Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập nhóm tư pháp quốc tế (9 điểm) Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.7 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong Tư pháp quốc tế, khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi
phát sinh, Tịa án của các nước có liên quan đều có thể có thẩm quyền giải
quyết. Vì vậy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia trong trường
hợp này là rất quan trọng. Trước khi có Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
(BLTTDS 2015), trường hợp giới hạn thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài chưa được quy định một cách hệ thống. Với
BLTTDS 2015, chúng ta đã có những quy định khá đầy đủ về các trường hợp
giới hạn thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
Tuy nhiên, khi so sánh với các quốc gia khác trên thế giới thì vẫn tồn tại
những hạn chế nhất định. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, sau đây
nhóm em xin chọn đề tài: “Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử
của tòa án Việt Nam trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” để tìm hiểu và
làm rõ.

NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận chung trong việc xác định thẩm quyền xét xử của
Tòa án Việt Nam trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
1. Một số khái niệm liên quan
1.1.Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân
Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc:
hôn nhân và gia đình, lao động… và quyền ra các quyết định khi xem xét giải
quyết các vụ việc đó theo thủ tục Tố tụng dân sự của tòa án.
Việc xác định một cách khoa học và hợp lý thẩm quyền dân sự của Tòa
án tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với
các cơ quan nhà nước giữa các Tòa án với nhau và xác định các điều kiện cần
thiết bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
1.2.Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

1



Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là thẩm quyền của Tòa án tư pháp
của một nước nhất định đổi với việc xét xử các vụ án dân sự quốc tế cụ thể.
Thẩm quyền này của Tòa án phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà
quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng dân sự của quốc
gia đó. Nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi
của Tịa án chia thành: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng
biệt.
1.3. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là xác định thẩm quyền của
tòa án một nước khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Để
xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam trong Bộ
luật tố tụng dân sự 2015 cần phải dựa trên quy tắc:
Thứ nhất,Tịa án Việt Nam có thể căn cứ vào các quy định trong
ĐƯQT.Căn cứ vào Khoản 3 Điều 2 Bộ luật TTDS 2015 quy định: “Bộ luật tố
tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa làm
thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Ví
dụ như các Hiệp định tương trợ tư pháp về các quan hệ dân sự, hơn nhân gia
đình giữa Việt Nam và các nước; hiệp định thương mại,…để xác định thẩm
quyền.

Thứ hai, trong trường hợp khơng có điều ước quốc tế về xác định

thẩm quyền hoặc có điều ước quốc tế mà khơng có quy định về thẩm quyền
thì tịa án Việt Nam căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền trong hệ
thống văn bản pháp luật trong nước để xem xét thẩm quyền của mình. Việc
xác định thẩm quyền được chia thành hai loại thẩm quyền chung (Điều 469
Bộ luật tố tụng dân sự 2015) và thẩm quyền riêng (Điều 470 Bộ luật tố tụng
dân sự 2015).

II. Quy định của pháp luật về xác định thẩm quyền xét xử của Tòa
án Việt Nam trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

2


1.Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi
Một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi được xác định thuộc thẩm
quyền chung của Tòa án của một quốc gia khi vụ việc đó có bất kỳ một “yếu
tố liên quan” hay “mối liên hệ mật thiết” đến quốc gia đó. Đặc điểm của loại
thẩm quyền chung là: một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm
quyền chung của Tịa án Việt Nam thì cũng có thể thuộc thẩm quyền của Tịa
án nước ngồi liên quan Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải
quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi được quy định tại Điều 469
BLTTDS 2015. Theo đó, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền chung giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt
Nam (Điểm a Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015). Đây là trường hợp thẩm
quyền của Tòa án được xác định theo dấu hiệu lãnh thổ, sử dụng nguyên tắc
“nơi cư trú của bị đơn” để làm căn cứ. Đây là nguyên tắc khá phổ biến được
áp dụng trong pháp luật các quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc xác định thẩm
quyền xét xử theo nơi cư trú của bị đơn mang tính uyển chuyển hơn nguyên
tắc xác định thẩm quyền xét xử theo quốc tịch, hướng đến sự thuận lợi cho sự
thực thi quá trình tố tụng cũng như khả năng thực thi bản án được tuyên, tiến
tới việc đảm bảo quyền lợi của các đương sự trong vụ việc dân sự được giải
quyết cách thuận lợi hơn, tuy nhiên nó cũng hạn chế quyền xét xử của quốc
gia đó.
Thứ hai, Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn
là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phịng đại diện ở Việt Nam đối với các

vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ
quan, tổ chức đó tại Việt Nam (Điểm b Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015).
Thay vì bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngồi có “trụ sở chính” tại Việt Nam
như một điều kiện ràng buộc của BLTTDS 2004, Khoản 1 Điều 469 BLTTDS
3


2015 quy định rõ bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam, sự thay
đổi này giúp người khởi kiện dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện của mình.
Điều luật này phù hợp với Luật chuyên nghành về việc cơ quan, tổ chức nước
ngoài phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động của chi nhánh, văn phịng đại
diện tại Việt Nam.
Thứ ba, bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam (Điểm c Khoản 1 Điều
469 BLTTDS 2015). Đây là trường hợp thẩm quyền của Tồ án được xác định
theo dấu hiệu nơi có tài sản. Tài sản của bị đơn không phân biệt là động sản
hay bất động sản. Chỉ cần tài sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì Tịa án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
Điểm a Khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015 quy định: “Vụ án dân sự đó
có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt
Nam”. Theo đó, đối với những vụ việc mà bị đơn là người nước ngồi, người
khơng có quốc tịch mà có liên quan đến quyền đối với bất động sản có trên
lãnh thổ Việt Nam thì chỉ có Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Đối
với trường hợp này thì chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn ở mục thẩm quyền riêng của
Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
Thứ tư, vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt
Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài
tại Việt Nam (Điểm d Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015). Trường hợp này
thường gặp hai vụ việc: Một là vụ việc ly hơn giữa cơng dân Việt Nam và
người nước ngồi mà nguyên đơn hoặc bị đơn ở nước ngoài hoặc các bên
đương sự đều ở nước ngoài; Hai là vụ việc ly hôn giữa các bên đương sự là

người nước ngoài và người nước ngoài đang cư trú, làm việc tại Việt Nam và
được cấp thẻ thường trú, tạm trú hoặc được cấp giấy miễn thị thực có thời hạn
khơng quá 5 năm…)

4


Thứ năm, Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên
lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
(Điểm đ Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015)
Quan hệ xảy ra ở Việt Nam: Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết
khi đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc
được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.Việc Tịa án Việt Nam
có thẩm quyền giải quyết đối với những vụ việc dân sự về quan hệ dân sự xảy
ra trên lãnh thổ Việt Nam là nhằm mục đích đảm bảo trật tự quản lí xã hội của
nhà nước, ngồi mục đích này thì cũng cịn khá nhiều các thuận lợi khác đối
với việc giải quyết vụ việc dân sự đó. Cụ thể, vì quan hệ đó xảy ra trên lãnh
thổ của Việt Nam nên trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng liên
quan đến việc xác định những vấn đề liên quan đó sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác,
khi quan hệ đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì khả năng lớn là quan hệ đó
sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam (tồn bộ hoặc ở một khía cạnh
nào đó của quan hệ), hay nói cách khác pháp luật áp dụng là pháp luật Việt
Nam, điều này sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi khi Tòa án Việt Nam là Tịa án có
thẩm quyền giải quyết.
Thứ sáu, vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó xảy ra ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú
tại Việt Nam (Điểm e Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015). Toà án Việt Nam có

thẩm quyền giải quyết vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi
cư trú tại Việt Nam. Thực tiễn cho thấy có rất nhiều vụ việc xảy ra ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam nhưng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam. Như vậy, để bảo đảm tối đa quyền và lợi ích
5


hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam thì Tồ án Việt Nam phải có
thẩm quyền giải quyết. Như vậy sẽ thuận lợi hơn cho họ về mặt khơng gian,
thời gian và chi phí trong tố tụng.
Quy định này là một bước tiến bộ của pháp luật Việt Nam về thẩm
quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài trong điều kiện Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với quốc tế,
những quan hệ dân sự xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam diễn ra ngày càng
phổ biến.
2. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Đ470 BLTTDS năm 2015)
Căn cứ Khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015, những vụ án dân sự có yếu
tố nước ngồi thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt
Nam:
Thứ nhất, vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất
động sản có trên lãnh thổ Việt Nam. Quy định này phù hợp với các HĐTTTP
mà Việt Nam đã ký kết và nguyên tắc chung của pháp luật dân sự Việt Nam.
Cụ thể: Trong quan hệ tài sản, dù chủ thế có quốc tịch khác nhau nhưng các
bên ln quan tâm hướng tới đối tượng chung là tài sản. Do đó dấu hiệu nơi
có tài sản khi áp dụng sẽ ít gây tranh cãi và khách quan nhất. Đặc biệt, do tính
chất đặc thù của BĐS là gắn bó với lợi ích, chủ quyền quốc gia nên chỉ Tịa
án nơi có BĐS mới có thẩm quyền giải quyết. Điều này cũng phù hợp với chế

độ pháp lý về sở hữu tài sản là BĐS ở Việt Nam. Điều 53, 54 Hiến pháp 2013
và Điều 4 Luật Đất đai 2013 ghi nhận Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Từ đó suy ra,
tranh chấp liên quan đến quyền đối với nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với
đất đai, các tài sản gắn liền với nhà,công trình đó;tài sản khác gắn liền với đất
đai (gọi chung là BĐS) trên lãnh thổ Việt Nam cũng phải do Nhà nước Việt
Nam quản lí.

6


Thứ hai, vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với cơng dân nước ngồi
hoặc người khơng quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, sinh sống lâu dài ở
Việt Nam. Việc áp dụng dấu hiệu nơi cư trú chung của hai vợ chồng vào thời
điểm ly hôn là phù hợp bởi loại việc này mang tính nhân thân nên tịa án có
thẩm quyền phải là tịa án nước nơi có hiện diện của quan hệ nhân thân và tài
sản của vợ chồng. Điều này giúp cho việc làm rõ sự thật của vụ án tinh gọn và
khách quan. Ngồi ra, quy định nhằm bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam trong
ly hôn và bảo vệ trật tự công của Việt Nam. Tuy nhiên thực tế cho thấy khi
khơng có ĐƯQT, việc áp dụng quy định này gặp khơng ít khó khăn. Đó là các
trường hợp đối với vụ án tòa án Việt Nam xác định thuộc thẩm quyền riêng
biệt của mình và đưa ra phán quyết, nhưng các quốc gia khác cũng cho rằng
thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nước họ.
Thứ ba, vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam
để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt
Nam. Đây là quy định hợp lý, thể hiện sự tơn trọng ý chí của các bên trong
việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp. Đó là vụ án thuộc thẩm quyền
chung của Tịa án Việt Nam quy định tại Điều 469 của Bộ luật này; có văn
bản quy phạm pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy

định các bên đương sự có quyền lựa chọn Tịa án Việt Nam để giải quyết vụ
án đó.
Căn cứ khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015, những việc dân sự có yếu
tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tịa án Việt
Nam:
Thứ nhất, các u cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp
luật dân sự quy định tại Khoản 1 Điều này. Theo đó, các việc dân sự có yếu tố
nước ngồi liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh
thổ Việt Nam, vụ án ly hơn có yếu tố nước ngoài,… thuộc thẩm quyền giải

7


quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam. Quy định này là phù hợp bởi tính chất
của các loại vụ việc như đã phân tích ở trên.
Thứ hai, xác định một sự kiện pháp lý nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh
thổ Việt Nam. Ở đây sử dụng dấu hiệu nơi xảy ra sự kiện. Quy định như vậy
có cơ sở bởi Tòa án Việt Nam sẽ là tòa án có điều kiện thuận lợi để xác minh,
thu thập chứng cứ cho việc giải quyết khi vụ việc xảy ra trên lãnh thổ Việt
Nam.
Thứ ba, việc tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc
xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam thì tịa án Việt Nam có
thẩm quyền riêng biệt, trừ trường hợp ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có
quy định khác. Bởi nếu việc tun bố mất tích, hạn chế đó có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ có sự ảnh hưởng nhất
định đến cơng dân, do đó thẩm quyền được quy định riêng biệt cho Tòa án
Việt Nam. Đồng thời, Tòa án Việt Nam cũng có điều kiện thuận lợi hơn trong
việc thu thập chứng cứ. Hơn nữa, việc tuyên bố này có liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của chủ thể trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lại được thực hiện tại

quốc gia khác thì các đương sự sẽ phải yêu cầu Tịa án Việt Nam cơng nhận
quyết định, việc này khơng thuận tiện cho các đương sự. Vì vậy, tịa án VN
hồn tồn có thẩm quyền riêng biệt trong việc tun bố cơng dân Việt Nam
hoặc người nước ngồi cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên
bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ.
Thứ tư, tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự (NLHVDS), mất NLHVDS nếu việc tuyên bố đó có liên
quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Như đã
phân tích ở trên, việc tun bố người nước ngồi cư trú tại Việt Nam bị hạn
chế NLHVDS, mất NLHVDS sẽ do tịa án Việt Nam thực hiện bởi nó cũng
gắn liền với lợi ích của cơng dân, nhà nước Việt Nam, cũng như tạo điều kiện

8


thuận lợi trong việc xác minh, thi hành bản án và đảm bảo quyền lợi cho
đương sự.
Thứ năm, việc công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ,
công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên
lãnh thổ Việt Nam (điểm đ Khoản 2 Điều 470 BLTTDS). Tài sản trên lãnh thổ
Việt Nam sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, hơn nữa khi tài sản là
bất động sản thì có thể ảnh hưởng đến lợi ích cơng của nhà nước nên tịa án
Việt Nam sẽ có thẩm quyền trong việc công nhận tài sản trên lãnh thổ Việt
Nam là tài sản vô chủ cũng như công nhận quyền sở hữu của người đang quản
lý tài sản vơ chủ để đảm bảo lợi ích của nhà nước không bị ảnh hưởng.
III. Thực tiễn việc thực hiện và Đề xuất hoàn thiện quy định của pháp
luật về xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam trong BLTTDS
2015
1.Thực tiễn việc thực hiện quy định của pháp luật về xác định thẩm
quyền xét xử của Tòa án Việt Nam trong BLTTDS 2015

Việc phân định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng khi giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam đã thể hiện một bước
phát triển trong việc xây dựng các quy định của luật tố tụng dân sự. Tuy
nhiên, mục đích cuối cùng của việc phân định này cũng là nhằm giải quyết có
hiệu quả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi đó.
Do các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi liên quan tới nhiều quốc
gia khác nhau nên dựa vào nguyên tắc chủ quyền quốc gia, sẽ xuất hiện khả
năng tòa án nhiều nước có thẩm quyền xét xử đối với cùng một loại việc. Nói
cách khác, các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi hồn tồn có thể phụ
thuộc thẩm quyền xét xử của tịa án nhiều nước. Vì thế, nếu đương sự nộp
đơn khởi kiện ở nhiều nước thì kết quả một vụ việc sẽ tồn tại nhiều phán
quyết được tuyên bởi tòa án nước khác nhau. Với việc quy định về thẩm
quyền chung của Tòa án Việt Nam khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
9


nước ngồi thì vụ việc đó hồn tồn cũng có thể thuộc thẩm quyền giải quyết
của một tòa án nước khác.
Từ đó, có trường hợp phán quyết đưa ra bởi Tòa án ở các quốc gia là
khác nhau hay còn gọi là hiện tượng đa phán quyết, dẫn đến việc thi hành
những phán quyết này khó có khả năng thực hiện trên thực tế, Cũng vì vậy,
quyền và lợi ích của cơng dân, của Nhà nước cũng chưa có cơ chế chắc chắn
để đảm bảo một cách hoàn toàn.
2. Đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định thẩm quyền xét
xử của Tòa án Việt Nam trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Thứ nhất, hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tịa án
trong Tư pháp quốc tế. Qua việc nghiên cứu pháp luật một số nước và một số
ĐƯQT đa phương có quy định xác định thẩm quyền của Tòa án dựa trên tiêu
chí quốc tịch, tiêu chí mối liên quan của vụ việc đối với lãnh thổ của quốc gia
có tịa án và tiêu chí thỏa thuận chọn tịa án của các đương sự, đối chiếu với

pháp luật của Việt Nam thấy rằng, hiện nay Việt Nam chưa xây dựng được
hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tịa án đối với các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài. Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của
nước ta hiện nay đang hội nhập sâu rộng với đời sống kinh tế quốc tế, thì cần
hồn thiện pháp luật của Việt Nam xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư
pháp quốc tế.
Thứ hai, ký kết hoặc tham gia các ĐƯQT về tương trợ tư pháp. Khơng
phải tất cả các Hiệp định đều có quy định để loại trừ hẳn tranh chấp về thẩm
quyền vì trong nhiều hiệp định vẫn có quy định đối vói vụ việc có cùng các
bên đương sự và cùng 1 nội dung nhưng cơ quan tư pháp của 2 nước đều có
thẩm quyền.Vì vậy, nghiên cứu để trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà
Việt Nam có thể ký kết sau này sẽ khắc phục được hạn chế trên, giúp cho giải
quyết triệt để vấn đề xung đột thẩm quyền của cơ quan tư pháp các quốc gia
liên quan.
10


Thứ ba, có kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức của cán bộ, cơng chức
ngành Tịa án. Cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo kiến thức về
pháp luật Quốc tế, đặc biệt là thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế,
kiến thức về ngoại ngữ, tin học trong điều kiện hội nhập kinh tế. Phân công
các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi. Do các vụ án, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi mang tính đặc
thù, địi hỏi Thẩm phán ngồi việc nắm chắc pháp luật trong nước cịn phải
giỏi ngoại ngữ để hiểu pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế, tập quán quốc
tế.
Thứ tư, cần có quy định, cơ chế cụ thể trong việc phối hợp giữa Tòa án
với các cơ quan hữu quan. Sự thiếu phối hợp cũng như chưa thực hiện hết
chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật làm cho việc giải
quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi bị kéo dài, có nhiều trường

hợp phải tạm đình chỉ để chờ kết quả ủy thác. Vì vậy, bên cạnh việc quy định
bằng văn bản pháp luật về thời hạn cho từng cơ quan trong quá trình thực hiện
ủy thác tư pháp thì cũng cần phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu
quan.

KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện đại, nền kinh tế của một quốc gia sẽ
chịu ảnh hưởng của yếu tố trực tiếp và gián tiếp từ các quan hệ kinh tế quốc
tế. Khơng có nền kinh tế của quốc gia nào có thể phát triển bằng sản xuất của
riêng mình và chỉ khép kín trong phạm vi một quốc gia. Hội nhập kinh tế
quốc tế là quá trình hợp tác và phân cơng mang tính quốc tế hố cao. Có hợp
tác thì cũng có những sự kiện làm phát sinh tranh chấp và phải dùng đến
quyền lực của cơ quan tư pháp của mỗi quốc gia để xem xét, giải quyết các
tranh chấp. Những vấn đề này cũng cần phải có sự quy định của pháp luật để
xác định cơ quan có thẩm quyền. Do đó, việc nghiên cứu và đặt ra việc hoàn

11


thiện các quy định về Thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong Tư pháp quốc
tế là thực sự cần thiết.

12



×