Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Thống kê Bưu chính viễn thông - Nguyễn Đăng Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 164 trang )

PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG QUANG











THỐNG KÊ
BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG


















NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI
HÀ NỘI
-
2007






1. Thông tin về tác giả
Giáo trình : Thống kê Bưu chính viễn thông. Nhà xuất bản Giao thông
vận tải năm 2007.
Chủ biên. PGS TS Nguyễn Đăng Quang
Email:
2. Phạm vi và đối tương sử dụng giáo trình
+ Giáo trình được sử dụng làm tài liệu học tập và tham khảo cho các
chuyên ngành Kinh tế BCVT, Quản trị kinh doanh viễn thông, Quản trị
kinh doanh bưu chính
+ Các từ khóa: Sản lượng dịch vụ BCVT, doanh thu BCVT, chất
lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, tải trọng, lao động, hệ số hấp dẫn, giá
thành dịch vụ
+ Kiến thức yêu cầu các môn học trước: Nguyên l ý thống kê kinh tế;
xác suất thống kê; Kinh tế BCVT; mạng và dịch vụ bưu chính viễn thông;
quy trình khai thác dịch vụ BCVT
+ Tên nhà xuất bản: Nhà xuất bản giao thông vận tải.

Thèng kª BCVT5
MỤC LỤC
Trang

Lời nói đầu 3
Mục lục 5
Chương 1. THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG 7
1.1. Doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông và mạng Bưu chính Viễn thông -
1.2. Thống kê cơ sở hạ tầng mạng Bưu chính Viễn thông 10
1.3. Thống kê phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông 15
1.4. Đánh giá kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông 17
1.5. Thống kê chất lượng phục vụ của mạng Bưu chính Viễn thông 18 -
Chương 2. THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM BCVT 23
2.1. Đặc điểm sản phẩm Bưu chính Viễn thông và nhiệm vụ thống kê -
2.2. Danh mục sản phẩm Bưu chính Viễn thông 24
2.3. Thống kê khối lượng sản phẩm Bưu chính Viễn thông 26 -
2.4. Thống kê thực hiện kế hoạch và biến động khối lượng
sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông 36 -
2.5. Nghiên cứu sự không đồng đều của tải trọng 38
2.6. Nghiên cứu cấu trúc sản phẩm, dịch vụ Bưu chính Viễn thông 41
2.7. Thống kê nghiên cứu hệ số hấp dẫn 45
Chương 3. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BCVT 48
3.1. Nhiệm vụ thống kê chất lượng dịch vụ Bưu chính Viễn thông -
3.2. Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Bưu chính Viễn thông 49
3.3. Thống kê chất lượng dịch vụ bưu chính 51
3.4. Thống kê chất lượng dịch vụ viễn thông 55
3.4.1. Thống kê chất lượng dịch vụ điện báo, facsimile (Fax) -
3.4.2. Thống kê chất lượng dịch vụ điện thoại 57
3.4.3. Thống kê chất lượng dịch vụ điện thoại VoIP 71
3.4.4. Thống kê chất lượng dịch vụ Internet 75
Chương 4. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BCVT 86
4.1. Thống kê tài sản cố định trong Bưu chính-Viễn thông -
4.1.1. Khái niệm tài sản cố định -
4.1.2. Phân loại tài sản cố định trong Bưu chính Viễn thông 87

4.1.3. Nhiệm vụ thống kê TSCĐ -
6Thèng kª BCVT
4.1.4. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định 88
4.1.5. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Bưu chính Viễn thông 96
4.2. Thống kê tài sản lưu động trong Bưu chính Viễn thông 100 -
4.2.1. Tài sản lưu động và nhiệm vụ thống kê -
4.2.2. Thống kê kết cấu tài sản lưu động 101
4.2.3. Thống kê tình hình cung cấp, dự trữ vật tư và sử dụng vật tư
đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh 102
Chương 5. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG & THU NHẬP
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 104 104
5.1. Thống kê lao động -
5.1.1. Nhiệm vụ thống kê lao động -
5.1.2. Thống kê số lượng, cơ cấu và biến động lao động -
5.1.3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động
của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông 110
5.2. Thống kê năng suất lao động 115
5.2.1. Nhiệm vụ của thống kê năng suất lao động -
5.2.2. Phương pháp tính năng suất lao động -
5.2.3.Nghiên cứu sự biến động của năng suất lao động 117
5.3. Thống kê thu nhập của người lao động 119
5.3.1. Thống kê quỹ lương và tiền lương bình quân -
5.3.2. Thống kê thu nhập của người lao động 124
5.4. Thống kê điều kiện lao động và thực hiện chế độ bảo hộ,
bảo hiểm lao động -
Chương 6. THỐNG KÊ DOANH THU, CHI PHÍ , GIÁ THÀNH VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG 127
6.1. Thống kê doanh thu Bưu chính Viễn thông -
6.2. Thống kê chi phí và giá thành sản phẩm Bưu chính Viễn thông 129
6.3. Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông 139

Tài liệu tham khảo 143
Thèng kª BCVT3
LỜI NÓI ĐẦU
Thống kê Bưu chính Viễn thông là một môn học nằm trong chương trình đào tạo
của ngành Kinh tế Bưu chính Viễn thông, Quản trị kinh doanh Bưu chính, Quản trị kinh
doanh Viễn thông.
Môn học có mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và những
phương pháp thống kê cần thiết để thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, các yếu tố sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông (BCVT), cũng như các
phương pháp để xử lý những tài liệu thống kê thu thập được.
Giáo trình được biên soạn do giảng viên của bộ môn Kinh tế Bưu chính Viễn
thông, PGS – TS. Nguyễn Đăng Quang thực hiện.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc dù tác giả đã có rất nhiều cố gắng,
nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến
đóng góp của bạn đọc để trong lần xuất bản lần sau giáo trình được hoàn thiện hơn.
BỘ MÔN KINH TẾ BCVT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
4Thèng kª BCVT
Thèng kª BCVT7
CHƯƠNG 1
THỐNG KÊ
MẠNG BƯU CHÍNH- VIỄN
THÔNG
1.1. DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGVÀ MẠNG BƯU
CHÍNH VIỄN THÔNG
1.1.1. DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG(BCVT)
Các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông là đối tượng cơ bản công tác quản lý vận hành
khai thác mạng lưới. Công tác tổ chức khai thác, vận hành mạng và tất cả hoạt động sản
xuất truyền đưa tin tức đều do các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông tiến hành.
Doanh nghiệp BCVT là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của

pháp luật trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông; sản xuất thiết bị,
vật liệu Bưu chính Viễn thông; xuất nhập khẩu, cung ứng thiết bị, vật liệu Bưu chính
Viễn thông; tư vấn, khảo sát và thiết kế, xây dựng công trình Bưu chính Viễn thông.
Trong thống kê Bưu chính Viễn thông, các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông
bao gồm:
+ Bưu chính Việt Nam: là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất được
thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư: doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước
+ Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông: là doanh nghiệp nhà nước
hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc
biệt, được thành lập theo quy định của pháp luật để thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp
dịch vụ viễn thông.
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông: là doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ
viễn thông.
Hiện nay tại Việt Nam có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BCVT như Tập đoàn
BCVT Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT), công ty Viễn
thông điện lực (EVN), Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel), công ty viễn thông
Hàng hải (Vishipel), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HanoiTelecom), v.v…
Trong các doanh nghiệp BCVT thì Tập đoàn BCVT Việt Nam là doanh nghiệp cung
cấp nhiều loại hình dịch vụ nhất, có quy mô lớn nhất, chiếm thị phần lớn nhất trong
tổng doanh thu toàn ngành BCVT.
8Thèng kª BCVT
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thôngđảm bảo việc cung cấp dịch
vụ Bưu chính Viễn thôngcho nhân dân và nền kinh tế quốc dân trên cơ sở hợp đồng
cung cấp dịch vụ và theo yêu cầu của nhà nước.
Doanh nghiệp Bưu chính Viễn thôngcó tư cách pháp nhân, được sử dụng quyền và thực
hiện nghĩa vụ của mình khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thônglà đảm bảo việc thoả mãn tất

cả những nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và của nhân dân về dịch vụ Bưu chính Viễn
thông với chất lượng cao, với chi phí nhỏ nhất, tăng phần đóng góp vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo việc nâng cao mức sống của người lao động
trong ngành.
Thống kê Bưu chính Viễn thông cung cấp thông tin về số lượng và thành phần các
doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông.
Số lượng các doanh nghiệp BCVT được xác định vào một ngày cố định trong
năm(thông thường là vào ngày cuối cùng của năm báo cáo).
Thành phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính-Viễn thông được nghiên
cứu bằng phương pháp phân tổ theo nhiều loại tiêu thức.
+ Theo đặc điểm và số lượng sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông phân thành
2 nhóm:
- Nhóm 1: là các doanh nghiệp tổng hợp cung cấp nhiều loại dịch vụ: viễn
thông, bưu chính. Ví dụ như VNPT, SPT, Viettel, các bưu điện tỉnh, thành
phố...
- Nhóm 2: là các doanh nghiệp chỉ cung cấp một vài loại hình dịch vụ (ví dụ
FPT, NETNAM,...)
+ Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông còn được phân tổ
phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm tính bằng đơn vị giá trị.
- Doanh nghiệp chiếm thị phần không chế (Trên 30 % sản lượng hoặc doanh
thu của một loại hình dịch vụ nào đó).
- Doanh nghiệp không chiếm thị phần không chế.
Việc phân chia các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thành các tổ cho phép đánh giá khả
năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và rất cần thiết khi nghiên cứu các chỉ
tiêu kinh tế của doanh nghiệp, tìm ra nguồn dự trữ nâng cao năng suất lao động, giảm
giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thông tin về số lượng doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ có trong báo cáo thống kê
và được cấu thành từ các phần sau:
- Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính,
- Số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư;

- Số lượng các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông;
- Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông;
Để đánh giá mức độ đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông(điện thoại, fax, truyền số
liệu, Internet,...) cho khách hàng trong báo cáo thống kê còn có những thông tin về số
Thèng kª BCVT9
lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụ
Internet,...
Việc thống kê ban đầu về các doanh nghiệp BCVT được tiến hành trên cơ sở số liệu về
hồ sơ, giấy phép đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trong những tài liệu này
cần chỉ rõ: tên địa dư hành chính mà doanh nghiệp, cơ sở Bưu chính Viễn thôngphục
vụ, loại doanh nghiệp (bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phát
chuyển thư, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông v.v..), thời gian hoạt động của
doanh nghiệp.
Tất cả các thông tin về số lượng các doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ BCVT được
phân tích bằng dãy số thời gian, cho chúng ta biết được tốc độ phát triển, tình hình
cạnh tranh trên thị trường BCVT, cũng như khả năng cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn
thôngcho nền kinh tế quốc dân và nhân dân của ngành BCVT.
1.1.2. MẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Mạng Bưu chính Viễn thông Việt Nam bao gồm mạng Bưu chính và mạng Viễn thông.
Mạng Bưu chính là tập hợp các điểm thông tin được sắp xếp theo một trật tự nhất định
và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn làm nhiệm vụ truyền đưa tin tức.
Mạng bưu chính bao gồm mạng bưu chính công cộng, mạng chuyển phát và mạng bưu
chính chuyên dùng.
- Mạng Bưu chính công cộng bao gồm các trung tâm kỹ thuật, khai thác, vận
chuyển và điều hành Bưu chính, các tuyến đường thư, hệ thống bưu cục, điểm
phục vụ và các đại lý được tổ chức trong cả nước.
- Mạng chuyển phát: do doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng
và quản lý để cung cấp dịch vụ chuyển phát thư theo quy định của pháp luật
về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật về Bưu chính
Viễn thông.

- Mạng bưu chính chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ
trang nhân dân được thiết lập để phục vụ nhu cầu thông tin của các cơ quan tổ
chức đó.
Mạng viễn thông bao gồm mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng và
mạng viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau
bằng các đường truyền dẫn.
- Mạng Viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông
thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm hệ thống đường trục viễn
thông quốc gia (hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn liên tỉnh và quốc tế), hệ
thống nội tỉnh, nội hạt, hệ thống các điểm phục vụ và hệ thống các thiết bị đầu
cuối.
- Mạng viễn thông dùng riêng: là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để đảm bảo thông tin cho các thành
viên của mạng, bao gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm
xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc xây dựng.
10Thèng kª BCVT
- Mạng viễn thông chuyên dùng: là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tin
đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an
ninh.
Cùng với sự phát triển nền kinh tế và đời sống xã hội, nhu cầu về các loại dịch vụ Bưu
chính Viễn thôngkhông ngừng tăng lên dẫn tới sự phát triển không ngừng của mạng
lưới Bưu chính Viễn thông.
Từ những đặc thù của việc tổ chức và khai thác, cũng như hệ thống quản lý của ngành
BCVT, mạng Bưu chính Viễn thông được chia thành mạng liên tỉnh, nội tỉnh, nội hạt,
mạng quốc tế.
1.1.3. NHIỆM VỤ THỐNG KÊ MẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Để có thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và của nhân dân, mạng Bưu
chính Viễn thôngtrong cả nước cũng như các vùng riêng biệt cần phải đảm bảo những
yêu cầu về tính hiệu quả khi cung cấp các loại dịch vụ, cũng như chất lượng phục vụ

khách hàng. Những yêu cầu đó là:
- Các điểm phục vụ, thiết bị đầu cuối phải được bố trí gần nhất tới nguồn thông
tin.
- Đảm bảo chất lượng cao khi tổ chức mạng lưới.
- Trang bị các thiết bị kỹ thuật và các kênh thông tin có hiệu quả cao;
- Đảm bảo việc nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân của ngành Bưu chính Viễn
thông.
Thống kê mạng Bưu chính Viễn thôngnhằm nghiên cứu việc thực hiện những yêu cầu
đó như thế nào trên tất cả các giác độ quản lý và kế hoạch hoá mạng Bưu chính Viễn
thông. Trên cơ sở những số liệu quan sát được, thống kê có nhiệm vụ làm sáng tỏ, sự
phát triển mạng lưới và dịch vụ đáp ứng được mức độ nào nhu cầu của nền kinh tế
quốc dân và nhân dân. Những số liệu thống kê cho phép tính toán những chỉ tiêu, đặc
trưng cho chất lượng tổ chức mạng, mức độ đáp ứng nhu cầu về các loại dịch vụ Bưu
chính Viễn thông, những thông tin để đánh giá trạng thái của mạng BCVT và lập kế
hoạch phát triển mạng lưới BCVT.
Với sự trợ giúp của các phương pháp thống kê, thống kê BCVT tiến hành thu thập và hệ
thống hoá những thông tin về quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển mạng
lưới theo từng thành phần cấu thành mạng lưới. Dựa vào những số liệu thống kê mạng
Bưu chính Viễn thông, xác định hiệu quả của việc phát triển mạng lưới, làm sáng tỏ vấn
đề, việc xây dựng và phát triển mạng lưới mỗi loại hình dịch vụ đã hợp lý tới mức độ
nào, bằng cách nào để nâng cao các chỉ tiêu, đặc trưng cho mức độ phát triển chất lượng
kỹ thuật của mạng lưới.
Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của thống kê mạng Bưu chính Viễn thônglà:
- Biểu thị đặc tính của các thiết bị kỹ thuật hiện có của mạng lưới;
- Nghiên cứu mức độ phát triển của mạng lưới;
- Đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới;
- Đánh giá chất lượng phục vụ, tốc độ truyền tin, độ an toàn, chính xác, độ ổn
định và tính kinh tế.
Thèng kª BCVT11
1.2. THỐNG KÊ HẠ TẦNG CƠ SỞ MẠNG BCVT

1.2.1. THỐNG KÊ HẠ TẦNG CƠ SỞ MẠNG BƯU CHÍNH
1.2.1.1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ
Mạng bưu cục bao gồm: các trung tâm kỹ thuật, trung tâm vận chuyển, trung tâm điều
hành bưu chính, các bưu cục thực hiện việc nhận gửi, khai thác và phát bưu phẩm, bưu
kiện, phát hành báo chí, chuyển tiền, các thùng thư công cộng và các đại lý, điểm Bưu
điện văn hóa xã.
Mạng bưu cục, đại lý, điểm Bưu điện văn hoá xã, thùng thư bưu chính là bộ phận của
mạng lưới có nhiệm vụ trực tiếp phục vụ khách hàng một loại hình dịch vụ Bưu chính
Viễn thông nào đó. Các điểm phục vụ được phân bố tại nơi tập trung nhiều người sử
dụng dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
Các điểm phục vụ trong bưu chính được phân loại theo khả năng và số lượng dịch vụ
cung cấp như điểm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ (bưu cục, đại lý, điểm Bưu điện
văn hoá xã), điểm cung cấp một loại dịch vụ(thùng thư bưu chính).
Theo tính chất hoạt động và quy mô của điểm phục vụ, các điểm phục vụ còn được
phân thành bưu cục cấp 1, bưu cục cấp 2, bưu cục cấp 3, đại lý, điểm bưu điện văn hoá
xã.
Tuỳ theo đặc điểm lao động sử dụng trong các điểm phục vụ, các điểm phục vụ còn
được chia thành điểm phục vụ sử dụng lao động trong ngành(bưu cục), điểm phục vụ sử
dụng lao động ngoài ngành (đại lý, điểm Bưu điện - văn hóa xã).
Các doanh nghiệp khi thống kê số lượng bưu cục, điểm phục vụ sử dụng biểu mẫu sau:
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG
BƯ U CỤC ĐIỂM PHỤC VỤ & THING THƯ CÔNG CỘNG
Phõn loại Số lượng
Bưu cục giao dịch
Bưu cục ngoại dịch
Bưu cục cửa khẩu biên giới
Bưu cục cú cung cấp dịch vụ tài chớnh*:
+ Trong đú: - Bưu cục có cung cấp dịch vụ TKBĐ:
Đại lý dịch vụ bưu chính
Điểm Bưu điện - Văn hoá xó

Quầy giao dịch lưu động, kiốt
Thùng thư công cộng
1.2.1.2. Mạng đường thư
Mạng đường thư kết nối các các điểm phục vụ với nhau và đảm bảo việc truyền đưa tin
tức về mặt không gian.
Đường thư được hiểu là tuyến đường giao thông mà phương tiện vận tải Bưu chính đi
theo một sơ đồ nhất định giữa hai điểm thông tin cuối cùng để vận chuyển bưu phẩm,
12Thèng kª BCVT
bưu kiện,... Căn cứ vào phương tiện vận tải sử dụng đường thư bưu chính được chia
thành: đường thư ô tô, đường thư máy bay, đường thư tàu hoả, đường thư tàu thuỷ...
- Mạng đường thư bưu chính được chia thành mạng đường thư trong
nước(mạng cấp 1, cấp 2, mạng đường thư cấp 3) và mạng đường thư quốc tế.
- Mạng đường thư Bưu chính được đặc trưng bằng số lượng đường thư (cấp 1,
cấp 2, cấp 3) và độ dài của các tuyến đường thư (kilômét).
1.2.2. THỐNG KÊ HẠ TẦNG CƠ SỞ MẠNG VIỄN THÔNG
Hạ tầng cơ sở mạng viễn thông bao gồm các điểm phục vụ, hệ thống chuyển mạch, hệ
thống các thiết bị đầu cuối và đường truyền dẫn.
- Điểm phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông là các công ty viễn thông, công ty
điện báo - điện thọai, bưu cục, đài, trạm viễn thông, trung tâm chăm sóc khách
hàng, các đại lý, máy điện thoại thẻ...
- Hệ thống thiết bị chuyển mạch bao gồm các tổng đài. Tuỳ theo tính chất hoạt
động các tổng đài được phân thành: tổng đài chuyển tiếp quốc tế (Gateway),
tổng đài chuyển tiếp quốc gia (Toll), tổng đài HOST, tổng đài nội hạt.
- Hệ thống thiết bị đầu cuối bao gồm hệ thống thiết bị đầu cuối công cộng và
thiết bị đầu cuối thuê bao.
Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động (máy điện thoại,
máy fax,... thuê bao) của người sử dụng dịch vụ được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn
thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
Thiết bị đầu cuối công cộng là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của doanh nghiệp
viễn thông được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết

cuối của mạng viễn thông công cộng.
- Đường truyền dẫn trong Viễn thông là đường dây cáp đồng, đường truyền dẫn
thông tin vệ tinh, cáp quang. Theo loại tin tức truyền đưa, đường truyền dẫn
còn được chia thành kênh điện thoại, kênh phát thanh, truyền hình, kênh
truyền số liệu... Theo phạm vi hoạt động, đường truyền dẫn được chia thành:
đường truyền dẫn nội hạt, đường truyền dẫn nội tỉnh, đường truyền dẫn liên
tỉnh và quốc tế
Đường truyễn dẫn trong Viễn thông được đặc trưng bằng số lượng (tuyến) và dung
lượng đường truyền dẫn(số luồng E1 đối với cáp quang và vi ba, số kênh/km đối với
cáp đồng) và dung lượng mạng cáp (số đối cáp gốc và số đôi cáp ngọn), chiều dài
đường truyền dẫn (km).
Việc thống kê hạ tầng mạng BCVT được trình bày theo biểu mẫu 07/BCVT-PT
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Năm ....
Số
TT
Tên chỉ tiêu

số
Đơn vị tính
Số

đến
Thèng kª BCVT13
31/12
A B C D (1)
I. MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BƯU ĐIỆN
1 Số bưu điện huyện và tương đương 1010 Cơ sở
2 Số công ty tin học trực thuộc 1020 Cơ sở
3 Số đơn vị trực thuộc hạch toán riêng 1030 Cơ sở

4 Số đài viễn thông 1040 Đài
A B C D (1)
5 Số trạm viễn thông 1050 Trạm
6 Số bưu cục khu vực 1060 Bưu cục
7 Số điểm bưu điện văn hoá xã 1070 Điểm
II. MÁY MÓC THIẾT BỊ NGÀNH BƯU CHÍNH,
PHBC
1 Máy chia thư thường
- Số lượng 2011 Cái
- Số hướng chia 2012 Hướng
2 Máy chia bưu kiện
- Số lượng
2021 cái
- Số hướng chia 2022 Hướng
3 Hệ thống sản xuất phong bì 2030 Hệ thống
4 Thiết bị phục vụ DATAPOST
- Máy in lade tốc độ cao 2041 Cái
- Dây chuyền lồng gấp 2042 Dây chuyền
5 Máy in cước 2050 Cái
6 Máy xoá tem 2060 Cái
7 Cân điện tử các loại 2070 Cái
8 Ô tô tải các loại
- Số lượng 2081 Cái
- Trọng tải 2082 Tấn
9 Xe ô tô vận chuyển chuyển bưu chính chuyên
ngành 2090 Cái
10 Ô tô con và các loại ô tô khác 2100 Cái
11 Ca nô, xuồng máy 2110 Cái
14Thèng kª BCVT
12 Mô tô các loại 2121 Cái

Trong đó: dùng cho vận chuyển bưu chính 2122 Cái
III. MÁY MÓC THIẾT BỊ NGÀNH VIỄN
THÔNG TIN HỌC
1 Tổng đài điện thoại cố định các loại
- Số lượng lắp đặt 3011 Cái
- Dung lượng lắp đặt 3012 Số
- Dung lượng sử dụng 3013 Số
A B C D (1)
Trong đó: Tổng đài HOST
- Số lượng lắp đặt 3014 Cái
- Dung lượng lắp đặt 3015 Số
- Dung lượng sử dụng 3016 Số
2 Tổng đài điện thoại di động các loại
- Số lượng lắp đặt 3021 Cái
- Dung lượng lắp đặt 3022 Số
- Dung lượng sử dụng 3023 Số
3 Trạm thu phát BTS(Thông tin di động)
- Số lượng lắp đặt 3031 Cái
- Dung lượng lắp đặt 3032 Số
- Dung lượng sử dụng 3033 Số
4 Tổng đài điện báo các loại
- Số lượng lắp đặt 3041 Cái
- Dung lượng lắp đặt 3042 Số
- Dung lượng sử dụng 3043 Số
5 Tổng đài truyền số liệu
- Số lượng lắp đặt 3051 Cái
- Dung lượng lắp đặt 3052 Số
- Dung lượng sử dụng 3053 Số
6 Trung tâm nhắn tin
- Số lượng lắp đặt

3061 Cái
- Dung lượng lắp đặt 3062 Số
- Dung lượng sử dụng 3063 Số
7 Tổng số máy điện thoại các loại (cố định + di
động) 3071 Cái
Thèng kª BCVT15
Trong đó: Máy điện thoại cố định 3072 Cái
8 Máy phát vô tuyến điện 3080 Cái
9 Máy thu vô tuyến điện 3090 Cái
10 Máy thu vô tuyến điện liên hợp 3100 Cái
11 Thiết bị thông tin vệ tinh
- Số trạm 3111 Trạm
- Số kênh 3112 Kênh
Trong đó: Số kênh liên lạc trong nước
- Số kênh 3113 Kênh
A B C D (1)
12 Trạm VSAT 3120 Trạm
13 Máy viba các loại
- Số lượng 3131 Cái
- Số tuyến 3132 Tuyến
14 Cáp quang đường trục liên tỉnh và quốc tế
- Số km 3141 Km
- Số tuyến 3142 Tuyến
- Số kênh 3143 Kênh
15 Cáp quang nội hạt
- Số km
3151 Km
- Số tuyến 3152 Số tuyến
16 Cáp đồng nội hạt
- Số km 3161 Km

- Số tuyến 3162 Tuyến
17 Cột anten tự đứng 3170 Cột
18 Máy vi tính dùng trong quản lý 3180 Cái
19 Máy vi tính dùng trong sản xuất 3191 Cái
Trong đó: Sử dụng tại bưu cục 3192 Cái
Thống kê hạ tầng cơ sở mạng Bưu chính Viễn thôngcho phép đánh giá mức độ phát
triển của mạng lưới, mức độ dày đặc các điểm phục vụ và mức độ tiện lợi của mạng
BCVT đối với người sử dụng dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
1.3. THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN MẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
16Thèng kª BCVT
Quá trình phát triển mạng Bưu chính, viễn thông sẽ xảy ra sự thay đổi lớn về lượng và
chất trong thành phần mạng lưới. Những sự thay đổi đó được thống kê hàng năm bởi Bộ
Bưu chính Viễn thôngViệt Nam.
1.3.1. THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN MẠNG BƯU CHÍNH
Sự phát triển của mạng Bưu chính được đặc trưng bằng mạng các bưu cục, đại lý, điểm
Bưu điện - Văn hóa xã và số thùng thư bưu chính, số lượng các phương tiện vận tải và
kỹ thuật dùng để vận chuyển và chia chọn bưu gửi (ô tô, xe máy, xe đạp, toa xe lửa,
máy quay tem, máy nâng, băng chuyền, công tơ nơ, máy chia chọn, máy đóng gói, xe
đẩy điện…), số tuyến và tổng số kilômét đường thư cấp 1, cấp 2, cấp 3.
Các bưu điện tỉnh, thành phố, các bưu cục ở các nhà ga, bưu cục trung tâm thành phố,
trung tâm vùng nói chung là tương đối ổn định. Mạng bưu cục cấp 3, các đại lý, điểm
Bưu điện -Văn hóa xã thường thay đổi theo thời gian. Sự phát triển về số lượng các
điểm phục vụ nhằm mục đích là nâng cao chất lượng phục vụ và mức độ tiện lợi đối với
người sử dụng dịch vụ.
Mạng phát hành báo chí đặc trưng bằng số lượng các cửa hàng và ki ốt bán báo, tạp chí
tại các thành phố, nông thôn.
1.3.2. THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN MẠNG VIỄN THÔNG
+ Mạng viễn thông liên tỉnh và quốc tế được đặc trưng bằng chỉ tiêu số lượng và
dung lượng tổng đài điện thoại quốc tế, tổng đài chuyển tiếp quốc gia (Toll), dung
lượng hệ thống truyền dẫn, số kênh thông tin, số kilômét cáp quang,....

+ Mạng điện thoại nội hạt đặc trưng bằng số tổng đài nội hạt, dung lượng của tổng
đài nội hạt, dung lượng đường truyền dẫn nội hạt(số đôi cáp gốc, đôi cáp ngọn) và số
lượng máy thuê bao thực tế đang hoạt động.
+ Mạng điện thoại di động được đặc trưng bởi số lượng tổng đài điện thoại di
động, dung lượng tổng đài, số trạm thu phát sóng,...
- Sự phát triển mạng viễn thông còn được đặc trưng bởi số lượng thuê bao có
trên mạng lưới. Việc thống kê số lượng thuê bao dịch vụ viễn thông trên
mạng có thể tiến hành theo biểu sau:
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG THUÊ BAO CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
(Số liệu tính đến ngày.... tháng.... năm 200....)
Số
thứ tự
Đối tượng thuê bao
Số thuê bao hiện
đang khai thác
Ghi chú
(1)
(2)
(3) (4)
I
ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH
1 Hành chính sự nghiệp
2 Sản xuất kinh doanh
3 Tư nhân
Tổng
Thèng kª BCVT17
II
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
1 Hành chính sự nghiệp
2 Sản xuất kinh doanh

3 Tư nhân
4 Nghiệp vụ
5 Di động trả tiền trước
6 Di động thuê bao ngày
Tổng
III
TELEX
1 Thuê bao
2 Công cộng
3 Nghiệp vụ
Tổng
(1)
(2)
(3) (4)
IV
FAX
1 Thuê bao
2 Công cộng
3 Nghiệp vụ
Tổng
V
INTERNET
1 Thuê bao
2 Công cộng
Tổng
Việc thống kê ban đầu các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn,... được tiến hành trên cơ
sở hồ sơ kỹ thuật, giấy phép đăng ký hoạt động. Trong những tài liệu này cần chỉ rõ:
loại tổng đài (tổng đài HOST, tổng đài vệ tinh,...), dung lượng tổng đài, loại phương
tiện truyền dẫn(cáp đồng, cáp quang, viba, vệ tinh,...), chiều dài, dung lượng, thời gian
bắt đầu khai thác… Trong các hồ sơ kỹ thuật cũng ghi những thay đổi và thông tin về

nâng cấp, mở rộng và sửa chữa.
Khi nghiên cứu tình hình phát triển mạng lưới BCVT có thể sử dụng phương pháp so
sánh hoặc phương pháp dãy số thời gian. Tốc độ phát triển số lượng các các điểm phục
vụ, số thuê bao cho phép đánh giá đặc điểm của quá trình phát triển mạng lưới BCVT.
1.4. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH-
VIỄN THÔNG
1.4.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BCVT
18Thèng kª BCVT
Kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông tức là xem xét việc mở thêm các
điểm phục vụ mới, phát triển thuê bao, lắp mới hoặc mở rộng dung lượng hệ thống
truyền dẫn, hệ thống chuyển mạch, trang bị thêm máy móc thiết bị Bưu chính Viễn
thông.
Như vậy, kế hoạch phát triển mạng bưu chính là xem xét việc tăng trưởng số lượng bưu
cục(mở các bưu cục mới), đại lý, điểm Bưu điện-Văn hóa xã và số thùng thư bưu chính,
tăng số lượng tuyến đường thư, chiều dài đường thư, số lượng phương tiện vận chuyển,
máy chia chọn...
Kế hoạch phát triển mạng viễn thông liên tỉnh và quốc tế là tăng số kênh thông tin, mở
rộng dung lượng tổng đài, dung lượng hệ thống truyền dẫn, mở thêm các điểm phục vụ
để cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và quốc tế.
Kế hoạch phát triển mạng nội hạt bao gồm:
- Lắp mới tổng đài nội hạt, mở rộng dung lượng tổng đài nội hạt, phát triển số
máy thuê bao, máy điện thoại thẻ.;
- Mở thêm các điểm phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Kế hoạch phát triển mạng truyền dẫn bao gồm tăng số lượng, dung lượng
mạng cáp đồng nội hạt, cáp quang nội hạt, ....
- Kế hoạch phát triển thuê bao Internet bao gồm phát triển thuê bao Internet
gián tiếp, Internet trực tiếp, thuê bao Internet ADSL.
1.4.2. ĐÁNH GIÁ KẾ HỌACH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BCVT
Đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới BCVT được thực hiện bằng cách
so sánh lượng tăng thực tế và đưa vào khai thác trong kỳ báo cáo với lượng tăng (đưa

vào khai thác) theo kế hoạch. Trong đó sự thay đổi số lượng các điểm phục vụ cung
cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông, thuê bao viễn thông xảy ra khác nhau là do các
nguyên nhân khác nhau.
Sự phát triển các điểm phục vụ cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông- là kết quả của
việc mở các điểm phục vụ mới. Có thể xảy ra trường hợp giảm số lượng điểm phục vụ
vì bị đóng cửa - trường hợp này ít khi xảy ra nhưng cũng phải thống kê riêng biệt. Sự
tăng hoặc giảm số lượng điểm phục vụ do việc phân chia lại địa dư hành chính không
được phản ánh trong việc thực hiện kế hoạch, nó chỉ được phản ánh vào báo cáo thống
kê cuối kỳ. Việc thực hiện kế hoạch tăng số điểm phục vụ được tính theo từng điểm
phục vụ mới mở.
Chỉ tiêu phát triển số thuê bao trên mạng viễn thông lại hoàn toàn khác. Chỉ tiêu này là
kết quả của việc phát triển thuê bao khi thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới và số
thuê bao giảm thực tế vì những nguyên nhân khác nhau. Để giải thích được nội dung chỉ
tiêu phát triển số thuê bao phát triển cần phân biệt thuê bao hoà mạng mới, và thuê bao
rời mạng.
Như vậy số thuê bao phát triển thực tế (số thuê bao thực tăng) được xác định bằng số
thuê bao phát triển trong kỳ trừ đi số thuê bao giảm trong kỳ.
Ví dụ: Số liệu về kế hoạch phát triển số máy thuê bao trong một năm tại một đơn vị bưu
điện như sau:
Thèng kª BCVT19
- Số máy thuê bao hiện có đầu năm, máy 25.000
- Kế hoạch phát triển (máy) 8.000
- Số máy:
+ Hoà mạng mới 10.000
+ Rời mạng 1.000
- Số thuê bao thực tăng:
+ Tuyệt đối 9.000
+ Tương đối 112,5%
- Số máy hiện có cuối năm (máy) 34.000
1.5.THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ MẠNG BƯU CHÍNH

VIỄN THÔNG
Phát triển mạng lưới nhằm mục đích nâng cao khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội
về dịch vụ Bưu chính-Viễn thông. Điều đó được thể hiện trong việc nâng cao khả năng
có thể tiếp cận và sử dụng được các dịch vụ Bưu chính-Viễn thông, bố trí các điểm
thông tin gần với nguồn thông tin(người sử dụng), tăng thời gian làm việc của
mạng lưới.
Các điểm phục vụ càng được bố trí gần địa điểm và đối tượng sử dụng dịch vụ Bưu
chính Viễn thông, thì chất lượng phục vụ khách hàng và nền kinh tế quốc dân của ngành
Bưu chính, Viễn thông càng cao. Cùng với những điều kiện đó, mạng Bưu chính Viễn
thôngcòn phải đáp ứng được yêu cầu về tính kinh tế. Hiệu quả mức độ đạt được của
việc phát triển mạng lưới phải được gắn liền giữa chất lượng phục vụ cao và tính kinh tế
của mạng.
Để đánh giá chất lượng phục vụ của mạng BCVT thường dùng các chỉ tiêu sau đây:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực phục vụ:
- Bán kính phục vụ bình quân của một điểm phục vụ
Bán kính phục vụ là khoảng cách từ điểm phục vụ tới giới hạn phục vụ của nó, tức là
khoảng cách lớn nhất mà một người dân ở vị trí xa nhất cần phải đi đến điểm phục
vụ đó.
Để tính khoảng cách trung bình giữa người sử dụng dịch vụ và điểm phục vụ người ta
sử dụng chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân... Chỉ tiêu này được xác định dựa vào tính
chất của sự phân bố dân cư tới điểm phục vụ. Dân cư có thể được phân bố đều hoặc
không đều so với điểm phục vụ. Tối ưu nhất là điểm phục vụ cần phải được đặt ở vị trí
trung tâm và có mật độ dân cư lớn nhất.
Khi tính toán bán kính phục vụ bình quân của điểm phục vụ cần phải xem xét hình thức
phục vụ trên diện tích đó là vòng tròn hay chữ nhật. Đối với điểm phục vụ có cấu hình
diện tích phục vụ là hình tròn, bán kính phục vụ bình quân được xác định bằng
công thức:
R
+
20Thèng kª BCVT


s
R 
hay
N
S
R
.


Ví dụ: thành phố X với diện tích 70 Km
2
có 18 bưu cục. Tính bán kính phục vụ bình
quân một bưu cục.
s = 70 / 18 = 3,9 Km
2
R = 1,12 Km.
Nếu diện tích điểm phục vụ có cấu hình là hình chữ nhật (thường đặc trưng cho các
thành phố với các phố vuông góc với nhau, bán kính phục vụ bình quân được xác định
bằng công thức:
2
ha
R


Trong đó: a và h là chiều dài các cạnh hình chữ nhật.
h
a
Nếu một cạnh được xác định theo một cạnh khác bằng một tỷ số
h

a
k 
thì:
2
)1(
2
)*(
2






khhhkha
R
Mà s = ah = kh
2

k
s
h 
nên
k
sk
R
2
)1( 

Theo số liệu của ví dụ trên tính chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân với diện tích phục

vụ là hình chữ nhật với k = 2, tức là chiều dài diện tích phục vụ lớn hơn chiều rộng là
2 lần:
s = 70 / 18 = 3,9 km
2
;
k
s
h 
=
km4,1
2
9,3

3,9 / 2 = 1,4 km;
a = 2h = 2.1,4 = 2,8 km
R = (1,4 + 2,8) / 2 = 2,1 km;
* Diện tích phục vụ bình quân một điểm phục vụ được xác định bằng công thức:
N
S
s 
Trong đó: S - Diện tích phục vụ của tất cả các điểm phục vụ.
N - Số lượng điểm phục vụ phân bố trên diện tích đó.
Thèng kª BCVT21
- Số dân phục vụ bình quân của một điểm phục vụ
Chỉ tiêu số dân phục vụ bình quân của một điểm phục vụ là số dân trung bình mà một
điểm phục vụ phải phục vụ. Công thức xác định như sau:
N
D
D 
Trong đó: D - Tổng số dân phục vụ của mạng.

N - Tổng số điểm phục vụ của mạng.
Đối với mạng bưu chính còn có một chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của mạng, đó
là chỉ tiêu tỷ lệ số xã có báo nhân dân trong ngày. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách
so sánh số xã có báo nhân dân phát trong ngày trên tổng số xã của cả nước.
- Mật độ thuê bao trên 100 dân
Để đánh giá năng lực phục vụ của mạng viễn thông người ta thường dùng các chỉ tiêu
biểu hiện sự so sánh số thuê bao hiện có trên mạng với số dân phục vụ của mạng như
chỉ tiêu mật độ điện thoại / 100 dân, mật độ thuê bao Internet / 100 dân, được xác định
bằng cách so sánh giữa tổng số thuê bao điện thoại, tổng số thuê bao Internet với số dân
phục vụ của mạng và chỉ tiêu số xã có máy điện thoại/ tổng số xã.
Các chỉ tiêu tính trên đầu một người dân làm cơ sở đánh giá sự phát triển của mạng lưới
BCVT. Thông thường các chỉ tiêu này được xác định riêng cho khu vực thành phố và
nông thôn.
Thông qua các chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân, số dân phục vụ bình quân của một
điểm phục vụ và mật độ thuê bao trên 100 dân có thể đánh giá năng lực phục vụ của
mạng Bưu chính Viễn thôngcủa các tỉnh, thành phố và trên cả nước. Trên cơ sở các chỉ
tiêu này đưa ra các kết luận về mức độ dày đặc của mạng lưới Bưu chính Viễn thông,
cũng như sự cần thiết phải phát triển chúng trong tương lai. Các chỉ tiêu này được sử
dụng trong lập kế hoạch phát triển mạng lưới.
Để đánh giá mức độ phát triển tương đối của các loại dịch vụ khác nhau người ta tính tỷ
số giữa số điểm phục vụ cung cấp từng loại dịch vụ Bưu chính Viễn thôngso với toàn
bộ, ví dụ như số lượng điểm phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông trên 100 điểm phục
vụ cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
Trong thống kê BCVT bằng phương pháp dãy số thời gian có thể đưa ra kết luận về
việc nâng cao năng lực phục vụ của mạng lưới và tăng khả năng có thể sử dụng dịch vụ
Bưu chính Viễn thông.
+ Nhóm các chỉ tiêu thời gian hoạt động của các điểm phục vụ và tần số tác
nghiệp bao gồm:
- Thời gian phục vụ khách hàng của các điểm phục vụ trong ngày;
- Thời gian hoạt động của từng loại dịch vụ theo thời gian biểu;

- Số lần thu gom từ thùng thư bưu chính trong ngày hay trong tuần;
- Số lần đi phát trong ngày hay trong tuần;
- Số chuyến thư trong ngày
22Thèng kª BCVT
Các chỉ tiêu này được xác định riêng biệt cho từng khu vực thành phố, thị xã, nông
thôn, miền núi, hải đảo.
Những chỉ tiêu đặc trưng cho thời gian hoạt động của các điểm phục vụ cung cấp dịch
vụ Bưu chính-Viễn thông rất cần thiết để đánh giá chất lượng phục vụ của mạng Bưu
chính-Viễn thông tại các điểm đông đúc dân cư - các trung tâm hành chính. Ví dụ như
nếu số lần phát thư trong ngày là 1 lần thì kế hoạch phát triển Bưu chính có thể là phát 2
lần trong một ngày.
Các chỉ tiêu đánh giá thời gian hoạt động của các điểm phục vụ cung cấp dịch vụ Bưu
chính Viễn thôngđược tính riêng cho từng cơ sở cung cấp dịch vụ hay từng điểm
phục vụ.
Khi thống kê năng lực phục vụ và tình hình hoạt động của mạng bưu chính có thể
thống kê theo mẫu sau:
BẢNG THỐNG KÊ NĂNG LỰC PHỤC VỤ MẠNG BƯ U CHÍNH
Khu vực
Số lượng bưu
cục/số lượng
điểm BĐVHX
Số xó cú bỏo
Nhõn dõn trong
ngày/tổng số xó
Bỏn kớnh
phục vụ
bỡnh quõn
(km/điểm)
Số dõn phục
vụ bỡnh

quõn
(người/điểm)
(1) (2) (3) (4) (5)
Thành thị
(1) (2) (3) (4) (5)
Nụng thụn
Miền nỳi, hải đảo
Khu vực miền nỳi,
xó đặc biệt khú
khăn
BẢNG THỐNG KÊ
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRÊN MẠNG BƯU CHÍNH CÔNG CỘNG
Khu vực Số lần thu gom Số lần đi phát
Thành thị …/ngày …/ngày
Nụng thụn …/tuần …/tuần
Thèng kª BCVT23
Miền núi, hải đảo …/tuần …/tuần
Khu vực miền nỳi,
xó đặc biệt khó khăn
…/tuần …/tuần
Câu hỏi ôn tập
Chương 1: Thống kê mạng bưu chính viễn thông
1. Nội dung và phương pháp thống kê cơ sở hạ tầng mạng bưu chính
viễn thông?
2. Nội dung và phương pháp thống kê đánh giá phát triển mạng lưới
bưu chính viễn thông?
3. Nội dung và phương pháp thống kê chất lượng phục vụ mạng bưu
chính viễn thông?
THỐNG KÊ BCVT23
CHƯƠNG 2

THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG
SẢN PHẨM BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
2.1.ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ NHIỆM
VỤ THỐNG KÊ
2.1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Đặc trưng cơ bản của sản phẩm Bưu chính Viễn thông là không phải sản phẩm vật chất
chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền
đưa tin tức.
Sản phẩm BCVT bao gồm các dịch vụ dưới hình thức truyền đưa một loại tin tức nào đó
và cho thuê các kênh thông tin, thiết bị Bưu chính Viễn thông.
Chu kỳ tạo ra sản phẩm Bưu chính Viễn thông bao gồm nhiều giai đoạn của quá trình
sản xuất, bắt đầu từ lúc nhận tin tức từ người gửi và kết thúc là phát cho người nhận.
Hiệu quả có ích của loại dịch vụ này chính là sản phẩm của ngành Bưu chính
Viễn thông.
Đặc điểm của ngành Bưu chính Viễn thông là quá trình sản xuất của nó được phân bố
trên khắp lãnh thổ đất nước, thậm chí ở tại nhiều quốc gia chứ không kết thúc trong một
doanh nghiệp, công ty. Trong quá trình sản xuất có nhiều doanh nghiệp, đơn vị cùng
tham gia, mỗi một doanh nghiệp, đơn vị thực hiện một công việc nhất định trong quá
trình truyền đưa tin tức: đi, quá giang, đến. Từng đơn vị riêng biệt nói chung là không
thể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, hiệu quả có ích cho người sử dụng, nhưng nó thực hiện
những công việc cần thiết để xử lý lưu lượng và phục vụ hệ thống chuyển mạch và
đường truyền dẫn, mà kết quả cuối cùng là đảm bảo hoàn thành dịch vụ - sản phẩm
hoàn chỉnh. Vì vậy trong ngành Bưu chính Viễn thông người ta phân biệt sản phẩm
ngành (sản phẩm hoàn chỉnh) và sản phẩm công đoạn (sản phẩm cơ sở).
- Sản phẩm hoàn chỉnh (sản phẩm ngành) là kết quả có ích cuối cùng hoạt động
sản xuất của tất cả các doanh nghiệp, đơn vị về truyền đưa các loại tin tức
khác nhau như bưu phẩm, bưu kiện, điện báo, điện thoại...
- Sản phẩm công đoạn là kết quả có ích trong hoạt động sản xuất của các đơn vị
cơ sở về truyền đưa tin tức ở một giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất

hoàn chỉnh. Nó có thể là sản phẩm đi, đến và qua, trong một số trường hợp sản
phẩm công đoạn cũng là sản phẩm ngành.
2.1.2. NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM BCVT
- Thống kê và đo lường khối lượng sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công
đoạn.
Khối lượng sản phẩm hoàn chỉnh được xác định bằng số lượng tin tức được truyền đưa
từ người gửi đến người nhận. Khối lượng này xác định trong giai đoạn đi, khi thanh
toán tiền cho tin tức được gửi. Đặc biệt cần phải chú ý là khối lượng sản phẩm hoàn
chỉnh chỉ có thể được tính ở mức độ doanh nghiệp (VNPT, SPT, Vietel,..).
Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ BCVT của doanh nghiệp BCVT như các bưu điện
tỉnh, thành phố, khối lượng sản phẩm được xác định bằng chỉ tiêu đặc trưng cho kết
quả hoạt động có ích từng giai đoạn truyền đưa tin tức đi, đến, quá giang.
Ngoài việc phân biệt sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công đoạn BCVT, sản phẩm
BCVT còn có thể phân thành ba nhóm sau:
+ Nhóm sản phẩm là dịch vụ truyền thống của ngành BCVT dưới hình thức
truyền đưa tin tức (thư, bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền, điện báo, điện thoại, fax, thư
điện tử,...);
+ Nhóm sản phẩm là dịch vụ thuê kênh thông tin và thiết bị Bưu chính Viễn thông
như máy điện thoại cố định thuê bao, điện thoại di động thuê bao, thuê bao Internet,
máy điện báo thuê bao, máy fax thuê bao, telex thuê bao, kênh điện thoại, điện báo cho
thuê, kênh truyền số liệu cho thuê riêng,...
+ Nhóm sản phẩm là dịch vụ cung cấp các phương tiện thông tin đại chúng (nhận
gửi, chuyển, phát báo, tạp chí).
Thống kê Bưu chính Viễn thông tính đến và nghiên cứu sản phẩm hoàn chỉnh và sản
phẩm công đoạn để xác định:
- Khối lượng sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công đoạn.
- Mức độ và nhịp độ tăng giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ BCVT;
- Đặc tính và xu hướng thay đổi cấu trúc sản phẩm theo phân ngành, loại tin
tức truyền đưa, nhóm người sử dụng (dân cư, nền kinh tế quốc dân);
- Đặc tính không đồng đều của tải trọng ở những thời kỳ khác nhau.

- Xác định cấu trúc dòng thông tin.
Trên cơ sở các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm xác định các chỉ tiêu kinh tế như năng suất
lao động, giá thành sản phẩm, hiệu quả sử dụng vốn, suất vốn đầu tư...
Thống kê khối lượng sản phẩm BCVT phải lưu trữ các tài liệu để phân tích tính toán
các chỉ tiêu, phục vụ cho việc lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch tác
nghiệp, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trình cấp trên để theo dõi kịp thời và
chỉ đạo công tác phục vụ truyền đưa tin tức.
2.2. DANH MỤC SẢN PHẨM BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Danh mục sản phẩm BCVT là bảng liệt kê tên các loại sản phẩm của ngành BCVT đã
thực hiện từ người gửi đến người nhận.
Tương ứng với những đặc điểm sản phẩm ngành BCVT có các loại sau đây:
- Danh mục sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các loại dịch vụ Bưu chính Viễn
thông và dịch vụ thuê kênh thông tin và các thiết bị kỹ thuật;

×