Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn thạc sĩ bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.57 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

N U ỄN ANH T N

Ồ THƢ N
N

HẤT K

TH ỆT H
H TH

ON Ƣ

H

RA TH O

PHÁP LUẬT V ỆT NAM

LUẬN VĂN TH

SĨ LUẬT HỌ

HÀ NỘ - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


N U ỄN ANH T N

Ồ THƢ N
HẤT K

H TH

TH ỆT H

H

ON Ƣ

N

RA TH O PHÁP LUẬT V ỆT NAM

: Luật ân sự và Tố tụng dân sự

Chuyên ngành
Mã số

LUẬN VĂN TH

: 8380101.04

SĨ LUẬT HỌ

Người hướng dẫn khoa học
P S.TS TRẦN THỊ HUỆ


HÀ NỘ - 2019


L

AM ĐOAN

Tơi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Ban Chủ nhiệm Khoa xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
N Ƣ

AM ĐOAN

N U ỄN ANH T N


MỤ LỤ

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1 ...............................................................................................................8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO NGƢỜI DÙNG CHẤT KÍCH THÍCH GÂY RA ...............................................8

1.1. Các khái niệm cơ bản ..........................................................................................8
1.1.1. Chất kích thích .................................................................................................8
1.1.2. Người dùng chất kích thích ............................................................................15
1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ..................................................................17
1.1.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra ......24
1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích
thích gây ra ...............................................................................................................27
1.3. Sự khác biệt của quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng
chất kích thích gây ra trong các văn bản pháp luật nổi tiếng của Việt Nam ...........33
1.3.1. Theo Luật Hồng Đức......................................................................................34
1.3.2. Theo Luật Gia Long .......................................................................................37
1.3.3. Theo Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ .................................................38
1.3.4. Theo quy định của các Bộ luật Dân sự Việt Nam ..........................................39
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..........................................................................................40
CHƢƠNG 2 .............................................................................................................41
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI DÙNG CHẤT KÍCH
THÍCH GÂY RA .....................................................................................................41
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời
dùng chất kích thích gây ra ......................................................................................41
2.1.1. Quy định về chất kích thích ............................................................................41
2.1.2. Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động quản lý, sử dụng,
chiếm hữu chất kích thích ........................................................................................43


2.1.3. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích
gây ra .......................................................................................................................44
2.2.1. Kết quả đã đạt được .......................................................................................50
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế ..................................................................59
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................69

CHƢƠNG 3 .............................................................................................................70
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VÀ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI DÙNG CHẤT KÍCH
THÍCH GÂY RA .....................................................................................................70
3.1. Giải pháp hồn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do
ngƣời dùng chất kích thích gây ra ............................................................................70
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích gây ra ............................................76
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..........................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................81


L

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Theo thống kê trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.000 ngƣời chết
vì tai nạn giao thơng, trong đó có hơn 40% các vụ tai nạn xảy ra do ngƣời điều
khiển phƣơng tiện giao thơng vận tải có sử dụng rƣợu, bia hoặc các chất kích thích
khác. Ngƣời này sử dụng rƣợu, bia hoặc các chất kích thích khác dẫn đến gây thiệt
hại không chỉ trong lĩnh vực giao thơng đƣờng bộ, mà cịn ở nhiều lĩnh vực khác
nhƣ: gây rối trật tự công cộng; đánh, chửi ngƣời khác; thậm chí là cƣớp của, giết
ngƣời…Bởi theo đánh giá của Bác sỹ La Đức Cƣơng, Giám đốc Bệnh viện Tâm
thần Trung ƣơng I: “Phần lớn những ngƣời nghiện rƣợu, bia thƣờng bị thay đổi
nhân cách. Ngƣời hiền lành, biết cách cƣ xử có thể biến thành cục cằn, thiếu kiềm
chế, hay gây gổ với những ngƣời xung quanh…. Ngƣời bệnh có biểu hiện lú lẫn,
mê sảng, hoang tƣởng, hành vi cực kỳ nguy hiểm nhƣ tấn công ngƣời khác….”.
Việc cá nhân sử dụng rƣợu, bia nói riêng và chất kích thích nói chung dẫn đến

khơng có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi gây thiệt hại cho chủ thể khác
đang là tình trạng đáng báo động tại Việt Nam hiện nay. Tình hình đó, đặt ra u
cầu cần thiết là cần nghiên cứu có hệ thống vấn đề sử dụng chất kích thích và hậu
quả pháp l liên quan, góp phần nâng cao

thức của ngƣời sử dụng rƣợu, bia nói

riêng, các chất kích thích nói chung cho đúng cách và có trách nhiệm. Qua đó, bảo
vệ quyền lợi của những chủ thể xung quanh và đặc biệt là ngƣời bị thiệt hại do
ngƣời dùng chất kích thích gây ra.
Pháp luật Việt Nam cũng nhƣ pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới
ln có những quy định điều chỉnh hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Pháp luật
quốc gia nào cũng buộc mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm đối với hành vi và hậu
quả của hành vi trái pháp luật gây ra. Việc sử dụng chất kích thích và tự để mình
lâm vào tình trạng khơng có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi gây ra thiệt
1


hại cho chủ thể khác không đƣợc coi là căn cứ loại trừ trách nhiệm pháp l của
chủ thể đó. Hiện nay, để bảo vệ quyền lợi của ngƣời bị thiệt hại và nhằm ngăn
chặn những hành vi sử dụng chất kích thích gây thiệt hại, pháp luật Việt Nam đã
có những văn bản điều chỉnh q trình xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
do ngƣời dùng chất kích thích gây ra nhƣ: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Phòng,
chống ma túy năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2008 ; Luật Dƣợc năm 2016; Luật
Xử l vi phạm hành chính năm 2012 và nhiều nghị định của Chính phủ về vấn đề
sử dụng và xử phạt hành chính trong việc lạm dụng chất kích thích. Sự hồn thiện
về pháp luật đã đánh một dấu mốc quan trọng trong việc hạn chế, phòng ngừa và
đấu tranh với hiện tƣợng lạm dụng chất kích thích của một bộ phận không nh
trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về bồi thƣờng

thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích gây ra còn nhiều vấn đề bất cập, phát sinh
mâu thuẫn, xung đột cần giải quyết. Từ thực trạng nêu trên, việc cần phải có một
cơng trình nghiên cứu có hệ thống, khoa học các quy định của pháp luật hiện hành
về chất kích thích, trách nhiệm của ngƣời sử dụng chất kích thích gây thiệt hại là
một cơng việc thực sự cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ nhƣng l do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại
do người dùng chất kích thích gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam”
làm chủ đề nghiên cứu và hồn thiện Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và bồi
thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích gây ra nói riêng, đã có nhiều đề tài
khoa học, luận văn, bài viết trên các tạp chí đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng
ghép vào những nội dung liên quan. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu
nhƣ:
2


Cuốn “B nh luận khoa h c Bộ luật Dân sự n m 2 15 của nư c Cộng h a xã
hội chủ nghĩa Việt Nam” do PGS. TS Nguyễn Văn Cừ và PGS.TS Trần Thị Huệ
đồng chủ biên, Nxb Công an nhân dân, 2017; Trong cuốn sách này, các tác giả đã
dành rất nhiều thời lƣợng cho việc bình, đánh giá nội dung pháp luật dân sự nói
chung và Bộ luật Dân sự năm 2015 nói riêng về điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thƣờng thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, nguyên tắc
bồi thƣờng thiệt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng
hợp ngƣời sử dụng chất kích thích gây thiệt hại.
B i cảnh xây dựng và một s nội dung m i chủ yếu của Bộ luật Dân sự n m
2 15 so v i Bộ luật Dân sự n m 2 5

của TS Đinh Trung Tụng chủ biên ,


ThS Nguyễn Hồng Hải, ThS Trần Thu Hƣơng, Nxb Tƣ pháp, 2016;
“Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam”, PGS.TS Đỗ Văn Đại
– Giảng viên trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, 2014;
T đi n Luật h c, Viện Khoa h c pháp lý – Bộ Tư pháp”, Nxb Tƣ pháp và
Nxb Từ điển Bách khoa, 2006;
“Giáo tr nh K n ng chuyên sâu của Luật sư trong giải quyết các vụ án dân
sự” do TS Nguyễn Minh Hằng, TS Bùi Thị Huyền, LS Nguyễn Thị Kim Thanh,
TS Lê Mai Anh, TP.ThS Lê Thị Bích Lan, ThS Nguyễn Thị Hạnh và các tác giả
khác, Nxb Tƣ pháp, 2006;
Đặc biệt, đối với vấn đề nhận diện chất kích thích có “Giáo tr nh chất gây
nghiện và xã hội” do TS. Bùi Thị Xuân Mai chủ biên, Nxb Lao động – xã hội,
2013. Giáo trình này đã giới thiệu tổng quan về chất gây nghiện, các l thuyết về
ma túy, nghiện ma túy, mối quan hệ giữa ma túy và HIV, các chính sách và can
thiệp với vấn đề sử dụng chất gây nghiện.

3


Những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các vấn đề về bồi
thƣờng thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại do dùng chất kích thích gây ra ở một số
khía cạnh nhƣ khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại,.… Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chƣa có bất kỳ một cơng trình
nghiên cứu nào nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống và toàn diện về vấn đề
bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời dùng chất kích thích gây ra, đánh giá thực trạng
thực thi pháp luật và đƣa ra giải pháp hồn thiện cụ thể. Do đó, trong q trình
hồn thiện đề tài của mình, học viên đã nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn đề tài
với mong muốn nội dung cơng trình này thực sự đi sâu, giải quyết một cách trọn
vẹn vấn đề ngƣời sử dụng chất kích thích gây thiệt hại.
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Pháp luật điều chỉnh về nội dung bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời sử dụng chất
kích thích bao gồm rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Trong khuôn khổ luận
văn thạc sĩ, phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các quy
định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời sử dụng chất kích thích gây ra
trong các văn bản pháp luật: Bộ luật Dân sự năm 2015; nghiên cứu các hành vi sử
dụng chất kích thích trong Luật Phịng chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung
năm 2008; nghiên cứu các hành vi đặc trƣng gây thiệt hại của ngƣời sử dụng chất
kích thích trong Luật Xử l vi phạm hành chính năm 2012; nghiên cứu khái niệm,
dấu hiệu nhận diện chất kích thích trong Luật Dƣợc năm 2016…và một số văn bản
có liên quan. Nội dung luận văn tập trung phân tích các quy định về bồi thƣờng
thiệt hại ngồi hợp đồng mà khơng đi sâu làm r q trình áp dụng pháp luật. Các
tình huống thực tế đƣợc tác giả luận văn sử dụng nhƣ một minh chứng cho những
nhận định của mình. Giới hạn khơng gian khảo sát của tác giả chủ yếu là quá trình
áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích gây ra ở
Việt Nam.
4


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt đƣợc mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, địi h i luận văn
phải giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn trình bày những vấn đề khái quát về chất kích thích, tác
hại của việc sử dụng chất kích thích, chủ thể sử dụng và khách thể bị xâm phạm
do dùng chất kích thích gây ra. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một cách tổng
quát về việc hình thành chế định bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích
thích gây ra trong quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích gây ra. Đề xuất
các phƣơng án hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
do ngƣời dùng chất kích thích gây ra.

Thứ ba, đề cập thực trạng thi hành pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích gây ra. Trên cơ sở đó, phân tích
ngun nhân của thực trạng trên và đề xuất các giải pháp đảm bảo tốt việc thực
hiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác
giả đã sử dụng những phƣơng pháp cơ bản sau:
Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, ngƣời viết đặt các vấn đề về chất kích thích,
ngƣời dùng, thiệt hại và trách nhiệm bồi thƣờng trong mối liên hệ, quan hệ với
nhau, không nghiên cứu một cách riêng l , đồng thời có sự so sánh quy định của
pháp luật dân sự với quy định pháp luật về cùng vấn đề trên các lĩnh vực khác.
5


Một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc áp dụng nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến trong việc
làm r các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp
đồng nói chung, bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích nói riêng.
Phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp so sánh: Những phƣơng pháp này đƣợc
ngƣời viết vận dụng để đƣa ra

kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có

hợp l hay khơng, đồng thời nhìn nhận trong mối tƣơng quan so với quy định liên
quan hoặc pháp luật của các nƣớc khác.
Phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp diễn dịch: Đƣợc vận dụng để triển khai
có hiệu quả các vấn đề liên quan, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện quy định của
pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích gây ra. Cụ thể nhƣ

trên cở sở đƣa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích ngƣời viết dùng
phƣơng pháp diễn dịch để làm r nội dung của kiến nghị đó.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt đƣợc của luận văn góp phần làm sáng t phƣơng diện l luận
trong khoa học pháp l của vấn đề trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng
chất kích thích gây ra với việc xây dựng các khái niệm và đƣa ra những tiêu chí cơ
bản nhất để xác định chất kích thích, mức bồi thƣờng thiệt hại, phân tích thực
trạng điều chỉnh pháp luật và chỉ ra những bất cập, hƣớng hoàn thiện pháp luật về
vấn đề này ở nƣớc ta.
Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng để các cơ
quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hồn thiện
pháp luật trong lĩnh vực tƣơng ứng. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo
hữu ích khơng chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà cịn có giá trị đối với các
cán bộ đang làm công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật về bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ở Việt Nam hiện nay.
6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Một số vấn đề l luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do
ngƣời dùng chất kích thích gây ra.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dùng chất kích thích gây ra.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nhằm
nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt do
ngƣời dùng chất kích thích gây ra.

7



HƢƠN

1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁ H NH ỆM Ồ THƢ N
H

ON Ƣ

N

HẤT K

H TH

H

TH ỆT

RA

1.1. ác khái niệm cơ bản
1.1.1. Chất kích thích
1.1.1.1. Khái niệm
Theo học giả Đào Duy Anh trong cuốn “Hán Việt t đi n giản yếu”, ơng giải
nghĩa “Chất là vật th - tính chất – gạn hỏi – thật thà phác t ; trái v i chữ v n –
chỗ c t yếu” [1, tr 108]; và “Kích thích là bị cái ở ngoài xúc động đến ngũ quan
hoặc tinh thần exciter, stimuler ” [1, tr 290].

Còn theo Báo cáo thứ 16 của Ủy ban chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới về
sự phụ thuộc thuốc, chất kích thích hay cịn gọi là các chất kích thích thần kinh, là
loại chất sau khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có khả năng làm thay
đổi chức năng bình thƣờng của cơ thể. [38, No. 407]
Và theo Trung tâm Điều dƣỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa, chất kích
thích đƣợc hiểu là “các chất khi đƣa vào cơ thể làm tăng cƣờng hoạt động của hệ
thần kinh trung ƣơng”. [25] Ví dụ nhƣ: cà phê, thuốc lá, cocaine, rƣợu, bia, các
chất có cồn, các chất an thần, thuốc chống trầm cảm,…
Theo đó, tác dụng về dƣợc l của những chất kích thích này là gây thay đổi
nhịp tim, huyết áp, làm giãn đồng tử của ngƣời sử dụng. Ngƣời sử dụng chất kích
thích có thể bị nơn, ói mửa, hoạt động nhanh chóng, đặc biệt dễ bị kích động.
Thơng thƣờng việc sử dụng chất kích thích kéo dài hoặc liều cao sẽ làm thay đổi
hành vi ngƣời sử dụng theo hƣớng tiêu cực, ngƣời sử dụng chất kích thích trở nên
hung hăng, liều lĩnh, nóng giận, nghi ngờ. Trong một số trƣờng hợp nặng ngƣời sử

8


dụng chất kích thích cịn bị loạn thần, hoang tƣởng, những hành động của họ
thƣờng không thể lƣờng trƣớc đƣợc.[25]
Trong y tế, thuật ngữ chất kích thích có thể hiểu bao gồm nhiều loại thuốc có
tác dụng làm tăng cƣờng hoạt động của hệ thần kinh trung ƣơng và cơ thể, những
thuốc tăng lực tiếp thêm sinh lực hoặc thuốc có giao cảm hiệu ứng. Hiện nay, chất
kích thích đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến trên toàn thế giới theo một trong
những cách thức, hoặc hợp pháp theo đơn thuốc của bác sỹ, hoặc bất hợp pháp
theo cách dùng tự do của một số chủ thể.
Tác dụng của chất kích thích vơ cùng đa dạng, sử dụng ở liều thấp thì có thể
làm giảm khả năng tập trung, giảm nhu cầu ngủ, nặng hơn có những loại gây rối
loạn tâm thần kích thích, hoang tƣởng, tự


tự sát. Một số chất kích thích chứa độc

tính cấp tính có thể làm cho ngƣời sử dụng hoang tƣởng, thực hiện những hành vi
hung hăng, bạo lực gây thiệt hại cho ngƣời khác và đã có những trƣờng hợp giết
ngƣời.
Theo Farlex Partner, Medical Dictionary xuất bản năm 2012, thì chất kích
thích đƣợc hiểu là:
1. Kích thích; thú vị đ hành động, hoạt động.
2. Một tác nhân kích thích hoạt động hữu cơ, t ng cường hoạt động của tim,
t ng sức s ng và thúc đẩy cảm giác hạnh phúc; phân loại theo các phần mà h
chủ yếu hành động: tim, hô hấp, dạ dày, gan, não, cột s ng, mạch máu, bộ phận
sinh dục. [36]
Theo The American Heritage® Medical Dictionary xuất bản năm 2007 bởi
Cơng ty Houghton Mifflin thì chất kích thích đƣợc hiểu là “một tác nhân, đặc biệt
là một tác nhân hóa h c như cafeine, tạm thời kích thích hoặc t ng t c hoạt động
sinh lý hoặc vô cơ. [37]
9


Theo nghiên cứu của tác giả, tính đến thời điểm hiện tại, trong hệ thống pháp
luật Việt Nam khơng có điều luật nào định nghĩa trực tiếp khái niệm chất kích
thích là gì? Tuy nhiên, từ những thơng tin trong khoa học dƣợc học, y học và từ
điển Hán Việt, ngƣời nghiên cứu có thể đƣa ra khái niệm cơ bản nhất của chất
kích thíc. Theo đó, có thể hiểu “Chất kích thích là vật th tự nhiên hoặc nhân tạo
tác động một cách tích cực hoặc tiêu cực hoặc v a tích cực v a tiêu cực đến th
chất hay tinh thần hoặc cả th chất và tinh thần của chủ th trong m i quan hệ
trực tiếp v i vật đó”, hay “ Chất kích thích là chất có khả n ng tạm thời gây hưng
phấn hoặc ức chế tâm lý và hoạt động của hệ thần kinh khi người dùng đưa chất
này vào cơ th


.

1.1.1.2. Phân loại
Dựa vào các thành phần hóa học, khoa học dƣợc phân chia các chất kích
thích ra làm ba loại:
a. Amphetamine và các chất giống Amphetamine
Amphetamine và một số chất giống amphetamine là ma túy có nguồn gốc
tổng hợp và là chất gây nghiện dạng kích thích. Các loại ma túy này có cấu trúc
hóa học tƣơng tự giống nhau nhƣng có tác dụng kích thích ở mức độ khác
nhau trên hệ thần kinh trung ƣơng. Nhóm này bao gồm:
Amphetamine cổ điển
Là ma túy tổng hợp thơng dụng có tác dụng kích thích mạnh lên hệ thần kinh
trung ƣơng. Các loại ma túy phổ biến nhất của nhóm này là Amphetamine,
methamphetamine hàng đá và Methcathinone.
Amphetaminbán trên đƣờng phố có nhiều tên gọi khác nhau: các tên phổ biến
nhất



“speed”

Amphetamin



methamphetamin ,

“ice”

hàng


đá

methamphetamin , và “cat” methcathinon . Amphetamin trôi nổi trên thị trƣờng bất
10


hợp pháp dƣới các hình thức dạng bột trắng hay bột nhuộm màu, dạng kết tinh nhƣ
“ice” , viên nén và dung dịch nhƣ “Methcathinon” . [25]
Amphetamin thƣờng sử dụng qua đƣờng uống, hút, hít hay tiêm chích. Hình
thức tiêm qua đƣờng tĩnh mạch tiêm ven đang trở nên phổ biến trên toàn thế
giới.
Loại ma túy này đang đƣợc nhiều ngƣời sử dụng vì nó đem lại cảm giác hƣng
phấn mạnh mẽ, gây khối cảm, phấn khích, tinh thần mẫn tiệp, khơng cịn cảm
giác đói mệt, thiếu ngủ, tăng cƣờng sức lực lao động chân tay và trí não.
Amphetamin đƣợc phổ biến trong giới sinh viên, lái xe đƣờng dài, công nhân ca
đêm,….
- Khi sử dụng liều thấp Amphetamine làm tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng huyết
áp, và thân nhiệt, khô miệng, đổ mồi hôi, giãn đồng tử, tiêu chảy, ăn kém ngon.
- Khi sử dụng liều cao Amphetamine làm các triệu chứng nói trên trở nên
phát triển mạnh mẽ, ngƣời dùng trở nên thay đổi, mang dấu hiệu nhƣ nói nhiều,
hiếu động, hung bạo, mất ngủ, khơng cịn khả năng suy xét, ngƣời sử dụng
Amphetamine tăng nhu cầu tình dục nên quan hệ bừa bãi, ngoài ra do bị kích động
ngƣời sử dụng Amphetamine hay phóng xe, lạng lách gây tai nạn giao thông.
- Sử dụng Amphetamine lâu ngày ngƣời sử dụng thay đổi hành vi, tâm tính,
ln cảm thấy hiếu động, cảm giác khó chịu, hung bạo, đơi khi hoảng loạn, hoang
tƣởng.
- Khi ngừng sử dụng sau một thời gian dài dùng thuốc hoặc sau khi sử dụng
liều cao sẽ xuất hiện hội chứng cai: ủ rũ, u uất, buồn chán, mệt m i, ngủ không
ngon giấc và có những cơn mê sảng.

Từ những năm 1930, có nhiều loại Amphetamin đƣợc sử dụng với mục đích
điều trị trong y học. Tuy nhiên, do nhận thấy Amphetamine có ảnh hƣởng độc hại
11


rất lớn, thâm chí gây nghiện cho ngƣời sử dụng nên hiện nay, amphetamin và các
chất liên quan đƣợc hạn chế sử dụng chỉ để điều trị bệnh ngủ lịm và chứng rối
loạn hiếu động tập trung.
Amphetamine mới
• MDMA/ (Ecstasy – Thuốc lắc :
Tên khoa học của thuốc lắc MDMA là: Methylendioxy methamphetamin,
MDMA là chất kích thích tổng hợp dịng Amphetamine. Thuốc đƣợc tổng hợp từ
năm 1914 để dùng làm thuốc giảm ngon miệng, nhƣng không đƣợc công nhận là
thuốc chính thức. MDMA đƣợc dùng thử nghiệm.
MDMA làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, gây ảo giác, cảm giác kh e khoắn.
Nếu sử dụng MDMA liều thấp gây bồn chồn, lo lắng; liều cao gây ảo giác về hình
ảnh và âm thanh rất r , thƣờng lắc lƣ, quay cuổng, la hét, đập phá, thích cảm giác
bay bổng, lái xe tốc độ cao.
Sử dụng thƣờng xuyên sẽ khiến gây ngộ độc thần kinh, tổn thƣơng não và
gan.
• MDA:
Methylenedioxyamphetamine là chất ma túy tổng hợp dòng Amphetamin rất
giống MDMA. Lần đầu tiên đƣợc tổng hợp vào năm 1910 để làm thuốc giảm ngon
miệng. Tuy nhiên, do có tác dụng nguy hại với hệ thần kinh, MDA đã không đƣợc
chấp nhận là một loại thuốc hợp pháp. MDA tác dụng gần giống MDMA nhƣng
gây ảo giác mạnh hơn và có thời gian tác dụng gấp đôi từ 8 – 12 giờ so với
MDMA chỉ có 3 – 5 giờ . MDA thƣờng đƣợc đƣa ra thị trƣờng dƣới dạng thuần
chất hay kết hợp với các loại ma túy khác.
• MDEA/(AVE):


12


Methylendioxyethylamphetamin là chất tổng hợp dịng Amphetamine có tác
dụng tƣơng tự nhƣ MDMA. Chất này không đƣợc công nhận là thuốc hợp pháp.
Nó đƣợc chế tạo bí mật để thay thế MDMA, đƣợc bào chế dƣới dạng viên nén
thuần chất hay kết hợp với một số loại ma túy khác, là một loại ma túy vũ trƣờng
ở một số nƣớc. Tác dụng của MDEA cũng gần giống tác dụng của MDMA và
đƣợc liệt kê vào các chất bị quốc tế kiểm soát.
b. Cocaine và các dẫn xuất
Cocaine
Tên khoa học của Cocaine là: Cocaine hydrochloride. Cocaine là chất kích
thích dƣới dạng Alkoloide lấy từ cây Côca hay tổng hợp từ chất Ecgonine và các
dẫn xuất của nó. Cocaine đƣợc sử dụng từ thế kỷ 19 làm thuốc tê trong nha khoa,
nhãn khoa, ngoại khoa tai, mũi, họng do tác dụng co mạch tại chỗ, giảm xuất
huyết cục bộ. Vì Cocaine gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên không đƣợc sử
dụng nữa.
• Cocaine đƣợc bán dƣới dạng tinh bột hay tinh thể màu trắng trong. Cocaine
đƣợc sử dụng bằng đƣờng hít, tác dụng sau 1-3 phút, cảm giác khoảng 30 phút.
• Cocaine là chất kích thích hệ thần kinh mạnh. Tác dụng của Cocaine gần
giống Amphetamine. Nếu sử dụng Cocaine liên tục ngƣời sử dụng bị kích thích
dẫn đến hiện tƣợng suy sụp: mất ngủ, rối loạn hoang tƣởng liên hệ, rối loạn ảo
giác, sa sút tâm thần.
ột nhão oca
Sản phẩm của cơng đoạn đầu tiên q trình chiết xuất Cocaine từ lá Côca.
Bột nhão Coca chứa 50-90% Sulfate cocaine và tạp chất độc tính
nhƣ Kerosen và acid sulfuric. Ngƣời Nam Mỹ dùng bột nhão Côca để hút, hay hút
cùng với marijuana và thuốc lá. Bởi vì có lẫn tạp chất cho nên hết sức nguy hiểm.
13



Bột nhão Coca trộn lẫn marijuana và thuốc lá ở Bolivia gọi là pitillo và Columbia
gọi là bazuco. [25]
Crack hay Rock
Crack đƣợc chiết xuất từ Cocaine Hydrochloride để chế biến thành dạng hút.
Crack đƣợc mô ph ng từ tiếng nổ lép bép khi chất này bị đốt nóng. Cảm
giác “phê” cao độ xảy ra 4-6 giây sau khi dùng “Crack”; ngƣời sử dụng sẽ có ngay
cảm giác phấn khích khiến mọi lo âu tan biến. Lúc này khả năng xét đốn giảm
sút, ngƣời nghiện có những hành vi bừa bãi, vi phạm pháp luật bất chấp hậu quả,
nguy hại; nói năng lắp bắp, thiếu rành mạch. Tuy nhiên thời gian chỉ kéo dài 5-7
phút, sau đó tâm trạng suy sụp nhanh chóng, ngƣời sử dụng có cảm giác khó chịu,
lo lắng. Lúc này ngƣời nghiện chỉ thèm đƣợc tiếp tục sử dụng ma túy để có cảm
giác nhƣ khi “phê” thuốc. Tất cả những phản ứng đối với “Crack” đều giống hệt
Cocaine, nhƣng r rệt hơn nhiều. [25]
c. Một số chất kích thích khác: rƣợu, bia, thuốc lá,…
Bia, rƣợu, thuốc lá…có tác động khơng nh về tâm sinh l . Đây là một trong
những hệ lụy nghiêm trọng nhất từ thói quen sử dụng một chất kích thích trong
sinh hoạt đời thƣờng. Một nghiên cứu của Chính phủ Anh, rƣợu là thứ thuốc kích
thích gây hại nghiêm trọng nhất tại quốc gia này. Theo đó, “rƣợu đứng đầu bảng
xếp hạng với 72 điểm, tiếp đến là Heroin 55 điểm , crack 54 , ma túy đá 33 ,
Cocain (27 , thuốc lá 26 ” [33]…Việc sử dụng thƣờng xuyên hoặc qua mức cho
phép có thể khiến ảo giác, kích động thần kinh, hoảng loạn, mất kiểm sốt…ngồi
ra, nó gây ảnh hƣởng tới nhiều hoạt động bình thƣờng của cơ thể ngƣời sử dụng
nhƣ:
• Ảnh hƣởng tới giấc ngủ: Thơng thƣờng, mục đích sử dụng đồ uống
chứa chất kích thích là để có đƣợc sự tỉnh táo trong thời gian dài, tránh mệt m i,

14



buồn ngủ, nhất là về ban đêm. Nhƣng trái lại, điều này càng làm cho ngƣời dùng
bị mất ngủ hơn.
• Vấn đề về ăn uống: Với một số thức uống có chứa chất kích thích. Ít nhiều
kìm nén cảm giác thèm ăn, khiến cho khối lƣợng thức ăn đƣa vào cơ thể có ít đi,
vẫn khơng cảm giác đói, ảnh hƣởng đến sức kh e khi hàm lƣợng dƣỡng chất đƣa
vào cơ thể bị thiếu hụt.
• Buồn nơn, run, tim đập nhanh là những hiện tƣợng thƣờng xuyên và phổ
biến khi dùng thức uống chứa chất kích thích khi đói, dùng quá nhiều gây ra phản
tác dụng.
• Ảnh hƣởng đến hệ tim mạch, gan: Sử dụng nhiều chất kích thích sẽ dẫn đến
hiện tƣợng tim đập nhanh hơn bất thƣờng, cảm giác hồi hộp, mệt m i, ảnh hƣởng
đến huyết áp, nhịp tim. Bên cạnh đó, tăng sức ép đến gan, tổn thƣơng gan.
Mới đây, các phƣơng tiện thông tin đại chúng nƣớc ta dẫn lời Bộ trƣởng Bộ
Y tế Nguyễn Thị Kim Tuyến trình bày tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thƣờng
vụ Quốc hội khóa XIV ngày 17/9/2018 về Dự thảo Luật phòng, chống tác hại
rƣợu bia, theo đó “Sử dụng rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của 3 loại bệnh,
chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 2

loại bệnh tật nằm trong

danh mục phân loại bệnh tật qu c tế”.[19]
1.1.2. Người dùng chất kích thích
Từ những phân tích nêu trên, ngƣời dùng chất kích thích là ngƣời sử dụng
các chất mang tính kích thích nhƣ rƣợu, bia, ma túy… làm tạm thời kích thích
hoặc tăng cƣờng hoạt động của hệ thần kinh trung ƣơng, của tim, hơ hấp, dạ
dày,…
Chất kích thích tạm thời làm tăng sự tỉnh táo và cung cấp năng lƣợng cho
ngƣời sử dụng. Chất kích thích phổ biến là cà phê, cocaine và một vài loại thuốc
15



kích thích khác. Có nhiều loại chất kích thích cũng đƣợc bác sĩ kê đơn, đƣợc sử
dụng qua đƣờng uống, tiêm hoặc hít. Chúng tạm thời cứu trợ cho cơ thể và làm
dịu các dây thần kinh. Nhƣng có rất nhiều tác dụng phụ xảy ra khi lạm dụng các
chất kích thích nhƣ:
• Chậm tăng trƣởng: Nghiên cứu cho thấy những đứa tr dùng các chất kích
thích thƣờng cịi cọc, kém phát triển so với những đứa tr thông thƣờng khác
khơng sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trƣờng hợp tr
em bị bắt buộc phải sử dụng chất kích thích do l do bệnh tật, một số trƣờng hợp
là do môi trƣờng sống tác động bố mẹ, những ngƣời xung quanh sử dụng chất
kích thích …
• Ngừng tim đột ngột: Là một trong những tác dụng phụ đáng sợ của việc sử
dụng chất kích thích, gây ra cái chết đột ngột.
• Ảnh hƣởng tâm l : Ngƣời dùng dễ kích động, hoảng loạn, hung hăng, ảo giác
và có khuynh hƣớng tự sát do tác dụng phụ của chất kích thích gây ra.
• Rối loạn giấc ngủ: Các nghiên cứu cho thấy chất kích thích giúp ngƣời dùng
tỉnh táo và phấn khích ngay lập tức. Tuy nhiên, nó cũng khiến ngƣời sử dụng sẽ
mệt m i và mất ngủ sau đó.
• Buồn nơn và đau đầu: Nếu sử dụng chất kích thích quá liều hoặc không phù
hợp sẽ khiến ngƣời dùng đau đầu dữ dội, buồn nôn và kiệt sức. Đây là một trong
những tác dụng phụ thƣờng gặp nhất của các chất kích thích.
Cũng giống nhƣ chất kích thích có nhiều loại, ngƣời sử dụng chất kích thích
cũng đa dạng và tác dụng do dùng chất kích thích khơng phải lúc nào cùng giống
nhau. Ngƣời viết dựa trên quy chế pháp l của hành vi sử dụng chất kích thích,
ngƣời sử dụng chất kích thích đƣợc chia làm các loại sau:

16


Một, ngƣời sử dụng chất kích thích theo toa theo đơn của Bác sỹ, dƣợc sỹ,

ngƣời khám, chữa bệnh khác : Thông thƣờng những trƣờng hợp này, ngƣời sử
dụng chất kích thích xuất phát từ mong muốn điều trị bệnh tật. Tác dụng phụ của
chất kích thích thơng thƣờng đƣợc ngƣời khám chữa bệnh nhận thức rất r và đã
có sự tính tốn hạn chế tối đa. Ví dụ: Những thuốc dành cho bệnh nhân ung thƣ
làm giảm cảm giác đau buốt, làm an thần, ngƣời sử dụng có thể dễ dàng chìm vào
giấc ngủ. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể làm ngƣời sử dụng mệt m i, mất tập
trung…
Hai, ngƣời sử dụng chất kích thích trái phép: Đây là những trƣờng hợp ngƣời
sử dụng chất kích thích khơng theo chỉ định của bác sĩ mà tự mình dùng chất kích
thích. Ví dụ nhƣ: do tị mị mà sử dụng ma túy, do bị ép buộc mà sử dụng rƣợu,
bia…Trên thực tế, những trƣờng hợp này ngƣời sử dụng chất kích thích thƣờng
khơng có sự hiểu biết về chất kích thích và những chất kích thích đƣợc sử dụng
trong trƣờng hợp này là những chất có độc tính cực mạnh. Theo quan sát của
ngƣời nghiên cứu, những ngƣời sử dụng chất kích thích trong trƣờng hợp này
thƣờng rơi vào trạng thái khơng thể nhận thức và kiểm sốt đƣợc hành vi. Ngay
sau khi một lƣợng chất kích thích đƣợc đƣa vào cơ thể, ngƣời sử dụng chất kích
thích đã khơng thể điều khiển đƣợc hành vi của mình, hoang tƣởng, kích động dẫn
đến đập phá đồ đạc, gây thƣơng tích cho chính mình hoặc ngƣời xung quanh, thậm
chí tƣớc đoạt tính mạng của ngƣời khác.
Nhƣ vậy, thơng thƣờng ngƣời sử dụng chất kích thích bất hợp pháp, khơng
theo đơn, toa thuốc của ngƣời khám chữa bệnh là những ngƣời có nguy cơ gây
thiệt hại cho ngƣời khác rất cao.
1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.1.3.1. Khái niệm

17


Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại đƣợc quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, trong các nội

dung đề cập này đều không nêu r khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.
Theo Điều 13 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ
thiệt hại, tr trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác .
Điều luật quy định ngƣời có khách thể hợp pháp bị xâm phạm đƣợc quyền
nhận bồi thƣờng thiệt hại. Ví dụ nhƣ: chủ sở hữu bị ngƣời khác đập phá đồ đạc, bị
mất mát giá trị tài sản sẽ đƣợc bồi thƣờng toàn bộ giá trị tài sản đã mất, trừ những
trƣờng hợp các bên th a thuận không phải bồi thƣờng hoặc thuộc vào những
trƣờng hợp pháp luật quy định thiệt hại không đƣợc bồi thƣờng…
Nhƣ vậy, khi một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại tới các
quyền dân sự của chủ thể cá nhân, pháp nhân đƣợc pháp luật bảo vệ thì có thể
phải chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho ngƣời bị thiệt hại, nội
dung này đƣợc hiểu là bồi thƣờng thiệt hại.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 584, Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại th
phải bồi thường, tr trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác
Do đó, có thể hiểu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự phát sinh khi có hành vi hoặc sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của cá
nhân, pháp nhân, nhà nƣớc xâm phạm đến những lợi ích hợp pháp của chủ thể

18


khác gây thiệt hại. Chủ thể có hành vi hoặc tài sản gây thiệt hại phải bù đắp lại giá
trị của khách thể hợp pháp đã bị xâm phạm.
1.1.3.2. Đặc điểm
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp l nên mang

những đặc điểm của trách nhiệm pháp l nói chung, bao gồm:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái
pháp pháp luật.
Thứ hai, là hậu quả pháp l bất lợi mà ngƣời có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại phải gánh chịu. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại buộc ngƣời chịu trách
nhiệm phải trả tiền bồi thƣờng hoặc thực hiện những biện pháp khắc phục thiệt hại
nhƣ chăm sóc ngƣời bị thiệt hại, ni dƣỡng cha mẹ, con chƣa thành niên của
ngƣời bị thiệt hại…
Thứ ba, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại “đƣợc xác định bằng một trình tự
đặc biệt bởi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền mà trình tự đó phải do pháp luật quy
định” [32, tr552] và đƣợc đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nƣớc, mang
tính cƣỡng chế nếu đƣợc giải quyết tại Tịa án.
Ngồi những đặc điểm chung nêu trên, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cịn
có những đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất, về cơ sở pháp l : Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là một loại
trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một ngƣời gây
ra tổn thất cho cá nhân, pháp nhân thì họ phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định
trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự.
Thứ hai, về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chỉ phát
sinh khi có thiệt hại xảy ra và th a mãn các điều kiện cơ bản khác nhƣ: có hành vi

19


trái pháp luật gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với
thiệt hại xảy ra, có lỗi của ngƣời gây thiệt hại.
“Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại có thể phát sinh khi khơng có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trƣờng
hợp bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra” [34].
Thứ ba, về hậu quả: Khi một ngƣời xâm phạm đến tính mạng, sức kh e, danh

dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
pháp nhân thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi của mình
gây ra. Những tổn thất đó phải tính tốn đƣợc bằng tiền hoặc phải đƣợc pháp luật
quy định là một đại lƣợng vật chất nhất định, nếu không sẽ không thể thực hiện
đƣợc việc bồi thƣờng. Đối những thiệt hại về tinh thần, mặc dù khơng thể tính
tốn đƣợc nhƣng đƣợc xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất
cho ngƣời bị thiệt hại. Vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng sẽ giúp khôi phục
lại thiệt hại hoặc bù đắp lại tổn thất cho ngƣời bị thiệt hại.
Thứ tư, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại: Đối với các loại
trách nhiệm pháp l khác nhƣ trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự thì chủ
thể nào thực hiện hành vi trái pháp luật chủ thể đó phải chịu hậu quả pháp l bất
lợi. Nhƣng đối với trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, ngƣời chịu trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại trong một số trƣờng hợp khơng phải ngƣời trực tiếp gây thiệt hại.
Ví dụ: cha, mẹ của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời giám hộ của ngƣời đƣợc giám hộ
gây thiệt hại, pháp nhân bồi thƣờng thiệt hại đối với trƣờng hợp ngƣời của pháp
nhân gây ra thiệt hại, trƣờng học, bệnh viện trong trƣờng hợp ngƣời chƣa thành
niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác nhƣ cơ sở
dạy nghề…
1.1.3.3. Phân loại

20


×