Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Hoạch định chiến lược phát triển công ty xây dựng số 8 giai đoạn 2004 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 133 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------

NGUYỄN VĂN HẢI

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8
GIAI ĐOẠN 2004-2010

Chuyên ngành
Mã số ngành

: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2004


2

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học

:



Cán bộ chấm nhận xét 1

:

Cán bộ chấm nhận xét 2

:

Tiến só LÊ THÀNH LONG

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN
VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ..... tháng ..... năm 2004

HVTH: Nguyễn Văn Hải


3

Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
W—X

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
_____ W — X _____

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

Ngày tháng năm sinh
Chuyên ngành

: NGUYỄN VĂN HẢI
: 11/04/1975
: Quản trị Doanh nghiệp

Phái
Nơi sinh
Mã số

: Nam
: Đà Nẵng
: 12.00.00

I. TÊN ĐỀ TÀI: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 GIAI ĐOẠN 2004-2010
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Bối cảnh, Mục tiêu và Phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý thuyết về quản lý chiến lược.
- Phân tích các cơ hội và nguy cơ của môi trường bên ngoài tác động đến các
hoạt động của Công ty xây dựng số 8
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty so với các đối thủ cạnh
tranh.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh
cho Công Ty Xây Dựng số 8 giai đoạn 2004-2010.
- Đề xuất các biện pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược này.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
: 12/01/2004
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 02/08/2004

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : Tiến só LÊ THÀNH LONG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH

TS Lê Thành Long
Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
Ngày tháng năm 2004
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH

HVTH: Nguyễn Văn Hải


4

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn Thầy Lê Thành Long đã
tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô Khoa Quản
Lý Công Nghiệp Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tại trường, làm
nền tảng cho tôi thực hiện Luận án cũng như là
hành trang trong cuộc sống sau này.
Xin cảm ơn các lãnh đạo Công Ty Xây Dựng số 8,

Công Ty VINACONCO-4, Công Ty Xây Dựng số
5, các Chuyên gia Sở xây dựng, các bạn bè, đồng
nghiệp... đã hợp tác, động viên và hỗ trợ cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện Luận án.
TP HCM, ngày 2/8/2004
Người thực hiện luận án

Nguyễn Văn Hải

HVTH: Nguyễn Văn Hải


5

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế trong giai đoạn sắp đến và kinh tế toàn cầu
trong tương lai, các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế của nước ta cần tiến
hành quản trị chiến lược để có thể giữ được lợi thế cạnh tranh ở thị trường trong
nước và xây dựng được vị thế mạnh ở thị trường nước ngoài. Xuất phát từ nhu
cầu thực tế của Công Ty Xây Dựng số 8, tác giả đã hình thành đề tài luận án:
“Hoạch định chiến lược phát triển Công Ty Xây Dựng số 8 giai đoạn 20042010”.
Dựa vào kết quả phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện những tác nhân
quan trọng, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực rõ rệt đến các hoạt động của công
ty, giúp các nhà quản trị có cơ sở đề ra các phản ứng thích hợp và có hiệu quả;
dựa vào phân tích môi trường nội bộ để nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu của
công ty so với các đối thủ cạnh tranh, nhằm đánh giá toàn diện hơn những thuận
lợi và khó khăn của công ty. Từ đó, có cơ sở xác định các nhiệm vụ, đề xuất các
mục tiêu và hình thành các chiến lược thích nghi với môi trường bên trong và
bên ngoài tổ chức. Ngoài ra, luận án còn đề xuất các giải pháp hỗ trợ cụ thể để
thực hiện chiến lược đã đề ra, làm cơ sở phát triển công ty trong môi trường cạnh

tranh đầy biến động này.
Tuy còn một vài hạn chế nhưng luận án là nguồn thông tin có ý nghóa thực tiễn
giúp công ty xác định một hướng đi tối ưu trong môi trường kinh tế hội nhập và
cạnh tranh gay gắt.

HVTH: Nguyễn Văn Hải


6

MỤC LỤC
Trang bìa
Nhiệm vụ luận văn thạc só
Lời cám ơn
Tóm tắt nội dung đề tài
Mục lục
Các chữ viết tắt
Chương 1 : LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI........................................................... 2
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. .......................................................................... 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 4
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu. ............................................ 4
1.4.2. Phương pháp xử lý thông tin............................................................... 4
1.5. BỐ CỤC LUẬN ÁN. ................................................................................... 5
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. .............................................. 8
2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯC. ................................................................ 9
2.1.1. Quản trị chiến lược. ............................................................................ 9
2.1.2. Chiến lược........................................................................................... 9
2.2.VAI TRÒ - LI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯC. ...............11

2.3. MÔ HÌNH - CÁC GIAI ĐOẠN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC.....................12
2.3.1.Mô hình quản trị chiến lược. ..............................................................12
2.3.2. Các giai đoạn quản trị chiến lược. ....................................................14
2.4. CÁC LOẠI CHIẾN LƯC. ........................................................................15
2.4.1. Các cấp chiến lược. ...........................................................................15
2.4.2.Các loại chiến lược cấp công ty. ........................................................16
2.4.2.1. Các chiến lược tăng trưởng. .....................................................17
2.4.2.2. Các chiến lược suy giảm. .........................................................18
2.4.2.3. Chiến lược điều chỉnh. .............................................................18
2.5. CÁC NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CHIẾN LƯC...................................19
2.6. QUI TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC..............................................19
2.7. CÁC CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC. .....................................21
2.7.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), bên trong (IFE). .....21
2.7.2. Ma trận SWOT...................................................................................22
2.7.3. Ma trận chiến lược chính (GS – Grand Strategy Matrix) .................24
HVTH: Nguyễn Văn Hải


7

2.7.4. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM).........................26
Chương 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ................................29
3.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ. ........................................................30
3.1.1. Yếu tố chính trị và pháp luật.............................................................30
3.1.1.1. Hệ thống chính trị ổn định. ......................................................30
3.1.1.2. Chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước. ...........................31
3.1.1.3. Vốn ngân sách dành cho đầu tư xây dựng cơ bản...................33
3.1.1.4. Quản lý của nhà nước về đầu tư và xây dựng.........................34
3.1.1.5. Luật doanh nghiệp....................................................................36
3.1.1.6. Định hướng phát triển đô thị TPHCM và các Tỉnh thành phía

Nam đến năm 2010. ..............................................................................38
3.1.2. Yếu tố kinh tế. ...................................................................................39
3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.......................................................40
3.1.2.2. Thu nhập bình quân đầu người – Cơ cấu chi tiêu các tầng lớp
dân cư.....................................................................................................41
3.1.2.3. Lạm phát - Lãi suất tín dụng. ..................................................42
3.1.2.4. Môi trường kinh tế hội nhập. ...................................................43
3.1.2.5. Giá nhân công lao động nội địa của ngành thấp.....................44
3.1.3. Các yếu tố văn hoá - xã hội. .............................................................44
3.1.3.1. Tình trạng quan liêu của các cơ quan hành chánh. .................45
3.1.3.2. Các tiêu cực trong lónh vực xây dựng. .....................................46
3.1.3.3. Vai trò của tư vấn trong quản lý và đầu tư xây dựng. ............47
3.1.4. Các yếu tố tự nhiên - dân số. ............................................................48
3.1.5. Các yếu tố công nghệ........................................................................49
3.2. PHÂN TÍCH-ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NGÀNH.51
3.2.1. Khách hàng. .......................................................................................51
3.2.1.1. Lónh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.............................51
3.2.1.2. Lónh vực giao thông..................................................................52
3.2.2. Đối thủ cạnh tranh. ............................................................................53
3.2.3. Các nhà cung cấp...............................................................................57
3.2.3.1. Nguồn cung cấp nguyên liệu. ..................................................57
3.2.3.2.Nguồn nhân lực. ........................................................................60
3.2.3.3. Công nghệ - Thiết bị. ...............................................................60
3.2.4. Sản phẩm thay thế. ............................................................................61
3.2.5. Các đối thủ tiềm ẩn. ..........................................................................61
HVTH: Nguyễn Văn Haûi


8


3.3. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE) ...................63
Chương 4: GIỚI THIỆU CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 - PHÂN TÍCH MÔI
TRƯỜNG BÊN TRONG ..................................................................................67
4.1.GIỚI THIỆU CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 ..............................................68
4.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển............................................68
4.1.2. Các lónh vực hoạt động chính. ...........................................................68
4.1.3. Vị trí, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động. .......................................69
4.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. .....................................70
4.1.5. Định hướng của Công ty từ nay đến 2010.........................................71
4.1.6. Tổ chức bộ máy nhân sự của công ty................................................72
4.1.7. Tình hình nhân sự của Công ty..........................................................73
4.1.8. Chức năng – Nhiệm vụ của các phòng ban. .....................................74
4.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY. ....78
4.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty.................................................78
4.2.2. Quản lý Tài chính – Kế toán. ..............................................................80
4.2.3. Công tác quản lý sản xuất. ..................................................................82
4.2.3.1. Công tác quản lý chất lượng.......................................................82
4.2.3.2. Công tác cung ứng vật tư............................................................82
4.2.3.3. Công tác quản lý dự án. .............................................................83
4.2.4. Công nghệ và thiết bị. .........................................................................83
4.2.5. Công tác tiếp thị. .................................................................................84
4.2.6. Hệ thống thông tin. ............................................................................85
4.2.7. Đặc điểm văn hóa của công ty..........................................................86
4.3. MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG. .................................................88
Chương 5: XÂY DỰNG, ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN
CHIẾN LƯC ...................................................................................................92
5.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DÀI HẠN CỦA CÔNG TY. ..............................93
5.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯC CÔNG TY. ...................................................94
5.2.1. Ma trận SWOT...................................................................................97
5.2.2.1. Phương án chiến lược SO.........................................................99

5.2.2.2. Phương án chiến lược WO. ....................................................100
5.2.2.3. Phương án chiến lược ST .......................................................100
5.2.2.4. Phương án chiến lược WT......................................................101
5.2.2. Ma trận chiến lược chính.................................................................101
5.2.3. Lựa chọn chiến lượt bằng ma trận định lượng QSPM. ...................102
HVTH: Nguyễn Văn Hải


9

5.2.4. Các biện pháp hỗ trợ chiến lược đã chọn. ......................................107
5.2.4.1. Biện pháp phát triển nguồn nhân lực. ...................................107
5.2.4.2. Biện pháp phát triển công nghệ. ...........................................108
5.2.4.3. Nâng cao hiệu quả công tác tài chính. ..................................108
5.2.4.3. Công tác tiếp thị. ....................................................................109
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................111
6.1. KẾT LUẬN. ..............................................................................................112
6.2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phiếu lấy ý kiến chuyên gia
Bảng cân đối tài sản công ty xây dựng số 8
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

HVTH: Nguyễn Văn Hải


1

CHƯƠNG 1


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Chương 1: Chương mở đầu


2

1.1. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.
Việt Nam phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường chỉ mới trong thời gian
ngắn, kinh nghiệm trong cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế, quản lý
chiến lược để thích nghi với môi trường chỉ mới bắt đầu, nhà quản trị các cấp
của các tổ chức chưa quen sử dụng thông tin môi trường để ra các quyết định...
Vì vậy, để có thể rút ngắn khoảng cách trong việc phát triển các lónh vực trong
đời sống kinh tế – xã hội và thích nghi với môi trường khu vực, quốc tế và toàn
cầu; việc nhận diện lại các hoạt động của doanh nghiệp là nhu cầu bức thiết;
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cần phải tiếp cận nhanh chóng tri thức khoa học
– kỹ thuật mới của thế giới để quản lý hữu hiệu hơn.
Công Ty Xây Dựng số 8 thành lập năm 1993, với chức năng xây dựng công trình
dân dụng và công nghiệp, kinh doanh nhà, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập
khẩu lao động. Tuy ra đời hơn 10 năm nhưng việc sản xuất kinh doanh và hoạch
định chiến lược phát triển của Công ty còn mang tính tự phát, bị động, chưa hoàn
toàn thoát khỏi phương thức quản lý của thời kỳ kinh tế bao cấp. Trong một thời
gian dài, doanh nghiệp gặp rắc rối do thiếu thông tin về môi trường kinh doanh
của mình như: chưa hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh theo khu vực thị trường và các
đối tác khi thực hiện liên doanh quốc tế; chưa quan tâm đầy đủ đến nhu cầu và
mong muốn của khách hàng mục tiêu. Hơn nữa, mức độ cạnh tranh trong ngành
ngày một gay gắt hơn nhưng Công ty chưa có một chiến lược đúng nghóa và có
cơ sở. Vì vậy, Công ty cần phải tạo một hình thức quản lý mới, một chiến lược
sản xuất - kinh doanh mới, sao cho phù hợp với bối cảnh cạnh tranh gay gắt của

thị trường và những đặc trưng về môi trường, về văn hóa của mình. Do đó, nhu
cầu bức thiết đối với Công ty là phải củng cố, xây dựng một doanh nghiệp nhà
nước có năng lực đủ mạnh để cạnh tranh trong lónh vực xây dựng tại thị trường
TPHCM và các tỉnh phía Nam, dựa trên việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh
Chương 1: Chương mở đầu


3

doanh khả thi và hiệu quả. Quản trị chiến lược là một trong những công cụ quan
trọng, giúp các Công ty thành công và đạt hiệu quả lâu dài trong quá trình phát
triển.
Với mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển
của Công ty, tôi chọn đề tài “Hoạch định Chiến Lược Phát Triển Công Ty Xây
Dựng số 8 giai đoạn 2004 -2010” nhằm đưa ra định hướng mang tính thực tiễn,
tính chiến lược giúp Công ty tận dụng tốt các cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ tạo
đà phát triển lâu dài và bền vững.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Mục tiêu của đề tài là hoạch định chiến lược Công Ty Xây Dựng số 8 trong lónh
vực hoạt động sản xuất xây dựng giai đoạn 2004-2010. Cụ thể là:
ƒ

Phân tích các cơ hội và nguy cơ của môi trường bên ngoài tác động đến các
hoạt động của Công ty.

ƒ

Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong tổ chức của Công Ty Xây Dựng
số 8 so với các đối thủ cạnh tranh


ƒ

Dựa vào kết quả nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh
cụ thể để phát triển nhằm thích nghi với môi trường hiện tại và xu hướng
tương lai cho Công Ty Xây Dựng số 8.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Phạm vi giới hạn của đề tài là hoạch định chiến lược về các hoạt động sản xuất
của Công ty về lónh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp tại thị trường
TPHCM và các tỉnh phía Nam trong giai đoạn 2004-2010.
Chiến lược công ty là một đề tài rộng lớn, phức tạp và mang tính đặc thù cho
từng đối tượng trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy trong khuôn khổ của một luận
án tôi không đi quá chi tiết mà chỉ giới hạn ở những lý luận và phương pháp
mang tính chất ứng dụng trong điều kiện, đặc điểm tình hình hiện tại của Công
Chương 1: Chương mở đầu


4

Ty Xây Dựng số 8 và thị trường xây dựng trên địa bàn TPHCM và các tỉnh phía
Nam.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu.
Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ:
ƒ

Nguồn tài liệu nội bộ của công ty: các hồ sơ, tài liệu thống kê, lưu trữ, các
báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, năm... của công ty.

ƒ


Nguồn tài liệu bên ngoài: thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng
như: báo viết, báo hình, báo nói..., các tài liệu thống kê của Sở xây dựng,
Cục thống kê, các báo cáo tổng kết của Tổng Công ty Xây Dựng số 1, các
sách tham khảo, các công trình nghiên cứu...

Thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp:
ƒ

Thông tin sơ cấp nội bộ có được là do các thành viên trong tổ chức cung
cấp thông qua sự hiểu biết môi trường kinh doanh và sự tiếp cận trong các
công việc hàng ngày. Những người cung cấp thông tin sơ cấp nội bộ gồm
cả nhà quản trị lẫn người thừa hành thuộc các bộ phận chức năng và các chi
nhánh của tổ chức.

ƒ

Thông tin sơ cấp bên ngoài được cung cấp từ các ý kiến của các chuyên gia
trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.

1.4.2. Phương pháp xử lý thông tin.
Vận dụng các công cụ, các kỹ thuật quản lý chiến lược để thực hiện:
ƒ

Phân tích môi trường kinh doanh, lập Ma Trận IFE để xác định các điểm
mạnh điểm yếu; Ma Trận EFE để xác định các cơ hội và nguy cơ của công
ty.

ƒ


Xây dựng Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh để nhận diện những nhà cạnh
tranh chính cùng những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ.
Chương 1: Chương mở đầu


5

ƒ

Sử dụng Ma Trận SWOT để kết hợp các điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và
nguy cơ nhằm đề ra các chiến lược phát triển cho công ty.

ƒ

Xây dựng Ma Trận Chiến Lược Chính để hình thành các chiến lược có khả
năng lựa chọn của công ty.

ƒ

Lập Ma Trận QSPM để sàn lọc đánh giá các chiến lược đã đề ra và chọn
chiến lược phát triển phù hợp nhất cho công ty.

ƒ

Ngoài ra, việc nghiên cứu hoạch định chiến lược của công ty còn dựa vào
các ý kiến đóng góp của các vị lãnh đạo trong công ty, các chuyên gia
trong ngành, các quan chức quản lý nhà nước.

ƒ


Đề xuất một số biện pháp và chính sách hỗ trợ triển khai chiến lược.

1.5. BỐ CỤC LUẬN ÁN.
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do hình thành đề tài, mục tiêu của đề tài, các phương pháp nghiên
cứu và cách thức thu thập số liệu cho đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về phương pháp hoạch định chiến lược
Cơ sở lý thuyết: các khái niệm, các công cụ phân tích nhằm xác định các
Cơ hội - Nguy cơ - Điểm mạnh - Điểm yếu, các phương pháp đánh giá lợi
thế cạnh tranh và cách thức để duy trì và xây dựng các lợi thế cạnh tranh.
Chương 3: Phân tích đánh giá môi trường kinh doanh.
Phân tích và xác định các cơ hội và nguy cơ cho Công Ty Xây Dựng số 8
thông qua việc phân tích môi trường vó mô, môi trường tác nghiệp.
Chương 4: Giới thiệu Công Ty Xây Dựng số 8 - Đánh giá tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh tại công ty
Giới thiệu sơ lược về Công Ty Xây Dựng số 8, đánh giá các Điểm mạnh –
Điểm yếu của Công Ty Xây Dựng số 8 so với các đối thủ cạnh tranh thông
qua việc phân tích môi trường bên trong của Công ty.
Chương 1: Chương mở đầu


6

Chương 5: Hình thành chiến lược - Đánh giá, lựa chọn chiến lược
Từ các đánh giá trong chương 3 và chương 4, học viên sẽ đề xuất một số
giải pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng các chiến lược khả thi cho
Công Ty Xây Dựng số 8.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị

Chương 1: Chương mở đầu



7

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thu thập dữ liệu

Cơ sở lý thuyết

Phân tích
môi trường bên ngoài
Công ty

Phân tích
môi trường bên trong
Công ty

Xác định các chiến lược

Lựa chọn chiến lược

Các biện pháp, chính sách hỗ trợ

Kết luận

Chương 1: Chương mở đầu



8

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


9

2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯC.
2.1.1. Quản trị chiến lược.
Tùy theo khía cạnh quan tâm, các nhà nghiên cứu đưa ra định nghóa riêng của
mình về khái niệm “Quản trị chiến lược”, một số định nghóa tiêu biểu như sau:
Theo Smith [1, p.9]: quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường hiện
tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và
kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đó trong môi
trường hiện tại cũng như tương lai.
Theo David [2, p.9]: quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực
hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ
chức đạt đến những mục tiêu đề ra. Quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp
nhất quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các
hệ thống thông tin các lónh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức.
Theo Thu Phương [4, p.12]: quản trị chiến lược là quá trình phân tích môi trường,
phát hiện các định hướng chung của tổ chức, lựa chọn các chiến lược phù hợp, tổ
chức thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm giúp tổ chức luôn thích nghi với
môi trường.
Như vậy, quản trị chiến lược xác định rõ tầm quan trọng của môi trường kinh

doanh, giúp doanh nghiệp xác định rõ các nhiệm vụ phải hoàn thành, các mục
tiêu cần đạt được; đồng thời đề ra các quyết định chiến lược đúng đắn và tổ chức
thực hiện các chiến lược có hiệu quả.
2.1.2. Chiến lược.
Thuật ngữ chiến lược được dùng để quy cho tất cả các dự định chiến lược và cả
các chiến lược được triển khai thực tế, cho nên trước hết chúng ta cần phân biệt
giữa chiến lược dự định và chiến lược triển khai. Trong thực tế, hiếm khi triển
khai được các chiến lược dự định một cách hoàn toàn, do vậy các chiến lược
Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


10

triển khai thường thay đổi ít nhiều so với các chiến lược dự định. Hơn nữa, có
trường hợp công ty không có bất kỳ chiến lược dự định cụ thể nào nên chiến
lược thực hiện là kết quả của nhiều quyết định khác nhau, được thực hiện một
cách riêng lẻ. Hình 2-1 trình bày những trường hợp khác nhau này.
Hình 2-1: Chiến lược dự định và chiến lược thực hiện
Thực hiện tuân theo
chiến lược dự định
Trường hợp 1

S dự định

Thực hiện thích ứng với
thay đổi môi trường
Trường hợp 2

S dự định


S thực hiện

S dự định

S thực hiện

S dự định

Thay đổi môi trường
Trường hợp 2
S chiến lược

Ra quyết định riêng lẻ
không tham khảo các định
hướng chiến lược

S thực hiện
=
S xuất hiện

Nguồn: Thúy, Long, Huy - Họach định chiến lược theo quá trình, NXB KHKT, 2003

Theo tác giả Lam và các đồng sự [3, p.21] “Chiến lược được hiểu là những kế
hoạch được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm
đạt tới các mục đích của tổ chức”.
Đối với doanh nghiệp chiến lược là những phương thức hành động tổng quát
(phương châm) để doanh nghiệp đạt tới những mục tiêu dài hạn, tăng sức mạnh
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách phối hợp có hiệu quả nỗ
lực của các bộ phận trong doanh nghiệp, tranh thủ các cơ hội và tránh hoặc giảm
thiểu được các đe dọa (nguy cơ) từ bên ngoài.


Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


11

Chiến lược không đồng nghóa với giải pháp tình huống nhằm đối phó với các khó
khăn doanh nghiệp gặp phải mà đi xa hơn, các chiến lược định rõ các lợi thế
cạnh tranh trong dài hạn. Cho phép doanh nghiệp năng động hơn, chủ động tạo
ra các thay đổi - chứ không phải chỉ phản ứng lại – để cải thiện vị trí của mình
trong tương lai. Từ việc dự đoán trước những biến đổi của môi trường bên ngoài
trong thời gian tới, chiến lược cho phép các công ty chuẩn bị tốt nhất để đón bắt
những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ cho doanh nghiệp.
2.2.VAI TRÒ - LI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯC.
Quản trị chiến lược giúp cho tổ chức định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, nhiệm
vụ và các mục tiêu của tổ chức. Muốn quản trị chiến lược có hiệu quả, các tổ
chức phải tổ chức quản lý hệ thống thông tin môi trường kinh doanh hay môi
trường hoạt động. Căn cứ vào nền tảng này, các nhà quản trị có thể dự báo được
các xu hướng biến động của các yếu tố môi trường và xác định nơi nào công ty
cần đi đến trong tương lai, những gì cần phải làm để có thể đạt được những
thành quả lâu dài.
ƒ

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi
với môi trường.

ƒ

Quản trị chiến lược giúp nhà quản trị chủ động trong việc ra quyết định
nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro

trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm
yếu trong môi trường nội bộ.

ƒ

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển văn hóa tổ chức bền vững.

ƒ

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với
không quản trị chiến lược.

ƒ

Quản trị chiến lược có thể phục hồi niềm tin vào chiến lược kinh doanh
hiện tại hoặc cho thấy sự cần thiết phải có những hoạt động điều chỉnh
Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


12

2.3. MÔ HÌNH - CÁC GIAI ĐOẠN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC.
2.3.1. Mô hình quản trị chiến lược.
Quá trình quản trị chiến lược có thể được nghiên cứu và ứng dụng ở dạng mô
hình. Có nhiều mô hình quản trị chiến lược khác nhau tuỳ theo quan điểm từng
tác giả.
Theo Smith [1]: Mô hình quản trị chiến lược có đặc điểm là phân tích môi trường
được tiến hành trước khi lựa chọn mục tiêu. Mối quan hệ giữa các thành phần
của quá trình quản trị được minh họa trong Hình 2-2.
Hình 2-2: Mô hình của SMITH

Phân tích môi trường
Xác định nhiệm vụ, chức năng và mục tiêu
Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược

Thực hiện chiến lược
Đánh giá và kiểm tra chiến lược
Nguồn: Smith, Chiến lược và Sách lược kinh doanh, NXB Thống kê,1997

Theo quan điểm này, cần phân tích môi trường một cách cụ thể trước nhằm
khẳng định mục tiêu dài hạn, tạo cơ sở để lựa chọn mục tiêu ngắn hạn và cung
cấp dữ liệu đầu vào cho việc lựa chọn các chiến lược của công ty.
Theo David [2]: việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và chiến lược hiện tại của
công ty là bước khởi điểm cho tiến trình hoạch định chiến lược. (Hình 2-3)

Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


13

Hình 2-3: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của David
Thông tin phản hồi

Thực hịên
việc kiểm
soát bên
ngoài để xác
định các cơ
hội và đe dọa
chủ yếu
Xác định

nhiệm vụ
mục tiêu
và chiến
lược hiện
tại

Thiết
lập mục
tiêu dài
hạn

Thiết
lập mục
tiêu
hàng
năm
Phân
phối
nguồn
tài
nguyên

Đo lường
và đánh
giá thành
tích

Thực thi chiến lược

Đánh giá

chiến lược

Xét lại mục
tiêu kinh
doanh

Thực hịên
việc kiểm
soát nội bộ để
nhận diện
những điểm
mạnh yếu

Lựa chọn
các chiến
lược để
theo đuổi

Đề ra các
chính
sách

Thông tin phản hồi
Hình thành chiến lược

Nguồn: David, Khái niệm về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, 2000

Đây là mô hình quản trị chiến lược toàn diện, được chấp nhận rộng rãi, nó thể
hiện một phương pháp rõ ràng và thực tiễn trong việc hình thành, thực thi và
kiểm tra, đánh giá các chiến lược.


Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


14

Nhận xét:
ƒ

Mô hình Fred R.David chọn việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và chiến
lược hiện tại của công ty là bước khởi điểm cho tiến trình hoạch định chiến
lược

ƒ

Mô hình của Garry D.Smith ngay từ khởi điểm không xác định mục tiêu, và
bước ngay vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công ty, điều này không
phù hợp vì phải “ôm đồm” phân tích các yếu tố không cần thiết cho tiến
trình hoạch định chiến lược

ƒ

Việc xác định mục tiêu nhiệm vụ ngay từ đầu theo mô hình Fred R.David
là ta đã loại bỏ ngay từ đầu một số chiến lược ngược hướng, như thế việc
phân tích môi trường kinh doanh có định hướng trọng điểm, không “lan
man”. Sau khi phân tích môi trường kinh doanh xong ta xác định lại mục
tiêu kinh doanh của công ty từ đó ta chọn các chiến lược hợp lý hơn.

ƒ


Việc định hướng trước cũng ảnh hưởng đến tiến trình hoạch định chiến lược
phát sinh từ tư tưởng chủ quan trong suy nghó, đó là nhược điểm mà trong
tiến trình hoạch định chiến lược ta phải cân nhắc.

Từ phân tích trên trong quá trình thực hiện đề tài này tôi chọn mô hình Fred
R.David làm nền tảng trong tiến trình hoạch định chiến lược kinh doanh của
Công Ty Xây Dựng số 8 từ năm 2005 đến năm 2010.
2.3.2. Các giai đoạn quản trị chiến lược.
Quản trị chiến lược là một tiến trình gồm các giai đoạn cơ bản sau: hình thành
chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lược; các giai đoạn này có mối
quan hệ chặt chẽ và liên hệ với nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức.
Hình thành chiến lược:
ƒ

Phân tích các cơ hội và nguy cơ hay rủi ro tiềm ẩn của môi trường bên
ngoài.
Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


15

ƒ

Phân tích các điểm mạnh hay điểm yếu trong nội bộ tổ chức.

ƒ

Phát triển các định hướng chung của tổ chức như: hình thành triết lý kinh
doanh, xác định nhiệm vụ và các mục tiêu dài hạn, các mục tiêu tăng
trưởng.


ƒ

Lựa chọn các chiến lược thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài
tổ chức.

Tổ chức thực hiện chiến lược:
ƒ

Hình thành cơ cấu tổ chức thích nghi với các chiến lược đã lựa chọn.

ƒ

Phát triển các chính sách và các chương trình hành động

ƒ

Điều hành tiến trình thực hiện chiến lược.

ƒ

Xây dựng văn hóa tổ chức bền vững.

Kiểm tra chiến lược:
ƒ

Giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động.

ƒ


Đo lường và đánh giá kết quả của các quá trình.

ƒ

Thực hiện việc điều chỉnh khi cần thiết...

Mặc dù quản trị chiến lược gồm các giai đoạn cơ bản trên; nhưng trong thực tế,
mỗi giai đoạn trong tiến trình không độc lập, mà có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau và bất cứ sự thay đổi ở một bước cụ thể nào cũng đều ảnh hưởng đến các
giai đoạn khác trong quá trình. Quản trị chiến lược là một tiến trình liên tục,
ngay khi chiến lược đã được thực hiện; nếu các điều kiện bên trong hoặc bên
ngoài thay đổi, chiến lược cần phải được điều chỉnh hoặc bổ sung để tổ chức
luôn thích nghi với môi trường.
2.4. CÁC LOẠI CHIẾN LƯC.
2.4.1. Các cấp chiến lược.
Để thực hiện thành công chiến lược đề ra cần có sự thống nhất từ trên xuống
dưới và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng. Theo cấu trúc tổ chức
Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


16

của doanh nghiệp, theo mức độ, phạm vi bao quát của chiến lược có thể chia
thành 3 cấp: cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng. Tiến
trình quản trị chiến lược ở mỗi cấp có hình thức giống nhau, gồm các giai đoạn
cơ bản: phân tích môi trường, xác định nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa
chọn chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lược; nhưng nội dung của
từng giai đoạn và người ra quyết định thì khác nhau.
2.4.2. Các loại chiến lược cấp công ty.
Có rất nhiều loại chiến lược được các doanh nghiệp sử dụng trong thực tế để tạo

ra lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Sau
đây là một số chiến lược được nhiều công ty sử dụng trong thực tiễn:
2.4.2.1. Các chiến lược tăng trưởng.
Chiến lược tăng trưởng là những giải pháp định hướng có khả năng giúp doanh
nghiệp gia tăng doanh số và lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh cao hơn hoặc
bằng tỷ lệ tăng trưởng bình quân ngành.
1/ Chiến lược tăng trưởng tập trung.
Chiến lược thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng doanh số và lợi nhuận bằng
cách nỗ lực bán các sản phẩm, dịch vụ hiện tại nhiều hơn trên chính thị trường
hiện tại thông qua các hoạt động marketing.
Chiến lược phát triển thị trường: là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng
cách đưa các sản phẩm, dịch vụ hiện có vào thị trường mới.
2/ Chiến lược tăng trưởng hội nhập.
Chiến lược hội nhập về phía sau: đây là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận
bằng cách tham gia vào ngành cung ứng các yếu tố đầu vào cho các ngành sản
xuất hiện tại của doanh nghiệp.
Chiến lược hội nhập về phía trước: đây là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận
bằng cách tham gia vào ngành tiêu thụ các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp.
Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài.


×