Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Chế tài pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 66 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TR Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C L U Ậ T H À N Ộ I

PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG

GHÊ TÀI PHẤP LUẬT m

MỘT SỖ VẤN BÊ LÝ LUẬN VÀ THỤÙ TIỄU
m

»

»

LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HỌC
*



H A N Ộ I - 2009

*




___




_

__



_

__ ______

V

V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG

CHấ TÀI PHÁP LUẬT *
MƠT
SỐ VẤN Dầ LÝ LUẬN
VÀ THựC
TlầN
¥

*
ĩ
ỏ VllT NAM HIẾN MAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật
Mã số: 60.38.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC








THƯ VIỆ N
ìRƯỜNGOAIHOCIMâ.ĩHANỏl

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUN QUỐC HỒN

HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƯƠNG I: MỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ CHẼ TÀI PHÁP LUẬT


1.1. Bản chất của chế tài pháp lu ậ t................................................... 1
1.2. Đặc điềm của chê tài pháp luật .................................................9
1.2.1. Chế tài là bộ phi.n "động" nhá' của quy phạm pháp luật,
phụ thuộc bộ phận quy định của quy phạm pháp lu ật.....................................9
1.2.2. Chế tài là biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định ...10
1.2.3. Chế tài pháp luật xác định hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ
thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu.......................................................... 11
1.2.4. Chế tài pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực
nhà nước.......................................................................................................... 11
1.2.5. Chế tài được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu về công bằng
xã hội và công l ý ...........................................................................................12
1.3. Vai trồ của chế tài pháp lu ật...................................................... 13
1.3.1. Chế tài là bộ phận quan trọng, không thể Ibiếu của quy
phạm pháp luật, ấn chih các biện pháp cưỡng chế nhà nước bảo đảm cho
nghĩa vụ trong quy định được thực hiện.........................................................13
1.3.2. Vai trị bảo đảm cơng bằng xã hỏi, duy trì cơng l ý ...... 13
1.3.3. Vai trị phịng ngừa vi phạm pháp lu ật............................ 15
1.4. Phân loại chê tài pháp lu ật....................................................... 16
1.4.1. Theo các dạng vi phạm pháp luật cơ b ản ...................... 17
14.1.1. Chế tài hình s ự ....................................................17
1.4.1.2. C hế tài hành chính............................................. 18
1.4.1.3. C hế tài kỷ luật.....................................................18
1.4.1.4. C hế tài dân s ự .....................................................19
1.4.2. Theo tính chất của chế tài pháp lu ậ t...............................20
1.4.2.1. C hế tài p h ạ t........................................................ 20
1.4.2.2. C hế tài khôi p h ụ c................................................21


1.4.3. Theo thiệt hại thực tế của vi phạm pháp luật và phương
thức bồi hoàn của chủ thể vi phạm ............................................................... 22

1.4.3.1. C hế tài vật ch ấ t...................................................22
1.4.3.2. C hế tài phi vật ch ấ t............................................ 22
1.4.4. Theo góc độ kỹ thuật lập pháp.........................................22
1.4.4.1. Chế tài tuyệt đối dứt khoát.............................. 22
1.4.4.2. C hế tài tương đối dứt khoát............................. 23
1.4.4.3. C hế tài lựa ch ọ n..................................................23
1.5. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống chế tài
pháp lu ậ t......................................................................................................24
1.5.1. Tính hệ thống và đồng b ộ ...................................................24
1.5.2. Tính ổn định....................................................................... 24
1.5.3. Tính phân h o á..................................................................... 25
1.5.4. Tính khả th i........................................................................ 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHẾ TÀI PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN NAY VÀ MỘT s ố GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. Thực trạng hệ thống chế tài pháp luật Việt Nam hiện n a y ..... 29
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.

Chế tài hình s ự ..................................................................29
Chế tài hành chính........................................................... 36
Chê tài kỷ lu ậ t................................................................... 43
Chế tài dân s ự .................................................................... 47

2.2. M ột số giải pháp hoàn thiện hệ thống ch ế tài pháp luật
Việt N a m .......................................................................................................50
2.2.1. Chế tài hình s ự .................................................................. 51
2.2.2. Chế tài hành chính........................................................... 52

2.2.3. Chế tài kỷ lu ậ t................................................................... 54
2.2.4. Chế tài dân s ự .................................................................... 55
KẾT L U Ậ N ........................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM K H ẢO .....................................................................................59


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật Dân sự
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLLĐ: Bộ luật Lao động
PLXLVPHC: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
XHCN: Xã hội ch ' nghĩa


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xã hội là một cộng đồng người. Trong cộng đồng đó thường xuyên nảy
sinh những quan hệ hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp. Mọi xã hội chỉ có
thể tồn tại và phát triển trên cơ sở của ổn định và trật tự, được hình thành và
bảo vệ bởi rất nhiều các quy phạm xã hội khác nhau. Pháp luật là công cụ
quản lý xã hội của nhà nước, được ban hành nhằm hướng mọi thành viên trong
xã hội xử sự theo những cách thức mà nhà nước mong muốn. Nhà nước nào
cũng mong muốn pháp luật do mình ban hành phải được tơn trọng và thực
hiện nghiêm minh. Vì vậy, nhà nước nào cũng đấu tranh phòng và chống vi
phạm pháp luật- Khi một chủ thể xử sự trái với sự cho phép của pháp luật thì
phải có những biện pháp thích ứng để áp dụng với chủ thể đã khơng tơn trọng
pháp luật đó. Những biện pháp đó là chế tài pháp luật. Chế tài pháp luật đặt ra
nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lọi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của
nhân dân, cứa tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho những quan

hệ xã hội phát triển đũng hướng, bảo đảm cho quá trình điều chi.ih pháp luật
được tiến hành bình thường và có hiệu quả. Chế tài pháp luật là công cụ cưỡng
chế nhà nước có sức mạnh to lớn nhất trong việc đấu tranh và phịng ngừa vi
phạm pháp luật, bảo đảm cơng bằng và trật tự xã hội.
Ở Việt Nam, qua hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, đất
nước đã đạt được những thành tựu quan trọng và đem lại sự biến đổi tích cực,
đa dạng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình đổi mới và hội nhập
cũng đang địi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi, phát triển, hoàn thiện về mọi
mặt, mà một trong những nhiệm \ụ hàng đầu là hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hệ thống pháp luật của chúng ta đã có những bước phát triển tích cực, từng
bước phát huy vai trò quản lý xã hội, song cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất
cập, bất hợp lý. Bên cạnh đó, q trình đổi mới và phát triển đất nước cũng có


mặt tiêu cực là tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến và biến động
khó lường, số lượng hành vi phạm pháp tăng nhanh, hậu quả ngày càng lớn,
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt... Thực tiễn đó địi hỏi công cụ đấu tranh của nhà
nước phải thật sắc bén và hiệu quả.
Về mặt lý luận khoa học luật, vấn đề chế tài pháp luật cũng chưa được
đặt đúng tầm. Cho đến nay, chưa có một cơng trình chun khảo nào về chế
tài pháp luật mà mới dừng lại ở việc nghiên cứu riêng lẻ hoặc một khía cạnh,
một nội dung nào đó trong vấn đề này. Chế tài chủ yếu được tiếp cận dưới góc
độ của khoa học pháp lý chuyên ngành, kết quả nghiên cứu cũng chưa có sự
thống nhất cao. Do vậy, chế tài pháp luật bị chia nhỏ, rời rạc mà thiếu đi cái
nhìn tổng quát và hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, người viết chọn đề tài “Chế tài pháp luật
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” để làm luận văn
cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù chưa có những cơng trình chuyên khảo nào về chế tài pháp luật

trên cả phương diện lý luận và thực tiễn nhưng đề tài cũng đã được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu ở những góc độ nhất định và mức độ sâu, rộng
khác nhau. Đáng chú ý nhất là Luận án “Chếtài hành chính - Lý luận và thực
tiễn ” của NCS Vũ Thư, nghiên cứu một cách tổng quát, tương đối đầy đủ về
chế tài hành chính. Một số giáo trình đã đề cập đến vấn đề này như: Giáo trình
Lý luận Nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận
về chung về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của Học viện Hành chính quốc
gia... Một số bài viết đăng trên các tạp chí chun ngành như: Hồn thiện các
quy định của Bộ luật Hình sự về hình phạt và quyết định hình phạt của Th.s
Phạm Mạnh Hùng - Tạp chí Kiểm sát số 4/2001, v ề trách nhiệm kỷ luật hành
chính của Th.s Nguyễn Hữu Phúc - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/2006,


Vê trách nhiệm pháp lý của TS. Hoàng Thị Ngân - Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 1/2001, Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính của TS Lê Vương Long, - Tạp chí Luật học số đặc san về xử lý vi phạm
hành chính năm 2004, Trách nhiệm pháp lý theo luật hiến pháp của TS Vũ
Thư - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2003; Trách nhiệm hiến pháp của
Bùi Ngọc Sơn - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4/2003, Một số vấn dề vê'
oháp luật kỷ luật đối với cán bộ, công chức của Th.s Lương Thanh Cường Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3/2007... Nhìn chung, các bài viết chủ yếu
dưới lăng kính của các khoa học pháD lý chuyên ngành, không trực tiếp
nghiên cứu về chế tài mà đề cập đến các nội dung có liên quan chặt chẽ đến
chế tài mà thôi.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đây là một vấn đề rộng và phức tạp, luận văn tập trung nghiên cứu một
số vấn đề lý luận cơ bản về chế tài pháp luật như bản chất, đặc điểm, vai trị,
phân loại, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống chế tài pháp luật.
Nghiên cứu thực trạng của hệ thống chế tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống chế tài.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp khảo cứu tài liệu và kế thừa những kết quả nghiên cứu đã
có, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, suy luận logíc...
5. Mục đích, nhiệm yụ của việc nghiên cứu đề tài
Như tên gọi của đề tài: “Chế tài pháp luật - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, trọng tâm nghiên cứu của luận văn là pháp
luật vật chất về chế tài pháp luật. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là
[àm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản xung quanh chế tài pháp luật, đồng


thời với việc nghiên cứu hệ thống chế tài theo quy định của pháp luật hiện
hành và thực tiễn áp dụng. Từ đó đưa ra giải pháp, đề xuất hồn thiện hệ thống
chế tài pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng chống vi phạm pháp
luật trong điều kiện hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài là:
- Xây dựng quan niệm tổng quát về chế tài pháp luật, những tiêu chí
đánh giá mức độ hồn thiện của hệ thống chế tài pháp luật, tạo cơ sở lý luận
cho việc giải quyết những vấn đề tiếp theo.
- Đánh giá thực trạng hệ thống chế tài pháp luật hiện hành trong mối
liên hệ với lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
- Đưa ra phương hướng, đề xuất hoàn thiện hệ thống chế tài pháp luật.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu và kết luận, luận văn được chia làm hai chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chế tài pháp luật
Chương II: Thực trạng hệ thống chế tài pháp luật Việt Nam hiện nay và
một số giải pháp hoàn thiện.


Chương I
M Ộ T s ố V Ã N Đ Ể LÝ L U Ậ N c ơ BẢ N

VỂ CHẼ TÀI PH ÁP LUẬT
Chế tài pháp luật là một trong những thuật ngữ pháp lý được dùng phổ
biến, cũng như là một nội dung quan trọng của mọi hệ thống luật. Tuy nhiên,
cho đến nay, xung quanh những vấn đề lý luận về chế tài pháp luật vẫn còn rất
nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất cao. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu các vấn đề lý luận về chế tài pháp luật có ý nghĩa to lởn khơng chỉ trong
lý luận mà cịn quan trọng trong thực tiễn đời sống pháp lý. Hệ thống tri thức
lý luận vể chế tà pháp luật bao gồm rất nhiều vấn đề, được mở rộng và hồn
thiện khơng ngừng, trong đó những nội dung cơ bản phải kể đến là: bản chất,
đặc điểm, vai trò, phân loại chế tài pháp luật, các tiêu chí đánh giá mức độ
hồn thiện của hệ thống chế tài pháp luật...
1.1. Bản chất của chế tài pháp luật
Trong khoa học pháp lý, chế tài pháp luật được nhìn nhận dưới hai góc
độ: Một là: một bộ phận của quy phạm pháp luật; Hai là: biện pháp cưỡng chế
nhà nước mà Nhà nước dự kiến áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật. Muốn
hiểu đúng về bản chất của chế tài pháp luật, phải nghiên cứu chế tài từ cả hai
góc độ này.
Lý luận vể pháp luật đã chỉ ra rằng quy phạm pháp luật được đặt ra để
điều chi ih quan hệ xã hội. Do đó quy phạm pháp luật phải thỏa mãn ba yêu
cầu: áp dùng vào trường hợp nào? trong trường hợp đó Nhà nước muốn người
dân phải xử sự như thế nào? nếu xử sự không đúng yêu cầu của Nhà nước thì
Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp gì? Tương ứng với việc thỏa mãn ba yêu cầu
trên là ba bộ phận cấu thành của một quy phạm pháp luật (theo quan điểm
truyền thống) có quan hệ chặt chẽ với nhau là giả định, quy định và chế tài.


Nếu bộ phận giả định nêu ra những tình huống (hồn cánh, điều kiện)
có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với
những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định, bọ phận quy định nêu lên những
cách xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải thực hiện gắn với những tình

huống đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật, thì:
Chế tài là một phần của quy phạm pháp luật chỉ ra các biện pháp
mang tính trừng phạt mà các chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể
áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng những
mệnh lệnh đã nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật [26]
Phần chế tài của quy phạm pháp luật thường trả lịi cho câu hỏi: các chủ
thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng những biện pháp nào đối
với các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng những mệnh lệnh đã
nêu trong phần quy đ ih của quy phạm pháp luật. Chế tài có quan hệ chặt chẽ
với giả định và quy định. Giả định và quy định nêu tiền đề để có thể áp dụng
chế tài, cịn chế tài làm cho giả ciiah và quy định được thực hiện nghiêm túc.
Xét về cấu trúc, ba bộ phận này tạo thành một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh
theo quan điểm truyền thống.
Như vậy, chế tài là một bộ phận quan trọng của quy phạm pháp luật.
Thực tế, có nhiều quy phạm khơng có bộ phẠn chế tài nhưng thực chất đó là
những quy tắc xử sự khơng mang tính bắt buộc, hoặc khi cần áp dụng chế tài
thì viện dẫn ở quy phạm khác. Mặc dù vậy, khơng ai có thể phủ nhận vai trị
của bộ phận chế tài, bởi vì nếu thiếu hộ phận này ở tất cả các quy phạm pháp
luật thì hệ thống pháp luật sẽ hụt hẫng về cấu trúc, thiếu về nội dung và mất đi
sức mạnh to lớn đặc trưng của nó: tính cưỡng chế Nhà nước. Nếu không dự
liệu được những hậu quả to lớn của việc không xử sự theo yêu cầu của pháp
luật thì các chủ thể trong xã hội khó có thể tn thủ một cách nghiêm chỉnh,
thậm chí cịn liên tục vi phạm.


ở góc độ thứ hai, chế tài pháp luật là biện pháp cưỡng chế nhà nước mà
Nhà nước dự kiến áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật. Trong khoa học
pháp lý, nhìn chung các học giả tương đối thống nhất về nội hàm khái niệm
chế tài pháp lý. Tuy nhiên, cũng còn một vài ý kiến khác nhau.
Theo quan điểm thứ nhất, chế tài chính là trách nhiệm pháp lý của chủ

thể vi phạm pháp luật. Những người theo quan điểm này cho rằng chế tài là sự
hiện thực hố trách nhiệm pháp lý, hay nói cách khác, trách nhiệm pháp lý,
suy cho cùng là áp dụng và thực hiện các chế tài pháp luật. Quan điểm này có
lẽ xuất phát từ việc chế tài là dấu hiệu điển hình của trách nhiệm pháp lý, giữa
chế tài và trách nhiệm có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ. Có thể nói đây là
hai khái niệm cùng bậc và mỗi khái niệm tồn tại dựa vào khái niệm khác. Mặc
dù vậy, chế tài và trách nhiệm pháp lý có nhiều điểm khác biệt cơ bản. Thứ
nhất, chế tài là khái niệm được nhìn chủ yếu từ góc độ pháp lý cịn trách
nhiệm, ngồi góc độ pháp lý cịn được xem xét từ góc độ triết học, xã hội, đạo
đức... về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Thứ hai, chế tài ở trạng thái
"tĩnh" còn trách nhiệm ở trạng thái "động". Thứ ba, chế tài chỉ đui c ghi nhận
trong các quy phạm vật chất, còn trách nhiệm pháp lý được cấu thành từ cả
nhóm quy phạm vật chất và nhóm quy phạm thủ tục, trong đó có vấn đề sự
cần thiết và trình tự, thủ tục áp dụng chế tài... Do vậy, quan điểm cho rằng chế
tài chính là trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là không hợp lý.
Quan điểm thứ hai đồng nhất chế tài với cưỡng ché nhà nước. Các nhà
luật học đều thống nhất chế tài là các biện pháp cưỡng chế nhà nước, tuy
nhiên không phải biện pháp cưỡng chế nhà nước nào cũng là chế tài.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa cưỡng chế là: "dùng quyển lực nhà nước bắt
phải tuân theo" [28].
Theo đó, cưỡng chế được hiểu là biện pháp mang tính quyền lực nhà
nước do cơ quan có thẩm quyền áp dụng, nhằm tác động lên tâm lý, tư tưởng,
hành vi của công dân, buộc họ phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy


định. Cưỡng chế trong pháp luật theo nghĩa rộng thể hiện ở chỗ nhà nước
quyết định có tính quyền lực về vấn đề nào đó có tính độc lập với ý chí của
các cá nhân riêng biệt. Cịn cưỡng chế theo nghĩa hẹp là các biện pháp cưỡng
chế cụ thể được áp dụng trong trường hợp có vi phạm pháp luật. Như vậy, chỉ
có thể đồng nhất khái niệm chế tài với cưỡng chế nhà nước nếu hiểu cưỡng

chế theo nghĩa hẹp. Nhưng trong khơa học luật, khái niệm cưỡng chế vẫn
thường được hiểu theo nghĩa rộng. Mặt khác, có một số biện pháp cưỡng chế
nhà nước được áp aụng ngay cả khi không xay ra vi phạm pháp luật - điều
kiện tiên quyết để áp dụng chế tài, ví dụ như các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn hoặc trưng thu, trưng dụng tài sản nào đó vì lý do an ninh, quốc phịng,
lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng...
Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia định nghĩa: "Chế tài là một bộ phận của quy phạm
pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối
với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong bộ
phận quy định của quy phạm pháp luật" [14]. Xem xét quan điểm này, có thể
khẳng định rằng khơng thể đồng nhất mọi biện pháp tác động của nhà nước
với chế tài pháp luật bởi vì có rất nhiều biện pháp tác động của nhà nước đối
với chủ thể vi phạm pháp luật không phải là chế tài. Chẳng hạn, trong pháp
luật hành chính, chế tài hành chính bao gồm các hình thức xử phạt chính và
các hình thức xử phạt bổ sung; còn các biện pháp xử lý hành chính khác
khơng được coi là chế tài như giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở
giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính...
Bên cạnh đó, lại có quan điểm cho rằng chế tài là biện pháp trừng phạt
của nhà nước. Có thể thấy rằng, quan niệm này quá nghiêng về khía cạnh
trừng trị của chế tài pháp luật. Chế tài được áp dụng nhằm nhiều mục đích, tuy
nhiên trừng phạt khơng phải là mục đích cuối cùng và quan trọng nhất. Trong


hàng loạt các chế tài của hệ thống pháp luật, có những chế tài mang tính trừng
phạt nhưng cịn một phần khơng nhỏ chủ yếu mang tính cảnh cáo hoặc nhằm
khắc phục, đền bù thiệt hại, thậm chí một số ít khác lại khó xác định dù chỉ
một trong các mục đích trên. Chính vì vậy, trong hệ thống chế tài pháp luật
nói chung có sự phân hố các biện pháp cưỡng chế tương ứng với mức độ
nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải chỉ là các biện
pháp trừng phạt nghiêm khắc. Do vậy, khi xây dựng và áp dụng chế tài, dường

như không thể khơng tính đến một quan điểm đã được thừa nhận chung, đó là
đề cao ý nghĩa giáo dục của việc áp dụng chế tài.
Từ sự phán tích một số quan điểm về chế tài pháp luật, khái niệm chế
tài dưới góc độ thứ hai cũng dần dần được làm rõ. Theo quan điểm có tính
truyền thống, phổ biến thì chế tài pháp luậl là những biện pháp cưỡng chế nhà
nước áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật. Ở đây, điều quan trọng nhất là
chỉ ra hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,
được thể hiện bằng việc áp dụng đối với chủ thể đó những biện pháp cưỡng
chế nhà nước do pháp luật quy định. Hậu quả bất lợi này thực chất là gây cho
chủ thể những thiệt hại nhất định về vật chất hoặc tinh thần.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm tổng quát về chế tài pháp luật như sau:
Chế tài pháp luật là bộ phận của quy phạm pháp luật, xác định những
biện pháp cưỡng chế nhà nước mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể
vi phạm pháp luật, được bảo đảm thực hiện băng quyền lực nhà nước, nhằm
phòng ngừa và loại bỏ vỉ phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu về công bằng
xã hội và công lý.
1.2. Đặc điểm của chẽ tài pháp luật
Trên cơ sở khái niệm chế tài pháp luật, có thể rút ra những đặc điểm cơ
bản của chế tài pháp luật như sau:


1.2.1. Chê tài ỉà bộ phận "động" nhất của quy phạm pháp luật, phụ
thuộc bộ phận quy định của quy phạm pháp luật
Trong ba bộ phận có quan hệ hữu cơ, chặt chẽ của quy phạm pháp luật
là giả định, quy định và chế tài, thì chế tài được coi là bộ phận "động" nhất.
Nếu như bộ phận giả định và quy định có tính khái qt và ổn định tương đối,
thì chế tài có thể được áp dụng một cách linh hoạt đối với các vi phạm pháp
luật xảy ra rất phong phú, đa dạng trong đời sống xã hội mà khơng phí thay
đổi quy phạm pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ở
các mức độ khác nhau mà các loại chế tài pháp luật xác định làm tăng hiệu

quả của quy phạm pháp luật, đưa quy phạm đi vào thực tiễn dễ dàng hơn. Điều
này có thể thấy rõ nhất ở loại chế tài tương đối dứt khốt hoặc chế tài lựa
chọn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 102 BLHS năm 1999 quy định: "Người nào thấy
người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện
mà khơng cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt canh cáo, cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm". Ở
đây, điều luật đưa ra ba hình phạt khác nhau để chủ thể áp dụng pháp luật lựa
chọn, cho thấy sự linh hoạt của bộ phận chế tài.
Bên cạnh đó, chế tài lại phụ thuộc vào bộ phận quy định. Mức độ, tính
chất nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế mà chế tài nêu lên phụ thuộc vào
tính chất của nghĩa vụ mà chủ thể phải thực hiện được nêu trong phần quy
định. Nghĩa vụ càng quan trọng thì biện pháp cưỡng chế càng nghièm khắc.
1.2.2. Chế tài là biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định
Để thiết lập trật tự xã hội, có nhiều dạng quy phạm xã hội cùng tham
gia điều chỉnh, tương ứng với chúng là các dạng trách nhiệm xã hội phong phú
vcd các hình thức xử lý chủ thể không tuân thủ cũng rất đa dạng. Nhưng trong
các hình thức đó, chỉ có chế tài là được pháp luật quy định và điều chỉnh. Chỉ
có nhà nước mới có quyền quy định hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật
(tách chúng ra khỏi phạm vi những hành vi vi phạm nói chung). Bằng việc quy


định đó, nhà nước đã chỉ ra những quan hệ xã hội quan trọng nhất cần được
bảo vệ bằng pháp luật. Đồng thời, nhà nước quy định hậu quả pháp lý bất lợi
đối với chủ thể xâm phạm những quan hệ đó, đó chính là các chế tài pháp luật.
Mật khác, chế tài thể hiện trách nhiệm nghiêm khắc nhất, tác động trực tiếp
đến nhân thân hoặc tài sản của chủ thể gánh chịu nên cần và chỉ được pháp
luật quy định. Chính vì vậy, hệ thống chế tài phụ thuộc rất lớn vào ý chí của
nhà nước. Thơng qua pháp luật, nhà nước xác định một cách cụ thể điều kiện,
thẩm quyền, thủ tục áp dụng... từng loại chế tài và các bảo đảm để các chế tàỉ
đó được thực hiện trên thực tế.

1.2.3. C hế tài pháp luật xác định hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể
vỉ phạm pháp luật phải gánh chịu
Trong một xã hội, nhất là xã hội xã hội chủ nghĩa, tự do của mỗi người
là điều kiện để phát triến tự do của người khác. Mỗi cá nhân được tự do hành
động nhưng đó là sự tự (ỉo trong khn khổ, tự do nhưng khơng xâm phạm đến
lợi ích của nhà nưóc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác. Pháp luật chính là ranh giới của sự cho phép, vượt ra ngồi ranh giới đó,
trong đa số các trường hợp là phải gánh ch Ịu hậu quả bất lợi. Hậu quả bất lợi
này là biểu hiện cụ thể của thái độ của nhà nước, xã hội đối với hành vi bất
hợp pháp mà chủ thể vi phạm pháp luật đã thực hiện. Hậu quả bất lợi ở đây có
thể là sự tước đoạt hoặc hạn chế về quyền, lợi ích đối với chủ thể. Các hình
thức này khá đa dạng, phù hợp với tính đặc thù của mỗi loại vi phạm. Vi phạm
càng nghiêm trọng thì chế tài càng nghiôm khắc.
1.2.4. C hế tài pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực
nhà nước
Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Nó có sức mạnh
của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người. Chế tài là
một bộ phận của pháp luật, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, nên cũng


khơng nằm ngồi đặc trưng đó. Đây cũng là điểm khác biệt giữa chế tài với
các hình thức xử lý chủ thể vi phạm của các loại quy phạm xã hội khác. Các
quy phạm xã hội khác được bảo đảm thực hiện bằng dư luận xã hội hay quy
định nội bộ của nó, tính bắt buộc và nghiêm khắc khơng cao như chế tài
pháp luật.
Khi nhà nước áp dụng chế tà- - biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi
phạm pháp luật, nghĩa là nhà nước quyết định có tính quyền lực về vấn đề đó
độc lập vói ý chí của chủ thể. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã
chỉ ra rằng, quyền lực xã hội, mà quyền lực nhà nước là một dạng đặc biệt, là
chức năng xã hội vốn có trong mọi xã hội. Bản chất của nó là ở chỗ ý chí của

một bên buộc bên kia phải tuân theo, mặt khác, nó bao hàm cả ý nghĩa phục
tùng [11]. Chế tài buộc chủ thể vi phạm phải chịu những hậu quả bất lợi, mà
"bất lợi" thì khơng chủ thể nào mong muốn, cho nên trong nhiều trường hợp,
chủ thể không tự giác thực hiện. Trong trường hợp đó, nhà nước - với những
sức mạnh đặc thù riêng có củ Lmình, sẽ tác động đến chủ thể vi phạm để bảo
đảm chế tài được thực hiện. Đó là sự thể hiện của luận điểm khịng có tranh
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin rằng: pháp luật khơng là cái gì nếu thiếu bộ
máy có khả năng cưỡng chế đối với sự tuân thủ các quy phạm pháp luật.
1.2.5.

C h ế tài được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu vế công bằng xã hội

và công lý
Công bằng là một giá trị to lớn vĩnh cửu mà lồi người hướng tói. Luật
là cơng bằng, thực thi luật là thực thi công lý. Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, nắm trong tay cơng cụ có sức mạnh đặc biệt để thay mặt tồn thể xã
hội tlnết lập và giữ gìn trật tự cơng; đồng thời, bảo vệ các quyền, lọi ích chính
đáng của các chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội ấy, có một mặt tiêu
cực ln tồn tại, đó là vi phạm pháp luật. Chế tài là cơng cụ để nhà nước đối
phó, phán xử, triệt tiêu vi phạm pháp luật nhằm đạt được mục đích nói trên.
Các chế tài thể hiện thái độ của nhà nước đối với các vi phạm, thể hiện hậu


quả bất lợi mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu do hành vi sai trái của mình.
Thái độ của nhà nước, hậu quả bất lợi có tương xứng với tính chất, mức độ của
hành vi vi phạm, với quan hộ xã hội bị xâm hại, với nhân thân người vi phạm...
thì mới có thể đạt được cơng bằng.
Cơng bằng xã hội và cơng lý đối vói việc phịng chống vi phạm pháD
luật có mối quan hộ chặt chẽ, gắn bó và trong điều kiện hiện nay, cơng bằng
xã hội để đạt được công lý là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với chế tài.

1.3. Vai trò của chẽ tài pháp luật
1.3.1.

C hế tài là bộ ph in quan trọng, không thể thiếu của quy phạm

pháp luật, ấn định các biện pháp cưỡng chế nhà nước bảo đảm cho nghĩa
vụ trong quy định dược thực hiện
Cùng với giả định và quy định, chế tài là yếu tố không thể thiếu để pháp
luật thực hiện tác động, điểu chỉnh các quan hệ xã hội. Mỗi yếu tố điều chỉnh
tuy thực hiện chức năng độc lập tương đối, nhưng chúng nằm trong mối liên
hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Theo cấu trúc phổ biến nhất của một quy phạm
pháp luật thì giả định chỉ ra các điều kiện, chủ thể, không gian, thịi gian có
hiệu lực của quy L^nh; quy định xác định nội dung của quy tắc hành vi dưới
dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hộ xã hội được điều chỉnh.
Còn chế tài ấh định các biện pháp cưỡng chế nhà nước bảo đảm cho nghĩa vụ
trong quy định được thực hiện và luôn gắn với vi phạm pháp luật.
Trong khoa học pháp lý, trước đây đa số các nhà nghiên cứu cho rằng
quy phạm pháp luật bắt buộc gồm 3 yếu tố nói trên. Nhưng hi ên nay đã có
những quan điểm khác với cách hiểu truyền thống này [12] và trên thực tế
cũng dễ dàng thấy rất nhiều quy phạm pháp luật cấu tạo khơng có bộ phận chế
tài. Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà nghĩa vụ trong quy định khơng được bảo
đảm thực hiện. Thực chất, chúng được bảo đảm ở điều luật hoặc văn bản luật
khác và như vậy chế tài vẫn khẳng định được vai trị của mình.


1.3.2. Vai trị bảo đảm cơng bằng xã hội, duy trì cơng lý
Để khẳng định được vai trị cốt lõi, đích thực của chế tài pháp luật, cần
xem xét mối liên hộ giữa chế tài với vai trò xã hội của chế tài. Nói đến hình
phạt - loại chế tài nghiêm khác nhất, C.Mác quan niệm: "khơng là cái gì khác
hơn ngồi phương tiện tự bảo vệ mình của xã hội chống lại các vi phạm điều

kiện tồn tại của nó" [7]. Khái quát của C.Mác đã thể hiện vai trị và những đặc
tính của hình phạt dưới góc độ xã hội học. Khi C.Mác nói "hình phạt là
phương tiện tự bảo vệ mình của xã hội" là đã nhấn mạnh tính xã hội của hình
phạt. Mở rộng ra, cũng có thể hiểu tương tự về vai trị xã hội của chế tài.
Vai trị của pháp luật nói chung và chế tài nói riêng là ở việc bảo đảm
các điều kiện cần thiết mà trước hết là trật tự xã hội, để xã hội tồn tại và phát
triển. Trật tự pháp luật - bộ phận cơ bản nhất của trật tự xã hội, chỉ có thể được
củng cố, bảo đảm trên cơ sở đấu tranh chống và phòng ngừa những hành vi vi
phạm pháp luật, x ử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật, khắc
phục nhanh chóng và kịp thời những hậu quả do những hành vi đó gây nên thì
trật tự pháp luật mới được bảo đảm. Trật tự pháp luật được bảo đảm là cơ sở để
duy trì trật tự xã hội. Trật tự xã hội được thiết lập và duy trì mới bảo đảm cho
mọi ngưịi trong xã hội có một cuộc sống chung trật tự, ổn định và bền vững;
bảo đảm cho sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, các giá trị xã
hội ngày càng được nâng cao.
Vai trò cốt lõi đó xuất phát từ mục đích mà chế tài hướng tới là bảo đảm
công bằng xã hội và phịng ngừa vi phạm pháp luật. Cơng bằng xã hội chẳng
những cho phép mà còn đòi hỏi chế tài phải có tính trừng trị và chẳng những
trừng trị, mà phải trừng trị đích đáng, nghiêm minh. Nói cách khác, đó là việc
tái lập công bằng, xác lập công lý. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng
của cả hộ thống pháp luật nói chung cũng như rủa từng ngành luật. Chẳng
hạn, trong luật dân sự, việc tái lập lại trật tự thông qua chế tài bồi thường thiệt
hại là yếu tố cơ bản. Nguyên tắc về công bằng xã hội, yêu cầu về công lý đã


không loại trừ khả năng tước quyền sống của người phạm tội trong những
trường hợp hậu quả nguy hiểm mà người đó gây ra cho xã hội là đặc biệt
nghiêm trọng. Song, đó khơng phải là sự trừng trị mang tính trả thù, mà là sự
trung trị mang tính nhân đạo sâu sắc nếu xét đến lợi ích chung của cộng đồng
xã hội, xét nó như một phương tiện tác động nhà nước làm cho chủ thể vi

phạm và những ngưòi khác nhận thức đúng đắn giá trị xã hội của pháp luật.
Do vậy, công bằng xã hội vừa là xuất phát điểm, vừa là giới hạn của trừng trị
trong chế tài.
1.3.3. Vai trị phịng ngừa vi phạm pháp luật
Cơng bằng xã hội và công lý, một mặt được bảo đảm bằng cách lập lại
khi nó bị phá vỡ, nhưng mặt khác, phương pháp tối ưu lại là bảo đảm bằng
cách khơng để nó bị phá vỡ, nói cách khác là ngăn ngừa, phịng ngừa vi phạm
cơng bằng xã hội. Đây cũng chính là vai trị cốt lõi thứ hai cúa chế tài: phòng
ngừa vi phạm pháp luật. Chế tài trừng trị chủ thể vi phạm nhưng cũng giữ vai
trò giáo dục chủ thể. Biện pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt mà chủ
thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu không chỉ hạn chế về nhân thân hay tài
sản của người đó mà cịn tác động đến ý thức CLia chủ thể, giáo dục họ ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống chung xã hội. Và không chỉ
tác động trực tiếp đến chủ thể vi phạm pháp luật, chế tài còn ngăn ngừa, răn đe
tất cả những chủ thể khác trong xã hội, khiến họ phải kiềm chế, giữ mình
khơng vi phạm pháp luật. Điểu này trước hết có tác dụng với những chủ thể
"không vững vàng" trong xã hội. Trong trường hợp này, các biện pháp cưỡng
chế được áp dụng làm cho những chủ thể "không vững vàng" thấy trước được
hậu quả pháp lý bất lợi nếu họ cố tình vi phạm pháp luật. Dưới tác động của
các chế tài pháp luật, bằng sự lên án và đánh giá xấu của nhà nước và xã hội
đối với hành vi vi phạm sẽ làm diễn ra quá trình tâm lý ở người vi phạm và
những người khác, tạo ra sự củng cố, thay đổi nhất định về quan điểm, tình
cảm, thói quen, hành vi pháp ỉuật. Họ sẽ thấy được sự cần thiết phải tuân theo


pháp luật, kiềm chế, từ bỏ ý định phạm pháp hoặc thận trọng hơn trong cách
xử sự để tránh xử sự của mình trở thành vi phạm pháp luật. Mặt khác, áp dụng
chế tài còn tác động đến tất cả các chủ thể khác trong xã hội theo hai hướng.
Trước hết, biện pháp cưỡng chế được áp dụng có tác dụng giáo dục ý thức tôn
trọng và thực hiện pháp luật nghiêm minh, tạo điều kiện cho mọi người tránh

những hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó cịn làm cho mọi người nhận
thức đúng sự công bằng, nhân đạo và tính tất yếu của chế tài, tin tướng vào
cơng lý, tích cực đấu tranh phịng và chống vi phạm pháp luật, hạn chế đến
mức thấp nhất hiện tượng vi phạm pháp luật. Qua đó hướng tới hồn thiện con
người, hình thành những cơng dân tự giác tơn trọng và tuân thủ pháp luật.
Như vậy, theo chúng tôi, vai trị cốt lõi của chế tài là bảo đảm cơng
bằng xã hội, duy trí cơng lý và phịng ngừa vi phạm pháp luật. Giữa hai vai trị
này có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Trong điều kiện hiện
nay, công bãng xã hội để đạt cho được công lý là yêu cầu quan trọng hàng đầu
đối với chế tài. Việc quy định và áp dụng chế tài trước hết phải nhằm bảo đảm
công bằng và cồng lý. Nó địi hỏi chế tài phải tương xứng với tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi vi phạm. Vi phạm điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả phòng ngừa vi phạm pháp luật. Một chế tài khơng cơng bằng,
khơng nghiêm minh sẽ ít có tác dụng giáo dục, cải tạo chủ thể vi phạm và tác
dụng răn đe, giáo dục chung đối với xã hội lại càng hạn chế. Phòng ngừa vi
phạm pháp luật, nhất là phịng ngừa chung, chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi chế
tài đáp ứng nguyên tắc công bằng.
Ở đây, cũng cần nhấn mạnh rằng khơng nên tuyệt đối hố vai trị của
chế tài. Pháp luật khơng chỉ có chế tài để bảo đảm cơng bằng, duy trì cơng lý
và phịng ngừa vi phạm. Và xã hội cũng không phải chỉ có pháp luật để thực
hiện những vai trị này. Bên cạnh pháp luật cịn có đạo đức, tơn giáo, nghệ
thuật..., pháp luật chỉ là quan trọng và hữu hiệu nhất mà thơi. Nhận thức đúng
về vai trị của chế tài pháp luật, mới có thể vận dụng tốt và hiện thực hố
những vai trị đó.


1.4. Phân loại chế tài pháp luật
Chế tài pháp luật có nhiều loại và có nhiều tiêu chí để phân loại. Dưới
đây xin được trình bày một vài cách phân loại chế tài theo những tiêu chí
cơ bản.

1.4.1„ Theo các dạng vi phạm pháp luật cơ bản
Đây là cách thức phân loại phổ biến và có tính truyền thống trong khoa
học pháp lý. Pháp luật hiện hành quy định các loại vi phạm pháp luật cơ bản
sau: tội phạm (vi phạm pháp luật hình sự), vi phạm pháp luật hành chính, vi
phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật dân sự. Tương ứng với các loại vi phạm pháp
luật đó, chế tài được chia thành: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ
luật, chế tài dân sự. Sau đây xin được trình bày về khái niệm và một số đặc
điểm riêng của từng loại chế tài pháp luật theo cách phân loại này.
1.4.1.1. C hế tài hình sự

Chế tài hình sự là loại chế tài nghiêm khắc nhất. Chế tài hình sự là các
biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất được quy định trong BLHS
mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước nhà nước, thể hiện ở bản án
hay quyết định có hiệu lực của toà án, được bảo đảm thực hiện bằng quyển lực
nhà nước, đáp ứng yêu cầu về công bằng xã hội và cơng lý.
Chế tài hình sự có một số đặc điểm riêng sau:
- Chế tài hình sự là các biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc
nhất là hình phạt - biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở chủ thể vi phạm một số
quyển hoặc lợi ích hợp pháp. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện
hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc khơng thực hiện những
nghĩa vụ ma pháp luật hình sự yêu cầu phải thực hiện.
- Chế tài hình sự chỉ có thể được áp dụng bằng trình tự đặc biệt theo
quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải
thực hiện.


- Trách nhiệm thực hiện hình phạt của người phạm tội là trách nhiệm
đối với nhà nước chứ không phải đối với chủ thể mà quyền và lợi ích của họ bị
hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.

- Chế tài hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi
phạm tội.
- Chế tài hình sự được xác định trong bản án hay quyết định có hiệu lực
pháp luật của tồ án.
1.4.12. Chế tài hành chính
Chế tài hành chính là các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định
trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà cá nhân, tổ chức vi phạm
pháp luật hành chính phải gánh chịu, được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực
nhà nước, đáp ứng yêu cáu về công bằng xã hội và cơng lý.
Chế tài hành chính có các đặc điểm riêng sau:
- Chế tài hành chính áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
- Trách nhiệm thực hiện chế tài hành chính của cá nhân, tổ chức vi
phạm là trách nhiệm trước nhà nước.
- Chế tài hành chính được áp dụng ngồi trình tự xét xử của toà án. Việc
áp đụng các chế tài hành chính được các chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo
thủ tục hành chính, trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.
- Thiệt hại Ihực tế không phải là dấu hiệu bắt buộc để áp dụng chế tài
hành chính.
1.4.13. Chế tài kỷ luật
Chế tài kỷ luật là các biện pháp cưỡng chế nhà nước được pháp luật quy
định mà người vi phạm phải gánh chịu, được bảo đảm thực hiện bằng quyền
lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu vể công bằng xã hội và công lý.
Chế tài kỷ luật có những đặc điểm riêng sau:
- Chế tài kỷ luật có thể được áp dụng đồng thời với các dạng chế tài
khác.


- Chế tài kỷ luật có hai dạng chính là chế tài kỷ luật hành chính và chế
tài kỷ luật lao động.
- Giữa đối tượng bị áp dụng chế tài kỷ luật với chủ thể có thẩm quyền

áp dụng chế tài bao giờ cũng có quan hệ lệ thuộc về tổ chức.
- Chế tài kỷ luật không áp dụng với tập thể.
1.4.1.4. C hế tài dân sự
Chế tài dân sự là các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định
trong pháp luật dần sự mà chủ thể vi phạm pháp luật dân sự phải gánh chịu,
được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu về công
bằng xã hội và công lý.
Chế tài dân sự có những đục điểm ricng sau:
- Việc thực hiện chế tài dân sự của các tổ chức, cá nhân là nghĩa vụ của
họ trước một tổ chức, cá nhân cụ thể có các quyền, lợi ích dân sự bị xâm hại.
- Trong khuôn khố quy định của pháp luật, bên bị vi phạm có tồn
quyền lựa chọn và quyết định biện pháp cưỡng chế áp dụng với bên vi phạm.
- Chế tài dân sự có thể được áp dụng với chủ thể không trực tiếp thực
hiện hành vi vi phạm hoặc khơng có lỗi.
- Chế tài dân sự hầu hết đều mang tính tài sản.
Trên đây là các loại chế tài pháp luật được phân loại theo các hình thức
vi phạm pháp luật cơ bản. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng cách
phân loại này, cho đến nay có thể nói là "chưa hồn tồn đầy đủ và cần được
xem xét thêm" [17]. Khoa học pháp lý đang rất quan tâm đến một dạng chế tài
khác được pháp luật quy định, đó là chế tài theo luật hiến pháp. Trên cơ sở
nghiên cứu lý luận về chế tài pháp luật, chúng tôi cũng mạnh dạn đưa vấn đề
chưa được thừa nhận rộng rãi này vào luận văn để tiếp cận vấn đề đầy đủ hơn.
Hiến pháp là đạo luật gốc, là văn bản xác lập khuôn khổ pháp lý cho
việc tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước. Nếu cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân nào vi phạm Hiến pháp thì đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của


mình. Và mặc dù là chủ thể ban hành ra pháp luật song nhà nước cũng có
nghía vụ tn thủ pháp luật và là chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật. Kha
năng nhà nước để xảy ra vi phạm là hồn tồn có thể. Trách nhiệm đó của nhà

nước và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên chính là trách nhiệm pháp
lý theo luật hiến pháp. Khi đã xuất hiện trách nhiệm pháp lv, tức là sẽ có chế
tài tương ứng, và do đó, có một ớ ing chế tài chưa được đề cập rộng rãi: chế tài
hiến pháp.
Chế tài được quy định trong luật hiến pháp hết sức đặc thù. Nghiên cứu
các văn bản pháp luật thuộc ngành luật hiến pháp, có thể nhận thấy một loạt
các biện pháp mang tính chế tài như: bãi nhiệm, cách chức, giải tán hội đồng
nhân dân, bãi bỏ văn bản pháp luật, huỷ bỏ kết quả bầu cử, tước quốc tịch...
được áp dụng trong quan hệ với hành vi vi phạm pháp luật. Các chế tài này
không thể xếp vào bất cứ loại chế tài nào đã được thừa nhận rộng rãi (hình sự,
hành chính, kỷ luật, dân sự). Do vậy, chế tài này phải được xếp vào loại riêng
biệt - chế tài luật hiến pháp. Đây là vấn đề đang đòi hỏi phải đưi 1c nghiên cứu
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
1.4.2. Theo tính chất Cì ĩ chế tài pháp luật:
1.4.2.1. Chế tài phạt
Chế tài phạt xác định các biện pháp cưỡng chế nhà nước áp dụng với
chủ thể vi phạm pháp luật bằng cách lên án (có tính quyền lực nhà nước), hoặc
tước, hạn chế quyền, lợi ích về nhân thân, tài sản của chủ thể hay đặt ra nghĩa
vụ mới bổ sung. Ví dụ: Khoản 1 Điều 98 BLHS năm 1999 quy định: "Người
nào vơ ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm".
Nhóm chế tài phạt có một số đặc điểm sau:
-

Nội dung của phạt chủ yếu mang tính trừng trị, bằng cách lên án (có

tính quyền lực nhà nước); hạn chế quyền, lợi ích hoặc bổ sung thêm nghĩa vụ
mới.



×