Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý
XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH THUẬN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu, là mong muốn của mọi người.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế bao giờ cũng kèm theo các vấn đề về môi
trường.
Bình Thuận là tỉnh ven biển, trong vùng Đông Nam bộ, tiếp giáp với vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp. Việc
xây dựng và phát triển các khu công nghiệp có tầm quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kéo theo đó, vấn đề ô nhiễm môi
trường cũng đang là vấn đề bức bách hiện nay của tỉnh, trong đó ô nhiễm nước
thải là lớn nhất, đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng. Bên cạnh đó,
Bình Thuận lại được coi là vùng bán sa mạc, nguồn nước rất khan hiếm. Do đó,
cần phải xây dựng một quy trình quản lý nước thải hiệu quả trong các KCN hiện
nay ở trên địa bàn tỉnh để cải thiện điều kiện môi trường, thu hút đầu tư và sử
dụng bền vững tài nguyên nước.
Việc quản lý môi trường cho các KCN trong địa bàn tỉnh được thực hiện
bởi sự kết hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường với Ban Quản lý các KCN tỉnh
chịu trách nhiệm và có quyền kiểm tra giám sát, hướng dẫn về các hoạt động
liên quan đến bảo vệ môi trường của các công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
và các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp.
Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu
Thủy
1
Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý
II. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
III. PHÂN TÍCH SWOT
S W
- Có sự phân công trách nhiệm rõ
ràng trong các cơ quan về bảo vệ
môi trường
- Cơ sở hạ tầng (đường giao thông,
điện, nước…) tương đối hoàn chỉnh.
- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có
quyết tâm cao trong việc bảo vệ môi
trường
- Sự phối hợp giữa BQL các KCN
trực thuộc với BQL các KCN và sự
phối hợp giữa doanh nghiệp với
- Thiếu nhân lực quản lý về môi trường,
nhất là nước thải
- Chi phí đầu tư trong việc xây dựng và
vận hành thường xuyên trạm xử lý nước
thải cao
- Chưa có quy chế tăng cường phối hợp
hoạt động giữa Ban Quản lý các khu công
nghiệp với các cơ quan chuyên môn của
tỉnh
- Chưa có chương trình quản lý rõ ràng
- Chưa tiến hành quan trắc kịp thời, thiếu
Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
Lãnh đạo Sở Chi cục
Bảo vệ MT
BQL KCN
Hàm Kiệm
Tân Thiện
BQL KCN
Phan Thiết
BQL KCN
Tuy Phong
BQL KCN
Sơn Mỹ
BQL KCN
Tân Đức
Phòng thanh traPhòng quản lý
TN nước
Chi cục đo lường
chất lượng
Các Trường đại học,
cao đẳng, trung cấp,
các viện nghiên cứu,
liên quan đến đào tạo
bảo vệ môi trường
Sở Công thương
UBND Tỉnh
Các sở ban
ngành khác
Cộng đồng
Ban Quản lý các KCN
công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng
KCN
Lãnh đạo các địa
phương liên quan
Cảnh sát môi trường
2
Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý
BQL từng KCN tương đối tốt
- Việc thanh, kiểm tra được tiến
hành theo định kỳ
thông tin về hiện trạng môi trường
- hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh
nhưng đã có một số nhất định các cơ sở
công nghiệp đang hoạt động
- Các nhà đầu tư chỉ nghĩ đến lợi ích về
kinh tế trước mắt, không nghĩ đến việc bảo
vệ môi trường để phát triển bền vững
O T
- UBND Tỉnh quan tâm tạo điều
kiện đầu tư xây dựng trạm xử lý
nước thải tập trung
- Ngày càng nhiều nhà đầu tư xin
vào các KCN
- Có nhiều kinh nghiệm quản lý của
các địa phương khác
- Cộng đồng quan tâm giám sát, bảo
vệ môi trường
- Được sự ủng hộ của nhiều tổ chức
và cá nhân.
- Nhiều văn bản chỉ đạo của cấp trên liên
quan chưa có hoặc có nhưng chỉ mang tính
chủ trương hoặc còn nhiều vướng mắc
trong thực hiện
- Chưa huy động được các nguồn tài trợ từ
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong
và ngoài nước.
Từ phân tích trên, để quản lý nước thải trong các KCN cần:
Đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân
địa phương.
Xây dựng và đưa vào vận hành các trạm xử lý nước thải trung tâm ở
những khu chưa có hệ thống nước thải tập trung để tiếp nhận và xử lý nước thải từ
các nhà máy đạt TCVN 6984:2001 trước khi thải ra môi trường; nên đầu tư dạng
nhiều mô đun song song vì tránh được sự cố đồng loạt, thuận tiện cho bảo dưỡng
chu kỳ luân phiên; giúp chủ đầu tư phân kỳ về đầu tư vốn.
Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo BVMT trong các KCN, trong từng cơ
sở sản xuất trong KCN bởi vì các vấn đề MT bên trong hàng rào các KCN chỉ có
thể được quản lý tốt bởi chính bộ phận chức năng quản lý MT của từng KCN.
Xây dựng công cụ chính sách MT thích hợp và hệ thống quản lý chất
lượng MT cho KCN.
Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
3
Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý
Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị để xác định mức độ ô nhiễm, đo
đạc, kiểm tra giám sát MT cho các KCN, có thể xây dựng Trạm quan trắc xử lý
nước thải tự động thu thập, giám sát, xử lý và cảnh báo môi trường tại các KCN.
Xây dựng quy chế tăng cường phối hợp hoạt động giữa Ban Quản lý KCN,
doanh nghiệp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, cộng đồng.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Bản Cam kết về BVMT và các Báo
cáo ĐTM trong các KCN; mức phạt hợp lý để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực
thực hiện các giải pháp BVMT hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ BVMT, đào tạo
cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực BVMT ở các KCN.
Tăng cường và mở rộng hợp tác về lĩnh vực BVMT các KCN với các nhà
khoa học, với cộng đồng.
IV. THIẾT KẾ LUẬN LÝ VÀ BỐ TRÍ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
IV.1.1. Quản lý môi trường KCN chủ yếu bao gồm những nội dung chính
sau:
Xem xét các vấn đề MT trong khâu quy hoạch phát triển KCN;
Thẩm định các hệ thống cơ sở hạ tầng MT trong KCN;
Kiểm tra, thanh tra MT tại các cơ sở trong KCN;
Quan trắc MT bên ngoài hàng rào các KCN;
Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử phạt hành chính về MT...
IV.1.2. Hiện nay, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của BQL các KCN
Bình Thuận được thể hiện như sau:
Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận là cơ quan quản lý nhà nước
trực tiếp các Khu Công nghiệp tỉnh Bình Thuận; chịu sự quản lý nhà nước của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND tỉnh Bình Thuận. Thực
hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
Cơ quan tham mưu của UBND tỉnh Bình Thuận về chính sách, kế hoạch
phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây
dựng, phát triển khu công nghiệp.
Tiếp nhận đơn đăng ký, hồ sơ dự án đầu tư, tổ chức thẩm định dự án đầu
tư vào khu công nghiệp.
Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
4
Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý
Cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép đầu tư, giấy chấp thuận đầu tư cho
các dự án đầu tư nước ngoài và trong nước theo ủy quyền hoặc tham mưu trình các
cấp thẩm quyền giải quyết.
Kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trong khu công nghiệp việc thực hiện
giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp
đồng kinh doanh, tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của các đương sự.
Quản lý hoạt động dịch vụ trong khu công nghiệp: thỏa thuận với Công ty
phát triển hạ tầng công nghiệp trong việc định qiá cho thuê lại đất gắn liền với công
trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng.
Ban hành các quy định, nội quy, quy trình nghiệp vụ cụ thể áp dụng cho
khu công nghiệp.
IV.1.3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận có 03 phòng:
Phòng quản lý Doanh nghiệp, Phòng quản lý Đầu tư, Phòng quản lý Quy hoạch &
Môi trường. Trong đó, chức năng quản lý môi trường thuộc về Phòng quản lý Quy
hoạch & Môi trường với các nhiệm vụ cụ thể của phòng như sau:
Tham mưu cho lãnh đạo ban về quy hoạch phát triển KCN và quản lý quy
hoạch theo điều lệ quản lý xây dựng được phê duyệt. Hướng dẫn lập dự án khả thi,
xây dựng điều lệ quản lý xây dựng KCN trình UBND Tỉnh phê duyệt.
Phối hợp với Công ty Phát triển hạ tầng KCN hướng dẫn các Doanh
nghiệp xây dựng công trình theo đúng quy hoạch chi tiết và hoàn chỉnh các thủ tục
có liên quan. Đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng trong và ngoài rào KCN và xây dựng của doanh nghiệp đúng quy trình thủ
tục.
Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây
dựng, phát triển khu công nghiệp bao gồm: Quy hoạch phát triển công trình kết cấu
hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng
ngoài khu công nghiệp liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại
KCN.
Nghiên cứu đề xuất giá giao đất và cho thuê đất, các loại phí dịch vụ. Lưu
trữ tài liệu quy hoạch, hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng trong khu công
nghiệp
Tham mưu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN theo quy định,
phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở các công
ty phát triển hạ tầng và các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các
Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
5
Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý
khu công nghiệp; báo cáo, kiến nghị với UBND Tỉnh, với Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong các KCN.
IV.1.4. Quản lý nước thải trong các KCN là một hoạt động tiếp cận và
theo sát chất lượng nước thải và thực hiện được mục tiêu chất lượng nước bằng
những biện pháp thích hợp và đề xuất một chương trình hành động nhằm cải thiện
và đạt được chất môi trường nước thật tốt.
Để thực hiện những mục tiêu quản lý, nên duy trì một hệ thống quản lý như
hình 4.1:
Hình 4.1: Mô tả hệ thống quản lý môi trường
Mô hình HTQLMT bao gồm các thành phần sau:
1. Cam kết và chính sách: Tổ chức cần phải định ra chính sách môi trường và
đảm bảo sự cam kết về HTQLMT của mình được toàn thể cán bộ công nhân viên
và lãnh đạo nhất trí, cần thiết thì có thêm các bên có liên quan cùng nhất trí.
2. Đặt ra mục tiêu môi trường và lập kế hoạch: Tổ chức phải đề ra kế hoạch để
thực hiện chính sách môi trường của mình.
Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
Cam kết và chính sách
Đặt mục tiêu và lập kế
hoạch
Thực hiện và điều hành
Kiểm tra (đo và đánh giá) và hành động khắc
phục
Thực hiện và điều hành
Xem xét của lãnh đạo
Cải
tiến
liên
tục
6
Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý
3. Thực hiện: Để thực hiện có hiệu quả, tổ chức phải phát triển khả năng và cơ
chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách, mục tiêu, và chỉ tiêu môi trường của
mình.
4. Đo và đánh giá: Tổ chức phải đo, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động
môi trường của mình.
5. Xem xét và cải tiến: Tổ chức phải xem xét lại và cải tiến liên tục HTQLMT
là cơ cấu tổ chức cần được giám sát liên tục và xem xét định kỳ để có được một
phương hướng có hiệu quả cho các hoạt động môi trường của tổ chức, đáp ứng
những yếu tố thay đổi bên trong và bên ngoài. Mỗi cá nhân trong tổ chức phải có
trách nhiệm cải thiện môi trường.
Chia KCN theo loại ngành công nghiệp và đưa vào hệ thống xử lý nước thải
tập trung đã không được thực hiện theo sự cam kết của báo cáo tác động môi
trường bởi vì nhiều lý do bao gồm giới hạn chế về tài chính của Đơn vị đầu tư hạ
tầng cơ sở. Một số KCN đã thực hiện tốt quá trình xử lý nước thải, còn lại một số
vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc đã có thì còn trì trệ trong quá trình vận
hành, chỉ thực hiện mang tính đối phó khi có sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
Thêm vào đó, ngay cả khi phương tiện xử lý nước thải tập trung đã xây dựng rồi,
có nhiều vấn đề phát sinh bởi vì không thể quản lý được chất lượng của nước thải
đầu vào trong các phương tiện bằng chính nỗ lực của họ.
Mặc dù việc quản lý xử lý nước thải không được thực hiện một cách tích cực
bởi các Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sởvà các DN trong các KCN có những lý do
chính đáng như các hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi đầu tư thêm và có những chi
phí mà không có đóng góp gì cho việc tăng năng suất nên các Đơn vị đầu tư hạ
tầng cơ sởvà các DN trong các KCN đều do dự trong việc đưa nó vào. Hơn nữa,
DN có khái niệm sai lầm rằng phương tiện xử lý nước thải tập trung hết sức mạnh,
nên họ có thể tìm cách để xả nước thải không qua xử lý.
Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
7
Phân tích hệ thống mơi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý
Hình 4.2: Lập kế hoạch hành động cho hệ thống quản lý nước thải trong KCN
Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
Triển khai
chương trình
đào tạo theo
kế hoạch
Thiết lập Hội đồng
Bảo vệ Môi trường
trong mỗi KCN
Thu thập thông
tin cơ bản về
Quản lý môi
trường KCN
Ra chỉ thò cho các
công ty đối tượng
thực hiện các biện
pháp xử lý nước thải
Tuyên bố chính sách của BQL các KCN về đào tạo môi trường, Hội đồng Bảo vệ
Môi trường, và Quản lý nước thải trên cơ sở ưu tiên
Xác đònh bộ
máy tổ chức cán
bộ Quản lý Môi
trường
Lập kế hoạch đào
tạo môi trường và
các chương trình
cụ thể
Triển khai cơ
cấu Bảo vệ Môi
trường cho KCN
Mua sắm trang thiết
bị quan trắc, kế
hoạch thu thập thông
tin cơ bản
Phân loại doanh
nghiệp trên cơ sở
chất lượng nước
thải
Xác đònh chính sách quản lý xử lý nước thải trong các KCN
Tăng cường sự hợp tác giữa BQL KCN , Cty Phát
triển hạ tầng KCN và các DN trong KCN
Quan trắc thường
xun, tạo cơ sở dữ liệu
Xử lý nước thải theo
tiêu chuẩn VN
Thực hiện
chương trình
đào tạo
Hội đồng bảo vệ môi
trường KCN soạn
thảo và thực hiện kế
hoạch hàng năm
Xử lý thông tin
đã thu thập được
và triển khai cơ
sở dữ liệu
Các công ty thực
hiện biện pháp xử lý
nước thải
Thực hiện hệ
thống cán bộ
quản lý môi
trường
Đánh giá, xem xét và liên tục cải tiến các hoạt động
Tiếp tục các biện pháp như các hoạt động thường ngày
8