Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của chính phủ tại công ty bảo việt nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THANH HÀ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NƠNG NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
TẠI CƠNG TY BẢO VIỆT NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THANH HÀ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NƠNG NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
TẠI CƠNG TY BẢO VIỆT NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:



57 CH307

Quyết định giao đề tài:

678/QĐ-ĐHNT, ngày 30/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

1466/QĐ-ĐHNT, ngày 7/12/2018

Ngày bảo vệ:

18/12/2018

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHAN THỊ DUNG
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NƠNG NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ TẠI CƠNG
TY BẢO VIỆT NGHỆ AN ”
Là cơng trình nghiên cứu và thực hiện của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của

PGS - TS. Nguyễn Thị Kim Anh trên cơ sở các lý thuyết đã học và tìm hiểu thực tế tại
Cơng ty. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Chưa cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nghệ An, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thanh Hà

iii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Quản trị kinh doanh của
trường Đại học Nha Trang, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ
của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Luận văn thạc sỹ là kết quả của quá trình nghiên
cứu thực tiễn và lý thuyết nghiêm túc của tôi trước khi tốt nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS-TS. Nguyễn Thị Kim Anh
– Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu,
Khoa Kinh tế, Phòng Sau đại học và quý thầy cô của trường Đại học Nha Trang đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi
trong việc thống kê, thu thập số liệu. Đặc biệt là các tác giả của những cơng trình, tài
liệu mà tơi đã tham khảo để giúp tơi hồn thành luận văn này.
Trong q trình thực hiện luận văn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh
khỏi thiếu sót và hạn chế. Tơi rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của q thầy,
cơ, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài để đề tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thanh Hà

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ........................4
1.1. Các khái niệm ...........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp .........................................................................................4
1.1.2. Khái niệm bảo hiểm...............................................................................................4
1.1.3. Bản chất của bảo hiểm...........................................................................................6
1.1.4. Vai trò của bảo hiểm đối với đời sống, kinh tế - xã hội ........................................7
1.1.5. Khái niệm về bảo hiểm nông nghiệp.....................................................................9
1.1.6. Sự ra đời và phát triển của BHNN ........................................................................9
1.1.7. Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp.......................................................................18
1.2. Cơ sở pháp lý để triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam ............................18
1.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước .....................................................................18
1.2.2. Khung pháp lý .....................................................................................................19
1.3. Nhân tố của sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến BHNN ....................20
1.3.1. Những rủi ro cơ bản trong sản xuất nông nghiệp ................................................20

1.3.2. Điều kiện KTXH Tự nhiên cần và đủ để triển khai BHNN Việt Nam ...............21
1.4. Nội dung cơ bản của bảo hiểm nông nghiệp ..........................................................26
1.4.1. Các hình thức bảo hiểm truyền thống..................................................................26
1.4.2. Ưu nhược điểm của phương pháp bảo hiểm truyền thống ..................................31
1.4.3. Thực hiện triển khai thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp theo Quyết định 315/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ triển khai 3 loại bảo
hiểm chính, đó là bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm thủy sản.
v

32


1.5. Kinh nghiệm triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp của một số nước trên Thế
giới

34

1.5.1. Kinh nghiệm từ từ Canada .................................................................................. 34
1.5.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc .................................................................................. 30
1.5.3. Kinh nghiệm từ Ấn Độ........................................................................................ 32
1.5.4. Bài học cho bảo hiểm nơng nghiệp Việt Nam .................................................... 33
Tóm tắt chương 1 .......................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÍ
ĐIỂM BẢO HIỂM NƠNG NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ TẠI CÔNG TY BẢO
VIỆT NGHỆ AN.......................................................................................................... 35
2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm nông
nghiệp ở tỉnh Nghệ An ................................................................................................. 35
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 35
2.1.2. Tài nguyên đất ..................................................................................................... 35
2.1.3. Dân số và nguồn nhân lực ................................................................................... 36
2.1.4. Kết cấu hạ tầng .................................................................................................... 36

2.1.5. Khí hậu ................................................................................................................ 37
2.1.6. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội...................................................................... 37
2.2. Giới thiệu khái quát về Công ty Bảo Việt Nghệ An .............................................. 38
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty ............................................................................... 38
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Nghệ An ................................................. 39
2.2.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty ......................................................................... 40
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty trong những năm qua ..... 40
2.3. Thực trạng triển khai bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Nghệ An .................................. 43
2.3.1. Tổng quan về sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An ...................... 43
2.3.2. Thực trạng triển khai BHNN ở tỉnh Nghệ An..................................................... 46
2.4. Đánh giá kết quả triển khai BHNN tại Công ty Bảo Việt Nghệ An giai đoạn 2011 2013 theo chương trình thí điểm của Chính Phủ........................................................... 60
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 60
vi


2.4.2. Hạn chế ................................................................................................................61
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO
HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT NGHỆ AN.........................65
3.1. Triển vọng phát triển chương trình BHNN tại Nghệ An........................................65
3.1.1. Cơ hội ..................................................................................................................65
3.1.2. Thách thức ...........................................................................................................66
3.2. Định hướng của Công ty Bảo Việt giai đoạn tới ....................................................68
3.3. Giải pháp đối với Bảo Việt Nghệ An .....................................................................70
3.3.1. Hồn thiện và đa dạng hóa sản phẩm BHNN......................................................70
3.3.2. Xây dựng bản đồ đánh giá tác động rủi ro và chi bồi thường .............................71
3.3.3. Tăng năng lực tài chính .......................................................................................72
3.3.4. Hồn thiện chính sách thu hút nhân lực cho BHNN ...........................................72
3.3.5. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng...........................................................73
3.3.6. Kiến nghị về hồn thiện cơ chế chính sách .........................................................73

3.3.7. Kiến nghị về hồn thiện cơng tác chỉ đạo điều hành...........................................74
3.3.8. Kiến nghị về hồn thiện cơng tác tuyên truyền ...................................................75
3.3.9. Một số kiến nghị khác .........................................................................................75
KẾT LUẬN ...................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................78
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN

: Bảo hiểm tư nhân

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHNN

: Bảo hiểm nông nghiệp

BHCL

: Bảo hiểm cây lúa

BHCN

: Bảo hiểm chăn ni


BTC

: Bộ tài chính

CP

: Chính phủ

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn



: Quyết định

TT


: Thông tư

TTg

: Thủ tướng

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện BHNN 2 năm 1982 và 1983 ............................................13
Bảng 1.2: Kết quả thực hiện BHNN toàn thị trường giai đoạn 2004 - 2010.................15
Bảng 1.3: Kết quả bảo hiểm mùa màng tại Canada giai đoạn 1992 - 1999 ..................29
Bảng 1.4: Chi phí của Chính phủ Canada hỗ trợ BHNN giai đoạn 1995 – 1999 .........30
Bảng 2.1: Doanh thu phí BH gốc theo từng nghiệp vụ của Bảo Việt Nghệ An (2011-2013).... 42
Bảng 2.2: Kết quả khai thác bảo hiểm của Bảo Việt Nghệ An theo hộ tham gia ... 49
Bảng 2.3: Doanh số bảo hiểm nơng nghiệp giai đoạn 2011-2013 ................................51
Bảng 2.4: Mức phí bảo hiểm giai đoạn 2011 – 2013 ....................................................52
Bảng 2.5: Tình hình tiền bồi thường BHNN giai đoạn 2011 – 2013 ............................53
Bảng 2.6: Bảng khảo sát ý kiến khách hàng cá nhân về chất lượng của kênh phân phối..... 55
Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động cho kinh doanh BHNN ............................................57
Bảng 2.8: Bảng khảo sát ý kiến khách hàng cá nhân về mức độ đa dạng của sản phẩm ...57
Bảng 2.9: Bảng kết quả khảo sát khách hàng về tính minh bạch, ổn định trong chính
sách BHNN....................................................................................................................59

ix


DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 1.1: Tổ chức BHNN ở Tây Ban Nha .................................................................. 10
Sơ đồ 1.2: Kết quả thực hiện BHNN toàn thị trường giai đoạn 2004 - 2010 ............... 16
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty bảo hiểm Bảo Việt Nghệ An.................... 39
Sơ đồ 2.2: Quy trình mua bảo hiểm và nhận bồi thường .............................................. 45
Sơ đồ 2.3: Kênh phân phối trực tiếp của Công ty Bảo Việt.......................................... 54
Biểu đồ 2.1: Số hộ tham gia bảo hiểm nơng nghiệp ..................................................... 50
Biểu đồ 2.2: Tình hình doanh số bảo hiểm nông nghiệp .............................................. 51
Biểu đồ 2.3: Mức hỗ trợ đóng phí BHNN..................................................................... 52
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ mức bồi thường BHNN giai đoạn 2011 - 2013............................... 53

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình
thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp của Chính Phủ tại Cơng ty Bảo Việt Nghệ An giai
đoạn 2011 - 2013, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để hồn thiện bảo hiểm nông
nghiệp của Công ty Bảo Việt Nghệ An.
Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phỏng vấn chuyên gia
và dựa trên cơ sở pháp lý của các quyết định, thông tư về triển khai thí điểm Bảo hiểm
nơng nghiệp do Chính Phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài Chính
ban hành trước đó và thực tiễn triển khai hoạt động Bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Giai đoạn 2011 - 2013, việc triển khai thí điểm BHNN được thực hiện đối với
cây lúa và vật nuôi tại các huyện ở Nghệ An. Toàn bộ số tiền bồi thường đã được
Công ty Bảo Việt Nghệ An phối hợp với Ban chỉ đạo tỉnh chi trả kịp thời đến tận tay
từng hộ dân, nhằm bù đắp thiệt hại, góp phần hỗ trợ nông dân tổ chức lại sản xuất, ổn
định cuộc sống. Sau 3 năm thực hiện thí điểm BHNN, Nghệ An đã đạt được kết quả
đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất, tăng thu

nhập cho bà con nông dân tham gia BHNN. Đặc biệt, thơng qua chương trình đã nâng
cao nhận thức và sự cần thiết của BHNN trong quá trình sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn cho các cấp, các ngành và các hộ dân đồng thời thấy được nhu cầu cần
thiết phải có bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp.
Qua việc đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế tác giả đề xuất các giải
pháp sau: (i) Hồn thiện và đa dạng hóa sản phẩm BHNN; (ii) Xây dựng bản đồ đánh
giá tác động rủi ro và chi bồi thường, (iii) Tăng năng lực tài chính, (iv) Hồn thiện
chính sách thu hút nhân lực cho BHNN; (v) Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng;
(vi) Kiến nghị về hồn thiện cơ chế chính sách; (vii) Kiến nghị về hồn thiện cơng tác
chỉ đạo điều hành; (viii) Kiến nghị về hồn thiện cơng tác tun truyền; (ix) Một số
kiến nghị khác.
Từ khóa: Bảo hiểm nơng nghiệp, chương trình thí điểm, Cơng ty Bảo Việt Nghệ An.

xi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Nơng nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam. Nông
nghiệp cung cấp lương thực và thực phẩm cho con người, là nguyên liệu cho ngành
công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và là hàng hoá xuất khẩu chủ lực. Sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu những rủi ro do thời tiết và khí
hậu thất thường, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất ngờ. Trong hồn cảnh đó, người
nơng dân thường xun đối mặt với nguy cơ mất mùa. Đó chính là tiền đề cho việc
phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam.
Đã có rất nhiều ý kiến về việc xây dựng thị trường bảo hiểm nơng nghiệp tại
Việt Nam, có rất nhiều khó khăn, và ý kiến trái chiều từ các phía, nhưng vẫn chưa có
một giải pháp hiệu quả để phát triển thị trường tiềm năng này. Không tham gia bảo
hiểm, người nơng dân chịu nhiều thiệt thịi trong sản xuất nông nghiệp khi rủi ro xảy

ra, Nhà nước vẫn phải trích ngân sách hỗ trợ cho nơng dân và doanh nghiệp thì bỏ sót
một thị trường tiềm năng. Với vai trị và ý nghĩa của bảo hiểm nơng nghiệp, Quyết
định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí
điểm Bảo hiểm Nơng nghiệp giai đoạn 2011-2013 là một bước đi đúng đắn trong việc
đưa BHNN tới gần người dân, trở thành một chính sách an sinh xã hội không thể thiếu
cho nhà nông.
Theo quyết định, Chính phủ tiến hành thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp tại 20
tỉnh, thành phố (trong đó mỗi địa phương chọn 3 huyện) đối với một số loại cây trồng,
vật nuôi nhất định do địa phương lựa chọn. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo
hiểm đối với hộ nghèo, 80% đối với hộ cận nghèo, 60% đối với hộ không thuộc diện
nghèo hay cận nghèo, và 20% đối với các tổ chức sản xuất nông nghiệp. Trong đó,
Nghệ An được lựa chọn bảo hiểm 2 đối tượng là: Bảo hiểm cây lúa và Bảo hiểm vật
nuôi (trâu, bò, lợn).
Ngày 21/10/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã tiến hành họp và triển khai thực hiện
chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày
01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An đã chọn 03 huyện
gồm: Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu bảo hiểm đối cây lúa nước; 03 huyện:
Tương Dương, Thanh Chương và Đơ Lương bảo hiểm cho trâu, bị, lợn.
Thời gian gần hai năm triển khai chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp
(BHNN) của Bảo Việt Nghệ An không dài nhưng kết quả, bài học kinh nghiệm mang
1


lại là khơng ít tạo tiền đề hồn thiện cho những năm tiếp theo. Muốn BHNN trở thành
lá chắn cho người dân trong điều kiện kinh tế khó khăn và hiện tượng biến đổi khí hậu
tồn cầu cần nghiên cứu kỹ phương thức tính phí, đối tượng được bảo hiểm, quy trình
giám sát và bồi thường để đề xuất các giải pháp hữu hiệu. Đây chính là khó khăn và
thách thức đang đặt ra đối với Bảo Việt Nghệ An. Từ vấn đề thực sự cấp thiết này, em
đã chọn đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình thí điểm Bảo hiểm nơng
nghiệp của Chính Phủ tại Cơng ty Bảo Việt Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu luận

văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là: Làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận về bảo hiểm
nông nghiệp; Đánh giá kết quả triển khai thực hiện bảo hiểm nông nghiệp của Cơng ty
Bảo Việt Nghệ An qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm nông
nghiệp của Công ty Bảo Việt Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến sản
phẩm Bảo hiểm nông nghiệp (Bảo hiểm vật nuôi; Bảo hiểm cây lúa).
Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình thí điểm Bảo hiểm
nơng nghiệp của Cơng ty Bảo Việt Nghệ An theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày
01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp
giai đoạn 2011-2013.
Luận văn dựa trên cơ sở pháp lý của các quyết định, thông tư về triển khai thí
điểm Bảo hiểm nơng nghiệp do Chính Phủ, Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển Nơng thơn,
Bộ Tài Chính ban hành trước đó và thực tiễn triển khai hoạt động Bảo hiểm nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An với công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, Phương pháp phỏng
vấn chuyên gia của Công ty Bảo Việt.
Nguồn số liệu thu thập từ Công ty Bảo Việt Nghệ An, Cục Quản lý, giám sát
bảo hiểm, Sở NN và PTNT Nghệ An, Cục thống kê Nghệ An.
5. Những đóng góp của đề tài
Kết quả phân tích chỉ ra những tồn tại, bất hợp lý và sự cần thiết khách quan
phải hoàn thiện sản phẩm BHNN hiện nay. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển
chương trình Bảo hiểm nơng nghiệp trong thời gian tới.
2


6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Bảo hiểm nông nghiệp
Chương 2: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình Bảo hiểm nơng nghiệp của
Chính Phủ tại Cơng ty Bảo Việt tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển Bảo hiểm nông nghiệp
của Công ty Bảo Việt Nghệ An trong thời gian tới.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc
biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp
chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông sản và công nghệ sau thu. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính:
- Nơng nghiệp thuần nơng hay nơng nghiệp sinh nhai: Là lĩnh vực sản xuất
nơng nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình
của mỗi người nơng dân. Khơng có sự cơ giới hóa trong nơng nghiệp sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: Là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp được chun mơn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong
trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế biến sản phẩm nơng nghiệp. Nơng
nghiệp chun sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc phân bón, chọn
lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu
ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay
xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng
tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được

chế biến từ ngũ cốc Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền
thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm
thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nơng nghiệp hiện đại ngày nay ngồi lương
thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt
(sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, cây
cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thơng), lai tạo
giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine..)
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông sản và công nghệ sau thu hoạch. (Nguyễn Văn Định, 2014)
1.1.2. Khái niệm bảo hiểm
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, con người ln có những nguy cơ
gặp phải rủi ro vì những nguyên nhân khác nhau như: bão lụt, hạn hán, ốm đau, tai
nạn…Mỗi khi gặp phải rủi ro thường gây nên những hậu quả khó lường làm ảnh
4


hưởng đến đời sống, sản xuất và đến sức khỏe của con người. Để đối phó với hậu quả
rủi ro, người ta sử dụng nhiều biện pháp, nhưng phổ biến và hiệu quả nhất là bảo hiểm.
Bởi lẽ, hậu quả của rủi ro thông qua bảo hiểm sẽ được phân tán cho nhiều người cùng
gánh chịu, và nó khơng chỉ thuần túy là sự chuyển giao, chia sẻ rủi ro, mà nó cịn là sự
giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tổn thất thơng qua các chương trình quản lý rủi ro được
phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội với các tổ chức bảo hiểm. Bảo
hiểm ra đời là một đòi hỏi khách quan của cuộc sống và sản xuất. Xã hội càng phát
triển văn minh thì hoạt động bảo hiểm cũng ngày càng phát triển và không thể thiếu
được đối với mỗi cá nhân, tổ chức và mỗi quốc gia. Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi
ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng
gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định
vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng
đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng

góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ...)
Dưới góc độ thuật ngữ kinh tế- kinh doanh thì bảo hiểm được định nghĩa như
sau: “Insurace- bảo hiểm. Một phương thức để nhiều người cùng nhau chia phần gánh
chịu những rủi ro đối với sinh mạng hay tài sản mà chỉ một số ít người có thể phải
gánh chịu.” Định nghĩa trên chỉ dừng lại ở mức độ giải thích từ ngữ nhằm cho người
đọc có hiểu biết khái quát chung nhất về “bảo hiểm”. (Nguyễn Văn Định, 2008)
Dưới góc độ pháp lý, Giáo sư Hemard trích trong Nguyễn Văn Định (2008) đưa
ra khái niệm: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được bảo hiểm
chấp nhận trả một khoản tiền (phí bảo hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình
hoặc cho một người thứ ba khác trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản
tiền bồi thường từ một bên khác là người được bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối
với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo Luật Thống Kê”.
Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các cơng ty, tập đồn bảo hiểm thương mại
trên thế giới đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một
doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho cơng ty bảo hiểm, cơng ty đó sẽ
bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia
giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”. (Nguyễn Văn Định, 2008)
Sự khác nhau trong các quan niệm xuất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các
góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp
5


hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc trưng nên rất khó tìm
ra được một định nghĩa hồn hảo. Trên cơ sở các khía cạnh đó, khái niệm về bảo hiểm
được hiểu một cách chung nhất: “ Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thơng
qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền
bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo
hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một
tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù
trừ chúng theo quy luật thống kê”. Khái niệm này đã bao quát được phạm vi và nội

dung của tất cả các loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm thương mại, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm nông nghiệp…
1.1.3. Bản chất của bảo hiểm
Cơ chế hoạt động của kinh doanh bảo hiểm tạo ra một “sự đóng góp của số
đơng vào bất hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng
đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Như vậy, thực chất mối
quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và
người được bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ giữa những người được bảo
hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình thành và sử dụng
quỹ bảo hiểm – một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng tiền.
Bản chất chung của bảo hiểm đó là q trình phân phối lại tổng sản phẩm
trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi
tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Tuy
nhiên, phân phối trong bảo hiểm chủ yếu là phân phối không đều và phần lớn khơng
mang tính chất bồi hồn trực tiếp (loại trừ một số loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm tiền hưu trí).
Về bản chất xã hội của bảo hiểm, nhờ có sự san sẻ rủi ro giữa các cá nhân và
đơn vị tham gia bảo hiểm nên nhiều thiệt hại về người và của đã được trợ giúp trang
trải, bù đắp làm cho đời sống xã hội khơng bị xáo trộn, đời sống sản xuất khơng bị
đình trệ. Mặt khác, tính xã hội cịn thể hiện rất rõ trong bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
y tế. Nhờ có bảo hiểm, khi người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, hưu trí, v.v.. nguồn thu nhập của họ bị giảm sút hoặc mất hẳn, họ sẽ
được bù đắp phần thiếu hụt đó từ quỹ bảo hiểm xã hội, hoặc khi ốm đau, được chăm
sóc y tế khơng phải trả tiền trực tiếp từ nguồn thu nhập của gia đình. Xã hội càng
phát triển, các loại hình dịch vụ bảo hiểm càng đa dạng và bản chất xã hội của nó
6


càng thể hiện rõ nét hơn. Con người trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh đều
cần đến sự hỗ trợ của bảo hiểm.

Cơ chế chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm được thực hiện giữa bên tham gia
bảo hiểm và bên bảo hiểm thông qua các cam kết bảo hiểm. Theo cơ chế này, bên
tham gia phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền
bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự
kiện bảo hiểm. Tất nhiên, rủi ro hay sự kiện bảo hiểm phải là ngẫu nhiên, khách quan
mà hai bên đã thỏa thuận.
Phí bảo hiểm mà bên tham gia nộp cho bên bảo hiểm phải được thực hiện
trước khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên bảo hiểm
trả cho bên tham gia hay cho người thứ ba chỉ được thực hiện sau khi sự kiện bảo
hiểm hay rủi ro xảy ra gây tổn thất.
Việc san sẻ rủi ro, bù trừ tổn thất trong bảo hiểm được bên bảo hiểm tính tốn
và quản lý dựa vào số liệu thống kê rủi ro và tình hình tổn thất, cũng như quỹ bảo
hiểm mà họ thiết lập được dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít.
Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ khơng phải hoạt động sản
xuất. Chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hóa cụ thể và vai trò quản lý
của Nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng và không thể thiếu được với mỗi
quốc gia.
1.1.4. Vai trò của bảo hiểm đối với đời sống, kinh tế - xã hội
Bảo hiểm đóng vai trị quan trọng đối với đời sống của người dân, là một
trong những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế quốc dân.
- Vai trị đối với nền kinh tế.
Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm trước tổn
thất do rủi ro gây ra, tổn thất đó sẽ được công ty bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường
kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản
xuất kinh doanh. Từ đó, các hoạt động sẽ được khơi phục và diễn ra bình thường.
Trong các nền kinh tế hiện đại, bảo hiểm đã trực tiếp đảm bảo cho các khoản đầu tư,
khơng có sự đảm bảo của bảo hiểm thì các chủ đầu tư, mà nhất là các ngân hàng liên
quan sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vốn cho dự án. Bởi vậy, bảo hiểm là một hoạt
động kích thích đầu tư.
Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn rất hữu hiệu để đầu tư phát

triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan và DNBH thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và sự
7


kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ có một số tiền rất
lớn và cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Ngoài ra, giữa các thời điểm xảy ra rủi ro do tổn thất và thời điểm chi trả hoặc bồi
thường ln có một khoảng cách. Khoảng thời gian này có thể kéo dài nhiều năm
nhất là trong BHTN và BHXH. Bởi vậy, số phi thu được phải đưa vào dự trữ, dự
phòng và phải đem đầu tư để thu lãi Điều đó càng khẳng định thêm vai trò huy động
vốn để đầu tư của tồn ngành bảo hiểm là vơ cùng quan trọng đối vơi các nền kinh tế.
(Nguyễn Văn Định, 2008)
Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách. Với các quỹ bảo hiểm
ngày càng tăng do người tham gia bảo hiểm đóng góp, các cơ quan, DNBH sẽ trợ cấp
hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất nếu như đối tượng
bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Vì vậy, ngân sách nhà nước khơng
phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro.
Bảo hiểm góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông
qua hoạt động tái bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc
tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thơng qua hình thức phân tán rủi
ro và chấp nhận rủi ro- hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty của các nước. Như
vậy bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, vừa góp
phần ổn định thu, chi ngoại tệ cho ngân sách. (Nguyễn Viết Vượng, 2006)
- Về khía cạnh xã hội, bảo hiểm có thể khắc phục những hậu quả về rủi ro tổn
thất phát sinh, thiệt hại về của cải vật chất và con người, làm gián đoạn quá trình sinh
hoạt của dân cư, ngưng trệ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Bảo hiểm sẽ bù đắp
các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thường xuyên liên tục của các quá
trình xã hội. Như vậy, trên phạm vi rộng trên tồn bộ nền kinh tế xã hội, bảo hiểm
đóng vai trị như cơng cụ an tồn và dự phịng đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài
của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. Với vai trị đó, bảo hiểm khi xâm nhập sâu rộng

mọi lĩnh vực của đời sống đã phát huy tác động vốn có của mình: thúc đẩy ý thức đề
phịng, hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội.
Hoạt động bảo hiểm góp phần tạo việc làm cho xã hội. Ngành bảo hiểm đã thu
hút một lực lượng lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý bảo hiểm và nhiều ngành nghề liên quan khác.
Trong điều kiện thất nghiệp đang ám ảnh nền kinh tế tồn cầu thì sự phát triển ngành
bảo hiểm vẫn được coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia sẽ giải quyết tình trạng
thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội có liên quan khác (Võ Thị Pha, 2005)
8


Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội.
Chỉ với một mức phí bảo hiểm rất khiêm tốn mà các cơ quan, các DNBH thu được,
họ có thể giúp đỡ cho các cá nhân, các gia đình, các cơ quan doanh nghiệp khắc phục
được hậu quả của rủi ro, cho dù đó là những rủi ro khơn lường trong cuộc sống và
sản xuất. Đó chính là chỗ dựa để họ yên tâm hơn, tin tưởng hơn vào cuộc sống tương
lai. (Nguyễn Văn Định, 2008)
Như vậy, bảo hiểm đã góp phần đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho người dân. Việc bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển
là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động kinh doanh, sự đòi hỏi này đều
xuất phát từ những mong muốn tự chủ, an tồn về tài chính cũng như nhu cầu của
con người.
1.1.5. Khái niệm về bảo hiểm nông nghiệp
BHNN là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, có đối tượng bảo hiểm là các
rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm
những rủi ro gắn liền với cây trồng, vật ni, hàng hóa, ngun vật liệu nhà xưởng.
Hơn nữa nó cũng là nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm giới hạn với các rủi
ro đi kèm với cây trồng và vật nuôi. (Nguyễn Văn Định, 2010).
Trên thế giới hiện có ba dịng sản phẩm bảo hiểm trong nơng nghiệp:
+ Một là dịng truyền thống đó là tính trên giá trị thu hoạch của từng cây trồng
vật ni, thiệt hại bao nhiêu thì cơng ty bảo hiểm sẽ trả cho nông dân bấy nhiêu.

+ Thứ hai là dịng bảo hiểm theo chỉ số thời tiết đó là dựa vào các chỉ số thời
tiểt như chỉ số lũ lụt, lượng mưa…
+ Dòng sản phẩm thứ ba là bảo hiểm theo chỉ số sản lượng. Ví dụ:
Một giống lúa thường cho năng suất 8 tấn/ha. Khi bất kỳ một phát sinh nào như thiên
tai, dịch bệnh, bão lũ, khô hạn, cháy... tác động vùng trồng giống lúa này khiến sụt
giảm sản lượng thu hoạch thì phần chênh lệch giữa sản lượng lúa lý thuyết và thu
hoạch thực tế sẽ được bồi thường. (Nguyễn Văn Định, 2014).
1.1.6. Sự ra đời và phát triển của BHNN
1.1.6.1. Thế giới
Năm 1898 đánh dấu sự ra đời BHNN. Nước Phổ đã tiến hành BH mọi rủi ro
cho cây trồng thông qua hoạt động của các công ty BH tương hỗ nhỏ. Nhưng các công
ty này không tồn tại và phát triển được trước các thảm hỏa lớn
Ở Mỹ, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số công ty BH tư
nhân tiến hành BH mọi rủi ro cây trồng nhưng đều thất bại vì thiếu thơng tin, phí BH
q thấp, địa bàn thu hẹp nên việc phân tán rủi ro bị hạn chế.
9


Năm 1933, cả Nhật và Mỹ đều thực hiện chương trình BH mọi rủi ro cây trồng.
Chương trình này có hai đặc trưng cơ bản: Chính phủ tài trợ và do các cơng ty nhà
nước đảm trách. Nhờ đó, hoạt động BH có thuận lợi. Song, chiến tranh thế giới thứ II
đã ảnh hưởng đến chương trình này.
Từ năm 1949 đến nay, lĩnh vực BHNN đã có những bước phát triển rất mạnh
với nhiều cơ chế tổ chức, hoạt động khác nhau. Nhiều nước trên thế giới tiến hành BH
cây trồng theo hướng BH mọi rủi ro hoặc một số loại rủi ro. Có nước BH mọi rủi ro,
có nước BH một loại cây trồng, có nước BH nhiều loại cây trồng khác nhau tham gia
với nhiều hình thức. Cụ thể:
- Hình thức thứ nhất: Kết hợp giữa nhà nước và các doanh nghiệp BH tư nhân
Đây là mơ hình được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhằm tranh
thủ thế mạnh của nhà nước (về các chủ trương, chính sách phát triển thị trường; về tiềm

lực tài chính; về khả năng thu thập số liệu thống kê…) đồng thời phát huy tối đa tính
năng động, nhạy bén của các doanh nghiệp BH trong kinh doanh.
a. Tại Tây Ban Nha
Hệ thống BHNN ở nước này được xây dựng trên cơ sở sự kết hợp khá phức tạp
giữa Nhà nước và các doanh nghiệp BH, như sơ đồ dưới đây:
Bộ Nông nghiệp,
Thủy sản và Lương thực

ENESA
Đơn vị đồng tổ chức chương trình
Ủy ban hỗn hợp

Ủy ban đồng tổ chức
với các địa phương

Kế hoạch hàng năm
Trợ cấp phí BH

Nông dân
Công ty Bảo hiểm
Agroseguro
Bộ Kinh tế
Bộ Nông nghiệp

AGROSEGURO
Đơn vị quản lý
chương trình

Cơng ty bảo hiểm
Tái bảo hiểm


Tái bảo hiểm

Bộ Kinh tế

(Nguồn: Risk Management Tools for EU Agriculture)
Sơ đồ 1.1: Tổ chức BHNN ở Tây Ban Nha
10

Giám định tổn thất
Bồi thường tổn thất

Nông
dân


Trong đó:
- ENESA: là một cơ quan thuộc Bộ Nơng nghiệp, Thủy sản và Lương thực.
Tất cả các cổ đông của tồn hệ thống đều có đại diện trong hai bộ phận chính của
ENESA (Ủy ban hỗn hợp và Ủy ban đồng tổ chức với các địa phương).
Chức năng của ENESA bao gồm: Một là cụ thể hóa các kế hoạch hàng năm đối
với BHNN, trong đó chỉ rõ mơ hình kỹ thuật của hệ thống (như mức trợ cấp phí BH, sản
lượng được BH, tiêu chuẩn canh tác tối thiểu…); Hai là tiến hành trợ cấp phí BH (phối
hợp cùng với các địa phương); Ba là giám sát việc thực hiện các kế hoạch BH đã đặt ra;
Bốn là đóng vai trị trọng tài trong tất cả các vụ tranh chấp về BH.
- AGROSEGURO : là 60 công ty BH tư nhân tham gia đồng BH. Theo đó, các
cơng ty BH chia nhau doanh thu phí thu được trong năm theo tỷ lệ phần vốn góp trong
AGROSEGURO; cịn AGROSEGURO – với tư cách là người đại diện cho các thành
viên – sẽ điều hành các hoạt động hàng ngày, như định phí và thu phí BH, giám định
tổn thất, trả tiền bồi thường, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa

rủi ro…
- CCS: là doanh nghiệp công thuộc Bộ Kinh tế, hoạt động với tư cách là nhà tái
BH cho các doanh nghiệp BH trên thị trường. Việc tái BH qua CCS là bắt buộc (được
quy định bằng một tỷ lệ xác định trong tổng doanh thu phí).
Hàng năm, ENESA chủ trì việc ban hành các kế hoạch BH. Trên cơ sở khung
hướng dẫn này, AGROSEGURO ấn định các điều kiện cụ thể cho từng sản phẩm BH,
ấn định mức phí cho các khu vực khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro và chi phí
quản lý của từng vùng. Căn cứ vào đó, các công ty BH thành viên của Hội sẽ tiến hành
cấp đơn BH cho khách hàng. Trong tổng số phí BH thu được, ngồi phần tái bắt buộc
qua CCS, các cơng ty BH có thể tái qua các cơng ty BH khác trên thị trường.
b. Tại Mỹ
Để tiến hành BHNN, Chính phủ nước này đã thành lập Cục quản lý rủi ro (Risk
Management Agency – viết tắt là RMA) và Tổng Công ty BH mùa màng liên bang
(Federal Crop Insurance Corporation – viết tắt là FCIC).
RMA có chức năng quản lý nhà nước đối với các chương trình BHNN cũng
như các chương trình đào tạo và quản trị rủi ro có liên quan trên toàn quốc. RMA quy
định và xúc tiến các chương trình BH, đặt ra các điều khoản chuẩn của hợp đồng (bao
gồm cả tỷ lệ phí BH), đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng BH, tài trợ phí BH và chi
phí quản lý (thơng qua FCIC).
11


×