Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

đề cương động vật học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.49 KB, 29 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỘNG VẬT HỌC
Câu 1. Những đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của Động vật nguyên sinh.
Các ngành Động vật nguyên sinh ( Protozoa)
1. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống:
* Cơ thể 1 tế bào(đơn bào hoặc tâp đoàn),độc lập, kích thước nhỏ, phân hóa phức tạp thành các cơ
quan tử là tế bào biệt hóa đa năng, đảm nhận mọi chức năng sống của cơ thể độc lập.
* Cấu tạo đơn giản: tế bào chất và nhân
+ Tế bào chất: thường có 2 lớp ngoại chất(màng phim- đặc, quánh- gel), nội chất( lỏng- sol- chứa cơ
quan tử:ty thể, golgi, MLNC), biến đổi giữa sol - gel.
+ Nhân: cấu tạo cơ bản giống Eucaryota(có màng nhân,nhiễm sắc thể ..) kích thước, khối lượng, sắp
xếp thay đổi tùy nhóm.
* Cơ quan tử vận chuyển : chân giả, lông bơi hoặc roi bơi. Ngoài chức năng di chuyển còn là cơ
quan tử bắt mồi.
- Chân giả: có sự tham gia và biến đổi của tbc giữa hai trạng thái Sol ↔ Gel.
- Lông bơi và roi bơi: khác nhau về số lượng và độ dài(lông bơi ngắn và nhiều)
+ Cấu tạo : có 9 sợi đôi vi ống ngoại vi xếp xung quanh+ 1 đôi vi ống trung tâm tạo thành hệ trục
giữ lông bơi có hình thái ổn định, cấp năng lượng cho hoạt động bơi. Gốc lông bơi có thể gốc ≈ trung
tửchúng liên kết với nhau tạo thành mạng vận động phối hợp với nhau khi di chuyển.
+ Vai trò: vận chuyển, tạo dòng nước giàu ôxy lướt qua cơ thểtăng cường trao đổi khí, đưa thức
ăn và vụn hữu cơ vào bào khẩu…
* Hoạt động bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu: nhờ không bào co bóp.
- Là cơ quan điều hòa áp suất thẩm thấu, vừa là cơ quan bài tiết và giữ cho cơ thể không bị phá vỡ do
nước từ bên ngoài ngấm vào.
- Cấu tạo: có 2 loại đơn giản và hệ thống. Thường xung quanh có nhiều ty thể cung cấp năng lượng
cho hoạt động bơm nước của các không bào.
- Không bào co bóp chỉ có ở ĐVNS sống trong môi trường nước ngọt.
* Hoạt động dinh dưỡng: có 2 kiểu chính : tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
- Tự dưỡng : chỉ có ở ĐVNS có lục lạp nhờ năng lượng quang học.
- Dị dưỡng: thức ăn vào hình thành các Không bào tiêu hóa( có màng bao) .
- Hình thức tiêu hóa nội bào: lyzosom tiết enzim biến đổi thức ăncác sản phẩm tiêu hóa được hấp
thụ vào tế bào, KBTH bé dần cuối cùng chứa đầy


chất bã  chúng được tống ra ngoài khi tiếp xúc với màng tế bào. Vị trí thải khác nhau( có thể cố
định- trùng đế giày hoặc bất kỳ - amip..)
* Hoạt động sinh sản: đa số sinh sản vô tính và hữu tính đơn giản
* Vô tính: phân đôi hoặc liệt phân( nhân nguyên phân nhiều lần trước khi tế bào chất phân chia). Một
số sinh sản bằng mọc chồi.
* Hữu tính : bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường không thuần lợi.
- Hình thức: Tiếp hợp (Ciliophora). Đồng giao . Dị giao hoặc noãn giao.
- Một số trong vòng đời có sự xen kẽ bắt buộc các thế hệ sinh sản.
* Kết bào xác: hiện tượng chuyển sang sống tiềm sinh trong vỏ bọc của ĐVNS tránh những điều kiện
bất lợi.
- Quá trình biến hóa của kết bào xác: tế bào chuyển thành hình cầu, cơ quan tử bề mặt tiêu biến(lông,
roi), không bào co bóp thải toàn bộ lượng nước thừa, bộ máy golgi tiết lớp vỏ bọc, chuyển hóa bên trong
giảm tối đa.

Câu 2. Đặc điểm cơ bản của Trùng chân giả; Trùng roi; Trùng bào tử và Trùng tơ.
Ý nghĩa thực tiễn của các động vật đó.
1.Trùng chân giả
* Đặc điểm :
- Di chuyển bằng chân giả. Cơ thể trần hoặc có vỏ. Kiểu chân giả và cấu trúc vỏ thay đổi tùy loài
- Hình dạng cơ thể không cố định, kích thước khá lớn, không có vỏ bao.
- Chân giả: hình thành nhờ sự biến đổi giữa hai dạng sol<-> gel của tế bào chất. Sự có mặt của 2 loại
protein (actin và myosin)  Vận chuyển và bắt mồi nhờ chân giả; thức ăn là các sinh vật nhỏ và chất
hữu cơ lỏng tạo không bào
-Các cơ quan tử: có đủ. Không bào co bóp ( dạng không cố định- chu kỳ cách 1’-5’). Nhân số lượng
thay đổi tùy loài.
- Vỏ cơ thể : đa số trần. Một số có vỏ tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ.
- Có khả năng kết bào xác khi điều kiện không thuận lợi phát tán rộng
- Sinh sản vô tính: bằng phân đôi( A.proteus 1-2 phút phân chia 1lần)
* ý nghía thực tiễn
-Kí sinh gây bệnh đường ruột : Entamoeba hystolytica gây bệnh lị amip ở người; Bệnh Lê dạng trùng ở

gia súc..
2.Trùng roi
* Đặc điểm: di chuyển bằng 1 hay nhiều roi. Gồm 2 lớp: trùng roi thực vật ( có lục lạp)và trùng roi
động vật( không có lục lạp).
+ Lớp trùng roi thực vật: cơ thể thường có ít roi bơi( 1-2), thường có lục lạp giúp quang hợp. Nhiều
đại diện là sinh vật sản xuất ở biển, nước ngọt..Dinh dưỡng tự dưỡng.
+ Lớp trùng roi động vật: Nhóm lớn( 6000- 8000 loài). Thường không có màu, phần lớn sống cộng
sinh, ký sinh. Hình dạng ổn định, nhiều roi ( 1-8).
- Ngoại chất : biến đổi thành màng phim (pellicula) bao bọc; một số có vỏ bao ngoài( lớp keo, lớp
sừng hoặc màng Xenluloz…)ổn định hình thái.
- Cấu tạo roi chuyên hóa cao: 9 nhóm sợi xếp vòng + 1 nhóm trung tâm. Roi có phần gốc nằm trong
lớp ngoại chất , ngọn nằm ngoài. Thể gốc có(ADN và ATP. Một số có điểm mắt, có màng uốn)
chuyển động dễ dàng .
- Cơ quan điều hòa áp suất thẩm thấu là không bào co bóp phía trước cơ thể .
-Dinh dưỡng: dị dưỡng. Roi cuốn thức ăn vào gốc roi-bào khẩu- bào hầu- tạo
không bào tiêu hóa. Ngoài ra còn hấp thụ thức ăn qua bề mặt cơ thể(hoại sinh)
- Sinh sản : Sinh sản vô tính ( chiều dọc). Hữu tính: đồng giao, Có xen kẽ thế hệ sinh sản bắt buộc
trong vòng đời.
- Sống đơn độc hoặc tập đoàn ( Volvox)có sự phân hóa các nhóm cá thể
- Một số gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật
* ý nghĩa thực tiễn
- Sinh vật sản xuất của các thuỷ vực
- Ký sinh gây bệnh: Trypanosoma evansi gây bệnh ở bò;
- T. rhodesiense gây bệnh ngủ li bì ở người;
- Leishmania donovano gây bệnh hắc nhiệt;
- L.tropica gây bệnh lở loét ngoài da
3.Trùng bào tử
* Đặc điểm:
- Ít di động, chủ yếu sống kí sinh trong ruột hay xoang cơ thể động vật và người, kích thước nhỏ.
- Màng tế bào có cuticun bọc ngoài.

- Chúng có tổ hợp đỉnh đặc trưng( có 1-2 túi tiết dịch và 10-12 dải vi cơ bao quanh) giúp chúng chui
qua màng tế bào ,vị trí bám và hút chất dịch vật chủ.
- Cạnh nhân khoảng giữa cơ thể có lỗ thông của màng tế bào ( vi lỗ)nơi hình thành không bào tiêu hóa.
- Cơ quan tử vận chuyển kém phát triển ( chân giả chỉ hoạt động một vài giai đoạn , roi bơi chỉ gặp ở
giao tử.
- Vòng đời có xen kẽ thế hệ sinh sản vô tính và hữu tính. Có thể phát triển qua nhiều vật chủ trung gian
là động vật không xương gây bệnh nguy hiểm
* ý nghĩa thực tiễn
Gây nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật
Đại diện:
+ Coccidia gây bệnh ở nhiều loài động vật;
+ Eimeria gây bệnh đau bụng ở thỏ, bò, gia cầm ( );
+ Plasmodium gây bệnh sốt rét , chiếm 80%,tử vong cao
4.Trùng tơ
4.Trùng tơ
* Đặc điểm: khoảng 8000 loài, sống tự do trong nước, đất ẩm, một số ký sinh
- Tổ chức cơ thể cao nhất. Hệ thống các cơ quan tử nhiều và phức tạp .
- Cơ quan vận chuyển : Lông bơi phủ khắp bề mặt, số lượng lớn.
+ Mỗi lông bơi gồm hệ sợi trục gồm 11 chùm vi ống( 9 ngoại vi+ 2 trung tâm), giữ có sợi mảnh liên
kết với nhau, có nhiều ty thể.
+ Lông bơi xếp thành dãy, một số loài chúng liên kết với nhau tạo thành màng uốn, màng lông, gai
nhẩy. Một số còn có bao chích, tiết dịch quánh lại thành mũi tên xuyên vào cơ thể mồi hoặc kẻ thù
+Lông bơi giúp cơ thể di chuyển, lấy thức ăn, loại chất cặn bã, tạo nên lớp nước giàu oxy bao quanh
cơ thể.
- Màng cơ thể gồm 2 lớp-ngoài là màng phim. Giữa là khoảng trống bao quanh gốc lông bơi. Màng
chắc chắn, mềm dẻo, linh hoạt.
-Cơ quan tử tiêu hóa phức tạp: thức ăn đưa vào bào khẩu->bào hầu có tiêm mao->không bào tiêu hóa
trong có men tiêu hóa-> bào giang thải bã.
- Cơ quan tử bài tiết : không bào co bóp tồn tại thường xuyên, dạng hệ thống túi vĩnh cửu, 2 hệ trước-
sau co bóp đối lập nhau.

- Bộ nhân có 2 nhân : nhân lớn( dinh dưỡng- giàu AND tổng hợp ARNtổng hợp protein ) và nhân
nhỏ( sinh sản- có nhiễm sắc thể nhân đôi khi PCTB)
- Sinh sản : vô tính theo chiều ngang; Hữu tính kiểu tiếp hợp.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Sống tự do (65%): Chuỗi thức ăn
- Sống kí sinh: Balantidium coli gây loét thành ruột người , lợn; Ichthyophthirius gây bệnh đốm trắng
ở cá
- Sống hội sinh trong dạ cỏ thú móng guốc-Bộ Entodiniomorpha
*Chu kỳ phát triển của trùng sốt rét: phát triển qua 2 vật chủ: sinh sản vô tính ở người và hữu
tính ở muỗi.
+ Giai đoạn sinh sản vô tính: Muỗi mang trùng sốt rét  đốt mang vào cơ thể. Sinh sản vô tính qua 2
thời kỳ:
- Thời kỳ ngoài hồng cầu: bào tử ký sinh trong máu ( 30’-1h) tới gan lấy chất dinh dưỡng lớn
lên thành liệt thể liệt sinh liệt tử chui vào tế bào gan phá hủy gan. Thời gian ủ bệnh kéo dài 14
ngày.
- Thời kỳ trong hồng cầu: mỗi liệt tử chui vào 1 hồng cầu liệt sinh liệt tử phá vỡ hồng cầu
chui vào hồng cầu khác phá hủy hàng loạt hồng cầu cơ thể sốt cao, hồng cầu giảm, kéo dài 2 ngày.
- Một số liệt tử ký sinh trong hồng cầu thành mầm giao tử.
+ Giai đoạn sinh sản hữu tính: Muỗi hút máu mang theo mầm giao tử vào ruột muỗi  mầm giao tử
phát triển thành giao tử kết hợp thành hợp tử  di chuyển lên tuyến nước bọt kén trứng liệt
trùng đốt truyền sang cơ thể khác.
Câu 3. Phân tích chu kỳ sinh sản phát triển của: Lê dạng trùng; Cầu trùng và Trùng sốt rét.
*chu kỳ sinh sản phát triển của: Lê dạng trùng
- Ve mang lê dạng trùng  đốt bò trong máu bò chúng sinh sản vô tính chia đôi 2 cá thể hình quả
lê chui vào hồng cầu  phá vỡ hồng cầu. Kết quả bò sốt cao.
- Mầm giao tử trong hồng cầu  hút theo máu vào ruột ve giao tử  kết hợp thành hợp tử trứng
động lách qua ruột  lên tuyến nước bọt  đốt bò và truyền bào tử.
Chu kỳ sinh sản-phát triển của cầu trùng kí sinh ở ruột thỏ (E.perforans)
- Noãn nang trong thức ăn vào ruột thỏ bào tử  tử bào tử chúng sinh sản vô tính liệt sinh liệt
tử lớn lên thành liệt thể. Mỗi liệt tử vào 1 tế bào ruột, phá hủy niêm mạc ruột, thỏ sốt cao, thâm chí

gây thủng ruột.
- Một số thành mầm giao tử kết hợp thành hợp tử có vỏ bọc ( kén)  theo phân ra ngoài  noãn
nang  lẫn trong thức ăn tiếp tục chu kỳ mới.
*Chu kỳ phát triển của trùng sốt rét: phát triển qua 2 vật chủ: sinh sản vô tính ở người và hữu
tính ở muỗi.
+Giai đoạn sinh sản vô tính: Muỗi mang trùng sốt rét  đốt mang vào cơ thể. Sinh sản vô tính qua 2
thời kỳ:
- Thời kỳ ngoài hồng cầu: bào tử ký sinh trong máu ( 30’-1h) tới gan lấy chất dinh dưỡng lớn
lên thành liệt thể liệt sinh liệt tử chui vào tế bào gan phá hủy gan. Thời gian ủ bệnh kéo dài 14
ngày.
- Thời kỳ trong hồng cầu: mỗi liệt tử chui vào 1 hồng cầu liệt sinh liệt tử phá vỡ hồng cầu
chui vào hồng cầu khác phá hủy hàng loạt hồng cầu cơ thể sốt cao, hồng cầu giảm, kéo dài 2 ngày.
- Một số liệt tử ký sinh trong hồng cầu thành mầm giao tử.
+ Giai đoạn sinh sản hữu tính: Muỗi hút máu mang theo mầm giao tử vào ruột muỗi  mầm giao tử
phát triển thành giao tử kết hợp thành hợp tử  di chuyển lên tuyến nước bọt kén trứng liệt
trùng đốt truyền sang cơ thể khác.
Câu 4. Phân tích mối quan hệ họ hàng của các Động vật nguyên sinh.
Câu 5. Đặc điểm cấu tạo của Thân lỗ. Phân tích những đặc điểm thể hiện vị trí trung gian giữa
động vật đơn bào và động vật đa bào của động vật Thân lỗ.
1. Đặc điểm cấu tạo
- Hệ thống hút nước và dẫn nước trong cơ thể : lỗ hút ( ostium) xoang cơ thể lót tế bào cổ áo, mức độ
phức tạp khác nhau ( lọc thức ăn) lỗ thoát đỉnh (oscolum)
- Tế bào cổ áo: là vành nguyên sinh chất (gồm nhiều que tế bào chất ken dầy)
+ roi hoạt động liên tục đưa dòng nước vào cơ thể liên tục , giữ thức ăn đọng lại trên vành nguyên sinh
chất.
2. Cấu tạo thể hiện vị trí trung gian giữa ĐV đơn bào và ĐV đa bào.
- Cơ thể đa bào, mô chưa phân hóa. Các tế bào liên kết không chặt chẽ.
-Cơ thể dạng cốc, nhiều lỗ thủng trên thân hệ thống dẫn nước
gồm lỗ thoát (đỉnh) – lỗ hút ( 2 bên thân) khe, rãnh thoát nước trao đổi chất.
- Đối xứng cơ thể chưa ổn định.

- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa (tầng trung giao).
+ Lớp ngoài : biều mô dẹp che chở.
+ Lớp trong lót tế bào cổ áo có roi.
+ Tầng trung giao nhiều loại tế bào: tế bào sao, gai xương có Ca, tế bào amip, sợi collagen- Chưa có
miệng, tiêu hóa nội bào.
- Bài tiết và hô hấp bằng thẩm thấu- Chưa có tế bào thần kinh . Phản ứng theo cảm ứng.
- Sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
- Phân hóa vị trí lá phôi chưa ổn định.
Câu 6. Đặc điểm cấu tạo cơ thể của động vật Ruột túi. Đặc điểm của các lớp trong ngành và ý
nghĩa của các động vật đó.
1. điểm cấu tạo cơ thể của động vật Ruột túi
- Sống ở nước, đối xứng phóng xạ hoặc tỏa tròn. 2 lá phôi.
- Có bộ xương ngoài và xương trong bằng chất chitin, Calci, hay phức hợp protein- Cơ thể dạng Thuỷ
tức/Thuỷ mẫu khác nhau vị trí của lỗ miệng.
- Thành cơ thể: 2 lớp tế bào + tầng trung giao ở giữa
+ Lớp ngoài 4 loại tế bào : TB biểu mô cơ, TB gai, TB thần kinh-cảm giác, TB trung gian (hình thành
TB sinh dục) .
+ Lớp trong 2 loại: TB mô bì cơ tiêu hoá(có 2 roi), TB tuyến.
+ Tầng trung giao: mỏng, kém phát triển, có tb sợi cơ và mô liên kết
- Có xoang vị, xung quanh có tua bắt mồi. Có tế bào gai (thành c/th, tay bắt mồi). Thần kinh dạng lưới
và một số cơ quan cảm giác.
- Có tế bào biểu mô cơ co rút(dọc- ngang) tham gia vận động cơ thể .
- Sinh sản vô tính ( sinh chồi) hoặc hữu tính ( giao tử).
- Không có cơ quan bài tiết và hô hấp riêng.
- Chưa có xoang cơ thể
2. Đặc điểm của các lớp trong ngành và ý nghĩa của các động vật đó.
*Lớp thủy tức ( Hydrozoa) :
- Dạng thủy tức :
+ Đế, tua miệng, Xoang vị của thân thông ruột. Thành cơ thể 2 lớp.
+ Lớp ngoài 4 loại : tế bào biểu mô cơ, tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào trung gian chưa phân hóa.

+ Lớp trong 2 loại : tế bào biểu mô cơ tiêu hóa, tế bào tuyến .
+ Tầng trung giao mỏng, kém phát triển .
+ Sinh sản và phát triển: vô tính sinh chồi; hữu tính đơn tính hay lưỡng tính
-Dạng thủy tức tập đoàn:
+ Khá phổ biến. Tập đoàn bọc trong màng mỏng
+ Thành cơ thể , xoang vị của các cá thể thông nhau.
+ Quá trình phát triển xen kẽ giữa 2 dạng : thủy tức- thủy mẫu
- Dạng sứa ống :
+ Sống trôi nổi, đa dạng.
+ Cơ thể xếp xung quanh dây trụ, đỉnh phao nổi
* Lớp sứa(scyphozoa): thích nghi sống trôi nổi
- Dù lớn ( 20-40cm). Tua bờ dù dài, kích thước khác nhau .
- Cơ quan tiêu hóa phức tạp : Miệng ( thùy nhiều tế bào gai) hầu ( thông với trung tâm xoang vị dạ dầy
(4 ngăn, gờ, tế bào gai, ống vị phóng xạ, tuyến tiêu hóa ..)
- Tuyến snh dục: 4 ống lõm ngoài tạo túi dưới dù.
- Cơ quan thần kinh – cảm giác phát triển mức độ cao : mạng thần kinh rải rác hoặc mép dù. 8 Ropali
tập trung thần kinh cảm giác ( điểm mắt, hốc mắt, bình nang = hạch thần kinh sơ khai) .
- Tầng trung giao : sợ tơ co rút thích nghi lối sống di động.
- Sinh sản : sứa đơn tính. Xen kẽ hế hệ trong quá trình phát triển ( giai đoạn thủy tức ngắn giai đoạn
thủy mẫu dài.)
* Lớp san hô (anthozoa) : thích nghi sống cố định.
- Hình trụ đều( dài 5cm, d=1-3cm), đế bám giá thể, lỗ miệng chính giữa, tua vòng miêng. Thành cơ thể
có 2 lớp, tầng trung giao dầy(nhiều loại tế bào).
- Cơ quan tiêu hóa phức tạp: hầu xoang vị có vách ngăn, gờ cưa lớn.
- Bộ xương đá vôi hoặc sừng- đặc điểm cơ bản nâng đỡ và bảo vệ.
- Sinh sản: Vô tính ( sinh chồi tập đoàn.). Hữu tính ( phân tính, tuyến snh dục bờ trong vách ngăn. Tế
bào sinh dục thoát qua lỗ miệng thụ tinh ngoài
Câu 7. Đặc điểm cấu tạo cơ thể của động vật ngành Giun dẹp.
1.Đặc điểm chung của ngành:
- Cơ thể có 3 lớp tế bào hình thành từ 3 lá phôi.

- Đối xứng 2 bên. Phân hóa Đầu-đuôi, lưng – bụngthích nghi sống bơi , bò...
- Cơ thể dài - dẹp hướng lưng bụngtăng diện tích bề mặt TĐC, tăng ma sát ..
- Thành cơ thể: từ ngoài vào trong có
+ Mô bì: có 2 kiểu: tb mô bì bọc ngoài( có lông bơi, gắn màng đáy)hoặc mô bì hợp bào( vách ngăn
mất). Xen giữa là tb tuyến và tb quetiết chất kết dính.
+ Bao cơ: có vòng cơ thân riêng(vòng, dọc, chéo, dải cơ lưng, bụng). Cách di chuyển đa dạng , phối
hợp giữa lông bơi và bao cơ(làn sóng, bò đáy…)
- Chưa có thể xoang: Hình thành nhu mô đệm chèn giữa bao cơ và thành nội quan. Trong nhu mô có
tb hình sao(nâng đỡ, hô hấp, thực bào, dự trữ).
- Hệ tiêu hóa: dạng túi. Tiết dịch dính, hầu có thể phóng ra ngoài. Ruột giữa phân nhánh. Thức ăn tiêu
hóa ngoại bào hoặc nội bào(tb thành ruột)
- Hệ thần kinh: dạng dây. Hạch não sơ khai, 1-5 dây t/k chạy dọc 2 bên thân. Giác quan khá phát
triển(gai c/gi cơ học và hóa học. Mắt ngược)
- Hệ bài tiết nguyên đơn thận : các tế bào ngọn lửa. Khả năng bài tiết yếu.
- Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Chưa có hệ tuần hoàn. Sinh dục lưỡng tính (tuyến sinh dục, ống dẫn), thụ
tinh trong. Sinh sản vô tính(tái sinh, cắt đoạn). Hữu tính(tb sinh dục ra ngoài qua lỗ miệng, thụ tinh
trong xoang cơ thể )
- Phát triển trực tiếp thành ấu trùng có lông bơi. Chu kỳ phát triển phức tạp -
Câu 8. Đặc điểm cấu tạo cơ thể và sinh học của Sán hai chủ; Sán dây. Ý nghĩa thực tiễn của các
động vật đó.
1. Lớp sán hai chủ ( Degenae = Trematoda):
-Khoảng 2000 loài. Ký sinh trong cơ thể đ/v. Phát triển xen kẽ thế hệ, 2 vật chủ.
- Cơ thể hình lá- dẹp. Có 2 giác bám: bụng và miệng( cơ, gai và bao cuticun.)
- Thành cơ thể : dạng mô bì chìm, ngoài cơ thể có cuticun, lông bơi tiêu giảm.
- Hệ tiêu hóa: miệng(đáy giác miệng)- hầu( cơ khỏe)- thực quản- ruột ( 2 nhánh phức tạp , kín)túi
chứa. Thức ăn hút dịch vật chủ, tiêu hóa nội bào.
- Hệ bài tiết : nguyên đơn thận, 1- 2 ống dọc thân  bọng đái lỗ bài tiết.
- Hô hấp: kiểu yếm khí( glycogen trong nhu mô phân giải yếm khí). Thực hiện qua bề mặt cơ thể .
- Hệ thần kinh : hạch não nằm trên hầu. Có 3 đôi dây thần kinh(đôi bên và đôi bụng phát triển ,
lưng) . Giác quan tiêu giảm.

- Hệ sinh dục : lỗ huyệt trước giác bụng. Hầu hết lưỡng tính , cấu tạo phức tạp, hoàn chỉnh. Cơ quan
sinh dục đực gồm: 2 tuyến tinh->2 ống dẫn tinh tập trung ống phóng tinh->cơ quan giao phối trước giác
bụng. Cơ quan sinh dục cái có ôôtip là trung tâm nơi các sản phẩm đổ vào gồm tuyến trứng, tuyến noãn
hoàng, tuyến vỏ, ống Laurer, túi nhận tinh. Tử cung phát nhánh từ ôôtip uốn khúc đổ ra lỗ sinh dục
cái( cạnh lỗ sinh dục đực).
- Thụ tinh chéo: phức tạp. Xẩy ra tại ôôtip .
- Quá trình phát triển : vòng đời phức tạp , có hiện tượng xen kẽ thế hệ sinh sản . Di chuyển qua
nhiều vật chủ (ít nhất 2 vật chủ)
* ý nghĩa thực tiễn:
Khoảng 2.000 loài kí sinh trong cơ thể người và động
vậtgây bệnh- Fasciolopsis buski-Sán lá ruột- Fasciola hepatica-Sán lá
gan- Paragonimus ringeri-Sán lá phổi- Eurytrema pancreaticum-Sán lá tuỵ
2.Lớp sán dây (Cestoda) :Thích nghi với đời sống ký sinh sâu sắc. Hiện có khoảng 3000 loài
* Đặc điểm.
- Cơ thể dạng dải, dài & dẹp. Cơ thể chia 3 phần : đầu- cổ - thân mỗi phần có đặc điểm và chức năng
chuyên hóa riêng .
- Bao biểu mô cơ có nhu mô chìm – nhú lông tăng diện tích tiếp xúc.
- Cơ thân: dưới màng đáy gồm: cơ vòng, cơ dọc, cơ vòng. Lớp cơ lưng-bụng bao cơ dầy, liên kết di
chuyển.
- Nhu mô ( hạt glycogen, “ hạt đá vôi”) trung hòa axit tiêu hóa vật chủ.
- Cơ quan tiêu hoá tiêu giảm hoàn toàn. Chất dinh dưỡng trong nhu mô
- Hệ bài tiết nguyên đơn thận, có 2 ống dọc đổ lỗ bài tết cuối thân.
- Hệ TK: đôi hạch não đầu có cầu nối
- đôi dây tk chạy dọc-phân nhánh cơ quan bám, dây dọc có cầu nối ngang mạng lưới dưới da.
-Giác quan: kém phát triển( t/b cảm giác rải rác, tập trung nhiều ở đầu)
- Cơ quan sinh dục lưỡng tính, phức tạp; mỗi đốt có một cơ quan sinh dục riêng. Thụ tinh giữa các đốt(
chồng lên nhau); có thay đổi vật chủ. Đốt già tử cung chứa nhiều trứng, các nội quan khác tiêu giảm.
- Các dạng nang (túi) sán: 1 đầu; nhiều đầu; nhiều bọc đầu.
Câu 9. Phân tích chu kỳ sinh sản -phát triển của Sán hai chủ điển hình.
* Vòng đời của sán lá ruột lợn = sán lá song chủ :

- Ký sinh trong ống dẫn mật của vật chủ chính ( người, gia súc khác)sinh sản hữu tính.
- Chuyển qua vật chủ trung gian là ốc thực hiện sinh sản vô tính.
- Các giai đoạn cần có những điều kiện cần thiết( nước, ốc thích hợp)
Chu kỳ phát triển phức tạp , qua nhiều giai đoạn như sau:
Trứng ký sinh trong mậtruột theo phân ra ngoài  vào môi trường nước  nở thành ấu trùng
Miracidium ( có lông bao phủ, có hạch não, mắt lẻ chữ thập, có 1 đôi nguyên đơn thận và nhiều tế bào
mầm. Có tuyến tiết enzim phân giải mô bì ốc) bơi lội tự do một thời gian ngắn chui vào cơ thể ốc, ký
sinh (gan-tụy-tuyến sinh dục ) rụng lông bơi phát triển  Bào nang= sporocyst ( hình túi hoặc trụ,
không có mắt, có nhiều tế bào mầm, không di động) ký sinh trong gan ốc  Bào nang lớn lên, phân
chia, sinh sản bằng tế bào mầm  ấu trùng Redia( chứa tế bào mầm mới, dạng cố định) ấu trùng
Cercaria(có đuôi, cử động được , sống nhờ chất dự trữ)  ra khỏi ốc bơi lội tự do  bám vào cây thuỷ
sinh ( rụng đuôi, tạo vỏ bọc bên ngoài) Metacercaria (kết bào xác ) vào vật chủ chính ( người, gia
súc) theo ống tiêu hóa đến mật ký sinh  tiếp tục một chu kỳ phát triển mới.
Chú ý: Có khi ở dạng Metacercaria(kết vỏ phần đầu) chui vào vật chủ trung gian thứ 2( Vật chủ
chứa ) chui vào vật chủ chính( qua 3-4 vật chủ).
Câu 10. Phân tích chủng loại phát sinh ngành Giun dẹp.
ĐV đầu tiên có đối xứng 2 bên, tổ tiên chung với ĐV có đối xứng tỏa tròn
-Theo A.lang: từ sứa lược dẹp do có những tương đồng (Ruột, miệng, đ/x & mầm lá phôi 3).
-Theo L.Graf: Từ ruột túi thấp-dạng Planula do tương đồng giữa trục & cấu trúc cơ thể. Phát triển theo
2 hướng: hướng 1 chuyển sống định cưruột khoang. Hướng 2 : sống bògiun dẹp
- Hiện nay:
- Gốc từ Rhabdocoela(Sán tơ ruột thẳng) sau tiến hoá theo 3 hướng.
+Hướng 1:Turbelaria sống tự do
+Hướng 2: chuyển từ kí sinh ngoài (Monogenea) sang kí sinh trong (Cestoidea)
+Hướng 3: từ hội sinh trong khoang áo ốc thành kí sinh bắt buộc sang dạng trưởng thành sống tự
do, sinh sản hữu tính và chuyển vật chủ mới(Digenea)
Câu 11. Đặc điểm cấu tạo cơ thể của các động vật nhóm ngành Giun tròn. Ý nghĩa
thực tiễn của các Giun tròn.
* Giun tơ bụng( GASTROPODA):
- Nhóm nhỏ, khoảng 500 loài, sống đáy biển hoặc nước ngọt. Lớp nguyên thủy nhất

- Kích thước bé ( 1-1,5 mm). Số lượng tế bào ổn định khi trưởng thành .
- Biểu mô mặt lưng có tầng cuticun . Mặt bụng có lông bơi.
- Bao cơ : có cơ vòng, cơ dọc.
- Hệ bài tiết nguyên đơn thận.
- Xoang cơ thể nguyên sinh.
- Hệ sinh dục lưỡng tính.
- Mang nhiều đặc điểm của giun dẹp( biểu mô có lông, nguyên đơn thận, cấu tạo hệ sinh dục , phát
triển phôi …)
- Ý nghĩa kinh tế: tầm quan trọng không lớn
* Lớp trùng bánh xe( ROTATORIA) :
- Kích thước: nhỏ<3mm, sinh trưởng nhanh, sức sinh sản mạnh mật độ cá thể lớn, thức ăn cho cá và
ĐV thủy sinh.
- Cơ thể chia lưng- bụng, 2 bên lồi, phân biệt 3 phần:
+ Đầu: 2 vòng tiêm mao, lông cảm giác, 3 mấu lồivận động gom thức ăn, chất hữu cơ.
+ Thân : lớn, chứa nội quan. Mặt lưng- mặt bụng. Gai dài-nhọn
+ Chân: tách biệt, có khả năng co duỗi mạnh. Tách 2 ngón.
- Trưởng thành số lượng tế bào nhất định. Vỏ cuticun bằng sợi protein, xoang nguyên sinh..
- Ống tiêu hóa: lỗ miệng mặt bụng-hầu(có bộ nghền đặc trưng)- thực quản - dạ dầy tuyến( lớn)- ruột
ngắn- lỗ huyệt.
- Hệ cơ có các bó riêng : cơ vòng, cơ dọc nối các phần cơ thể- Hệ thần kinh(hạch trên hầu- dưới hầu-
dây tk bụng)- cảm giác.
- Bài tiết: nguyên đơn thận-> 2 ống bài tiết->bóng đái lỗ huyệt- Hệ sinh dục phân tính. đực nhỏ hơn cái
và không có cấu tạo điển hình. Con cái có khối trứng, noãn hoàng, ống dẫn.
- Sinh sản xen kẽ thế hệ vô tính và hữu tính. Trinh sinh sản
* Lớp giun tròn ( nemathehelminthes)
* Cấu tạo ngoài: Mang điển hình của động vật có xoang giả
- Hình dạng: thoi, nhọn 2 đầu, miệng mút đầu- huyệt cuối thân.
- Đối xứng 2 bên nhưng vẫn giữ đối xứng tỏa tròn tổ tiên
- Thành cơ thể:
+ Tầng cuticula(sợi, không co giãn, xếp chéo) , có một số mấu lồi cảm giác hoặc gai, biến dạng thấm

nước, không khí, thấm chọn lọc bảo vệ, vận chuyển, hô hấp, nhưng dễ mất nước .
+ Lớp biểu mô: mất vách ngănhợp bào nhiều nhân 4 gờ chạy dọc thân(4 dải cơ), có dây thần kinh và 2
ống bài tiết 2 gờ bên .
+ 4 dải cơ dọc: tế bào cơ hình thoi, nhánh lồi liên kết dây thần kinh lưng hoặc bụng phối hợp hoạt
động .
- Cách di chuyển: phối hợp tầng cuticula-lớp cơ dọc- dịch xoang nguyên sinh tạo sức căng của dịch
cơ thể cùng biến dạng tầng cuticunla
+ sức đàn hồi của bó cơ cơ thể chuyển động.
*Lớp giun cước( Gordiacea= nematomorpha)
- Dạng trưởng thành cơ thể hình sợi, số lượng tế bào không cố định, tầng cuticunla bằng keo, bao cơ 1
lớp cơ dọc, không có ống tiêu hóa, không có nguyên đơn thận, sinh dục phân tính không ăn, không hoạt
động , sống bằng chất dự trữ, đẻ trứng.
- Dạng ấu trùng: khác trưởng thành ( miệng có vòi, có ống tiêu hóa) phát triển qua vật chủ trung
gian( côn trùng). Lớn lên nhờ ngấm thức ăn từ vật chủ hoặc hút dịch từ vật chủ.
* Giun đầu gai ( Acanthocephala): nhóm chuyên sống ký sinh.
- Kích thước bé (2mm- 2-3cm). Cơ thể hình trụ, chia đầu-cổ-thân.
- Cơ quan bám : vòi, trên có nhiều gai cuticunla, cơ có thể thò ra hoặc thụt vào.
- Thành cơ thể : mang đặc điểm chung của ngành
- Hệ tiêu hóa tiêu giảm hoàn toàn thức ăn ngấm trực tiếp.
- Phát triển gián tiếp: vật chủ chính( cá, ếch)
- vật chủ trung gian (giáp xác, côn trùng ). Giai đoạn đầu trứng phải gặp môi trường nước ấu trùng mất
móc phát triển ấu trùng tuổi lớn phát triển thành kén( vật chủ trung gian)vật chủ chính ăn cắm vòi vào
vật chủ để phát triển thành trưởng thành.
Câu 12. Đặc điểm cấu tạo và sinh học của ngành Giun tròn. Chu kỳ sinh sản và phát triển của
các nhóm sinh thái: Giun tròn sinh học (Giun có chu kỳ phát triển qua sinh vật), giun tròn địa học
(Giun có chu kỳ phát triển qua đất).
1. Đặc điểm cấu tạo và sinh học của ngành Giun tròn
- Đối xứng 2 bên. Cơ thể không phân đốt. Có 3 lá phôi.
- Xoang nguyên sinh: là khoảng trống, kín giữa thành cơ thể và ruột chứa đầỳ dịch, nhưng chưa được
giới hạn bằng lớp tế bào lá phôi giữacó nguồn gốc từ xoang phôi xoang giả.

- Đa số có kích thước nhỏ; Một số kích thước lớn.
- Thành cơ thể :
+ Có cuticun bao bọc bên ngoài: sợi xếp chéo, đan xen, thấm nước và khí.
+ Có mô bì hợp bào, nối vào phía trong thành 4 gờchia lớp cơ dọc thành 4 dải cơ thân.
+ Bao cơ: có tế bào cơlớp cơ dọc lớn ( gồm những tế bào hình thoi, giữa có nhánh ngang hướng vào
xoang) chia thành 4 dải co rút uốn lượn theo chiều dọc thân khi vận chuyển.
* Mức độ tổ chức của cơ thể :
- Hệ tiêu hóa: thẳng, cấu tạo hoàn chỉnh ->Miệng(có nếp gấp cuticun hoặc răng)- Hầu(cơ rất phát
triển)-dạ dầy- Ruột- hậu môn. Thành ống tiêu hóa chưa có cơ.
- Hệ hô hấp: Thiếu cơ quan hô hấp và tuần hoàn.
- Hệ bài tiết : dạng ống. Huyệt ( nơi tích trữ các sản phẩm bài tiết- sinh dục).
- Hệ thần kinh: có hạch não trung tâm. Vòng TK hầuliên hệ trước và sau , cuối dây bụng có hạch
(trước hậu môn).
- Cơ quan cảm giác: hốc lõm, các lông hay các núm cảm giác lồi trên bề mặt cảm nhận những thay
đổi môi trường.
- Hệ sinh dục đơn tính. Có tuyến sinh dục và ống dẫn sinh dục. Đực nhỏ hơn cái. Đẻ trứng( nhỏ, có
vỏ chitin) hoặc con.
- Chu kỳ sinh sản phát triển: trực tiếp. Qua đất hoặc qua sinh vật- Phân cắt trứng: gián đoạn, phôi bào
cố định về số lượng và kích thước nhân.
2. Chu kỳ phát triển trực tiếp- giun tròn địa học:( ascaridata– ký sinh trong ống tiêu hóa).
- Con đực đuôi uốn cong về phía mặt bụng, con cái đuôi thẳng, đẻ khoảng 2000 trứngtrứng thụ tinh
theo phân ra ngoài Đ/K thuận lợi sau 2 tuần Ấu trùng 1 sau 1 tuần Ấu trùng 2( có khả năng gây
nhiễm)theo thức ăn xâm nhập ruột vật chủ vật chủ mới(trưởng thành ngay, hoặc qua tim,gan phổitiêu
hóa)- Chu kỳ bắt buộc có giai đoạn phát triển ngoài môi trường đất địa học.
3. Phát triển gián tiếp- giun tròn sinh học
- Phát triển qua vật chủ trung gian là động vật không xương sống(Côn trùng, giun đất, ốc , giáp
xác..)vào vật chủ chính. Hoặc vật chủ chính và trung gian là một( gia súc, người..)
- ký sinh ruột và ký sinh tại cơ ( giun xoắn).
- Chu kỳ phát triển của giun xoắn: sau thụ tinh, con đực chết, con cái chui vào niêm mạc ruột đẻ ấu
trùng(2500-10.000 trong 6-8 tuần). Sau 1 tuần ấu trùng chui vào máucơ ký sinh(cổ, lưỡi)kén 5-10 năm

vào vật chủ khác.
Câu 13. Đặc điểm cấu tạo cơ thể của ngành Giun đốt. Đặc điểm các lớp trong ngành; ý nghĩa
thực tiễn của các động vật Giun đốt.
1. Đặc điểm cấu tạo: mức độ tổ chức cao hơn các động vật khác
- Xoang cơ thể chính thức( xoang thứ sinh) = thể xoangkhoang cơ thể giới hạn bằng lớp tế bào có
nguồn gốc từ lá phôi giữa (lá thành và lá tạng), chứa dịch thể xoang, thông với bên ngoài bằng lỗ hậu
đơn thận tham gia vận chuyển “bộ xương nước”, nâng đỡ, bài tiết và sinh dục.
- Hình dạng: Trụ, dạng tròn hoặc dẹp (lưng-bụng).
- Cơ thể phân đốt đồng hình hoặc dị hình: Đầu hoá( tập trung một số đốt vùng đầu). Có sự sắp xếp
lặp lại nhiều cơ quan trên các đốt theo chiều dọc thân( thần kinh –tuần hoàn- sinh dục – bài tiết)tự
điều chỉnh trong phạm vi đốt.
- Thành cơ thể: từ ngoài vào có Cuticun-Bao biểu mô-cơ (vòng-dọc)-Biểu mô thể xoang. Một số loài:
Dải cơ lưng & bụng=Dây treo ruột. Vách ngăn đốt.
- Cơ quan vận chuyển: hoạt động bao cơ phối hợp sức ép dịch thể xoang “ bộ xương nước”. Còn có
tơ hay các đôi chi bên.
- Hệ tiêu hoá:Phân hoá cao(Xoang miệng-hầu-diều-dạ dày-ruột giữa-ruột sau)
- Hệ tuần hoàn: kín; huyết sắc tố phân tán trong huyết tương máu có màu
- Hệ hô hấp: chủ yếu qua da. Một số có mang(gốc chi bên có nhiều mao quản)
- Hệ thần kinh: Dạng hạch phân đốt (2 hạch não-vòng thần kinh hầu-chuỗi hạch bụng). Giác quan:
Mắt, cơ quan thăng bằng.
- Hệ bài tiết: Hậu đơn thận( phễu thận lát tiêm mao, ống thận xuyên vách đốt đổ ra lỗ bài tiết ở đốt
tiếp theo. Hàng lỗ lưng.
- Hệ sinh dục: Phân tính hoặc lưỡng tính- thụ tinh chéo.
- Sinh sản phát triển: cả vô tính và hữu tính.
+ Vô tính = Sinh chồi, chuỗi
+ Hữu tính=Thụ tinh ngoài hoặc trong. Trứng phân cắt-ấu trùng -Giun con
2. Đặc điểm các lớp trong ngành
a. Lớp giun nhiều tơ ( Polychaeta):
-Cơ thể 3 phần không đều nhau :
+ Đầu: có 2 phần trước miệng(nhỏ, dẹp, tam giác. Trên có 2 ăngten(râu), bên 2 xúc biện, 2 mắt

đen).Phần dưới miệng( rộng, hàm kitin).+ Thân: nhiều đốt, ngắn, có đôi chi bên gồm thùy lưng( sợi
lưng, chùm tơ lưng) thùy bụng( sợi bụng, chùm tơ bụng)giúp bơi hoặc bò trên nền đáy. + Đuôi : cuối
thân, sợi đuôi dài và có gai đuôi.
- Thành cơ thể : cuticun mỏng(nước và khí thấm qua)- Lớp mô bì có tuyến tiết dịch nhầygiảm ma
sát, phát tín hiệu nhận biết nhau- Bao cơ(vòng- dọc) .
- Có xoang cơ thể chính thức: dịch thể xoang tham gia nhiều chức năng .
- Hệ tiêu hóa: ống thẳng. Hầu có hàm hay răng kitin khỏe bắt và nghiền mồi.
- Hệ bài tiết : mỗi đốt có 1 đôi hậu đơn thận.Ống thận xuyên qua váchđốt sau
- Hệ tuần hoàn: kín. Mạch lưng- bụng- mạch bên xếp theo đốt. Giữa là các nối ngang. Máu- mạch
lưng-mạch bên-mao mạch- mao quản da lấy oxy- mạch bụng-mạch lưng. Huyết sắc tố phân tán trong
dịch máu.
- Hệ thần kinh: Não 3 phần( trước điều khiển xúc biện, giữa ăngten và mắt, sau hố khứu)- vòng thần
kinh hầu- dây bụng( đôi hạch mỗi đốt, nối ngang)
- Cơ quan cảm giác: phát triển, đa dạng(t/b cảm giác dưới da, angten, xúc biện, mắt…cơ quan cảm
giác đuôi)
- Hệ sinh dục: đơn giản. Đơn tính. Tế bào sinh dục chín nằm trong xoang cơ thể  chuyển ra ngoài
qua lỗ sinh dục.
- Sinh sản : vô tính( mọc chồi, cắt đoạn). Hữu tính: đốt chứa sản phẩm sinh dục
b. Lớp giun nhiều tơ ( Polychaeta):
-Khoảng 4000 loài, thích nghi sống chui luồn trong đất. Đại diện : Giun đất
-Kích thước bé( d=1-2mm). Phân đốt đồng hình( 7-8 đốt hàng trăm đốt).
-Bộ phận cảm giác trên đầu tiêu giảm. Tơ xếp vòng hoặc chùm 4 / đốt.
-Thành cơ thể: cuticun(trong suốt, nhiều gờ chéobền vững)- Biểu mô(xen tb tuyếntiết chất nhầy,
tb cảm giác có tiêm maonhú cảm giác) –Bao cơ ( cơ vòng, cơ dọc)-xoang thứ sinh(vách ngăn đốt,
dịch thể xoang). Đai sinh dục (có 2 loại tb tuyến: tb hạt lớn tạo vỏ+tb hạt bé hình thành chất dinh dưỡng
cho phôi. Tập trung nhiều tb cảm giácnhú cảm giác)
-Hệ tiêu hóa:biến đổi tùy thuộc thức ăn. Hầu (thành dầy, hàm cơ khỏe, hàm nghiền kitin) Mề(khối cơ
dầy phình to).Màng treo ruột, 2 manh tràng. Mô bì thể xoang bao quanh ruột tham gia vào trao đổi
glycogen và bài tiết.
-Hệ tuần hoàn kín: khá phức tạp. Hệ mạch trung tâm(mạch lưng- mạch bụng- quai mạch thực quản

phình(tim bên). Ngoài ra còn có mạch dưới TK và mạch bên TK. Hệ mạch quanh ruột. Vòng tuần hoàn
kín: Máu mao quản da( trao đổi oxy) mạch lưngtim bên co bóp mạch bụngda, nội quan.
-Hệ hô hấp:không có cơ quan riêng, trao đổi khí tiến hành chủ yếu qua dathành cơ thể luôn ẩm
ướt(tuyến dịch nhầy, dịch thể xoang, dịch bài tiết.
-Hệ bài tiết: hậu đơn thận theo kiểu chung của giun đốt. Kiểu biến dạng là vi thận( nhận chất tiết đổ
vào ống bài tiết- hầu, da, vách. Hàng lỗ lưngbài tiết, tiết chất dịch dịch thể xoang ra ngoài và điều hòa
áp suất thể dịch.
-Hệ thần kinh: nằm sát dưới mô bì và não nằm ngay sau phần trước miệng. Hạch não( 3 đôi dây
trước)- hạch dưới hầu- chuỗi hạch bụng(đôi dây thành cơ thể, đôi dây vách đốt/ đốt). Nhiều tế bào tk tiết
và tế bào nơron khổng lồ.
-Giác quan: kém phát triển, TB cảm quang dưới da để cảm nhận ánh sáng.

×