Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN SINH HOAT NGOAI GIƠ LEN LOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.44 KB, 25 trang )

HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN THẠNH TRỊ
LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC VĨNH LỢI
----------------------
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TỐT CHƯƠNG TRÌNH
SINH HOẠT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA TRƯỜNG
TIỂU HỌC VĨNH LỢI
Người viết:THẠCH VŨ
Năm học 2008 – 2009
1
MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1. Mục đích nghiên cứu 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
B- NỘI DUNG 4
I. Cơ sở lý luận 4
II. Cơ sở thực tiễn 5
III. Các hình thức, biện pháp tổ chức chương trình 6
1. Yêu cầu chung 6
2. Xây dựng kế hoạch chương trình 7
3. Tổ chức thực hiện 9
3.1. Hình thức: Hội vui học tốt 9
3.2. Hình thức: Hái hoa dân chủ 14
3.3. Hình thức: Trò chơi ô chữ 16
C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20
I. Kết luận 20
II. Bài học kinh nghiệm 20
III. kiến nghị 20
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
E – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 23


2
Đ ề tài:
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LỢI
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào
tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa
học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay
chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính
phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo
dục nhi đồng.....”.
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương
pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người
khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế
Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được
những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện.
Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN
nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về
tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động
để phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách,
biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống
Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà
trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên
truyền, đóng tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao… trong đó việc tổ chức cho
3
các em tham gia chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các
em niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi.
Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức

chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Vĩnh Lợi”
Nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời góp
thêm một chút kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả
về bề rộng và chiều sâu.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt
Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập,
hoạt động và vui chơi.
Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học sinh
tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường
giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các
em phát triển toàn diện. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp là vô
cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên
lớp trong trường tiểu học” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt
hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở
địa phương.
- Thông qua việc tìm hiểu những con số, ô chữ kỳ diệu về các chủ đề
mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội,
4
tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội… Từ đó giúp các em
có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê
hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân
mình vì Tổ quốc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đây là đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài
giờ lên lớp trong trường tiểu học” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học
sinh trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ sinh hoạt chào cờ đầu
tuần hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo
chủ điểm tháng với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên
nhi đồng.
B – NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn
dặn đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “....Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ,
hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho chúng hóa
ra những người già sớm) ......Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong
lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ơ nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng
đều vui, đều học”.
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn
công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải
luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là
bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một
hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi
phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là:
5
“Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết
giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính
Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo
dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động,
dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm
lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung
phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia
đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.

Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng
động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập,
được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em
tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp,
ngành làm công tác giáo dục mong muốn.
- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa học và
sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau
dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội.
- Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ
chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên có tính sáng tạo, phù hợp với
lứa tuổi và có hiệu quả.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường tiểu học Vĩnh Lợi- huyện Thạnh Trị- Tỉnh Sóc Trăng, thuộc
vùng nông thôn sâu. Do vậy phần đông là con em nông dân, con gia đình
nghèo làm mướn theo mùa vụ nên dẫn đến hoạt động Đội còn gặp nhiều khó
khăn.
Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Huyên. Ban giám hiệu nhà
trường, công Đoàn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi thuộc xã,
6
giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt
động Đội đạt kết quả.
Trong thời gian 03 năm làm công tác Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy
nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt
động ngoài giờ lên lớp sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng
phải tổ chức một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút
các em tham gia nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ chào cờ lại đến, có lúc
tôi cảm thấy “sợ”, “mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho các giờ sinh
hoạt còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học
sinh tiểu học.
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Huyện Thạnh Trị, tôi đã học hỏi một

số anh chị phụ trách, đã phần nào thực hiện tốt công tác tổng phụ trách và học
hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây
dựng kế hoạch hoạt động theo đợt thi đua, tháng, tuần có sự phê duyệt của
Ban giám hiệu nhà trường. Nội dung chương trình dựa vào kiến thức các môn
học với sự giúp đỡ của đồng chí hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn nên cho
đến bây giờ tôi hoàn toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong các giờ chào cờ,
ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình và đã đạt kết quả rõ rệt.
III – CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu chung:
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan
trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự
thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt
động ngoài giờ lên lớp cần:
- Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm
của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa,
khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.
7
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
- Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm
mỹ, gây ấn tượng đối với các em.
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây
mệt mỏi cho các em.
2. Xây dựng kế hoạch chương trình:
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2008 – 2009: Là năm Đội viên
“Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực. Tăng cường công tác
chăm sóc, giáo dục thiếu niên – Nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí
Minh, giai đoạn 2008– 2009”. Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, 68 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, 119 năm ngày
sinh nhật Bác…tôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần với chương trình

hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau:
T
h
á
n
g
Chủ điểm
Tuần
Nội dung Hình thức
9
Mùa thu khai trường
3
4
* Tìm hiểu về trường, lớp,
chương trình hoạt động Đội.
* Tìm hiểu luật an toàn giao
thông.
Hội vui học tốt
1
0
Vòng tay bè bạn chăm ngoan
học giỏi
6
8
* Tìm hiểu truyền thống của
địa phương.
Từ chìa khoá: HỌC TỐT
Hái hoa dân chủ
Trò chơi ô chữ
8

1
1
Kính yêu thầy cô
10
11
* Tìm hiểu về ngày Nhà giáo
Việt Nam
Từ chìa khoá: BIẾT ƠN
* Tìm hiểu về các môn học.
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
1
2
Anh bộ đội của em
15
16
* Tìm hiểu truyền thống
Quân đội nhân Việt Nam
* Tìm hiểu về quân đội.
Từ chìa khoá: ANH HÙNG
Hái hoa dân chủ
Trò chơi ô chữ
1
/
0
7
Tiếp bước chân anh
20
21
* Tìm hiểu về các gương anh

hùng liệt sĩ
Từ chìa khoá: TRẦN VĂN
ƠN
* Hội học mùa xuân
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
2
Ngìn hoa việt tốt-Mừng
Đảng quang vinh
22
25
* Tìm hiểu về Đảng CSVN.
Từ chìa khoá: ƠN ĐẢNG
* Tìm hiểu môn học em thích
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
3
Tiến bước lên Đoàn
26
28
26/3/07
29
* Tìm hiểu về ngày Quốc tế
phụ nữ.
Từ chìa khoá: HIẾU THẢO
* Tìm hiểu truyền thống của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
* 76 năm lịch sử vẻ vang của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
* Tìm hiểu về đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh. Từ chìa
khoá: TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN
Trò chơi ô chữ
Hái hoa dân chủ
Lễ kỷ niệm + Trò
chơi ô chữ
9
4
Về với cội nguồn
30
32
* Nhà sử học nhỏ tuổi
* Tìm hiểu về quê hương, Đất
nước
Từ chìa khoá: QUÊ HƯƠNG
TƯƠI ĐẸP
Hội vui học tốt
Trò chơi ô chữ
5
Đội ta vững mạnh, dâng Bác
kính yêu
34
35
15/5/
2007
* Tìm hiểu truyền thống Đội
TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941)
* Tìm hiểu về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác.
Từ chìa khoá: BẾN NHÀ

RỒNG
* 68 mùa hoa - Đội ta lớn lên
cùng Đất nước.
Hái hoa dân chủ
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
3.Tổ chức thực hiện:
Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự
tìm tòi học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các chương trình giải
trí trên truyền hình như: “An Toàn Giao Thông”; “Thứ bảy vui”; “Theo dòng
lịch sử”; “Vượt qua thử thách”… tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho
phù hợp với liên đội mình.
3.1. Hình thức: “Hội vui học tốt”
* Mục đích:
Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ
chức cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức
này tuy có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp
các em ôn lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh
10

×