Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) tại công ty việt úc, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 70 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án do tôi thực hiện. Số liệu nghiên cứu trong đồ án là
trung thực đƣợc tơi tìm hiểu và đo đạc. Kết quả nghiên cứu đƣợc tơi phân tích và đánh
giá. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn là tài liệu đã đƣợc công bố, nguồn gốc tài liệu
đƣợc ghi rõ ở phần Tài liệu tham khảo.
Nha Trang, tháng 06 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Võ Văn Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này tôi nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ từ các
thầy cô trƣờng Đại học Nha Trang và các anh chị ở công ty Việt Úc – Nghệ An nơi tôi
thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô trong Viện Nuôi trồng Thủy sản, trƣờng Đại học Nha Trang và đặc
biệt là thầy Châu Văn Thanh đã tận tình hƣớng dẫn tơi thực hiện đồ án.
Trƣởng phòng Kỹ thuật Nguyễn Trần Quân, các anh Trần Văn Mỹ, Võ Phong
Vũ, Võ Trọng Hải cùng các anh công nhân đã chia sẽ nhiều thông tin, kinh nghiệm, hỗ
trợ và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Cảm ơn các anh chị ở phòng Kiểm định chất lƣợng ấu trùng, phịng Ni sinh
khối tảo, phịng Trộn phát thức ăn, trại Ấp trứng Artemia, trại Xử lý nƣớc đã cho tơi
đƣợc tìm hiểu, chia sẻ cho tơi nhiều thơng tin.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những ngƣời tôi yêu
quý đã luôn bên tơi, ủng hộ tơi, tạo động lực để tơi hồn thành tốt đồ án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 06 năm 2018
Sinh viên thực hiện


Võ Văn Giang

ii


TĨM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án đã nêu lại tình hình nghiên cứu, sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế
giới và Việt Nam trong những năm gần đây. Mô tả chân thực về quy trình sản xuất
tơm giống tại công ty TNHH Việt Úc – Nghệ An gồm: nguồn nƣớc và xử lý nƣớc
phục vụ sản xuất, vệ sinh trại và chuẩn bị nƣớc, kỹ thuật ƣơng nuôi ấu trùng, thu hoạch
đóng gói tơm postlarvae và vận chuyển, thực hiện an toàn sinh học và xử lý nƣớc thải
từ khu sản xuất. Sau cùng đƣa ra nhận xét về những mặt tích cực và những vấn đề cịn
tồn tại trong hoạt động sản xuất tại công ty, đồng thời đƣa ra những giải pháp và
phƣơng hƣớng cần thực hiện trong tƣơng lai để nâng cao hiệu quả sản xuất.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN................................................................................................ 2
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng......................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái ............................................................ 2
1.1.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái và tập tính sống ................................................ 3

1.1.3. Sự phát triển của ấu trùng .............................................................................. 3
1.2. Các nghiên cứu gần đây về ấu trùng tơm thẻ chân trắng ................................... 5
1.3. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam ........... 8
1.3.1. Tình hình sản xuất giống tơm thẻ chân trắng trên thế giới ............................ 8
1.3.2. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam ............................. 9
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 11
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu ................................................... 11
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ...................................................................... 11
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 11
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................... 11
2.3.2. Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu mơi trƣờng, tỷ lệ sống và kích thƣớc
ấu trùng tơm ............................................................................................................12
2.3.3. Các cơng thức tính ....................................................................................... 13
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................... 13
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 14
3.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trại sản xuất tôm giống ............................ 14
3.2. Nguồn nƣớc và xử lý nƣớc phục vụ sản xuất ................................................... 17
3.2.1. Cơng trình và thiết bị xử lý nƣớc ................................................................. 17
3.2.2. Quy trình xử lý nƣớc .................................................................................... 18
3.2.3. Vệ sinh, thay thế cơng trình và trang thiết bị xử lý nƣớc ............................ 19
3.3. Vệ sinh trại và chuẩn bị nƣớc để sản xuất tôm giống ...................................... 20
iv


3.3.1. Vệ sinh trại ƣơng .......................................................................................... 21
3.3.2. Chuẩn bị nƣớc .............................................................................................. 21
3.4. Kỹ thuật ƣơng nuôi ấu trùng ............................................................................ 24
3.4.1. Thuần dƣỡng và thả nauplius ....................................................................... 24
3.4.2. Chuẩn bị thức ăn sống cho ấu trùng............................................................. 25
3.4.3. Nuôi cấy vi sinh xử lý môi trƣờng nƣớc ƣơng ấu trùng tôm ....................... 29

3.4.4. Thức ăn và cách cho ăn ................................................................................ 30
3.4.5. Chăm sóc và quản lý ấu trùng ...................................................................... 32
3.4.6. Biến động một số yếu tố môi trƣờng nƣớc ao ƣơng .................................... 38
3.4.7. Kết quả ƣơng nuôi ấu trùng ......................................................................... 41
3.4.8. Kiểm định chất lƣợng ấu trùng .................................................................... 42
3.5. Thu hoạch, đóng gói tơm poslarvae và vận chuyển ......................................... 46
3.5.1. Thu hoạch ..................................................................................................... 46
3.5.2. Đóng gói tơm postlarvae và vận chuyển ...................................................... 47
3.6. Thực hiện an tồn sinh học tại cơng ty............................................................. 48
3.6.1. Kiểm soát mầm bệnh từ các dụng cụ, phƣơng tiện ...................................... 48
3.6.2. Kiểm soát mầm bệnh từ con ngƣời .............................................................. 48
3.7. Xử lý nƣớc thải từ khu sản xuất ....................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 51
4.1. Kết luận ............................................................................................................ 51
4.2. Đề xuất ý kiến................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 53
PHỤC LỤC.................................................................................................................... 56

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Lƣu lƣợng khí đi qua mỗi dây dẫn khí ở từng giai đoạn của ấu trùng .......... 36
Bảng 3.2. Thời gian biến thái của ấu trùng tại 3 bể ƣơng 2, 8, 9 .................................. 41
Bảng 3.3. Tỷ lệ sống của ấu trùng tại 3 bể ƣơng 2, 8, 9 ................................................ 42

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tơm thẻ chân trắng .......................................................................................... 2
Hình 1.2. Phân bố tôm thẻ chân trắng trên thế giới ......................................................... 3
Hình 1.3. Ruột trƣớc của ấu trùng ................................................................................... 5
Hình 1.4. Ấu trùng zoea bị hội chứng zoea 2 .................................................................. 8
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................... 11
Hình 3.1. Sơ đồ tồn bộ cơng ty .................................................................................... 14
Hình 3.2. Sơ đồ trại ƣơng tơm giống ............................................................................. 15
Hình 3.3. Bể ƣơng ấu trùng tơm .................................................................................... 16
Hình 3.4. Nơi để các dụng cụ và thiết bị trong trại ƣơng .............................................. 16
Hình 3.5. Sơ đồ vị trí của các ao xử lý nƣớc ................................................................. 17
Hình 3.6. Bể lắng và xử lý nƣớc .................................................................................... 17
Hình 3.7. Dụng cụ, thiết bị ở trại xử lý nƣớc ................................................................ 18
Hình 3.8. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý nƣớc................................................................ 19
Hình 3.9. Phơi túi lọc ..................................................................................................... 20
Hình 3.10. Vệ sinh bể ƣơng ........................................................................................... 21
Hình 3.11. Cấp nƣớc ban đầu cho bể ƣơng ................................................................... 22
Hình 3.12. Lị nâng nhiệt cho nƣớc ............................................................................... 23
Hình 3.13. Máy nâng nhiệt ............................................................................................ 24
Hình 3.14. Vị trí đặt thùng 220 lít để thuần dƣỡng nauplius......................................... 25
Hình 3.15. Bình 20 lít dùng để ni cây tảo.................................................................. 26
Hình 3.16. Bể ấp trứng Artemia .................................................................................... 27
Hình 3.17. Thu hoạch nauplius Artemia ........................................................................ 28
Hình 3.18. Tách vỏ trứng Artemia ................................................................................. 29
Hình 3.19. Ni cấy vi sinh trong bình 1 lít .................................................................. 30
Hình 3.20. Cà thức ăn .................................................................................................... 31
Hình 3.21. Bọt khí giữa hai bể ƣơng ............................................................................. 33
Hình 3.22. Cho ấu trùng ăn tảo tƣơi .............................................................................. 34
Hình 3.23. Đo và điều chỉnh lƣu lƣợng khí ................................................................... 36
Hình 3.24. Đồ thị biến động độ kiềm tại 3 bể ƣơng 2, 8, 9 ........................................... 39
Hình 3.25. Đồ thị biến động hàm lƣợng amonia tổng số tại 3 bể ƣơng 2, 8, 9 ............. 40

Hình 3.26. Đồ thị biến động hàm lƣợng NO2 tại 3 bể ƣơng 2, 8, 9............................... 41
vii


Hình 3.27. Thau đựng ấu trùng tơm để đánh giá tiêu chí phản xạ, bơi lội và hao hụt .. 44
Hình 3.28. Đo kích thƣớc ấu trùng tơm ......................................................................... 44
Hình 3.29. Gan tuỵ tơm có nhiều giọt dầu .................................................................... 45
Hình 3.30. Điều chỉnh độ mặn nƣớc đóng gói tơm ....................................................... 47
Hình 3.31. Túi nilon dùng để đóng gói tơm postlarvae ................................................. 47
Hình 3.32. Đóng gói tơm postlarvae ............................................................................. 48
Hình 3.33. Nhà an toàn sinh học ................................................................................... 49

viii


MỞ ĐẦU
Nƣớc ta có hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đƣờng biển dài rất thuận lợi phát
triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lƣợng thủy sản Việt Nam đã duy
trì tăng trƣởng liên tục trong 17 năm (tính đến năm 2017) qua với mức tăng bình qn
là 9,07 %/năm. Sản lƣợng ni trồng thủy sản năm 2017 ƣớc đạt 3.858 ngàn tấn, tăng
5,5% so với năm 2016. Riêng ngành tôm, năm 2017 sản lƣợng tơm nƣớc lợ đạt 683,4
nghìn tấn, tăng 4% so với năm 2016, trong đó sản lƣợng tơm chân trắng 427 nghìn tấn,
tăng 8,5% so với năm 2016 [28].
Đối với tơm thẻ chân trắng thì chất lƣợng nguồn tơm giống đang là vấn đề đáng
báo động. Tổng lƣợng tôm giống đã qua kiểm dịch chƣa cao, tôm bố mẹ gần nhƣ phụ
thuộc phần lớn vào nƣớc ngoài. Việc quản lý của nhà nƣớc về tơm giống cịn nhiều bất
cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Số lƣợng tơm bố mẹ nhập nội,
kích cỡ tơm bố mẹ, số lần đẻ của tôm mẹ chƣa đƣợc theo dõi và báo cáo cụ thể.
Ngồi ra, những khó khăn về chính sách thuế vẫn đang là rào cản đối với các
doanh nghiệp ngành tơm. Đáng nói nhất là mặt hàng trứng Artemia, kể từ tháng

08/2016 mặt hàng này phải chịu thuế nhập khẩu là 3%, đồng nghĩa với chi phí cho sản
xuất giống tôm cao hơn.
Chủ động đƣợc nguồn tôm bố mẹ trong nƣớc, kết hợp với sử dụng chế phẩm vi
sinh và thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học là giải pháp ƣu tiên hàng đầu để
nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lƣợng con giống.
Ƣu tiên thực hiện các giải pháp trên, ra đời và hoạt động năm 2015, công ty
TNHH Việt Úc – Nghệ An là cơ sở sản xuất tôm giống hàng đầu Nghệ An và khu vực
Bắc Trung Bộ, là địa chỉ cung cấp tôm giống tin cậy của bà con nông dân.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Viện Nuôi trồng Thuỷ sản đã phân công tôi thực
hiện đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tơm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei Boone, 1931) tại công ty Việt Úc – Nghệ An” với các nội dung sau:
1. Tìm hiểu cơ sở vật chất và trang thiết bị của trại sản xuất tôm giống;
2. Vệ sinh trại và chuẩn bị nƣớc để sản xuất tôm giống;
3. Kỹ thuật ƣơng nuôi ấu trùng tôm.

1


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
Vị trí phân loại: tơm thẻ chân trắng là lồi thuộc hệ thống phân loại sau.
Ngành: Arthropoda (Chân khớp)
Lớp: Crustacea (Giáp xác)
Bộ: Decapoda (Mƣời chân)
Họ: Penaeidae (Tơm he)
Giống: Litopenaeus

Lồi: Litopenaeus vannamei Boone, 1931 [11].
Tên tiếng Anh: Pacific whiteleg shrimp, whiteleg shrimp.
Tên tiếng Việt: tôm chân trắng, tôm thẻ chân trắng, tơm he chân trắng.

Hình 1.1. Tơm thẻ chân trắng [29].
Đặc điểm hình thái
Về màu sắc, Tơm thẻ chân trắng có màu trắng mờ đặc trƣng. Chúng cịn có thể
có màu xanh khi cơ thể có nhiều sắc tố xanh tập trung ở đốt bụng cuối và đốt đuôi.
Các màu sắc khác đƣợc thể hiện trong trƣờng hợp thiết hụt dinh dƣỡng. Chân của L.
vannamei thƣờng có màu trắng, nên cũng đƣợc gọi là tơm chân trắng [24].
Về hình thái, dƣới chùy tơm có 2 – 4 răng cƣa (chùy là phần kéo dài tiếp với
bụng), đơi khi có 5 – 6 răng cƣa ở phía bụng. Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai
râu rất rõ, khơng có gai mắt và gai đi, khơng có rãnh sau mắt, đƣờng gờ sau chùy
khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chùy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thƣợng
vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng rãnh bụng rất hẹp hoặc khơng có. Telson (gai
đi) khơng phân nhánh. Râu khơng có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với
vỏ giáp. Xúc biện của hàm dƣới thứ nhất thon dài và thƣờng có 3 – 4 hàng, phần cuối
2


của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực
[27].
1.1.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái và tập tính sống

Hình 1.2. Phân bố tôm thẻ chân trắng trên thế giới [24].
Litopenaeus vannamei sống ở vùng biển nhiệt đới, đƣợc tìm thấy nhiều ở vịnh
Panama. Phạm vi phân bố tự nhiên ở ven bờ phía đơng Thái Bình Dƣơng từ Sonora,
Mê–xi–cơ về phía nam Tumbes, Pê–ru [24]. Các nƣớc ni tơm thẻ chân trắng chính
bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, In–đơ–nê–si–a, Bra–xin, Ê–cu–a–đo, Mê–xi–cơ, Vê–
nê–zu–ê–la, Ơn–đu–rát, Goa–tê–ma–la, Ni–ca–ra–goa, Bê–li–xê, Việt Nam, Ma–lai–

xi–a, Đài Loan, quần đảo Thái Bình Dƣơng, Pê–ru, Cơ–lơm–bi–a, Cơ–xta–ri–ca, Pa–
na–ma, En Xan–va–đo, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Phi–líp–pin, Cam–pu–chia, Xu–ri–nam, Saint
Kitts, Gia–mai–ca, Cu–ba, Đơ–mi–ni–ca–na, Ba–ha–mát [23].
Tơm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi với độ mặn từ 0,5 – 45‰, thích hợp
là từ 7 – 34‰ và tăng trƣởng tốt ở độ mặn khá thấp từ 10 – 15‰. Tơm thẻ chân trắng
có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ từ 15 – 33°C và nhiệt độ thích
hợp nhất cho sự phát triển là từ 23 – 30°C. Trong vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân
trắng ở nơi có đáy cát bùn, độ sâu nhỏ hơn 72 m, tôm trƣởng thành phần lớn sinh sống
ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố nhiều ở vùng gần sông – nơi giàu chất dinh
dƣỡng. Tôm thẻ chân trắng trƣởng thành có tập tính ban ngày vùi mình trong bùn và đi
kiếm ăn vào ban đêm [11].
1.1.3. Sự phát triển của ấu trùng

3


Ấu trùng tơm thẻ chân trắng nói riêng và ấu trùng tơm he nói chung đều trải qua
nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn và gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn nauplius trải qua sáu lần lột xác gồm sáu giai đoạn phụ (Tuy nhiên, có
một trích dẫn trong nghiên cứu của Huỳnh Phƣớc Vinh (2017) cho rằng nauplius L.
vannamei có 5 giai đoạn phụ [13]). Ấu trùng nauplius gồm 3 đôi phần phụ và 1 điểm
mắt. Đôi phần phụ thứ nhất không phân nhánh, làm mầm của đôi râu 1. Hai đôi phần
phụ thứ 2, thứ 3 phân hai nhánh, là mầm của đôi râu 2 và đơi hàm 1. Trên phần phụ có
nhiều lơng cứng. Ấu trùng nauplius bơi lội bằng ba đôi phần phụ, vận động theo kiểu
zíc zắc, khơng định hƣớng và khơng liên tục. Chúng chƣa ăn thức ăn ngoài mà dinh
dƣỡng bằng nỗn hồng dự trữ. Cuối nauplius 6 hệ tiêu hóa mới bắt đầu hoạt động.
Giai đoạn zoea có 3 giai đoạn phụ: zoea 1, zoea 2, zoea 3. Zoea 1 thay đổi hẳn về
hình thái so với giai đoạn nauplius. Cơ thể zoea 1 kéo dài, chia làm hai phần: phần đầu
có vỏ giáp đính lỏng lẻo, phần sau gồm 5 đốt ngực và một phần bụng chƣa phân đốt có
chạc đi. Zoea 1 chƣa có chủy đầu, mắt đã có sự phân chia rõ nhƣng dính sát nhau

tạo thành một khối, chƣa có cuống mắt. Zoea 2 có chủy đầu, hai mắt kép có cuống mắt
tách rời, phần bụng đã chia thành 4 đốt. Zoea 3 có phần đầu và phần ngực kết hợp tạo
thành phần đầu ngực và đƣợc che phủ bởi giáp đầu ngực. Ở mặt bụng cuối phần đầu
ngực xuất hiện mầm 5 đôi chân ngực. Phần bụng có 7 đốt bao gồm 6 đốt bụng và 1
chạc đi, đốt bụng 6 dài, có mầm chân đuôi.
Ấu trùng zoea bơi lội nhờ hai đôi râu (đôi 1 phân đốt, đôi 2 phân nhánh kép) và 3
đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục có định hƣớng, thẳng về phía trƣớc.
Ấu trùng zoea bắt đầu ăn thức ăn ngoài, thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình thức
ăn lọc. Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, ruột luôn đầy thức ăn và thải phân
liên tục tạo thành đuôi phân kéo dài phía sau. Vì vậy khi ni ấu trùng zoea, thức ăn
cần đƣợc cung cấp đạt mật độ thích hợp đảm bảo cho việc lọc thức ăn của ấu trùng.
Ngoài hình thức ăn lọc ấu trùng zoea vẫn có khả năng bắt mồi ăn đƣợc các động vật
nổi kích thƣớc nhỏ (nauplius của Artemia, luân trùng,...), đặc biệt vào cuối zoea 2 và
zoea 3. Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng zoea thƣờng kéo dài khoảng 30 – 42 giờ, trung
bình 36 giờ ở nhiệt độ 28 – 29°C.
Giai đoạn mysis gồm 3 giai đoạn phụ: mysis 1, mysis 2, mysis 3. Chân đuôi của
mysis phát triển dài bằng mấu đi, nhánh ngồi của anten 2 bắt đầu dẹp để hình thành
vẩy râu, cơ thể cong gập. Mysis sống trơi nổi, có đặt tính treo mình trong nƣớc, đầu

4


chúc xuống dƣới. Ấu trùng mysis bơi lội kiểu búng ngƣợc, vận động chủ yếu nhờ vào
5 đơi chân bị. Các giai đoạn phụ của mysis có thể phân biệt nhanh dựa vào sự hình
thành mầm chân bụng: mysis 1: đầu mysis 1 chƣa có mầm chân bụng, cuối mysis 1
mầm chân bụng bắt đầu hình thành. Mysis 2 mầm chân bụng có 1 đốt. Mysis 3 mầm
chân bụng có 2 đốt. Mysis bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. Tuy
nhiên, chúng vẫn có thể ăn tảo sillic đặc biệt ở giai đoạn phụ mysis 1 và mysis 2. Thời
gian chuyển giai đoạn của mysis gần giống nhƣ giai đoạn zoea.
Giai đoạn postlarvae, ở giai đoạn này ấu trùng có hình dạng của lồi nhƣng sắc tố

chƣa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chƣa kéo dài. Postlarvae bơi thẳng có định
hƣớng về phía trƣớc, bơi lội chủ yếu nhờ 5 đôi chân bụng. Postlarvae hoạt động nhanh
nhẹn, bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi [8].
1.2.

Các nghiên cứu gần đây về ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái giải phẫu

Hình 1.3. Ruột trƣớc của ấu trùng: a) ruột trƣớc của ấu trùng zoea; b) ruột
trƣớc của ấu trùng mysis; c) ruột trƣớc của ấu trùng postlarvae [12].
Ruột trƣớc ấu trùng zoea L. vannamei có cấu tạo đơn giản, cơ quan lọc chƣa phát
triển. Ở giai đoạn mysis cơ quan lọc phát triển hơn. Ở giai đoạn postlarvae phát sinh
rãnh và một bên răng lọc nhỏ [12].
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của yếu tố dinh dƣỡng
Trong ƣơng nuôi ấu trùng giai đoạn zoea dùng thức ăn tảo tƣơi Chaetoceros kết
hợp với thức ăn tổng hợp (Lansy, Frippak, Tảo khô, ET – 800) cho tỷ lệ sống (52%)
cao hơn so với chỉ dùng thức ăn tổng hợp (28,6%) [5].
Sử dụng tảo Chaetoceros calcitrans bổ sung làm thức ăn tƣơi cho ấu trùng tôm
thẻ chân trắng giai đoạn nauplius đến mysis 3 nâng cao đƣợc chất lƣợng và tỷ lệ sống
của ấu trùng từ 42% (tỷ lệ sống của nghiệm thức đối chứng chỉ sử dụng thức ăn tổng
hợp) lên 76% [6].
Sử dụng tảo Chaetoceros để làm thức ăn tƣơi cho giai đoạn zoea là hiệu quả hơn
sử dụng tảo Tetraselmis. Tỷ lệ sống (66,63%) và tốc độ tăng trƣởng về chiều dài (3,17
5


mm) ở ấu trùng đƣợc cho ăn bằng tảo Chaetoceros là cao nhất. Sau hơn 128 giờ, ấu
trùng đƣợc cho ăn bằng tảo Chaetoceros đã chuyển sang mysis 1 là 100%, và chỉ 90%
ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Tetraselmis [22]. Một báo cáo khác cũng cho kết quả

tƣơng tự rằng ở giai đoạn zoea sử dụng tảo Chaetoceros spp là hiệu quả hơn so sử
dụng tảo Tetraselmis spp và Skeletonema sp [16].
Lồi giun trịn Panagrolaimus sp đã đƣợc thử nghiệm làm thức ăn sống để thay
thế nauplius Artemia trong giai đoạn ấu trùng của tôm thẻ chân trắng. Kết quả thu
đƣợc cho thấy giun trịn Panagrolaimus sp có thể thay thế hoàn toàn nauplius Artemia
từ zoea 2 đến postlarvae 6 [21].
Nghiên cứu về liều lƣợng bổ sung chất khoáng (Chất khoáng dạng dung dịch
đƣợc bổ sung trực tiếp vào bể ƣơng có thành phần: Sodium dihydrogen phosphate
(288.000 – 352.000 mg), Calcium dihydrogen phosphate (16.920 – 20.680 mg),
Manganesium hydrogen phosphate (11.880 – 14.520 mg), Manganesr hydrogen
phosphate (3.960 – 4.840 mg), Zinc dihydrogen phosphate (3.384 – 4.136 mg), Copper
dihydrogrn phosphate (675 – 825 mg), Cobalt dihydrogen phosphate (41,4 – 50,6 mg))
thích hợp cho sự tăng trƣởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân
trắng cho kết quả: tỷ lệ sống và sự tăng trƣởng chiều dài của postlarvae 15 có bổ sung
chất khống với liều lƣợng 60 ml/m3 là lớn nhất [3].
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng
Nghiên cứu ảnh hƣởng của điều kiện ánh sáng đến hoạt động bắt mồi Artemia
đông lạnh của ấu trùng tôm thẻ chân trắng cho thấy: hoạt động bắt mồi của postlarvae
5 là giảm trong điều kiện thiếu sáng, trong khi đó postlarvae 10, 20, 30 hoạt động bắt
mồi của ấu trùng không bị ảnh hƣởng bởi điều kiện thiếu sáng [18].
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của ánh sáng mặt trời đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng tôm thẻ chân trắng đạt kết quả: ánh sáng ảnh hƣởng tích cực đến sinh
trƣởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm. Ở nghiệm thức đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng
mặt trời chiều dài toàn thân ấu trùng (tại giai đoạn postlarvae 10) đạt trung bình 9,89
mm; tỷ lệ sống đạt 48% cao hơn nhiều so với nghiệm thức phủ bạt đen che sáng (chiều
dài tồn thân trung bình 9,68 mm, tỷ lệ sống 37%) [17].
Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự tồn tại và phát triển của ấu
trùng cho thấy: tỷ lệ sống sót đạt tối đa là 82,2% (tại giai đoạn postlarvae 1) ở nhiệt độ

6



30°C và độ mặn 30‰, tiếp theo là 30 – 35°C độ mặn 25‰ tỷ lệ sống lần lƣợt là 71,5%
và 71,6%. Ấu trùng phát triển kém nhất ở nhiệt độ 25°C vớt bất kể độ mặn nào [14].
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ
sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn zoea và mysis cho thấy: độ mặn 35‰
cho kết quả thời gian biến thái dài nhất và tỷ lệ sống thấp nhất, thời gian biến thái và tỷ
lệ sống của ấu trùng giai đoạn zoea và mysis của tôm thẻ chân trắng đạt kết quả tốt
nhất khi ƣơng nuôi ở mật độ 100 con/lít và kém nhất ở mật độ 300 con/lít, độ mặn
28‰ và độ mặn 32‰ kết hợp với mật độ 200 con/lít cho hiệu quả cao nhất [7].
Nghiên cứu ảnh hƣởng của pH và độ kiềm lên sự sinh trƣởng và tỷ lệ sống
trong ƣơng nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng cho thấy: giá trị pH từ 7,0 – 8,5 ấu trùng
tôm thẻ chân trắng đến giai đoạn postlarvae 10 có sự tăng trƣởng và tỷ lệ sống đạt cao
nhất (chiều dài của ấu trùng từ 7,6 – 7,8 mm; tỷ lệ sống từ 57,0 – 60,3%), ở pH cao
(9,0 ± 0,5) cho tỷ lệ sống của ấu trùng thấp nhất là 13,2%. Chiều dài trung bình của ấu
trùng giai đoạn postlarvae 10 cao nhất ở độ kiềm nằm trong khoảng từ 135 – 145 mg
CaCO3/lít là 8,4 mm và tỷ lệ sống là 40,6%. Nghiên cứu đã đƣa ra kết luận: giá trị pH
thích hợp nhất cho sự sinh trƣởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng là 7,0 – 8,5 và
độ kiềm là 120 – 145 mg CaCO3/lít [4].
Nghiên cứu về mức nƣớc thích hợp trong bể ƣơng ứng dụng công nghệ Bio –
floc đến tăng trƣởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (ƣơng từ giai đoạn postlarvae
12) cho kết quả: ở mức nƣớc 80 cm thì khả năng hình thành bio – floc, tăng trƣởng và
tỷ lệ sống của ấu trùng tôm là tốt nhất [2].
Nghiên cứu về khả năng chống chịu của ấu trùng tôm thẻ chân trắng với amonia
tổng số (TAN) cho kết quả: nồng độ gây chết trung bình (LC50, 24 giờ) đối với TAN
ở zoea 1 – 2 – 3, mysis 1 – 2 – 3 và postlarvae 1 tƣơng ứng là 4,2 – 9,9 – 16,0; 19,0 –
17,3 – 17,5 và 13,2

mg/lít – TAN (tƣơng ứng với 0,6 – 1,5 – 2,4; 2,8 – 2,5 – 2,6 và


1,9 mg/lít – NH3 – N). Các giá trị LC50 thu đƣợc trong nghiên cứu này cho thấy giai
đoạn zoea và postlarvae nhạy cảm hơn với phơi nhiễm amonia trong 24 giờ so với giai
đoạn mysis. Trên cơ sở mức độc tính amonia (LC50, 24 giờ) Tác giả khuyến cáo nên
duy trì mức TAN nhỏ hơn 0,42 mg/lít (tƣơng đƣơng 0,06 mg/lít NH3 – N) để giảm độc
tính amonia trong q trình ƣơng giống tơm thẻ chân trắng [15].
Nghiên cứu về bệnh ở ấu trùng

7


Vi khuẩn Vibrio harveyi đƣợc phân lập từ mẫu bệnh trên ấu trùng tôm, chúng
gây bệnh trên tôm khi mật độ đạt 105 tế bào/ml trong vòng hai giờ. Những biểu hiện
của bệnh gồm: làm ấu trùng phát sáng, ấu trùng giảm ăn và phát triển chậm, bơi chậm
chạp, thoái hóa mơ gan tụy, hoại tử và giảm tỷ lệ sống [19].
Hội chứng Zoea 2 đƣợc báo cáo từ những năm 1990, gây thiệt hại đáng kể ở các
trại ƣơng giống Ấn Độ. Đặc trƣng của hội chứng Zoea 2: ấu trùng ngừng ăn, kéo dài
thời gian chuyển giai đoạn và tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân đƣợc cho là do sự suy
giảm của hệ tiêu hóa dẫn đến dinh dƣỡng kém, vi khuẩn Vibrio alginolyticus đƣợc
xem là có liên quan đến hội chứng Zoea 2 [20].

Hình 1.4. Ấu trùng zoea bị hội chứng Zoea 2 (ảnh D); zoea bình thƣờng (ảnh
C).
1.3.

Tình hình sản xuất giống tơm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Nhiều nƣớc: Mỹ, Cu–ba, Bra–xin, Mê–xi–cô, Cô–lôm–bi–a, Úc, Thái Lan, Xin–
ga–po,… đã thực hiện chƣơng trình chọn giống để đã tạo ra các dịng tơm sinh trƣởng
nhanh, sạch bệnh, kháng bệnh nguy hiểm dựa trên các phƣơng pháp truyền thống kết

hợp với công nghệ sinh học phân tử. Những năm gần đây, các nƣớc nhƣ Thái Lan,
Trung Quốc, Đài Loan... đã ứng dụng và nhập công nghệ này nhằm tạo ra đƣợc các
dịng tơm chất lƣợng cao phù hợp với vùng ni và điều kiện tự nhiên ở châu Á. Công
nghệ sản xuất tôm chân trắng sạch bệnh (SPF) đã tiếp tục đƣợc hoàn thiện để sản xuất
giống chất lƣợng phục vụ ni thƣơng phẩm nhƣ. Hiện nay có 3 hƣớng lớn trong
chƣơng trình chọn giống tơm thẻ chân trắng đƣợc các quốc gia quan tâm là: i) chọn tạo
đƣợc dịng tơm có tính trạng tăng trƣởng vƣợt trội, ii) có khả năng kháng bệnh cao,và
iii) không bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm thƣờng gặp (Wyban, 1996;
8


1997). Mục tiêu của chƣơng trình này là sản xuất ra các dịng tơm khơng bị nhiễm các
tác nhân đã nêu trên, đảm bảo đa dạng di truyền, tránh cận huyết và cải thiện tốc độ
tăng trƣởng. Có thể liệt kê các chƣơng trình chọn giống tơm thẻ chân trắng chính hiện
nay là: Chƣơng trình nghiên cứu chọn giống tơm thẻ chân trắng tại Viện Hải Dƣơng
Hawaii (The Oceane Insitute Hawaii–OI), Chƣơng trình nghiên cứu chọn giống tơm
thẻ chân trắng của SyAqua (Mỹ), Chƣơng trình quản lý nguồn giống tơm của Tổ chức
thú y thế giới (OIE), chƣơng trình sản xuất tôm thẻ chân trắng sạch bệnh tại Trung tâm
giống Vannamei (VBC)–Indonesia [10].
1.3.2. Tình hình sản xuất giống tơm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Tính đến hết tháng 05/2013, cả nƣớc có 1.425 cơ sở sản xuất giống tơm sú và
103 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Với sản lƣợng giống ƣớc trên 23,5 tỷ con
(trong đó tôm sú 15 tỷ và tôm thẻ chân trắng 8,5 tỷ). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh
Nam Trung bộ; Trong đó Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hịa, Phú n chiếm
khoảng 40% – khoảng 623 trại, sản lƣợng giống tôm nƣớc lợ ở khu vực này chiếm
khoảng 70%. Ngoài ra, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cũng cung cấp cho
thị trƣờng một lƣợng lớn tôm giống [26].
Năm 2014, cả nƣớc có 316 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sản lƣợng là
47,2 tỷ con [30].
Năm 2015, cả nƣớc có 510 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, tổng công

suất/nhu cầu giống hằng năm là 100 tỷ con giống. 100% số tôm thẻ chân trắng bố mẹ
vẫn phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài (khoảng 190 – 270 nghìn con/năm) [25].
Tính đến hết tháng 05 năm 2016, cả nƣớc có 510 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ
chân trắng sản lƣợng là 28,8 tỷ con [30].
Tính đến hết tháng 03 năm 2017, cả nƣớc có 566 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ
chân trắng, nhu cầu con giống tôm thẻ chân trắng trong thời gian tới là 100 tỷ con
giống, tƣơng ứng với 200.000 cặp tôm bố mẹ [10].
Đối với tôm thẻ chân trắng hiện nay chƣa làm chủ công nghệ chọn tạo đàn bố
mẹ, hơn 90% giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ phải nhập khẩu. Tôm bố mẹ chân trắng
chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ: ISI (Mỹ), SIS (Xin–ga–po), Conabay (Mỹ) và C.P (Thái
Lan). Ngồi ra, những khó khăn về chính sách thuế vẫn đang là rào cản đối với các
doanh nghiệp ngành tôm. Các doanh nghiệp nhập khẩu trứng Artemia trong nhiều năm
qua đang đứng trƣớc nguy cơ bị truy thu thuế nhập khẩu. Trứng Artemia là một sản
9


phẩm thức ăn đặc biệt dùng trong sản xuất giống tôm nhằm nâng cao chất lƣợng tôm
giống, đƣợc các doanh nghiệp nhập khẩu về để phục vụ cho việc nuôi tôm xuất khẩu
và cung ứng cho thị trƣờng trong nƣớc. Theo Thông tƣ 98/2016/TT–BTC ban hành
ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính, kể từ ngày 13/08/2016, mặt hàng trứng Artemia
nhập khẩu làm thức ăn thủy sản sẽ phải chịu thuế nhập khẩu là 3%. Việc các doanh
nghiệp bi truy thu thuế nhâp khẩu sẽ tác động đến giá bán tôm giống với mức tăng
khoảng 10 – 15% [9].

10


Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.


Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: công ty TNHH Việt Úc – Nghệ An, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh
Nghệ An.
Thời gian nghiên cứu từ ngày 13/02/2018 đến ngày 25/06/2018.
Đối tƣợng nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu là tôm thẻ chân trắng Litopenaeus
vannamei (Boone, 1931).
2.2.

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Litopeneus
vannamei Boone, 1931) tại công ty Việt Úc – Nghệ An

Cơ sở vật chất và

Vệ sinh trại và

Kỹ thuật ƣơng nuôi

trang thiết bị sản

chuẩn bị nƣớc

ấu trùng

xuất giống

Nâng
nhiệt và


Thuần

Vệ sinh

Chuẩn

duy trì

dƣỡng

trại

bị nƣớc

nhiệt

và thả

độ

nauplius

nƣớc

Chuẩn

Chăm

bị thức


sóc và

ăn sống

quản lý

cho ấu

ấu

trùng

trùng

Kết luận và đề xuất
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

11


Số liệu sơ cấp đƣợc lấy từ quá trình trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản
xuất, theo dõi các yếu tố mơi trƣờng bằng dụng cụ đo, tìm hiểu thông tin thêm từ các
anh chị công nhân – kỹ thuật trại ƣơng tôm giống, trại nuôi cấy tảo, trại ấp trứng
Artemia; các anh chị phòng kiểm định chất lƣợng và các anh chị ở trại xử lý nƣớc.

Số liệu thứ cấp đƣợc lấy từ các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc, tài
liệu, tạp chí, trang web.
2.3.2. Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu môi trƣờng, tỷ lệ sống và kích thƣớc
ấu trùng tơm
Các chỉ tiêu môi trƣờng đƣợc đo là: nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, hàm lƣợng
amonia tổng số, hàm lƣợng NO2 trong đó:
Nhiệt độ đƣợc đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân, có độ chính xác là ± 1°C. Thời gian
đo vào lúc 7 giờ và 14 giờ hằng ngày.
Độ mặn đƣợc đo bằng khúc xạ kế Master – S/MillM, có độ chính xác là ± 1‰.
Thời gian đo vào lúc 14 giờ hằng ngày.
Độ pH đƣợc đo bằng bộ kiểm tra pH C.P, có độ chính xác là ± 0,1 mg/lít. Thời
gian đo vào lúc 7 giờ và 14 giờ hằng ngày.
Độ kiềm đƣợc đo bằng chuẩn độ kiềm Việt Úc, có độ chính xác là ± 2 mg
CaCO3/lít. Thời gian đo vào lúc 14 giờ hằng ngày.
Hàm lƣợng amonia tổng số đƣợc đo bằng bộ kiểm tra NH3 C.P, có độ chính xác
là ± 0,1 mg/lít. Thời gian đo vào lúc 14 giờ hằng ngày.
Hàm lƣợng NO2 đƣợc đo bằng bộ kiểm tra NO2 C.P, có độ chính xác là ± 0,1
mg/lít. Thời gian đo vào lúc 14 giờ hằng ngày.
Lƣu lƣợng khí đƣợc đo bằng dụng cụ đo lƣu lƣợng khí Omega, có độ chính xác
là ± 1 lít/phút.
Tính tỷ lệ sống, sau khi ấu trùng chuyển gần hết sang giai đoạn mới thì lấy mẫu
để tính tỷ lệ sống của ấu trùng. Thời gian lấy mẫu cách khoảng hơn 1 giờ sau lần cho
ăn để đảm bảo ấu trùng phân bố đồng đều hơn. Ở giai đoạn zoea lấy mẫu bằng cách
dùng ly 330 ml, lấy tại 3 vị trí của bể (hai đầu của bể và chính giữa bể), lấy ngẫu nhiên
và tránh vị trí bọt khí nổi lên nhiều. Ở giai đoạn mysis và postlarvae dụng cụ lấy mẫu
là ống nhựa PVC đƣờng kính 21 mm, dài 1,6 m một đầu để trống, một đầu đƣợc gắn
với van khoá. Lấy mẫu bằng cách mở van khoá, cầm ống PVC ở phƣơng thẳng đứng,
đầu trống của ống ở dƣới và đầu có gắn van khố ở trên. Sau đó, đƣa nhanh ống xuống
12



nƣớc đến khi chạm đáy bể ƣơng, khoá van lại nhấc ống lên cho mẫu vào một thau. Lấy
mẫu tại 3 vị trí của bể nhƣ giai đoạn zoea. Lấy mẫu xong cho chung vào một thau,
đem thau cân lên cân tiểu ly để tính số cân nƣớc và chuyển đổi sang thể tích của nƣớc,
đếm số lƣợng ấu trùng có trong mẫu. Từ đó, tính đƣợc tỷ lệ sống của ấu trùng.
Đo kích thƣớc ấu trùng tơm ở giai đoạn zoea và giai đoạn mysis bằng thƣớc kính
hiển vi có độ chính xác là ± 10 µm, ở giai đoạn postlarvae kích thƣớc ấu trùng tơm
đƣợc đo bằng thƣớc kẹp Mitutoyo có độ chính xác là ± 0,01 mm. Mỗi lần đo 30 con,
đo chiều dài toàn thân của ấu trùng (chiều dài tính từ đầu chuỷ đến cuối telson).
2.3.3. Các cơng thức tính
Tỷ lệ sống TLS (%) = (Ai/An)*100%

(2.1)

Trong đó: Ai là số lƣợng ấu trùng đƣợc xác định ở giai đoạn i (zoea 1, zoea
2, zoea 3, mysis 1, mysis 2, mysis 3, postlarvae 1, postlarvae 5)
(con).
An là số lƣợng ấu trùng nauplius đƣợc thả ban đầu (con).
Số lƣợng ấu trùng hiện có trong bể Ahc (con) = Amđ/Vn*Vbể

(2.2)

Trong đó: Amđ là số lƣợng ấu trùng đếm đƣợc trong mẫu (con).
Vn là thể tích mẫu nƣớc có chứa ấu trùng tơm (lít).
Thể tích bể (m3) Vbể = (h – 0,2)*5,96*1,055 + 1

(2.3)

Trong đó: h là chiều cao của mực nƣớc trong bể (m).
5,96 là chiều dài của bể (m).

1,055 là chiều rộng của bể (m); 0,2 m và 1 m3 lần lƣợt là chiều cao
phần đáy và thể tích phần đáy đƣợc vát cong nhƣ đƣờng parabol.
Thời gian biến thái của ấu trùng Tbt = Ti – Tn

(2.4)

Trong đó: Ti là thời gian ấu trùng biến thái 50% sang giai đoạn i.
Tn là thời gian thả nauplius ban đầu.
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi ghi nhận đƣợc ghi lại trong nhật ký. Sau đó, xử lý bằng phần
mềm Microsoft Excel 2010.

13


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trại sản xuất tôm giống

3.1.

Công ty TNHH Việt Úc – Nghệ An đặt tại xóm 3, xã Quỳnh Minh, huyện
Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An là nơi cách xa khu dân cƣ và khu cơng nghiệp, cách bờ biển
Quỳnh Minh 100 m, có mạng lƣới điện và giao thông thuận lợi.

k

j

e


h

g
Nhà ở tập thể

f

Nhà ăn tập thể

b
a

Trại nhân sinh
khối tảo tảo
c

Văn

Cổng ra vào

phòng
Trại xử lý
d

nƣớc

Nhà để xe
Ao lắng

Ao lắng


Ao lắng

Ao lắng

Ao lắng

số 5

số 4

số 3

số 2

số 1

Hình 3.1. Sơ đồ tồn bộ cơng ty
a) Trại ƣơng; b) Trại ấp trứng Artemia; c) Hố an toàn sinh học và nhà an toàn
sinh học; d) Nhà để đóng gói tơm postlarvae; e) Phịng kiểm sốt chất lƣợng ấu
trùng và phòng phát thức ăn; f) Nhà đặt máy thổi khí; g) Nhà đặt hệ thống phát
điện dự phòng; h) Nhà ở cho khách; j) Nhà kho; k) Khu xử lý nƣớc thải.
Cơng ty có tổng diện tích mặt bằng hơn 4 ha chia làm 2 khu vực. Khu vực 1
gồm có: 5 ao lắng, 2 trại xử lý nƣớc, 23 trại ƣơng ấu trùng tôm, 2 trại nhân sinh khối
14


tảo, 1 trại ấp trứng Artemia, 1 trại đặt máy thổi khí, 1 nhà kho, 1 khu xử lý nƣớc thải.
Khu vực 2 gồm có: phịng kiểm định chất lƣợng ấu trùng, phịng phối trộn và phát thức
ăn, nhà đóng gói tơm postlarvae, văn phịng, nhà đặt hệ thống phát điện dự phòng, nhà

ăn và nhà ở tập thể, nhà để xe. Khu vực 1 và khu vực 2 đƣợc ngăn cách với nhau bằng
rào lƣới thép B40 và 2 hố chứa dung dịch nƣớc javel với nồng độ 100 ppm sâu 2 – 5
cm cho ngƣời và phƣơng tiện đi qua, cơng ty gọi đó là “Hố an tồn sinh học”.
Mỗi trại ƣơng tơm có diện tích là 260 m2 (chiều rộng là 8 m, chiều dài là 32,5 m)
bao gồm: bể sản xuất giống, bể chứa, hố ga thốt nƣớc, hố an tồn sinh học, kệ thức
ăn, dụng cụ và phịng sinh hoạt cho cơng nhân – nhân viên kỹ thuật.

b
e

c
a
d

Hình 3.2. Sơ đồ trại ƣơng tơm giống: a) bể ƣơng tôm giống; b) bể chứa nƣớc;
c) hố an toàn sinh học; d) kệ thức ăn; e) nhà ở công nhân.
Các bể ƣơng tôm giống đƣợc xây ghép đôi đặt ngang theo chiều dài của trại
ƣơng. Mỗi bể có thể tích gần 9 m3, kích thƣớc chiều dài : chiều rộng: chiều sâu lần
lƣợt là 6 m : 1 m : 1,45 m, đáy bể đƣợc xây vát cong nhƣ đƣờng parabol. Các góc bể
đƣợc bo trịn thuận lợi cho sự tạo dòng chảy luân chuyển của nƣớc, tránh dồn phân
thải và thức ăn thừa ở các góc, tiện lợi cho việc vệ sinh sau mỗi đợt sản xuất. Đầu (đáy
bể) mỗi bể có một lỗ xả cạn, đƣờng kính là 60 mm. Đáy bể đƣợc làm nghiêng về lỗ
thốt nƣớc. Trên mỗi bể có một ống dẫn khí đƣờng kính 34 mm đặt chính giữa, dọc
theo bể và có gắng 12 dây dẫn khí đƣợc bố trí đều. Đá sục khí và sứ chìm đƣợc gắn sát
đáy bể ƣơng để các chất hữu cơ khỏi lắng tụ xuống đáy khi sục khí.
Hai bể chứa lần lƣợt có thể tích là 6,5 m3 và 9,5 m3, đáy và các góc bể cũng đƣợc
làm vát cong. Bể 6,5 m3 chứa nƣớc ngọt dùng để pha loãng thức ăn, pha lỗng hóa chất
và vệ sinh trại. Bể 9,5 m3 chứa nƣớc có độ mặn thấp hoặc nƣớc ngọt phục vụ cho cấp
và thay nƣớc. Ngồi ra, hai bể này cịn chứa nƣớc ngọt dùng để vệ sinh các dụng cụ.


15


Hố ga thốt nƣớc có kích thƣớc chiều dài : chiều rộng : chiều sâu lần lƣợt là 70
cm : 60 cm : 80 cm. Ống thoát nƣớc đƣợc đặt nằm ngang sát đáy của hố ga, có đƣờng
kính là 14 cm.

Hình 3.3. Bể ƣơng ấu trùng tơm.
Trƣớc lối ra vào trại ƣơng có đặt một bình xịt cồn 96° dùng để sát trùng tay khi
vào trại. Giữa lối ra vào mỗi trại có một hố nhỏ (hố an tồn sinh học trong trại) chứa
dung dịch nƣớc javel với nồng độ 100 ppm dùng để sát trùng đế ủng khi có ngƣời
(khách hàng, nhân viên văn phịng) vào trại. Kệ thức ăn đƣợc bố trí đối diện với các bể
chứa nƣớc.
Mỗi trại sản xuất đƣợc trang bị một bộ vợt riêng gồm: vợt cà thức ăn cho zoea 1,
zoea 2, zoea 3, mysis 1, vợt xem tôm mysis – postlarvae. Khi chƣa sử dụng, vợt đƣợc
ngâm trong dung dịch nƣớc vơi CaCO3 nồng độ 1 – 1,5 g/lít, khi sử dụng rửa lại bằng
nƣớc sạch. Phía cuối mỗi trại là nơi đặt bộ dụng cụ siphon, thay nƣớc.

Hình 3.4. Nơi để các dụng cụ và thiết bị trong trại ƣơng.
16


Ngồi ra, trong trại cịn trang bị các dụng cụ thiết bị nhƣ bạt đậy bể (bạt màu đen
hoặc trắng trong), màng nhà kính Saporo, một máy bơm nƣớc cơng suất 3 HP, đèn pin
xem tôm (ánh sáng vàng), thau xem tôm màu xanh, ly thủy tinh để xem tôm.
3.2.

Nguồn nƣớc và xử lý nƣớc phục vụ sản xuất

3.2.1. Công trình và thiết bị xử lý nƣớc


Ao lắng số

Ao lắng số

Ao lắng số

Ao lắng số

Ao lắng số

1

2

3

4

5

Trại xử lý
nƣớc
Hình 3.5. Sơ đồ vị trí của các ao xử lý nƣớc.

Hình 3.6. Ao lắng và xử lý nƣớc.
Nƣớc đầu tiên đƣợc xử lý tại các ao lắng. Có tất cả 5 ao lắng, trong đó ao số 1 có
thể tích chứa là 800 m3, ao số 2 và ao số 3 bằng nhau mỗi ao có thể tích là 950 m3, ao
số 4 và ao số 5 bằng nhau mỗi ao có thể tích là 1.100 m3. Cách đáy ao 30 cm có đặt
các ống dẫn khí đƣờng kính 27 mm, có đục các lỗ nhỏ để sục khí trong q trình xử lý

17


×