà cao tầng, một chiếc cầu, một con đường …)
sẽ gồm 5 giai đoạn chính: lập báo cáo khả thi, thiết kế, đấu thầu, thi công và nghiệm
thu.
Như vậy, theo hai cách định nghĩa trên thì giai đoạn thiết kế là giai đoạn thứ
hai trong q trình triển khai dự án xây dựng, nó có chức năng hiện thực hóa những

ý tưởng, những mục tiêu đã vạch ra trong giai đoạn đầu của dự án xây dựng, bằng
những bản vẽ, những tài liệu thuyết minh chuẩn xác, đầy đủ, rõ ràng, hợp quy chuẩn
… nhằm giúp cho giai đoạn thi công biến những ý tưởng, những mục tiêu vạch ra từ
ban đầu sẽ trở thành một sản phẩm hiện thực, có hình hài, có cấu trúc vật lý.
Bảng dưới đây tổng kết những thành phần có tham gia vào từng giai đoạn
của dự án xây dựng, bao gồm: chủ nhiệm điều hành dự án, khách hàng/ chủ đầu tư,
nhà thầu/ nhà cung cấp, nhà thiết kế, các cơ quan quản lý nhà nước (Nguyễn Văn
Đáng, 2002):


9
Bảng 2.1 Các thành phần có tham gia vào từng giai đoạn của dự án xây dựng
Giai đoạn Nghiên cứu
Tác nhân
lập báo cáo
tham gia
Chủ nhiệm điều
hành dự án

Thiết kế

Đấu thầu

Thi công
xây dựng

Nghiệm thu
bàn giao

Khách hàng/

chủ đầu tư
Nhà thiết kế
Nhà thầu/
Nhà cung cấp
Các cơ quan
QLNN
Phải tham gia

Có thể tham gia

Nhà thiết kế cùng với khách hàng/ chủ đầu tư và chủ nhiệm điều hành dự án
là 3 thành phần chính, khơng thể thiếu, cùng tham gia vào 2 giai đoạn đầu của dự án
xây dựng, đó là giai đoạn nghiên cứu lập báo cáo và thiết kế. Cụ thể hơn, các thành
phần sau tham gia vào giai đoạn thiết kế: Chủ nhiệm điều hành dự án, kiến trúc sư,
kỹ sư kết cấu, các kỹ sư điện, các kỹ sư cơ khí, kỹ thuật thơng gió, cấp nhiệt, cấp
thốt và xử lý nước, mơi trường, chun gia tiên lượng-dự tốn, các chun gia
khác, đại diện của người sử dụng.
Tư vấn thiết kế xây dựng là một loại lao động chất xám là chủ yếu, chi phí
ít, nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn đến chi phí thực hiện dự án xây dựng. Phương
pháp thông thường để lựa chọn công ty tư vấn là yêu cầu cung cấp hồ sơ kinh
nghiệm, trong đó những thông tin về nguồn lực con người, những công trình đã
thực hiện, sức mạnh tài chính của cơng ty là quan trọng nhất (Nguyễn Văn Đáng,
2002).


10

2.2.4

Các thuộc tính của chất lượng tài liệu thiết kế

Tilley và McFallan (2000) đã liệt kê 22 thuộc tính chất lượng thiết kế

(design quality attributes) như sau:
Bảng 2.2 Các thuộc tính của chất lượng thiết kế
(a) Xem xét đến tồn bộ vòng đời dự án
(b) Làm cho khách hàng và cộng đồng hài lòng
(c) Mức độ tham gia của khách hàng vào tiến trình thiết kế
(d) Kinh nghiệm của các cá nhân trong nhóm thiết kế
(e) Cân đối tỷ lệ giữa nhân viên nhiều và ít năm kinh nghiệm
(f) Địa thế của cơng trình
(g) Hiệu quả sử dụng ngun vật liệu (Material efficiency)
(h) Tính kinh tế (Economy) - giải pháp thiết kế là hiệu quả về chi phí
(i) Tính phù hợp (Relevancy) – thiết kế đáp ứng đúng các yêu cầu của dự án
(j) Tính khả thi (Constructability): dự án xây dựng là thực hiện được trên cơ sở
cân đối giữa những yêu cầu của dự án và những hạn chế về nguồn lực, đảm
bảo được an toàn
(k) Khả năng cải tiến/ làm mới (Innovation): giải pháp thiết kế cho phép nâng
cấp, cải tạo sau này
(l) Tính biểu cảm (Expressiveness): thể hiện được ý tưởng và cảm xúc của
khách hàng và nhà thiết kế
(m) Tính thẩm mỹ (Aesthetics): bản vẽ thiết kế phải có tính thẩm mỹ và làm hài
lịng khách hàng
(n) Phù hợp đặc điểm khí hậu, mơi trường (Ecological Sustainability)
(o) Phù hợp chức năng cơng trình (Functionality): đảm bảo cơng trình thực
hiện được chức năng u cầu đặt ra từ đầu của dự án


11
(p) Độ bền và khả năng ít bị ảnh hưởng bởi thời gian
(q) Phù hợp đặc điểm địa chất tại công trường (Site compatibility)

(r) Năng lực và kinh nghiệm của nhà quản lý quá trình thiết kế
(s) Lựa chọn nguyên vật liệu (Material Selection): bảo đảm tính sẵn có, phù
hợp và tương thích lẫn nhau của các loại nguyên vật liệu
(t) Xem xét kỹ lưỡng các phương án thiết kế để tránh nhầm lẫn, thiếu sót hay
lỗi xảy ra
(u) Thường xuyên tổ chức đào tạo nhân viên nội bộ hoặc đào tạo bên ngoài để
nâng cao mức độ chuyên nghiệp trong thiết kế
(v) Thiết kế phải đáp ứng tốt các yêu cầu thiết kế được nêu ra ngay khi bắt đầu
dự án
Tilley và McFallan (2000) cũng đã liệt kê 12 thuộc tính chất lượng tài liệu
(documentation quality attributes) như sau:
Bảng 2.3 Các thuộc tính của chất lượng tài liệu
(a) Tính đầy đủ (Completeness): bản vẽ thiết kế và các tài liệu cung cấp đầy đủ
thơng tin cần thiết
(b) Tính rõ ràng (Clarity): bản vẽ thiết kế và các tài liệu dễ đọc và dễ hiểu
(c) Tính chính xác (Accuracy): bản vẽ thiết kế và các tài liệu khơng có lỗi hay
khơng thiếu sót
(d) Kiểm tra lần cuối (Final checking): cần phải kiểm tra bản vẽ thiết kế và
thuyết minh thật kỹ càng trước khi đưa cho nhà thầu
(e) Tính hợp chuẩn (Standardization): bản vẽ thiết kế và các tài liệu sử dụng
chi tiết và thông số kỹ thuật đúng tiêu chuẩn (standard details and
specifications)
(f) Tính phù hợp (Relevance): các thơng số kỹ thuật và chi tiết phải cụ thể,
tương thích và phù hợp với loại dự án


×