Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tải Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ - Văn mẫu lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.06 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Văn mẫu</b>
<b>lớp 10</b>


<b>I. Dàn ý Phân tích yếu tố kì ảo trong truyện Trong Chuyện Chức Phán Sự Đền</b>
<b>Tản Viên</b>


<b>1. Mở bài</b>


- Sơ lược về tác giả, tác phẩm và các yếu tố kì ảo trong truyện
<b>2. Thân bài</b>


a. Nhân vật kỳ ảo:


* Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi:


- Chết trận trên đất Việt, sau đó trở thành yêu quái chiếm miếu của Thổ công, quấy
nhiễu dân chúng, là nhân vật phản diện điển hình nhất của truyện.


- Phản ánh một hiện thực của đời sống ấy là nạn tham quan hồnh hành, làm cho nhân
dân lầm than, điều đó thể hiện qua việc hắn đút lót tham quan, bưng bít cả thượng đế
để làm trị bạo ngược.


- Ngơ Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, thay trời hành đạo tự tay đốt đi ngơi đền,
khiến hắn khơng cịn chỗ trú, thì tên này lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng
của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm,
văn vở.


- Trước điện Diêm Vương, dùng lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử
Văn phải bị trừng phạt.


- Kết cục của tên này là bị nhét gỗ vào miệng rồi đày xuống ngục Cửu U.


* Thổ cơng:


- Có lý lịch hiển hách, cịn sống làm quan, chết vì cần vương, được phong làm Thổ
công, ban cho ngôi đền.


- Hiền lành, chịu nhân nhượng tên tướng giặc họ Thôi.
- Giúp đỡ Tử Văn thắng kiện ở minh ti.


* Diêm vương:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Lúc đầu bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thơi lừa gạt, sau đó nhận thấy lời Tử
Văn là thật thì lập tức tỉnh táo, phân xử công bằng.


- Bắt phạt tên họ Thôi, lại cho Tử Văn trở về dương gian.


* Qủy sứ, Dạ Xoa: Tạo khơng khí sống động, nhiều màu sắc, thể hiện được sự uy
nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ từ đó khơi gợi cảm giác hứng thú cho người đọc.


* Ngô Tử Văn:


- Nằm mộng thấy tên tướng giặc họ Thôi, rồi bị đưa xuống âm phủ chịu tội, thì yếu tố
kỳ ảo và gây ấn tượng nhất của nhân vật này đó là việc chết đi rồi sống lại sau khi diện
kiến Diêm Vương.


=> Bộc lộ một chân lý đúng đắn, ở hiền gặp lành, người tốt sẽ được đền đáp xứng
đáng, chứ không phải chịu chết một cách oan khuất, chứng minh sự hiện diện của lẽ
phải không chỉ ở chốn trần gian mà ở bất cứ nơi đâu.


- Nhận lời của Thổ công không bệnh mà mất, để đến ở cõi tiên hưởng cái phúc phần
của tiên gia.



b. Không gian kỳ ảo:


- Giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm và cõi dương, là nơi để chàng gặp
gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa đến
cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương.


- Không gian cõi âm được Nguyễn Dữ miêu tả vô cùng sống động và hấp dẫn "Ở đó có
một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám,
hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa mắt đỏ tóc xanh, dáng
hình nanh ác..." mở ra một khơng gian cõi âm rùng rợn, lạnh lẽo, đúng với những gì
mà con người vẫn thường hình dung về chốn địa ngục.


=> Làm nổi bật nét tính cách của nhân vật Ngơ Tử Văn, đó là sự dũng cảm, bình tĩnh,
ý chí kiên cường mạnh mẽ, cây ngay khơng sợ chết đứng của chàng.


<b>3. Kết bài:</b>
Nêu nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những chuyện tiêu biểu của Truyền kì</i>
mạn lục. Truyện khơng chỉ hấp dẫn người đọc bởi câu chuyện mà Nguyễn Dữ đã kể lại
mà cịn có sức hút từ chính yếu tố thần kì trong đó.


Khi định nghĩa về yếu tố thần kì hay cịn gọi là lực lượng thần kì, trợ thủ thần kì trong
truyện cổ tích PGS.TS Nguyễn Bích Hà cho rằng đó là kết quả của những hư cấu dưới
ánh sáng của trí tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân. Lực lượng thần kì có thể
là những nhân vật thần kì như ơng Bụt, bà Tiên, Thiên Lơi, Ngọc Hồng, thần, thầy
phù thủy, u tinh, có thể là các đồ vật, vật thể thần kì như gậy thần, đèn thần, áo tàng
hình, thảm bay, có thể là những con vật kì ảo như rắn thần, chim phượng hoàng, mèo
đi hia...



Chịu ảnh hưởng từ tư duy thần linh siêu hình của các tác giả dân gian, của những
truyện kì quái phương Bắc, Nguyễn Dữ đã đưa vào các câu chuyện của ông nhiều yếu
tố hoang đường, huyền ảo. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, trước hết, có
thể kể đến sự xuất hiện của các lực lượng nhân vật thần kì như hồn ma tên tướng giặc
phương Bắc, quỷ, quỷ Dạ Xoa, Thổ công, Diêm Vương, các phán quan. Tất cả các
nhân vật này đều thuộc về cõi âm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

dễ dàng, thuận tiện hơn khi nào hết. Bởi khơng nhìn thấy nhưng ai cũng phải khiếp sợ
mỗi khi hắn hiển linh nhũng nhiễu.


Đối lập hồn tồn với tướng giặc họ là Thổ cơng. Từ ngoại hình, cung cách bề ngồi,
Thổ cơng đã có sự khác biệt với hồn ma đáng ghét kia: áo vải, mũ đen, dáng điệu nhàn
nhã. Lai lịch của Thổ cơng hết sức trong sạch, thậm chí hiển hách: làm chức Ngự sử
đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, chết vì việc cần vương, giúp dân độ vật đã hơn một
nghìn năm nay. Về tính cách, nếu hồn ma tướng giặc hung hăng bao nhiêu thì Thổ
cơng lại nhún nhường bấy nhiêu. Thổ cơng chính là nạn nhân trực tiếp của tên tướng
giặc. Ngôi đền Tử Văn đốt vốn dĩ do ông cai quản, bị hồn ma tướng giặc chiếm giữ.
Bao nỗi ấm ức của Thổ công chỉ được giãi bày khi Tử Văn có hành động đốt đền trừ
tà. Xuất hiện trong truyện, nhân vật này cịn có vai trò là người chỉ đường, dẫn lối cho
Tử Văn hiểu rõ chân tướng sự việc. Và khi Tử Văn đã hồn thành sứ mệnh của mình
thì cũng chính Thổ công là người tiến cử Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên.
Như vậy, có thể hình dung Thổ cơng chính là nhân vật thần kì đóng vai trị phụ giúp và
đền ơn cho nhân vật chính diện trong truyện.


Nhân vật thần kì thứ ba chúng ta phải nhắc tới là Diêm Vương. Diêm Vương là người
đứng đầu Minh ti, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Ban
đẩu, nhân vật xuất hiện bằng những lời quát mắng Tử Văn. Những lời quát đó cho thấy
uy lực của người có chức vị tối cao. Uy lực đó đủ khiến những kẻ có tội phải rùng
mình khiếp sợ. Với tư cách là "thẩm phán" phiên toà, Diêm Vương đã suy xét mọi


chuyện và nghị án một cách công bằng. Lời khai của Tử Văn và hồn ma tướng giặc
đều được Diêm Vương cho người đi kiểm định. Cuối cùng, kẻ mang tội ác đã bị đền
tội, Tử Văn được sống lại, trở về trần gian. Vai trò của Diêm Vương trong câu chuyện
được thể hiện ở việc xử án công minh, mang lại công bằng cho người chính trực. Cùng
hồn ma tướng giặc và Thổ cơng, Diêm Vương là nhân vật góp phần đưa cốt chuyện
diễn biến, phát triển theo chiều hướng li kì hấp dẫn. Hơn nữa, hình tượng nhân vật
Diêm Vương cịn thể hiện mơ ước về vị quan thanh liêm, công minh, chính trực trong
xã hội đầy rẫy nhiễu nhương, tệ nạn đương thời.


Các nhân vật quỷ, quỷ Dạ Xoa chỉ xuất hiện thống qua, khơng có ảnh hưởng nhiều
đến sự phát triển của cốt truyện nhưng chính chúng lại góp phần mang đến khơng khí
rùng rợn, kinh hãi đặc trưng của chốn âm ti, địa phủ cho câu chuyện. Sự kì ảo nhờ đó
được gia tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ở cuối như một kết thúc có hậu cho Tử Văn và câu chuyện, thế hiện triết lí ở hiền gặp
lành của nhà văn.


Yếu tố kì ảo của truyện khơng chỉ được thể hiện ở phương diện nhân vật mà còn ở các
khơng gian mà Nguyễn Dữ đã mang đến trong đó. Có thể thấy truyện có hai khơng
gian kì ảo. Trước hết là không gian giấc mơ (giấc mơ của Tử Văn). Không gian này
không được Nguyễn Dữ miêu tả chi tiết nhưng nó chính là khơng gian nối liền cõi trần
và cõi âm, là nơi gặp gỡ của Tử Văn với hồn ma tướng giặc và với Thổ công. Cũng từ
đây, Tử Văn tạm lìa cõi trần, để bước vào cõi âm, để tham gia vào vụ kiện ở đó.


Khơng gian kì ảo thứ hai của truyện là ở âm ti. Âm ti được miêu tả bằng một số chi tiết
khá rõ ràng: Ở đó có một con sơng lớn, trên sơng bắc một cái cầu dài hơn nghìn thước,
gió tanh sông xám, hơi lạnh thấu xương. Đọc đến đây, khơng ít người đã phải rùng
mình khiếp sợ. Cảm giác về sự u ám, lạnh lẽo, rùng rợn đeo bám vào trí tưởng tượng
của người đọc. Nhưng trái lại, trước không gian ấy, Tử Văn lại không hề sợ hãi. Và
chính điều này đã chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi và sự ngay thẳng của nhân vật. Âm ti cịn


có ngục Cửu U. Nguyễn Dữ chỉ dẫn vào truyện không gian này mà khơng hề miêu tả
nó bằng một chi tiết nào. Tuy nhiên, chỉ cái tên cũng đủ khiến người đọc hình dung nó
sẽ là nơi đầy rẫy cực hình, đủ để trừng trị tội ác của những kẻ như tên tướng giặc họ
Thơi.


Có thể thấy mỗi yếu tố kì ảo xuất hiện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đều
đảm nhận vai trò riêng nhưng rõ ràng, chúng tồn tại khơng tách rời nhau, thậm chí đan
kết vào nhau để cùng dệt nên cho chúng ta một câu chuyện hoang đường đầy li kì hấp
dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những
việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại về
cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn người khác, dẫn việc cụ
thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. Yếu tố kì ảo giúp
câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu
chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện
cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm,
cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hạ cho dân. Truyện còn thể hiện niềm
tin cơng lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.


<b>Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ </b>
<b>-Bài tham khảo 2</b>


Nếu như trong thế kỷ XV, Nguyễn Trãi được xem là tác giả văn học trung đại xuất sắc
nhất thì đến thế kỷ XVI ta khơng thể khơng nhắc đến hai cái tên tiêu biểu nhất là
Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ sống khoảng thế kỷ XVI, quê ở Đỗ
Tùng, Trường Tân nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương, xuất thân trong một gia đình có
truyền thống khoa bảng. Từng là học trị giỏi của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho
nên ông đã từng đi thi và đỗ Hương Tiến (cử nhân ngày nay) và ra làm quan trong một
thời gian ngắn, rồi từ quan về Thanh Hóa ở ẩn và khơng bao giờ quay lại chốn đô


thành. Cuộc đời sáng tác của ông chỉ để lại duy nhất tập truyện Truyền kỳ mạn lục.
Nguyễn Dữ được xem là người mở đầu, khởi xướng khi đưa thuật ngữ "truyền kỳ" tiến
vào văn học trung đại Việt Nam và ông cũng là người xuất sắc nhất trong thể loại này.
Tập Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện của ông được đánh giá là thiên cổ kỳ bút, là tác
phẩm mẫu mực trong thể loại truyền kỳ. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một
trong những truyện hay trích từ tập này, kể về nhân vật Ngơ Tử Văn với những chi tiết
hoang đường kỳ ảo không chỉ làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn mà còn là biểu hiện
niềm tin của nhân dân ta vào chân lý người tốt sẽ được thần phật giúp đỡ, chân lý ở
hiền gặp lành, ác giả ác báo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

vậy tên giặc này còn phản ánh một hiện thực của đời sống ấy là nạn tham quan hoành
hành, làm cho nhân dân lầm than, điều đó thể hiện qua việc hắn đút lót tham quan,
bưng bít cả thượng đế để làm trị bạo ngược. Đến khi nhân vật Ngơ Tử Văn đại diện
cho chính nghĩa, thay trời hành đạo tự tay đốt đi ngơi đền, khiến hắn khơng cịn chỗ
trú, thì tên này lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt
chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở. Nhưng thấy Tử Văn
vẫn điềm nhiên thấy chết không sờn thì quay ra tức giận, trở mặt làm trị dọa dẫm
"Phong đơ khơng xa xơi gì, tuy ta hèn nhưng há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy.
Không nghe lời ta rồi sẽ biết". Và y như rằng ngay tối ấy tên giặc này đã không tha
cho Tử Văn mà khiến chàng phải xuống hầu cõi âm ti. Trước điện Diêm Vương, tên
này lại lần nữa đóng vai Thổ công bị đốt đền, lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội
khiến Tử Văn phải bị trừng phạt. Tuy nhiên đến lúc thấy Tử Văn có bằng cớ chứng
minh tội trạng của hắn, thì tên này lập tức lật mặt giở giọng nhân từ, cầu xin Diêm
Vương tha cho Tử Văn nhằm thoát tội, với lời lẽ thể hiện sử giả nhân giả nghĩa vô
cùng: "...xin đại vương tha cho hắn để có cái đức rộng rãi. Chẳng cần địi hỏi dây dưa,
nếu chẳng may trị tội nó sợ sẽ làm hại đến đức hiếu sinh", câu nào câu ấy cũng lấy
nhân đức đặt lên trên đầu lưỡi, nhưng thực tế rằng tên này đang sợ chuyện của mình
bại lộ, nên mới vội bưng bít như thế. Quả là giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, chết
đến nơi vẫn không quên lươn lẹo, và kết cục của tên này cũng chẳng thể nào tốt đẹp
bằng việc bị nhét gỗ vào miệng rồi đày xuống ngục Cửu U.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nhân vật Diêm Vương là người đứng đầu cõi minh ti, trong truyện đóng vai trị là
người phán xử. Lúc đầu khi đứng trước lời tố cáo đầy gian dối và lươn lẹo của tên
tướng giặc họ Thôi, thì Diêm Vương đã bị lừa gạt và đâm ra trách phạt Tử Văn vì cớ
sao lại phá đền, chốn thần phật nương náu. Tuy nhiên sao một hồi tranh cãi phân xử,
lại thấy Ngô Tử Văn đưa ra được chứng cứ xác thực thì Diêm Vương đã lập tức nhận
ra sự thật, trả lại công bằng cho Tử Văn đồng thời xử phạt tên giặc họ Thôi kia để
trừng trị cái tính gian tà, chuyên làm điều ác quấy nhiễu nhân dân, lại cịn thích mồm
loa mép dải. Những nhân vật khác như quỷ Dạ xoa, quỷ sứ góp phần làm cho chốn âm
ti thêm sinh động, nhiều màu sắc, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ
từ đó khơi gợi cảm giác hứng thú cho người đọc.


Cuối cùng là nhân vật Ngô Tử Văn, nhân vật chính của câu chuyện, ngồi việc nằm
mộng thấy tên tướng giặc họ Thôi, rồi bị đưa xuống âm phủ chịu tội, thì yếu tố kỳ ảo
và gây ấn tượng nhất của nhân vật này đó là việc chết đi rồi sống lại sau khi diện kiến
Diêm Vương. Điều đó bộc lộ một chân lý đúng đắn, ở hiền gặp lành, người tốt sẽ được
đền đáp xứng đáng, chứ không phải chịu chết một cách oan khuất, chứng minh sự hiện
diện của lẽ phải không chỉ ở chốn trần gian mà ở bát cứ nơi đâu, kể cả ở chốn âm ti,
người vốn đang ở đâu sẽ được trả về chỗ ấy để hưởng cho hết cái phúc phần dương
gian của mình. Rồi sau đó nhận lời của Thổ cơng không bệnh mà mất, để đến ở cõi
tiên hưởng cái phúc phần của tiên gia, âu cũng xem là một cái kết hậu trong hậu.


Về phương diện không gian truyện, đầu tiên đó là giấc mộng của Ngơ Tử Văn nối liền
giữa cõi âm và cõi dương, là nơi để chàng gặp gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ
Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa đến cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương. Hai
nữa chính là không gian cõi âm được Nguyễn Dữ miêu tả vơ cùng sống động và hấp
dẫn "Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn nghìn thước, gió
tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa mắt đỏ
tóc xanh, dáng hình nanh ác..." mở ra một không gian cõi âm rùng rợn, lạnh lẽo, đúng
với những gì mà con người vẫn thường hình dung về chốn địa ngục. Từ đó làm nổi bật


nét tính cách của nhân vật Ngơ Tử Văn, đó là sự dũng cảm, bình tĩnh, ý chí kiên cường
mạnh mẽ, cây ngay khơng sợ chết đứng của chàng.


Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố kì ảo, hoang đường trong tác phẩm khơng chỉ góp
phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, kịch tính, gây ấn tượng sâu sắc trong lịng
người đọc. Mà quan trọng hơn nó cịn góp phần làm nổi bật chủ đề, nội dung và tính
cách của từng nhân vật theo tuyến thiện - ác, từ đó phản ánh mơ ước của nhân dân ta
về một thế giới cơng bằng bình đẳng, chân lý "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác" được thực
thi ở muôn nơi không kể chốn nhân gian hay cõi âm ti địa ngục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>

<!--links-->

×