Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè - Dàn ý + Văn mẫu Cành ngày hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.8 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cảm nhận bức tranh thiên nhiên </b>


<b>trong bài thơ Cảnh ngày hè</b>



<b>Dàn ý Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh</b>


<b>ngày hè</b>



<b>1. Mở bài</b>


Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nguyễn Trãi một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất
của dân tộc, ơng đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Cảnh ngày
hè một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác
giả.


<b>2. Thân bài</b>


- Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:
Cây hịe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian.
Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè.


Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió.


→ Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống.


- Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:


Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…: Cảnh ngày hè xơn xao, náo nức, khơng khí
rất nhộn nhịp.


Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi
dậy của cảnh vật mùa hè.



- Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo
gió.


→ Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hịa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là
người rất yêu đời, yêu cuộc sống.


- Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:


Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến
chuyện quan trường.


Những trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn
khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.


Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no.


<b>3. Kết bài</b>


Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của
bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung
đất nước.


<b>Văn mẫu Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ</b>


<b>Cảnh ngày hè</b>



Tình yêu quê hương đất nước từ lâu đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho bao nhà
văn, nhà thơ của nền văn học Việt Nam ta. Mỗi thời điểm, môi tác giả lại có những
cách thể hiện tình cảm khác nhau. Nhà thơ Nguyên Trãi đã thể hiện vô cùng tinh tế


tình cảm của mình dành cho đất nước và bức tranh thiên nhiên xinh đẹp qua bài
thơ “Cảnh ngày hè”.


Mở đầu bài thơ là hình ảnh nhàn rỗi của tác giả:


<i>Rồi hóng mát thuở ngày trường</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Hịe đục đùn đùn tán rợp giương</i>
<i>Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ</i>
<i>Hồng liên trì đã tiễn mùi hương</i>


Bức tranh thiên nhiên dưới ngịi bút của Nguyễn Trãi mang nhiều hình ảnh và
những nét nổi bật về màu sắc mang nét đặc trưng riêng của không gian mùa hè.
Màu xanh của lá hịe tạo thành một bóng mát khổng lồ gợi cho ta sự mát mẻ. Động
từ "đùn đùn" có sức bao quát cảnh vật rất lớn, vừa gợi được sức sống mãnh liệt của
thiên nhiên, vừa gợi cảm giác phóng khống, sinh sơi nảy nở của cây hịe vị mùa
hè. Cây thạch lựu đơm hoa kết quả đỏ rực được cảm nhận như chiếc máy phun ra
một thức đỏ lạ lùng. Hoa sen nở rộ tỏa hương khắp nơi như cảnh con người tiễn
nhau đi xa. Thiên nhiên mùa hè dưới cách cảm của Nguyễn Trãi trở nên có hồn,
sinh động vơ cùng đặc biệt, khơng chỉ gợi hình mà còn gợi cả âm thanh; một bức
tranh đủ sắc và hương vừa sang trọng, gần gũi, tươi tắn, rực rỡ, thiên nhiên khơng
những đẹp mà cịn mang bao cảm xúc tinh tế.


Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên là bức tranh về cuộc sống con người:
<i>Lao xao chợ cá làng ngư phủ</i>


<i>Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương</i>


Tiếng "lao xao" âm vang từ chợ cá, làng chài vọng đến đó là tín hiệu của cuộc sống
nhộn nhịp đan xen vào cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên thanh bình. Đến đây,


Nguyễn Trãi đang chủ động hướng cảm nhận của mình đến cuộc sống của những
người dân làng chài để bản thân không tạo một khoảng cách quá xa với nhân dân.
Tiếng ve "dắng dỏi", âm thanh mảnh, dứt khoát, nhịp nhàng được so sánh với tiếng
đàn là một liên tưởng so sánh rất độc đáo của Nguyễn Trãi tạo nên một bức tranh
tràn đầy sức sống. Bức tranh thiên nhiên qua con mắt của Nguyễn Trãi là sự hịa
phối hồn hảo giữa màu sắc âm thanh, giữa thiên nhiên và cuộc sống con người.
Khép lại bài thơ là ước vọng của tác giả:


<i>Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng</i>


<i>Dân giàu nước mạnh khắp đòi phương.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mạnh, ấm no hạnh phúc. Đó khơng chỉ là suy nghĩ của một triết nhân mà còn là
tấm lòng cao cả của một con người giàu lòng yêu nước.


Qua bài thơ, ta phần nào cảm nhận được cảnh đẹp ngày hè của quê hương đất nước
bằng một tâm thế vô cùng ung dung, thư thái của nhà thơ. Bài thơ không chỉ đơn
thuần tả cảnh mà ẩn chứa bên trong đó một tấm lòng thương dân, lo cho dân, cho
nước. Với tấm lòng hết mình vì nhân dân, vì đất nước nhà thơ Nguyễn Trãi được
người đời kính trọng, là bậc tài nhân của đất nước Việt Nam.


<b>Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày</b>


<b>hè - Bài mẫu 2</b>



Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ơng
để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngơ đại cáo" của
ơng mang đầy nhiệt huyết, lịng tự tơn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một
bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.


Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:


<i>"Rồi hóng mát thuở ngày trường</i>


<i>Hịe lục đùn đùn tán rợp giương</i>
<i>Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ</i>
<i>Hồng liên trì đã tiễn mùi hương</i>
<i>Lao xao chợ cá làng Ngư phủ</i>
<i>Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc
sống hằng ngày.


Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:
<i>"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng</i>


<i>Dân giàu đủ khắp địi phương"</i>


Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi
nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh
ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe
thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho
dân cho nước. Chính vì vậy, ơng ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn.
Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
nhân dân và đất nước.


Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngơn bát cú Đường luật có chen
hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề Thực
-Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng
của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ cịn có
hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:



<i>"Đầu tường hoa lựu lập lịe đơm bơng"</i>


Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi
lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng
của Nguyễn Trãi về thơ văn.


Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được
vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất
nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng
cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân
dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một
bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất
nước.




</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10


</div>

<!--links-->
Bài giảng Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
  • 5
  • 3
  • 133
  • ×