Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) tại vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRÁP VÂY VÀNG
Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) TẠI VỊNH HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRÁP VÂY VÀNG
Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) TẠI VỊNH HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301



Quyết định giao đề tài:

1493/QĐ-ĐHNT ngày 30/12/2014

Quyết định thành lập hội đồng:

378/QĐ-ĐHNT ngày 11/5/2016

Ngày bảo vệ:

27/5/2016

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
TS. BÙI QUANG TỀ
Chủ tịch hội đồng:
TS. PHẠM QUỐC HÙNG
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) tại Vịnh Hạ Long – tỉnh
Quảng Ninh” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Bắc Ninh, tháng 3 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Sơn

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q
phịng ban Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn
thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Đình Mão và TS.
Bùi Quang Tề đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Trương Văn Thượng đã trực tiếp giúp
đỡ, hỗ trợ tơi hồn thành các thí nghiệm
Tơi xin trân thành cảm ơn Khoa sau Đại học – Trường Đại học Nha Trang đã
tạo điều kiện để tơi có được khóa học này, Trường Cao đẳng Thủy sản đã tạo điều kiện
về thời gian và ủng hộ trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Sơn

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới...............................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam ...............................................4
1.3. Đặc điểm tự nhiên vùng biển Hạ Long. .................................................................7
1.3.1. Vị trí địa lý. ....................................................................................................7
1.3.2. Đặc điểm khí hậu. ...........................................................................................8
1.3.3. Chế độ thủy chiều. ..........................................................................................8
1.4. Một số đặc điểm sinh học ở cá tráp vây vàng. .......................................................9
1.4.1. Vị trí phân loại................................................................................................9
1.4.2. Đặc điểm hình thái........................................................................................10
1.4.3. Đặc điểm phân bố. .......................................................................................11
1.4.4. Đặc điểm dinh dưỡng và tập tính bắt mồi. ....................................................11
1.4.5. Đặc điểm sinh trưởng. ..................................................................................12
1.4.6. Đặc điểm sinh sản. .......................................................................................14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................16
2.1. Thời gian, địa điểm , đối tượng thu mẫu..............................................................16
2.1.1. Thời gian nghiên cứu. ...................................................................................16
2.1.2. Địa điểm thu mẫu và cách thu mẫu. ..............................................................16
2.1.3. Đối tượng thu mẫu và nghiên cứu. ................................................................16
2.2. Số lượng mẫu cá nghiên cứu. ..............................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................17
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng .........................................................17

v


2.3.1.1. Các dụng cụ thiết bị và hóa chất để giải phẫu và nghiên cứu ký sinh trùng cá. ..17
2.3.1.2. Kỹ thuật giải phẫu cá ..............................................................................18
2.3.1.3. Định hình, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng .................................19
2.3.1.4. Đo đếm ký sinh trùng. ............................................................................21
2.3.2. Phân loại ký sinh trùng. ................................................................................22
2.3.2.1. Động vật đơn bào (Protozoa). .................................................................22
2.3.2.2. Phân lọai Sán lá đơn chủ.........................................................................23
2.3.2.3. Phân lọai sán lá song chủ (Trematoda)....................................................23
2.3.2.4. Phân lọai sán dây (Cestoda). ...................................................................23
2.3.2.5. Phân lọai giun tròn (Nematoda). .............................................................23
2.3.2.6. Phân lọai giáp xác (Crustacea)................................................................23
2.3.2.7. Phân lọai đỉa cá.......................................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................24
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu và kích thước mẫu. ..............................................24
3.1.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu.......................................................................24
3.1.2. Số lượng và kích thước mẫu nghiên cứu. ......................................................24
3.2. Thành phần loài ký sinh trùng trên cá tráp vây vàng............................................24
3.2.1. Thành phần loài ............................................................................................24
3.2.2. Vị trí phân loại các lồi ký sinh trên cá tráp vây vàng. .................................26
3.2.2.1. Giống: Henneguya sp. Thélohan, 1892. ..................................................26
3.2.2.2. Loài: Polylabroides guangdongensis Zhang & Yang, 2000 .....................26
3.2.2.3. Loài Haliotrema sp. ...............................................................................26
3.2.2.4. Loài: Coitocaecum gymnophallum Nicoll, 1915.....................................27
3.2.2.5. Loài: Erilepturus amate (Yamaguti, 1934) Manter, 1947. .......................27
3.2.2.6. Loài: Proctoeces orientalis Cao, 1989. ....................................................27
3.2.2.7. Loài Capillaria sp. ..................................................................................27
3.2.2.8. Loài: Caligus epidemicus Hewitt 1971. ..................................................28

3.3. Đặc điểm hình thái các lồi ký sinh trùng trên cá tráp vây vàng. .........................28
3.3.1. Loài Henneguya sp. .....................................................................................28
3.3.2. Polylabroides guangdongensis Zhang & Yang, 2000 ....................................29
3.3.3. Loài Haliotrema sp. .....................................................................................31
3.3.4. Loài Coitocaecum gymnophallum Nicoll, 1915 ...........................................32
vi


3.3.5. Loài: Erilepturus hamati (Yamaguti, 1934) Manter, 1947 .............................34
3.3.6. Loài: Proctoeces orientalis Cao, 1989 ...........................................................35
3.3.7. Loài Capillaria sp.........................................................................................37
3.3.8. Loài: Caligus epidemicus Hewitt 1971..........................................................38
3.4. Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trên cá tráp vây vàng ở hai mùa khí hậu........41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................43
4.1. Kết luận. .............................................................................................................43
4.2. Khuyến nghị. ......................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................44
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KST:

Ký sinh trùng

CĐN:


Cường độ nhiễm

TLN:

Tỷ lệ nhiễm

CĐNTB:

Cường độ nhiễm trung bình

Max:

Nhiều nhất

Min:

Ít nhất

TLN:

Tỷ lệ nhiễm

DD:

Dạ dày

R:

Ruột


M:

Mang

T:

Tụy

NM:

Nắp mang

HCL

Acid Clohidric

AgNO3

Bạc Nitrat

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng và kích thước mẫu......................................................................24
Bảng 3.2. Thành phần giống loài KST trên cá tráp vây vàng vịnh Hạ Long...............25
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giữa mùa khô và mùa mưa. .....................42

ix



DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Cá tráp vây vàng ........................................................................................9
Hình 2.1: Giải phẫu cá...............................................................................................18
Hình 3.1: Henneguya sp. ...........................................................................................28
Hình 3.2: P.guangdongensis :. ...................................................................................30
Hình 3.3: Haliotrema sp. .............................................................................................................. 33
Hình 3.4: Coitocaecum gymnophallum......................................................................33
Hình 3.5: Erilepturus hamati......................................................................................35
Hình 3.6: Proctoeces maculatus.. ...............................................................................36
Hình 3.7. Capillaria sp. ..............................................................................................38
Hình 3.8A: Caligus epidemicus. ................................................................................40
Hình 3.8B: Caligus epidemicus..................................................................................40
Hình 3.8C: Caligus epidemicus. A- con đực, B- con cái. Thước đo: A,B 500. ...........41
Đồ thị. 3.1. Hình cường độ nhiễm giữa mùa khô và mùa mưa ...................................42

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chủ đề nghiên cứu:
Cá tráp vây vàng là lồi cá biển có giá trị kinh tế cao và hiện được nuôi ở nhiều
nước trên thế giới trong đó ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu và nuôi thương phẩm
ở Quảng Ninh và một số tỉnh khác. Để nghề nuôi cá tráp vây vàng dần trở thành đối
tượng ni tiềm năng thì việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) tại vịnh Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh” là rất cần thiết. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những cơ sở dữ liệu khoa
học về ký sinh trùng cho người nuôi cá tráp vây vàng ở Việt Nam nói chung và ở
Quảng Ninh nói riêng
Mục tiêu của đề tài:

Xác định thành phần loài ký sinh trùng trên cá tráp vây vàng và xác định tỷ lệ
nhiễm, cường độ nhiễm theo mùa.
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Cách thu mẫu: Cá tráp vây vàng phân bố tự nhiên được thu mẫu ở các vùng
biển Vân Đồn, Hạ Long và Cẩm Phả thuộc vùng biển vịnh Hạ Long. Tổng số mẫu thu
và phân tích 83 mẫu
Mẫu cá tráp vây vàng là cá thể cá (100-250g/mẫu). Mẫu sau khi đưa về phịng
thí nghiệm tiến hành các bước sau: Quan sát bên ngoài cơ thể cá để phát hiện nhanh
một số KST có kích thước lớn, cạo nhớt da ở những điểm khác nhau trên cơ thể cá, cắt
rời các vây, xương nắp mang , lá mang và mổ cá và quan sát nội quan (Tách túi mật,
tách lấy ruột, dạ dày, tụy, gan, thận, não).
Cách bảo quản mẫu:
+ Đối với ký sinh trùng đơn bào cố định mẫu bằng cách phết kính: để khơ tự
nhiên trong khơng khí rồi nhúng vào dung dịch shaudin ấm từ 10-15 phút, sau đó rửa
qua cồn 700 cho qua dung dịch iốt loãng trong vịng 15-20 phút, rửa lại bằng cồn iốt,
sau đó bảo quản trong cồn 700
+ Ký sinh trùng thuộc lớp sán lá: định hình bằng cách đè ép giữa hai phiến
kính, rót cồn 700 vào giữa hai phiến kính, giữ sán ở trạng thái đó trong thời gian từ 5 –
10 phút tuỳ theo kích thước và độ dày của sán, có thể sử dụng nước nóng để làm cho
xi


sán khơng hoạt động, sau đó dùng cồn để cố định. Ngồi ra có thể dùng formol l 4%
hoặc 10%, amoniac 1% để cố định và làm rõ các móc bám. Sau đó nhuộm màu và làm
tiêu bản ký sinh trùng.
Phân loại ký sinh trùng
- Động vật đơn bào (Protozoa)
+ Phân loại Trichodina.
+ Trùng lông Cryptocaryon.
+ Phân loại Ceratomyxa.

+ Phân loại Myxobolus.
+ Phân loại Apiosoma.
- Phân lọai Sán lá đơn chủ.
- Phân lọai sán lá song chủ (Trematoda).
- Phân lọai sán dây (Cestoda).
- Phân lọai giun tròn (Nematoda).
- Phân lọai giáp xác (Crustacea).
- Phân loại đỉa cá.
Kết quả nghiên cứu.
Thành phần loài
Thành phần loài ký sinh trùng trên cá tráp vây vàng tại vịnh Hạ Long tương đối
đa dạng. Có một giống là vi bào tử là Henneguya sp., 2 giống thuộc nhóm sán lá đơn
chủ là Polylabroides guangdongensis, Haliotrema sp., 3 giống thuộc nhóm sán lá song
chủ là Coitocaecum gymnophallum , Erilepturus hamate, Proctoeces orientalis, 1
giống thuộc nhóm giun trịn là Capillaria sp.và 1 giống thuộc nhóm giáp xác là
Caligus epidemicus.
Trong tổng số 8 giống ký sinh trùng thu được thì 3/8 giống là ngoại ký sinh, 5/8
giống là nội ký sinh. 4 loài ký sinh ở mang, 4 loài ký sinh ở dạ dày, 2 loài ký sinh ở
ruột, 1 loài ký sinh ở tụy và 1 ở nắp mang.

xii


Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ở hai mùa khí hậu
Tỉ lệ nhiễm của hầu hết ký sinh trùng vào mùa mưa thấp hơn mùa khơ, ngoại
trừ lồi C. gymnophallum thì cao hơn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp Chi bình
phương (Chi squared-test) tính giá trị P để kiểm tra sự biệt về tỉ lệ nhiễm giữa 2 mùa
thì chỉ có tỉ lệ nhiễm của 3 lồi P. guangdongensis, Haliotrema sp. và C. epidemicus
thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cây α=0.05 (P<0.05).
Các lồi cịn lại sự khác biệt đều khơng có ý nghĩa ở mức tin cây

α=0.05(P>0.05). Nguyên nhân là do 3 loài ký sinh trùng này đều là ngoại ký sinh nên
có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống. Đặc biệt khi về mùa mưa, độ mặn
của môi trường có thể giảm, điều này đã tác động trực tiếp lên 3 loài ký sinh trùng này.
Kết luận và khuyến nghị.
Kết quả điều tra nghiên cứu đã xác định được 8 giống loài ký sinh trùng trên cá
tráp vây vàng tự nhiên tại Vùng biển Hạ Long-Quảng Ninh. Những ký sinh trùng này
một giống là vi bào tử, 2 giống thuộc nhóm sán lá đơn chủ, 3 giống thuộc nhóm sán lá
song chủ, 1 giống thuộc nhóm giun trịn và 1 giống thuộc nhóm giáp xác là: Henneguya
sp., Polylabroides guangdongensis, Haliotrema sp., Coitocaecum gymnophallum, Erilepturus
hamate, Proctoeces orientalis, Capillaria sp., Caligus epidemicus.
Cần tiếp tục có những nghiên cứu đầy đủ hơn về ký sinh trùng trên cá tráp vây
vàng tự nhiên cũng như ở hình thức ni như ni lồng và các hình thức ni khác và
thử nghiệm các biện phịng trị hữu hiệu.

xiii


MỞ ĐẦU

Cá tráp vây vàng là đối tượng ni có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng từ các
vùng cửa sơng đến các vùng biển sâu, có khả năng chịu đựng sự biến động về độ mặn
cao do vậy là đối tiềm năng cho phát triển nuôi cá biển ở Việt Nam. Trên thế giới cá
tráp vây vàng được nuôi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản,…và là một trong những đối tượng cá biển xuất khẩu của những nước này. Ở Việt
Nam cá tráp vây vàng đang được nuôi trong lồng và trong ao ở một số vùng ven biển
như Quảng Ninh, Hải Phịng, Huế…
Cùng với sự phát triển ni thủy sản khơng quy hoạch nói chung và ni cá
biển nói riêng cũng khơng ngoại lệ. Chính sự phát triển khơng đồng bộ như vậy dẫn
đến tình trạng bệnh thủy sản ngày càng là vấn đề mà người nuôi thủy sản quan tâm.
Một trong số bệnh mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá biển là Ký sinh

trùng. Ký sinh trùng trên động vật thủy sản là tác nhân trực tiếp và gián tiếp đến bệnh
dịch trên động vật thủy sản gây thiệt hại về kinh tế cho người ni thủy sản. Bên cạnh
đó một số lồi ký sinh trùng cịn có khả năng gây bệnh trên người cũng như động vật
ăn thủy sản như giun đầu gai, sán lá song chủ…
Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá biển ở nước ta gần đây cũng được quan tâm
nghiên cứu song số lượng còn hạn chế. Các đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung
trên một số đối tượng nuôi phổ biến như cá song, cá giò, cá vược… Các nghiên cứu ký
sinh trùng trên một số đối tượng nuôi tiềm năng vẫn cịn ít. Đặc biệt là đối tượng cá
tráp vây vàng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu ký sinh trùng đầy đủ trên đối
tượng này. Do vậy nghiên cứu một cách đầy đủ về ký sinh trùng trên cá tráp vây vàng
góp phần bổ sung thêm ý nghĩa khoa học trong việc nghiên cứu Ký sinh trùng trên cá
biển ở Việt Nam, hơn nữa cá tráp vây vàng là đối tượng tiềm năng cho phát triển nuôi
cá biển trong tương lai do vậy đề tài sẽ góp phần vào việc phịng trị bệnh cho đối
tượng ni cũng như an toàn thực phẩm các sản phẩm từ cá tráp vây vàng.
Xuất phát từ các nhu cầu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ký sinh
trùng trên cá tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) tại vịnh Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh”.

1


Ý nghĩa khoa học
Là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về ký sinh trùng của cá cá tráp vây vàng
Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782), bổ sung thêm ý nghĩa khoa học trong việc
nghiên cứu Ký sinh trùng trên cá biển ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
+ Góp phần bảo tồn lồi cá này trước nguy cơ tuyệt chủng.
+ Góp phần vào việc phịng trị bệnh cho đối tượng ni cũng như an toàn thực
phẩm các sản phẩm từ cá tráp vây vàng.
Mục tiêu nghiên cứu

Xác định thành phần loài ký sinh trùng trên cá tráp vây vàng và xác định tỷ lệ
nhiễm, cường độ nhiễm theo mùa.
Nội dung nghiên cứu
+ Thành phần ký sinh trùng trên cá tráp vây vàng tự nhiên ở vịnh Hạ Long
+ Mức độ nhiễm, cường độ nhiễm các loài ký sinh trùng giữa 2 mùa mưa và
mùa khô

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về ký sinh trùng nói riêng và bệnh cá nói
chung. Tuy nhiên mức độ khác nhau tùy theo nhu cầu và khả năng của từng quốc gia,
tựu chung lại đều nghiên cứu về ký sinh trùng cá nước ngọt, cá biển cũng như các đối
tượng động vật thủy sản khác.
Ký sinh trùng cá đã được nghiên cứu từ thời Lonnae năm 1707-1778. Ở Liên
Xô cũ Dogiel năm 1882-1956 đã đặt nền móng cho nghiên cứu ký sinh trùng cá. Có
thể nói đây là quốc gia có nhiều nhà nghiên cứu ký sinh trùng ở cá sớm nhất, toàn diện
và đồ sộ nhất (trích từ [6]).
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xơ cho thấy các lồi sán đơn
chủ thuộc một số họ Dactyloyridae, Tetraonchidae có tính đặc hữu rất cao, mỗi loài cá
chỉ bị một số loài sán lá đơn chủ nhất định ký sinh, nghĩa là những loài sán lá đơn chủ
chỉ ký sinh ở một ký chủ nhất định. Nghiên cứu sán lá đơn chủ, Gussev năm 1976 cho
rằng sự phân loại và tiến hóa của họ Dactyloyridae, Ancylodiscoididadae,
Diplozoonidae có liên hệ với ký chủ của chúng [15].
Ở Trung Quốc việc nghiên cứu ký sinh trùng-bệnh cá và động vật thủy sản nói
chung khá phát triển so với các nước ở Châu Á [13].
Ở một số nước trong khu vực như Thái Lan công trình nghiên cứu đầu tiên về
bệnh ký sinh trùng cá nuôi là của C.B Wilson, năm 1926-1927 thông báo về hiện

tượng rận cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá trê Thái Lan có một lồi thuộc giống
caligus ký sinh. Qua tổng kết, một số nguyên sinh động vật, sán lá đơn chủ là tác nhân
gây bệnh ký sinh trùng như: Chilodonella, Trichodina, Costia, Heneguya,
Dactylogyrus, Gyrodactylus… theo Tonguthai năm 1992, các nhà khoa học Thái Lan
không chỉ dừng lại ở đó mà đi sâu nghiên cứu một số bệnh ký sinh trùng như bệnh:
Opisthorchosis do Opisthorchis viverini ký sinh trong gan người. Không những thế,
khu hệ ký sinh trùng cá Thái Lan ngày càng phong phú bởi sự bổ sung của ký sinh
trùng cá nước mặn. Năm 1981 L. Ruangpan đã viết cuốn sách đầu tiên về ký sinh
trùng ký sinh ở cá biển dọc theo bờ biển Thái Lan [16].
Ở Indonesia năm 1952, cuốn “Những dấu hiệu của những loại ký sinh trùng
trên cá nước ngọt ở Indonesia” được xuất bản bởi tác giả M.Sachlan-nhà khoa học
3


Indonesia đầu tiên nghiên cứu về ký sinh trùng cá, đây là tiền đề phát triển nghề ký
sinh trùng nước này [16].
Ở Malaysia, trong giai đoạn năm 1861-1973 Furtado vỡ Fernanda có báo cáo về
phân loại vỡ hình thái của một số giun sán ký sinh ở cá nước ngọt Malaysia [67], Cũng
như ở Thái Lan và nhiều nước khác khu hệ ký sinh trùng ở Malaysia ngày càng phong
phú, sự nghiên cứu được chuyên sâu theo nhiều hướng khác nhau. Leong Tak Seng
(1978, 1991) nghiên cứu ký sinh trùng đa bào trên cá nước mặn [8].
Ở Philipin từ năm 1947, Tubangui đã công bố về kết quả nghiên cứu một số
loài mới thuộc sán lá đơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ (Trematoda-Digenea),
giun trịn (Nematoda) và giun đầu móc (Acanthocephala). Năm 1958, Velasquez đã
đề cập đến sự phân loại và chu kỳ sống của ký sinh trùng giun sán. Năm
1975,Velasquez xuất bản cuốn sách về sán lá song chủ ở cá Philippin, tổng khóa
phân loại sán lá song chủ “Digenetic trematodes of Philippin fishes”. Đây là một tài
liệu chuyên khảo có giá trị [16].
Ở Nhật Bản, cơng trình đồ sộ nhất của nhà ký sinh trùng học Yamaguti S, năm
1958, 1960, 1963, 1971, đã tổng kết kết quả nghiên cứu giun, sán ký sinh ở động vật

và người trên toàn thế giới, xuất bản thành nhiều tập [8].
Ngoài ra một số nước như Ấn Độ, có cơng trình nghiên cứu của Thapar, 1976
đã tổng kết về sán lá đơn chủ (Monogenea) có 100 lồi ký sinh trùng ký sinh ở các loài
cá Ấn Độ. Năm 1973-1974 Gussev nghiên cứu 38 loài cá ngọt Ấn Độ đã phát hiện 40l
loài sán lá đơn chủ là loài mới đối với khoa học [15].
Ở một số nước khu vực Đông Nam Á đã có các nghiên cứu ký sinh trùng cá
từ đầu thế kỷ 20 nhưng chưa mang tính tồn diện các nhóm ký sinh trùng, thường
chỉ nghiên cứu theo từng nhóm như: sán lá song chủ hoặc sán lá đơn chủ ở một vài
lồi cá [8].
1.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam là nhà ký sinh trùng học
người Pháp, bác sỹ Albert Billet năm 1856-1915. Ơng đã mơ tả một lồi sán lá song chủ
mới Distomum hypselobagri 1898 ký sinh trong bóng hơi cá nheo ở Việt Nam.

4


Những năm 1959-1961, một số nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu ký sinh
trùng cá biển ở Việt Nam.
Trong các cơng trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở cá thì cơng trình nghiên cứu
tồn diện và đầy đủ nhất là của nhà ký sinh trùng Tiến sĩ Hà Ký năm 1968-1971. Cơng
trình nghiên cứu ký sinh trùng ở 16 lồi cá có giá trị kinh tế ở Bắc Bộ Việt Nam, ơng
đã xác định được 120 lồi ký sinh trùng thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ, 10 lớp, trong đó
trùng roi (Mastigophora) 2 lồi, trùng bào tử (Myxozoa) 18 lồi, trùng lơng
(Ciliophora) 17 lồi, Monogenea 42 lồi, Cestoda 4 loài, Trematoda 9 loài, Nematoda
12 loài, Acanthocephala 2 lồi, Crustacea 15 lồi, ơng cũng đã mơ tả 1 họ, 1 giống và
12 loài mới đối với khoa học.
Theo tổng kết của Bùi Quang Tề năm 2008, từ nghiên cứu ký sinh trùng của
một số tác giả trong và ngoài nước, cho đến nay ở Việt Nam đã điều tra nghiên cứu ký
sinh trùng của 179 loài cá, trong đó cá nước ngọt 107 lồi và nước mặn lợ 72 loài,

thuộc 54 họ. Phân loại được 592 loài ký sinh trùng (nước ngọt 380 lồi, nước mặn
nước lợ có 212 loài) thuộc 252 giống, 117 họ, 18 lớp. Trong đó có 1 họ phụ, 14 giống,
81 lồi của cá nước ngọt và 43 loài mới đối với khoa học. Bao gồm lớp
Kinetoplastidea có 5 lồi; lớp Opalinata 1; lớp Microsporea 1; lớp Sporozoa 2; lớp
Myxosporea 47; lớp Kenetophragminophorea 12; lớp Polyhymenophara 4; lớp
Oligohymenophorea 40; lớp Monogenea 159; lớp Cestoidea 26; lớp Aspidogastridea
2; lớp Trematoda 150; lớp Nematoda 78; lớp Acanthocephala 26; lớp Hirudinea 4; lớp
Bivalvia 1; lớp Maxillopoda 30; lớp Malacostraca 4 loài [9].
Đề tài “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá mú, cá giò ni và đề
xuất các giải pháp phịng trị bệnh” nội dung nghiên cứu về ký sinh trùng ký sinh ở cá mú
đã sử dụng 968 mẫu thu thập từ Miền Bắc và Vũng Tàu, kết quả cho thấy cá mú có thể bị
nhiễm với các lồi ký sinh trùng Pseudorhabdosynochus epinepheli, Benedenia hoshinai,
Benedenia sp., Isopoda, Trichodina sp., Cryptocaryon sp., [13]. Trong cơng trình nghiên
cứu của Arthur và Bui Quang Te năm 2006, các tác giả đã trình bày được thành phần ký
sinh trùng khá phong phú trên một số loài cá mú ni ở Việt Nam, bao gồm: Các lồi thuộc
ngành Protozoa như Chilodonella sp., Brooklynella hostiles, Trichodina sp.; các loài thuộc
ngành giun dẹt như: Ancyrocephalus sp., Benedenia epinepheli, Benedenia sp.,
Diplectanum

hargisi,

Pseudorhabdosynochus

Haliotrema
cupatum,

sp.,

Ectenurus
5


Pseudorhabdosynochus

epinepheli,

selari,

epinepheli,

Prosorhynchus


Tubulovesicula angusticauda, Helicometra fasciata, ấu trùng metacercaria; ngành chân đốt
có các loài Lepeophtheirus sp., Lernaeocera branchialis, Coralana sp., và họ Caligidae
(Chưa phân loại được giống và loài) [23]. Đo và Phan năm 2007 tìm thấy Benedenia,
Neobenedenia trên da, Pseudorhabdosynochus epinepheli, Pseudorhabdosynochus sp.,
Diplectanum sp., Ancyrocephalus sp trên mang cá mú nuôi ở Khánh Hòa [13], [15].
Đỗ Thị Hòa và cộng sự năm 2008 thông báo một số bệnh thường gặp ở cá biển
ni ở Khánh Hịa, trong đó các tác giả đã nói đến một số bệnh do ký sinh trùng gây ra
trên cá mú. Nguyen và Nguyen năm 2008 thông báo 7 lồi KST được tìm thấy trên các
mẫu cá mú thu được ở Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu 3 lồi cá song ni lồng ở Vịnh Hạ Long của [2], đã xác định
được 13 loài ký sinh trùng, thuộc 12 giống, 11 họ, 7 bộ, 4 lớp, 3 ngành. Kết quả cho thấy
nhóm sán lá đơn chủ Pseudorhabdosynochus epinepheli, Cycloplectanumcumpatum,
Diplectanum hargisi, Haliotrema sp ký sinh ở mang với tỷ lệ nhiễm rất cao từ 71,493,8%, tiếp đến sán lá song chủ Prosorhynchus epinepheli, Helicometra fasciata,
Magnacetabulum selari tỷ lệ nhiễm 26-46% [2].
Nguyễn Thị Hằng và ctv khi nghiên cứu, xác định tác nhân gây bệnh mị trên cá
biển ni lồng. Đã phát hiện và xác định giống Benedenia Diesing 1858, loài Benedenia
sp. Loài này ký sinh với mật độ cao trên cá là nguyên nhân gây bệnh chính [5].
Theo Phan Thị Vân, 2006 khi nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá

song, cá giị ni và đề xuất giải pháp phòng trị, đã xác định được Pseudorhabdosynochus
epinepheli ký sinh trên mang cá Giò tại Quảng Ninh và Hải Phòng, với cường độ nhiễm
khá cao từ 5-50 sán trên mang. Cá mú, cá giò ở Cát Bà, Nghệ An, Quảng Ninh cũng thấy
sự ký sinh của Trichodina sp, cá giò ở Nghệ An thấy Crytocarion irritan ký sinh [12].
Bùi Quang Tề và J. Richard Arthur năm 2006 đã giới thiệu những loài ký sinh
trùng phát hiện trên họ cá đù (Sciaenidae) xuất hiện ở Việt Nam gồm những loài
Erilepturus sp, Metadena eurystoma, Pleorchis sciaenae, Pycnadenoides pagrosomi,
Rhipidocotyle sp, Stephanostomum sp.[16]
Một số nghiên cứu về bệnh trên cá biển cho thấy cá Hồng mỹ nuôi ở Việt Nam
bị nhiễm ký sinh trùng Trichodina spp. Các loài ký sinh trùng này không gây thành
dịch bệnh nguy hiểm nhưng chúng thường là nguyên nhân làm cho cá bị xây sát và
nhiễm bệnh thứ cấp với các vi khuẩn trong nước. Trichodina spp. Thường nhiễm trên
6


các mang, thân cá. Một số loài sán lá đơn chủ như Pseudorhabdosynochus sp,
Megalocotyloides spp và Diplectanum sp cũng hay gặp trên mang và da của nhiều lồi
cá biển ni lồng ở Việt Nam.
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv năm 2008. Khi nghiên cứu một số bệnh thường gặp
trên cá biển ni ở Khánh Hịa thì thấy 4 lồi sán lá đơn chủ là Neobenedenia melleni,
Neobenedenia girellae, Neobenedenia epinepheli¸ Neobenedenia sp là tác nhân chính
gây bệnh sán lá da hay cịn gọi là bệnh mè cá. Đồng thời nhiều lồi sán lá đơn chủ
khác như : Pseudorhabdosynochus ssp, Diplectanum spp, Haliotrema spp ký sinh với
cường độ cao từ 40-350 trùng/phiến mang, là nguyên nhân chính gây nên bệnh mủ
mang trên cá biển ni ở Khánh Hịa [15].
Nguyễn Thị Lệ Qun năm 2008 nghiên cứu ký sinh trùng trên cá hồng đỏ đã
phát hiện 8 giống loài ký sinh trùng [9]. Phạm Thị Yến năm 2008 nghiên cứu ký sinh
trùng ngoại ký sinh cá giò giống đã phát hiện 10 giống loài ký sinh trùng [14].
Theo Võ Văn Dũng năm 2010 nghiên cứu KST ở cá song (Epinephelus spp) rất
phong phú, đã phát hiện 55 loài thuộc 38 giống, 29 họ, 17 bộ, 9 lớp, của 6 ngành bao

gồm cả các KST đơn bào như trùng bánh xe, sán đơn chủ, sán song chủ, sán dây, giun
tròn, giáp xác và đỉa [6].
1.3. Đặc điểm tự nhiên vùng biển Hạ Long.
1.3.1. Vị trí địa lý.
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất là
27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng
biển, có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO cơng nhận là Di sản
thế giới với diện tích 434 km2.
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu
vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng,
vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đơng bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70%
diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150-250 m, chạy dài từ Yên Lập
đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc
trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
7


Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m.
Vùng hải đảo là tồn bộ vùng vịnh, với gần hịn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng
đảo Tuần Châu, rộng trên 400 ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng
2km. Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu
là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5
đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình.
1.3.2. Đặc điểm khí hậu.
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt,
mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7 0C, dao động khơng lớn, từ 16.7 0C đến
28,6 0C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa
đơng, nhiệt độ trung bình thấp là 13.7 0C rét nhất là 5 0C.

Lượng mưa trung bình một năm là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa.
Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80-85% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khơ, ít
mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả
năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.
Độ ẩm khơng khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%,
thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2
loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đơng Bắc về mùa đơng và gió Tây
Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8 m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây
Nam, tốc độ 45 m/s.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn,
sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão
mạnh cấp 11.
1.3.3. Chế độ thủy chiều.
Chế độ thủy triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ
nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.

8


Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn
nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng 7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3
hàng năm).
1.4. Một số đặc điểm sinh học ở cá tráp vây vàng.
1.4.1. Vị trí phân loại.

Hình 1.1: Cá tráp vây vàng (Sparus latus Houttuyn 1782) [Ảnh: Sơn]
Tổng kết các tài liệu chúng tôi thu thập được cho thấy đối tượng này đã và đang
nhận được sự quan tâm nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Các cơng

trình nghiên cứu về cá tráp vây vàng mới chủ yếu giới thiệu đối tượng trong đó nêu lên
sự phân bố, phân loại, về nơi cư trú, tập tính sống và giải phẫu học.
Các thơng tin về đặc điểm sinh học tình hình ni trồng vẫn mang tính chất dời
rạc và chưa đầu đủ. Các kết quả tóm lược như sau:

9


Hệ thống phân loại cá tráp vây vàng:
Ngành động vật có dây sống: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ cá vây tia: Actinopterygii
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: Sparidae
Giống: Acanthopagrus
Loài: A. Latus Houttuyn 1782
Tên tiếng Anh: Yellowfin seabearm
Tên tiếng Việt: Cá tráp vây vàng
1.4.2. Đặc điểm hình thái.
Cơ thể có hình bầu dục thân hơi trịn lưng có gồ cao lên, vẩy lược lớn vừa và
nhỏ. Khoảng cách giữa mắt và đầu không có vẩy, bộ phận đầu trừ mõm, xương trước
mắt và xương dưới mắt ra đều có vẩy [35]. Vây lẻ khơng có vẩy hoặc vẩy bẹ thấp,
đường bên hồn tồn, đi ra sau theo vành ngoài của bộ phận lưng.
Mắt trung bình, miệng rộng, ở phía trước hơi thấp và hơi lệch lên trên. Mơi
mỏng, có thể co duỗi được, chúng có từ 4-6 răng nanh sắc nhọn. Một số ít là răng
cắt ở phía trước hàm và ở đằng trước của mỗi hàm, tiếp đó là nhiều hàng răng chóp
hoặc răng trịn phía sau thì nở rộng thành răng cấm sau này sẽ to dần lên như răng
hàm và trải ra thành từ hai đến bốn hàng mà hàng ngoài là răng rất chắc khỏe [33].
Vây lưng liên tục, khơng có khía lõm, bộ phận gai và tia vây cũng rất nở nang, gai

vây lưng to khỏe, chúng có khoảng 10-13 tia gai cứng, từ 9-17 tia vây mềm. Vây hây mơn
có 3 tia gai, một số lồi gai thứ hai đặc biệt to khỏe, tiếp đó là 7-15 tia vây mềm.
Vây ngực nhọn và dài và khơng có tia vây cứng. Vây bụng ở dưới ngực, có một
tia gai cứng và 5 tia vây mềm [20], [33], [45]. Chúng có màu sắc cũng rất khác nhau,
như màu đỏ ở cá Nhỡ (Pagrus major), hoặc màu vàng như cá tráp vàng (Taius
tumifron), hoặc màu ánh vàng như cá Tráp Địa Trung Hải (Sparus aurata) [20], [37].
10


1.4.3. Đặc điểm phân bố.
Nhiều nghiên cứu về vùng phân bố của cá tráp vây vàng đã khẳng định loài cá này
có cùng phân bố tương đối rộng, trên tất cả các mặt nước (mặn, lợ, ngọt) [38]. Đặc biệt là
ven bờ biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây
Dương, bao gồm cả India, Srilanca, Bangladesh, Taiwan, Philippine và Việt Nam.
Qua kết quả đã nghiên cứu của nhiều tác giả, đã xác định được các giới hạn
vùng phân bố và nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các vùng phân bố đó [37], [41],
[42], [57], [58]. Cịn theo FAO năm 1974 cá tráp vây vàng cũng có vùng phân bố rộng,
ở các vùng cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa kinh
tuyến 340 Bắc đến kinh tuyến 270 độ Nam và Vĩ tuyến 260 Bắc đến vĩ tuyến 250 Nam.
Ngồi ra cá cịn tìm thấy nhiều ở phần Bắc Châu Á phía Nam kéo dài tới tận đảo
Queensland (Austrailia), phía Tây đến Đơng Châu Phi. Theo Nguyễn Nhật Thi năm
1971 thì ở Việt Nam, cá tráp vây vàng có mặt khắp nơi trong tất cả các thủy vực nước
mặn, lợ, đặc biệt là các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ.
Cá tráp vây vàng là lồi có độ rộng muối và có tính di cư xi dịng. Do đó sự
phân bố của nó theo vùng sinh thái rất phong phú, tuân theo các giai đoạn phát triển
khác nhau [35]. Cá bố mẹ thành thục sinh dục tập trung nhiều ở vùng cửa sông và đẻ
trứng ở đây, cá con mới nở theo dòng chảy của thủy triều, tiến sâu vào các vùng nước
lợ nội địa sinh sống. Cá phát dục ở tuổi 2+ đến 3+, chúng thường xi dịng về các
vùng cửa sơng tham ra sinh sản. Tuy nhiên cá thường sinh sản ở những nơi có điều
kiện mơi trường thích hợp như: độ mặn, dịng chảy, độ sâu, chế độ thủy lý, chế độ thủy

hóa, chu kỳ trăng ... [40], [58], [59].
1.4.4. Đặc điểm dinh dưỡng và tập tính bắt mồi.
Các lồi trong họ cá tráp đều là cá dữ, thành phần thức ăn của nó tương đối
rộng, cá khơng có sự lựa chọn chặt chẽ, do đó sự phân bố của chúng tương đối rộng
[58]. Vì vậy thức ăn ln được đầy đủ cho sự tăng trưởng của cá. Cá tráp vây vàng
là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại động vật không xương sống như thân
mềm, giáp xác Giun nhiều tơ kể cả cá nhỏ, thậm chí trong thành phần thức ăn của
chúng cịn có mặt của một số lồi nhuyễn thể và một số loài động vật đáy khác
[45]. Ngoài ra một số tác giả khác [43], [44] cũng đã xác nhận cá tráp là loài cá dữ,
ăn mồi sống và đôi khi ăn cả thịt đồng loại và tính ăn của cá tráp vây vàng cũng
11


thay đổi theo sự phát triển của cá thể. Khi kích thước cá từ 8-20 mm cá bắt đầu ăn
các loài cá nhỏ với khối lượng 0,8% khẩu phần thức ăn, nhưng tỷ lệ phần trăm các
loại cá nhỏ trong khẩu phần thức ăn sẽ tăng dần lên trên 80% khi kích thước của cá
đạt 100 mm.
Cá tráp cũng như hầu hết các loài cá biển khác, ấu trùng của chúng có mắt xích
thức ăn đầu tiên đều là thức ăn tươi sống như luân trùng (Brachionus plicatilis), chân
chèo biển (Copepoda). Ấu trùng khi đạt chiều dài cơ thể lớn hơn 4 mm thức ăn ưa
thích là Rotifer, và tiếp tục đến sau 30 ngày kể từ khi nở. Khi ấu trùng có chiều dài đạt
12 mm thường ăn Copepoda [58].
Tuy nhiên các tác giả trên còn chỉ ra rằng khi nghiên cứu đối tượng này trên
một số khu vực Châu Á và Châu Úc đã nghiên cứu về phổ thức ăn của cá tráp vây
vàng trong điều kiện nuôi nhốt, đồng thời cũng đã nghiên cứu thành phần thức ăn
trong dạ dày cảu trên 3000 con có kích thước từ 5-300 mm. Kết quả cho thấy, cá tráp
vây vàng là loại ăn mồi sống, phổ thức ăn của nó rất rộng, từ giáp xác, phù du đến
ngay cả các loại giáp xác có kích cỡ tương đối lớn và các loại cá tạp có kích thước
khác nhau. Đồng thời tính ăn của nó cũng thay đổi theo sự phát triển của cá thể. Khi cá
có kích thước nhỏ thì thức ăn của nó chủ yếu là các loại giáp xác và các loài động vật

phù du, nhưng cùng với sự tăng trưởng của nó thì thành phần thức ăn được thay thế
bằng các loại nhuyễn thể và con và thành phần thức ăn cũng thay đổi theo mùa [46],
[48], [49].
1.4.5. Đặc điểm sinh trưởng.
Đời sống của cá tráp vây vàng chủ yếu ở các vùng nước lợ, có kích thước trung
bình. Một số tác giả đã xác định sinh trưởng của cá tráp vây vàng dựa trên tần số chiều
dài của cá đánh bắt được ở Queensland. Mathews C.P và M.Samuel năm 1991 đã
nghiên cứu sinh trưởng của cá tráp vây vàng ở Kuwait dựa trên 4.32 mẫu cá thu được
đã phân tích tần xuất chiều dài của cá thường gặp, dùng phương pháp đồ thị hồi qui để
xác định chiều dài và trọng lượng trung bình theo nhóm tuổi [46], [48]. Theo
Mathews, C.P. and M. Samuel năm1987 thì tốc độ sinh trưởng của cá tráp vây vàng có
dạng hình cong sigma. Cá tăng trưởng chậm ở các giai đoạn đầu, khi trọng lượng cá
đạt từ 35-40 g/con tốc độ tăng trưởng của nó nhanh hơn nhưng lại chậm khi cá đạt
trọng lượng từ 350-500g/ con. Trong điều kiện ni tốt 10-12 tháng cá có thể tăng
trưởng từ 300-800g/con.

12


×