Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tải Cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh trong Đọc "Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du - Văn mẫu lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.67 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh trong Đọc "Tiểu Thanh kí" của</b>
<b>Nguyễn Du</b>


<b>1. Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh</b>
<b>I. Mở bài</b>


Tiểu Thanh là tên hiệu của cô gái họ Phùng sống vào đời Minh, Trung Quốc.
Nàng làm lẽ, bị vợ cả ghen, bắt ra ở Cơ Sơn cạnh Tây Hồ. Vì cơ đơn sầu muộn,
nàng chết lúc tuổi vừa tròn mười tám, chỉ để lại một tập thơ “Tiểu Thanh kí”. Đọc
phần dư cảo của nàng, Nguyễn Du xúc động làm bài thơ: Độc tập Tiểu Thanh kí.


- Ghi bài thơ và chuyển mạch.
<b>II. Thân bài</b>


<b>A. Đề</b>


<b>1. Tây Hồ cảnh đẹp hóa gị hoang</b>


Nguyễn Du hình dung cảnh Tây Hồ, nơi Tiểu Thanh bị vợ cả bắt ra ở đấy,
nay đã thành gò hoang, cũng như Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh qua mảnh giấy
tàn tức là phần dư cảo của nàng. Gò hoang lạnh chôn cất người tài sắc mà bạc
mệnh, thật là đáng thương cảm. Thương cảm nên tưởng niệm, và chỉ biết tưởng
niệm người xưa bằng cách đọc nhừng bài thơ cũ cịn sót lại của nàng bên song cửa
sổ, nên thổn thức ngậm ngùi:


<i>Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.</i>


<b>2. Tiểu Thanh là kẻ cô đơn, người viết cũng là kẻ cô đơn. Hai tâm hồn cô</b>
đơn dường như giúp nhau, và người hôm nay cảm thông trọn vẹn nỗi đau đớn của
người xưa.



<b>B. Thực</b>


<i>Son phấn cô thân, chốn vẫn hận.</i>
<i>Văn chương kháng mệnh, đốt còn vương.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2. Sắc đẹp và văn chương là hai thứ gắn bó với Tiểu Thanh lúc sinh thời của</b>
nàng. Son phấn làm gì có thần, nhưng Nguyễn Du đã tạo thần cho để rồi tự hận, để
thương hận cho Tiểu Thanh. Văn chương cũng vậy, làm gì có mệnh, nhưng
Nguyễn Du cũng gắn mệnh cho để rồi vương vấn xót thương cho Tiểu Thanh.


<b>C. Luận</b>


<i>Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,</i>
<i>Cái án phong lưu khách tự mang.</i>


<b>1. Từ câu thực, Nguyễn Du đi đến câu luận có tính cách triết lí. Nỗi hờn kim</b>
cổ là nỗi hờn muôn đời. Nhà thơ như dồn cái hận muôn đời vào niềm thương hận
cho số kiếp của Tiểu Thanh. Muốn hỏi trời vì sao có nỗi hận này, khơng hỏi được
lại càng thêm hận.


<b>2. Cịn khách phong lưu lẽ ra đáng được hưởng những thú phong lưu, sao lại</b>
phải mang cái án lạ lùng?


Không trả lời được, nhà thơ đành thở than: Ta tự thấy mình là người cùng
hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhà.


<b>D. Kết</b>


<i>Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa </i>
<i>Người đời ai khóc Tố Như chăng?</i>



<b>1. Tiếu Thanh mất vào thế kỉ XVI thì ba trăm năm sau, vào thế kỉ XIX có</b>
một người là Tố Như (tức Nguyễn Du) làm thơ khóc nàng. Nhưng chẳng biết ba
trăm năm sau khi Tố Như mất đi trong thiên hạ ai là người khóc cho?.


<b>2. Một câu hỏi làm nao lòng người, thể hiện nỗi bi thương tột độ. Cuộc đời</b>
vẫn hiếm hoi mừng tri âm, tri kỉ. Nguyễn Du đang xót thương cho Tiểu Thanh,
bỗng quay ra tự xót thương mình. Bởi lẽ Nguyễn Du và Tiểu Thanh cùng chung
một số kiếp tài tử giai nhân đầy lận đận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du thể hiện sâu sắc trong các tác
phẩm của ông, đặc biệt là bài thơ này. Thương người đang sống (Sở kiến hành),
thương người chịu kiếp đọa đày (Truyện Kiều), thương người bất hạnh (Văn chiêu
hồn), còn thương cả người đã khuất (Đọc Tiểu Thanh kí). Thật như lời thơ Tố
Hữu:


<i>Tấm lịng thơ vẫn tình đời thiết tha.</i>
<b>2. Bài văn mẫu số 1: Cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh</b>


Phùng Sinh người Hàng Châu tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc, sống vào cuối
đời Minh, giàu có, ăn chơi, một lần tới Dương Châu (Giang Tô) mua được Tiểu
Thanh, tên chữ là Nguyên Nguyên, cũng họ Phùng về làm thiếp. Nàng xinh đẹp,
thông minh từ nhỏ, lại thông thạo thơ ca, từ khúc, giỏi đàn hát, múa ca. Khi được
bán cho Phùng Sinh, mới mười sáu tuổi. Nhìn tướng mạo họ Phùng, Tiểu Thanh đã
thảnh thốt cảm nhận được cuộc sống bất hạnh của mình sau này. Than: "Đời ta thế
là hết rồi!".


Vợ cả Phùng Sinh vốn ngỗ ngược, nổi tiếng ghen tng, đốì xử với Tiểu
Thanh khơng ra gì. Cuối cùng bắt nàng ra ở riêng dưới chân núi Cô Sơn ven Tây
Hồ, nằm bên Tô đê, con đê do Tô Đông Pha, một nhà thơ nổi tiếng đời Tống, khi


làm quan ở đây cho đắp. Lại không cho Phùng Sinh đến thăm. Cảnh u buồn, lòng
người còn u buồn hơn. Chăn đơn gối chiếc, bốn bề tịch liêu. Chỉ có rừng mai núi
trúc xào xạc, tiếng chng chùa vàng vẳng, sương khói giăng mờ. Tiểu Thanh suốt
ngày đêm một mình một bóng với mấy đứa cháu nhỏ, một bà ở già. Nỗi hờn oán,
buồn bã chỉ biết gửi vào nước mắt và thơ phú. Lâu dần thành bệnh.


Một lần, trong cơn bệnh nặng, nàng cho tìm thợ truyền thần đến vẽ chân
dung bức thứ nhất, bảo:


- Mới được cái hình, chưa được cái thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tiểu Thanh đem bức vẽ đặt lên bàn, bày hoa quả thắp hương tự cúng mình.
Sai hầu gái lấy giấy bút viết thư tuyệt mệnh. Cuối thư là bốn câu thơ:


<i>"Ruột tằm dứt, lệ rịng rịng</i>
<i>Lầu son gác tía những mong có ngày</i>


<i>Chiều tà ửng mặt đào say</i>
<i>Ấy hồn thiếu nữ ngất ngây yêu kiều"</i>


Rồi vứt bút, dựa án thư, nước mắt tuôn trào, nấc một tiếng lớn, mà chết.
Sau khi Tiểu Thanh qua đời, vợ cả Phùng Sinh vẫn không thôi ghen tức. Tập
thơ cùng ảnh của nàng đều bị đốt hết. May còn một chân dung, là bức họa thứ hai
và mấy bài thơ làm nháp dùng gói đồ tặng cơ con gái người ở già không bị thiêu
hủy.


Xin giới thiệu một hai bài:


<i>Xuân về máu lệ nhòa</i>
<i>Giải áo bay vờn cổ</i>


<i>Ba trăm gốc mai già</i>
<i>Nên hóa đỗ quyên hoa</i>


Bài thơ ý tứ rằng, màu vàng buồn của hoa mai đã hóa thành màu đỏ máu
thảm thương của hoa đỗ quyên.


<i>Bâng khuâng đứng trước Phật đài</i>
<i>Xin đừng làm một kiếp người nổi trôi</i>


<i>Chỉ làm giọt nước dương thôi</i>
<i>Tưới sen tịnh để đời đời sắc xanh</i>


Bài thơ làm khi vào dâng hương chùa Thiên Trúc ở Tây Hồ, khơng được
ngang tàng, phóng khống như Nguyễn Cơng Trứ "Kiếp sau xin chớ làm người!
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo". Nỗi buồn đau đã hóa thành ước vọng từ bi,
hiến dâng tốt đẹp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Khêu đèn ngồi đọc tích người xưa</i>
<i>Đời cịn lắm kẻ ngây cùng dại</i>
<i>Đâu phải mình ta bạc mệnh thừa</i>


Bài thơ làm nhân đêm gió mưa hiu hắt, đọc Mẫu Đơn Đình một ví dụ kinh
kịch nổi tiếng của Thang Hiến Tổ đời Nguyên, viết về nàng Lệ Nương chết đi
mang theo một mối vọng tưởng, tình si.


Cũng đã nhiều người làm thơ về Tiểu Thanh. Ví như Chử Hạc Sinh, đương
thời, trước mộ Tiểu Thanh:


<i>Lặng đến mồ ai nắm cỏ xanh</i>
<i>Bâng khuâng rơi lệ khối oan tình</i>



<i>Mẫu Đơn Đình đó giờ ai đọc</i>
<i>Song lạnh mưa thưa gió tạt mành</i>


Đêm, Hạc Sinh một mình đi dưới rừng mai vẫn chưa thôi nghĩ đến số mệnh
Tiểu Thanh mà tưởng như có một bóng dáng yêu kiều lãng đãng gót sen phía
trước, lại làm thêm hai bài tứ tuyệt. Xin ghi một bài làm bằng:


<i>Đêm sương trăng rọi vườn mai</i>
<i>Tưởng như thấp thống bóng ai diễm kiều</i>


<i>n sao trận gió ban chiều</i>
<i>Lan gầy trúc gãy đến điều tang thương</i>
<b>3. Bài văn mẫu số 2: Cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tiểu Thanh vốn thông minh lại xinh đẹp, nết na, nàng lọt vào mắt xanh của
Phùng Sinh- một tên giàu có, ham thú ăn chơi. Hắn mua Tiểu Thanh về làm thiếp
khi nàng mới vừa tròn mười sáu tuổi. Nhưng sống trong giàu có mà lại chẳng thể
có nổi một niềm vui, nàng phải chịu bao nỗi đắng cay bởi sự ghen tuông của người
vợ cả. Kiếp chồng chung vốn vẫn vậy, ai mà chẳng muốn được bên đấng trượng
phu của mình, mụ vợ cả đã tìm mọi cách đẩy nàng xuống chân núi Cô Sơn sống
cuộc đời hiu quạnh. Nơi bốn bề hiu hắt, lấy gió rừng làm bạn, văn chương làm
người tri kỉ, bao nỗi buồn tủi, đớn đau, hờn oán được nàng gửi gắm vào từng trang
thơ. Cuối cùng, nàng đã qua đời khi vừa bước sang tuổi mười tám, nàng đã sống
một số kiếp ngắn ngủi với bao nỗi sầu muộn khôn nguôi. Đến khi chết rồi, những
áng thơ của nàng cũng bị người vợ cả tàn nhẫn kia đốt hết, chút phần dư cịn lại
được người giữ gìn, khắc ghi. Nguyễn Du đã viết nên những vần thơ xót thương
cuộc đời nàng:


<i>"Tây Hồ cảnh đẹp hố gị hoang</i>


<i>Thổn thức bên song mảnh giấy tàn"</i>


Cảnh Tây Hồ vốn đẹp đẽ khiến bao người mê đắm với những bông hoa tươi
thắm, với thiên nhiên trong lành tuyệt diệu giờ chỉ là cái gò hoang. Q khứ đẹp đẽ
kia đã khơng cịn nữa, giờ đây chỉ cịn lại sự tàn lụi mà thơi. Phải chăng, khung
cảnh ấy cũng như cuộc đời Tiểu Thanh vậy, sắc đẹp hương trời, thơ ca đàn múa
đều giỏi khiến bao người ngợi khen lại phải chịu phận làm lẽ, chịu bao bất công,
cuối đời chỉ nhận lại được sự buồn chán, cô đơn. Mảnh giấy tàn nhà thơ nâng niu
bên song cửa là chút tâm tư nàng gửi gắm vào thơ cịn may mắn sót lại, có lẽ thơ
nàng mang nỗi đau nhân thế, nỗi oán hận số kiếp bạc mệnh của mình khiến
Nguyễn Du phải thổn thức, đau đáu, nghẹn ngào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Cuộc đời nàng chịu nhiều ngang trái khiến những vật tưởng như vơ hình, vơ
tri ấy vẫn mang nỗi tiếc hận khơn ngi. Và có lẽ, dù có chết đi rồi nhưng sắc đẹp,
nhân cách và tài năng của nàng vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian, chẳng gì có thể
làm mất đi được những điều đó cả. Dù cho bao kẻ vô lương tâm muốn hủy cùng
diệt tận thì bởi một lẽ nào đó nó vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục sống cuộc đời nàng.


<i>"Cổ kim hận sự trời khôn hỏi</i>
<i>Cái án phong lưu khách tự mang"</i>


Số phận truân chuyên của nàng Tiểu Thanh khiến ai ai cũng phải tiếc
thương, dù mấy trăm năm trước hay bây giờ niềm tiếc hận ấy vẫn khơn ngi,
khiến lịng người khơng khỏi xót xa và tự vấn. Sao số kiếp con người thiên lương
lại phải chịu đọa đày? Tại sao những người tài hoa lại chẳng được trân trọng, nâng
niu? Trời cao có thấu được nỗi lòng kẻ phong lưu mang nỗi niềm nhân thế?


Bài thơ là tiếng khóc thương của Nguyễn Du cho cuộc đời nàng Tiểu
Thanh-người cố nhân chịu nhiều oan trái. Qua đó, khơng chỉ khắc hoạ được hình ảnh nàng
Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh mà còn thấy được cảm hứng nhân văn cao cả của một


tấm lòng thiết tha với cuộc đời, với con người.


</div>

<!--links-->

×