Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Ứng dụng gis trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.13 KB, 134 trang )

Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------

Họ Và Tên : VƯƠNG HỮU HẠNH

ĐỀ TÀI :

“ỨNG DỤNG GIS TRONG XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẤT
THÍCH HP ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƯƠNG”

CHUYÊN NGÀNH :

XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊNH VỊ VÀ BẢN ĐỒ
BẰNG KỸ THUẬT TIN HỌC
MÃ SỐ NGÀNH

: 2.16.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, ngày…….. tháng ……… năm ………


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học :


Tiến Só . TRẦN TRỌNG ĐỨC

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

Thạc Só NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

Thạc Só LÂM ĐẠO NGUYÊN

Luận văn thạc só được bảo vệ tại : HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ,
ngày … tháng … năm


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
_____________________
Tp.HCM. ngày
tháng
năm 2003

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : VƯƠNG HỮU HẠNH
Ngày, tháng, năm sinh : 14/08/1961


Phái : Nữ

Nơi sinh : Phú Cường – Bình Dương

Chuyên ngành : XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊNH VỊ VÀ BẢN ĐỒ BẰNG KỸ
THUẬT TIN HỌC.
TÊN ĐỀ TÀI :
“ỨNG DỤNG GIS TRONG XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẤT THÍCH HP ĐỂ
XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG”
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :

i) Tìm hiểu lý thuyết về chọn khu công nghiệp
ii) Tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp đánh giá đất đai bằng kỹ
thuật phân tích đa tiêu chuẩn.
iii) Tìm hiểu lý thuyết về phương pháp AHP (Analytical Hierachical
Process)
iv) Tìm hiểu công nghệ GIS và khả năng ứng dụng công nghệ trong
xác định vị trí đất thích hợp xây dựng khu công nghiệp
v) Xây dựng mô hình xác dịnh vị trí đất thích hợp để xây dựng khu
công nghiệp tỉnh Bình Dương và trên cơ sở mô hình đã xây dựng
kết hợp dữ liệu thực tế xây dựng bản đồ xác định vị trí các vùng
đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình
Dương
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :
NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :
HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH


TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC
BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua.
Ngày
PHÒNG QLKH – SĐH

tháng

năm

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


Xin chân thành cám ơn
- TS. Trần Trọng Đức, người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn.
- TS Hồ Thanh Phong, ThS.Nguyễn Hoàng
Thụy ( Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh), TS. Tào Quốc Tuấn (Phân viện quy
hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền nam) đã
tận tâm đóng góp ý kiến cho tôi trong quá
trình nghiên cứu.
- Các thầy cô giảng dạy khóa Cao học thuộc
Bộ môn Trắc địa và Thông tin địa lý trường
đại học Bách khoa TPHCM
- Các cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và gia

đình đã động viên, hỗ trợ và góp ý nhiệt tình
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Vương Hữu Hạnh


6

ABSTRACT

The land is a valuable property but it is limited and it can’t proliferate
itself. Therefore, estimate and classification of land in order to use land
effectively and economically are very indispensable.
Binh Duong is a province which has an acceleration in the rate of industry
development, has attracted a lot of investment projects of foreign countries.
In order to make conditions favourable for management, limit environment
polutions, The Administration has to invest in building focus industrial parks.
In order to participate in this purpose, the topic of “ Applying GIS in
determining the suitable land place for building Binh Duong ‘s industrial
parks “ has been reseached.
The method of multi-criteria analysis has been used to land evaluate for
industrial purpose.
- The first step plays very important is that to determine accurately of a set of
key criterion which take part in progress of operation.
- After that, using AHP method to determine weight of every criteria. Expert
Choice software is going to calculate and give the results out automatically.
- Building the scales of variable ratings for suitable index and heirarchy
criterion.
- Applying GIS in order to build the thematic then overlap these and calculate
suitable index for every land place by using analytical function and heiralchy

criretion.
The result of this process is the map which shows areas with different
suiltable level for industrial purpose. This result helps decision makers
choose the land areas for industrial purpose effectively and economically./.

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


7

MỤC LỤC……
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Tóm tắt nội dung luận án
Mục lục
Danh mục các bản đồ
Danh mục các biểu bảng
Danh mục các hình ảnh – đồ thị

1
5
6
7
10
11
12

CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
I.1 Đặt vấn đề : Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
I.2 Đối tượng nghiên cứu

I.3 Mục tiêu đề tài
I.4 Giới hạn đề tài
I.5 Phương pháp trình tự tiến hành

13
14
14
14
14

CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP LUẬN
II.1 Nghiên cứu lý thuyết về chọn khu công nghiệp
II.1.1 Khoa học về đánh giá đất đai cho mục đích công nghiệp
II.1.2 Một vài dự án đánh giá đất đai cho mục đích công nghiệp
trên thế giới
II.2 Nghiên cứu lý thuyết về phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn
II.3 Nghiên cứu lý thuyết về qúa trình phân tích thứ bậc (AHP)
II.3.1 Lý thuyết về qúa trình phân tích thứ bậc
II.3.1.1 Phân tích thứ bậc
II.3.1.2 Thiết lập và tính tóan độ ưu tiên ( trọng số )
II.3.1.3 Phân tích độ nhạy
II.3.2 AHP trong ra quyết định nhóm
II.4 Nghiên cứu lý thuyết về mô hình phân tích trong GIS
II.4.1 Mô hình phân tích trong GIS
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

16
16
19
21

24
24
25
27
36
42
42
42


8
II.4.2 Mô hình hóa bản đồ
II.5 Nghiên cứu thực tiển chọn khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
II.5.1 Sơ lược con đường phát triển ngành công nghiệp
tỉnh Bình Dương
II.5.2 Hiện trạng ngành công nghiệp Bình Dương
II.5.3 Tình hình đầu tư và xây dựng một số khu công nghiệp
trong tỉnh Bình Dương
II.5.4 Những tiêu chuẩn để đánh giá đất đai cho mục đích
xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

48
50
50
51
54
59

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BÀI TOÁN
CHỌN KHU CÔNG NGHIỆP

III.1 Điều kiện tự nhiên
III.1.1 Vị trí địa lý
III.1.2 Địa hình
III.1.3 Khí hậu
III.1.4 Thủy văn
III.1.5 Nước ngầm
III.1.6 Thổ nhưỡng
III.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
III.2.1 Tình hình kinh tế xã hội
III.2.2 Dân số lao động
III.2.3 Hiện trạng sử dụng đất
III.3 Điều kiện về hạ tầng cơ sở
III.3.1 Giao thông
III.3.2 Hệ thống cung cấp điện
III.3.3 Hệ thống cung cấp nước
III.3.4 Bưu điện
III.4 Điều kiện môi trường

60
60
63
63
65
67
68
71
71
73
73
78

78
81
81
84
84

CHƯƠNG IV : ÁP DỤNG LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ĐỂ GIẢI
BÀI TOÁN CHỌN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
IV.1 Mô hình xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp
tỉnh Bình Dương
IV.2 Phân tích các bước trong mô hình
IV.2.1 Xác định tập hợp các tiêu chuẩn
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

86
89
89


9
IV.2.1.1 Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
IV.2.1.2 Xác định tập hợp các tiêu chuẩn
IV.2.2 Xây dựng thang phân lọai giá trị các tiêu chuẩn
IV.2.3 Xác định trọng số các tiêu chuẩn
IV.3 Tính hệ số nhạy

89
92
93
98

106

CHƯƠNG V : THỰC THI MÔ HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
V.1 Thực thi mô hình
IV.1.1 Nguồn dữ liệu
IV.1.2 Mô hình dữ liệu
IV.1.3 Thực thi mô hình
V.2 Đánh giá kết quả

110
110
110
110
115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

120

PHỤ LỤC

124

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương



10

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

1. Bản đồ hiện trạng các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

55

2. Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu

61

3. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

62

4. Bản đồ địa chất tỉnh Bình Dương

64

5. Bản đồ hệ thống sông suối tỉnh Bình Dương

66

6. Bản đồ đất tỉnh Bình Dương

70

7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 tỉnh Bình Dương


75

8. Bản đồ hệ thống giao thông chính tỉnh Bình Dương

79

9. Bản đồ lưới điện tỉnh Bình Dương

82

10. Bản đồ vị trí các nhà máy nước

83

11. Bản đồ vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp
Tỉnh Bình Dương.

114

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ
2.1 Thang phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty

29

2.2 Bảng phân lọai chỉ số random RI


32

3.1 Bảng theo dõi thời tiết

65

3.2 Bảng phân loại các loại đất tỉnh Bình Dương

69

3.3 Biểu thống kê diện tích, mật độ dân số theo từng xã

124

3.4 Biểu thống kê số dân ở tuổi lao động theo từng huyện

127

3.5 Bảng tổng hợp sức chịu tải của đất

128

3.6 Biểu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2000

129

4.1 Bảng tổng hợp ý kiến của chuyên gia

91


4.2 Thang phân loại giá trị các tiêu chuẩn phân cấp

94

4.3 Bảng tổng hợp giá trị các tiêu chuẩn phân cấp

95

4.4, 4.5, 4.6, 4.7 Ma trận so sánh giữa các tiêu chuan

102

4.8, 4.9, 4.10, 4.11 Trọng số tiêu chuẩn các cấp

103

4.12 Bảng tổng hợp trọng số tổng của các tiêu chuẩn phân cấp

104

4.13 Bảng tổng hợp giá trị ⏐ δ’k,i,j ⏐

107

5.1 Thang phân loại giá trị chỉ số thích hợp.

113

5.2 Bảng tổng hợp diện tích đất thích hợp cho mục đích công nghiệp

115

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


12

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Sơ đồ các chức năng phân tích chủ yếu trong GIS

44

Hình 2.2 Biểu đồ VENN

46

Hình 4.1 Mô hình xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng
khu công nghiệp Bình Dương
Hình 4.2 Mô hình kết hợp

87
88

Hình 4.3 Ma trận so sánh giữa các tiêu chuẩn cấp 1

105

Hình 4.4 Trọng số của các tiêu chuẩn cấp 1.


105

Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn trọng số các tiêu chuẩn và thứ tự
các tiêu chuẩn phân cấp

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

106


13

CHƯƠNG I :

MỞ ĐẦU

I.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và là một trong bốn
tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam Việt Nam. Bình
Dương có vị trí địa lý hết sức thuận lợi là cửa ngõ phía Bắc thành phố Hồ Chí
Minh nối liền với các tuyến quốc lộ 13, quốc lộ14, quốc lộ1A, đường sắt
xuyên Á đi ngang qua. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển
công nghiệp.
Nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế thương mại
công nghiệp và khoa học kỹ thuật của cả nước nên Bình Dương dễ dàng thu
hút nguồn vốn, nhân lực, khoa học kỹ thuật lại tận dụng được hầu hết các cơ
sở hạ tầng sẵn có của TPHCM như : sân bay, bến cảng , đường bộ. Bản thân
tỉnh Bình Dương có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi.
Hơn nữa, đất đai Bình Dương không phải là loại đất có giá trị về mặt
nông nghiệp, nền đất vững, chi phí xây dựng rẽ hơn các tỉnh khác trong vùng.

Mặt khác, Bình Dương là tỉnh có chính sách thông thoáng dễ thu hút đầu
tư trong nước và nước ngoài.
Nhờ thế, trong những năm gần đây công nghiệp Bình Dương phát triển
với tốc độ rất nhanh chóng theo qui trình đô thị hóa.
Song song với sự hình thành các khu công nghiệp tập trung là sự hình
thành các doanh nghiệp riêng lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư tập trung đưa
đến một số vấn đề bất cập không lường trước được như : ô nhiễm sinh thái và
môi trường, trật tự an toàn xã hội diễn ra khá phức tạp tại một số khu vực phát
triển công nghiệp. Trước tình hình đó tỉnh Bình Dương cần có một qui họach
tổng thể dài hạn về phát triển công nghiệp.
Một trong những bước thực hiện qui họach công nghiệp tỉnh Bình Dương
là đánh giá đất đai phục vụ cho xây dựng công nghiệp. Do đó đề tài này đã ra
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


14
đời nhằm đưa ra một mô hình chung về đánh giá vị trí đất thích hợp cho xây
dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
I.2 ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Tỉnh Bình Dương
I.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp đánh giá đất đai bằng phương pháp
phân tích đa tiêu chuẩn.
- ng dụng GIS trong xây dựng mô hình xác dịnh vị trí đất thích hợp để
xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
- Lập bản đồ vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình
Dương.
I.4 GIỚI HẠN PHẠM VI ĐỀ TÀI
- Đề tài chỉ xác định vị trí đất thích hợp cho mục đích xây dựng công
nghiệp một cách tổng quát chứ không phân chia theo từng loại hình công

nghiệp.
- Để phục vụ cho việc thực thi mô hình, đề tài sẽ sử dụng dữ liệu hiện
có, trong trường hợp thiếu dữ liệu có thể sử dụng dữ liệu gần tương thích để
thay thế chứ đề tài không đi vào xây dựng mới dữ liệu.
I.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
I.5.1 Nội Dung :
- Nghiên cứu lý thuyết về chọn khu công nghiệp.
- Nghiên cứu lý thuyết về phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn
- Nghiên cứu lý thuyết về quá trình phân cấp thứ bậc
- Nghiên cứu lý thuyết về mô hình phân tích trong GIS
- Nghiên cứu lý thuyết về thực tiễn chọn khu công nghiệp tỉnh Bình
Dương
- Xây dựng mô hình xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công
nghiệp.
I.5.2 Phương Pháp Tiến Hành :
- Phương pháp thu thập dữ liệu và phân loại dữ liệu.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng mô hình.

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


15
- Ứng dụng kỹ thuật tin học như phần mềm Expert Choice, Arcview,
Mapinfo trong phân tích thứ bậc, phân tích đa tiêu chuẩn, phân tích không
gian và thuộc tính, thành lập và in ấn bản đồ …

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


16


CHƯƠNG II :
PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẤT THÍCH HP CHO
XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

II.1 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ CHỌN KHU CÔNG NGHIỆP
Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không gì thay
thế được. Do đó, để sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm thì
việc đánh giá đất đai là một công việc rất cần thiết
Từ thời xa xưa, người nông dân đã biết đánh giá đất đai qua việc quyết
định nên trồng cây gì là tốt nhất đối với loại đất mà họ có, những kinh nghiệm
đánh giá đất đó được truyền lại từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên cách đánh
giá đất của nông dân thời xưa chỉ là những cảm nhận đơn giản, chủ quan phân
chia đất thành những loại đất tốt, xấu khác nhau từ từ tiến dần đến những
phân tích có cơ sở khoa học. Sau cùng được các nhà chuyên gia đúc kết thành
một môn khoa học về đánh giá đất đai, chủ yếu phục vụ cho việc sử dụng đất
nông nghiệp, sau đó được ứng dụng để đánh giá đất cho nhiều mục đích khác
nhau trong đó có đánh giá đất cho mục đích công nghiệp
II.1.1 Khoa học về đánh giá đất đai công nghiệp :
* Năm 1875, ông J.H Von- Thanen một nhà kinh tế học đã có cố gắng
đầu tiên trong việc hình thành một đề cương chung có liên quan đến việc xác
định vị trí thương mại và công nghiệp. Sau đó, mãi đến năm 1909 thì lý
thuyết về xác định vị trí đất công nghiệp thực sự ra đời do Alfred Weber đề
xướng.
Theo Weber, những yếu tố liên quan đến lý thuyết xác định vị trí công
nghiệp là : chi phí vận chuyển, chi phí lao động, và yếu tố tập trung.
* Theo Maurie et al (1969) để xác định được vị trí nào thích hợp với
yêu cầu công nghiệp, chủ đầu tư phải biết được tất cả vị trí đã được xác định,
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương



17
kích thước của chúng, chi phí, địa hình, yêu cầu san lấp mặt bằng, khả năng bị
ngập, đặc điểm về hệ thống thoát nước, khả năng chịu tải của đất, độ sâu mực
nước ngầm, qui họach vùng, giá thuế, việc sử dụng đất lân cận, khu công
nghiệp hiện hữu, những điều kiện thuận lợi về tiện ích, vận tải để phục vụ cho
vùng đất khi đi vào hoạt động.
* Theo Frank et al (1979) : Việc có sẵn lực lượng lao động thích hợp là
một yếu tố có ý nghóa quan trọng trong chọn lựa vị trí đất công nghiệp.
Tầm quan trọng của yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu về kỹ
năng của người lao động … Hơn nữa chi phí vận chuyển, mức lương phổ biến,
chi phí cuộc sống tại địa phương, giá đất, mức độ tiện ích và giá thuế là những
yếu tố kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến sự lựa chọn vị trí đất.
Phát triển công nghiệp đòi hỏi vị trí đất rộng lớn, bằng phẳng với đất có
khả năng chịu tải tốt, có sẵn phương tiện vận tải như đường xe lửa, đường
quốc lộ, có sẵn hoặc có tiềm năng về năng lượng.
Vị trí công nghiệp nên được cách ly khỏi khu dân cư hiện hữu hoặc khu
quy hoạch dân cư và việc sử dụng đất khác mà có tác động bất lợi.
* Theo Howord Stafford : những nguyên tắc chọn vị trí công nghiệp là :
- Gần thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu
- Thuận lợi về vận chuyển
- Có sẵn lực lượng lao động
- Những tiện ích
- Dịch vụ kinh doanh
- Thuế.
- Chính sách chính phủ và địa phương
- Chất lượng cuộc sống
* Những chính sách về qui họach khu công nghiệp của Alachua Country
a. Phát triển công nghiệp nguyên liệu : Tùy thuộc vào nguồn tài
nguyên được tìm thấy trong vùng nông thôn hoặc tùy thuộc vào sản phẩm

nông nghiệp, nguyên liệu tại chổ hoặc vùng lân cận.
Để quyết định đặt vị trí khu công nghiệp tại vùng đô thị hay nông thôn
cần phân tích kinh tế kết hợp với hoạt động công nghiệp tại chổ hoặc gần
nguồn nguyên liệu sau đó so sánh để lựa chọn.
Ngoài ra còn xem xét :
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


18

- Tác động môi trường và đến sức khỏe cộng đồng.
- Thích hợp với việc sử dụng đất xung quanh.
- Chi phí cung cấp dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng vùng công nghiệp
nguyên liệu.
- Những ảnh hưởng đến kinh tế của vùng.
- Phù hợp với chính sách địa phương.
- Hoạt động công nghiệp tác động ít nhất đến môi trường : xói mòn, tiếng
ồn, chất phóng xạ, ga, cháy nổ, trường điện từ, khói, bụi, rác thải…
b. Khu công nghiệp gần vùng dân cư nông thôn hoặc vùng nông nghiệp
hay khu thương mại phải có vùng đệm để loại trừ hoặc giảm thiểu những tác
động bất lợi. Những quyết định sử dụng đất liên quan đến vị trí công nghiệp
nên xem xét đến chính sách về môi trường.
c. Tiêu chuẩn về vị trí vùng công nghiệp trong đô thị : Những tiêu chuẩn
cho phép phát triển công nghiệp bao gồm ( nhưng không giới hạn ) :
- Địa hình và loại đất thoát nước tốt, không ngập.
- Khí hậu : Hướng gió thường xuyên không tác động đến khu dân cư nông
thôn gần đó.
- Phương tiện giao thông tới những con đường chính và đường xa lộ hoặc
nơi có điều kiện thuận lợi về đường sắt.
- Có sẵn những tiện ích như cấp nước, hệ thống thóat nước, điện , ga với

số lượng tương xứng.
- Kích thước đủ lớn để bố trí vị trí thích hợp.
- Bãi đậu xe tương ứng cho quá trình hoạt động.
- Vùng đệm dọc đường và sử dụng đất lân cận để giảm tối thiểu ảnh
hưởng về tiếng ồn và cảnh quan.
d. Yêu cầu về điều kiện thuận lợi và dịch vụ :
-Phát triển công nghiệp chỉ được định vị tại vùng có điều kiện thuận lợi và
dịch vụ có sẵn như : đường giao thông, dịch vụ cứu hỏa, cung cấp nước, ánh
sáng đường, dịch vụ y tế khẩn cấp, thu thập và xử lý chất thải rắn, nước thải,
nước mưa…
- Cuối hướng gió.
- Xa khu dân cư 200 mét.

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


19

II.1.2 Một vài dự án đánh giá đất cho mục đích công nghiệp trên thế
giới
Tùy thuộc vào mục tiêu công nghiệp khác nhau, các yếu tố tham gia vào
quá trình đánh giá đất cũng khác nhau :
♦ Khu công nghiệp Nebraska :
Dự án công nghiệp do DELOITTE & TOUCHE thực hiện tại Nebraska
tháng 10 năm 2001 đã đưa ra những tiêu chuẩn cho việc lựa đất xây dựng
công nghiệp bao gồm :
1) Vị trí : Là tiêu chuẩn ưu tiên hàng đầu. Yếu tố vị trí quyết định đến việc
chọn địa điểm bao gồm : diện tích, hình dạng, sự phân vùng công nghiệp, cơ
sở hạ tầng, việc sử dụng đất trước đó, điều kiện vật lý của đất, sự hạn chế,
việc sử dụng đất xung quanh.

- Diện tích phải đủ để bố trí dự án đồng thời phải thỏa mãn sự mở rộng trong
tương lai. Diện tích ước lượng khoảng 20-200 ha.
- Hình dạng của vùng : Hình vuông hoặc hình chử nhật thì thỏa mãn cho
mục đích công nghiệp nhất.
- Sự phân chia vùng công nghiệp sẽ gia tăng tốc độ tiếp thị, giảm chi phí
thực hiện và tối thiểu về mức độ rủi ro. Sự phân vùng cần thiết để tương thích
với từng loại hình công nghiệp như : Công nghiệp nhẹ, công nghiệp vừa,
công nghiệp nặng. Sự phân vùng này giúp cho người sử dụng lường trước được
vùng công nghiệp lân cận.
- Có sẵn cơ sở hạ tầng sẽ gia tăng khả năng tiếp thị, giảm chi phí xây dựng
và thực hiện, tối thiểu rủi ro :
Giao thông : Quốc lộ, mạng lưới vận chuyển ngoài như đường hàng không,
cảng, đường sắt có sẵn hoặc gần dịch vụ phòng cháy chữa cháy hoặc cấp cứu,
lưu thông xe cộ hợp lý, cách 10 đến 15 dặm đến mạng lưới đường quốc lộ.
Điện : Phân loại khả năng phân phối và kích thước đường dẫn.
Nước và hệ thống thoát nước : Phân loại theo chất lượng nước và loại hình
công nghiệp.
Ga : Phân loại theo loại hình công nghiệp.
Thông tin liên lạc : Phân loại theo khoảng cách xa gần và khả năng liên
lạc nước ngoài.
- Đối với việc sử dụng đất trước đó : Vị trí đất không phải là vị trí sử dụng
cho mục đích công nghiệp hiện hữu chẳng hạn như cánh đồng cỏ, vùng nông
nghiệp, tối thiểu rủi ro về môi trường, nguy cơ về tài chính (chi phí xây dựng)
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


20
- Điều kiện vật lý của đất : Khả năng chịu tải của đất không bị lún do đá
vôi, hang động …, địa hình phẳng hoặc nghiêng nhẹ, không phải là vùng ngập
nước hay đất ướt.

- Vùng đất lân cận tránh sử dụng vào mục đích khu dân cư nông thôn, kinh
doanh lẻ, trường tiểu học và trung học cơ sở để tránh được mùi khó chịu, chất
phóng xạ và những sự ô nhiểm khác.
Đối với từng loại hình công nghiệp khác nhau, mức độ của các yếu tố tác
động có khác nhau.
Ví dụ : Đối với công nghiệp chế biến thực phẩm thì kích thước trung
bình của vùng : 4 đến 20 ha, yếu tố về cung cấp nước thì được yêu cầu từ
trung bình đến cao, nhưng đối với loại công nghiệp trợ giúp phần mềm máy
tính thì yêu cầu về nước lại thấp …
♦ Những khu công nghiệp tại Pueblo thành phố Colarado – Mỹ : Việc lựa
chọn khu công nghiệp theo những tiêu chuẩn sau :
- Vị trí (đất trống, có sẵn để xây dựng)
- Phương tiện vận chuyển : quốc lộ, xe lửa, cảng
- Kích thước vùng ≥ 50ha
- Có sẵn những tiện ích (gas, điện, nước).
♦ Khu công nghiệp TAZANIA – Châu Phi : Việc lựa chọn khu công nghiệp
theo những tiêu chuẩn sau :
- Vị trí khu đất.
- Phương tiện giao thông, phát triển cơ sở hạ tầng để vận chuyển, cung cấp
năng lượng và nước.
- Nguồn lao động, địa hình , khí hậu.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu.
♦ JITEC (Jorrdan Electricily Company) chủ yếu xem xét 2 yếu tố tiêu
chuẩn
- Tiêu chuẩn ngoài : Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, lao động, tiện ích
- Tiêu chuẩn trong : Địa hình thích hợp, tiềm năng phát triển rộng, tác động
đến môi trường, dự đoán chi phí để phát triển dự án.

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương



21
♦ Substate Employment Growth Of StatewidePlanning ở đảo Rhode –
Anh (1997 – 1999)
Để phân tích việc sử dụng đất công nghiệp hiện hành các chuyên gia của
The Economic Development Section Of Statewide Planning đã đưa ra một hệ
thống phân loại tiềm năng phát triển công nghiệp như sau :
a. IDP – O (d) : Phát triển hoàn toàn , không phải là vùng đất trống
b. IDP- 0 (r ) : Vùng đã phát triển với việc sử dụng đất không thích hợp như
khu dân cư nông thôn, khu vực giải trí, vùng đất ướt, ngập, vùng thích hợp cho
nông nghiệp, vùng thiên nhiên độc đáo, duy nhất.
c. Tiềm năng thấp : Thích hợp phát triển hoặc mở rộng việc sử dụng đất
hiện hữu dựa vào phương tiện giao thông tốt nhưng bị hạn chế bởi diện tích
nhỏ, thiếu cơ sở hạ tầng, đất ngậm nước, vùng ngập.
d. Tiềm năng trung bình : Vị trí đất có thể phát triển hay mở rộng việc sử
dụng đất hiện hữu ở mức độ từ thường thường đến trung bình. Mức độ này
được xác định bởi kích thước vùng, mức độ thuận lợi về phương tiện giao
thông, hạ tầng cơ sở và khả năng tránh được vùng đất ướt, ngập.
e. Tiềm năng cao : Vị trí là vùng đất trống có kích thước lớn, nước, hệ thống
thoát nước, phương tiện giao thông tốt và không giới hạn về yếu tố vật lý.

-

Những yếu tố bất lợi cho vị trí công nghiệp là :
Không có nước, hệ thống thoát nước, không có ga.
Trên 5 dặm từ đường cao tốc và từ sân bay.
Không có phương tiện đường sắt.
Giới hạn về địa hình và loại đất.

II.2 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA

TIÊU CHUẨN :
Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn là một kỹ thuật phân tích tổ hợp
các tiêu chuẩn khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng. Đặc điểm của phương
pháp này là định ra các mức độ quan trọng khác nhau cho các tiêu chuẩn khác
nhau.
Phương pháp này thường được ứng dụng để đánh giá tác động môi
trường, phân tích vùng thích hợp, quy hoạch môi trường và đô thị...

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


22
Các bước tiến hành trong phân tích đa chỉ tiêu :
1. Định chỉ tiêu : Bước đầu tiên trong phân tích đa chỉ tiêu là định ra
các tiêu chuẩn khác nhau mà dựa vào chúng những nhà quyết định sẽ phân
tích tổ hợp vấn đề.
2. Làm cho các tiêu chuẩn có thể so sánh được (phân cấp tiêu chuẩn)
Sau khi định ra các tiêu chuẩn khác nhau, giá trị các tiêu chuẩn này cần
được phân cấp theo thứ tự, thể hiện mức độ thích hợp cho mục đích cụ thể nào
đó để có thể so sánh được với nhau.
Có nhiều cách khác nhau để thực hiện sự phân loại này :
a. Cách tiệm cận boolean : Với cách phân loại này, vùng nghiên cứu
được chia thành hai nhóm : nhóm thích hợp cho một vài tiêu chuẩn được biểu
diễn là “1” và nhóm không thích hợp được biểu diễn là “0”.
Phương pháp này có nhược điểm chỉ dùng trong trường hợp mỗi tiêu
chuẩn có thể phân chia theo kiểu boolean và không đánh giá được mức độ
thích hợp và tầm quan trọng tương đối của các tiêu chuẩn khác nhau.
Để khắc phục nhược điểm này, người ta đưa ra phương pháp phân loại
theo thang tỷ lệ.
Khi các tiêu chuẩn có mức độ thích hợp khác nhau, người ta thường gắn

trọng số cho từng tiêu chuẩn. Các giá trị thuộc tính của từng tiêu chuẩn được
xếp hạng theo thang tỷ lệ chuẩn ( thang tỷ lệ chung cho mọi tiêu chuẩn ) để
có thể so sánh được.
* Thang tỷ lệ liên tục được xác lập khi giá trị của tiêu chuẩn là giá trị số
và biến thiên liên tục. Các giá trị này được định lại tỷ lệ theo kiểu tuyến tính :
y = ( ymax -ymin)( x - xmin ) / ( xmax - xmin ) + ymin
Y : Điểm số mới của tiêu chuẩn
X : Điểm gốc
Ymax , Ymin : giá trị max và min trong thang đo mới
Xmax , Xmin : giá trị max và min trong thang đo cũ.
* Thang thứ bậc được thiết lập khi giá trị dữ liệu không có sự tương
quan với mức độ thích hợp hoặc giá trị dữ liệu không phải là dữ liệu số.
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


23
Trong phương pháp này, các giá trị được phân theo nhóm tương ứng với
một hạng nào đó trong thang phân loại.
VD : Bản đồ độ dốc có thể được phân loại theo mức độ thích hợp cho
vùng định cư :
- Hạng 10 : cho độ dốc từ 1 đến 5%
- Hạng 8 : cho độ dốc từ 6 đến 15%
- Hạng 6 : cho độ dốc từ 16 đến 25%
- Hạng 3 : cho độ dốc từ 24 đến 40%
- Hạng 1 : cho độ dốc >40%
Giá trị số cũng được phân theo thang tỷ lệ này.

3/. Định trọng số :
Thông thường dữ liệu được biết dưới dạng giá trị tuyệt đối , vì thế thật là
khó để lượng hóa một cách chính xác các tiêu chuẩn. Do đó, những phương

pháp ra quyết định đã cố gắng xác định tầm quan trọng tương đối ( trọng số )
của những phương án tương ứng mỗi tiêu chuẩn trong vấn đề phân tích đa tiêu
chuẩn.
Để xác định trọng số các tiêu chuẩn, người ta sử dụng phương pháp
phân cấp thứ bậc của ông Thomas Saaty.
Thang phân loại tầm quan trọng của Saaty được chia mức độ quan trọng
từ 0 đến 9.
Dựa vào thang điểm này người ta xác định tầm quan trọng tương đối
giữa tiêu chuẩn này so với tiêu chuẩn kia ( so sánh từng cặp tiêu chuẩn với
nhau). Giá trị tỷ số của từng cặp so sánh được ghi nhận theo ma trận n dòng và
n cột ( n là số lượng tiêu chuẩn ). Nếu tỷ số giữa tiêu chuẩn A với B là n thì tỷ
số giữa tiêu chuẩn B với A là 1/n, đường chéo chính trong ma trận có tỷ số là
1. Từ ma trận này thông qua phép phân tích thành phần chính để xác định
trọng số.
4. Chồng lớp các tiêu chuẩn :
Khi các tiêu chuẩn đã được phân lọai, ta tiến hành chồng lớp các chỉ
tiêu khác nhau để xác định vùng thích hợp.
Quá trình chồng lớp các tiêu chuẩn được biểu diễn bởi biểu thức sau :

Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


24
S = ∑ ( Wi x Xi )

(2.1)

S : chæ số thích hợp
Wi : trọng số gắn cho tiêu chuẩn I
XI : Điểm xếp hạng của tiêu chuẩn

Quá trình chồng lớp bao gồm các yếu tố hạn chế được phân loại theo
cách tiệm cận boolean, công thức tính như sau :

S = ∑ ( Wi x Xi ) x Π Cj
(2 . 2 )
Cj : Giá trị boolean của yếu tố hạn chế.

II.3 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH THỨ
BẬC : (ANALYSIC HIERARCHY PROCESS –AHP )
Trong vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn, hầu hết các chuyên gia trong
lónh vực này đều cho rằng : Bước đầu tiên đơn giản mà quan trọng nhất là xác
định chính xác tập hợp các phương án và tập hợp những tiêu chuẩn mà những
phương án cần để đánh giá.
Đây là một bước vô cùng then chốt để thành lập một công thức nhằm tạo
ra một chương trình mô phỏng chuẩn.
Một bước rất then chốt khác trong ra quyết định đa tiêu chuẩn là đánh giá
chính xác dữ liệu thích hợp. Thường dữ liệu được biết dưới dạng giá trị tuyệt
đối , vì thế thật là khó để lượng hóa một cách chính xác các tiêu chuẩn. Do đó,
những phương pháp ra quyết định đã cố gắng xác định tầm quan trọng tương
đối của những phương án tương ứng mỗi tiêu chuẩn liên quan trong vấn đề
phân tích đa tiêu chuẩn.
Một cách tiếp cận để xác định tầm quan trọng tương đối của những
phương án dựa vào sự so sánh cặp được đề xuất bởi Saaty (1977, 1980 và
1994) là một phần trong phương pháp AHP, đã thu hút sự quan tâm rất lâu của
các nhà nghiên cứu và những người hành nghề tương tự.
Nguyên nhân : Vì ứng dụng dễ dàng và đặc tính toán học lý thú của
phương pháp.
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương



25

II.3.1 Lý thuyết về quá trình phân cấp thứ bậc :
Vào những năm đầu thập niên 1970, Thomas L. Saaty phát triển phương
pháp ra quyết định được biết như là qui trình phân tích thứ bậc (Analytic
Hierarchy Process – AHP ) để giúp cá nhân hay nhóm xử lý các vấn đề ra
quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp. Phương pháp AHP cho phép người ra quyết
định tập hợp được kiến thức của các chuyên gia về vấn đề của họ, kết hợp
được các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic.
Trên hết là AHP cung cấp cho người ra quyết định một cách tiếp cận trực
giác, theo sự phán đoán thông thường để đánh giá sự quan trọng của mỗi
thành phần thông qua quá trình so sánh cặp .
AHP kết hợp được cả hai mặt tư duy của con người : cả về định tính và
định lượng. Định tính qua sự xắp xếp thứ bậc và định lượng qua sự mô tả các
đánh giá và sự ưa thích qua các con số có thể dùng để mô tả nhận định của
con người về cả các vấn đề vô hình lẫn vật lý hữu hình, nó có thể dùng mô tả
cảm xúc, trực giác đánh giá của con ngøi. Ngày nay, AHP được sử dụng rất
phổ biến .
AHP dựa vào 3 nguyên tắc :
1. Phân tích vấn đề ra quyết định (thiết lập thứ bậc )
2. Đánh giá so sánh các thành phần
3. Tổng hợp các độ ưu tiên .
II.3.1.1 Phân tích thứ bậc :
1. Phân tích : Là khả năng của con người trong nhận thức thực tế, phân
biệt và trao đổi thông tin. Để nhận thức được thực tiễn phức tạp, con người
phân chia thực tế ra làm nhiều phần cấu thành, các phần này lại được phân
thành các cấu thành nhỏ hơn và như vậy thành các thứ bậc.
Số lượng các thành phần thường là từ 5-9. Bằng cách như vậy chúng ta
có thể tích hợp số lượng thông tin lớn vào trong cấu trúc của vấn đề và có một
bức tranh toàn cảnh hơn.

2 Phân loại thứ bậc : có 2 loại : Thứ bậc theo cấu trúc và thứ bậc theo
chức năng.
Ứng dụng GIS trong xác định vị trí đất thích hợp để xây dựng khu công nghiệp tỉnh Bình Dương


×