Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghiên cứu sự tác động của truyền miệng điện tử (EWOM) đến quyết định mua sản phẩm yến sào của người tiêu dùng tại tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN
TỬ (EWOM) ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM YẾN SÀO
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN
TỬ (EWOM) ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM YẾN SÀO
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:



8340101

Quyết định giao đề tài:

614/QĐ-ĐHNT ngày 11/5/2018

Quyết định thành lập HĐ:

445/QĐ-ĐHNT ngày 04/02019

Ngày bảo vệ:

22/05/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Võ Văn Diễn
Chủ tịch Hội đồng:
TS. Phạm Thành Thái
Phịng ĐT Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu sự tác động của truyền
miệng điện tử (EWOM) đến quyết định mua sản phẩm Yến sào của người tiêu dùng
tại tỉnh Lâm Đồng” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được cơng
bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Nha Trang, ngày 01 tháng 6 năm 2019
Ký tên

Nguyễn Thị Bích Hà

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q phịng
ban trường Đại học Nha Trang, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành đề tài.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Võ Văn Diễn đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài.
Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban quản lý Cơng ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sanest
Khánh Hịa đã đóng góp ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn giúp tơi hồn thành luận văn
tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 01 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hà

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................7
1.1. Tổng quan về Yến sào ............................................................................................... 7
1.2. Tổng quan thị trường Yến sào .................................................................................10
1.1.2. Tổng quan về thị trường yến trên thế giới............................................................10
1.1.3. Tổng quan thị trường Yến sào tại Việt Nam ........................................................11
1.2. Khái niệm truyền miệng điện tử (electronic word of mouth - eWOM) .................15
1.2.1. Khái niệm về marketing truyền miệng (WOMM) ...............................................15
1.2.2. Khái niệm truyền miệng điện tử (eWOM) ...........................................................16
1.2.3. Đặc điểm của eWOM. .........................................................................................17
1.2.4. So sánh WOM và EWOM ...................................................................................18
1.2.5. Sự phát triển của các cách thức truyền thông truyền miệng điện tử...................19
1.2.6. Các hình thức của eWOM ...................................................................................25
1.2.7. Động cơ tham gia vào eWOM..............................................................................27
1.3. Quyết định mua và sự tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến quyết định
mua của người tiêu dùng.................................................................................................28
1.3.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng .....................................................................28
1.3.2. Quá trình ra quyết định mua ................................................................................29
1.3.3. Tiến trình ra quyết định mua ................................................................................29
1.3.4. Sự tác động của truyền miệng điện tử đến quyết định mua của người tiêu dùng ......32
1.3.5. Các yếu tố của eWOM tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng...........34
1.4. Một số mơ hình nghiên cứu về eWOM ...................................................................46
1.4.1. Nghiên cứu ngồi nước........................................................................................47
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước...................................................................................49
1.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................................50
v



1.6. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................. 52
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 54
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 54
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 54
2.1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 55
2.2. Xây dựng thang đo................................................................................................... 56
2.2.1. Thang đo độ tin cậy của nguồn tin ....................................................................... 57
2.2.2. Thang đo chất lượng eWOM ................................................................................ 58
2.2.3. Thang đo số lượng eWOM ................................................................................... 58
2.2.4. Thang đo kiến thức trải nghiệm của người tiêu dùng .......................................... 59
2.2.5. Thang đo sự quan tâm của người tiêu dùng ......................................................... 59
2.2.6. Thang đo sự chấp nhận eWOM............................................................................ 60
3.2.7. Thang đo quyết định mua ..................................................................................... 60
2.3. Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................................... 61
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 61
2.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................................... 62
2.4. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................... 63
2.4.1. Kích thước mẫu .................................................................................................... 63
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 63
2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu ...................................................................................... 64
2.5.1. Làm sạch số liệu Dữ liệu ...................................................................................... 64
2.5.2. Phân tích thống kê mơ tả ...................................................................................... 64
2.5.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...................... 64
2.5.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................... 65
2.5.5. Phân tích tương quan và hồi quy ......................................................................... 67
2.5.6. Phân tích phương sai ANOVA ............................................................................ 71
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 74
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 74

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 74
3.1.2. Đơn vị hành chính ................................................................................................ 75
3.1.3. Cơ cấu dân số........................................................................................................ 75
3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 75
vi


3.2.1. Thu thập dữ liệu ...................................................................................................75
3.2.2. Làm sạch và mã hóa dữ liệu ................................................................................76
3.3. Phân tích thống kê mơ tả ........................................................................................76
3.3.1. Mẫu phân bố theo giới tính...................................................................................76
3.3.2. Mẫu phân bố theo nhóm tuổi ...............................................................................77
3.3.3. Mẫu phân bố theo nghề nghiệp ...........................................................................78
3.3.4. Mẫu phân bố theo trình độ....................................................................................79
3.3.5. Mẫu phân bố theo thu nhập ..................................................................................80
3.3.6. Mẫu phân bố theo thời gian truy cập ...................................................................81
3.3.7. Mẫu phân bố theo nguồn thông tin......................................................................82
3.3.8. Mẫu phân bố theo kênh thông tin ........................................................................82
3.4. Kết quả kiểm định thang đo....................................................................................83
3.4.1. Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Anpha ..........................................................83
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................................85
3.4.3. Kiểm định mơ hình nghiên cứu ............................................................................89
3.4.4. Kiểm định giả thuyết ..........................................................................................104
3.5. Mơ hình sau khi phân tích hồi quy ........................................................................105
3.6. Xác định giá trị trung bình của các thang đo ........................................................106
3.7. Đánh giá sự khác biệt của quyết định mua theo các đặc điểm nhân khẩu học.....106
3.7.1. Giới tính ..............................................................................................................107
3.7.2. Độ tuổi.................................................................................................................107
3.7.3. Trình độ học vấn .................................................................................................107
3.7.4. Nghề nghiệp ........................................................................................................108

3.7.5. Thu nhập bình quân ............................................................................................109
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ..........................111
4.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................111
4.2. Đề xuất một số giải pháp .......................................................................................112
4.3. Hạn chế của nghiên cứu.........................................................................................117
4.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................................117
KẾT LUẬN ...................................................................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................121
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

: Analysis of Variance (Phân tích phương sai)

CRM – Customer Relationship Management (quản lý quan hệ khách hàng)
Df

: Degrees of Freedom (Bậc tự do)

EFA

: Exploratory factor analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

ELM

:Mơ hình nghiên cứu Elaboration Likelihood Model


EWOM : electronic word of mouth (truyền miệng điện tử)
FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations (tổ

chức
KMO

: Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (Chỉ số

dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố).
Max

: Giá trị lớn nhất

Mean

: Trung bình.

Min

: Giá trị nhỏ nhất

SPSS

: Statistical Package for Social Sciences (Phần mềm xử lý số liệu

thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội).
SEO


:Search Engine Optimization (tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm)

Sig.

: Observed Significance level (Mức ý nghĩa thống kê)

Std.Dev.

: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn).

VIF

: Variance inflation factor (Hệ số phóng đại phương sai)

Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
URL

: viết tắt của Uniform Resource Locator (đơn vị tài nguyên thống

nhất hay đơn vị tài nguyên đồng dạng)
UGC

:User Generated Content (những nội dung do người dùng tạo ra

liên quan đến nhãn hiệu hay sản phẩm)
WOM

: word of mouth (truyền miệng)

WOMM


: word of mouth marketing (marketing truyền miệng)

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sản phẩm yến sào .......................................................................................... 15
Hình 1.2. Tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng ............................................29
Hình 1.3. Mơ hình Elaboration Likelihood Model (ELM) ............................................34
Hình 1.4. Mơ hình eWOM của Fan và Miao (2012)......................................................37
Hình 1.5. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến eWOM ............................... 48
Hình 1.6. Mơ hình sự tác động của eWOM đến quyết định mua mỹ phẩm của nữ giới
.........................................................................................................................................49
Hình 1.7. Mơ hình nghiên cứu sự tác động của eWOM đến quyết định mua sản phẩm
Yến sào của người tiêu dùng tại Lâm Đồng ...................................................................52
Hình 1.8. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu sự tác động của eWOM đến quyết định
mua sản phẩm Yến sào của người tiêu dùng tại Lâm Đồng ..........................................53
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................56
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng ................................................................ 74
Hình 3.2. giới tính của người tiêu dùng .........................................................................76
Hình 3.3. Độ tuổi của người tiêu dùng ...........................................................................77
Hình 3.4. Nghề nghiệp của người tiêu dùng ..................................................................78
Hình 3.5. Trình độ của người tiêu dùng .........................................................................79
Hình 3.6. Thu nhập của người tiêu dùng ........................................................................80
Hình 3.7. Thời gian truy cập Internet trung bình trong ngày .........................................81
Hình 3.8. Nguồn thơng tin tìm kiếm...............................................................................82
Hình 3.9. kênh thơng tin tìm kiếm ..................................................................................82
Hình 3.10. Mơ hình nghiên cứu sự tác động của eWOM đến quyết định mua sản phẩm
Yến sào của người tiêu dùng tại Lâm Đồng điều chỉnh .................................................89

Hình 3.11. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram của mơ hình hồi quy 1 ........93
Hình 3.12. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot của mơ hình hồi quy 1 .........94
Hình 3.13. Đồ thị phân tán Scatterplot của mơ hình hồi quy 1 .....................................96
Hình 3.14. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram của mơ hình hồi quy 2 ......101
Hình 3.15. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot của mơ hình hồi quy 2 .......102
Hình 3.16. Đồ thị phân tán Scatterplot của mơ hình hồi quy 2 ...................................103
Hình 3.17. Mơ hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy.........................................105

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh WOM và eWOM ............................................................................... 18
Bảng 1.2 Các kiểu hành vi mua hàng ............................................................................ 29
Bảng 2.1 Thang đo độ tin cậy của nguồn tin.................................................................. 57
Bảng 2.2 Thang đo chất lượng eWOM .......................................................................... 58
Bảng 2.3 Thang đo số lượng eWOM ............................................................................. 58
Bảng 2.4 .Thang đo kiến thức trải nghiệm của người tiêu dùng ................................... 59
Bảng 2.5 Thang đo sự quan tâm của người tiêu dùng ................................................... 59
Bảng 2.6 Thang đo sự chấp nhận eWOM ...................................................................... 60
Bảng 2.7 Thang đo quyết định mua ............................................................................... 60
Bảng 3.1 kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo ............................................... 83
Bảng 3.2 Ma trận xoay nhân tố các biến giải thích cho nhân tố “sự chấp nhận eWOM”
......................................................................................................................................... 85
Bảng 3.3 Tổng phương sai giải thích của các biến giải thích cho nhân tố “sự chấp nhận
eWOM” ........................................................................................................................... 86
Bảng 3.4 Tổng phương sai giải thích của các biến ảnh hưởng đến quyết định mua ..... 88
Bảng 3.5 Ma trận nhân tố của biến ảnh hưởng đến quyết định mua ............................ 88
Bảng 3.6 kết quả kiểm định hệ số tương quan .............................................................. 89
Bảng 3.7 Tương quan giữa sự chấp nhận eWOM và quyết định mua .......................... 90

Bảng 3.8 đánh giá độ phù hợp của mơ hình theo R2 hiệu chỉnh và hệ số Drbin-Watson
của mơ hình hồi quy 1 .................................................................................................... 91
Bảng 3.9 kết quả phân tích ANOVA của mơ hình hồi quy 1 ........................................ 92
Bảng 3.10 kết quả phân tích theo phương pháp Enter của mơ hình hồi quy 1 .............. 93
Bảng 3.11 kiểm định phương sai không thay đổi của mơ hình hồi quy 1 ..................... 96
Bảng 3.12 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình theo R2 hiệu chỉnh và hệ số DrbinWatson của mơ hình hồi quy 2 ....................................................................................... 99
Bảng 3.13 kết quả phân tích ANOVA của mơ hình hồi quy 2 ...................................... 99
Bảng 3.14 kết quả phân tích theo phương pháp Enter của mơ hình mồi quy 2 .......... 101
Bảng 3.15 Kiểm định giả định phương sai khơng thay đổi của mơ hình hồi quy 2 ... 104
Bảng 3.16 Thống kê giá trị trung bình của các thang đo ............................................. 106
Bảng 3.17 Phân tích Anova quyết định mua theo độ tuổi ........................................... 107
Bảng 3.18 Phân tích Anova quyết định mua theo trình độ học vấn ............................ 107
Bảng 3.19. Phân tích Anova quyết định mua theo nghề nghiệp .................................. 108
Bảng 3.20. Phân tích Anova quyết định mua theo thu nhập bình quân ...................... 109
x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cuộc sống hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho con người nhưng cũng vơ tình đưa
đến khơng ít tác động tiêu cực như hóa chất độc hại, khói bụi, ơ nhiễm mơi trường cùng
các áp lực xã hội. Tất cả những vấn đề trên đều âm thầm ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe của từng thành viên trong gia đình bạn. ý thức được tầm quan trọng của việc phịng
bệnh hơn chữa bệnh các gia đình hiện nay đã chủ động phòng chống bằng các giải pháp
thực tế mỗi ngày như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao… Trong
đó, chế độ dinh dưỡng là con đường hiệu quả giúp bạn duy trì năng lượng trong ngày,
sự phát triển của cơ thể và sức khỏe tổng quát. Cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng cũng là
nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh. Việc thiếu kiến thức về thực phẩm sẽ khiến gia
đình bạn rơi vào tình huống chất dư thừa, chất thiếu hụt. Đặc biệt đối với trẻ em trong
giai đoạn đang phát triển và người già sức đề kháng suy yếu.
Việt Nam là một trong 8 quốc gia trên thế giới có tổ Yến sào. Yến sào là sản vật

có giá trị dinh dưỡng cao, được xếp đầu bảng trong “bát trân” (8 loại thực phẩm quý
nhất) mà người xưa đúc kết. Yến sào một trong những “thực phẩm vàng” cho sức khỏe
đã và đang ngày trở thành thức uống bổ dưỡng chăm sóc sức khỏe được người tiêu dùng
ưa chuộng, tin dùng. Thị trường Yến sào vài năm trở lại đây đang phát triển mạnh mẽ,
các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cho
ngành kinh doanh “vàng trắng” đầy tiềm năng này. Vì vậy cạnh tranh trong ngành cũng
ngày càng gay gắt.
Hiện nay với sự bùng nổ của internet, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm
thay đổi cuộc sống, hành vi, thói quen của khách hàng và vì thế, các nhà bán hàng, tiếp
thị thời đại mới buộc phải thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận "thượng đế" của mình.
Để bắt kịp với sự phát triển này, hầu như tất cả các ngành đều đã có định hướng riêng
cho mình trong thời đại cơng nghệ số, từ đó các khái niệm Education 4.0, Business 4.0,
Marketing 4.0… ra đời. Marketing 4.0 hay còn gọi tiếp thị trực tuyến là hình thức quảng
cáo sản phẩm, thương hiệu có sự tác động qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng chủ
yếu thông qua kênh mạng internet. Trong thời đại công nghệ số, doanh nghiệp phải thay
đổi tất cả cách thức tiếp cận với khách hàng, phân tích thị trường, tiếp thị, bán hàng đến
chăm sóc khách hàng,…cho phù hợp với thời đại. Internet là công cụ đắc lực của
marketing 4.0, từ việc lựa chọn kênh quảng bá tới thúc đẩy hành động mua hàng, đánh
dấu bước dịch chuyển. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong hành vi trao đổi và tiếp cận thông
xi


tin của người dùng cũng đặt ra nhiều thách thức khi mạng xã hội cho phép mỗi người
trở thành một kênh truyền thông độc lập. Công chúng liên tục tạo lập nội dung và không
ngừng chia sẻ những nội dung này với nhau. Câu chuyện này giống như một con dao
hai lưỡi. Một mặt cho thương hiệu cơ hội tiếp cận với cơng chúng của mình bằng những
nội dung giàu tính tín nhiệm thơng qua những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã
hội. Một mặt dấy lên nguy cơ khủng hoảng thơng tin từ dư luận, những bình luận và lời
nhận định ác ý về sản phẩm, dịch vụ luôn sẵn sàng đánh gục một doanh nghiệp khi chưa
vững vàng. Chính vì những lý do trên tác giả chọn đề tài “nghiên cứu sự tác động của

truyền miệng điện tử (eWOM) đến quyết định mua sản phẩm Yến sào của người tiêu
dùng tại tỉnh Lâm Đồng”.
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về tác động của eWOM
đến quyết định mua sản phẩm Yến sào của nguời tiêu dùng. Với mong muốn giải thích
về mặt lý thuyết và thực nghiệm về các nhân tố của eWOM ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm yến sào của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu tập
trung vào các nội dung cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu, khám phá các nhân tố của eWOM ảnh hưởng đến quyết định mua
sản phẩm yến sào của người tiêu dùng
- Đưa ra các gợi ý, chính sách nhằm sử dụng hiệu quả eWOM đối với sản phẩm
Yến sào tại thị trường tỉnh Lâm Đồng thông qua các kênh truyền thơng trên Internet.
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là nghiên cứu sự tác động của truyền
miệng điện tử eWOM đến quyết định mua sản phẩm Yến sào của nguời tiêu dùng tại
tỉnh Lâm Đồng. Xuất phát từ các nhân tố eWOM ảnh hưởng đến quyết định mua sản
phẩm Yến sào được chỉ ra ở nghiên cứu liên quan bao gồm hàng loạt các biến nên
phương pháp nghiên cứu chủ đạo sử dụng trong luận văn này là phương pháp định lượng
thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định
được các nhân tố đại diện cho hàng loạt các biến quan sát. Cuối cùng, thơng qua phân
tích hồi quy tuyến tính để xác định cường độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến
quyết định mua sản phẩm Yến sào của người tiêu dùng tại tỉnh Lâm Đồng.
Với thang đo ban đầu gồm 30 biến quan sát. Thông qua phương pháp đánh giá,
phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả thu được các
biến quan sát đều phù hợp thang đo.
xii


Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo các nhân tố (biến –
độc lập) ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Yến sào. Sau khi thực hiện phép quay
varimax với phương pháp trích yếu tố Principal component, kết quả đạt được như sau:
-


Nhóm nhân tố thứ 1: “Kiến thức trải nghiệm của người tiêu dùng” (EXP) gồm 6
biến quan sát: EXP1, EXP2, EXP3, EXP4, EXP5, EXP6

-

Nhóm nhân tố thứ 2: “Chất lượng eWOM” (CL) gồm 6 biến quan sát : CL1, CL2,
CL3, CL4, CL5, CL6

-

Nhóm nhân tố thứ 3: “Độ tin cậy của nguồn tin eWOM” (TRUST) gồm 5 biến
quan sát: TRUST1, TRUST2, TRUST3, TRUST4, TRUST5

-

Nhóm nhân tố thứ 4: “sự quan tâm của người tiêu dùng” (IN) gồm 4 biến quan
sát: IN1, IN2, IN3, IN4

-

Nhóm nhân tố thứ 5: “Số lượng eWOM” (SL) gồm 3 biến quan sát SL1, SL2, SL3.

-

Nhóm nhân tố thứ 6: “Sự chấp nhận eWOM” (ADP) gồm 5 biến quan sát ADP1,
ADP2, ADP3, ADP4, ADP5.
Dựa vào kết quả phân tích hồi quy ta đã xác định được mức độ ảnh hưởng của

từng nhân tố eWOM tác động đến sự chấp nhận eWOM có thứ tự: chất lượng eWOM,

số lượng eWOM, sự quan tâm của nguời tiêu dùng , kiến thức trải nghiệm của người
tiêu dùng, độ tin cậy của tin eWOM. Và “sự chấp nhận eWOM” có ảnh hưởng đến
“quyết định mua”.
Những kết quả nghiên cứu mà tác giả thu được sẽ bổ sung thêm vào các nghiên
cứu về sự tác động của eWOM đến quyết định mua sản phẩm Yến sào người tiêu dùng
tỉnh Lâm Đồng nói riêng và tác động của eWOM đến quyết định mua sản phẩm Yến sào
người tiêu dùng của người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả tiến hành đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng công cụ eWOM trong công tác marketing
của các doanh nghiệp kinh doanh Yến sào.
Từ khóa: truyền miệng điện tử eWOM, quyết định mua, Yến sào.

xiii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đánh giá về xu hướng tiếp thị trong kỉ nguyên số, đại diện Nielsen Việt Nam
cho biết thế hệ người dùng siêu kết nối với những thói quen sử dụng Internet và sự
xuất hiện các công nghệ mới sẽ khiến tiếp thị trực tuyến thay đổi mạnh mẽ.
Theo nghiên cứu từ Nielsen công bố tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến Việt Nam
(VOMF 2018) được tổ chức gần đây, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tổng thời
gian người dùng trực tuyến. Số người dùng điện thoại di động tại Việt Nam chiếm
95% trong đó điện thoại thơng minh chiếm 78%. Cụ thể hơn, có đến 79% người dùng
xem sản phẩm trên ứng dụng di động hoặc website. Có tới 75% dùng điện thoại thơng
minh để tìm kiếm thơng tin sản phẩm trước khi mua hàng. Ông Nguyễn Trọng Đạt,
đại diện Nielsen Việt Nam dự đoán, đến năm 2020, cứ 100 người Việt Nam sẽ có 55
người kết nối với Internet. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thế hệ người dùng khơng
chỉ có cường độ sử dụng Internet càng ngày càng dày đặc mà cịn tiếp xúc với nhiều

kênh truyền thơng xã hội (socical media) và tìm hiểu thơng tin trên nhiều kênh khác
nhau và tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Điều này tác động lớn đến hành vi
ra quyết định của người tiêu dùng.
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Philip Kotler (2007): “WOM đang
phát triển một cách tự nhiên nhưng đầy mạnh mẽ thông qua internet”, vì vậy
marketing truyền miệng truyền thống trong bối cảnh hiện nay cũng được xem như
truyền miệng điện tử (eWOM). Hiện nay khi mà cuộc cách mạng kỹ thuật số đã
khuyếch đại và tăng tốc để đạt đến điểm mà tiếp thị truyền miệng khơng cịn là một
hành động thân mật, cách thức truyền thông giữa hai người với nhau mà nó có thể là
sự truyền thơng từ một người đến nhiều người, người tiêu dùng hiện nay đã hình
thành một xu hướng mới trong việc chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, họ
có thể tự do thể hiện quan điểm, bày tỏ thái độ hay các trải nghiệm tiêu dùng của
mình trên các diễn đàn, mạng xã hội hoặc chủ động tìm kiếm thơng tin về sản phẩm,
dịch vụ bằng cách để lại các câu hỏi trên các trang web chính thức khi cần tìm hiểu
thêm những thơng tin cần thiết. Thậm chí, một số khách hàng còn tạo ra các bài viết,
các blog để ca ngợi hay chê bai sản phẩm, thương hiệu sau khi trải nghiệm dịch vụ,
sản phẩm của doanh nghiệp.

1


Thời đại "internet of things" tạo nên môi trường mà ở đó người tiêu dùng tiếp
xúc với nhiều nguồn thơng tin khác nhau về cùng một sản phẩm tìm kiếm và mua
sắm những sản phẩm, dịch vụ tốt với mức giá ưu đãi nhất, đã hình thành văn hóa mua
sắm tiết kiệm trong người tiêu dùng Việt. Và trong thời đại mua sắm trực tuyến bùng
nổ như hiện nay, người tiêu dùng thường so sánh trước khi ra quyết định mua hàng
hoặc sử dụng dịch vụ vì có rất nhiều lựa chọn. Khi liệt kê các yếu tố then chốt có thể
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng gồm: nguồn gốc, chất lượng, tính năng, mùi vị,
mua sắm để tặng/thưởng, bao bì, khuyến mãi, sưu tập, giá cả thì đại đa số người Việt
(80 - 90%) khẳng định nguồn gốc là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định mua

hàng của họ so với các yếu tố khác. Có đến 3 trong 4 người Việt đọc kỹ các thông tin
về sức khỏe liên quan đến sản phẩm họ sử dụng (88%) và tìm hiểu kỹ về các thơng
tin dinh dưỡng được cung cấp bởi sản phẩm họ sử dụng (74%). Trong thời đại thông
tin luôn được phổ biến và cập nhật liên tục chỉ với một cú nhấp chuột như hiện nay,
các hoạt động marketing và truyền thông không chỉ là những lời nói sng của các
doanh nghiệp mà phải là những tuyên bố, cam kết về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm
chính xác và rõ ràng.
Với sự bùng nổ của internet, cộng đồng trực tuyến được tăng về mặt kích
thước, số lượng và đặc điểm, các nhà tiếp thị đã nhận ra tầm quan trọng ngày càng
tăng của tiếp thị truyền miệng điện tử (eWOM) - một chỉ số sức mạnh của thương
hiệu. Nhằm tạo ra các thông điệp có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng. Do đó, tìm hiểu tác động của eWOM đến quyết định chọn mua
sản phẩm là hết sức cần thiết để giúp các doanh nghiệp trong trong việc đưa những
sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, số lượng người tiêu dùng kết nối trong năm 2015 là 23 triệu
người, và sẽ tăng lên 40 triệu người trong năm 2025. Chi tiêu hằng năm của người
tiêu dùng kết nối tại Việt Nam sẽ tăng từ 50 tỷ USD trong năm 2015 lên đến 99 tỷ
USD trong năm 2025. Đến năm 2025, ước tính chi tiêu của người tiêu dùng kết nối
sẽ chiếm một nửa tổng tiêu dùng hằng năm. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng thông tin
đã giúp họ "kết nối" thường xuyên hơn và chủ động hơn. Việc "luôn kết nối" cũng
khiến người tiêu dùng tự tin và chủ động hơn trong lối sống của họ. (nguồn
brandsvietnam)

2


Những xu hướng trên đang và sẽ là những nhân tố định hình lại thói quen và hành
vi tiêu dùng của người Việt, từ đó kéo theo sự thay đổi của thị trường.
Theo báo cáo “Chỉ số niềm tin người tiêu dùng” do Nielsen thực hiện, sức
khỏe của bản thân cùng với sự an khang và hạnh phúc của cha mẹ nằm trong Top 5

mối quan tâm lớn nhất của người Việt. Họ tập thể dục thường xuyên hơn (84%) và
chủ động sử dụng các biện pháp ăn kiêng (80%) để trở nên khỏe mạnh hơn. Bên cạnh
đó, người tiêu dùng cũng thận trọng hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng các loại thực
phẩm tốt cho sức khỏe.
Do điều kiện về thời tiết, trên thế giới chỉ có 1 số quốc gia châu Á sản xuất
được Yến sào, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Ngồi khai thác tổ yến tự nhiên ở các đảo, Việt Nam cịn phát triển được ngành nghề
ni yến trong nhà, và chất lượng tổ yến của Việt Nam được đánh giá rất cao. Yến
sào từ xa xưa vốn là vật phẩm quý hiếm chỉ dùng trong chốn cung đình với những
cơng dụng bổ dưỡng diệu kì, dân gian xưa cịn ví tổ yến là “vàng trắng”. Vì chuộng
giá trị dinh dưỡng của thứ tổ chim mà ngày trước chỉ vua chúa mới được dùng nên
dù giá cả đắt đỏ là thế nhưng tổ yến vẫn được nhiều người, nhiều giới mua dùng. Yến
sào không chỉ là thực phẩm cao cấp mà còn được sử dụng ngày càng nhiều trong sản
xuất dược phẩm và mỹ phẩm.
Ngành nghề kinh doanh Yến sào – ngành kinh doanh tỷ đô, theo cục Lương
Nông thế giới (FAO), tổng nhu cầu về Yến sào đã vượt nhiều lần so với lượng cung
hằng năm. Đây sẽ là nguồn lợi không nhỏ cho các nước và các doanh nghiệp, trong
đó có Việt Nam đang nhắm đến. Lĩnh vực này càng trở nên sôi động hơn với hàng
loạt các kế hoạch tăng tốc sản xuất, mở rộng mạng lưới phân phối của các doanh
nghiệp sau khi có sự tham gia của một số nhà đầu tư nước ngoài.
Trên thị trường Yến sào hiện nay, mặt hàng này đang được bày bán với nhiều
mức giá khác nhau, với nhiều xuất xứ từ các sản phẩm trong nước, nhập khẩu, xách
tay hay là do các gia đình tự khai thác… Có một thực trạng hiện nay là việc phân biệt
đâu là sản phẩm yến đảo thiên nhiên hay yến nhà, yến Việt Nam, yến Malaysia, yến
Indonesia hay yến Thái Lan thì không phải ai cũng biết, và thực trạng hàng giả, hàng
kém chất lượng… trên thị trường là điều không tránh khỏi.

3



Đứng trong một thị trường tiềm năng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt như
vậy, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng Yến sào cũng không ngừng đưa ra các
biện pháp marketing nhằm gia tăng sự hiện diện sản phẩm của mình trong tâm trí
người tiêu dùng. Nhưng quảng cáo như thế nào để hiệu quả đạt được là tốt nhất, thơng
điệp truyền đi phải thật sự hữu ích, tin cậy đối với khách hàng để sản phẩm dần dần
đi đúng, đi sâu, đi trúng đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng
tới. Và một trong các phương pháp marketing đem lại hiệu quả cao mà lại giúp tiết kiệm
chi phí đã được dử dụng phổ biến hiện nay đó là truyền miệng điện tử. Từ thực tiễn trên,
tác giả thực hiện đề tài “nghiên cứu sự tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến
quyết định mua sản phẩm Yến sào của người tiêu dùng tại tỉnh Lâm Đồng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
- Nghiên cứu sự tác động của eWOM đến quyết định mua sản phẩm Yến sào
tại thị trường tỉnh Lâm Đồng.
Mục tiêu cụ thể:
- Đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa
các nhân tố của eWOM có tác động đến quyết định mua sản phẩm Yến sào của người
tiêu dùng tại tỉnh Lâm Đồng.
- Xác định các nhân tố eWOM ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Yến sào
của người tiêu dùng tại tỉnh Lâm Đồng
- Phân tích, đánh giá tác động của từng nhân tố eWOM có tác động đến quyết
định mua sản phẩm Yến Sào của người tiêu dùng tại tỉnh Lâm Đồng.
- Đưa ra các gợi ý, chính sách nhằm sử dụng hiệu quả eWOM đối với sản phẩm
Yến sào tại thị trường tỉnh Lâm Đồng thông qua các kênh truyền thông trên Internet.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố eWOM tác động như thế nào đến quyết định mua sản phẩm Yến
sào của người tiêu dùng tại Lâm Đồng?
- Những biến số: độ tin cậy của nguồn tin eWOM, chất lượng eWOM, số lượng
eWOM, kiến thức trải nghiệm của người tiêu dùng, sự quan tâm của người tiêu dùng


4


tại Lâm Đồng có ảnh hưởng đến sự chấp nhận eWOM của người tiêu dùng tại Lâm
Đồng hay không?
- Nhân tố sự chấp nhận eWOM có tác động đến quyết định mua hàng của người
tiêu dùng tại Lâm Đồng hay không?
- Sự tác động của eWOM đến quyết định mua sản phẩm Yến sào của người tiêu
dùng tại Lâm Đồng có độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp khác nhau có khác nhau hay
không?
- Làm thế nào để doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm Yến sào sử
dụng hiệu quả eWOM cho việc truyền thông về sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào tìm hiểu xác định những nhân tố eWOM có ảnh hưởng đến
quyết định mua sản phẩm Yến sào của người tiêu dùng tại tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát người tiêu dùng tại tỉnh Lâm Đồng đã từng sử dụng hoặc có ý định sử
dụng sản phẩm yến sào trong độ tuổi từ 18 trở lên, có học vấn khác nhau, làm nhiều
ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, có mức thu nhập khác nhau và có sử dụng internet.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài được thực hiện thông qua 2 giai đoạn là nghiên
cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, cụ thể như sau:
• Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn đầu
nhằm xây dựng mơ hình và các biến số đo lường cho phù hợp với bối cảnh tại thị
trường tỉnh Lâm Đồng
• Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu định lượng được tiến hành dựa trên
nguồn thơng tin có được từ cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi để giải quyết các mục
tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài sử dụng nhiều cơng cụ phân tích dữ liệu như thống
kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA),

hồi qui với phần mềm SPSS 20.0
5. Đóng góp của đề tài
Ý nghĩa khoa học
5


Xác định sự tác động của eWOM đến quyết định mua sản phẩm Yến sào của
người tiêu dùng thông qua các nhân tố: độ tin cậy của nguồn tin eWOM, chất lượng
eWOM, số lượng eWOM, kiến thức trải nghiệm của người tiêu dùng, sự quan tâm
của người tiêu dùng và sự chấp nhận eWOM.
Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp các doanh nghiệp nắm bắt được những nhân tố quan trọng của eWOM tác
động đến quyết định mua sản phẩm Yến sào của người tiêu dùng, từ đó phát triển eWOM
như là một công cụ marketing một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp.
- Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu là cơ sở cho việc hoàn
thiện các hoạt động nghiên cứu về sự tác động của eWOM đến quyết định mua của
người tiêu dùng trong những nghiên cứu tiếp theo.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,… Luận
văn dự kiến kết cấu thành 6 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu: trình bày cơ sở lý thuyết
làm nền tảng cho nghiên cứu, tổng kết các mơ hình lý thuyết và thực nghiệm đã được
nghiên cứu trước đó. Trên cơ sở đó, đề xuất mơ hình và các giả thuyết về các mối
tương quan trong mơ hình nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: trình bày thiết kế nghiên cứu, qui trình
nghiên cứu, xây dựng thang đo và đánh giá sơ bộ, chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi
phỏng vấn người tiêu dùng
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả nghiên cứu chính thức, đánh
giá các thang đo, kiểm định sự phù hợp của mơ hình lý thuyết và kiểm định các giả
thuyết đã đưa ra. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Chương 4: Thảo luận và đề xuất một số giải pháp: tóm tắt kết quả chính cũng
như các hạn chế của đề tài nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Đề xuất một số giải pháp sử dụng công cụ eWOM nhằm gia tăng quyết định mua sản
phẩm Yến sào của người tiêu dùng.

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về Yến sào
Yến sào là tổ một loài chim biển - chim yến Hàng. Chim yến Hàng
(Aerodramus fuciphagus) là lồi chim phân bố ở vùng Đơng Nam Á, trong đó phân
lồi Aerodramus fuciphagus germani là phân lồi đặc hữu phân bố chủ yếu tại các
tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây là phân lồi cho tổ chim yến
đảo thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới. Loài chim yến này phân bố từ
Quảng Bình đến Cơn Đảo, Phú Quốc; trong đó Khánh Hòa là nơi tập trung quần thể
chim yến đảo phát triển ổn định và lớn nhất nước. Các đảo đá hoa cương vùng biển
Khánh Hòa với vách đá dựng đứng, cheo leo, hiểm trở là nơi đất lành cho chim
yến trú ngụ, làm tổ và phát triển bầy đàn. Sản lượng khai thác Yến sào đảo yến
thiên nhiên Khánh Hòa trong những năm gần đây đã vượt trên 3.400 kg/năm.
Khi làm tổ, chim yến tiết ra một loại chất dịch từ trong hai tuyến miệng, kéo
dài thành từng sợi trắng và trong suốt gắn dần lên vách đá, đan xen với nhau khơ
cứng lại thành tổ. Bề ngồi tổ yến giống thìa múc canh gắn vào vách đá nhờ hai
mấu nhỏ gọi là “chân”.
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng từ Yến sào
Theo nghiên cứu của PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa - Viện trưởng Viện công nghệ
sinh học và môi trường, trường Đại học Nha Trang, sở dĩ tổ yến có nhiều lợi ích cho
sức khỏe là bởi nó chứa carbohydrat với hàm lượng galatosamine chiếm 7,2% và
glucosamin 5,3% giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thối hóa khớp.
Các loại a-xít amin có lợi cho sức khỏe trong Yến sào có thể kể đến là: a-xít aspartic

và a-xít proline hỗ trợ tăng trưởng mô, cơ, tái tạo tế bào; a-xít glutamic kích thích sự
tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng não bộ; a-xít threonin rất tốt cho hoạt
động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất
ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám, bảo vệ da;
chống lão hóa, làm sáng mịn da và giảm nếp nhăn, kích thích sản sinh collagen, đẩy
nhanh q trình tái tạo tế bào; a-xít valine có tác dụng điều hịa protein, hỗ trợ q
trình ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao. Ngoài ra, các khống chất natri, can-xi,
ma-giê, sắt trong tổ yến rất có lợi cho thần kinh, trí nhớ, hệ tiêu hóa giúp tăng cường
miễn dịch. Không những thế, dựa trên những nghiên cứu thực tiễn và các bằng chứng
nghiên cứu khoa học được cơng bố gần đây cho thấy Yến sào có những hoạt tính sinh

7


học và y dược rất quý như khả năng kháng ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư, kháng
cao huyết áp, kháng virus, tăng cường chức năng sinh lý.
- Yến sào thường dùng chữa hư yếu, ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết
và dùng làm món ăn bổ trong những bữa tiệc lớn (Tác phẩm khoa học “Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi).
- Yến sào có tác dụng làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất
trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối
với hệ huyết học.
-Yến sào có tác dụng giải độc khi cơ thể bị tác động bởi hóa chất độc hại. Yến
sào hạn chế mức độ sút cân và giúp phục hồi sức khỏe nhanh. (Cơng trình “Nghiên
cứu chất hoạt tính sinh học trong tổ Yến Khánh Hịa” của Tiến sĩ Ngơ Thị Kim, viện
cơng nghệ sinh học).
-Yến sào có cơng dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Với
thành phần giàu dưỡng chất, Yến sào phù hợp cho rất nhiều đối tượng người dùng.
(Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia).
- Yến sào có những tác dụng sau: Làm gia tăng sự sinh sản tế bào lên 50%,

làm gia tăng thành phần Collagen trong da người lên 20%, làm giảm nếp nhăn da sau
6 tuần sử dụng Yến sào. (Báo cáo khoa học “Nghiên cứu hoạt tính sinh học của Yến
sào và dịch chiết Yến sào” của Giáo sư Tiến sĩ Yuen Kah Hay và Tiến sĩ Lim Sheau
Chin Đại học Sains Malaysia).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy Yến sào có hiệu quả trong việc cải thiện chứng
lỗng xương và chống lão hóa da. (Báo cáo khoa học “Yến sào cải thiện sức bền của
xương và độ dày của da” của Noriko Matsukawa và cộng sự Viện nghiên cứu dinh
dưỡng và bệnh học Kyoto (Nhật)…
Đối với trẻ em
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khẳng định:
“Yến sào rất tốt cho trẻ em bị suy dinh dưỡng bới yến sào giúp bổ sung protein, các
loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.
Hơn nữa, nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng
70ml/ngày) thì khả năng miễn dịch, sức đề kháng của bé cũng được cải thiện”.
Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra
thi cử, vì các ngun tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho
quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.
8


Đối với người lớn
Theo chuyên gia, yến sào có chứa threonine là chất hình thành elastin và
collagen của da, giúp da khơng bị lão hóa. Sử dụng yến sào hằng ngày, chị em phụ
nữ sẽ có được một làn da khỏe và căng mịn. Ngoài ra, yến sào chỉ chứa đường tự
nhiên galactose mà khơng có chất béo, thích hợp dùng mỗi ngày mà khơng sợ tăng
cân.
Yến sào cịn có Valine (4,12%) và Isoleucine (2,04%) là các acid giúp điều hòa
protein, cân bằng nitơ cần thiết hỗ trợ bạn trong quá trình ăn kiêng và hồi phục sau
luyện tập thể dục thể thao.
Acid amin Methionine (0,46%) trong yến sào đặc biệt cần thiết cho nam giới

để có được cơ thể săn chắc vì nó nhanh chóng phân hủy và đốt cháy chất béo.
Menthinine còn hỗ trợ chữa kiệt sức, viêm khớp và bệnh gan.
“Hơn nữa, ít người biết rằng trong yến sào có chứa 11,4% chất L-Arginine.
Việc thiếu chất này sẽ làm giảm và rối loạn sự ham muốn. Vì đây là một chất có lợi
trong việc điều hịa chức năng tình dục”.
Đối với người già và người bệnh
Yến sào cũng đặc biệt tốt cho người già, người cần hồi phục sức khỏe sau khi
đau ốm, phẫu thuật, vì thành phần yến sào rất giàu Proline (5,27%), Axit aspartic
(4,69%) là các chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào. Từ đó,
yến sào giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích sinh trưởng tế bào, phục hồi
các tế bào bị tổn thương.
Người có nhu cầu dùng yến sào nhưng bị bệnh tiểu đường cũng nên yên tâm,
bởi theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm thì “yến sào có 4,56% Leucine và 2,04% Isoleucine
hỗ trợ điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, dùng hàng ngày có thể giúp ổn định
glucose máu”.
Những kết quả nghiên cứu này đang mở ra triển vọng phát triển kinh doanh
những sản phẩm thực phẩm chức năng, hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cũng như sắc
đẹp từ sản phẩm Yến sào (nguồn Yến sào Khánh Hòa).

9


×