Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Kinh doanh nhỏ lãi lớn làm thế nào để gia tăng khả năng sinh lợi nhuận doanh nghiệp của bạn nick rampley, sturgeon; bảo hà dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.91 MB, 222 trang )


NICK R A M P L E Y - STURGEON

Làm thế nào đ ể gia tăng khả năng
sinh lợi nhuận doanh nghiệp của bạn

Bảo Hà
dịch từ bản tiêng Anh

S m all Business Big Profit

NHÀ XUẤT BẲN CÔNG AN NHÂN DẨN


Lời nói đầu
Nếu bạn đang khởi sự kinh doanh, đang điều hành kinh doanh hay
đang nghĩ về điều đó, bạn rất đáng khích lệ. Và bạn thực sự có thể làm
nên chuyện. Xét cho cùng, kinh doanh nhỏ VẰN LÀ kinh doanh. Đa
số doanh nghiệp ở Anh hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chỉ có
khơng q mười nhân viên. Và vì thế, doanh nghiệp nhỏ chính là lực
lượng đang vận hành các nền kinh tế, đóng góp vào các hệ thống thuế
và cung cấp việc làm cho đại đa sổ người dân.
T rên 60% doanh nghiệp ở Anh khơng hề có nhân viên mà là
những cơ sở kinh doanh do một người hoặc vợ chồng đảm nhiệm, với
tổng doanh thu trung bình hàng năm xấp xỉ £60.000. Lực lượng này
bao gồm 2,5 triệu doanh nghiệp và kinh doanh hộ gia đinh trong tổng
số 3,8 triệu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên toàn nước Anh.
Trong số 1,2 triệu doanh nghiệp sử dụng nhân viên, gần 800.000
doanh nghiệp chỉ có bổn nhân viên hoặc ít hơn, và khoảng 200.000
doanh nghiệp có chín nhân viên hoặc ít hơn.
Kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận, niềm vui thích và là một cách


tuyệt vời để kiếm sống và tạo ra của cải. Tuy nhiên, rất nhiều chừ
doanh nghiệp nhỏ đôi khi thấy cuộc sống kinh doanh chỉ là một cuộc
vật lộn mệt mỏi. Nếu cảm thấy nản lịng vì khơng đạt được thành cơng
tài chính, một số người thậm chí còn đặt câu hỏi: ngay từ ban đầu, sao
họ dấn thân vào kinh doanh làm gì?
Bạn đang vui thú với trải nghiệm kinh doanh? Bạn đang muốn nâng
cao khả năng sinh lợi? Hay bạn đang cố gắng tìm kiếm các cách thức


để doanh nghiệp của bạn mang lại lợi nhuận cao hơn và thành đạt
hơn? Cuốn sách này sẽ giúp ích cho bạn với rất nhiều mẹo, lời khuyên
và kỹ xảo. Nếu bạn vừa mới khởi sự kinh doanh lần đầu tiên và muốn
đảm bảo cho doanh nghiệp của bạn có lợi nhuận ngay từ ban đầu, bạn
cũng sẽ tìm thấy ở đây rất nhiều hướng dẫn bổ ích.
Cuốn sách này là dành cho bạn nếu:


Bạn đang điều hành một doanh nghiệp mà bạn nghĩ là có thể tạo ra
lợi nhuận cao hơn



Bạn muốn phát triển và cải tiến doanh nghiệp nhưng chưa chắc
chắn về con đường phải đi



Bạn cho rằng dịng tiền mặt khơng chu chuyển như mong muốn




Bạn cảm thấy công việc kinh doanh quá vất vả và không mang lại
đủ lợi nhuận ... hay niềm u thích



Bạn đang suy tính sẽ bắt đầu kinh doanh và muốn đảm bảo sẽ tổi
đa hoá tiềm năng lợi nhuận ngay từ ban đầu



Bạn đang tìm kiếm những ý tưởng mới để cải thiện cơng việc kinh
doanh của bạn (dù đó là về phương diện bán hàng, tiếp thị, sản
phẩm, dịch vụ hay tài chính).

Xun suốt tồn bộ cuốn sách, chúng tơi luôn đề cập đến khách hàng
(tiếng Anh dịch là Client hoặc Customer). Đối với một số người, mỗi
từ hàm ý một nhóm khách hàng khác nhau - Customer có nghĩa là
những khách hàng của cửa hàng, cửa hiệu, còn Client là khách hàng
trong một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp. Cả hai thuật ngữ này
đều được sử dụng trong cuốn sách nhưng không phân biệt rõ ràng về
nghĩa như trên.
6


Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ xem xét mọi khía cạnh của việc điều
hành kinh doanh có thể ảnh hưởng đến thành công và đặc biệt là lợi
nhuận của doanh nghiệp, góp phần giải toả nhũng lo sợ, thất vọng và
quan ngại của bạn. Thậm chí chỉ cần tiếp thu một ý tưởng từ mỗi chương
sách là đã có thể giúp bạn đánh giá được tiềm năng đổi mới, cũng như áp

dụng thay đổi vào công việc kinh doanh của bạn. Xung quanh bạn luôn
hiện diện nhũng cơ hội mới. Tất cả nhũng gì bạn cần làm là úng dụng
suy nghĩ mới và hành động mới để nắm bắt nhũng cơ hội đó.
Thơng thường, điều hành một doanh nghiệp nhỏ cũng giống như lựa
chọn một phong cách sống. Không nhất thiết lúc nào cũng chỉ quan
tâm đến vấn đề tiền bạc. Đó có thể là một cách sống vừa đẹp lịng toại
ý lại vừa mang đến thành cơng. Cuốn sách này sẽ giúp bạn u thích
cơng việc kinh doanh của mình hơn và đồng thời cải thiện tài khoản
ngân hàng của bạn.
Tôi cũng đã từng tự đảm nhiệm và điều hành cơ sở kinh doanh của
mình trong hơn mười lăm năm. Trong thời gian đó, tơi đã từng ngồi
với hàng nghìn chủ doanh nghiệp nhỏ như bản thân tơi và tìm kiếm
những cách thức, biện pháp để họ có thể phát triển, thay đổi và phát
đạt. Khát vọng tìm kiếm một con đưòng tốt hơn chưa bao giờ rời bỏ
tôi. Đã từng là một chủ doanh nghiệp, tôi hiểu thế nào là cuộc vật lộn
với khoảng cách giữa nỗ lực và thành quả, giũa tính độc đáo và
thương hiệu, giữa dịng tiền mặt và lợi nhuận. Thậm chí cho đến ngày
nay, với những hoạt động tập trung vào ba lĩnh vực - bán hàng qua
thư, giáo dục kinh doanh và phát triển kinh doanh - chúng tôi về thực
chất vẫn là một doanh nghiệp nhỏ. Chúng tôi thuê một vài nhân viên
làm việc cả ngày cho cơ sở kinh doanh cùa mình và nhờ cậy vào sự
giúp đỡ tạm thời của những người khác khi chúng tơi có dự án mới
hoặc công bố thông tin mới.
7


Kinh doanh nhỏ VẲN LÀ kinh doanh. Của bạn và của tơi.
Nếu bạn cảm thấy mình thiếu khả năng định hướng, tôi hy vọng cuốn
sách này và nhũng ý tưởng trong đó sẽ mang lại cho bạn một trọng
tâm rõ ràng hơn. Khi những gì bạn đang làm dường như là một vòng

quay nhàm chán và mệt mỏi bất tận, tôi mong muốn chia sẻ những ý
tưởng để gợi nhắc cho bạn về tiềm năng mà bạn đã nhìn thấy lần đầu
tiên trong cơng việc kinh doanh và tìm lại cho bạn niềm hứng khởi từ
kinh doanh. Bạn có thể cung cấp cho thế giới những sản phẩm và dịch
vụ tuyệt vời nhung có lẽ bạn chưa biểt làm thể nào để khai thác và đưa
vào thị trường những sản phẩm và dịch vụ đó. Nếu bạn mệt mỏi vì
những công việc cực nhọc, nhàm chán cứ tiếp diễn mỗi ngày mà thành
quả đạt được lại q ít ỏi, tơi có thể đề xuất nhũng ý tưởng để tạo ra
các luồng thu nhập mới và nhẹ nhàng dẫn dắt bạn theo hướng đạt
được lợi nhuận cao hơn nữa và nhiều hơn nữa.
Bạn đã biết được hầu hết nhũng điều mà bạn muốn thay đổi trong công
việc kinh doanh hiện tại của bạn. Tôi nhiệt thành tin tưởng rằng cuốn sách
này sẽ cung cấp cho bạn nhũng quy trình và phương pháp cần thiết để tạo
ra thay đổi và đạt được nhũng kểt quả mà bạn thiết tha mong muốn.
Hãy nhớ rằng bạn kinh doanh bởi đó là lựa chọn của bạn. Hãy nhớ ràng
với mỗi ngày đang đến, bạn có quyền lựa chọn tiếp tục công việc kinh
doanh của bạn và tiếp tục nỗ lực để cải thiện kết quả kinh doanh. Doanh
nghiệp của bạn có thể nhỏ nhung tuyệt đối khơng có lý do nào khiến nó
khơng mang lại Lọi nhuận Lón lành mạnh và đầy niềm hứng khởi! Đỏ
là doanh nghiệp của bạn, là lựa chọn của bạn và tương lai của bạn.
Nick Rampley-Stiirgeon
2005

Q


Lời cảm ơn của tác giả
Tôi vô cùng biết ơn rất nhiều người đã tốt bụng và kiên nhẫn chia sẻ
với tôi về những chi tiết trong cách điều hành kinh doanh của họ.
Trong từng câu hỏi, họ đều bày tỏ lịng nhiệt tình đối với dự án này và

khát khao được nhìn thấy cuốn sách sẽ góp phần giúp những chủ kinh
doanh như họ tạo lập được những doanh nghiệp bền vững hơn.
Tôi xin gửi niềm biết ơn đặc biệt đến những người bạn của tôi William Barron, Keith Banfield, Frank Furness và Alastair Kennedy những người đã giúp đỡ và khuyến khích tơi bằng cách này hay cách
khác qua nhiều năm tháng. Niềm tin kiên định của họ luôn luôn là một
giá trị tuyệt vời.
Những người khác mà tôi cần đặc biệt nhắc đến là Jane Moseley và
Jackie Strachan của hãng JMS Books vì cơng việc biên tập đầy cảm
hứng của họ. Và Rachel Stock, người biên tập của tôi tại Pearson
Education, người đã sát cánh cùng tôi trong suốt chặng đường sáng
tạo từ cuộc gặp đầu tiên về những ý tưởng ban đầu cho đến thành quả
cuối cùng giờ đang nằm trên tay các bạn.
Và quan trọng hơn tất cả, tơi muốn nói lời cảm ơn đến gia đình tơi,
Joanna, Henry và Johnny. Tình u thương, niềm cảm thông và sự hỗ
trợ của họ đã giúp tôi viết nên cuốn sách sau những ngày làm việc vốn
rât bận rộn. Cảm ơn vì dã để cho tơi theo đuổi ý tưởng mới hay quan
diêm mới về sản phẩm mà vào thời điểm đó chưa được đánh giá cao.
Tơi hy vọng rằng ngày nay. ý tưởng đang phát huy giá trị. Cảm ơn các
con đã luôn thể hiện cho bố công việc kinh doanh của các con và luôn
đặt ra cho bổ những câu hỏi đầy thách thức!


Lời Nhà xuất bản
Các Hình 3.1, 3.2, 3.3 và 3.5 trong cuốn sách này được phép phỏng
theo các Hình 3.1-3.4 trong cuốn sách Mua để cho thuê của Nick
Rampley-Sturgeon, FT Prentice Hall, 2002.

10


CHƯƠNG MỘT


Chỗ đứng hiện tại của bạn
là ỏ đâu?
Mục đích kinh doanh của bạn là gì?

‘MỘT DOANH NGHIỆP CỦA RIÊNG TÔI’ từ lâu đã là niềm
khát khao cháy bỏng của những nhân viên chán nản với cảnh làm
thuê. Khát khao đó biểu thị cơ hội được nắm vai trị người cầm lái
và tự chịu trách nhiệm cho tương lai của bạn. Tuy nhiên, trên thực
tế, cơ hội trở thành tiểu chủ kinh doanh là một bước đi mà nhiều
người không dám làm bởi lo sợ về sức ép căng thẳng cũng như
nguy cơ rủi ro và thiếu an toàn xuát phát từ nguồn thu nhập khơng
đều, khơng có tiền lương khi nghỉ ốm, khơng có lương hun, và đặc
biệt là khi khơng cỏ gia đình hỗ trợ.
Được làm chủ một doanh nghiệp độc lập là con đường tuyệt vời để
tiên lên phía trước. Những con số thống kê của các chính phủ trên
khăp thế giới cho thấy rằng các tiểu chủ kinh doanh có nhiêu khả
năng đạt được an tồn tài chính cho bản thân và gia đình của họ
11


trong cuộc sống kinh doanh hơn hàng triệu nhân viên trong cuộc
chạy đua làm công ăn lương mệt mỏi và vất vả. Lương nhân công
bị đánh thuế nghiêm khắc và cịn bị bịn rút bởi những đỏng góp
cho phúc lợi và hệ thống lương hưu của nhà nước.
Ngày nay là thời điểm dễ dàng hơn bao giờ hết để tạo lập một thu
nhập đáng kể từ kinh doanh tiểu chủ. Bạn có thể khởi sự kinh doanh
song song với nghề nghiệp hiện có hoặc tạo nên một khởi đầu mới từ
kinh doanh. Tương tự, bạn có thể tạo lập và quản lý các luồng thu
nhập mới bên cạnh công việc kinh doanh mà bạn đã và đang điều

hành. Hơn thế nữa, bạn không chỉ xây dựng một cơ sở kinh doanh có
lợi nhuận mà cịn tạo được một phong cách sổng có thể hỗ trợ và
ni dưỡng tâm hồn bạn. Tại sao chúng ta lại không nỗ lực để đạt
được thành quả tài chính và cả lịng toại nguyện cá nhân?

T h ế cịn bạn thì sao?
Rất có thể là bạn đã và đang sở hữu và điều hành doanh nghiệp của
mình. Tuy nhiên, có lẽ bạn chưa chạm tới mạch vàng mà trước dây
bạn từng hy vọng sẽ khai thác được khi bạn dấn thân làn dầu tiên
vào kinh doanh cách đây vài tháng hoặc thậm chí vài năm trước. Sứ
mệnh của tôi là giúp bạn thay đổi diều này.
Tôi sẽ đưa ra giả định rằng bạn đang sở hữu và vận hành một cơ sở
kinh doanh nhưng bạn biết rằng những thành quả mà bạn đạt dược
mới chỉ là bề mặt của tảng băng trôi dầy tiềm năng. Nếu bạn dang
suy tính những bước đầu tiên để trở thành tiểu chủ kinh doanh toàn
thời gian hoặc bán thời gian, cuốn sách này có rất nhiều điều bổ ích
để bảo dảm cho bạn khởi hành dúng con dường và cân nhắc được
12


tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngay từ
lúc ban đầu.
Xét cho cùng kinh doanh tiểu chủ mà không mang lại thành quả
tưcmg xứng thì cũng khơng khá hon cuộc sống làm cơng ăn lưorng.
Một trong những lý do khiến bạn phải đọc cuốn sách này là bởi vì
cơ sở kinh doanh hiện tại của bạn không mang lại kết quả mà bạn
kỳ vọng. Có phải tình trạng này đang làm hao mịn nghị lực và sinh
lực của bạn, khiến cho bạn chẳng cịn gì nhiều để mang lại cho gia
đình khi bạn trở về nhà? Có phải bạn đang làm việc vất vả cả ngày
nhưng vẫn lo sợ khi gọi điện cho nhà băng xác nhận cán cân tài

khoản của mình? Có lẽ bạn cịn có thêm nhiều lo lắng khác, đặc
biệt là mối lo sợ mà bạn cảm thấy mỗi ngày khi lái xe đi làm là cơ
sở kinh doanh có thể bị kẻ gian đột nhập, nhà kho bị ăn trộm hay
một số nhân viên sẽ vắng mặt.

Hãy hiểu rõ những động lực đang dẫn dắt bạn
Đe đi bước đi đầu tiên trên con đường tìm kiểm lợi nhuận gia tăng
và niềm u thích từ cơng việc kinh doanh, bạn cần phải hồn tồn
tĩnh tâm nhìn vào bản thân mình và tìm hiểu những động lực nào
đang dẫn dắt bạn. Có phải bạn kinh doanh bởi vì bạn có một ý
tưởng lớn? Hoặc có phải bạn muốn thốt khỏi những vật lộn mệt
mỏi của đời thường và mong muốn có nhiều khả năng kiểm sốt
hơn? Hay đơn giản bởi vì bạn muốn bảo đảm một tương lai tốt đẹp
hơn cho gia đình? Đánh giá chân thực tình hình của bạn hiện nay
và xác định được những động lực cho bản thân sẽ giúp bạn bước
tiếp trên đúng con đường và có thể lên kế hoạch cho những thay
đổi cần thiết để kết thúc tình trạng đình trệ, căng thẳng và không
13


thoả mãn với công việc kinh doanh không sinh lợi. M ột khi bạn
nhận biết được điều gì là khơng đúng, bạn có thể tiến hành các biện
pháp để khắc phục. Và một khi bạn đã hiểu rõ về động lực của
mình, bạn có thể bảo đảm được rằng nhũng bước đi mà bạn sẽ chọn
phù hợp với tầm nhìn của bạn về cuộc sống.
Các nhà kinh doanh được công chúng ngưỡng mộ như là những
điển hình về vai trị (Richard Branson, James Dyson và thậm chí là
D onald Trump). Tất cả những nhân vật này đều tuyển dụng đội ngũ
nhân viên rất lớn nhưng vẫn động viên được nhân viên họ bởi vì họ
chuyển tải được thơng điệp về tinh thần năng động và bền chí kinh

doanh trong cuộc cạnh tranh với các tập đồn khổng lồ. Hàng nghìn
tiểu chủ kinh doanh cũng quan trọng và thành công không kém
theo cách của riêng họ và là những ngôi sao trầm lặng, không được
thừa nhận đủng mức trong các cộng đồng kinh doanh địa phương.
Dù họ chỉ sử dụng ba hoặc bốn nhân viên hoặc nhiều lắm là hai
mươi nhân viên nhưng mỗi nhân viên đều nhận được m ột mức
lương do doanh nghiệp tư nhân cỡ nhỏ chi trả, và số tiền này lại
quay về nền kinh tế và phục vụ lợi ích xã hội rộng rãi hơn.
Hãy nghĩ về những người là kiểu mẫu điển hình của bạn, dù họ có
là nhân vật của cơng chúng hay khơng.
Bất cứ nơi nào chúng ta đi đến, chúng ta đều thấy các chuỗi cửa
hàng của những thương hiệu nổi tiếng thống trị các dại lộ và trung
tâm thương mại. Tuy nhiên, bạn và tơi, chúng ta vẫn tìm dến các cơ
sở kinh doanh nhỏ dể nhờ họ sửa xe, trang trí nhà cửa, bán hoa và
cung cấp bảnh pizza cho chúng ta. Một vài cơ sở kinh doanh có thể
thất bại và trở thành dĩ vãng, nhưng rất nhiều doanh nghiệp nhỏ
khác vẫn tồn tại bền bỉ và các tờ báo địa phương vẫn thường xuyên
14


đăng tải câu chuyện về những doanh nghiệp nhỏ kỷ niệm 10 năm,
20 năm hay 30 năm ngày thành lập. Chính kinh doanh nhỏ là lực
lượng tạo thành cộng đồng kinh doanh tại địa phương của bạn. Nếu
bạn đến một phịng thương mại địa phương hoặc một buổi họp
nhóm kinh doanh, bạn sẽ gặp những nhà quản lý và chủ sở hữu của
các hãng kinh doanh thuộc mọi thể loại, từ các cơ sở kinh doanh
chỉ do một người đảm nhiệm cho đến những doanh nghiệp với 15
nhân viên địa phương, nhưng hầu hết trong số đó sẽ là những
doanh nghiệp nhỏ.
Những doanh nghiệp địa phương nào thôi thúc cảm hứng kinh

doanh cho bạn? Những doanh nghiệp nào khiến cho bạn phải nghĩ
rằng “Tôi cũng muốn được như họ”?

Hãy hiểu rõ những khỏi đầu của bạn
Có thể bạn bắt đầu bằng cách làm việc cho một cơng ty lớn. Có
thê bạn đã chọn ngay con đường kinh doanh gia đình. Thậm chí
có thể bạn đã đi từ nhà trường hoặc trường đại học đến thẳng việc
làm cho chính cơ sở kinh doanh của bạn. Giờ đây, hãy dành một
chút thời gian để nghĩ về con đường đã dẫn bạn đến vị trí của bạn
ngày nay.
Đe tận dụng các cơ hội và lập kế hoạch cho tương lai, hãy giành
một chút thời gian để nhìn lại quãng đường đã đưa bạn đến kinh
doanh và giữ bạn lại môi trường kinh doanh.

15


TRƯỜNG HỢP MINH HỌA
Những ảnh hưởng có tác dụng hình thành ý tưởng về điều hành kinh
doanh trong tôi bắt đầu tại Mỹ Latin, nơi tôi đã dành một năm để hồn
thành bằng đại học của mình. Tơi ln ln ấn tượng về những gia đình
phải tồn tại trong một môi trường không được nhà nước hỗ trợ cơ sở hạ
tầng nhưng vẫn vô cùng tháo vát và dũng cảm trong buôn bán. Tôi sống
trong một ngôi làng nghèo ỏ vùng núi cao biên giới giữa Mexico và
Guatemala. Toàn bộ cộng đồng trong làng chỉ chuyên tâm vào buôn bán
và sống được nhờ buôn bán. Không phải là buôn bán trong thị trường tiêu
chuẩn mà là kiểu bán rong, bán dạo truyền thống với những mặt hàng
như bình, lọ, dao, kéo, nến, chăn, v.v. Hàng tuần, cánh đàn ông rời khỏi
làng với đủ thứ mặt hàng lỉnh kỉnh được chất đầy trong những ba lô vải
đan thô cao vượt quá đầu. Sau nhiều ngày đi bộ giữa các cộng đổng

sống ỏ vùng núi, họ trở về nhà. Dấu hiệu của sự thành công đơn giản chỉ
là ba lô cũa họ đã co lại và các mặt hàng của họ đã bán hết.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bước vào môi trường công ty và xoay xỏ
kiếm sống bằng nghề làm cơng ăn lương trong vịng 5 năm trước khi tôi
cảm thấy không thể chịu đựng được nữa và quyết định phải đi con
đường của riêng mình. Nhưng trong 5 năm đó, tơi đã lầm việc cho hai
tập đồn quốc tế khổng lồ - một tập đoàn ngự trị lĩnh vực máy tính tồn
cẩu và một tập đồn trong địa hạt tài chính quốc tế.
Thoạt nhìn, làm việc cho một tập đồn lớn dường như là một khởi đầu
khơng phù hợp cho con đường tự chủ kinh doanh. Tuy nhiên, những kỹ
năng mà bạn học hỏi được từ môi trường công ty - bao gồm khả năng giao
tiếp hiệu quả với các nhóm nhỏ, sử dụng hệ thống và giá trị của cơ cấu có thể được áp dụng rất hữu hiệu vào các tình huống của Kinh doanh

Nhỏ, Lợi nhuận Lớn!

16


Câu chuyện của bạn?
Hãy xem xét các câu hỏi sau đây và hãy trả lời chúng dựa trên kinh
nghiệm của bản thân bạn. Một điều gì đó hoặc một ai đó đã khiêu
khích tính hiếu kỳ của bạn và khiến bạn phải suy nghĩ về những khả
năng, vấn đề, thách thức và lợi ích của việc điều hành cơng việc kinh
doanh của chính bạn. Hiểu biết sâu sắc về những con người hoặc
những điều đã ảnh hưởng đến bạn từ trước đến nay sẽ là cơ sở để bạn
nhận thức và hiểu rõ về những khát vọng kinh doanh của mình. Một
ai đó trong gia đình, trường học hoặc mơi trường cơng việc có sức
ảnh hưởng đến bạn lớn hơn những người khác về cách nhìn nhận giá
trị cũng như những lợi ích của việc tự chủ kinh doanh, tạo lập cơ hội
và thu nhập.



Những ai là điển hình đầu tiên của bạn về tự chủ kinh doanh?



Theo bạn, những ai là điển hình về doanh nghiệp gia đình?



Họ đã làm tốt như thể nào về phương diện tài chính?



Điều gì là tốt, xấu hay độc đáo ở họ?



Trường học dạy cho bạn những gì về thương mại hay kinh doanh?



Thế cịn ở gia đình thì sao?



Có ai trong gia đình mở rộng của bạn tự chủ kinh doanh hay khơng?




Bạn đã tham gia làm gì trong các cơ sở kinh doanh nhỏ tại cộng đồng?



Điều gì khiến bạn muốn tự mình dấn thân vào kinh doanh?
17




Bạn ngưỡng mộ những nhà kinh doanh và chủ doanh nghiệp
nhỏ nào?



Tại sao bạn ngưỡng mộ họ?



Điều gì ở họ đặc biệt gây ấn tượng đối với bạn và là xúc tác cho bạn?



Bạn đã học hỏi được những gì ở họ mà giúp ích cho bạn?

N ếu bạn bỏ qua những câu hỏi nêu trên và đi thẳng vào đoạn này
để tiết kiệm thời gian, xin hãy trở lại đọc từ đầu. Tôi đã liệt kê
những câu hỏi này bởi vì chúng thực sự có giá trị. Áp dụng một
cách tiếp cận cân nhắc và chiến lược về những điều đã khiến bạn
dấn thân vào kinh doanh sẽ giúp bạn áp dụng đúng cách tiếp cận đó

trong hướng đi tương lai.

Cho đến nay, bạn đã suy nghĩ được những gì?
Bạn cảm thấy cơng việc kinh doanh của bạn đang tiến triển như thế
nào và hãy so sánh tình hình đó với tầm nhìn ban đầu của bạn về
kinh doanh.


Khi bạn bắt đầu cơng việc kinh doanh, bạn đã có những giấc
m ơ nào cho mình?



N hững giấc m ơ đó bây giờ như thể nào khi so sánh với những
kết quả mà bạn đạt được cho đến nay?



Liệu suy nghĩ về vị trí hiện nay của bạn có khiến bạn cảm thấy
tràn đầy tự hào, toại nguyện và hăng hái hay khơng?



Bạn có cảm thấy bối rối vì có quá ít thay đổi trong năm tháng

18


qua hay thậm chí năm năm qua kể từ khi bạn bắt đầu khởi
nghiệp kinh doanh hay khơng?



Trong tâm trí của bạn, bạn cảm thấy như thế nào về những điều
bạn đã làm?



Bạn cảm thấy như thế nào về những điều đáng lẽ ra bạn đã đạt
được ngày nay?



Điều gì đã xảy ra với kế hoạch kinh doanh ban đầu của bạn?

Điểu gì khiến bạn tiếp tục?
Mỗi người trong chúng ta đều có những đạo lý cá nhân của riêng
mình - cái mà tôi sẽ gọi là “nguyên tắc chỉ đạo.” Đó là những điều
có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta trong cuộc sống, là những
nguyên tắc tạo thành niềm tin cá nhân, điểm tựa cho cuộc đời của
chúng ta. Những nguyên tắc này ảnh hưởng đến cách ứng xử của
chúng ta trong các mối quan hệ, là nền tảng trong tất cả các vấn đề
quản lý thời gian và cuộc sống, và cũng tác động một cách tự nhiên
đen đời sống kinh doanh của chúng ta.
Chúng ta đề cao những giá trị như lịng tin, tính trung thực, tình
bạn và tình yêu thương. Đối với một số người, ngôi sao chỉ lối dẫn
đường cho họ là tầm quan trọng của gia đình họ, là bảo đảm an
tồn tài chính hay đóng góp vào cộng đồng. Đổi với những người
khác, đó là tích luỹ kiến thức và chun môn, hoặc để lại một di
sản tốt đẹp.
Để tạo lập những nguyên tắc chỉ đạo cho mình, bạn cần tự hỏi mình

hai câu hỏi nền tảng sau đây và viết ra những câu trả lời:
19


1. N hững điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của tơi?
2. Trong số đó, tơi trân trọng điều gì nhất?
N ếu bạn cảm thấy khó khăn khi bắt đầu, sau đây là một vài đề xuất
để giúp bạn. N hững đề xuẩt này không đặt theo thứ tự nào vì mỗi
người có m ột quan điểm khác nhau về thứ tự ưu tiên của các vấn đề
quan trọng.


V ợ/chồng và gia đình



A n tồn tài chính, hoặc thậm chí là trở nên giàu có



C ảm giác về sự thành đạt và toại nguyện trong cơng việc



C hất lượng cuộc sống



Lịng chính trực và đạo lý




Giáo dục và học tập



Phục vụ cho lợi ích cộng đồng - cung cấp việc làm



N hu cầu phải giữ cho bản thân mình ln tích cực và hứng khởi



Sự độc lập và làm chủ bản thân

V à bây giờ, bạn hãy xem lại những lý tưởng và những nguyên tắc
cao cả này được thấm nhuần đến đâu trong cuộc sống hàng ngày
của bạn, cả về đời tư và đời sống kinh doanh. Có phải những lý
tưởng và nguyên tắc đó chưa thực sự trở thành một phần quan
trọng trong cuộc sống thường nhật như bạn mong muốn? N ếu như
vậy thì đây có thể là một nhận thức khơng mẩy dễ chịu - nhưng bạn
có thể vững tin với một thực tế rằng không chỉ riêng bạn cảm thấy
20


như vậy. Rất nhiều người nhận ra ràng việc kết họp những yêu cầu
của kinh doanh với các nguyên lý đạo đức cao quý là cực kỳ khó
khăn. Tuy nhiên, có phải hai phạm trù này nhất thiết phải xung
khắc nhau? Động lực hướng đến một cuộc sống có ý nghĩa với sự

thành đạt và toại nguyện của cá nhân khơng nhất thiết mâu thuẫn
hồn tồn với nhu cầu ni sống gia đình, bảo đảm u cầu tài
chính và làm việc thoải mái với những người khác.
Chìa khố cho vẩn đề này là nhận thức. Một khi bạn đã xác định
được điều gì là quan trọng đối với bạn thì bạn sẽ dễ dàng đưa
những giá trị đạo đức cao cả vào cuộc sống hàng ngày. Bạn sẽ
không bao giờ đạt tới sự hồn hảo, trừ phi bạn có một cuộc sổng
thanh tịnh và khơng tì vết có thể sánh ngang với thần tiên. Tuy
nhiên, bản thân nỗ lực sống một cuộc sống bình thường với những
nguyên tắc chỉ đạo soi lối dẫn đường cũng đã mang lại cảm giác
toại nguyện cho bạn.

21


22


Áp dụng những nguyên tắc chỉ đạo của bạn
vào kinh doanh
Đe áp dụng những nguyên tấc chỉ đạo vào đời sổng kinh doanh,
bạn hãy viết ra một vài tuyên ngôn tích cực về cơng việc kinh
doanh của bạn. Tun ngơn đó có thể bao gồm những mục tiêu mà
bạn đã đạt được và những mục tiêu vẫn còn là khát vọng, chẳng
hạn như:


Cơ sở kinh doanh của tơi đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế
địa phương.




Tơi là một nhà quản lý tài chính giỏi và một nhà đầu tư khơn ngoan.



Tơi là m ột ơng chủ tốt.



Việc làm mà tơi cung cấp cho người dân địa phương góp phần
hỗ trợ cộng đồng.



Cơ sở kinh doanh của tơi có dịng tiền mặt mạnh và các luồng
thu nhập thường xun.



Chính sách của công ty chúne tôi là tạo lập môi trường cho học tập.

Bạn có thổ phân tích những tun ngơn này thành các giá trị căn
bản và liên hệ với bối cảnh cùa bạn.
Chẳng hạn, nếu giá trị của bạn là “Một ơng chủ tốt”, bạn có thể viết
thêm rằng:


Tơi thận trọng với những lời hứa cùa mình với nhân viên.




Tỏi sử dụng những sản phâm được sản xuất họp đạo lý.




Tơi góp phần vào việc phát triển và đào tạo nhân viên.



Tơi chủ trương giá trị đơi bên cùng có lợi trong các mối quan
hệ với nhà cung cấp.



Tơi đang duy trì sự tham gia của mình trong các vấn đề của
cộng đồng.

N ếu giá trị của bạn là “M ột nhà quản lý tài chính giỏi và một nhà
đầu tư khơn ngoan” thì những điểm cần ghi nhớ là:


Tơi dành 20% trong tổng thu nhập để đóng thuế.



Tất cả các vụ sát nhập của tôi đều mang lại lợi nhuận.




Tơi đã phát triển được một số nguồn thu nhập.



Tơi thưởng cho nhân viên thông qua các ưu đãi tài chính và
phúc lợi.



Tơi đang nâng cao hiểu biết về việc cấp vốn cho kinh doanh nhỏ.

Đầu tư thời gian và công sức để viết ra và xem lại những nguyên
tắc chỉ đạo sẽ buộc bạn phải suy nghĩ sâu sắc vồ những ưu tiên của
bản thân, để từ đó bạn có thể gắn hành động của bạn với những
niềm tin của bạn. Ket quả là bạn sẽ có được một tun ngơn vồ sứ
mệnh có thể được áp dụng vào cuộc sống kinh doanh và m ang lại
m ột cảm giác toại nguyện mạnh mẽ hơn cho bản thân. Vào những
thời điểm căng thàng và bất trắc, tuyên ngôn sứ mệnh này sẽ giúp
bạn đưa ra quyết định và trở lại đúmi con đường đã chọn. Sẽ có
m ột tầm nhìn về những điêu mà bạn làm. Thay vì phàn ứng thụ
động trước sự kiện và bị sự kiện xung quanh chi phổi, bạn sẽ bắt
đầu nắm quyền chủ dộng và kiêm sốt tình thế. Và với một việc
24


làm đơn giản là viết ra những nguyên tắc chỉ đạo này, bạn sẽ bắt
đầu nghĩ về những hành động mà bạn có thể thực hiện để tiến gần
hơn tới những mục tiêu của bạn.
Những nguyên tắc chỉ đạo của bản thân tôi ngày càng trở nên mạnh

mẽ và rõ nét hơn qua năm tháng. Những nguyên tắc này giờ đây
được rút gọn trong một câu dài, nhưng chỉ một câu này thơi có thể
giữ tơi ln đi đúng hướng.

Tơi nên đi tới đâu?
Bây giờ chắc là bạn đã hiểu rõ tại sao bạn chọn con đường kinh
doanh, đã đánh giá được tiến bộ của bạn cho đến nay và biết được
những nguyên tắc cao quý nào có ý nghĩa quan trọng đối với bạn.
Có thể bạn nghĩ rằng những điều này là rõ ràng nhưng chẳng đơn
giản chút nào. Hoặc ngay từ đầu, điều này đã rõ ràng đến mức hiển
nhiên đối với bạn. Dù thế nào đi nữa, với việc nhận thức rõ vị trí
hiện tại và những động lực thôi thúc bản thân, bạn đã đặt nền móng
cho bước đi tiếp theo - suy nghĩ về chiến lược và nơi bạn cần đi tới.

25


CHƯƠNG HAI

Hoạch định chiến lược






Xây dựng kinh doanh trên những nền tảng bền vững

Bạn m ường tượng công việc kinh doanh của bạn sẽ như thế nào
trong ba năm đến năm năm tới? Bạn có định bán cơ sở kinh doanh

của bạn hay không? Hay là nhận thêm nhân viên mới để giải phóng
thời gian của bạn? Hay là đa dạng hoá? Nếu bạn muốn cải thiện
khả năng sinh lợi nhuận, tiếp tục sự nghiệp kinh doanh và vươn tới
những điều tốt đẹp cho cơng ty của bạn thì một chiến lược kinh
doanh rõ ràng là yêu cầu không thể thiếu.

Chiến lược dành cho cuộc sông!
Các kê hoạch hành động chiến lược có mục đích chuyển đổi tầm
nhìn của bạn thành thực tế vững chắc. Chương 1 trang bị cho bạn
m ột nhận thức mới cũng như hiểu biết về những động lực và những
giá trị cá nhân của bản thân. Giờ đây, bạn có thể bắt đầu hoạch định
chiến lược Lợi nhuận Lớn.
Lập kế hoạch chiến lược phải bao hàm cả biện pháp và mục tiêu.
Biện pháp là kế hoạch của bạn, là hành động mà bạn cần thực hiện


đế biến tầm nhìn của bạn thành hiện thực, cịn mục tiêu là thành
quả mà bạn hướng đến, là tầm nhìn của bạn về cơng việc kinh
doanh. Xét về bản chất, hoạch định chiến lược và quản lý sẽ là vơ
giá trị nếu khơng có tầm nhìn.

Chiến lưọc có ý nghĩa quan trọng bởi vì


Cơng việc Kinh doanh Nhỏ, Lợi nhuận Lớn của bạn sẽ chẳng đi
đến đâu nếu như khơng có chiến lược: kinh doanh mà khơng có
chiến lược dẫn đường, khơng có định hướng thì sẽ chao đảo bởi
khơng có trọng tâm và mục đích.




Biết được cái đích mà bạn cần đến và con đường mà bạn sẽ đi
để đến đích có nghĩa là bạn có thể đầu tư nhiều thời gian hơn
cho những vấn đề và hoạt động có tác dụng nâng cao khả năng
sinh lợi nhuận. Những lợi ích về tiết kiệm thời gian của điều
này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh kinh doanh. Bạn khơng phải
lãng phí thời gian vào việc thảo luận, đưa ra quyết định hay bị
sao lãng bởi những vấn đề thứ yếu.



Hoạch định chiến lược giúp hạn chế các sai lầm và thời gian
dành để khắc phục sai lầm, qua đó giúp cho công việc kinh
doanh đi đúng hướng. Khi công việc kinh doanh đi đúng hướng
thì cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ổn định sẽ chắc chắn hơn. Những
hợp đồng thất thường được ký vội vã không dựa trên kế hoạch
kinh doanh đơi khi có thể mang lại lợi nhuận lớn nhưng khoản
lợi nhuận này cũng thất thường theo và sẽ bị tiêu hao vào những
thời kỳ kinh doanh đình trệ. Ngồi ra, do tính chất thất thường,
các họp đồng khi có khi khơng như vậy khơng thể là cơng thức
cho thành cơng dài hạn. Lập kể hoạch tìm kiếm lợi nhuận ổn
định là con đường dẫn đến mục tiêu Lợi nhuận Lớn liên tục.
27


×