Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Địa vị pháp lý và việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.01 MB, 89 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẨN THỊ QUỲNH ANH

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ Nước
ở VIỆT NAM HIỆN NAY HIỆN NAY












m

m

Chuyên ngành : Luật kinh tế
M ã số


: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Đình Tồn

THƯViÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỦÂT HÀ N p ỉ
PHONG PO C —

HÀ NỘÍ - 2002

Ị\ Ị\ (Ỵ -

m

m


LỜI CẢM ƠN

Tôi trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Luật học Võ Đình Tồn Giảng viên chính - Trường Đại học Luật Hà Nội, người thầy đã
dành nhiều thời gian và cơng sức đ ể hướng dẫn tơi hồn thành
Luận văn này. 'Kin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường
Đại học Luật Hà Nội đã giúp trang bị kiến thức cho tôi trong
thời gian đào tạo tại nhà trường, đặc biệt là thầy cô giáo Khoa
Kinh tế, Khoa Sau đại học đã giúp đỡ động viên và tạo mọi điều
kiện thuận lợi đ ể luận văn được hoàn thành.
Xin trân trọng cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, những người
bạn đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu liên quan và cùng tôi

theo đuổi việc nghiên cứu đê tài trong thời gian qua.
Hà Nội, tháng 11 năm 2002
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Quỳnh Anh


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA

6

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1. 1.

Mơ hình ngân hàng thương mại nhà nước

1.2 .

Khái niệm chung về địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại

6
23


nhà nước
Chương 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

30

NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2 .1.

Quá trình hình thành của ngân hàng chuyên doanh trong hệ

30

thống ngân hàng một cấp

2 .2 .

Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý

38

của ngân hàng thương mại nhà nước
2.3.

Đánh giá pháp luật về địa vị pháp lý của ngân hàng thương

57

mại nhà nước

Chương 3: THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

61

NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CUẢ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
3.1.

Thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước

61

3.2.

Vấn đề hội nhập quốc tế về ngân hàng đối với hộ thống ngân

65

hàng thương mại nhà nước
KẾT LUẬN

83

DANH MUC TÀI LIÊU THAM KHẢO

84


1


MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta chủ
trương đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế thị trường có định hướng của nhà
nước xã hội chủ nghĩa, tãng cường hội nhập quốc tế. Từ đó nền kinh tế nước ta
đã phát triển mạnh mẽ, nhất là trong thập niên 90. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX vừa qua lại một lần nữa khẳng định và nhấn mạnh hơn là phải chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế không phải là mục tiêu mà
là phương tiện để chúng ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài nhằm thực hiện
thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế, toàn bộ
hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã được đổi mới một cách
cơ bản chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai
cấp. Cho đến nay các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
khơng cịn là lĩnh vực của nhà nước. Thị trường kinh doanh ngân hàng ở Việt
Nam đã có các ngân hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước
cùng hoạt động chia sẻ thị phần.
Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế về kinh tế, hoạt động ngân
hàng cũng nằm ưong quỹ đạo hội nhập tất yếu ấy. Quan hệ giao lưu kinh tế về
thương mại giữa Việt Nam và quốc tế cũng đang ngày càng tăng (cả chiều sâu
và chiều rộng); luân chuyển vốn quốc tế, với sự trợ giúp của các phương tiện
thông tin hiện đại, cũng gia tăng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, cũng
đã đặt ra nhiệm vụ về hội nhập quốc tế cho Việt Nam trong những năm tới là
"tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa
dạng hóa; chủ động hội nhập quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện nước ta
và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương


2


như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ, tiến tới gia nhập WTO...".
Với tinh thần đó địi hỏi hoạt động ngân hàng Việt Nam khơng thể bó hẹp
trong phạm vi quốc gia mà cần có sự chủ động tham gia vào quá trình hội
nhập quốc tế. Tham gia vào thị trường quốc tế cịn là hình thức để các ngân
hàng Việt Nam tìm kiếm thị trường, cơ hội đầu tư, nâng cao khả năng quản lý
có hiệu quả. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam nhất là các ngân hàng thương
mại nhà nước phải chủ động trong hội nhập quốc tế phù hợp với tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế nối chung của Việt Nam (AFTA, APEC, WTO...).
Trước yêu cầu thực tế khách quan đang đặt ra hiện nay, nhất là trong
quá trình Việt Nam triển khai thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ thì việc tổ chức và phát triển các ngân hàng thương mại nhà nước như thế
nào để chúng đủ sức hội nhập và thực sự thể hiện rõ vai trò của mình là vị trí
chủ đạo trong hệ thống các tổ chức tín dụng, nhưng vẫn hoạt động bình đẳng
trong cơ chế thị trường. Nó phải là chỗ dựa và là công cụ, hiệu quả nằm trong
tay Nhà nước, thực thi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. Mặt khác,
quá trình triển khai thực hiện hiệp định cũng sẽ mở ra cho Viột Nam cơ hội và
tiềm năng trao đổi hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời nâng
cao vị thế quốc tế của ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc
tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà
nước sẽ có động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng đủ sức
cạnh tranh và hội nhập với các ngân hàng khác trên thế giới.
Với nhận thức như vậy, đề tài luận văn "Địa vị pháp lí và việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam
hiện nay" cần thiết được nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ tư cách pháp lý, phạm
vi các quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng thương mại nhà nước được pháp
luật quy định như thế nào để có phương hướng củng cố, đổi mới và hoàn thiện
cho phù hợp với bối cảnh hiện nay của Việt Nam là hội nhập kinh tế nói chung
và triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng.



3

2. Tình hình nghiên cứu
Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam được khởi xướng từ năm 1989
đã mang lại nhiều thành tựu kinh tế cho Việt Nam trong thập kỷ 90, trong đó
có thành tựu về chuyển đổi hệ thống ngân hàng sang hạch toán kinh doanh
theo cơ chế thị trường. Trong quá trình cải cách kinh tế tồn diện này đã có
nhiều cơng trình khoa học pháp lý, kinh tế, tiếp cận các lĩnh vực phong phú và
đa dạng của nền kinh tế vận hành theo cơ chế mới. Tuy nhiên, có ba cơng
trình khoa học đáng chú ý, có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu đó là:
"Địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay" (Luận án PTS khoa học Luật của tác giả Trần Thị Hịa
Bình), "Địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại Việt Nam" (Luận án PTS
khoa học Luật của tác giả Trần Đình Triển), "Địa vị pháp lý của ngân hàng
thương mại quốc doanh Việt Nam' (Luận văn cao học Luật của tác giả Trần
Quỳnh Anh). Ngồi ra, cịn có một số đề tài nghiên cứu sâu về lĩnh vực ngân
hàng, pháp luật ngân hàng như; "Đổi mới chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân
hàng trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta" - (Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1995) của PTS Cao Sỹ Kiêm, "Một số vấn đề hội nhập
nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới và khu vực" của PGS.TS Nguyễn
Quang Thái, PTS Lê Thi Minh Tâm, ThS. Tạ Thị Thu, 1997; "Việt Nam trên
chặng đường đổi mới phát triển kinh tể' của TS Nguyễn Minh Tú, (Nxb Chính
trị quốc gia); "Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường" của tập thể tác
giả Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành, Phạm Trọng Lê, (Nxb Thống kê).
Tuy nhiên, vấn đề địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước
trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật các
tổ chức tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là trong bối
cảnh Việt Nam đang tiến hành triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ thì chưa có cơng trình nào đặt vấn đề nghiên cứu toàn

diện, chuyên sâu và đầy đủ dưới giác độ khoa học pháp lý.


4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nhằm làm sáng tỏ địa vị pháp lý của ngân
hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam để trên cơ sở đó đánh giá thực trạng pháp
luật, thực tế hoạt động và nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ
thống ngân hàng thương mại nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. Xuất
phát từ mục tiêu này, nhiệm vụ khoa học của luận văn được xác định là:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của ngân
hàng thương mại nhà nước.
- Phân tích, so sánh, nhận xét quá trình hình thành, chuyển đổi, phát
triển và thực trạng địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt
Nam (trước đây là ngân hàng thương mại quốc doanh).
- Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó chú trọng nghiên cứu các cam kết
về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Đề xuất một số giải pháp về việc hoàn thiện pháp luật, điều chinh về
địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại nhà nước; các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Mặc dù nội dung pháp luật về địa vụ pháp lý của ngân hàng thương
mại nhà nước gồm nhiều bộ phận nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường
để bảo đảm địa vị bình đẳng của các loại hình ngân hàng thương mại, phần
lớn các quy đinh của pháp luật áp dụng chung mà không phân biệt lĩnh vực sở
hữu. Do đó, trong bản luận văn khơng nghiên cứu tồn bộ các quy định pháp
luật áp dụng chung cho tất cả các loại hình ngân hàng thương mại mà tập
trung làm sáng tỏ một số quy định có tính đặc thù áp dụng riêng cho ngân

hàng thương mại nhà nước; hoặc nghiên cứu một số quy định có tính điển
hình để chứng minh cho địa vị bình đẳng của ngân hàng thương mại nhà nước


5

so với các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Để trên cơ sở đánh giá
thực trạng pháp luật, thực tế hoạt động đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiộn nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện theo phép biện chứng duy vật.
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng để hồn thành luận văn
là phân tích tổng hợp kết hợp vói đối chiếu so sánh các nguồn dữ liệu, các quy
định hiện hành có liên quan để đưa ra những nhận xét và kiến nghị. Phương
pháp phân tích, so sánh, đối chiếu được sử dụng nhằm làm sáng tỏ các khái
niệm, các vấn đề đặt ra đối với pháp luật về địa vị pháp lý của ngân hàng
thương mại nhà nước, tìm hiểu nội dung các cam kết của Việt Nam liên quan
đến lĩnh vực ngân hàng đặc biệt trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ. Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu để đưa ra những nhận xét
mang tính chất khái quát hóa, từ đó bổ sung những kiến nghị thích hợp của
luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 7 mục.


6

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1.1. MƠ HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, ngân hàng thương mại
nói chung và ngân hàng thương mại nhà nước nói liêng đã trở thành những
chủ thể kinh doanh có vai trị khơng thể thiếu. Việc khảo sát những lý luận về
ngân hàng thương mại nhà nước với tư cách là một chủ thể kinh doanh có ý
nghĩa quan trọng trong q trình nghiên cứu về chế định địa vị pháp lý của
ngân hàng thương mại nhà nước.
Trong hệ thống lý luận của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã đưa ra những quan điểm khá đầy đủ về ngân hàng thương mại
và ngân hàng thương mại nhà nước (trước đây gọi là ngân hàng thương mại
quốc doanh).
Các cơng trình nghiên cứu về ngân hàng đã chứng minh rằng, các hoạt
động ngân hàng đã bắt đầu hình thành từ thời Trung cổ, là kết quả tất yếu của
sự phát triển thương mại và sự ra đời của tiền tệ.
Để tạo thuận lợi cho q trình trao đổi hàng hóa giữa các vùng, các
quốc gia có đồng tiền riêng, các nhu cầu đổi tiền xuất hiện và hình thành nên
nghề kinh doanh tiền tệ. Nghiên cứu về quá trình này, C.Mác viết: "Một khi
đã có tiền riêng của từng quốc gia thì các thương nhân mua hàng ở nước ngồi
đều buộc phải lấy tiền của mình để đổi thành tiền địa phương và ngược lại,
hoặc giữa bạc nén hay vàng nguyên chất được dùng làm tiền tệ quốc tế. Do
đó, có nghề đổi tiền là nghề người ta coi là một trong nhũng nền tảng phát
sinh một cách tự nhiên của nghề buôn bán tiền hiện thời" [11, tr. 562-563].


7


Hoạt động kinh doanh tiền tệ có tính đặc biệt so với các nghề kinh
doanh khác ở chỗ; nghề kinh doanh này lấy tiền tộ làm đối tượng kinh doanh
và nó là tiền thân của nghề ngân hàng.
Ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, nghề ngân hàng có những bước
phát triển chậm chạp. Ngân hàng chủ yếu thực hiện những hoạt động kinh doanh
đơn giản như đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản tiền, chuyển tiền theo nhu cầu
của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Cùng với sự ra đời của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa; vói sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất xã hội và
nền văn minh của nhân loại, các hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phát
triển đa dạng cả về hình thức và kỹ thuật kinh doanh. Trong q trình đó, do u
cầu của hoạt động thương mại và sự quản lý của Nhà nước về ngân hàng, Ngân
hàng Trung ương đã được hình thành từ các ngân hàng thương mại. C.Mác chỉ
ra rằng, "Ngân hàng Trung ương" được thoát thai từ các ngân hàng thương mại
theo nhu cầu tất yếu của sự phát triển nội tại của hoạt động ngân hàng, sự tồn tại
"Ngân hàng Trung ương" cũng chịu sự chi phối trong chừng mực nhất định
của các nguyên tắc thương mại [11, tr. 562-563]. Mức độ biểu hiện của các
tính chất đó tùy thuộc vào cơ cấu của tổ chức và trạng thái kinh tế - tiền tệ ở
từng thời kỳ. "Ngân hàng Trung ương" ra đòi chuyên trách việc phát hành giấy
bạc, làm chức năng quản lý nhà nước và giữ vai trò điều tiết chung trong hệ
thống ngân hàng. Tuy nhiên, cá biệt ở một số nước, Ngân hàng Trung ương
không phải là sự chuyển hóa từ ngân hàng thương mại mà được thành lập mới.
Các ngân hàng khác lúc này khơng cịn được thực hiện việc phát hành
tiền ngân hàng nữa mà giữ một vai trò trung gian trong nền kinh tế. GMác cho
rằng chính sự giao lưu kinh tế đã làm nảy sinh nghiệp vụ trung gian thanh toán
của ngân hàng thương mại. Lúc này, ngân hàng thương mại có các chức năng:
- Làm trung gian thanh tốn giữa các chủ thể kinh tế;
- Biến các khoản tiền tiết kiệm và các khoản thu nhập của các tầng lớp
khách hàng thành tư bản;



8

- Tạo cơng cụ lưu thơng tín dụng thay cho tiền kim loại;
- Làm trung gian thanh toán giữa các nhà tư bản;
Ngân hàng thương mại dưới chế độ tư bản được C.Mác chỉ ra thực chất
đó là các "Xí nghiệp tư bản đặc biệt". Tính đặc biệt được thể hiện ở đối tượng
kinh doanh của các ngân hàng thương mại là tiền tệ mà khơng phải là hàng
hóa thơng thường. Hơn nữa, nếu các xí nghiệp tư bản khác thu được lợi nhuận
từ việc bóc lột trực tiếp giá trị thặng dư của người cơng nhân thì các ngân hàng
thương mại tư bản thu được lợi nhuận là nhờ phân phối lại phần lớn lợi nhuận
mà các nhà tư bản đã bóc lột của người cơng nhân.
Trong, q trình nghiên cứu về tiền tộ, tín dụng, ngân hàng trong thời
kỳ chủ nghĩa tư bản lũng loạn, V.I. Lênin đã thừa kế và phát triển các lý luận
của C.Mác, đề cập chi tiết về vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế của chủ
nghĩa tư bản lũng đoạn và đưa ra mơ hình của hộ thống ngân hàng trong thời
kỳ chủ nghĩa xã hội.
Nhận xét về ngân hàng thương mại ừong nền kinh tế tư bản lũng đoạn,
ở tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản",
V.I. Lênin đã nói rằng: "Cùng với sự độc quyền công nghiệp, xuất hiộn những
ngân hàng độc quyền đẩy ra ngoài đời sống kinh tế các xí nghiệp ngân hàng
nhỏ hơn và đấu tranh vói nhau để giành vị trí hàng đầu trong nền kinh tế quốc
dân". Việc gắn liền tư bản ngân hàng và tư bản cơng nghiệp độc quyền đã
hình thành các tư bản tài chính. Các ngân hàng thương mại lúc này trở thành
những trung tâm của đòi sống kinh tế hiện đại, những đầu mối thần kinh chính
của tồn bộ hệ thống kinh tế.
V.I. Lênin cũng chứng minh trong điều kiện đó, hoạt động của ngân
hàng trở thành các tiền đề vật chất chín muồi của chủ nghĩa xã hội. Khi chính
quyền đã thuộc về tay cách mạng, thì nhất thiết phải xây dựng các ngân hàng
để thực hiện việc kế toán và kiểm sốt q trình sản xuất và phân phối lưu
thơng, Việc giành lấv các ngân hàng có một vai trị lớn vì "Nó cần thiết cho



9

chúng ta để thực hiện chủ nghĩa xã hội và đã giành lấy nó có sẵn có từ tay chủ
nghĩa tư bản ... chỉ cần cắt bỏ cái mà nó làm què quặt kiểu tư bản. Ngân hàng
Nhà nước thống nhất là một ngân hàng lớn nhất trong các ngân hàng lớn nhất,
các chi điếm ở vùng xa, từng nhà máy, đó là 9/10 bộ máy xã hội chủ nghĩa.
Đó là một bộ máy kế tốn tồn quốc, hạch tốn toàn quốc việc sản xuất và
phân phối sản phẩm, như đã nói, nó là cái gì đó giống như bộ xương xã hội
chủ nghĩa" [8, tr. 195].
Thực tế thời gian xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, việc
tiến hành quốc hữu hóa các ngân hàng tư bản để xây dựng hộ thống ngân hàng
xã hội chủ nghĩa được khẳng định lại ở Cương lĩnh hoạt động kinh tế của
những người Bơn-sê-vích thơng qua tại Đại hội VI Đảng Cộng sản Nga với
các chính sách: tịch thu ruộng đất của địa chủ và quốc hữu hóa tồn bộ ruộng
đất trong nước, quốc hữu hóa các ngân hàng, quốc hữu hóa cơng nghiệp lớn,
thực hiện vai trị kiểm sốt của cơng nhân đối với sản xuất và phân phối.
Trong tác phẩm "Luận cương về chính sách ngân hàng" và một số tác
phẩm khác, V.I. Lênin đã dự liệu những biện pháp chủ yếu để chuyển đổi các
ngân hàng đã được quốc hữu hóa thành các cơ quan của Nhà nước đối với sản
xuất và phân phối thành bộ máy kế tốn thống nhất và điều hịa hoạt động
kinh doanh trong tồn bộ nền kinh tế. Theo đó, các ngân hàng đã được quốc
hữu hóa sẽ được tổ chức hoạt động theo mơ hình như sau:
Một là, Nhà nước tập trung chặt chẽ việc quản lý các cơ quan ngân
hàng, tạo sự thống nhất theo hệ thống đơn nhất của ngân hàng với sự lãnh đạo
tập trung trên tất cả các khâu của nó, mở rộng các chi điếm và chi nhánh với
số lượng ngày càng tăng để phục vụ tốt nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và
dân cư của mọi miền đất nước.
Hai là, tập trung vào hệ thống ngân hàng toàn bộ sự luân chuyển tiền tệ.

Ba là, qui định việc bảo quản bắt buộc ở ngân hàng vốn tiền tệ. Qui
định này lúc đầu được áp dụng đối với các xí nghiệp lớn, sau đó áp dụng đối


10

với tất cả các xí nghiệp và cơ quan. Áp dụng các biện pháp kích thích việc dân
cư bảo quản tiền tộ của mình ở ngân hàng, phát triển mọi cách thanh tốn
khơng dùng tiền mặt.
Bốn là, gắn việc kiểm soát của ngân hàng đối với hoạt động của kinh
tế của các tổ chức với việc phục vụ trở lại của ngân hàng đối với các tổ chức
kinh tế và dân cư.
Trong giai đoạn chính sách kinh tế mới, V.I. Lênin cũng đã nhấn
mạnh ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát của ngân hàng Nhà nước đối
với hoạt động của các cơ quan kinh tế gắn việc kiểm soát này với nhiệm vụ
tiến hành và củng cố hạch toán kinh tế. Ngồi ra, V.I. Lênin cịn nhấn mạnh
cả vai trị của hệ thống tín dụng trong việc củng cố mối liên minh kinh tế giữa
thành thị và nông thôn.
Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra mơ hình
và nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được vận dụng vào thực tiễn và đạt được những
thành công nhất định ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Ngày
nay, bất kỳ ở quốc gia nào có định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự vận hành của
nền kinh tế thì việc nghiên cứu quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về
mơ hình ngân hàng thương mại nhà nước vẫn có ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
Ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế không trải qua giai đoạn tư bản,
sự áp dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về ngân hàng thương mại nói
chung và ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta có nhiều điểm khác biệt.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Đảng và Nhà nước đã
rất chú trọng việc giành chủ quyền về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, tiến hành

xây dựng bộ máy tín dụng sản xuất để cho vay phát triển sản xuất.
Trong thời kỳ duy trì cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng như
các nước xã hội chủ nghĩa khác, ở nước ta đã thực hiện nguyên lý Nhà nước
độc quyền về ngân hàng và xây dựng hệ thống ngân hàng một cấp.


11

Theo mơ hình ngân hàng một cấp, hệ thống ngân hàng khơng có sự
phân định chức năng riêng biệt của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng chuyên
nghiệp (hay ngân hàng chuyên doanh) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Bên
cạnh các hoạt động kinh doanh, các ngân hàng chuyên nghiệp cũng thực hiện
các chức năng quản lý nhà nước, vừa có tư cách của một chủ thể kinh doanh
tiền tệ, vừa có một tư cách của một cơ quan quản lý nhà nước. Trên thực tế các
ngân hàng trong thời kỳ này hoạt động không hiệu quả và trở thành "Bầu sữa"
bao cấp thứ hai bên cạnh ngân sách nhà nước. Sự chồng chéo về chức năng
kinh doanh và quản lý nhà nước đó đã làm biến dạng tính chất thương mại
trong hoạt động và tư cách của các chủ thể kinh doanh ngân hàng ở nước ta
trong gian đoạn này.
Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta đã chủ
trương chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các nội dung chính:
- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều hình thức
sở hữu;
- Chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngồi, dân chủ
hóa nền kinh tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền...
Các chính sách kinh tế mói được áp dụng như việc thực hiện giá cả theo

cơ chế thị trường, quy định lãi suất thực dương, tỷ giá hối đoái được nới lỏng,
tiền tệ được coi hàng hóa và có những tổ chức độc lập hoạt động kinh doanh...
đã tạo ra một môi trường mới cho các hoạt động kinh doanh. Trong hồn cảnh
đó, linh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng cũng có sự thay đổi toàn diện.
Về cơ cấu tổ chức, hệ thống ngân hàng của nước ta được cải cách theo
hướng "Cải tổ hệ thống ngân hàng để hoạt động có hiệu quả, thực sự trở thành


12

trung tâm tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường
vốn và tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước làm chức năng quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh tín dụng, tiền tệ, cung ứng và điều hịa lưu thơng tiền tệ,
ổn định giá trị đổng tiền. Các ngân hàng thương mại làm chức năng đơn vị
kinh doanh tín dụng - tiền tệ, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, chịu
sự kiểm sốt của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chính sách tín dụng - tiền tệ.
Củng cố hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh, phát triển các
tổ chức tín dụng ở nơng thơn, xúc tiến hình thành các ngân hàng cổ phần,
ngân hàng liên doanh với nước ngoài [3, tr. 28]. "Định hướng này được tiếp
tục ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam: "Hình thành
và phát triển thị trường vốn mà nịng cốt là các Ngân hàng đầu tư và Ngân
hàng thương mại, các cơng ty tài chính, các hãng bảo hiểm. Tiếp tục cải cách
hệ thống ngân hàng, tuân thủ những nguyên tắc của cơ chế thị trường và thông
lệ quốc tế, nhằm huy động và cho vay vốn có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu
tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân" [4, tr. 32] và "Tiếp tục chuyển các
Ngân hàng thương mại sang cơ chế kinh doanh đầy đủ.... Cho phép các định
chế tài chính kinh doanh đa dạng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính,
ngân hàng theo đúng pháp luật và các quy định quản lý của Ngân hàng Nhà
nước [5, tr. 238].
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa


vni

của Đảng

Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1997 khẳng định: "Tiếp tục xóa bỏ bao cấp
tín dụng, đề cao vai trị tự chủ kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cả người
đi vay và người cho vay..." [6, tr. 77-78]
Như vậy, chủ trương của Nhà nước ta là xây dựng hệ thống ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước hình thành hai cấp: cấp quản lý nhà nước và cấp kinh
doanh. Các Ngân hàng thương mại được hồn tồn tự chủ trong q trình hoạt
động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, tuân thủ các quy định pháp luật và
được Nhà nước khuyên khích thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh.


13

Về chính sách huy động vốn, Nhà nước có chính sách khuyên khích và
bảo đảm cho mọi tổ chức và cá nhân an tâm bỏ vốn đầu tư và tự do kinh
doanh, mua cổ phiếu, mua bảo hiểm, gủi tiết kiệm nhằm huy động mọi nguồn
vốn trong xã hội vào chu chuyển kinh tế, tranh thủ mọi khả năng và nhiều
hình thức thu hút vốn nước ngồi.
Về quyền tự chủ kinh doanh, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
các ngân hàng thương mại hoạt động theo chính sách: "Tôn trọng nguyên tắc
lãi suất túi dụng cao hơn mức lạm phát, lãi suất vay cao hơn lãi suất tiền gửi,
xóa bao cấp tín dụng, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại có điều kiện
kinh doanh bình thường. Ngân hàng mở rộng hoạt động, không phân biệt đối
xử với tất cả các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. . [ 3 , tr. 28].
Nhiệm vụ chung của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế là

"Ngân hàng phải làm tốt chức năng tạo vốn, huy động và cho vay vốn có hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, chức năng trung tâm thanh
tốn và lưu thơng tiền tệ của tồn xã hội. Cải tiến cơ chế quản lý ngoại tệ, tạo
điều kiện cho đồng Việt Nam có thể chuyển đổi tự do, trở thành phương tiện
thanh toán duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam" [4, tr. 45].
Ngân hàng phải triển khai nhanh việc thực hiện đa dạng các dịch vụ
ngân hàng, thực hiện việc thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện phục vụ cho
mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng phải thực hiện tốt việc ngăn chặn các hình
thức cho vay nặng lãi, lừa đảo, đầu cơ trên thị trường vốn, tiền tệ. Góp phần
tiến hành xây dựng thị trường vốn, tiền tệ thông suốt trong cả nước và với thị
trường tiền tệ thế giới.
Thực hiện giá cả, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị
trường trên cơ sở đảm bảo bình đẳng trước pháp luật và quyền tự do kinh
doanh của các Ngân hàng thương mại.
Đốì với ngân hàng thương mại nhà nước, thực hiện chủ trương xây dựng
kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nhất là trong các ngành


14

nghề quan trọng: "Tập trung xây dựng doanh nghiệp nhà nước ở nhũng ngành,
những lĩnh vực, những khâu như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài
chính - ngân hàng - bảo hiểm..." [4, tr. 45]. Ngân hàng thương mại nhà nước
được thiết lập để giữ vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín
dụng trên thị trường. Điều 4, khoản 2 Luật tổ chức tín dụng quy định về chính
sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín dụng có nêu rõ: "Đầu
tư vốn và các nguồn lực khác để phát triển các tổ chức tín dụng của Nhà nước,
tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường
tiền tệ". Các ngân hàng thương mại nhà nước, mà tiền thân là các ngân hàng
chuyên nghiệp trong hệ thống ngân hàng một cấp, bên cạnh nhiệm vụ làm

trung gian tín dụng, thanh tốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cịn là cơng cụ
của Nhà nước trong việc giữ vững định hướng phát triển của đất nước.
Đường lối đổi mới nói trên được bắt đầu thí điểm thực hiện tại Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh từ 1/7/1987 và sau đó
được áp dụng từng bước trên toàn hệ thống ngân hàng.
Chủ trương trên đây về ngân hàng của Đảng đã từng bước được thể chế
hóa thành pháp luật. Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng,
Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính (1990), và Luật Ngân hàng Nhà
nước, Luật các tổ chức túi dụng (có hiệu lực vào ngày 1/10/1998), ra đời đã
từng bước tạo lập nên cơ sở pháp lý cho mơ hình ngân hàng hai cấp ở nước ta.
Tại Điều 1, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài
chính, khái niệm Ngân hàng thương mại được định nghĩa: "Là tổ chức kinh
doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh tốn".
Theo các hình thức sở hữu khác nhau, ngân hàng thương mại gồm có:
1)

"Ngân hàng thương mại quốc doanh" là ngân hàng thương mại được

thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước.


15

2) "Ngân hàng thương mại cổ phần" là ngân hàng thương mại được
thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần trong đó một cá nhân hoặc một tổ
chức khơng được sở hữu một số cổ phần của ngân hàng quá tỉ lệ do Ngân hàng
Nhà nước quy định.
3) "Ngân hàng nước ngoài" là ngân hàng được thành lập theo pháp luật

nước ngoài. "Chi nhánh ngân hàng nước ngoài" là cơ sở của ngân hàng nước
ngoài tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
4) "Ngân hàng liên liên doanh" là ngân hàng được thành lập bằng vốn
của Bên ngân hàng Việt Nam và Bên nước ngồi, có trụ sở tại Việt Nam, hoạt
động theo pháp luật Việt Nam.
Khác với Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài
chính, Luật các tổ chức tín dụng khơng đưa ra khái niệm ngân hàng thương
mại nói chung và ngân hàng thương mại quốc doanh (ngân hàng thương mại
nhà nước) nói riêng. Nhưng Điều 20 Luật tổ chức tín dụng có đưa ra khái
niệm ngân hàng: "Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan".
Mặt khác, cũng theo Điều 20, tổ chức tín dụng "là doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác
của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tộ, làm dịch vụ ngân hàng với nội
dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ
thanh tốn", cịn hoạt động ngân hàng "Là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền
này để cấp túi dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn". Như vậy, khơng như
Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính, Luật tổ chức
tín dụng có nêu rõ tư cách của các tổ chức tín dụng là một "Doanh nghiệp".
Điều này làm cho việc xác định quyền hạn và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng
trong quá trình hoạt động trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là quá trình xử lý các
vụ tranh chấp, xử lý giải thể hay phá sản. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng


16

được phân biệt với các doanh nghiệp khác ở chỗ, các tổ chức tín dụng thực
hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Theo khoản 3, Điều 20 thì tổ chức tín dụng có thể là ngân hàng hoặc

phi ngân hàng. Tổ chức túi dụng phi ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng
được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường
xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh
tốn. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài
chính và các tổ chức túi dụng phi ngân hàng khác. Tức là, ngân hàng được phân
biệt với các tổ chức túi dụng phi ngân hàng ở chỗ các ngân hàng được phép nhận
tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh tốn, cịn các tổ chức tín dụng khác
khơng được phép thực hiện hoạt động này. Việc phân biệt các tổ chức ngân hàng
và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cơ sở để đưa ra những quy định cụ thể
về nội dung và phạm vi hoạt động cho các loại hình tổ chức tín dụng khác nhau,
qua đó tạo ra hành lang pháp lý với những quy định bảo đảm an toàn phù hợp
cho các tổ chức tín dụng. Luật các tổ chức túi dụng nêu rõ, theo tính chất và
mục tiêu hoạt động thì ngân hàng bao gồm các loại: Ngân hàng thương mại;
ngân hàng phát triển; ngân hàng đầu tư; ngân hàng chính sách; ngân hàng hợp
tác và các loại hình ngân hàng khác. Như vậy, ngân hàng thương mại được phân
biệt với các ngân hàng khác ở mục tiêu và tính chất hoạt động ngân hàng.
Trước những năm 1980, theo thông lệ quốc tế, việc phân biệt ngân
hàng thương mại với các ngân hàng trung gian khác rất rõ ràng. Ngân hàng
thương mại là tổ chức tín dụng duy nhất được nhận tiền gửi không kỳ hạn, và
chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng có tính chất ngắn hạn. Tuy nhiên, đi
cùng xu hướng "Phi thể lệ hóa" các tổ chức tín dụng vào đầu thập niên 1980,
các tổ chức tín dụng được hoạt động cởi mở hơn, và dẫn đến việc các ngân
hàng khác cũng được nhận tiền gửi không kỳ hạn, còn các ngàn hàng thương
mại cũng được thực hiện một số hoạt động của các ngân hàng khác như việc
được thực hiện các hoạt động đầu tư dài hạn. Khi đó, trên thế giới, việc phân
định Ngân hàng thương mại với các ngân hàng trung gian còn lại chỉ dựa vào


17


tiêu chí là mục tiêu và tính chất hoạt động của các ngân hàng. Với cách phân
biệt này, ngân hàng thương mại là ngân hàng có tỷ lệ vốn cho vay vào mục
đích thương mại và cơng nghiệp chiếm đa số. Tức là, ngân hàng thương mại
hoạt động kinh doanh tiền tệ và làm các dịch vụ ngân hàng chủ yếu phục vụ
cho các đối tượng hoạt động thương mại và công nghiệp.
Ngày nay các nước trên thế giới cho phép thành lập các ngân hàng
thương mại theo hai mô hình: Ngân hàng thương mại chuyên doanh là loại
hình ngân hàng thương mại chỉ được phép kinh doanh ngân hàng theo từng
lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật cụ thể và chỉ trong phạm vi kinh doanh ngân hàng.
Đối với loại ngân hàng này nếu kinh doanh trong các lĩnh vực khác phải thành
lập công ty độc lập. Nước áp dụng điển hình mơ hình này là Hoa Kỳ. Ngân
hàng thương mại đa năng là loại hình ngân hàng thương mại được phép kinh
doanh ngân hàng không bị giới hạn lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, loại khách
hàng và ngồi lĩnh vực kinh doanh ngân hàng cịn được trực tiếp kinh doanh
trong một số lĩnh vực khác như chứng khốn, bảo hiểm.
Luật các tổ chức tín dụng cũng khơng nêu khái niệm các loại hình
ngân hàng một cách cụ thể để phân biệt ngân hàng thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau. Nhưng theo Điều 12, Luật các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín
dụng Việt Nam có các loại hình: tổ chức tín dụng nhà nước; tổ chức tín dụng
cổ phần của Nhà nước và nhân dân; tổ chức tín dụng hợp tác; tổ chức tín dụng
liên doanh; tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các nhi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Tức là, ngân hàng thương mại có thể là ngân hàng
thương mại của Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và của
nhân dân, ngân hàng thương mại liên doanh, hoặc chi nhánh ngân hàng nước
ngoài. Từ sự phân biệt giữa ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương
mại cổ phần của Nhà nước (Nhà nước chỉ đầu tư một phần vốn), có thể khẳng
định: Ngân hàng thương mại quốc doanh (ngân hàng thương mại nhà nước) là
ngân hàng do Nhà nước đầu tư 100% vốn. Cụ thể hóa các quy định của Luật
tổ chức tín dụng năm 1997, Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày
" THƯVI ẸN

TRƯỜNG ĐAI HỌC LUẬT HẢ NỘI
PHỎNG ĐOC


18

12/9/2000 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, quy định: Ngân
hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn
thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục
tiêu kinh tế của Nhà nước.
Tại điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại
nhà nước ban hành theo Quyết định số 122/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước có quy định tại Điều 1: Ngân hàng thương mại nhà nước
(sau đây gọi tắt là ngân hàng) được thành lập theo quyết định của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước, được thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các
mục tiêu kinh tế của Nhà nước [13, Đl].
Theo các quy định trên đây thì ngân hàng thương mại nhà nước là tổ
chức kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước
thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, vói tư cách là
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước còn được
Nhà nước giao cho nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Tóm lại, trên cơ sở các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các
văn bản pháp luật hiện hành về ngân hàng thương mại nhà nước có thể rút ra
kết luận sau:
Ngân hàng thương mại nhà nước là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động
kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung là nhận tiền gửi và sử
dụng tiền gửi đ ể cấp tín dụng, cung ứng dịch thanh tốn nhằm mục tiêu lợi
nhuận, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại nhà nước

a)

Ngân hàng thương mại nhà nước do Nhà nước đầu tư 100% vốn,

thành lập và quản lý
Ngân hàng thương mại nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành
lậD trên cơ sở quyết định của cơ auan nhà nước có thẩm quyền. Các loại hình


19

tổ chức tín dụng thuộc các hình thức sở hữu khác không do Nhà nước trực tiếp
thành lập mà chỉ do Nhà nước cho phép thành lập trên cơ sở đơn xin thành lập
của những người có nhu cầu kinh doanh.
Theo Quy định tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của ngân hàng
thương mại nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 122/2001/QĐ-NHNN
ngày 20/2/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì ngân hàng
thương mại nhà nước được thành lập theo quyết định của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước [13, Đl].
Ngân hàng thương mại nhà nước được Nhà nước đầu tư 100% vốn để
thành lập, nên nó thuộc sở hữu nhà nước. Tài sản của Ngân hàng thương mại
nhà nước là một bộ phận của tài sản nhà nước. Ngân hàng thương mại nhà
nước có trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước giao. Đặc điểm này
là dấu hiệu chủ yếu nhất để phân biệt ngân hàng thương mại nhà nước với các
ngân hàng khác như ngân hàng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, ngân hàng
liên doanh, ngân hàng hợp tác v.v... Dấu hiệu thuộc sở hữu nhà nước của ngân
hàng thương mại nhà nước phản ánh mối quan hộ chặt chẽ giữa hoạt động của
ngân hàng thương mại nhà nước vói lợi ích trực tiếp của Nhà nước. Vì vậy,
ngân hàng thương mại nhà nước ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quy
định của pháp luật như đối với các ngân hàng thương mại nói chung, cịn phải

chịu sự điều chỉnh của các quy định riêng trong quá trình hoạt động.
Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập bằng nguồn vốn của
Nhà nước nên nó là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước. Cùng với các
doanh nghiệp nhà nước khác, ngân hàng thương mại nhà nước được Chính phủ
thống nhất quản lý. Chính phủ có thể phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan
Nhà nước khác thực hiện một số quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với
doanh nghiệp. Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại nhà nước đều do cơ
quan quản lý nhà nước là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, và chịu
sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


20

b) Ngân hàng thương mại nhà nước có tư cách pháp nhân
Theo quy định của Điều 94 Bộ luật Dân sự năm 1995, một pháp nhân
là một tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc
cơng nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hộ pháp luật một cách độc lập.
Trước hết, các ngân hàng thương mại nhà nước là các tổ chức tín dụng
do Nhà nước thành lập.
Các ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập theo quyết đinh của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngân hàng thương mại nhà nước với Hội sở
chính và các chi nhánh của mình trở thành một pháp nhân độc lập, có con đấu riêng.
Thứ hai, ngân hàng thương mại nhà nước là tổ chức có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ. Điều đó thể hiện ở chỗ, cơ cấu tổ chức và các chức danh lãnh đạo
ngân hàng thương mại nhà nước đều thực hiện theo quy đinh của pháp luật.
Thứ ba, ngân hàng thương mại nhà nước có tài sản riêng.
Tài sản trong ngân hàng thương mại nhà nước là tài sản thuộc sở hữu
nhà nước, Nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt các tài sản đó. Tuy
vậy, để đảm bảo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại nhà nước trong quá

trình kinh doanh, Nhà nước trao một số quyền về tài sản cho các ngân hàng
thương mại vói nội dung chủ yếu như: Ngân hàng thương mại nhà nước có
quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý và sử dụng tài sản mà Nhà nước giao
theo nguyên tắc phải bảo toàn và phát triển giá trị tài sản; ngân hàng thương
mại nhà nước thực hiện sự ủy quyền của Nhà nước trong việc định đoạt các
loại tài sản theo quy đinh của pháp luật; ngân hàng thương mại nhà nước được
sử dụng các loại tài sản riêng để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ.
Tài sản riêng của ngân hàng thương mại nhà nước bao gổm: Tài sản do
Nhà nước cấp; các tài sản tạo ra từ các hoạt động kinh doanh và các tài sản
khác mà ngân hàng thương mại nhà nước được hưởng thụ trong quá trình kinh
doanh theo quy định của pháp luật.


21

Thứ tư, ngân hàng thương mại nhà nước trong quá trình kinh doanh có
tư cách là một chủ thể độc lập, có quyền nhân danh mình tham gia vào các
quan hộ pháp luật. Ngân hàng thương mại nhà nước có thể trở thành nguyên
đưn hoặc bị đơn trong quan hệ tố tụng.
Như vậy, ngân hàng thương mại nhà nước là một tổ chức độc lập, có
đầy đủ tư cách của một pháp nhân kinh tế.
c) Ngàn hàng thương mại nhà nước có đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ của một chủ thể kinh doanh tiền tệ và làm các dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng thương mại nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nhưng để đảm
bảo sự hoạt động hiệu quả của nó, Nhà nước trao quyền tự chủ cho ngân hàng
thương mại nhà nước tương ứng vói vị trí, vai trò và nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Ngân hàng thương mại nhà nước là chủ thể kinh doanh tiền tộ, làm
dịch vụ ngân hàng và là ngân hàng thương mại thuộc thành phần kinh tế chủ
đạo, nên ngân hàng thương mại nhà nước có tất cả các quyền và nghĩa vụ mà
pháp luật quy định cho ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại nhà

nước được thực hiện các nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại khác được
phép thực hiện, không bị hạn chế các nghiệp vụ kinh doanh như đối với tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.
Cũng như các chủ thể kinh doanh khác, trong quá trình hoạt động, ngân
hàng thương mại nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như tồn trọng
pháp luật; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước về hoạt động tín
dụng, ngân hàng; chịu trách nhiệm vật chất và hành chính trước pháp luật;
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước v.v...
d) Hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước vừa có mục đích
lợi nhuận, vừa có mục đích nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế
của Nhà nước
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vừa trải qua kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, còn các yếu tố của kinh tế thị trường đang định hình, chưa hồn thiện,


×