Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm - Tác giả tác phẩm lớp 7 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.43 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Nội dung bài thơ, Hoàn</b>


<b>cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm</b>



<i><b>Nội dung bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh</b></i>
- Phiên âm:


<i>Sàng tiền minh nguyệt quang,</i>
<i>Nghi thị địa thượng sương.</i>
<i>Cử đầu vọng minh nguyệt,</i>
<i>Đê đầu tư cố hương.</i>
- Dịch nghĩa:


<i>Ánh trăng sáng đầu giường,</i>
<i>Ngỡ là sương trên mặt đất.</i>


<i>Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng,</i>
<i>Cúi đầu nhớ quê cũ.</i>


- Dịch thơ:


<i>Đầu giường ánh trăng rọi,</i>
<i>Ngỡ mặt đất phủ sương.</i>
<i>Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,</i>
<i>Cúi đầu nhớ cố hương.</i>
<b>I. Đơi nét về tác giả Lí Bạch (701 - 762)</b>


- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, được mệnh danh là Thi Tiên
- Quê quán: ở Tam Cúc


- Cuộc đời:



+ Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương
Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là
quê hương của mình.


+ Từ trẻ, ơng đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập cơng danh sự
nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại
nguyện.


+ Quanh ông luôn có rất nhiều giai thoại, những nổi tiếng nhất chính là giai
thoại về cái chết vì muốn vớt ánh trăng vàng của ông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng


+ Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ
+ Ngơn ngữ tự nhiên mà điêu luyện


+ Ông thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình u và tình bạn


<b>II. Đơi nét về tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh</b>
<b>1. Xuất xứ</b>


- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Tương Như dịch, in trong
cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.


<b>2. Hoàn cảnh sáng tác</b>


- Cuộc đời Lí Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đi khắp nơi trong
thiên hạ để thảo chí thăm thú. Tuy vậy, khơng lúc nào trong ơng qn đi q
hương mình. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ
tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.



<b>3. Thể thơ</b>


- Bài thơ Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh được viết bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ
thể.


+ Khác với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật (trong bài Tụng giá
hoàn kinh sư)


+ Đây là thể thơ ra đời trước thời Đường - có trước các thể thơ đường
luật


+ Khơng gị bó, bắt buộc tn thủ theo các niệm luật và phép đối như
thơ đường


+ Số chữ của 1 câu là 5 nhưng số câu thì khơng hạn định


<b>4. Phương thức biểu đạt</b>


- PTBĐ miêu tả và biểu cảm.


<b>5. Bố cục bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh</b>


- Gồm 2 phần:


<i>STT</i> <i>Giới hạn</i> <i>Nội dung</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>6. Giá trị nội dung bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh</b>


Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình q hương của một


người sống xa nhà, xa quê hương trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh.


<b>7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh</b>


- Thể thơ ngũ ngôn cổ thể


- Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện


- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm
- Nghệ thuật đối tinh tế


<b>III. Dàn ý phân tích tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh</b>
<b>1. Mở bài</b>


- Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch (những nét chính về tiểu sử, con
người, đặc điểm thơ Lí Bạch…)


- Giới thiệu chung về bài thơ “Tĩnh dạ tứ” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị
nội dung và giá trị nghệ thuật…)


<b>2. Thân bài</b>


<i><b>a. Hai câu thơ đầu:</b></i>


<i>Phiên âm</i> <i>Dịch thơ</i>


<i>Sàng tiền minh nguyệt quang,</i>
<i>Nghi thị địa thượng sương.</i>


<i>Đầu giường ánh trăng rọi,</i>


<i>Ngỡ mặt đất phủ sương.</i>


- Tác giả đã dùng các từ "minh", "quang", "sương" để miêu tả hình ảnh ánh
trăng ở phía trên đầu giường ngủ của mình


→ Đây là những chữ rất đắt, giúp khắc họa hình ảnh ánh trăng mang vẻ đẹp dịu
êm, mơ màng, gợi lên cái khung cảnh yên tĩnh, tĩnh mịch của đêm trăng thanh.
- Từ "sàng" giúp chúng ta nhận biết đượ:


+ Nhà thơ hiện đang nằm ở trên giường ngủ để ngắm trăng


+ Ánh trăng chiếu qua khe cửa, chiếu vào đầu giường chứng tỏ đêm đã rất
khuya rồi


→ Tuy đêm đã khuya đến vậy, nhưng nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng - sự
thao thức, băn khoăn không ngủ được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Nghi nghĩa là tưởng như, ngờ như, dường như


+ Sương chỉ màn sương đêm trắng mịt mờ, khiến cảnh vật mờ mờ ảo ảo
→ Chính vì ánh trăng phủ khắp vạn vật, khiến khắp chốn như phủ lên một màn
sương trắng nên nhà thơ mới không phân rõ đâu là ánh trăng đâu là màn sương
đêm.


⇒ Hai câu thơ đầu đã khắc họa khung cảnh đêm trăng rất thi vị, lãng mạn,
huyền ảo, đẹp như ở chốn bồng lai.


- Hai câu thơ đầu khơng chỉ tả cảnh mà cịn tả tình: thơng qua từ "ngỡ"


+ Thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, bất ngờ trước cảnh đẹp mộng ảo của nhà


thơ


+ Cảm giác vừa say, vừa tỉnh, không phân rõ đâu là thật, đâu là ảo, tất cả
mơ hồ, mộng mị khiến nhà thơ nhìn đâu cũng là trăng.


+ Đồng thời thể hiện trạng thái bâng khuâng, ngẩn ngơ, nhớ nhung của con
người trong trạng thái cúi đầu nghĩ ngợi.


⇒ Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh vừa tả tình. Đó là một đêm trăng đẹp huyền ảo
với tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ


<i><b>b. Hai câu thơ cuối:</b></i>


<i>Phiên âm</i> <i>Dịch thơ</i>


<i>Cử đầu vọng minh nguyệt,</i>
<i>Đê đầu tư cố hương.</i>


<i>Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,</i>
<i>Cúi đầu nhớ cố hương.</i>
- Từ "vọng" được sử dụng với 2 nét nghĩa:


+ Nhìn ra xa - chỉ hành động nhìn ánh trăng ở phía xa của nhà thơ


+ Ngóng trơng, nhìn về phía q hương ở phía xa mà đã lâu chưa được về
thăm


→ Từ "vọng" đã diễn tả được nét tâm trạng nhớ thương về quê hương của nhà
thơ.



- Nhà thơ sử dụng phép đối giữa 2 hình ảnh: cử đầu - đê đầu → giúp cho câu
thơ trở nên đăng đối, nhịp nhàng, đồng thời tạo được sự chuyển biến:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Cúi đầu - nhớ cố hương → Hành động này tượng trưng cho hành động
tự nhìn vào nội tâm của nhân vật trữ tình - tự đối mặt với nỗi nhớ cố hương da
diết trong tâm khảm


- Ở 2 câu thơ cuối, tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trực tiếp chứ
khơng ẩn sau cảnh vật như 2 câu thơ đầu: "tư cố hương" - nỗi nhớ quê hương
được bộc bạch trực tiếp, nhân vật trữ tình trong đêm khuya đã tự thổ lộ cõi lịng
mình.


→ Trong đêm khuya, 1 mình đối diện với ánh trăng cơ đơn, lạnh lẽo đã tạo cơ
hội, tình hướng cho nhà thơ bộc bạch lịng mình - đây là thủ pháp quen thuộc
của thơ trung đại: tức cảnh sinh tình.


<b>3. Kết bài</b>


- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:


+ Nội dung: miêu tả đêm trăng đẹp và nỗi nhớ quê hương da diết của tác
giả


+ Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện, đối, kết hợp nhuần nhuyễn
giữa miêu tả và biểu cảm


</div>

<!--links-->

×