Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới vây cá cơm huyện vạn ninh tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ VĂN THIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI VÂY CÁ CƠM
HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ VĂN THIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI VÂY CÁ
CƠM HUYỆN VẠN NINH TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Khai thác thủy sản

Mã số:

60.62.03.04


Quyết định giao đề tài:

……./QĐ-ĐHNT ngày …/…/2016

Quyết định thành lập HĐ:

……./QĐ-ĐHNT ngày …/…/2016

Ngày bảo vệ:

…/…/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỨC SĨ
Chủ tịch Hội đồng:
……………….
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề
lưới vây cá cơm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho
tới thời điểm này.
Nha Trang, Ngày


tháng

Tác giả luận văn

Lê Văn Thiên

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q phịng
ban Trường Đại học Nha Trang, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản,
Chi cục thủy sản Khánh Hòa, UBND huyện Vạn Ninh,… đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tơi được hồn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đức Sĩ
đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài. Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp
đỡ này.
Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở cảng cá Đại Lãnh đã tận tình giúp đỡ tơi
trong các chuyến điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thực tế tại huyện Vạn Ninh
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Nha Trang, Ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Văn Thiên


ii

năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................3
1.1.1. Một số nghiên cứu nghề lưới vây trên thế giới .................................................3
1.1.2. Một số nghiên cứu về hiệu quả khai thác nghề lưới vây trên thế giới ..............5
1.1.3. Nghiên cứu về nguồn lợi cá cơm.......................................................................9
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..............................................................................11
1.2.1. Một số kết nghiên cứu về nghề lưới vây ở Việt Nam......................................11
1.2.2. Một số nghiên cứu về hiệu quả khai thác nghề lưới vây ở Việt Nam .............16
1.2.3. Nguồn lợi cá cơm ở Việt Nam ........................................................................19
1.3. Thực trạng nghề lưới vây cá cơm ở huyện Vạn Ninh ............................................20
1.3.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản huyện Vạn Ninh ..................................20
1.3.2. Một số đặc điểm của nghề khai thác lưới vây cá cơm ở Vạn Ninh ................22
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 24
2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 24
2.1.1. Điều tra thực trạng về tàu thuyền, trang thiết bị và ngư cụ khai thác của đội
tàu lưới vây cá cơm của huyện Vạn Ninh .................................................................24
2.1.2. Thực trạng về sản xuất nghề lưới vây cá cơm tại huyện Vạn Ninh ................24

2.1.3. Đánh giá hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây cá cơm của huyện Vạn Ninh
...................................................................................................................................24
2.1.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghề lưới vây cá
cơm tại huyện Vạn Ninh............................................................................................ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................25
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 25
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................... 25
2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới vây cá cơm ...................26
2.2.3.1. Tính sản lượng khai thác ...........................................................................27
2.2.3.2. Tính năng suất khai thác trung bình .......................................................... 27
2.2.3.3. Tính hiệu quả kinh tế: ................................................................................28

iii


2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................30
3.1. Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị của nghề lưới vây cá cơm ở huyện Vạn
Ninh ............................................................................................................................... 30
3.1.1. Thực trạng tàu thuyền......................................................................................30
3.1.2. Trang thiết bị khai thác ....................................................................................32
3.1.2.1. Máy tàu (Hình 3.2) ....................................................................................32
3.1.2.2. Máy tời (Hình 3.3) .....................................................................................33
3.1.2.3. Máy thu lưới (Hình 3.4) ............................................................................33
3.1.3. Trang thiết bị hàng hải ....................................................................................34
3.1.4. Thực trạng trang bị nguồn sáng .......................................................................36
3.1.4.1. Máy phát điện ............................................................................................ 37
3.1.4.2. Trang bị nguồn sáng ..................................................................................39
3.1.5. Thực trạng ngư cụ khai thác ............................................................................41
3.1.6. Bố trí boong thao tác tàu lưới vây ...................................................................42

3.2. Thực trạng sản xuất của nghề lưới vây cá cơm ở huyện Vạn Ninh .......................42
3.2.1. Ngư trường khai thác .......................................................................................42
3.2.2. Mùa vụ khai thác ............................................................................................. 43
3.2.3. Đặc điểm lao động nghề lưới vây cá cơm .......................................................43
3.2.4. Mức thu nhập của lao động nghề vây cá cơm .................................................45
3.2.5. Tổ chức sản xuất nghề lưới vây cá cơm .......................................................... 46
3.2.5.1. Tổ chức sản suất ........................................................................................46
3.2.5.2. Tổ chức chuyến biển ..................................................................................47
3.2.5.3. Qui trình khai thác trên biển ......................................................................48
3.3. Đánh giá hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây cá cơm của huyện Vạn Ninh ....51
3.3.1. Đánh giá vể tổ chức sản xuất...........................................................................51
3.3.1.1. Mơ hình tổ chức .........................................................................................51
3.3.1.2. Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm ..................................................................52
3.3.2. Đánh giá năng suất khai thác và năng suất lao động của đội tàu vây cá cơm .53
3.3.2.1. Năng suất khai thác của đội tàu .................................................................53
3.3.2.2. Năng suất lao động của đội tàu vây cá cơm ..............................................54
3.3.2.3. Lợi nhuận trung bình của đội tàu ............................................................... 55
3.3.2.4. Doanh lợi của đội tàu .................................................................................56
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghề lưới vây cá cơm
tại huyện Vạn Ninh ........................................................................................................58

iv


3.4.1. Giải pháp về nâng cao năng lực đội tàu ........................................................... 59
3.4.2. Giải pháp về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................. 59
3.4.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...............................................................................59
3.4.4. Giải pháp về hinh thức tổ chức sản xuất khai thác hải sản trên biển ...............60
3.4.5. Giải pháp cải tiến nâng cấp trang thiết bị khai thác, hàng hải .........................60
3.4.6. Giải pháp bảo quản và tiêu thụ sản phẩm ........................................................61

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................62
1. Kết luận......................................................................................................................62
2. Khuyến nghị ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 64
PHỤ LỤC ......................................................................................................................67

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Nội dung viết
tắt

1

Chữ viết tắt
CV

2

E

Cường lực khai thác của chuyến biển

3

L


Chiều dài vỏ tàu

4

D

Tổng số ngày hoạt động của tàu trong năm

5

C

Số lao động trên tàu

6

Mean

7

SD

Độ lệch chuẩn

8

Min

Giá trị nhỏ nhất


9

Max

Giá trị lớn nhất

10

DL

Tải trọng tàu

12

I

Thu nhập của tàu trong năm

13

R

Doanh thu

14

Lp

Chiều dài giềng phao lưới vây


15

CBTSXK

Chế biến thủy sản xuất khẩu

16

KT&BVNL

17

TP

Công suất

Giá trị trung bình

Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
Thành phố

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở huyện Vạn Ninh ......................................21
Bảng 2.1. Số mẫu điều tra cho nghề lưới vây cá cơm ở huyện Vạn Ninh ....................26
Bảng 3.1. Số lượng và công suất của đội tàu lưới vây cá cơm ở huyện Vạn Ninh .......30
Bảng 3.2. Kích thước và tải trong trung bình chia theo nhóm cơng suất ......................31
Bảng 3.3. Trang thiết bị hàng hải phục vụ khai thác chia theo nhóm cơng suất ...........34

Bảng 3.4. Trang bị nguồn sáng trên tàu lưới vây cá cơm..............................................36
Bảng 3.5. Trang bị máy phụ trên tàu lưới vây cá cơm có sử dụng nguồn sáng ............38
Bảng 3.6. Trang bị máy phát điện của tàu lưới vây cá cơm sử dụng nguồn sáng .........38
Bảng 3.7. Trang bị bóng đèn của tàu lưới vây cá cơm có sử dụng nguồn sáng ............39
Bảng 3.8. Kích thước vàng lưới vây cá cơm ở huyện Vạn Ninh ..................................41
Bảng 3.9. Trình độ học vấn, chứng chỉ chuyên môn của lao động nghề cá ..................43
Bảng 3.10. Số lượng thuyền viên trên đội tàu lưới vây cá cơm ở Vạn Ninh ................44
Bảng 3.11. Một số thông tin kinh tế hộ ngư dân ven biển ............................................45
Bảng 3.12. Tổng hợp chỉ số hoạt động khai thác theo nhóm công suất ........................47
Bảng 3.13. Năng suất khai thác của nghề lưới vây cá cơm ...........................................53
Bảng 3.14. Năng suất lao động của đội tàu lưới vây cá cơm ........................................54
Bảng 3.15. Doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của đội tàu lưới vây cá cơm .....55
Bảng 3.16. Doanh lợi của đội tàu lưới vây cá cơm .......................................................57

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở huyện Vạn Ninh .............................. 21
Hình 3.1. Số lượng và công suất của đội tàu lưới vây cá cơm ở huyện Vạn Ninh .......30
Hình 3.2. Máy chính tàu lưới vây cá cơm .....................................................................32
Hình 3.3. Máy tời của nghề lưới vây cá cơm ................................................................ 33
Hình 3.4. Máy thu lưới vây cá cơm ...............................................................................34
Hình 3.5. Trang thiết bị hàng hải ...................................................................................35
Hình 3.6. Thực trạng tàu lưới vây cá cơm trang bị nguồn sáng ....................................37
Hình 3.7. Sơ đồ bố trí đèn trên tàu của ngư dân ............................................................ 40
Hình 3.8. Bè đèn và thúng điều khiển ...........................................................................41
Hình 3.9. Minh họa bố trí boong thao tác tàu lưới vây cá cơm .....................................42
Hình 3.10. Năng suất khai thác trung bình theo nhóm cơng suất..................................53
Hình 3.11. Năng suất lao động của đội tàu lưới vây cá cơm.........................................54

Hình 3.12. Lợi nhuận trung bình của đội tàu lưới vây cá cơm ......................................56
Hình 3.13. Doanh lợi của đội tàu lưới vây cá cơm ........................................................57

viii


MỞ ĐẦU
Lưới vây cá cơm là ngư cụ hoạt động theo nguyên lý chủ động dùng để khai
thác các đàn cá cơm tập trung. Cá cơm là đối tượng có giá trị kinh tế cao, vì vậy nghề
lưới vây cá cơm là một trong những nghề khai thác có hiệu quả kinh tế cao ở Việt
Nam nói chung, và ở huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hịa nói riêng. Tuy nhiên, nghề khai
thác cá cơm bằng lưới vây là nghề đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và rủi ro cao bởi một số
yếu tố như ngư trường khai thác rộng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, năng suất khai
thác không ổn định, sản phẩm phải bảo quản tươi,... làm tăng chi phí sản xuất, chất
lượng sản phẩm khai thác giảm do vận chuyển và bảo quản khơng đúng quy trình nên
nhiều tàu khai thác không đạt hiệu quả kinh tế.
Huyện Vạn Ninh là một trong những vùng trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa về
khai thác thuỷ sản bằng nghề lưới vây cá cơm và nghề lưới kéo. Nghề khai thác hải
sản còn mang nhiều nét truyền thống, với số lượng tàu ven bờ lớn và các phương pháp
khai thác chưa thực sự phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng, hậu cần dịch vụ chưa được
đầu tư đồng bộ, do đó hiệu quả sản xuất cịn chưa tương xứng với tiềm năng. Năm
2016, tổng số tàu thuyền toàn huyện Vạn Ninh là 2.883 chiếc, trong đó tập trung chủ
yếu vào 9 xã, thị trấn (Vạn Giã 467 chiếc, Đại Lãnh 395 chiếc, Vạn Hưng 269, Vạn
Thọ 70 chiếc, Vạn Long 211 chiếc, Vạn Thạnh 517 chiếc, Vạn Thắng 466 chiếc, Vạn
Phước 64 chiếc, Vạn Lương 32 chiếc). Tuy nhiên, tổng số tàu thuyền làm nghề lưới
vây cá cơm là 134 chiếc tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn Vạn Giã, Đại Lãnh, Vạn
Thạnh và Vạn Thắng. Nghề lưới vây cá cơm huyện Vạn Ninh từ những năm trước
2011 chỉ có một số ít ngư dân mua lưới để khai thác, sau một thời gian nhu cầu xuất
khẩu cá cơm cao, giá trị kinh tế lớn, kỹ thuật đánh bắt đơn giản, chi phí thấp, máy móc
phục vụ khai thác đơn giản,... mang lại hiệu quả kinh tế nên đã có rất nhiều ngư dân

đầu tư mua lưới, mua tàu, nâng cấp tàu để làm nghề này. Đây là nghề khai thác quan
trọng đối với nghề cá của huyện Vạn Ninh nói riêng và của tỉnh Khánh Hịa nói chung,
là nghề quan trọng tạo nguồn thu nhập lớn đối với dân cư địa phương.
Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, do các tàu làm nghề lưới vây cá cơm
đều được đóng bằng gỗ có tuổi thọ lâu năm, các máy tàu được sử dụng phần lớn là
máy cũ, hoạt động khai thác thủy sản còn gặp những khó khăn do thời tiết, nguồn lợi
thủy sản giảm,… nên đã gặp những trở ngại khó khăn dẫn đến thu nhập của người lao
động không cao.

1


Đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào đánh giá hiệu quả khai thác của
đội tàu lưới vây cá cơm của huyện Vạn Ninh, nên chưa biết được hiệu quả khai thác
của đội tàu.
Từ những phân tích trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả khai thác
nghề lưới vây cá cơm huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hịa”, nhằm tìm được nhóm tàu
khai thác có hiệu quả, làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển hợp lý nghề lưới vây
cá cơm của huyện và hướng ngành khai thác thủy sản của huyện phát triển ổn định,
hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá được hiệu quả khai thác của nghề lưới vây cá cơm tại huyện Vạn Ninh
để nâng cao hiệu quả nghề, hiện đại hóa nghề và nâng cao giá trị cá cơm cạnh tranh
trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật khai thác nghề lưới vây, kỹ thuật bảo quản
cá cơm sau khai thác,... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề lưới vây cá cơm
của huyện.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu này làm sáng tỏ thực trạng khai thác, hiệu quả kinh tế của
nghề lưới vây cá cơm ở huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hịa thơng qua các chỉ số kinh tế

của đội tàu; xác định và đánh giá ảnh hưởng của một số thông số kỹ thuật, chỉ số hoạt
động ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập của đội tàu.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ công tác quản lý, quy hoạch,
điều chỉnh cơ cấu, phát triển nghề lưới vây cá cơm cho phù hợp, ổn định trong giai
đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Cấu trúc của đề tài luận văn bao gồm các nội dung:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Một số nghiên cứu nghề lưới vây trên thế giới
Nhật Bản là nước sớm sử dụng rộng rãi phương pháp đánh cá kết hợp ánh
sáng điện từ những năm 1900. Nhật Bản có khoảng 20.000 chiếc tàu đánh cá kết
hợp ánh sáng, đặc biệt là ở vùng Nagasaki, người ta đã dùng ánh sáng điện chiếu
trên và dưới mặt nước để đánh bắt cá thu, cá trích, cá sịng, mực,... Các nghề đánh cá
kết hợp ánh sáng ở Nhật Bản chiếm khoảng 25% tổng sản lượng khai thác hàng năm
(1976). Riêng nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Nhật Bản chiếm ưu thế từ thập niên
1930. Trên một đơn vị thuyền đánh cá bằng lưới vây hai tàu của Nhật Bản có 3
xuồng đèn, mỗi xuồng có cơng suất từ 40 - 50cv. Cịn một trong hai tàu chính có
cơng suất 500 - 850cv, trọng tải từ 90 - 110 tấn, có trang bị máy dị cá. Ngày nay, ở
Nhật Bản cơng suất nguồn sáng cực đại trên một xuồng đèn là 10 kW và xuồng
thăm dò cá là 7,5 kW. Mỗi xuồng đèn dùng 4 - 5 bóng 1 kW chiếu sáng trên mặt
nước và 2 bóng 2 kW chiếu sáng trong nước và độ rọi sáng có thể đạt đến 100m. [4]
Năm 1983, đề tài: “Bước đầu đánh giá hiệu quả cường độ chiếu sáng cho nghề
lưới vây ở Thái Lan” của các tác giả Shigeo Hayase, Chuichi Miyata, Tomeyoshi

Yamazaki, Srinsunan Narintharangkura, Sakul Supongun, Pirochana Saikliang đã đưa
ra một số kết luận: Việc nâng cao cơng suất nguồn sáng có thể làm tăng hiệu quả tập
trung đàn cá trên diện rộng, nhưng khơng có hiệu quả để giữ đàn cá gần nguồn sáng;
Khi dùng đèn chiếu sáng trên mặt nước, thay vì nâng cao cơng suất nguồn sáng thì
nên nâng độ cao treo đèn sẽ có lợi hơn; Một đèn chiếu sáng trong nước có lợi hơn
trong việc tăng độ sáng theo chiều thẳng đứng. Khi đặt một đèn có cơng suất 3 kW
hoặc 5 kW ở độ sâu lớn hơn 5 m ở ngư trường xa bờ sẽ bảo vệ ấu trùng của nguồn lợi
thủy sản (ấu trùng này thường gặp ở vùng gần bờ); Mối quan hệ giữa cường độ chiếu
sáng và hiệu quả hấp dẫn đàn cá được xác định thông qua việc nghiên cứu hiệu quả
đánh bắt của cơng suất điện tiêu thụ của các bóng đèn dùng để phát sáng [26].
Từ năm 1995 - 2001, ngư dân ở vùng biển phía Tây Nhật Bản đã sử dụng tàu
lưới vây có trọng tải 135 tấn kết hợp với hai tàu dị tìm cá và tàu thắp sáng có trọng
tải 60 tấn để đánh bắt cá thu (Scomber aponicus) và cá ngừ vây xanh (Thunnus
thynnus). Hình thức đánh bắt cá bằng lưới vây kết hợp ánh sáng chiếm 72,3% và vây

3


tự do (dị tìm đàn cá để đánh bắt) chiếm 27,7%. Sản lượng khai thác trung bình của
tàu lưới vây kết hợp ánh sáng là 28 tấn/mẻ và lưới vây tự do là 15 tấn/mẻ [27].
Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng của Nam Tư (cũ) đã sử dụng 3 xuồng đèn,
mỗi xuồng bố trí 6 - 9 bóng đèn 500 W/bóng với tổng cơng suất từ 9,0 - 13,5 kW để
đánh bắt cá trích.
Các nước Italia, Pháp, Na Uy… đã có nhiều thành cơng trong đánh cá kết hợp
ánh sáng điện. Trong thập niên 1980, các nước này đã sử dụng ánh sáng đèn ngầm
(bóng đèn trịn sợi đốt) có cơng suất 500 W/bóng để đánh bắt cá bằng nghề lưới vây.
Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng ánh sáng của các nước này là không giống nhau. Luật
Nghề cá Nauy quy định phạm vi công suất nguồn sáng cho mỗi tàu đánh cá trích
khơng q 15 kW.
Từ năm 1993 đến 2004, tàu M.V. SEAFDEC đã sử dụng chà nổi di động và

ánh sáng đèn ngầm trong nước để tập trung cá ngừ đại dương ở vùng biển Ấn Độ
Dương, sau đó đánh bắt bằng lưới vây cá ngừ. Bóng đèn ngầm có ánh sáng trắng với
cơng suất 2000W, được đặt gần chà ở độ sâu 10m nước và được thắp sáng nhờ máy
phát điện trên xuồng, thời gian thắp sáng khoảng 20 - 30 phút (trước khi thả lưới
vây). Sản lượng khai thác trung bình của 87 mẻ lưới vây của tàu M.V.SEAFDEC đạt
22,4 tấn/mẻ [28].
Ngoài ra, tàu nghiên cứu Nippon Maru, 1998 (Nhật Bản) đã nghiên cứu về
hiệu quả của việc sử dụng chà rạo di động trong nghề lưới vây cá ngừ; tàu nghiên
cứu MV/SEAFDEC, 1992-2002 đã nghiên cứu quan hệ giữa năng suất khai thác
nghề lưới vây cá ngừ với điều kiện môi trường tương đồng; Tàu RV/Mahidon, 19992002 (Thái Lan) đã áp dụng chà rạo di động vào nghề lưới vây khai thác cá ngừ và
các điều kiện mơi trường thích ứng với cá ngừ biển khơi [27].
Sử dụng mơ hình kinh tế lượng để tìm ra nhân tố kỹ thuật tác động đến việc
thay đổi doanh thu đội tàu khai thác hải sản. Thông qua kỹ thuật phân tích kinh tế
lượng, sự phù hợp của các mơ hình và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu sẽ được
đánh giá, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm tăng doanh thu cho đội tàu, góp phần nâng
cao thu nhập cho ngư dân. Mơ hình nghiên cứu là mơ hình mũ xác định các nhân tố
kỹ thuật tác động đến doanh thu. Xây dựng các biến cụ thể đưa vào mơ hình kinh tế
lượng dựa trên lý thuyết cơ bản về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động khai
thác của đội tàu như sau:

4


Theo Sean Pascoe nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đánh bắt
của tàu khai thác gồm có [25]:
-

Nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật của tàu: đặc điểm về vỏ tàu, đặc điểm máy
tàu; đặc điểm trang thiết bị trên tàu, tuổi tàu.


-

Nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ (các nghề tham gia, nghề chính, nghề phụ)

-

Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước (các loại thuế, các chương trình, dự án)

-

Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên (đặc điểm về trữ lượng và sinh học; đặc điểm
về ngư trường; đặc điểm về thời tiết; đặc điểm về mùa vụ)

-

Nhóm nhân tố về lao động và quản lý (đặc điểm về chủ tàu; đặc điểm về thuyền
trưởng; đặc điểm về nhân cơng)

-

Nhóm nhân tố về thị trường (thị trường đầu vào, thị trường đầu ra)
Nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập biểu diễn là hàm số

tuyến tính và được Cobb-Douglas viết lại dưới dạng logarit. Các yếu tố kỹ thuật gồm
về tàu thuyền, ngư cụ, lao động,.... .
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về nghề lưới vây của các nước trên thế
giới đã có những bước phát triển vượt bậc. Các tàu khai thác cỡ lớn đã được sử dụng
với công suất máy tàu từ 1000 – 2500 CV và hơn nữa. Kích thước vàng lưới vây
được tăng cường, chiều dài vàng lưới lên đến 1.500m; kỹ thuật khai thác được cơ
giới hóa và cải tiến ở trình độ cao, cơng nghệ dị tìm cá hiện đại đã góp phần chủ

động trong khai thác và tăng năng suất rất đáng kể. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các đội tàu
khai thác hải sản.
1.1.2. Một số nghiên cứu về hiệu quả khai thác nghề lưới vây trên thế giới
Ngành khai thác thuỷ sản là một ngành khoa học phát triển muộn hơn so với
các ngành khoa học khác, song cùng với sự phát triển của xã hội, ngành khai thác thuỷ
sản cũng ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày một phát
triển cao của ngành khai thác thuỷ sản và đảm bảo khai thác kết hợp với bảo vệ nguồn
lợi, trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nguồn lợi và vấn đề khai thác
hợp lý nguồn lợi. Nhằm định hướng cho việc phát triển bền vững nghề khai thác thuỷ
sản, dựa trên cơ sở nghiên cứu khả năng khai thác ở các vùng biển ven bờ, do những

5


yếu tố xã hội và nhu cầu của con người tạo ra loại hình khai thác hợp lý theo những
nguyên lý đánh bắt mới phù hợp với tập tính của đối tượng, môi trường và khu vực để
tạo ra các khả năng tăng hiệu quả khai thác của ngư cụ.
Những nghiên cứu về nguồn lợi và khai thác nguồn lợi đã sử dụng khái niệm
khoa học về cường độ khai thác đàn cá, nghĩa là cường độ đánh bắt. Đây là một yếu tố
trong khai thác khiến người ta quan tâm nhất. Cường độ khai thác là tỷ số giữa số
lượng cá khai thác được trên số lượng cá có trong vùng khai thác. Như vậy xác định
mức độ ảnh hưởng lên nguồn lợi cần phải biết trị số nguồn lợi. Để xác định nguồn lợi,
cần phải biết mức bổ sung và mức chết tự nhiên của chủng quần nguồn lợi. Mối quan
hệ tương hỗ giữa lý thuyết sử dụng hợp lý nguồn lợi (lý thuyết đánh bắt) với mức chết
tự nhiên của cá có ý nghĩa quan trọng, đáng tiếc là không phải luôn xác định được mối
quan hệ đó.
Cường lực khai thác được xác định dựa vào hệ số hiệu quả đánh bắt của ngư cụ,
việc này gặp rất nhiều khó khăn do:
-


Việc xác định cường lực có nhiều đơn vị khác nhau do nhiều nước đặt ra, vì vậy
khả năng so sánh về cường lực và cường độ khai thác càng khó khăn hơn. Ngồi
ra, việc xác định bằng số của cường lực khai thác chưa thống nhất về quan điểm
tính tốn.

-

Việc xác định hệ số hiệu quả đánh bắt được thể hiện bằng số theo các nghề và
vùng đánh bắt cịn gặp nhiều khó khăn với các nghề và khu vực biển khác nhau.

-

Phải điều chỉnh quá trình đánh bắt mới điều chỉnh được vấn đề đánh bắt hợp lý
trong nghề khai thác thuỷ sản.
Khi điều khiển hợp lý đánh bắt, cần biết không chỉ cường độ khai thác mà cịn

cả cách điều khiển nó. Để nhằm mục đích đó, người ta sử dụng khơng phải là cường
độ tuyệt đối mà là tương đối.
Hiện nay các quốc gia trên thể giới chưa thống nhất đặc trưng cho cường lực
nghề, tuỳ theo phương pháp đánh bắt khác nhau mà có trị số khác nhau và đơn vị đo
cũng khác nhau, nên không so sánh được giữa các ngư cụ, của các quốc gia có nghề
khai thác thuỷ sản.
Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu đề cập đến khía cạnh kinh tế của các nghề

6


khai thác. Chẳng hạn:
• Ở Thái Lan:

Một trong những nghiên cứu kinh tể đầu tiên trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản
là của tác giả Huvanandana, nghiên cứu và so sánh doanh thu chi phí của 2 đội tàu lưới
vây và lưới vây có túi của Thái Lan và Trung Quốc khai thác cá thu ở vùng biển Ấn
Độ Dương. Kết quả cho thấy lưới vây có túi là ngư cụ mang lại lợi nhuận cao hơn.
[29]
Panayotou (1980) đã xem xét những điều kiện kinh tế xã hội của ngư dân hoạt
động đánh bắt nghề cá nhỏ mâu thuẫn với ngư dân hoạt động đánh bắt nghề cá có quy
mơ lớn, đánh giá những ích lợi mà ngư dân được hưởng từ chính sách của chính phủ
và viễn cảnh của các chính sách. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của các hoạt động ngoài khai thác nhằm tăng chi phí cơ hội của cộng đồng ngư dân
tham gia nghề cá nhỏ, tạo điều kiện cải thiện thu nhập cho ngư dân và tái tạo lại nguồn
lợi. [29]
Kumpa (1981) đã phân tích cấu trúc chi phí và khả năng sinh lợi của các đội tàu
khai thác quy mô nhỏ ở thành phố Chumphon. Bà nhận thấy rằng yểu tố quyết định
sản lượng đánh bắt và doanh thu là kinh nghiệm, kích thước tàu và thời gian khai thác,
và khi người ngư dân sử dụng hiệu quả các yếu tổ đầu vào thì doanh thu lại biến đổi
theo loại ngư cụ và kích thước ngư cụ. Các loại ngư cụ tầng nổi như lưới vây, lưới rê
thường đem lại hiệu quả cao hơn so với các loại ngư cụ tầng đáy như lưới kéo. [29]
• Ở Indonesia
Domingo và Baun (1978) đã nghiên cứu doanh thu chi phí của tàu lưới kéo và
lưới vây ở ven biển phía bắc Java. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận của hai ông khác
nhau. Domingo thu thập dữ liệu trong tháng 5 năm 1978, và xem như tháng 5 là tháng
có hoạt động và sản lượng khai thác trung bình trong năm, từ đó ngoại suy doanh thu
và chi phí của năm. Trong khi đó, Baun lại chủ yếu sử dụng nguồn thơng tin thứ cấp
để làm cơ sở tính doanh thu chi phí cho hai đội tàu này. Bên cạnh đó cách tính khấu
hao, tính chi phí cơ hội khác nhau dẫn đến kết quả phân tích khác nhau. Lợi nhuận ở
cả hai đội tàu lưới vây và lưới kéo, theo Baun, thấp hơn nhiều so với kết quả của
Domingo. Nhưng cả hai ông đều kết luận rằng lợi nhuận mà nghề lưới vây mang lại

7



cao hơn so với nghề lưới kéo. [21]
• Ở Cameroon
Oumarou Njifonjou (1996) thuộc viện Nghiên cứu phát triển Nông nghiệp, đã
nghiên cứu phân tích khả năng sinh lợi của đội tàu lưới vây hoạt động ở ven biển
Cameroon từ tháng 9 năm 1994 đến tháng 12 năm 1996. Kết quả cho thấy đội tàu khai
thác lưới vây ven bờ có sức hấp dẫn lợi nhuận rất lớn: khả năng sinh lợi trên tổng vốn
đầu tư đạt 62%, lớn hơn rất nhiều so với chi phí cơ hội tính theo lãi suất ngân
hàng.[24]
• Nghiên cứu của FAO
Nghiên cứu của FAO trong ba năm 1995 đến 1997 về khả năng phát triển kinh
tế trong lĩnh vực khai thác thủy sản của một số nước tiêu biểu thuộc bốn nhóm: Châu
Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ La tinh. Kết quả liên quan đến hoạt động khai thác
bằng nghề lưới vây như sau: ở Ghana, Peru, các nước Châu Á như Cộng hòa Triều
Tiên, Đài Loan và Malaysia đều tạo ra dòng lưu chuyển tiền tệ ròng dương (net cash
flow). Các tàu lưới vây nghiên cứu đều thuộc khối tàu có quy mô vừa và lớn. [28]
Ola Flateen, Knut Heen và Kjell G, s al vanes đã thực hiện nghiên cứu trên đội
tàu lưới vây Na Uy nhằm xem xét ở mức độ nào thì tiền th tài ngun vơ hình của
một nghề cá được quản lý bằng hạn ngạch và có các yếu tố đầu vào bị giới hạn sẽ được
vốn hóa thành giá trị giấy phép hoạt động của một con tàu. Các ông đã so sánh khả
năng sinh lợi của các tàu lưới vây được cấp giấy phép hoạt động miễn phí vào năm
1973 với các tàu phải mua giấy phép hoạt động ở những những năm sau đó. Dữ liệu
doanh thu và chi phí của hai năm 1983 và 1984 cho thấy những con tàu được cấp giấy
phép miễn phí có lợi nhuận cao hơn so với nhóm con tàu phải mua giấy phép. Nguyên
nhân chính do chủ tàu đã phải trả một khoản tiền khá lớn cho việc mua giấy phép hoạt
động cho con tàu, dẫn đến chi phí vốn cao hon và kết quả là lợi nhuận thu được sẽ thấp
hơn. [22]
Trong bài viết nghiên cứu về hoạt động kinh tế và tài chính các nghề cá biển ở
15 nước trên thế giới, của các tác giả U. Tietze và cộng sự, trong tổng sổ 108 loại tàu

khai thác thì có đến 105 chiếc (chiếm 97%) loại tàu có lợi nhuận dương trước khấu
hao và lãi vay và bù đắp được mọi chi phí bỏ ra. Nếu trừ chi phí khấu hao và lãi vay,

8


thì có 92 trên 108 tàu có lãi rịng. Những tàu trước đây có kết quả lợi nhuận dương,
nhưng một thời gian sau đó có lợi nhuận âm thường rơi vào những tàu có tuổi thọ khá
lớn. [28]
Bên cạnh đó, hội thảo khu vực Đông Nam Á tháng 12 năm 2005 tại Việt Nam
cũng đã bàn đến việc ứng dụng các chỉ số trong cơng tác quản lý thích ứng nghề cá
biển ở một số nước có đặc điểm cá đa loài như Brunei, Malaixia, Indonesia, Thái
Lan,... về cơ bản, có ba nhóm chỉ số được sử dụng: Nhóm chỉ số về nguồn lợi (CPUE,
Tỷ lệ đánh bắt của cá phân và cá có giá trị kinh tế, số lồi đánh bắt được, kích cỡ trung
bình của cá đánh bắt, kích thước của nguồn lợi trưởng thành); Nhóm chỉ sổ về đội tàu
khai thác (thời gian khai thác, công suất khai thác); Nhóm chỉ số về kinh tế và xã hội
(thu nhập trên một đơn vị cường lực, chi phí, doanh thu, chỉ số giá). [6]
1.1.3. Nghiên cứu về nguồn lợi cá cơm
Cá Cơm thường có vai trị quan trọng trong tổng sản lượng khai thác hải sản
trên thế giới, ví dụ, ở Peru sản lượng cá Cơm đã từng đứng đầu thế giới vào những
năm 1960 với sản lượng đạt đỉnh cao nhất vào năm 1968, khoảng 12 triệu tấn. Tuy
nhiên, nguồn lợi cá Cơm do chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và đánh giá nguồn
lợi chỉ dựa vào sản lượng đánh bắt để đưa ra tư vấn quản lý nghề cá bằng QUOTA
(mức đánh bắt cho phép) đã làm nghề cá Cơm Peru sụp đổ vào cuối năm 1970 và kéo
dài suốt thập kỷ 80 với sản lượng thấp nhất là 0,1 triệu tấn (Leonid, 2001).
Theo thống kê của FAO (2004) và nhiều tác giả khác về tổng sản lượng đánh
bắt của họ Engraulidae, chỉ tính riêng vùng biển Hồng Hải (Trung Quốc) đã có tổng
sản lượng đánh bắt cao nhất vào năm 1999 với 500,000 tấn. Tiếp theo là Ấn Độ và
Thái Lan có sản lượng khai thác cá Cơm khá lớn trong khu vực châu Á với sản lượng
cao nhất vào khoảng năm 1990 tại Ấn Độ là 125,000 (chiếm khoảng 9% tổng sản

lượng đánh bắt) và 150,000 tấn tại Thái Lan. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt biến động
rất lớn theo thời gian xảy ra ở tất cả các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia hay
Thái Lan hay Colombia. Ví dụ, Malaysia có tổng sản lượng đánh bắt cao nhất vào
những năm 1980 với mức 100 ÷ 800 tấn/năm nhưng giai đoạn từ 1950 đến 1968 và
1982 đến nay con số này chỉ ở mức dưới 20 tấn/năm. Hoặc tổng sản lượng đánh bắt
của cá Cơm phía Bắc British Colombia đạt cao nhất vào năm 1941 (khoảng 6.000 tấn)
nhưng từ đó đến nay sản lượng đã giảm mạnh xuống tới mức dưới 1 tấn/năm

9


(Therriault và ctv., 2002).
Ngư cụ đánh bắt chính của nghề cá Cơm trên thế giới là lưới vây cá Cơm và
lưới chụp (J. McCrae, 1994). Ở các nước châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia,
Philippine, Ấn Độ, ngư cụ đánh bắt chủ yếu là vây cá Cơm, vây cá Cơm kết hợp ánh
sáng và lưới chụp kết hợp ánh sáng (Ruangrai, 1994). Việc sử dụng ánh sáng để đánh
bắt cá Cơm đã dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nguồn lợi và việc khai thác, sử dụng nguồn
lợi. Cũng theo nghiên cứu của Ruangrai (1994), tại Thái Lan, việc sử dụng lưới vây cá
Cơm kết hợp ánh sáng đã làm thiệt hại 23 ÷ 35 % giá trị mà nguồn lợi có thể mang lại
do việc đánh bắt lượng lớn cá con. Trong khi đó thiệt hại do những ngư cụ khác gây ra
chỉ khoảng 2 ÷ 9% giá trị mà nguồn lợi có thể mang lại. [18]
Họ cá Trỏng (Engraulidae) là họ cá khá đa dạng về thành phần giống, lồi và
theo khố phân loại hiện tại đang được sử dụng, họ này bao gồm cả nhóm lồi cá
Cơm. Hiện nay, trên thế giới cá Trỏng có tổng số 142 lồi, thuộc 17 giống, trong đó
giống Stolephorus có 19 lồi và giống Encrasicholina có 5 lồi (Eschmeyer, 1998 2006). Cá Cơm phân bố rộng từ biển Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương đến Thái Bình
Dương, chúng chủ yếu sống ở vùng nước nông ven bờ, khu vực cửa sông ở cả vùng
nhiệt đới và ôn đới (Fishbase, 2004). Đáng chú ý, một số lồi cá Cơm có khả năng sinh
sống cả ở trong môi trường nước ngọt.
Theo FAO (1988), giống Stolephorus có kích thước cá thể tối đa dao động từ 5
÷ 15,5cm tuỳ từng lồi, kích thước thành thục tương ứng cũng khá nhỏ, nằm trong

khoảng 2,8 ÷ 15,3cm. Theo nghiên cứu của Doddamani (2001), cá Cơm S. bataviensis
ở Vùng biển Ấn Độ sinh sản gián đoạn với mùa chính từ tháng 3 đến tháng 5. Sức sinh
sản tuyệt đối biến động từ 898 đến 2.436 trứng/cá thể. Nhìn chung, các nghiên cứu về
sinh sản của họ cá Trỏng chủ yếu tập trung vào giống Engraulis. Các kết quả nghiên
cứu về giống Engraulis cho thấy chúng có tỷ lệ đực cái thông thường 1:1 hoặc 1:2. Sức
sinh sản tương đối phụ thuộc mùa vụ, kích thước cá mẹ. Với những cá Cơm có kích
thước lớn, sức sinh sản tương đối đạt khoảng 1.800/gram cơ thể mẹ còn những con
nhỏ hơn con số này có thể chỉ bằng một nửa. Ngồi ra, sức sinh sản cịn phụ thuộc vào
bản chất của từng loài cụ thể (Ruiz K., 2001). [18]

10


1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Một số kết nghiên cứu về nghề lưới vây ở Việt Nam
Từ thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, nghề đánh bắt cá kết hợp ánh sáng được
du nhập vào nước ta từ các nước có nghề cá phát triển như Liên Xô (cũ), Trung
Quốc, Triều Tiên,..... Ngư dân đã dùng các loại nguồn sáng như đèn măng xông, đèn
sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn cao áp để tập trung cá. Đối tượng khai thác chính là
các lồi cá nổi như cá nục, cá bạc má, cá cơm, cá trích, mực,... Các nghề khai thác
hải sản có sử dụng nguồn sáng bao gồm nghề vây, ghề pha xúc, nghề chụp mực, ....
Giai đoạn từ 1945 - 1964, nghề đánh cá kết hợp ánh sáng được quan tâm và
phát triển. Mộ số hợp tác nghiên cứu với các nước phát triển nghề cá về lĩnh vực sử
dụng nguồn sáng trong khai thác thủy sản đã được tiến hành: Hợp tác nghiên cứu
giữa Việt Nam với Liên Xô (cũ) từ năm 1962 - 1963; tiến hành nghiên cứu thử
nghiệm lưới nâng hình chóp kết hợp ánh sáng điện trên tàu với công suất nguồn sáng
là 13.600 W. Kết quả triển khai được 75 mẻ lưới đạt được 430 kg cá và đối tượng
khai thác chủ yếu là các loài cá nổi nhỏ như: cá nục, cá cơm, cá trích, mực,....; Từ
năm 1963 - 1964, hợp tác giữa Việt Nam với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên, nghiên cứu thành công sử dụng nguồn sáng điện (đèn huỳnh quang) chiếu sáng

trên và dưới mặt nước cho nghề lưới vó mạn tàu kiểu Triều Tiên và nghề lưới vây.
Năng suất khai thác đạt 1 - 5 tấn. Kết quả thí nghiệm đó kết luận: cụ thể sử dụng
nguồn sáng để thu hút các loài cỏ nổi nhỏ xung quanh nguồn sáng [13].
Sự học hỏi kinh nghiệm của ngư dân góp phần cho nghề cá sử dụng ánh sáng
phát triển mạnh. Học tập kinh nghiệm của ngư dân Trung Quốc, từ năm 1962 ÷ 1965
ngư dân Quảng Ninh đã áp dụng sáng tạo lưới vây rút chì có sử dụng nguồn sáng
đèn măng xơng để khai thác cá. Sản lượng đạt 112 tấn/năm, mẻ lưới có sản lượng
cao nhất đạt 8 tấn [13].
Từ năm 1965 ÷ 1970, nghề đánh cá có sử dụng nguồn sáng tiếp tục phát triển
mạnh ở miền Bắc. Năm 1970 có khoảng 170 vàng lưới có sử dụng nguồn sáng trên
địa bàn 9 tỉnh, bao gồm lưới vây, lưới vó, mành dắt,... sử dụng đèn măng sông và
đèn điện. Năng suất khai thác của lưới vây đạt 80 tấn, mành đạt 50 tấn, vó 200
tấn/vàng [13].

11


Từ năm 1967 ÷ 1972, một số đề tài cơ giới hóa nghề vó đèn, nghề lưới vây
trên tàu VĐ 90 cv và trên tàu 250 cv; nghiên cứu cải tiến măng xông 4 mạng; nghiên
cứu sử dụng nguồn sáng trong nước tập trung cá,... Nghiên cứu của giai đoạn này,
các đề tài chỉ quan tâm đến loại ngư cụ dùng khai thác hải sản, còn phương pháp
trang bị, cách bố trí và cơng suất nguồn sáng trên tàu ít được để ý hơn. Mạng điện
chiếu sáng tập trung cá hỗn hợp cả trên mặt nước và dưới mặt nước với nguồn sáng
trang bị có cơng suất từ 5.000 ÷ 10.000 W. Đối tượng khai thác chủ yếu là các lồi
cá nổi nhỏ: cá nục, cá trích, cá cơm, bạc má,.....
Cuối năm 1970, Hội nghị tổng kết ngành Thuỷ sản về khai thác cá biển đã
nhận định “nghề đánh cá kết hợp ánh sáng là một nghề tiến bộ có năng suất và hiệu
quả kinh tế tốt, nó đã và đang trở thành một trong những nghề chủ yếu của ngành
khai thác cá biển ở nước ta”.
Giai đoạn từ 1975 đến nay: Sau khi đất nước hồn tồn giải phóng, học tập

kinh nghiệm của các tỉnh phía Bắc, ngư dân miền Nam đã ứng dụng và đưa nguồn
sáng vào khai thác thủy hải sản đạt kết quả cao. Đặc biệt các nghiên cứu khoa học
tập trung mức công suất trang bị nguồn sáng để nâng cao hiệu quả khai thác như:
Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật đánh cá bằng lưới vây ban ngày và ban đêm
kết hợp ánh sáng điện khai thác ở vùng lộng và vùng khơi trên các tàu có cơng suất
từ 16 - 45 cv [1]. Sử dụng ánh sáng đèn neon đánh cá bằng lưới vây ở Thuận Hải
(1980) đạt hiệu quả đánh bắt cao hơn khoảng 20%.
Báo cáo tổng kết “Nghề đánh cá bằng lưới vây ban ngày và ban đêm kết hợp
ánh sáng ở Hà Nam Ninh” đã nhận định: sử dụng ánh sáng để đánh cá bằng lưới vây
phải áp dụng cho ngư trường khơi xa [14].
Năm 1991, nghề câu mực và nghề lưới vó mạn tàu kết hợp ánh sáng mạnh
của Hàn Quốc được du nhập vào nước ta. Tiếp đến là du nhập nghề lưới chụp mực
của Thái Lan (1992). Hiện nay, nghề chụp mực kết hợp ánh sáng là một trong những
nghề khai thác hải sản quan trọng của các ven biển vịnh Bắc Bộ, trang bị nguồn sáng
của nghề với tổng công suất lên tới 30.000W [13]. Cũng trong năm này, hai tác giả
Nguyễn Đình Dũng và Nguyễn Văn Lục đã triển khai đề tài: “Xác định sự ảnh
hưởng của ánh sáng cưỡng bức và ánh sáng đèn cao áp thủy ngân đến sự sống của
một số loài cá, tôm”. Nhằm giải quyết những thắc mắc của dư luận nghề cá về ánh

12


sáng mạnh làm chết cá, nổ mắt cá,... Tuy nhiên, kết quả của đề tài vẫn chưa xác định
được mức cường độ ánh sáng có hại đến sự sống của một số lồi cá, tơm [10].
Năm 1984, nghiên cứu sử dụng bơm hút cá cơm của Trường Đại học Thủy
sản mặc dù hiệu quả đánh bắt không cao nhưng đã rút ra được một số nhận xét và
kết luận quan trọng. Tiếp đến năm 1997, Sở Thuỷ sản Khánh Hoà và Trường Đại
học Thuỷ sản đã nghiên cứu thử nghiệm ánh sáng đèn ngầm trong nước cho nghề
lưới vây tại Khánh Hoà và Ninh Thuận [17]. Tuy nhiên, nghiên cứu này khơng mấy
thành cơng, bởi vì các bóng đèn ngầm khơng được kín nước nên khi ngầm trong

nước đã bị nổ.
Từ năm 2000 - 2001, đề tài “Nghiên cứu khai thác mực đại dương
(Sthenoteuthis oualaniensis) và mực ống (Loligo spp.) ở vùng biển xa bờ” đã trang
bị tổng công suất nguồn sáng trên tàu chụp mực là 14.500W. Quá trình thực nghiệm
đề tài đã trang bị nguồn sáng với tổng cơng suất nguồn sáng sử dụng từ 2.000 ÷
12.000W. Kết quả đã nhận định lưới chụp mực kết hợp ánh sáng có thể mang lại
hiệu quả kinh tế khả quan [8].
Năm 2001, đề tài: “Nghiên cứu tác động của sử dụng cường độ ánh sáng
mạnh đối với một số loài cá nổi nhỏ và mực trong khai thác hải sản” của tác giả Vũ
Duyên Hải đã đưa ra một số kết luận sau: Chủng loại bóng đèn trang bị trên tàu cá
rất đa dạng, cơng suất sử các bóng đèn điện từ 20 ÷ 5.000W; Trang bị cơng suất
nguồn sáng trên các tàu cá như hiện nay không làm chết hay nổ mắt cá, mực và
không ảnh hưởng lâu dài đến thị lực mắt các lồi cá thí nghiệm; Quan hệ giữa công
suất nguồn sáng và hiệu suất khai thác không rõ ràng. Tăng cường độ chiếu sáng làm
thay đổi vị trí sắp xếp và hình thái võng mạc gây ra sự giảm thị lực của mắt cá, mực;
Ngoài ra, đề tài đã khuyến nghị loại bóng đèn có cơng suất bóng nhỏ hơn 1.000
W/bóng sẽ mang lại hiệu suất cao. Tùy theo ngư trường khai thác mà công suất
nguồn sáng trang bị cho tàu lưới vây khoảng 3.000 -10.000W là thích hợp và nếu
trang bị nguồn sáng bằng bóng đèn neon loại 40W/bóng thì nên kết hợp với một số
bóng cao áp thuỷ ngân có cơng suất 250-1.000 w/bóng. Các tàu pha xúc hạn chế ở
mức 10 kW, cấm sử dụng bóng đèn sợi đốt có cơng suất lớn hơn 2.000 W/bóng, vị
trí lắp đắt đèn pha lớn hơn 1,2 m [5].
Cũng trong năm 2001, báo cáo kỹ thuật "Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng
đến thành phần loài và năng suất khai thác nghề lưới vây ánh sáng" của các tác giả

13


Đặng Văn Thi và nnk đã tiến hành thí nghiệm cường độ ánh sáng ở các mức công
suất: 1.600W; 3.200W; 4.600W và 6.400W, đã có nhận định như sau: Năng suất

khai thác biến động rất lớn và không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. Ở mức ánh
sáng 1.600W, 3.200W, 4.600W và 6.400W thì năng suất khai thác trung bình lần
lượt đạt 499,9 kg/mẻ; 437,9 kg/mẻ; 424,3 kg/mẻ và 219,0 kg/mẻ; Năng suất khai
thác của nghề lưới vây kết hợp ánh sáng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như : nguồn
lợi tại chỗ, tình trạng dịng nước, điều kiện sóng gió,…; Cường độ ánh sáng chưa
ảnh hưởng cụ thể đến thành phần sản lượng khai thác của nghề lưới vây kết hợp ánh
sáng [19].
Theo kết quả điều tra của Dự án Đánh giá Nguồn lợi Sinh vật biển Việt Nam
(ARMLV), tính đến năm 2003 tổng số tàu lưới vây nước ta có khoảng 5.809 chiếc,
chiếm 8,63% tổng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản của cả nước. Sản lượng khai
thác hải sản của nghề lưới vây tập trung chủ yếu ở vùng biển Miền Trung và Đông
Nam Bộ. Các kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản thấy rằng: Nghề lưới
vây ánh sáng và chà rạo hiện đang phổ biến nhất, chiếm khoảng 70 - 90% tổng số
tàu lưới vây cả nước. Nghề lưới vây tự do (vây thường) phát triển mạnh ở Miền
Trung và Đông-Tây Nam Bộ, số lượng tàu lưới vây tự do không nhiều. Hiện nay, tàu
lưới vây tự do thường đánh bắt kết hợp ánh sáng (ban ngày đánh bắt tự do, ban đêm
đánh bắt kết hợp ánh sáng).
Năm 2002 - 2003, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khai thác cá ngừ bằng nghề
lưới vây khơi” đã trang bị tổng công suất nguồn sáng trên tàu từ 6,72 - 13,6 kW và
máy dò cá ngang trên các tàu lưới vây ở Tiền Giang và Cà Mau. Đề tài đã đưa ra
cách nhận biết tín hiệu đàn cá trên màn hình máy dị cá ngang khi đàn cá tập trung
gần nguồn sáng và khi cá di chuyển tự do. Ngoài ra, đề tài đề xuất nên tổ chức mơ
hình kết hợp giữa hình thức đánh bắt tự do, chà và ánh sáng nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất cho nghề lưới vây [9]. Tuy nhiên, đề tài khơng nghiên cứu về tập tính cá
gần nguồn sáng, không nghiên cứu ánh sáng màu cũng như ánh sáng đèn ngầm trong
nước.
Năm 2006, đề tài "Đánh giá nguồn lợi cá Cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển
Tây Nam Bộ, đề xuất giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý" của tác giả Đặng Văn
Thi đã triển khai nghiên cứu về cường độ ánh sáng trên tàu lưới vây cá cơm
KG8015TS với mức công suất 3.000W; 6.000W; 8.000W; 10.000W và tàu


14


KG8027TS với các mức công suất 1.500W; 3.000W; 4.000W; 5.000W. Kết quả đã
nhận định rằng: Khi thay đổi các mức cơng suất khác nhau thì năng suất cũng khó
xác định được, mà năng suất khai thác của nghề lưới vây ánh sáng phụ thuộc rất
nhiều yếu tố ngoại cảnh như: sóng, gió, trình độ thuyền trưởng,…[2].
Năm 2006, luận án tiến sỹ nông nghiệp “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng” của tác giả
Nguyễn Đức Sỹ đã có những kết luận: Tàu lưới vây xa bờ ở các vùng biển Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông - Tây Nam Bộ sử dụng nguồn sáng dùng trong
khai thác cá còn tuỳ tiện, kém hiệu quả, chưa sử dụng hết công suất máy điện, hiệu
suất sử dụng máy phát điện thấp; Các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sản lượng khai
thác cá nục sồ trên tàu lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng là tổng công suất nguồn
sáng, độ cao và góc treo đèn. Các yếu tố như: cơng suất tàu, tỷ lệ cơng suất bóng cao
áp, tỷ lệ cơng suất bóng huỳnh quang, chiều dài lưới vây, chiều cao lưới vây và thời
gian chiếu sáng rất ít ảnh hưởng tới sản lượng khai thác; Tổng công suất nguồn sáng,
độ cao treo đèn và góc treo đèn đạt sản lượng khai thác cá nục sồ cao ở vùng biển
Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông-Tây Nam Bộ [16].
Ngồi ra, luận án cịn thống kê được các chủng loại bóng đèn thường sử dụng
trong nghề lưới vây: bóng huỳnh quang, cao áp, cao áp thuỷ ngân. Giới hạn cơng
suất mỗi bóng từ 40-1.000 W/bóng. Ở các vùng biển khác nhau thì mức trang bị
cơng suất nguồn sáng trên tàu lưới vây khác nhau và mức trang bị này thay đổi từ
1.420 ÷ 24.800 W. Tuy nhiên, luận án này chưa đưa ra được mức công suất nguồn
sáng và phương pháp trang bị tối ưu cho tàu lưới vây.
Năm 2009, trong báo cáo tổng kết đề tài: “ Đánh giá hiện trạng sử dụng
nguồn sáng trên các tàu lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác hải sản xa bờ ở Đông
Nam bộ và khuyến cáo các giải pháp sử dụng nguồn sáng hợp lý”, tác giả Bùi Văn
Tùng – Viện Nghiên cứu Hải sản, có nhận định: Tàu lưới vây kết hợp ánh sáng ở

Đông Nam bộ trang bị công suất nguồn sáng giao động trong khoảng 6,50 ÷ 18,80
kW và tăng dần theo công suất máy tàu; Khi tăng cơng suất nguồn sáng thì năng suất
tăng lên nhưng năng suất không tương đồng với mức tăng công suất nguồn sáng;
Năng suất khai thác của bóng đèn huỳnh quang và bóng metan đạt giá trị cao nhất.
Ngồi ra tác giả cịn khuyến nghị nên sử dụng bóng đèn Superlighter 200 W và bóng

15


×