Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Ra quyết định đa mục tiêu trong việc chọn lựa nhà cung cấp và xác định vị trí xà bông muse trên dây chuyền sản xuất công ty pg việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.27 KB, 98 trang )

i

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................1
1.1 Lý do hình thành đề tài ....................................................................................1
1.2 Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.2 Ý nghóa đề tài ............................................................................................2
1.2.3 Giới hạn vấn đề nghiên cứu.......................................................................2
1.2.4 Nội dung đề tài ..........................................................................................3
1.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................5
2.1 Các phương pháp định lượng trong quản lý...................................................5
2.1.1 Tổng quát ...................................................................................................5
2.1.2 Phân loại môi trường ra quyết định ...........................................................7
2.1.3 Các phương pháp định lượng hỗ trợ nhà phân tích và người ra quyết định
............................................................................................................................8
2.2 Ra quyết định đa tiêu chuẩn – Phương pháp phân tích thứ bậc .................9
2.2.1 Phân tích và cấu trúc thứ bậc ...................................................................10
2.2.2 Thiết lập độ ưu tiên (priorities) ...............................................................12
2.2.3 AHP trong ra quyết định nhóm ................................................................17
2.2.4 Ưu điểm của AHP ....................................................................................17
2.3 Lý thuyết về quản lý chất lượng toàn diện ..................................................20
2.3.1 Quản lý chất lượng toàn diện ..................................................................20
2.3.1.2 Tập trung vào khách hàng và hiểu khách hàng .................................21
2.3.1.3 Quản lý bằng sự kiện .........................................................................22


ii


2.3.1.4 Toàn bộ tham gia và tôn trọng mọi thành viên ..................................23
2.3.1.5 Xem công việc như là một quá trình...................................................23
2.3.1.6 Cải tiến liên tục .................................................................................23
2.3.2 Thị trường Nhật Bản và nhu cầu khách hàng..........................................24

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY P&G - SẢN PHẨM XÀ BÔNG
MUSE ...........................................................................................................27
3.1 Giới thiệu công ty ...........................................................................................27
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và mô hình tổ chức công ty
Procter & Gamble .............................................................................................27
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Procter & Gamble Việt Nam
..........................................................................................................................31
3.1.3 Mục đích hoạt động – Giá trị căn bản – Nguyên tắc hoạt động .............32
3.1.3.1 Mục đích hoạt động công ty...............................................................32
3.1.3.2 Các giá trị căn bản ............................................................................33
3.1.3.3 Nguyên tắc hoạt động ........................................................................34
3.1.4 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty P&G Việt Nam ......................34
3.2 Giới thiệu sản phẩm Muse.............................................................................36
3.3 Qui trình sản xuất sản phẩm Muse: .............................................................37

CHƯƠNG 4: RA QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC CHỌN LỰA NHÀ
CUNG CẤP HỘP VÀ THÙNG GIẤY CHO SẢN PHẨM MUSE .........40
4.1 Tầm quan trọng của bao bì đối với sản phẩm xà bông...............................40
4.2 Ra quyết định chọn nhà cung cấp hộp giấy .................................................41
4.2.1 Xác định cấu trúc thứ bậc ........................................................................41
4.2.1.1 Chất lượng hộp ..................................................................................41


iii


4.2.1.2 Khả năng của nhà cung cấp...............................................................43
4.2.1.3 Giá .....................................................................................................44
4.2.1.4 Vị trí của nhà cung cấp ......................................................................44
4.2.2 Xây dựng ma trận so sánh giữa các tiêu chuẩn và xác định tính nhất
quán ..................................................................................................................46
4.2.2.1 So sánh các tiêu chuẩn cấp 1.............................................................46
4.2.2.2 So sánh các tiêu chuẩn cấp 2.............................................................48
4.2.2.3 So sánh các tiêu chuẩn cấp 3.............................................................48
4.2.2.4 So sánh các phương án cho mỗi tiêu chuẩn con.................................52
4.2.3 Đánh giá và chọn lựa phương án .............................................................53
4.3 Ra quyết định chọn nhà cung cấp thùng giấy ..............................................55
4.3.1 Xác định cấu trúc thứ bậc ........................................................................55
4.3.2 Xây dựng ma trận so sánh giữa các tiêu chuẩn và xác định tính nhất
quán ..................................................................................................................58
4.3.2.1 So sánh các tiêu chuẩn con của yếu tố “đạt tiêu chuẩn” ...................58
4.3.2.2 So sánh các tiêu chuẩn con của yếu tố “độ tin cậy” ..........................60
4.3.2.3 So sánh các phương án cho mỗi tiêu chuẩn con.................................61
4.3.3 Đánh giá và chọn lựa phương án .............................................................62

CHƯƠNG 5: RA QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC CHỌN LỰA VỊ TRÍ
KIỂM TRA XÀ BÔNG MUSE TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ...64
5.1 Sự quan trọng của bề mặt xà bông đối với khách hàng .............................64
5.2 Xác định cấu trúc thứ bậc .............................................................................67
5.3 Xây dựng ma trận so sánh giữa các tiêu chuẩn và xác định tính nhất quán
................................................................................................................................71
5.3.1 So sánh tiêu chuẩn bậc 1 .........................................................................71


iv


5.3.2 So sánh tiêu chuẩn bậc 2 .........................................................................72
5.3.3 So sánh tiêu chuẩn bậc 3 .........................................................................72
5.3.4 So sánh các phương án cho mỗi tiêu chuẩn con ......................................74
5.4 Đánh giá và chọn lựa phương án ..................................................................76
5.5 So sánh phương án được chọn với phương án hiện tại ...............................77

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN ..............................................78
6.1 Đánh giá hiệu quả của nghiên cứu ...............................................................78
6.2 Lợi ích kinh tế .................................................................................................78
6.3 Kết luận ...........................................................................................................79

PHỤ LỤC A: SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN CỦA MÔ HÌNH CHỌN
NHÀ CUNG CẤP HỘP GIẤY .................................................................A.1
PHỤ LỤC B: SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN CỦA MÔ HÌNH CHỌN
NHÀ CUNG CẤP THÙNG GIẤY ...........................................................B.1
PHỤ LỤC C: SO SÁNH BỐN PHƯƠNG ÁN CỦA MÔ HÌNH XÁC
ĐỊNH VỊ TRÍ KIỂM TRA XÀ BÔNG TRÊN DÂY CHUYỀN ..........C.1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÓM TẮT LÝ LỊCH


v

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các mức độ quan trọng khi so sánh giữa hai tiêu chuẩn .....................14
Bảng 2.2: So sánh yêu cầu của khách hàng Nhật và các khách hàng khác đối với
sản phẩm xà bông ................................................................................24
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu yêu cầu của công ty đối với bao bì hộp xà bông Muse...42
Bảng 4.2: Bảng so sánh mức độ quan trọng của 4 tiêu chuẩn bậc 1 ...................47
Bảng 4.3: Trọng số và chỉ số nhất quán của 4 tiêu chuẩn bậc 1 .........................47

Bảng 4.4: Bảng so sánh các tiêu chuẩn yêu cầu của hộp ....................................49
Bảng 4.5: Bảng so sánh các tiêu chuẩn của việc đảm bảo chất lượng ................51
Bảng 4.6: Bảng so sánh các tiêu chuẩn của khả năng sản xuất ..........................52
Bảng 4.7: Bảng so sánh tiêu chuẩn giá cho các phương án .................................52
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu yêu cầu của công ty đối với bao bì thùng giấy của xà
bông Muse............................................................................................56
Bảng 4.9: So sánh các tiêu chuẩn của yếu tố “đạt tiêu chuẩn”...........................59
Bảng 4.10: Bảng so sánh các tiêu chuẩn của yếu tố “độ tin cậy”.......................60
Bảng 4.11: Bảng so sánh giá thành cho một đơn vị thùng giấy và vị trí của ba
phương án nhà cung cấp ......................................................................62
Bảng 5.1: Danh mục các chỉ tiêu chất lượng của xà bông và các giai đoạn ảnh
hưởng lên chúng...................................................................................65
Bảng 5.2: Thống kê các than phiền của khách hàng trong năm 2003.................66
Bảng 5.3: Bảng so sánh các tiêu chuẩn bậc 1......................................................71
Bảng 5.4: Bảng so sánh các chỉ tiêu của tiêu chuẩn “đúng chất lượng”.............73
Bảng 5.5: Bảng so sánh các tiêu chuẩn chi phí, nhân lực và thời gian của các
phương án .............................................................................................75


vi

MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1: Minh họa cho phương án không bị vượt trội ..........................................6
Hình 2.2: Các bước thực hiện của AHP ...............................................................16
Hình 2.3: Ưu điểm của AHP................................................................................18
Hình 2.4: Quản lý Chất lượng toàn diện ở P&G ..................................................20
Hình 2.5: Sự hoà hợp giữa khách hàng và nhà cung cấp .....................................21
Hình 2.6: Biểu đồ kiểm soát ................................................................................22
Hình 3.1: Cấu trúc tổ chức & phân bậc của công ty theo địa lý ..........................28
Hình 3.2: Cấu trúc tổ chức của công ty theo mô hình GBU.................................29

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức của công ty P&G Việt Nam.........................................32
Hình 3.4: Qui trình sản xuất sản phẩm Muse.......................................................38
Hình 4.1: Mô hình của việc chọn nhà cung cấp hộp giấy ....................................45
Hình 4.2: Kết quả so sánh giữa ba phương án Visingpack, Liksin và Primexco .53
Hình 4.3: Mô hình chọn nhà cung cấp thùng giấy ...............................................57
Hình 4.4: Kết quả so sánh các phương án Alcamex, Ojiex và Tân Á .................63
Hình 5.1: Mô hình chọn vị trí kiểm tra xà bông trên dây chuyền........................68
Hình 5.2: Các phương án kiểm tra bề mặt xà bông trên dây chuyền ..................70
Hình 5.3: Kết quả thu nhận được của 4 phương án ..............................................76


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1

1.1 Lý do hình thành đề tài
Như chúng ta đã biết thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường tiềm
năng rất rộng lớn đối với các ngành sản xuất của nước ta. Và một điều rất quan
trọng là làm sao thoả mãn được nhu cầu khách hàng rất cao của họ về chất
lượng, bởi vì họ luôn được coi là những khách hàng khó tính nhất.
Vào tháng 11 vừa qua, công ty P&G Việt Nam đã tham gia đấu thầu với các
nhà máy P&G khác trên thế giới để giành lấy quyền sản xuất xà bông tắm Muse
cho thị trường Nhật, và may mắn là nhà máy Bình Dương đã thắng với lý do
chính là giá thành sản xuất mà nhà máy đưa ra là thấp hơn so với các nhà máy
khác. Bên cạnh đó, hiện nay nhà máy đang sản xuất khá ổn định ba loại xà bông
khác là Safeguard, Camay và Ivory, do đó khả năng để thực hiện sản xuất sản
phẩm này là rất cao. Và theo hợp đồng thì chín tháng sau nhà máy Bình Dương
sẽ xuất container hàng đầu tiên này sang Nhật.
Tất cả mọi công việc đang được chuẩn bị cho dự án này ở tất cả các bộ phận,

từ bộ phận nhân sự, mua hàng, sản xuất đến nhà kho. Trong đó khó khăn nhất
vẫn là bộ phận chất lượng, “Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu về chất lượng của
khách hàng Nhật?” là câu hỏi luôn được đặt ra đối với nhà quản lý chất lượng
của ngành hàng xà bông của nhà máy Bình Dương. Và dó nhiên, nhà quản lý
chất lượng này phải cân nhắc rất nhiều các yếu tố để ra quyết định lựa chọn các
giải pháp liên quan đến chất lượng của loại sản phẩm mới này sao cho thuận lợi
nhất. Đề tài “Ra quyết định đa mục tiêu trong việc chọn lựa nhà cung cấp và xác
định vị trí kiểm tra xà bông Muse trên dây chuyền sản xuất - công ty P&G Việt
Nam” được hình thành để nhằm giải quyết vấn đề nêu trên.


2

1.2 Vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nhật, công ty đã nỗ lực hết mình để
giải quyết những khó khăn thực tại để cải thiện sản phẩm của mình. Đây là một
vấn đề thực tế cần nhà quản lý phải ra quyết định liên quan đến chất lượng sản
phẩm của công ty. Chất lượng được đề cập ở đây là chất lượng toàn diện từ đầu
vào đến đầu ra. Do đó, có rất nhiều các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng, và
việc quan tâm đến chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề khác
như tài lực và nhân lực mà nhà quản lý cần phải cân nhắc. Do đó, mục tiêu của
nghiên cứu này là đề ra các phương án chọn nhà cung cấp và kiểm tra chất
lượng sản phẩm trên dây chuyền, đánh giá và chọn lựa phương án hiệu quả nhất.

1.2.2 Ý nghóa đề tài
-

Áp dụng cho các sản phẩm khác trong ngành hàng xà bông và các ngành
hàng khác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng


-

Giới thiệu một công cụ mới rất hữu dụng trong việc ra quyết định đa mục
tiêu, cụ thể hơn là ra quyết định đa tiêu chuẩn

1.2.3 Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Các đặc tính của sản phẩm như hàm lượng axit béo, ẩm độ (độ mềm của
xà bông), màu và mùi thơm đã được khảo sát dựa trên nhu cầu của khách hàng
Nhật và đã được đưa vào công thức phối trộn sản phẩm (Formula card). Từ
những đặc tính đó, các yêu cầu về bản chất nguyên vật liệu phải được đảm bảo
thông qua các chỉ tiêu và mức giới hạn cho phép đã được qui định (Raw material
specification) với danh sách các nhà cung cấp đã được chứng nhận (qualify) là
đảm bảo được yêu cầu do công ty đưa ra. Các văn bản này được nghiên cứu và


3

phát hành bởi bộ phận kỹ thuật của vùng (Regional R&D và Technical Support)
với sự đồng ý của các Trưởng phòng quản lý chất lượng ở các nhà máy có đề
cập trong các văn bản đó. Do đó, các văn bản này giống như văn bản luật mà
công ty bắt buộc phải tuân thủ theo. Vì thế, để sản xuất với chi phí thấp hơn các
nhà máy khác, nhà máy Bình Dương chỉ có thể nội địa hóa các nhà cung cấp bao
bì (nếu có thể) và bố trí con người hợp lý nhất để giảm chi phí sản xuất. Cho
nên, đề tài này chỉ nghiên cứu đến việc chọn lựa nhà cung cấp nội địa và việc
sắp xếp nhân viên kiểm tra trên dây chuyền sao cho thoả mãn được yêu cầu về
hiệu quả, chất lượng và chi phí.
Các giả định khi nghiên cứu đề tài này:
-


Các chỉ tiêu và giới hạn của chúng được qui định trong các văn bản là
hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Nhật Bản

-

Nguyên vật liệu đồng nhất và ổn định

-

Qui trình sản xuất là ổn định,

-

Bản chất sản phẩm là đồng nhất

-

Các nhân viên đánh giá đúng, chính xác và tin cậy

1.2.4 Nội dung đề tài
-

Xây dựng mô hình chọn lựa nhà cung cấp nội địa cho bao bì hộp (carton),
đánh giá và quyết định chọn phương án

-

Xây dựng mô hình chọn lựa nhà cung cấp nội địa cho bao bì thùng giấy
(shipper), đánh giá và quyết định chọn phương án


-

Xây dựng mô hình để chọn vị trí kiểm tra xà bông trên dây chuyền sản
xuất.


4

1.3 Phương pháp nghiên cứu
Theo bản chất nghiên cứu thì đây là nghiên cứu ứng dụng (Applied
Research) với việc áp dụng các công cụ, lý thuyết hay quá trình nào đó để giải
quyết các vấn đề về quản lý (Managerial Problem Solving). Còn nếu dựa theo
cách quan sát hay mô tả dữ liệu thì đây là nghiên cứu định lượng (Quantitative
Research), các số liệu thu thập được thông qua việc so sánh cặp giữa các tiêu
chuẩn để phục vụ cho việc áp dụng các công cụ vào quá trình ra quyết định.
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này: ra quyết định đa nhân tố,
đa tiêu chuẩn cụ thể là sử dụng hai phương pháp Multifactor Decision Making
(MDM) và Analytic Hierarchy Process (AHP) cùng với sự hỗ trợ của phần mềm
Expert Choice.
Phương pháp thu thập thông tin: nghiên cứu thu thập dữ liệu từ quá khứ của
các ngành hàng trong công ty về việc cung cấp hàng của các nhà cung cấp,
thông tin từ việc tham quan để đánh giá nhà cung cấp và từ thị trường, và cuối
cùng là ý kiến của các thành viên trong nhóm cũng như việc thảo luận nhóm để
thống nhất các ý kiến đánh giá khác nhau.
* Trình tự thực hiện
-

Nhận dạng và xác định vấn đề cần ra quyết định

-


Xây dựng cấu trúc thứ bậc dựa vào quá trình AHP và MDM

-

Thu thập thông tin để thiết lập các ma trận so sánh

-

Sử dụng phầm mềm Expert Choice để tính toán và kiểm tra tính nhất
quán của mô hình

-

Chọn phương án và rút ra các nhận định từ kết quả thu nhận được


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2

2.1 Các phương pháp định lượng trong quản lý
2.1.1 Tổng quát
Việc nghiên cứu áp dụng những kỹ thuật định lượng hỗ trợ cho việc ra
quyết định đã được thực hiện từ rất lâu đời nhưng nó chỉ mới thực sự bùng nổ ở
thế kỷ XX. Các kỹ thuật này được áp dụng cho rất nhiều bài toán từ nhỏ đến
phức tạp không những trong quản lý doanh nghiệp bao gồm quản lý nhân lực, tái
chính, sản xuất, marketing… mà còn rất nhiều lónh vực khác nhau như giáo dục, y
tế, quân sự,..

Bài toán ra quyết định có thể phân thành hai loại: ra quyết định trong điều
kiện xác định và ra quyết định trong điều kiện bất định. Trong bài toán xác định,
một quyết định tốt sẽ cho kết quả tốt, người ra quyết định thu được những gì họ
dự kiến vì vậy kết quả là xác định. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào cách thức
mà các yếu tố không thể kiểm soát được tác động đến kết quả và có bao nhiêu
thông tin để người ra quyết định dự báo về các yếu tố nói trên.
Trong bài toán ra quyết định, áp dụng một cách toán học những kỹ thuật
định lượng không chưa đủ, mà cần phải nắm chắc về giới hạn kỹ thuật được áp
dụng, các ràng buộc đi theo, những giả thiết và phạm vi ứng dụng của nó. Ngoài
ra, ra quyết định không chỉ là căn cứ trên những kết quả định lượng mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào độ yêu thích cá nhân, những ước lượng chủ quan, những yếu
tố định tính và mục tiêu của tổ chức.
Việc ra quyết định là một công việc không dễ dàng, rất thú vị nhưng cũng
đầy thử thách. Công việc của người ra quyết định (Decision Maker) thực chất là
chọn một phương án đáng giá nhất trong các phương án có thể có. Tập các


6

phương án có thể bao gồm một số phương án hữu hạn (tập rời rạc), có thể là tập
vô hạn các phương án (tập liên tục). Khi tiến hành ra quyết định, người ra quyết
định thường có thể dùng cách tiếp cận định lượng (dựa trên các kết quả cụ thể
bằng số) hoặc cách tiếp cận định tính (dựa trên những suy diễn, lập luận hoặc
kinh nghiệm). Người ra quyết định phải cân nhắc chọn lựa dựa trên mục tiêu của
tổ chức, các ràng buộc vật lý, ràng buộc logic, và cuối cùng dựa trên các tiêu
chuẩn được ưu tiên thể hiện qua các trọng số.
Các phương pháp định lượng giúp cho người ra quyết định đề ra được
những lời giải không tầm thường, những ra quyết định với những độ yêu thích
riêng của mình sẽ được chọn những lời giải trong các lời giải không tầm thường
trên. Để tiến hành xây dựng lời giải, nhà phân tích (Analyst) thường sử dụng các

phương pháp toán học như Qui hoạch tuyến tính đơn mục tiêu, Qui hoạch phi
tuyến đơn mục tiêu, Lý thuyết trò chơi, Lý thuyết độ hữu ích, Các phương pháp
phân tích thứ bậc, Qui hoạch tối ưu đa mục tiêu, v.v…
Tiêu chuẩn 1
PA1

PA2
PA3
Tiêu chuẩn 2
Hình 2.1:Minh họa cho phương án không bị vượt trội
Những phương pháp định lượng nêu trên sẽ giúp những nhà phân tích xác
định được tập các phương án không bị vượt trội (non-dominated). Một phương án


7

không bị vượt trội là phương án không bị bất kỳ phương án nào vượt qua xét trên
toàn bộ các tiêu chuẩn so sánh. Hình 2.1 minh họa phương án không bị trội và
phương án bị trội. Phương án 1 và 2 là hai phương án không bị trội, nhưng
phương án 3 bị phương án 2 trội hơn cho cả hai tiêu chuẩn.

2.1.2 Phân loại môi trường ra quyết định
Loại 1 - Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn: trong môi trường này,
người ra quyết định biết chắc chắn kết quả của mỗi phương án. Do đó, họ sẽ
chọn phương án nào làm cực đại lợi nhuận hay cực tiểu thiệt hại cho mình.
Loại 2 - Ra quyết định trong điều kiện rủi ro: những ra quyết định biết xác
suất xảy ra của mỗi trạng thái và cố gắng làm cực đại lợi nhuận kỳ vọng của
mình.
Trong môi trường này, người ta thường ta sử dụng hai tiêu chuẩn:
+ Cực đại giá trị kỳ vọng tính bằng tiền – Max (Expected Moneytary

Value)
+ Cực tiểu thiệt hại cơ hội kỳ vọng – Min (Expected Opportunity Loss)
Loại 3 - Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn: người ra quyết định
không biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái. Người ra quyết định có thể
dùng các tiêu chuẩn sau:
-

Maximax (tiêu chuẩn lạc quan)

-

Maximin (tiêu chuẩn bi quan)

-

Đồng đều ngẫu nhiên (Equally likely/ Laplace)

-

Tiêu chuẩn hiện thực (Criterion of realism/ Hurwicz)

-

Minimax


8

2.1.3 Các phương pháp định lượng hỗ trợ nhà phân tích và người ra
quyết định

- Ra quyết định đơn tiêu chuẩn trong điều kiện rủi ro và không chắc chắn
- Cây quyết định (Decision Tree): phương pháp vừa thể hiện cấu trúc bài
toán ra quyết định vừa cho phép đi tìm các lời giải. Cây quyết định thích hợp cho
trường hợp việc ra quyết định trải qua nhiều giai đoạn và cho các quyết định có
các bước phụ thuộc vào trạng thái.
- Lý thuyết độ hữu ích (Utility theory): phản ứng như thế nào với rủi ro
của từng người biến đổi theo tuổi tác, thời điểm, địa lý,… hay nói cách khác là
tùy thuộc vào cảm nhận của người ra quyết định về độ rủi ro (chấp nhận/ tránh
né rủi ro).
- Qui hoạch tuyến tính (Linear Programming): là một phương pháp toán
giúp cho người quản lý ra quyết định liên quan đến việc phân bổ các tài nguyên
như máy móc, thiết bị, thời gian, không gian và nguyên nhiên liệu. Yêu cầu của
bài toán qui hoạch tuyến tính là hàm mục tiêu và các ràng buộc phải đều là hàm
tuyến tính. Phương pháp này được sử dụng rất nhiều tuy nhiên có thể sẽ gặp bốn
trường hợp đặc biệt như sau:
+ Không có lời giải khả thi: khi các ràng buộc mâu thuẫn với nhau
+ Không giới hạn lời giải: khi lợi nhuận trong bài toán cực đại có thể tiến
đến vô cùng ta nói bài toán là không giới hạn và thiếu một hay nhiều ràng buộc.
+ Dư ràng buộc: một ràng buộc dư là một ràng buộc không làm ảnh hưởng
đến miền lời giải.
+ Nhiều lời giải tối ưu: khi hàm mục tiêu có độ dốc bằng một ràng buộc
nào đó.


9

- Qui hoạch mục tiêu (Goal Programming): công việc thường được tiến
hành là tìm kiếm một lời giải dung hoà, thoả hiệp (compromise solution) hơn là
chỉ thoả mãn một mục tiêu mà hy sinh các mục tiêu khác, bởi vì các tổ chức,
công ty thường quan tâm đồng thời đến nhiều mục tiêu hơn là một mục tiêu.

Cách tiếp cận này gọi là “Satisficing” (kết hợp bởi Satisfying và Sacrificing),
cách tiếp cận vừa thoả mãn, vừa hy sinh.
- Ra quyết định đa nhân tố: người ra quyết định sẽ cân nhắc chọn lựa một
hay nhiều phương án căn cứ trên một số nhân tố. Mỗi nhân tố đóng một vai trò
như là một thang đánh giá, các nhân tố sẽ được cho trọng số và những phương án
sẽ được chọn lựa tùy thuộc vào các nhân tố này. Việc xem xét các nhân tố chủ
yếu bằng trực giác và chủ quan để thực hiện việc ra quyết định.
- Ra quyết định đa tiêu chuẩn: trong trường hợp chúng ta không thể gán
một cách chủ quan các đánh giá về trọng số của nhân tố (tiêu chuẩn) cũng như
đánh giá các phương án thì việc áp dụng các phương pháp ra quyết định đa tiêu
chuẩn rất có hiệu quả.

2.2 Ra quyết định đa tiêu chuẩn – Phương pháp phân tích thứ
bậc
Vào những năm đầu thập niên 1970, Thomas L. Saaty phát triển phương
pháp ra quyết định được biết như là qui trình phân tích thứ bậc (Analytic
Hierarchy Process – AHP) để giúp các cá nhân hay nhóm xử lý các vấn đề ra
quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp. Phương pháp AHP cho phép người ra quyết
định tập hợp được kiến thức của các chuyên gia về vấn đề của họ, kết hợp được
các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic. Trên hết
là AHP cung cấp cho người ra quyết định một cách tiếp cận trực giác, theo sự


10

phán đoán thông thường để đánh giá sự quan trọng của mỗi thành phần của
quyết định thông qua quá trình so sánh cặp.
AHP kết hợp được cả hai mặt tư duy của con người, cả về định tính và định
lượng. Định tính qua sự sắp xếp thứ bậc và định lượng qua sự mô tả các đánh giá
và sự ưa thích qua các con số có thể dùng để mô tả nhận định của con người về

cả các vấn đề vô hình lẫn vật lý hữu hình, nó có thể dùng mô tả cảm xúc, trực
giác đánh giá của con người. Quá trình này đã được áp dụng từ rất lâu ở các
nước và vào các lónh vực khác nhau như: việc tiết kiệm năng lượng, cuộc xung
đột ở Trung Đông 1972, kế hoạch giao thông ở Sudan 1973 – 1975, sự khám phá
khoáng sản ở Mauritania 1976, kế hoạch cho giáo dục Đại học ở Mỹ 1976, cuộc
bầu cử Tổng thống 1976 và cuộc xung đột ở miền Bắc Ireland 1977, kế hoạch
cho một viện nghiên cứu 1977, chính sách khủng bố 1978, việc dự đoán kết quả
của một trận vô địch cờ thế giới 1978, việc lựa chọn vốn đầu tư cho sản phẩm
1979, thị trường chứng khoán 1980, bầu cử Tổng thống 1980, giá dầu trong thập
niên 90 1980, xung đột ở Nam Á 1981, và còn rất nhiều ứng dụng khác nữa.
Chúng cũng là công cụ chỉ cho chúng ta cách giải quyết các vấn đề lớn hơn và
có tính quyết định phức tạp hơn. Lý thuyết này sẽ được làm cho phong phú và đa
dạng hơn trong từng ứng dụng và lónh vực cụ thể.
AHP dựa vào ba nguyên tắc:
-

Phân tích vấn đề ra quyết định (thiết lập thứ bậc)

-

Đánh giá so sánh các thành phần

-

Tổng hợp các độ ưu tiên

2.2.1 Phân tích và cấu trúc thứ bậc
Phân tích là khả năng của con người trong nhận thức thực tế, phân biệt và
trao thông tin. Để nhận thức được thực tiễn phức tạp, con người phân chia thực tế



11

ra làm nhiều phần cấu thành, các phần này lại được phân thành các cấu thành
nhỏ hơn và như vậy tạo thành thứ bậc.
Số lượng các thành phần thường từ 5 đến 9, bằng cách như vậy chúng ta
có thể tích hợp số lượng thông tin lớn vào trong cấu trúc của vấn đề và có một
bức tranh toàn cảnh hơn.
* Phân loại thứ bậc: có hai loại: thứ bậc theo cấu trúc và thứ bậc theo chức năng
Thứ bậc theo cấu trúc: hệ thống phức tạp được cấu trúc bởi các thành
phần theo thứ tự giảm dần tính chất của cấu trúc như kích thước, hình dáng, màu
sắc, tuổi tác,… Ví dụ: cấu trúc vũ trụ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ thiên
hà tới chòm sao rồi tới hệ mặt trời, tới hành tinh và tiếp tục xuống tới nguyên tử,
hạt nhân, proton, neutron…
Ngược lại, thứ bậc theo chức năng phân tích hệ thống phức tạp thành các
thành phần theo các quan hệ cơ bản của nó. Các phân tích thứ bậc như vậy giúp
hướng hệ thống theo mục tiêu mong muốn: giải quyết xung đột, đạt hiệu quả
trong sự hoàn thành công việc hay sự thoả mãn của mọi người. Do mục tiêu này,
phân tích theo chức năng sẽ được tập trung xem xét.
Cấu trúc thứ bậc được hình thành theo các nguyên tắc:
-

Mỗi một loạt các thành phần chức năng chiếm một bậc trong thứ bậc

-

Mức cao nhất chỉ có một thành phần gọi là tiêu điểm, là mục tiêu bao
trùm cấu trúc

-


Các mức kế tiếp gồm nhiều thành phần. Do việc so sánh được thực hiện
giữa các thành phần của cùng một thứ bậc với nhau theo tiêu chuẩn của
thứ bậc cao hơn, các thành phần của một thứ bậc phải có cùng một độ lớn
hay tầm quan trọng (magnitude). Nếu sự khác biệt giữa chúng là lớn thì
chúng nên được xếp ở mức khác nhau.


12

Để phản ánh được thực tế phức tạp, phân loại thứ bậc cần thiết có những đặc
điểm:
-

Linh hoạt: các mức phân loại tương quan với nhau theo hình xoắn ốc

-

Thứ bậc hoàn toàn: tất cả các thành phần của một bậc chia sẻ mọi đặc
điểm với thứ bậc cao hơn kế tiếp

-

Thứ bậc không hoàn toàn: một số thành phần không chia sẻ toàn bộ các
đặc điểm với thứ bậc cao hơn kế tiếp

* Hình thành cấu trúc thứ bậc
Không có một nguyên tắc nhất định nào trong việc hình thành cấu trúc thứ
bậc. Người ta có thể hình thành cấu trúc thứ bậc theo loại quyết định cần được
đưa ra. Nếu vấn đề là lựa chọn phương án thì có thể bắt đầu từ mức thấp nhất là

liệt kê các phương án, mức cao hơn kế tiếp là các tiêu chuẩn để đánh giá phương
án, mức cao nhất là đánh giá tiêu điểm, mục đích sau cùng mà các tiêu chuẩn có
thể được so sánh theo mức độ quan trọng của sự đóng góp của chúng.
Không có giới hạn số lượng các mức trong sơ đồ thứ bậc, một khi người ta
không thể so sánh một tiêu chuẩn với tiêu chuẩn ở mức cao hơn, cần nghó thêm
một mức tiêu chuẩn trung gian chen vào giữa hai mức tiêu chuẩn để chúng có
thể so sánh được. Sơ đồ thứ bậc có thể phát triển từ đơn giản đến cực kỳ phức
tạp tuỳ theo mức kiến thức có được về vấn đề ra quyết định.

2.2.2 Thiết lập độ ưu tiên (priorities)
Các nhà lý thuyết về hệ thống cho là các mối quan hệ phức tạp luôn luôn
có thể được phân tích bằng cách chọn các cặp thành phần (pair of element) và
liên hệ chúng thông qua các thuộc tính của chúng. Mục đích là tìm ra trong
nhiều sự vật các sự vật có các sự liên kết cần thiết. Cách tiếp cận nhân quả này
được bổ sung bởi cách tiếp cận hệ thống, mục tiêu của cách tiếp cận hệ thống là


13

tìm ra các hệ thống phụ hay các chiều hướng mà các thành phần được liên kết
với nhau.
AHP là cách tiếp cận theo cả hai cách: tiếp cận hệ thống qua sơ đồ thứ
bậc và tiếp cận nhân quả qua so sánh cặp các thành phần thứ bậc và tổng hợp
chúng lại.
Sự phán đoán được áp dụng trong việc thực hiện so sánh cặp là kết hợp cả
suy nghó logic và các trực giác thu được qua kinh nghiệm. Các phương pháp toán
học là thuận tiện để đi đến kết luận hơn là các cách thức suy nghó trực giác
thường dùng, nhưng kết quả sau cùng cũng không cần thiết chính xác hơn. Nếu
kết quả của AHP là không đúng như theo kinh nghiệm, người ra quyết định có
thể lặp lại quá trình để có thể cải thiện sự phán đoán.

* So sánh cặp:
-

So sánh các thành phần theo cặp với tiêu chuẩn cho sẵn

-

Bắt đầu từ chóp của sơ đồ thứ bậc, chọn tiêu chuẩn, thực hiện so sánh cặp
các thành phần của bậc kế tiếp theo tiêu chuẩn đã chọn

-

Thiết lập ma trận so sánh

Các câu hỏi được đặt ra: thành phần này có lợi hơn, thoả mãn hơn, đóng góp
nhiều hơn, vượt hơn… so với các thành phần khác như thế nào? Bao nhiêu? Các
câu hỏi là quan trọng, nó phải phản ánh mối liên hệ giữa các thành phần của
một mức với tính chất của mức cao hơn. Nếu tiêu chuẩn là xác suất thì hỏi xác
suất một thành phần này hơn thành phần kia bao nhiêu, hay một thành phần này
sở hữu, ảnh hưởng, vượt trội hơn thành phần kia bao nhiêu, …
Người ta dùng thang đánh giá với 9 mức như sau:


14

Bảng 2.1: Các mức độ quan trọng khi so sánh giữa hai tiêu chuẩn
Mức độ
Định nghóa
quan trọng
1

Quan trọng như nhau
3

Giải thích
Hai thành phần có tính chất như nhau

Tương đối quan trọng Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về

5

hơn

một thành phần hơn thành phần kia

Quan trọng hơn nhiều

Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh
về một thành phần hơn thành phần kia

7

Rất quan trọng hơn

Một thành phần được ưu tiên rất nhiều
hơn thành phần kia và được biểu lộ trong
thực hành

9

Tuyệt đối quan trọng Sự quan trọng hơn hẳn trên mức độ có thể

hơn

2, 4, 6, 8

Mức trung gian giữa Cần sự thoả hiệp giữa hai mức độ nhận
các mức nêu trên

định

* Sự nhất quán (consistency)
Sự nhất quán có 2 ý nghóa:
Các ý tưởng hay sự vật được gộp thành nhóm theo sự đồng nhất và có liên
quan. Ví dụ, trái nho và hòn bi có chung đặc điểm là hình tròn là tiêu chuẩn liên
quan nhưng không thể so sánh theo tiêu chuẩn mùi vị.
Cường độ của sự liên quan của ý tưởng hay sự vật theo một tiêu chuẩn
nào đó phải theo một thứ tự logic. Ví dụ, mật ong được đánh giá là ngọt gấp 5
lần đường, đường ngọt gấp 2 lần mật rỉ thì mật ong phải ngọt gấp 10 lần mật rỉ.
Nếu đánh giá là mật ong chỉ ngọt gấp 4 lần mật rỉ thì sự đánh giá đó là không
nhất quán, cần phải được thực hiện lại nếu có thể đánh giá chính xác hơn.


15

Trong vấn đề ra quyết định cần biết độ nhất quán của các nhận định do
chúng ta không muốn ra quyết định với các nhận định ngẫu nhiên, ngược lại
cũng rất khó đạt được sự nhất quán tuyệt đối trong thực tế.
Do bản chất của nhận thức, một kinh nghiệm mới luôn làm thay đổi trật tự
trong sự ưa thích do đó một khi các so sánh cặp vẫn còn sự gắn kết giữa thực tế
và kinh nghiệm, không cần thiết phải có sự nhất quán hoàn toàn.
Phương pháp AHP đo sự nhất quán qua tỷ số nhất quán (consistency

ratio), giá trị của tỷ số nhất quán nên <= 10%, nếu lớn hơn, sự nhận định là hơi
ngẫu nhiên, cần được thực hiện lại.
* Tóm tắt các bước thực hiện AHP
1. Định nghóa vấn đề và xác định lời giải yêu cầu
2. Tạo cấu trúc thứ bậc từ quan điểm quản lý chung (từ mức cao nhất cho
tới mức mà tại đó có thể can thiệp để giải quyết vấn đề)
3. Thiết lập ma trận so sánh cặp của sự đóng góp hay tác động của yếu tố
lên tiêu chuẩn của mức thứ bậc phía trên của nó. Một nửa của ma trận so sánh là
số nghịch đảo của nửa kia. Yếu tố bên tay trái của ma trận sẽ được so sánh với
yếu tố ở hàng trên cùng của ma trận
4. Thu thập ý kiến để hoàn tất ma trận so sánh cặp ở bước 3
5. Tính mức ưu tiên của từng yếu tố và thử tính nhất quán
Thực hiện bước 3,4,5 cho tất cả các mức và các nhóm trong sơ đồ thứ bậc
6. Tính toán tổng hợp các trọng số của vector ưu tiên của các tiêu chuẩn,
tính tổng của tất cả các trọng số tương ứng với mức thấp hơn và tiếp tục như vậy.
Kết quả là trọng số ưu tiên cho mức thấp nhất của sơ đồ thứ bậc. Nếu có nhiều
kết quả, có thể tính trung bình.
7. Tính độ nhất quán cho toàn bộ sơ đồ bằng cách nhân hệ số nhất quán
cho mỗi tiêu chuẩn tương ứng và cộng lại. Chia kết quả cho hệ số nhất quán


16

tương ứng của ma trận ngẫu nhiên có cùng kích thước. Tỷ số nhất quán phải nhỏ
hơn hay bằng 10%, nếu lớn hơn, cần thực hiện lại các bước.
Định nghóa vấn đề và xác
định lời giải yêu cầu

Tạo cấu trúc thứ bậc từ
quan điểm quản lý chung


Thiết lập ma trận so
sánh cặp của các yếu tố/
tiêu chuẩn

Tính độ ưu tiên của từng
yếu tố

Thử tính nhất quán của
từng yếu tố

Tổng hợp các trọng số
của vector ưu tiên của
các tiêu chuẩn

Độ nhất quán cho
toàn bộ sơ đồ

>10%

<=10%
Kết luận chọn phương án

Hình 2.2: Các bước thực hiện của AHP


17

2.2.3 AHP trong ra quyết định nhóm
- Khi sử dụng AHP trong một nhóm, nhóm đó sẽ thiết lập sơ đồ thứ bậc,

phán đoán vấn đề, cho thứ tự ưu tiên cho đến khi đạt được sự nhất trí hay thoả
hiệp.
- Nhóm lý tưởng là nhóm nhỏ, các thành viên được thông tin đầy đủ, kiên
nhẫn và năng động.
- Nếu càng có nhiều người tham gia thiết lập cấu trúc thứ bậc, ý kiến càng
ở mức độ rộng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu quá nhiều người tham gia, phân tích sẽ
trở nên cồng kềnh khó sử dụng và mất nhiều thời gian.
- Mục tiêu thảo luận cần phải được định nghóa ngay từ đầu. Một khi tiêu
điểm đã được xác định, nhóm sẽ làm việc để định nghóa các vấn đề và thiết lập
sơ đồ cấu trúc.
- Thứ tự ưu tiên được thiết lập qua thảo luận nhóm hay qua các câu hỏi.
Mặc dù các câu hỏi có thể được dùng để giảm bớt độ nóng của tranh cãi, sự thảo
luận đem đến nhiều điều có giá trị hơn.
- Tốt nhất là so sánh các thành phần mạnh nhất và yếu nhất trước, sau đó
căn cứ vào kết quả mới có so sánh các thành phần khác với nhau.
- Sự nhất trí có thể thông qua bỏ phiếu về giá trị đề nghị. Sự nhất trí
không quan trọng ở mức thấp trong sơ đồ thứ bậc nhưng lại là cơ bản trong các
thứ bậc cao hơn. Sự khác biệt ý kiến ở mức thứ bậc cao có thể dùng để ước
lượng sự biến thiên của kết quả.
- Sự phán đoán càng thận trọng, kết quả càng phù hợp với thực tế.

2.2.4 Ưu điểm của AHP


18
Tính đồng nhất:
AHP cung cấp một mô hình
duy nhất, dễ hiểu và uyển
chuyển cho một khoảng rộng
các vấn đề chưa định hình

Quá trình lặp lại:
AHP cho phép mọi người
tái thíêt những khái niệm
của mình về một vấn đề và
nâng cao nhận thức cũng
như khả năng đánh giá
thông qua việc lặp lại
Sự đánh giá và nhất trí:
AHP không phụ thuộc vào
những sự nhất trí nhưng lại
tạo nên một giải pháp
chung từ những đánh giá
trái ngược
Sự thỏa hiệp:
AHP cân nhắc đến sự tương
quan thứ tự ưu tiên của các
yếu tố trong hệ thống và
cho phép mọi người lựa
chọn thay thế tốt nhất trên
mục tiêu của họ
Tổng hợp:
AHP đưa đến một ước
lượng tổng quát của từng
mục đích thay thế

Tính phức tạp:
AHP tổng hợp những diễn
dịch và cách thức tiếp cận
hệ thống trong việc giải
quyết vấn đề


AHP

Tính độc lập:
AHP có thể liên quan tới
tính độc lập của các yếu tố
trong một hệ thống và
không dựa trên những suy
nghó thuần túy
Cấu trúc thứ bậc:
AHP phản ánh khuynh
hướng tự nhiên của con
người trong việc lựa chọn
những yếu tố của hệ thống
thành những mức độ khác
nhau và các nhóm tương
đồng
Đo lường:
AHP cung cấp một thước
đo vô hình và một phương
pháp thiết lập những thứ tự
ưu tiên.

Nhất quán:
AHP tuân theo những sự ổn
định hợp lý của sự đánh giá
mà được dùng trong việc quyết
định thứ tự ưu tiên
Hình 2.3: Ưu điểm của AHP



19

Có rất nhiều phương pháp để giúp nhà quản lý ra quyết định cũng như
chọn lựa nhà cung cấp nhưng đề tài này sẽ sử dụng phương pháp ra quyết định
đa tiêu chuẩn với tên gọi phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) cùng với sự hỗ
trợ của phần mềm Expert Choice. Có thể nêu ra ở đây một vài đặc điểm ưu việt
của phương pháp này.
- Có thể chia nhỏ các tiêu chí đánh giá thành nhiều cấp bậc nhỏ hơn, từ
đó dễ dàng thu thập số liệu cũng như việc so sánh từng cặp sẽ được thực hiện dễ
dàng và hiệu quả hơn.
- Khi thay đổi trọng số của một tiêu chuẩn nào đó, chúng ta có thể thấy
ngay được sự thay đổi của đáp án chọn lựa phương án trên phần mềm Expert
Choice, vì thế có thể thấy ngay được mức độ ảnh hưởng, tác động của yếu tố đó
đối với việc lựa chọn các phương án.
- Áp dụng được cho rất nhiều lónh vực và các tình huống khác nhau như bố
trí nhân lực, dự phóng giá sản phẩm, ra quyết định chọn loại xe để mua,…
- Có thể nhập trực tiếp số liệu vào phần mềm để xử lý.
- Hiệu quả, không mất nhiều thời gian của các thành viên trong nhóm.
Tuy nhiên các thành viên tham gia phải là những chuyên gia trong lónh vực đó
và phải khách quan thì kết quả mang lại sẽ đạt được thành công.
- Sự thành công của phương pháp này sẽ được kiểm chứng thông qua thực
tế áp duïng.


×