Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.1 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Bức tranh của em gái tơi (trích trong tập Con dế ma của</b>
<b>Tạ Duy Anh).</b>
<b>I. DÀN Ý</b>
<b>1. Mở bài:</b>
- Truyện ngắn <i>Bức tranh của em gái tôi</i> (Tạ Duy Anh) in trong tập <i>Con dế ma.</i> được trao giải
Nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.
- Qua câu chuyện của hai anh em cơ bé Kiều Phương (có năng khiếu vẽ, có tranh được giải Nhất
cuộc thi vẽ), tác giả kín đáo lổng vào bài học đạo đức: Đố kị, nhỏ nhen là một tính xấu khơng nên
có; phải nhân hậu và độ lượng, nhất là trong tình cảm anh em ruột thịt.
<b>2. Thân bài:</b>
<b>* Tính cách của anh trai Kiều Phương:</b>
- Thường tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.
- Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trị
nghịch ngợm của trẻ con. Mỗi khi nói với em, cậu hay trêu chọc, châm biếm.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, bố mẹ vui mừng, riêng cậu ta lại buồn
vì ganh tị và tủi thân.
- Em gái tham dự cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất, sung sướng ôm cổ anh
trai để chia sẻ thì bị lạnh lùng gạt ra.
- Em vui vẻ mời anh đi dự lễ trao giải thưởng, anh tỏ ra khơng mặn mà gì.
- Trước bức chân dung của mình do em gái vẽ, cậu ta xúc động và ân hận vì mình đã đối xử khơng
- Say mê vẽ, có năng khiếu vẽ.
- Hiếu động, thích mày mị, tìm hiểu, sáng tạo.
- Yêu thương anh rất chân thành.
- Bức chân dung với dịng chữ nắn nót: <i>Anh trai tơi</i> chứng minh cho tình cảm q mến mà cơ bé
dành cho anh.
<b>3. Kết bài:</b>
- Bài học đặt ra trong truyện là trước thành công của người khác, ta khơng nên ganh ghét, đố kị vì
đó là thói xấu.
- Lịng nhân hậu và độ lượng giúp con người hồn thiện nhân cách và sống thanh thản, tốt đẹp
hơn.
<b>II. Bài làm</b>
Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những
truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện <i>Bức tranh của em gái tơi </i>đoạt giải nhì
trong cuộc thi viết với đề tài <i>Tương lai vẫy gọi</i> của báo <i>Thiếu niên tiền phong.</i>
Qua câu chuyện về người anh và cơ em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn <i>Bức tranh của em gái</i>
<i>tôi</i> cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lịng nhân hậu của cô em. đã giúp cho người anh
nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được
thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành cơng của người khác.
Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cơ em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo
vì mặt cơ bé thường bị bơi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng
vẫn dửng dưng vơ tình. Khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương được phát hiện và khẳng định, cả
nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngồi vì bất tài. Khi
lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu
của hoạ sĩ Tiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh <i>Anh trai tôi.</i>
Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ <i>ngỡ ngàng</i> sang <i>hãnh diện,</i> sau đó
là <i>xấu hổ</i> và nhận ra tâm hồn trong sáng và lịng nhân hậu của cơ em gái mình.
Truyện được kể từ ngơi thứ nhất. Cách kể này cho phép tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật rất tự
nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác, tính cách cơ em gái cũng được hiện ra qua cách
nhìn và sự biến đổi trong diễn biến tâm trạng của người anh để đến cuối truyện thì tính cách hai
nhân vật mới được bộc lộ đầy đủ, rõ nét.
Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em <i>hay lục lọi các đồ</i>
<i>vật,</i> người anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm
mày mị tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trị nghịch ngợm của trẻ con và
nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, khơng cần để ý đến việc <i>Mèo</i> đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu
ta về những việc làm của <i>Mèo</i> pha chút châm biếm, hài hước.
Khi tài năng hội hoạ của cô em được phát hiện, cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng,
sung sướng, nhưng riêng người anh thì lại cảm thấy buồn và tủi thân: <i>Kể từ hơm đó, mặc dù</i>
<i>mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình</i>
<i>bất tài nên bị đẩy ra ngồi. Những lúc ngồi bên bàn học, tơi chỉ muốn gục xuống khóc.</i>
Từ thái độ coi thường em dẫn đến những biểu hiện ganh tị và ghen ghét em, cậu ta thất vọng về
mình bởi khơng tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy bị bỏ rơi. Từ đó nảy sinh thái độ
khó chịu, hay bực bội, gắt gỏng và không thể thân thiện với em gái như trước nữa:
<i>Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho cơng việc vẽ. Chú</i>
<i>Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” tí hon hẳn một hộp màu ngoại xin. Chỉ có mặt Mèo là khơng</i>
<i>thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tơi qt thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tơi từng thấy</i>
<i>nó rất ngộ với vẻ mặt ấy, nhưng đấy là trước kia. Còn bây giờ, tơi cảm thấy nó như chọc</i>
<i>tức tơi...</i>
Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình.
Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng
cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do <i>Mèo</i> vẽ. Tâm lý tò mò xui cậu xem trộm
những bức tranh của em gái để rồi xem xong thì lén <i>trút ra một tiếng thở dài...</i> và thầm cảm
phục khiếu vẽ của em gái mình.
Khi xem tranh, cậu ta nhận xét một cách rất trẻ con nhưng cũng thật tinh tế: <i>Con mèo vằn vào</i>
<i>tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi</i>
<i>việc chúng tơi làm và lơ đi vì khơng chấp trẻ em.</i>
Khi biết bức tranh dự thi được trao giải nhất, cô em gái sung sướng <i>lao vào ôm cổ</i> người anh trai,
nhưng bị cậu ta viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ ra với thái độ lạnh lùng. Sự ghen tị, tức tối của
người anh đến đây khơng cịn kiềm chế được nữa mà bộc lộ ra bằng hành động.
<i>một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà</i>
<i>cịn rất mơ mộng nữa.</i>
Vì thế sau cái <i>giật sững người</i> là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và
rất đúng với nhân vật lúc ấy.
Trong phút chốc, tâm trạng của cậu xáo động lạ lùng, từ <i>ngỡ</i> ngàng đến <i>hãnh diện</i> rồi <i>xấu</i>
<i>hổ.</i> Ngỡ ngàng vì khơng ngờ em gái lại vẽ mình. Cịn <i>hãnh diện</i> vì cậu thấy mình hiện ra trong
bức tranh với những nét đẹp hồn hảo. Dịng chữ <i>Anh trai tôi</i> đề trên bức tranh như tiếng reo vui
đầy tự hào của cô em gái về người anh của mình.
Điều đáng lưu ý là người anh cảm thấy <i>xấu hổ.</i> xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình và
thấy mình khơng xứng đáng: <i>Dưới mắt em tơi, tơi hồn hảo đến thế kia ư?</i> Người đọc hình
dung được trạng thái dằn vặt của cậu ta. Với những suy nghĩ, lời nói và hành động khơng tốt, cậu
ta không xứng đáng được đối xử tốt như thế. Người anh đứng trước bức tranh ấy cũng giống như
soi mình vào tâm hồn trong sáng và nhân ái của em gái để nhìn thấy rõ hơn những cái xấu của
lòng tự ái, tự ti và đố kị.
Người anh hiểu rằng bức chân dung của mình đã được vẽ nên bằng <i>tâm hồn và lịng nhân</i>
<i>hậu</i> của cơ em gái. Đây chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hồn thiện nhân cách của mình.
ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: Hồn nhiên, hiếu
động, ham mê hội hoạ, có tình cảm trong sáng và lịng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là <i>Mèo</i> cô
bé không những khơng giận mà cịn hồn nhiên chấp nhận và cịn dùng biệt danh ấy để xưng hô với
bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt: - <i>Mèo mà lại! Em không phá là được...</i> Khi chế xong
thuốc vẽ thì <i>vui vẻ chạy đi làm những việc bơ' mẹ phân cơng, vừa làm vừa hát, có vẻ vui</i>
<i>lắm.</i>
Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm nhưng cô bé Kiều Phương vẫn
khống hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình
cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, <i>Mèo</i>
<i>vẫn thì thầm vào tai anh: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.</i>
Truyện ngắn <i>Bức tranh của em gái tôi</i> của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện gần gũi với lứa
tuổi thiếu niên trong đời sống hằng ngày, nhưng đã gợi ra những điều đáng suy ngẫm về mối quan
hệ, thái độ, cách ứng xử giữa mọi người.
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự ti khi chứng kiến tài năng và sự
thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự
mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi khơng có điều
kiện, mơi trường tốt để phát triển.
Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi
người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui
với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống
thanh thản, tốt đẹp hơn.