Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Xác định hàm lượng đồng và kẽm trong đất nông nghiệp bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa F AAS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.15 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------

PHAN THỊ OANH

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG VÀ KẼM TRONG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
NGỌN LỬA (F - AAS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC

Hà Nội - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------

PHAN THỊ OANH

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG VÀ KẼM TRONG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
NGỌN LỬA (F - AAS)

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN QUANG TÙNG



Hà Nội - Năm 2018


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn đề tài “Xác định hàm lượng
Đồng, Kẽm trong đất nông nghiệp bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn
lửa (F-AAS)” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Trần Quang Tùng. Số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực và chưa được bất kỳ tác giả nào công bố.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

Phan Thị Oanh

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

i


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. Trần Thị Thúy,
TS. Trần Quang Tùng, Bộ môn Hóa Phân tích - Viện Kỹ thuật Hóa học, người
đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu để có thể hồn thành khóa học này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện Kỹ thuật Hóa học về
những kiến thức và lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trung tâm Quan trắc Tài
nguyên và Môi trường Bắc Giang đã luôn tạo điều kiện trong cơng tác để tơi có thể
hồn thành khóa học này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những
người đã luôn bên cạnh, thông cảm và động viên để tôi có thể hồn thành khóa học
này.

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

ii


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................2
1.1 Giới thiệu chung về nguyên tố Cu và Zn ..........................................................2
1.1.1 Đơn chất Đồng ..................................................................................................2
1.1.2 Các hợp chất của Đồng ....................................................................................3
1.1.3 Đơn chất Kẽm ...................................................................................................4
1.1.4 Các hợp chất của Kẽm .....................................................................................6
1.1.5. Ứng dụng, ảnh hưởng của đồng, kẽm đến đất trồng và cây nông
nghiệp .........................................................................................................................7
1.2 Các phương pháp xác định Cu, Zn ...................................................................9
1.2.1 Phương pháp phân tích thể tích ......................................................................9
1.2.2 Phương pháp phân tích cơng cụ ...................................................................10
1.3 Phương pháp nghiên cứu F-AAS ....................................................................15
1.3.1 Nguyên tắc của phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử................................15
1.3.2 Hệ thống trang thiết bị của máy đo F-AAS .................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .............................................................................19
2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................19
2.2 Hóa chất, dụng cụ, thiết bị nghiên cứu ...........................................................19
2.2.1 Hóa chất ..........................................................................................................19
2.2.2 Dụng cụ ...........................................................................................................19
2.2.3 Thiết bị ............................................................................................................19
2.3 Lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu.....................................................................20

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005


iii


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

2.3.1 Lấy mẫu và bảo quản mẫu ............................................................................20
2.3.2 Tiền xử lý mẫu ................................................................................................21
2.3.3 Quy trình xử lý mẫu đất ................................................................................21
2.4 Quy trình nghiên cứu trên máy AAS ..............................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN ..........................23
3.1 Khảo sát các điều kiện của máy đo phổ F-AAS xác định đồng, kẽm ...........23
3.1.1 Khảo sát vạch phổ đo .....................................................................................23
3.1.2 Khảo sát cường độ dòng đèn catot rỗng ......................................................24
3.1.3 Khảo sát lưu lượng khí axetilen ....................................................................25
3.1.4 Khảo sát độ rộng khe đo của máy phổ hấp thụ nguyên tử .......................27
3.1.5 Khảo sát chiều cao đèn ngun tử hóa mẫu ................................................28
3.2 Chọn nền và mơi trường phân tích cho phép đo F-AAS đối với Cu và Zn .29
3.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của các loại axit và nồng độ axit................................29
3.2.2 Ảnh hưởng của các cation trong mẫu ..........................................................34
3.3 Phương pháp đường chuẩn đối với phép đo AAS ..........................................36
3.3.1 Khảo sát khoảng tuyến tính ..........................................................................36
3.3.2 Xây dựng đường chuẩn và thẩm định phương pháp ..................................40
3.4 Phân tích mẫu đất nông nghiệp thực tế bằng phương pháp F-AAS ............49
KẾT LUẬN ..............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................52

Học viên: Phan Thị Oanh


MSHV: CB160005

iv


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung

F-AAS

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ
thuât ngọn lửa

SD

Độ lệch chuẩn

RSD%

Độ lệch chuẩn tương đối

LOD

Giới hạn phát hiện


LOQ

Giới hạn định lượng

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

TB

Trung bình

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

v


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Đèn catot rỗng – HCL .............................................................................. 17
Hình 2.2. Đèn D2 ..................................................................................................... 17
Hình 2.3. Đèn EDL .................................................................................................. 17
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ................................. 18
Hình 2.5. Hệ thống thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử NovAA 350BU............ 20

Hình 3.1. Độ hấp thụ của Cu trong các axit tối ưu ............................................. 31
Hình 3.2. Độ hấp thụ của Zn trong axit tối ưu ....................................................... 33
Hình 3.3. Đồ thị khảo sát khoảng tuyến tính của Cu....................................................38
Hình 3.4. Đồ thị khảo sát khoảng tuyến tính của Zn ...................................................39
Hình 3.5. Đường chuẩn xác định hàm lượng Cu .................................................... 42
Hình 3.6. Đường chuẩn xác định hàm lượng Zn...................................................... 42

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

vi


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát các bước sóng hấp thụ khác nhau của Cu ................... 23
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát các bước sóng hấp thụ khác nhau của Zn .................... 24
Bảng 3.3. Khảo sát cường độ dòng đèn đối với Cu .............................................. 25
Bảng 3.4. Khảo sát cường độ dòng đèn đối với Zn ................................................. 25
Bảng 3.5. Khảo sát tốc độ dẫn khí axetilen khi xác định Cu ................................. 26
Bảng 3.6. Khảo sát tốc độ dẫn khí axetilen khi xác định Zn ................................... 26
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát độ rộng khe đo đối với Cu ........................................ 27
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát độ rộng khe đo đối với Zn............................................ 27
Bảng 3.9. Khảo sát chiều cao đèn nguyên tử hóa đối với Cu ................................ 28
Bảng 3.10. Khảo sát chiều cao đèn nguyên tử hóa đối với Zn ................................ 29
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại axit và nồng độ axit tới phép đo Cu ............... 30

Bảng 3.12. Độ hấp thụ của Cu trong các axit tối ưu ............................................. 31
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các loại axit và nồng độ axit đến phép đo Zn .............. 32
Bảng 3.14. Độ hấp thụ của Zn trong các axit tối ưu ............................................. 33
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các kim loại kiềm ......................................................... 34
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các kim loại kiềm thổ ................................................... 35
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các kim loại nhóm Al, Cr ............................................ 35
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các kim loại khác ........................................................ 35
Bảng 3.19. Tổng hợp các điều kiện đo phổ F-AAS của Cu, Zn............................36
Bảng 3.20. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Cu ............................ 37
Bảng 3.21. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Zn ........................... 39
Bảng 3.22. Xác định LOD và LOQ của Cu ............................................................. 43
Bảng 3.23. Xác định LOD và LOQ của Zn ............................................................ 44
Bảng 3.24. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp đo Cu ............................ 46
Bảng 3.25. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp đo Zn ............................ 47
Bảng 3.26. Xác định độ thu hồi của Cu ................................................................... 48
Bảng 3.27. Xác định độ thu hồi của Zn .................................................................. 49
Bảng 3.28. Kết quả phân tích hàm lượng Cu, Zn trong đất nông nghiệp ................ 50

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

vii


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

MỞ ĐẦU

Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hố và cùng với sự phát triển của xã hội
của nước ta đã nhanh chóng tạo những hậu quả to lớn về môi trường. Hiện nay,
chúng ta đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường như
đất, nước, không khí, và hệ sinh thái. Nhà nước, chính phủ, và các nhà khoa học
cũng đang rất quan tâm đến giải quyết nguồn gốc của việc gây ô nhiễm môi trường.
Trong đó, việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về mơi trường sẽ đóng một vai trị
quan trọng để giải quyết vấn đề ô nhiễm.
Đất là một thành phần quan trọng của môi trường, là một tài nguyên vô giá mà
tự nhiên đã ban tặng cho con người. Với sức ép ngày càng tăng về dân số đã kéo theo
sự phát triển mạnh về cơng nghiệp, đơ thị hố, việc làm và giao thông, làm cho tài
nguyên đất bị khai thác mạnh và sự suy thối mơi trường ngày càng trở nên nghiêm
trọng. Phế thải từ các khu công nghiệp, các làng nghề, và việc sử dụng phân bón hóa
học, bùn thải, thuốc bảo vệ thực vật trong nơng nghiệp làm ô nhiễm nghiêm trọng
nguồn tài nguyên đất. Tất cả các nguồn gây ô nhiễm này đều là nguyên nhân của sự
tích tụ quá mức hàm lượng kim loại nặng trong đất. Cho nên việc bảo vệ môi trường
đất, duy trì sức sản xuất lâu dài của đất là một trong những chiến lược quan trọng của
nước ta trong việc sử dụng hợp lý và lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong đất nông nghiệp, đồng và kẽm đóng vai trị quan trọng đối với sự phát
triển của sinh vật, thiếu hoặc thừa hai nguyên tố này đều gây ra ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển và sinh trưởng của sự sống trong đất. Chính vì vậy, việc điều
tra đánh giá về hàm lượng đồng, kẽm trong đất đang trở nên cấp thiết. Như đã biết,
phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử là phương pháp có khả năng xác định lượng
vết các kim loại nặng trong đất [1, 2, 3] với độ chọn lọc tốt hơn phương pháp quang
phổ hấp thụ phân tử, có độ chính xác cao lại có giá thành rẻ hơn so với một số
phương pháp khác như ICP-MS hoặc XRF [4]. Với những ưu điểm nổi trội này đề
tài “xác định hàm lượng đồng và kẽm trong đất nông nghiệp bằng phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS)” được chúng tôi lựa chọn để
nghiên cứu xác định hàm lượng đồng, kẽm.

Học viên: Phan Thị Oanh


MSHV: CB160005

1


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung về nguyên tố Cu và Zn [5,6,7]
1.1.1 Đơn chất Đồng
- Cấu hình e nguyên tử: 29Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1.
- Vị trí: ơ 29, chu kỳ 4, nhóm IB.
- Cấu hình e của các ion:
Cu+ : 1s22s22p63s23p63d10
Cu2+ : 1s22s22p63s23p63d9
1.1.1.1 Tính chất vật lý
Đồng có mạng tinh thể lập phương tâm diện, màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi, dát
mỏng. Dẫn điện và nhiệt tốt chỉ kém bạc, t°nc = 1083°C, D = 8,98 g/cm3.
1.1.1.2 Tính chất hóa học
Đồng có tính khử yếu: Cu → Cu2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
- Với oxi tạo màng CuO bảo vệ:
2Cu + O2 → 2CuO
Ở 800 - 1000°C: CuO + Cu → Cu2O
- Với clo: Cu + Cl2 → CuCl2
- Với lưu huỳnh: Cu + S → CuS
b. Tác dụng với axit

- Với các axit khơng có tính oxi hố mạnh (HCl, H2SO4 lỗng)
Cu khơng phản ứng với các axit khơng có tính oxi hố mạnh.
Khi có O2, phản ứng xảy ra theo phương trình sau:

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

2


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

2Cu + 4H+ + O2 → 2Cu2+ + 2H2O
- Với các axit có tính oxi hố mạnh (HNO3 và H2SO4 đặc nóng)
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
c. Tác dụng với dung dịch muối
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Lưu ý là Cu tác dụng được với muối nitrat trong môi trường axit:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
1.1.2 Các hợp chất của Đồng
1.1.2.1 Đồng oxit
Cu2O: Là chất rắn màu đỏ gạch, không tan trong nước.
- Tác dụng với axit: Cu2O + 2HCl → CuCl2 + H2O + Cu
- Dễ bị khử:


Cu2O + H2 → 2Cu + H2O

CuO: Là chất rắn, màu đen, không tan.
- Là oxit bazơ:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

- Là chất oxi hóa:

CuO + H2 → Cu + H2O

𝑡°

𝑡°

CuO + C2H5OH → CH3CHO + Cu + H2O
𝑡°

3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O
𝑡°

- Điều chế: Cu(OH)2 → CuO + H2O
𝑡°

CuCO3.Cu(OH)2 → 2CuO + H2O + CO2
𝑡°

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

Học viên: Phan Thị Oanh


MSHV: CB160005

3


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

1.1.2.2 Đồng hiđroxit Cu(OH)n
CuOH: Là chất kết tủa màu vàng. Dễ bị phân hủy:
2CuOH → Cu2O + H2O
Cu(OH)2: Là chất kết tủa màu xanh.
- Tác dụng với axit: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
𝑡°

- Dễ nhiệt phân:

Cu(OH)2 → CuO + H2O

- Dễ tạo phức:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

- Là chất oxi hóa:

2Cu(OH)2 + R-CHO → R - COOH + Cu2O + 2H2O

- Điều chế:


CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

1.1.2.3 Muối Đồng
Các dung dịch muối đồng (II) đều có màu xanh.
- Tác dụng với kiềm: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
- Tác dụng với dung dịch NH3:
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
Nếu NH3 dư thì kết tủa Cu(OH)2 tiếp tục bị hòa tan
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
- CuSO4 là tinh thể màu trắng, dễ hấp thụ nước và thường được dùng để phát
hiện vết nước trong chất lỏng (xăng, dầu…)
CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O (màu xanh)
1.1.3 Đơn chất Kẽm
- Cấu hình e ngun tử: 30Zn: 1s22s22p63s23p63d104s2.
- Vị trí: ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIB.

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

4


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

1.1.3.1 Tính chất vật lý
Kẽm tinh khiết có màu trắng bạc, có ánh kim, mềm, dễ nóng chảy và tương

đối dễ bay hơi.
Ở điều kiện thường Zn khá giịn, nên khơng kéo dài được, nhưng khi đun nóng
đến 100°C-150°C kẽm trở nên dẻo và dai, và khi đun đến 200°C thì có thể tán thành
bột được.
Nhiệt độ nóng chảy của Zn là 419,5°C. Nhiệt độ sơi là 906°C.
1.1.3.2 Tính chất hóa học
Ở nhiệt độ thường, kẽm tương đối bền vì có lớp oxit bảo vệ.
Ở nhiệt độ cao, kẽm cháy mãnh liệt tạo thành oxit
𝑡°

2Zn + O2 → 2ZnO
Kẽm khử H2O tạo thành oxit
Zn + H2O → ZnO + H2
Kẽm tan trong các axit khơng có tính oxi hố giải phóng H2 và tan trong các
axit có tính oxi hố sinh ra các sản phẩm khử có số oxi hóa thấp.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Kẽm tan trong dung dịch kiềm giải phóng H2
Zn + 2H2O + 2OH- → [Zn(OH)4]2- + H2
Chính vì phản ứng này mà kẽm là chất khử mạnh trong môi trường kiềm đặc.
Kẽm khử được ion NO3- thành khí NH3 giống như Nhôm, nhưng khác với Nhôm là
Kẽm tan được cả trong dung dịch NH3:
Zn + 4NH3 + 2H2O → [Zn(NH3)4](OH)2 + H2

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

5



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

1.1.4 Các hợp chất của Kẽm
1.1.4.1 Kẽm oxit (ZnO)
Kẽm oxit (ZnO) là chất khó nóng chảy, có thể thăng hoa khơng phân huỷ khi
đun nóng, hơi rất độc. ZnO có màu trắng ở nhiệt độ thường và có màu vàng khi đun
nóng.
ZnO khơng tan trong nước, tan trong dung dịch axit và cả trong dung dịch kiềm:
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O
1.1.4.2 Kẽm hiđroxit Zn(OH)2
Zn(OH)2 là kết tủa dạng nhầy, không tan trong nước nhưng tan trong axit, và
tan trong dung dịch kiềm tạo phức hiđroxozincat. Do đó, Zn(OH)2 là chất lưỡng tính
Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2[Zn(OH)4]
Zn(OH)2 còn tan trong dung dịch NH3 tạo phức amoniacat:
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Ở nhiệt độ cao, Zn(OH)2 bị phân huỷ:
𝑡°

Zn(OH)2 →

ZnO + H2O

1.1.4.3 Các muối Zn2+
Đa số các muối kẽm (II) đều không màu. Các muối sunfat và nitrat của kim
loại kẽm đều tan, chỉ có muối sunfua, cacbonat của kẽm ít tan trong nước.

Các muối clorua bị hiđrat hoá tạo nên các axit tương ứng và chúng là các axit
tương đối mạnh:
ZnCl2 + 2H2O → H2[Zn(OH)2Cl2]
Do đó dung dịch ZnCl2 đặc thường được dùng để đánh sạch gỉ sắt, thép trước
khi hàn:
FeO + H2[Zn(OH)2Cl2] → Fe[Zn(OH)2Cl2] + H2O

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

6


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

1.1.5. Ứng dụng, ảnh hưởng của đồng, kẽm đến đất trồng và cây nông nghiệp
Ảnh hưởng của đồng, kẽm đến cây nông nghiệp và đất trồng
Đồng và kẽm là thành phần then chốt trong cung cấp dinh dưỡng cho đất và
cây trồng.
Đồng ảnh hưởng đến nhiều q trình sinh lý sinh hóa của cây như quá trình cố
định N, sự khử nitrat, sự phân giải, sự khử CO2, sự tổng hợp clorofin tổng hợp các
chất điều hịa sinh trưởng, sự thốt hơi nước, sự chuyển hóa gluxit, tạo các mơ mới
thân lá rễ, và ảnh hưởng đến tính chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng của cây. Đồng ảnh
hưởng đến sự tổng hợp nhiều loại chất đường bột, hợp chất có đạm, chất béo,
clorofin và các sắc tố khác, vitamin C và các enzim.
Kẽm là một trong số các chất vi dinh dưỡng thiết yếu, kẽm là nguyên tố thiết
yếu cho sự phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh của cây trồng, động vật và con

người. Nó thường có mặt trong đất với tỷ lệ 25 - 200 mg Zn/kg trọng lượng khô.
Kẽm quan trọng đối với nhiều chức năng sinh lý của cây trồng, kể cả việc duy trì
tính tồn vẹn chức năng của các màng sinh học và hỗ trợ quá trình tổng hợp protein.
Các enzym và protein thường có nhu cầu về các vi chất dinh dưỡng, trong đó nhu
cầu kẽm là lớn nhất. Kẽm đóng vai trị quan trọng trong các quá trình: quang hợp và
hình thành đường, tổng hợp protein, sinh sản và tạo hạt giống, điều chỉnh tăng
trưởng, bảo vệ chống dịch bệnh. Nếu không được cung cấp đủ kẽm, sự phát triển
của cây trồng có thể bị ảnh hưởng, chất lượng cây trồng giảm. Tình trạng thiếu kẽm
trong cây trồng được thể hiện ở những triệu chứng dễ thấy như thân cây còi cọc,
chiều cao giảm, bệnh úa vàng, lá cây có hình dạng khác thường và còi cọc. Những
triệu chứng này thay đổi tùy theo loại cây trồng và thường chỉ thể hiện rõ ở những
cây bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Trong những trường hợp thiếu kẽm ở mức nhẹ đến
vừa phải, năng suất cây trồng có thể giảm đến 20% hoặc hơn dù khi đó cây trồng
khơng có những triệu chứng rõ rệt [8, 9].
Hiệp hội kẽm quốc tế (IZA) đã xác định kẽm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng
thứ ba ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch ngũ cốc, chỉ đứng sau đạm và lân. Nhiều

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

7


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

loại cây trồng hiện đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu kẽm trong nhiều loại đất
ở phần lớn các khu vực canh tác nông nghiệp trên thế giới. Sản lượng những cây

lương thực chính như lúa gạo, lúa mì, ngơ... đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu
kẽm, tương tự như nhiều loại hoa quả, rau xanh và cây trồng khác như bông hoặc
lanh. Đặc biệt, cây lúa nước rất dễ bị thiếu kẽm do việc tưới tiêu thủy lợi thường tạo
điều kiện làm thất thốt kẽm khỏi đất. Ngồi ra, việc tưới ngập nước làm giảm
lượng kẽm mà cây trồng có thể hấp thụ, tăng nồng độ P tan và các ion bicacbonat,
do đó làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu kẽm. Viện Lúa gạo quốc tế (IRRI) ước tính
đến 50% đất trồng lúa nước trên thế giới, trong đó có 35 triệu ha đất tại châu Á,
đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu kẽm [8, 9].
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của Cu, Zn đến năng suất hạt ngô cho thấy:
Việc sử dụng phân bón Cu và Zn vào cây ngơ khơng chỉ giúp tăng cường năng xuất,
mà cịn làm tăng hàm lượng mô và giải quyết các vấn đề thiếu hụt chất dinh dưỡng
ở con người. Với việc canh tác thâm canh và liên tục, đất trồng trọt đã bị cạn kiệt
trong các thành phần dinh dưỡng cần thiết đặc biệt. Do đó, cần phải bổ sung một
hàm lượng Cu và Zn phù hợp cho đất để cung cấp vi lượng dinh dưỡng cho cây
trồng. Qua thí nghiệm và nghiên cứu cho thấy, ước tính khoảng 10kg Cu/ha và 8 kg
Zn/ha là mức tối ưu để tăng năng suất cho cây lúa và cây ngô [8].
Ứng dụng của đồng, kẽm trong phân bón vi lượng để tăng năng suất cây trồng
Ngày nay, bên cạnh các yếu tố phân bón đa lượng N-P-K, người ta bắt đầu
nhận ra tầm quan trọng của các yếu tố vi lượng (Cu, Zn, Mg, Mn, Fe…), thiếu hoặc
thừa chất vi lượng đều có ảnh hưởng đến cây trồng. Các nguyên tố vi lượng ở dạng
muối vô cơ không thể được cây hấp thụ. Các nguyên tố vi lượng khi đưa vào dạng
ion thông thường thì cây khơng thể hấp thụ được. Lý do là các ion vi lượng sẽ bị kết
hợp với các anion phốt phát (từ phân lân) và anion sunfua (Từ H2S phân rã của sinh
vật), anion cacbonat (tạo ra do khí CO2 trong khơng khí vào nước). Sự liên kết này
sẽ tạo thành các kết tủa là các hợp chất không tan đọng trong đất và nước khiến rễ
cây không thể hấp thụ được. Để giúp cây trồng có thể hấp thụ được chất vi lượng,

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005


8


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

Cu, Zn được bổ sung dưới dạng phức Chelate. Chelate là phức chất vòng càng
(phức càng cua) giữa các hợp chất hữu cơ dẫn xuất của Aminoaxit, Polycacboxylic
axit với các ion kim loại. Ion kim loại được bảo vệ tránh các yếu tố làm giảm hoạt
tính như pH của đất, gốc photphat, cacbonat, sunfua,... Phức này có độ tan hồn
tồn trong nước và giúp cây hấp thụ được tốt nhất.
Tuy nhiên, một hàm lượng vừa đủ sẽ tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây trồng, ngược lại nếu bổ sung với hàm lượng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến
cây trồng và đất nơng nghiệp. Vì vậy, việc xác định hàm lượng Cu, Zn trong đất là
rất quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ mơi trường đất và q trình canh tác cây nông
nghiệp [10, 11].
1.2 Các phương pháp xác định Cu, Zn
1.2.1 Phương pháp phân tích thể tích
Trong phương pháp này người ta đo thể tích thuốc thử cần dùng để phản ứng
vừa đủ với một lượng đã cho của một chất cần xác định. Định lượng bằng phương
pháp thể tích (phương pháp chuẩn độ) cho kết quả nhanh chóng, đơn giản [12, 13].
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi lượng mẫu lớn và nồng độ tương đối cao, do đó
nó chỉ phù hợp với việc xác định các nguyên tố trong mẫu có hàm lượng lớn (≥
0,1%). Tùy thuộc vào loại phản ứng chính thường dùng mà người ta chia phương
pháp phân tích thể tích thành các nhóm: Phương pháp trung hịa, phương pháp oxi
hóa khử, phương pháp kết tủa và phương pháp complexon. Trong số các phương
pháp này chỉ có phương pháp complexon là thường được dùng để xác định Cu và
Zn, ngồi ra đơi khi có thể dùng phương pháp oxi hóa – khử để xác định Cu.

Phương pháp chuẩn độ Complexon
* Xác định Cu
Phổ biến nhất là phương pháp dùng chỉ thị màu murexit và PAN. Phương
pháp dùng chỉ thị murexit tiến hành dựa trên sự tạo phức của Cu2+ với EDTA trong

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

9


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

môi trường đệm amoni. Tại điểm tương đương dung dịch chuyển từ màu đỏ sang
màu tím hoa cà. Dựa vào phản ứng:
Cu2+ + H2Y2- = CuY2- + 2H+
CuInd + H2Y2- = CuY2- + Ind2- + 2H+
Trong phương pháp này nếu dùng chỉ thị màu PAN, dung dịch định lượng có
nồng độ từ 0,001 đến 0,1M, pH = 5÷6 được điều chỉnh bằng dung dịch đệm axetat
– axit axetic. Chuẩn độ bằng dung dịch EDTA cho đến khi dung dịch chuyển từ
màu tím đậm sang màu vàng tươi.
* Xác định Zn
Dùng EDTA tiêu chuẩn chuẩn độ trực tiếp xuống dung dịch mẫu dùng chỉ thị
ETOO ở pH = 10 (sử dụng dung dịch đệm amôni NH4Cl – NH3). Dựa vào phản ứng
chuẩn độ
Zn2+ + H2Y2- = ZnY2- + 2H+
Tại điểm tương đương dung dịch chuyển từ đỏ tím sang xanh trong

Có thể sử dụng chỉ thị xylenol da cam ở pH = 5 – 6. Tại điểm tương đương
dung dịch chuyển từ hồng tím sang vàng.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên phương pháp này khơng phù hợp xác định vi
lượng Zn vì nó chỉ dùng xác định hàm lượng khá lớn (đa lượng hoặc bán đa lượng).
1.2.2 Phương pháp phân tích cơng cụ
Một số phương pháp phân tích cơng cụ tham khảo theo các tài liệu [12, 14], cơ
sở phương pháp và ứng dụng của từng phương pháp có thể được tóm tắt như sau:
1.2.2.1 Các phương pháp điện hóa
Phương pháp cực phổ
Mỗi kim loại đều có một thế khử E0 xác định. Bằng một cách nào đó, nếu biến
đổi liên tục và tuyến tính điện áp ở hai điện cực ta sẽ thu được tín hiệu cường độ

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

10


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

dòng điện phân. Độ lớn nhỏ của dịng có quan hệ với nồng độ chất phản ứng ở hai
điện cực, sự phụ thuộc này sẽ cho tín hiệu phân tích định lượng.
Ưu điểm: Xác định cả chất vô cơ và chất hữu cơ với nồng độ tới 10-6 ÷ 10-5M,
tuỳ thuộc vào cường độ và độ lặp lại của dòng dư.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế như ảnh hưởng của dịng
tụ điện, dịng cực đại, của oxi hồ tan, bề mặt điện cực…
Nhằm loại trừ ảnh hưởng trên đồng thời tăng độ nhạy, hiện nay đã có phương

pháp cực phổ hiện đại: cực phổ xung vi phân (DPP), cực phổ sóng vng
(SQWP)…chúng cho phép xác định lượng vết của nhiều nguyên tố.
Phương pháp von-ampe hoà tan
Nguyên tắc của phương pháp: dựa trên hai kĩ thuật phân tích, điện phân ở thế
giám sát và quét von-ampe hoà tan ngược chiều.
Ưu điểm: Phương pháp Von - ampe hòa tan là một phương pháp điện hóa có
độ nhạy cao, có khả năng xác định được nhiều ion kim loại có nồng độ nhỏ khoảng
10-6 ÷ 10-8 M. Với kĩ thuật hiện đại ngày nay phương pháp có khả năng phát hiện
vết các nguyên tố đến 10-9M với sai số 5 ÷ 15%.
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của phương pháp là do điện cực được làm
tử thủy ngân và muối thủy ngân rất độc hại. Phương pháp này đòi hỏi độ sạch rất
cao của hóa chất và dụng cụ phân tích cũng như mơi trường làm việc.
Ngồi ra, phương pháp Von-ampe hịa tan cịn có nhược điểm là quy trình
phân tích phức tạp địi hỏi phải có kiến thức rất sâu về phân tích điện hố mới xử lý
được đúng từng loại mẫu, đối với từng loại nguyên tố khác nhau.
Nguyên tắc của phương pháp này gồm 3 giai đoạn:
-

Điện phân làm giàu chất phân tích lên bề mặt của điện cực hoạt động (có thể
là cực giọt Hg tĩnh hoặc cực rắn đĩa quay).

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

11


Luận văn Thạc sĩ


-

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

Ngừng khuấy hoặc ngừng quay cực 15 ÷ 20s để đưa hệ từ trạng thái động
đến trạng thái tĩnh.

-

Hoà tan kết tủa đã được làm giàu trên điện cực hoạt động bằng cách phân

cực ngược và ghi dịng von -ampe hồ tan. Trong những điều kiện thích hợp, nồng
độ của chất cần xác định sẽ tỷ lệ với chiều cao của pic thu được. Đưa vào pic chuẩn
và pic thu được sẽ xác định được nồng độ các chất.
1.2.2.2 Phương pháp quang phổ
Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
Nguyên tắc chung của phương pháp này là dựa vào khả năng tạo phức màu
của các nguyên tố cần xác định với thuốc thử thích hợp và đo độ hấp thụ quang của
phức đó. Phương pháp này định lượng theo phương trình định luật Lambert - Beer:
A = K.C
Trong đó:

A: Độ hấp thụ quang của phức màu
K: Hằng số thực nghiệm
C: Nồng độ chất phân tích

Phương pháp này cho phép xác định nồng độ của chất ở khoảng 10-7 – 10-5 M
và là một trong các phương pháp được dùng khá phổ biến.
+ Với Cu: Định lượng Cu bằng phương pháp quang phổ có thể tiến hành với
các thuốc thử hữu cơ như đithizon, natriđietyl đithiocacbamat, alizarin đỏ S…

Với thuốc thử natriđietyl đithiocacbamat (NaDDC), phản ứng tạo phức trong
mơi truờng axit lỗng, phức Cu (II) với NaDDC màu đỏ gạch, khó tan trong nước,
tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ như tetraclometan, rượu amylic, clorofom.
Tiến hành đo độ hấp thụ quang của phức màu ở bước sóng 545nm. Từ đó xác định
nồng độ Cu theo phương pháp đường chuẩn hoặc phương pháp thêm chuẩn
Ngồi ra, có thể xác định Cu2+ bằng thuốc thử 2,9 – đimety – 4,7 – điphenyl –
1,10 – phenanthrolin đisufonat, hiện nay được coi là một trong các phương pháp

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

12


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

tiêu chuẩn để xác định đồng trong nước. Phức của đồng với thuốc thử này có màu
da cam, tan trong nước. Phản ứng tạo phức vòng càng ở pH = 3,5 đến 11, tốt nhất là
ở pH = 4 - 5. Để đưa pH về 4,3 có thể dùng HCl và đệm citrat. Độ hấp thụ quang
của phức tại λ = 484nm. Xyanua, thiocyanat, pesunfat và EDTA là những ion có
thể gây ảnh hưởng đến phương pháp xác định.
+ Với Zn: Để xác định Zn cho tạo phức với đithizon ở môi trường pH = 4 – 7,
phức có màu đỏ. Sau đó chiết phức này với dung môi hữu cơ CHCl3 hoặc CCl4 rồi
đem đo mật độ quang tại λ = 530nm. Độ nhạy là 3µg/l.
Ưu điểm của phương pháp: Độ nhạy, độ ổn định và độ chính xác cao, được sử
dụng nhiều trong phân tích vi lượng.
Nhược điểm của phương pháp: Độ chọn lọc khơng cao vì một thuốc thử có thể

tạo phức với nhiều ion và thường không xác định được đồng thời nhiều kim loại.
Phương pháp phổ phát xạ ngun tử (AES)
Ở điều kiện bình thường ngun tử khơng thu hay khơng phát năng lượng,
nhưng nếu bị kích thích thì các elelctron sẽ nhận năng lượng chuyển lên trạng thái
có năng lượng cao hơn. Trạng thái này khơng bền, chúng có xu hướng giải phóng
năng lượng để trở về trạng thái ban đầu bền vững dưới dạng các bức xạ. Các bức xạ
này gọi là phổ phát xạ nguyên tử.
Nguyên tắc: Dựa trên sự xuất hiện phổ phát xạ của nguyên tử tự do, của
nguyên tố phân tích ở trạng thái khi có sự tương tác với nguồn năng lượng phù hợp.
Một số nguồn năng lượng thường dùng để kích thích phổ AES như: ngọn lửa đèn
khí, hồ quang điện, tia lửa điện…
Ưu điểm của phương pháp: Phương pháp AES có độ nhạy cao (thường từ 10-3
– 10-4%), ít tốn mẫu, có thể phân tích đồng thời nhiều ngun tố trong cùng một
mẫu, phân tích được lượng vết kim loại trong nước, lương thực, thực phẩm. Từ
những năm 1980 nhóm tác giả Phạm Luận, Chu Xuân Anh, Trần Hồng Côn, Dương

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

13


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

Thanh Thủy đã thành công trong việc xác định tạp chất trong oxit lantan tinh khiết
bằng phương pháp quang phổ phát xạ [15].
Nhược điểm: Chỉ cho biết thành phần nguyên tố trong mẫu mà khơng chỉ ra

được trạng thái liên kết của nó trong mẫu.
Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Cơ sở lý thuyết của phép đo AAS là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc)
của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ của nguyên tố ấy
trong môi trường hấp thụ. Tùy thuộc vào kỹ thuật nguyên tử hóa người ta phân biệt
phép đo AAS có độ nhạy 0,1 mg/l và phép đo F – AAS có độ nhạy cao hơn kỹ thuật
khơng ngọn lửa 50 đến 1000 lần (0,1÷1 ppb).
Thực tế cho thấy phép đo phổ hấp thụ nguyên tử có nhiều ưu việt: Độ nhạy, độ
chọn lọc cao, độ chính xác cao, tốn ít mẫu, tốc độ phân tích nhanh. Gần 60 nguyên
tố hóa học có thể được xác định bằng phương pháp này với độ nhạy từ 10-4 ÷ 10-5 %.
Trên thực tế việc xác định hàm lượng Cu, Zn trong đất đã được thực hiện bằng
phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương đã thành công
trong việc nghiên cứu hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất nông nghiệp do ảnh hưởng
của nước tưới sông Nhuệ [16].
Ngoài những phương pháp kể trên, ngày nay người ta đã ứng dụng phương
pháp quang phổ nguồn nguồn plasma cảm ứng cao tần ICP là phương pháp có thể
nói là tồn diện nhất, tuy nhiên chi phí cho thiết bị ICP cịn tương đối cao, cho nên
khơng phải phịng thí nghiệm nào cũng có thể đáp ứng được.
Vì những ưu nhược điểm của các phương pháp trên, trong phạm vi đề tài này,
phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS được sử dụng để xác định lượng vết của
Cu, Zn trong đất nông nghiệp. Phương pháp này không so sánh được với ICP, tuy
nhiên giá thành thiết bị AAS rẻ hơn rất nhiều, đồng thời tránh được những nhược
điểm của các phương pháp trên.

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

14



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

1.3 Phương pháp nghiên cứu F-AAS
Trong phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ ngun tử thì q trình
chuyển hóa chất cần xác định thành hơi ngun tử (q trình ngun tử hóa mẫu) là
quan trọng nhất. Tùy thuộc vào kỹ thuật nguyên tử hóa mà người ta chia thành 2
phương pháp AAS khác nhau là:
+ F-AAS sử dụng kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu phân tích bằng kĩ thuật ngọn lửa.
+ GF-AAS sử dụng kỹ thuật ngun tử hóa mẫu phân tích trong cuvet graphit
nhờ năng lượng nhiệt của dịng điện có cơng suất lớn.
So với phương pháp GF-AAS thì phương pháp F-AAS có độ nhạy kém hơn
tuy nhiên do hàm lượng Cu, Zn trong đất nông nghiệp khá lớn cỡ 10ppm đến
100ppm nên không yêu cầu phương pháp xác định phải có độ nhạy q cao, chính
xác cỡ ppb như phương pháp GF-AAS và chi phí cho việc phân tích bằng GF-AAS
tốn kém hơn rất nhiều. Trên thực tế gần đây phương pháp F-AAS vẫn đang được
dùng để phân tích nhiều nguyên tố kim loại nặng có trong nước sinh hoạt và nước
thải [17, 18]. Do vậy trong nghiên cứu này phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
ngọn lửa (F-AAS) được chọn để xác định nồng độ của Cu và Zn trong các mẫu đất
nông nghiệp.
1.3.1 Nguyên tắc của phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử dựa trên sự xuất hiện của phổ hấp thụ
nguyên tử khi nguyên tử tồn tại ở trạng thái khí tự do và trong mức năng lượng cơ
bản [19]. Muốn thực hiện được phép đo phổ AAS cần phải thực hiện các cơng việc
sau:
- Chuyển mẫu phân tích từ trạng thái rắn hoặc dung dịch thành trạng thái hơi.
Đó là q trình hố hơi mẫu.
- Các ngun tử hố hơi đó phân li thành phân tử tạo thành đám hơi nguyên tử tự

do của các nguyên tố cần phân tích trong mẫu để chúng có khả năng hấp thụ bức xạ
đơn sắc. Đây là giai đoạn quan trọng và quyết định đến kết quả của phép đo phổ AAS.

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

15


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Trần Quang Tùng

- Chọn nguồn phát tia sáng có bước sóng phù hợp với nguyên tố phân tích và
chiếu vào đám hơi ngun tử đó sẽ xuất hiện phổ hấp thụ.
- Nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu toàn bộ chùm sáng sau khi đi
qua môi trường hấp thụ, phân li chúng thành phổ và chọn một vạch phổ cần đo của
nguyên tố phân tích hướng vào khe đo để đo cường độ của nó. Trong một giới hạn
nhất định của nồng độ, giá trị cường độ này phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ của
nguyên tố cần phân tích theo phương trình:
Αλ = k.C.l
Trong đó:

Αλ: Cường độ vạch phổ hấp thụ
k: hằng số thực nghiệm
l: chiều dài
C: nồng độ nguyên tố cần xác định

- Thu và ghi lại kết quả đo cường độ vạch phổ hấp thụ, qua các bước xử lý số

liệu khác nhau có thể xác định được nồng độ của nguyên tố cần phân tích .
1.3.2 Hệ thống trang thiết bị của máy đo F-AAS
Theo nguyên tắc của phép đo phổ F-AAS, hệ thống trang thiết bị của máy đo
phổ hấp thụ nguyên tử được mô tả như sau:
1. Nguồn phát chùm bức xạ đơn sắc của nguyên tố cần phân tích có thể là:
- Đèn catot rỗng (Hollow Cathode Lamp – HCL).
- Đèn phóng điện khơng điện cực (Electrodeless Discharge Lamp – EDL).
- Đèn phát phổ liên tục đã biến điệu (Deuterium Hollow Cathode Lamp – D2).

Học viên: Phan Thị Oanh

MSHV: CB160005

16


×