Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Soạn văn 10 bài: Đại cáo bình Ngô - Soạn bài lớp 10 tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.72 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Soạn văn 10 bài: Đại cáo bình Ngô</b>
<b>Hướng dẫn soạn bài</b>


<b>Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử</b>
vĩ đại vì những đóng góp to lớn của ơng trên nhiều bình diện:


- Dân tộc và tư tưởng: Là vị quân sư số 1 của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, là một thiên tài về quân sự, chính trị, ngoại giao… đưa cuộc khởi
nghĩa đến ngày tồn thắng. Ơng đi đầu trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà
với tư tưởng nhân nghĩa dẹp cường bạo.


- Văn chương: Nguyễn Trãi là hình tượng văn học kết tinh truyền thống văn
hóa Lí – Trần, mở đường cho giai đoạn phát triển mới. Một nhà văn kiệt xuất,
nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho văn
hóa, văn học.


<b>Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):</b>


- Một vài tác phẩm của Nguyễn Trãi: Côn Sơn ca, Bạch Đằng hải khẩu, Đại
cáo Bình Ngơ, Cảnh ngày hè, Cây chuối, Dục Thúy Sơn, Tùng, Thư lại dụ
Vương Thông, ...


+ Côn sơn ca: là khúc ca về bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, cảnh trí Cơn Sơn
với tác giả như là người bạn tâm giao. Âm điệu khỏe khoắn, thảnh thơi, song
cơ bản, âm hưởng chủ đạo vẫn là tiếng thở dài bi thiết về kiếp nhân sinh.
+ Cây chuối: thể hiện cốt cách đa tình của người thi sĩ. Nó là một thứ tình
yêu nhưng tình yêu cấy chẳng qua chỉ là một chút hương xn, hương lịng
thầm kín mà thơi.


+ Cảnh ngày hè: Tình u thiên nhiên và đất nước, lịng thương dân.
+ ...



<b>Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi :</b>
- Hai câu cuối bài "Cảnh ngày hè":


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày
nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Cảm nhận
cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế
nên ông vẫn lắng tai nghe âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Chính vì
vậy, ơng ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó,
Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và
đất nước. Ấy là một giấc mơ, và cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ bật ra
thành lời.


- Hai câu thơ đầu bài Côn Sơn ca :
<i>Côn Sơn suối chảy rì rầm</i>


<i>Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.</i>


- Khung cảnh thiên nhiên mở ra hết sức nên thơ, nhẹ nhàng cho ta cảm thấy
sự tĩnh tại trong từng câu từng chữ. Nơi Côn Sơn vắng vẻ mà yên tĩnh, để cho
tiếng suối chảy róc rách cũng vang vọng, êm dịu đi vào lời thơ trong trẻo như
tiếng đàn cầm. Tâm hồn thi nhân thật tinh tế, để tiếng suối trong kia khẽ
khàng chạm vào sợi dây rung cảm. Nguyễn Trãi có lẽ khơng chỉ u mến
thiên nhiên mà cịn coi thiên nhiên như một người bạn tâm tình, hịa mình
vào thiên nhiên cảm nhận từng hơi thở của cành cây hoa lá, của âm thanh.
<b>Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):</b>


- Nội dung thơ văn: Hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn yêu nước – nhân đạo.
- Nghệ thuật văn chương : sáng tác chữ Nôm dân tộc, thể loại văn chính luận.
<b>Phần 2: Tác phẩm</b>



<b>Hướng dẫn soạn bài</b>


Bố cục: Bố cục được chia theo từng mục đã đánh số trong SGK :
- Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa.


- Phần 2: Vạch rõ tội ác kẻ thù.


- Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi
nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):</b>


Nội dung mỗi đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng
nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc thể hiện xuyên suốt tác phẩm bằng
cách sử dụng những từ có tính chất hiển nhiên, rút ra từ thực tiễn lịch sử.
<b>Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn mở đầu:</b>


a. Những chân lí được khẳng định làm căn cứ cho việc triển khai toàn bộ bài
cáo: Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của
nước Đại Việt.


b. Đoạn mở đầu như lời tuyên ngôn độc lập vì tác giả đưa ra luận đề chính
nghĩa với nội dung khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước như một chân lí
hiển nhiên.


c. Cách viết của tác giả: từ ngữ có tính hiển nhiên, xác thực, câu văn biền
ngẫu, đối xứng (các triều đại), đưa tra 5 nhân tố quan trọng và thực tiễn.
<b>Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn 2:</b>



a. Những âm mưu, tội ác được tác giả tố cáo :


- Âm mưu: luận điệu bịp bợm phù Trần diệt Hồ, âm mưu thơn tính nước ta.
- Tội ác: tàn sát, bóc lột con dân Đại Việt Nướng dân đen, vùi con đỏ, …
không ghi hết tội, …không rửa hết mùi.


b. Nghệ thuật đoạn cáo trạng: Phép liệt kê tội ác của giặc, hình ảnh ấn tượng
với bút pháp trữ tình tự sự, phép so sánh (giặc Minh như những con quỷ hút
máu, như lũ hổ đói); giọng thơ đanh thép.


<b>Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn 3:</b>
a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa:


- Khó khăn: thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài; kẻ thù mạnh.


- Người anh hùng Lê Lợi: Xuất thân từ nông dân, chốn núi rừng, vì dân mà
dấy nghĩa. Có lịng căm thù giặc sâu sắc, lí tưởng hồi bão lớn, có quyết tâm
chiến đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

b. Giai đoạn phản công thắng lợi:


- Những trận đánh: Trận Tây Kinh, Đông Đô quân ta chiếm lại; trận Ninh
Kiều, Tốt Động giặc thảm bại thây chất đầy nội; trận Chi Lăng, Mã An là sự
thất bại của tướng giặc Liễu Thăng cụt đầu; trận Xương Giang, Bình Than
máu trơi đỏ nước.


- Nghệ thuật miêu tả:


+ Phép so sánh đã miêu tả thành công sự đối lập của quân ta và giặc : quân ta
sấm vang chớp giật,.. người hùng hổ, kẻ vuốt nanh,… ; qn giặc thì nghe


hơi mà mất vía… máu chảy thành sông, lê gối dâng tờ tạ tội…


+ Phép liệt kê, trùng điệp, câu văn dài ngắn đan xen, biến hóa linh hoạt, gợi
lên âm hưởng hào hùng vừa mạnh mẽ vừa khí thế.


- Tính chất hùng tráng: hình ảnh phong phú được đo bằng sự rộng lớn kì vĩ
của thiên nhiên, câu văn, nhịp điệu ngắn dài khác nhau tạo nhịp điệu chung là
dồn dập, sảng khoái, bay bổng.


<b>Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn kết:</b>


- Giọng văn trang nghiêm, trịnh trọng vì đó là những lời tuyên bố về nền độc
lập, chủ quyền đất nước; nhắc đến truyền thống, công lao tổ tiên đầy tự hào.
- Bài học lịch sử: chiến công, độc lập nhờ vào truyền thống, sức mạnh, ý thức
tự tôn cả dân tộc -> Ý nghĩa: nhắc nhở con người nhớ đến công lao của lịch
sử.


<b>Câu 6* (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):</b>


a. Nội dung: Có thể coi Đại cáo Bình Ngơ là bản tun ngơn độc lập, có ý
nghĩa tun ngơn về quyền sống của con người. Vì bài cáo nêu cao tư tưởng
nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.


b. Nghệ thuật: Bài cáo kết hợp hài hịa yếu tố chính luận và yếu tố văn
chương. Vận dụng lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và
độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí. Có sự kết hợp tài tình sức mạnh của lí lẽ và
giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×