Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ảnh hưởng của các mức protein, lipid trong thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt của cá hồng mỹ (sciaenops ocellatus linnaeus,1766) nuôi lồng trên biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.9 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ LAN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN, LIPID TRONG THỨC ĂN
LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, HỆ SỐ FCR VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA CÁ HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766)
NUÔI LỒNG TRÊN BIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ LAN
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN, LIPID TRONG THỨC ĂN
LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, HỆ SỐ FCR VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA CÁ HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766)
NUÔI LỒNG TRÊN BIỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60 62 03 01



Quyết định giao đề tài:

684/QĐ-ĐHNT ngày 2/8/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

139/QĐ-ĐHNT ngày 28/02/2018

Ngày bảo vệ:

17/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
Chủ tịch hội đồng:
PGS.TS. PHẠM QUỐC HÙNG
Phịng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HỊA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả được
sử dụng trong Luận văn tốt nghiệp của tôi với tiêu đề: “Ảnh hưởng của các mức
protein, lipid trong thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng
thịt của cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) nuôi lồng trên biển”.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.


Nha Trang, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các q
phịng ban Trường Đại học Nha Trang, các thầy cô Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trung
tâm Nuôi trồng Thủy sản Fishsan trực thuộc Cơng ty Yến sào Khánh Hịa đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tơi hồn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.
Lại Văn Hùng. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC................................................................................................................... v
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... viii

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Hồng Mỹ ............................................................ 3
1.1.1. Vị trí phân loại ............................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm phân bố........................................................................................ 4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ........................................................... 5
1.1.5. Đặc điểm sinh sản........................................................................................ 5
1.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cá biển ...................................................... 6
1.2.1. Protein......................................................................................................... 6
1.2.2. Lipid............................................................................................................ 8
1.3. Tình hình nghiên cứu thức ăn và ni cá hồng Mỹ ............................................... 11
1.3.1. Trên thế giới.............................................................................................. 11
1.3.2. Tại Việt Nam............................................................................................. 13
1.4. Các nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn cho cá thí nghiệm.................. 14
1.4.1. Bột cá ........................................................................................................ 14
1.4.2. Bột ấu trùng Ruồi lính đen......................................................................... 15
1.4.3. Bột đậu nành (đỗ tương) ............................................................................ 15
1.4.4. Bột mỳ....................................................................................................... 17
1.4.5. Bột cám gạo: ............................................................................................. 17
1.5. Một số phương pháp xử lý nguyên liệu ................................................................ 17
1.5.1. Phương pháp nhiệt..................................................................................... 17
1.5.2. Phương pháp lên mầm ............................................................................... 17
v


1.5.3. Phương pháp lên men ................................................................................ 18

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 20
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 20
2.2. Sơ đồ nội dung nghiên cứu.................................................................................. 20
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 20
2.3.1. Cá thí nghiệm ............................................................................................ 20
2.3.2. Hệ thống lồng bè thí nghiệm...................................................................... 21
2.4. Phương pháp thực hiện nội dung nghiên cứu....................................................... 21
2.4.1. Phương pháp sản xuất thức ăn ................................................................... 21
2.4.2. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các mức protein (38, 42, 46%) với lipid (8, 10,
12%) trong thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt của cá
hồng Mỹ.............................................................................................................. 24
2.4.3. Thí nghiệm 2: Đánh giá sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng
thịt của cá hồng Mỹ khi nuôi bằng thức ăn nghiên cứu (lựa chọn từ thí nghiệm 1)
so với các loại thức ăn khác đang sử dụng phổ biến hiện nay. ............................. 26
2.4.4. Quản lý chăm sóc thí nghiệm..................................................................... 26
2.4.5. Thu mẫu tăng trưởng ................................................................................. 27
2.4.6. Xác định chất lượng thịt cá........................................................................ 27
2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.................................................................. 30
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................... 30
2.5.2. Phương pháp tính tốn số liệu.................................................................... 30
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 32
3.1. Ảnh hưởng của các mức protein (38, 42, 46%) với lipid (8, 10, 12%) trong thức ăn
lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt của cá hồng Mỹ.................... 32
3.1.1. Ảnh hưởng của các mức protein (38, 42, 46%) với lipid (8, 10, 12%) trong
thức ăn lên sinh trưởng, hệ số FCR của cá hồng Mỹ:........................................... 32
3.1.2. Ảnh hưởng của các mức protein (38, 42, 46%) với lipid (8, 10, 12%) trong
thức ăn lên tỷ lệ sống của cá hồng Mỹ:................................................................ 34
3.1.3. Ảnh hưởng của các mức protein (38, 42, 46%) với lipid (8, 10, 12%) trong
thức ăn lên chất lượng thịt của cá hồng Mỹ ......................................................... 35


vi


3.2. Đánh giá sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt của cá hồng Mỹ khi
nuôi bằng thức ăn nghiên cứu (lựa chọn từ thí nghiệm 1) so với các loại thức ăn khác
đang sử dụng phổ biến hiện nay.................................................................................. 38
3.2.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR của
cá hồng Mỹ: ........................................................................................................ 39
3.2.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên chất lượng thịt của cá hồng Mỹ:......... 40
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 43
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DHA:

(C22:6n-3)

Axít docosahexaenoic

EPA:

(C20:5n-3)

Axít eicosapentaenoic


FAO:

Food and Agriculture Organization of the United nations
(Tổ chức Nông lương liên hiệp quốc)

FCR:

Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển hóa thức ăn)

IFFO RS:

The Marine Ingredients Ogangnisation (Tổ chức nguyên liệu từ biển)

SRG%:

Specific Growth Rate (Tốc độ tăng trưởng đặc trưng)

We:

End weight (Khối lượng cá kết thúc thí nghiệm)

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bố trí các nghiệm thức thí nghiệm 1 tại bè nuôi ............................................24
Bảng 2.2: Thành phần nguyên liệu và thành phần sinh hóa của thức ăn .....................25
thí nghiệm 1 (gam/100g thức ăn khô).........................................................................25
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR%/ngày), hệ số FCR của cá hồng Mỹ khi

cho ăn các tổ hợp thức ăn có tỷ lệ protein /lipid khác nhau.........................................32
Bảng 3.2: Ảnh hưởng các mức protein (38, 42, 46%) với lipid (8, 10, 12%) lên tỷ lệ
sống của cá hồng Mỹ .................................................................................................34
Bảng 3.3: Thành phần sinh hóa của cơ thịt cá khi kết thúc thí nghiệm sử dụng thức ăn
có tỷ lệ protein/lipid khác nhau (tính theo khối lượng tươi)........................................35
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR%/ngày), hệ số FCR, tỷ lệ sống của cá
hồng Mỹ khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau. ........................................................39
Bảng 3.5: Thành phần sinh hóa của cơ thịt cá khi kết thúc thí nghiệm 2.....................40
(tính theo khối lượng tươi).........................................................................................40

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng bên ngồi cá hồng Mỹ .................................................................3
Hình 1.2: Bản đồ phân bố của cá hồng Mỹ trên thế giới...............................................4
Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu.........................................................................20
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất thức ăn cơng nghiệp cho thủy sản .......21
Hình 3.1: Khối lượng cá hồng Mỹ ở các NTTA tại thời điểm kết thúc thí nghiệm .....33
Hình 3.2: Tăng trưởng đặc trưng (SGR%/ngày) về khối lượng của cá hồng Mỹ khi cho
ăn các tổ hợp thức ăn có tỷ lệ protein/lipid khác nhau ................................................33
Hình 3.3: Hệ số sử dụng thức ăn của cá hồng Mỹ khi cho ăn các tổ hợp thức ăn có tỷ lệ
protein/lipid khác nhau ..............................................................................................34
Hình 3.4: Đồ thị ảnh hưởng của các mức protein (38, 42, 46%) với lipid (8, 10, 12%)
lên tỷ lệ sống của cá hồng Mỹ....................................................................................35
Hình 3.5: Hàm lượng lipid (%) trong cơ thịt cá hồng Mỹ khi cho ăn các tổ hợp thức ăn
có tỷ lệ protein/lipid khác nhau ..................................................................................37

x



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của các mức protein, lipid trong thức ăn
lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt của cá hồng Mỹ (Sciaenops
ocellatus Linnaeus, 1766) nuôi lồng trên biển từ đó làm cơ sở khoa học để sản xuất
thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi cá hồng Mỹ, góp phần nâng cao năng suất, tỷ lệ
sống của đối tượng nuôi này. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách điều chỉnh các
mức protein, lipid trong thức ăn bố trí với 09 nghiệm thức khác nhau tương ứng với 03
mức protein trong thức ăn (38%, 42%, 46%) và mức lipid lần lượt (8, 10, 12%). Thí
nghiệm được tiến hành trong thời gian 07 tuần, mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần.
Kết quả cho thấy: thức ăn tổng hợp cho cá ở các tỷ lệ protein (38%, 42%, 46%) và
lipid lần lượt (8, 10, 12%) có ảnh hưởng đến khối lượng cá kết thúc thí nghiệm We
(g), tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SRG%/ngày), hệ số FCR của cá hồng Mỹ với sự sai
khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết thúc thí nghiệm 1, cá ở nghiệm thức thức ăn có mức protein 38% và lipid 8%
cho khối lượng cá kết thúc thí nghiệm 505±4,05(gam) và tốc độ tăng trưởng đặc
trưng về khối lượng 0,73±0,02(%/ngày) thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại. Cá
ở nghiệm thức thức ăn có mức protein 42% và lipid 10% cho khối lượng cá kết thúc
thí nghiệm 690±24,37(gam) và tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng

1,38±0,07(%/ngày) cao nhất so với các nghiệm thức cịn lại và khơng có sự sai khác
thống kê với kết quả ở nghiệm thức có mức protein 46%, lipid 10%.
Kết thúc thí nghiệm 1, mức protein 42%, lipid 10% cho kết quả hệ số FCR của cá
thấp nhất 2,38±0,06; mức protein 38%, lipid 10% cho kết quả hệ số FCR của cá cao
nhất (3,63±0,04) và không có sự sai khác kết quả hệ số FCR của cá giữa các mức:
P42:L8; P42:L10; P42:L12; P46:L8; P46:L10; P46:L12.
Kết thúc thí nghiệm 1, tỷ lệ sống (%) của cá ở tất cả các nghiệm thức đạt yêu cầu;
chất lượng thịt của cá hồng Mỹ giai đoạn thử nghiệm tương đối ổn định khi thử
nghiệm thức ăn có các mức protein (38, 42, 46%) tương ứng với mức lipid (8, 10,
12%).

Mặt khác, mức protein 42% với lipid 10% cũng là lựa chọn của quy trình ni
thương phẩm cá hồng Mỹ và cá chim Vây vàng tại bè NTTS Fishsan tại Đầm Bấy –

xi


Nha Trang. Nên chúng tôi lựa chọn công thức thức ăn 42% protein và 10% lipid cho
nghiên cứu tiếp theo.
Thí nghiệm 2 nhằm đánh giá sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt
của cá hồng Mỹ khi nuôi bằng thức ăn nghiên cứu (lựa chọn từ thí nghiệm 1) so với
các loại thức ăn khác đang sử dụng phổ biến hiện nay. Thí nghiệm được tiến hành
trong thời gian 07 tuần, mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần. Kết quả cho thấy: tại
thức ăn thị trường 2 kết quả We(g) và SRG%/ngày thấp nhất (899 g và 0,71%/ngày),
thức ăn nghiên cứu 42% protein và 10% lipid cho kết quả We(g) và SGR cao nhất
(922 g và 0,86%/ngày) và khơng có sự sai khác giữa thức ăn nghiên cứu với thức ăn
thị trường 1 (TT1). Thức ăn thị trường 2 cho kết quả hệ số FCR thấp nhất là 2,61, cao
nhất là thức ăn nghiên cứu 42% protein và 10% lipid (2,57) và khơng có sự sai khác hệ
số FCR giữa thức ăn nghiên cứu P42:L10 với thức ăn thị trường 1. Sau thí nghiệm tỷ
lệ sống của cá ở tất cả các nghiệm thức đạt yêu cầu; chất lượng thịt của cá hồng Mỹ
giai đoạn thử nghiệm tương đối ổn định.
Mặt khác, tại bè nuôi thủy sản Fishsan thức ăn công nghiệp mua trên thị trường
dành cho nuôi cá hồng Mỹ giai đoạn thương phẩm đang sử dụng là thức ăn dạng chìm,
có hàm lượng protein 38-46%, lipid từ 8-12% tùy theo kích cỡ của cá. Khi ni bằng
thức ăn thí nghiệm (lựa chọn từ thí nghiệm 1 có mức P42:L10) so với 02 loại thức ăn
khác đang sử dụng phổ biến hiện nay có mức protein 42% và lipid 10% (nhãn của nhà
sản xuất), sau đợt thí nghiệm khối lượng cá kết thúc thí nghiệm We (g), tốc độ tăng
trưởng đặc trưng (SRG%/ngày), hệ số FCR , tỷ lệ sống, chất lượng thịt của cá hồng
Mỹ khơng có sự sai khác (p>0,05).
Kết luận, có thể sử dụng cơng thức thức ăn có hàm lượng protein 42% và lipid
10% tự sản xuất, có sử dụng bột ấu trùng ruồi Lính đen làm thức ăn cho cá hồng Mỹ

giai đoạn nuôi thương phẩm, thay thế cho thức ăn cơng nghiệp mua trên thị trường.
Cần có nghiên cứu sâu hơn nữa về khả năng thay thế bột ấu trùng ruồi Lính đen để
thay thế bột cá trong các công thức thức ăn cho các đối tượng thủy sản.
Từ khóa: Cá hồng Mỹ, Sciaenops ocellatus, cơng thức thức ăn, protein, lipid,
chế độ cho ăn.

xii


MỞ ĐẦU
Cá hồng Mỹ Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766 hay còn gọi là cá đù đỏ có tên
tiếng Anh - Red drum thuộc họ cá lù đù Sciaenidae, Bộ cá vược Perciformes, là loài
cá rộng muối, rộng nhiệt, phân bố ở vịnh Mêxicô và vùng duyên hải Tây - Nam nước
Mỹ. Cá hồng Mỹ sống thành đàn, phạm vi phân bố rộng, khi trưởng thành thường di
cư đến vùng cửa sông và vùng biển nơng để sinh sản. Cá có thể sống trong nước ngọt,
nước lợ, nước mặn nhưng thích hợp nhất vẫn là nước lợ và nước mặn. Với kích thước
cá thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon nên có giá trị kinh tế cao [13].
Sản lượng cá hồng Mỹ nuôi trên thế giới không ngừng tăng trong những năm gần đây.
Theo báo cáo của FAO, trong năm 2004 đạt 40.649 tấn, giá trị trên 55,791 triệu USD,
đến năm 2014 đạt 72.819 tấn, giá trị gần 100 triệu USD, các nước nuôi nhiều cá hồng
Mỹ như Trung Quốc, Israel, Mauritius, Mayotte và Mỹ chiếm hơn 94 % tổng sản
lượng ni lồi cá này [27, 28].
Mặc dù cá hồng Mỹ không phân bố tự nhiên tại Việt Nam, nhưng do giá trị
kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, sử dụng tốt thức ăn tổng hợp và nuôi được ở các thủy
vực nước mặn, lợ, phù hợp với nhiều người ni. Với nhiều ưu điểm trên, nên năm
1999, lồi cá này đã được di nhập về nuôi. Đến năm 2003, Trạm nghiên cứu Thủy sản
nước lợ – Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã sản xuất giống thành công và từ
năm 2014 – 2016, Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Khánh Hịa phối hợp với Viện
Ni trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang đã sản xuất giống nhân tạo thành
cơng tại Khánh Hịa, đáp ứng được phần nào nhu cầu con giống phục vụ nuôi tại địa

phương và một số vùng lân cận [9]. Hiện nay, chúng ta đã làm chủ về công nghệ sản
xuất giống, ương nuôi thương phẩm cá hồng Mỹ [13].
Trong sản xuất giống cá biển, nuôi thương phẩm vấn đề dinh dưỡng có vai trị
rất quan trọng, liên quan đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của cá. Việc xác định
thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển có ý nghĩa rất
lớn trong việc nâng cao tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá. Chính vì vậy, việc xác định
nhu cầu dinh dưỡng của cá hồng Mỹ làm cơ sơ để sản xuất thức ăn cơng nghiệp có ý
nghĩa thực tiễn cao. Hiện nay, các hộ nuôi cá hồng Mỹ tại Việt Nam chủ yếu sử dụng
cá tạp làm nguồn thức ăn chính. Trong khi đó, nguồn thức ăn cá tạp lại không ổn định,
giá cả biến động và ngày càng khan hiếm, đắt đỏ. Khi sử dụng nguồn cá tạp còn gây
1


hiện tượng cạnh tranh với những mục đích sử dụng khác như chăn nuôi gia súc, làm
thức ăn cho người...gây rất nhiều khó khăn cho các hộ ni, chất lượng thịt cá lại
không đảm bảo về mặt dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường nuôi, bệnh tật và làm gia tăng
giá thành sản phẩm [4].
Vì những lý do trên, đề tài: Ảnh hưởng của các mức protein, lipid trong thức ăn lên
sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt của cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus
Linnaeus, 1766) nuôi lồng trên biển” là rất cần thiết. Đề tài nhằm góp phần vào việc
nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá hồng Mỹ trong giai đoạn nuôi thương phẩm, làm
cơ sở cho việc ứng dụng vào sản xuất thức ăn công nghiệp cho đối tượng này.
Mục tiêu của đề tài: Xác định ảnh hưởng của các mức protein, lipid trong thức
ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt của cá hồng Mỹ
(Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) nuôi lồng trên biển .
Nội dung nghiên cứu:
1. Ảnh hưởng của các mức protein, lipid trong thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ
sống, hệ số FCR và thành phần sinh hóa trong cơ thịt của cá hồng Mỹ.
2. Đánh giá sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và thành phần sinh hóa trong cơ
thịt của cá hồng Mỹ khi nuôi bằng thức ăn nghiên cứu so với các loại thức ăn khác

đang sử dụng phổ biến hiện nay.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Kết quả của đề tài đã cung cấp
những thông tin khoa học về ảnh hưởng của các mức protein, lipid trong thức ăn lên
sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và chất lượng thịt của cá hồng Mỹ (Sciaenops
ocellatus Linnaeus, 1766) ni lồng trên biển từ đó làm cơ sở khoa học để sản xuất
thức ăn công nghiệp phục vụ cho ni cá hồng Mỹ, góp phần nâng cao năng suất, tỷ lệ
sống của đối tượng nuôi này.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Hồng Mỹ
1.1.1. Vị trí phân loại
Cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus, Linnaeus 1766) có hệ thống phân loại như sau[23]:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Sciaenidae
Giống: Sciaenops
Loài: Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766.

Hình 1.1: Hình dạng bên ngồi cá hồng Mỹ
Nguồn: www.fishbase.org.
Tên tiếng Việt: cá hồng Mỹ, cá đù đỏ,...
Tên tiếng Anh: Red drum
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cơ thể Cá hồng Mỹ có hình thon dài thân hơi trịn lưng có gồ cao lên, vẩy lược
lớn vừa và nhỏ. Vùng da nằm trên khoảng cách giữa mắt và đầu khơng có vẩy, bộ phận
đầu (trừ mõm, xương trước mắt và xương dưới mắt ra) có vẩy. Vây lẻ khơng có vẩy

hoặc vẩy bẹ thấp, đường bên hoàn toàn, đi ra sau theo vành ngồi của bộ phận lưng. Mắt
trung bình, miệng rộng ở phía trước hơi thấp và hơi lệch phía dưới, mơi mỏng có thể co
duỗi được, chúng có từ 4-6 răng nanh nhọn sắc, một số ít là răng cắt ở phía trước hàm và
ở đằng trước của mỗi hàm, tiếp đó là nhiều hàng răng chóp hoặc răng trịn phía sau thì
nở rộng thành răng cấm sau này sẽ to dần lên như răng hàm và trải ra thành từ hai đến
bốn hàng mà hàng ngoài là răng rất chắc khoẻ. Vây lưng liên tục, khơng có khía lõm, bộ
3


phận gai và tia vây cũng rất nở nang, gai vây lưng to khoẻ, chúng có khoảng 10-13 tia
gai cứng, từ 9-17 tia vây mềm, vây hậu mơn có 3 tia gai [13].
1.1.3. Đặc điểm phân bố

Hình 1.2: Bản đồ phân bố của cá hồng Mỹ trên thế giới
Nguồn: www.aquamaps.org.
Cá hồng Mỹ thuộc họ cá đù (Sciaenidae) là loài cá có đặc điểm rộng muối, rộng
nhiệt phân bố ở vịnh Mêxicô và vùng duyên hải Tây Nam nước Mỹ. Trong những năm
gần đây đối tượng này đã được di nhập vào các nước trong khu vực như: Đài Loan,
Trung Quốc, Việt Nam...và nhanh chóng trở thành đối tượng ni có giá trị kinh tế khá
quan trọng trong khu vực. Họ cá này cũng được tìm thấy ở các vùng nước đại dương
ôn đới và nhiệt đới. Chúng sống đáy vùng ven bờ, vùng đá ngầm ven bờ, nơi có dịng
nước ấm. Cũng có thể thấy chúng sống ở các vùng đáy cát, đá cứng, vùng hỗn hợp bùn
cát hoặc vùng đá san hơ chết. Phân bố ngang thì chúng sống từ đáy ven bờ cho đến các
rạn ná hoặc bãi san hô chết ở độ sâu tới 50-60m nước. Cũng có lồi, ban đầu ở các
vùng cửa sơng, phát triển lớn hơn chuyển ra các vùng nước sâu hơn, có khi tới độ sâu
150m nước [10,17].
Cá hồng Mỹ sống thành đàn, phân bố phạm vi rộng, khi trưởng thành thường đi
đến những vùng cửa sông và vùng biển cạn để sinh sản. Nhiệt độ thích hợp là từ 1030oC, thích hợp nhất là từ 18-25oC.

4



1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
a. Đặc điểm dinh dưỡng
Các loài trong họ cá đù đều là cá dữ, ăn đáy, dinh dưỡng bằng ăn các loại động vật
thân mềm (Mollusca), giáp xác (Crustacea), giun nhiều tơ (Polychaeter), kể cả cá
nhỏ....Cá hồng Mỹ cũng như hầu hết các loài cá biển khác, trong giai đoạn ấu trùng
thức ăn đầu tiên của chúng đều là động vật phù du như: luân trùng (Brachionus
plicatilis), chân chèo biển (Copepoda). Khi ấu trùng đạt chiều dài cơ thể lớn hơn 4 mm
thức ăn ưa thích là luân trùng và tiếp tục đến sau 30 ngày kể từ khi nở. Khi ấu trùng
đạt chiều dài 12mm thường ăn Copepod như: Tigriopus, Arcatia, Oithoina,
Paracalanus... [10]. Giai đoạn nuôi thương phẩm cá hồng Mỹ cũng sử dụng tốt các loại
thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein từ 40 – 45 % hoặc cá tạp [9, 13, 27].
b. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ tăng trưởng của cá hồng Mỹ phụ thuộc rất lớn vào khu vực nuôi. Tại các
trang trại ở Florida và vịnh Mexico cá hồng Mỹ có thể đạt 1-2 kg trong thời gian 14 22 tháng, nhưng nếu như nuôi trong khu vực nhiệt đới thì tốc độ tăng trưởng của nó sẽ
tăng lên rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng của cá cịn phụ thuộc vào mật độ ni, thời gian
ni, loại thức ăn, cỡ cá thả ban đầu.
Cá hồng Mỹ sinh trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn nhất bắt gặp ngoài tự
nhiên là 155 cm, nặng 45 kg. Cá sinh trưởng chậm ở giai đoạn đầu và tăng nhanh sau
khi đạt cỡ 50 g trở lên. Ấu trùng cá hồng Mỹ sau 3 ngày tuổi chiều dài thân (Standard
length – SL) đạt 2,5 mm, sau 10 ngày tuổi SL đạt 4,2 mm, sau 14 ngày tuổi SL đạt 5,1
mm, và sau 21 ngày tuổi đạt SL đạt 10 mm [21]. Cỡ cá 6 – 8 g nuôi bằng thức ăn tổng
hợp có hàm lượng protein 40% và lipid 10% sau 1 năm nuôi thâm canh trong ao đạt
khối lượng từ 1,0 – 1,3 kg, năng suất 9 – 24 tấn/ha, tỷ lệ sống 88,7 – 94,9%, hệ số thức
ăn (FCR) 2,15 – 2,60. Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, cá sinh trưởng
chậm hơn, sau 1 năm đạt 0,9 – 1,2 kg [9, 36]. Ở các tỉnh ven biển phía bắc nước ta, cá
ni sau 1 năm có thể đạt từ 1,0-1,8kg/con [20].
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá hồng Mỹ có thể sinh sống ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cá hồng

Mỹ thường thành thục ở tuổi 3+ - 4+. Tuy nhiên cũng đã có nghiên cứu cho thấy chúng
có thể thành thục sớm hơn. Gần đến giai đoạn thành thục, chúng thường không ăn
hàng ngày mà chỉ ăn 3 lần/tuần. Mỗi cá cái có thể thành thục hơn một lần/năm, một số
5


báo cáo còn cho biết một số trang trại sản xuất cá giống ở bang Texas đã bắt gặp một
con cá cái có thể đẻ 7 lần trong 26 ngày. Sức sinh sản của loài cá này cũng rất lớn, một
cá cái 11 - 14kg có thể đẻ 0,5 triệu trứng/lần và đạt 1-3 triệu trứng/năm. Cá hồng Mỹ
thường đẻ vào mùa thu và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố mơi trường như: nhiệt độ
nước, tốc độ dịng chảy và thuỷ triều... [10,18].
Dựa trên các nghiên cứu về tập tính sinh sản của cá trong bể, nhiều tác giả cho biết cá
đực và cá cái thành thục sẽ tách đàn và ngừng ăn một tuần trước khi đẻ. Khi cá cái
thành thục sinh dục nó sẽ gia tăng các hoạt động sinh dục với cá đực. Cá đực và cá cái
chín muồi sinh dục bơi lội thành cặp, thường xuyên ở tầng mặt khi sắp đẻ trứng. cá đẻ
nhiều đợt trong ngày. Thời gian đẻ trứng vào lúc chiều tối (19 - 23 giờ). Cá hồng Mỹ
là loài đẻ trứng nổi, trứng sau khi đẻ sẽ nổi trong mơi trường nước nhờ giọt dầu, đường
kính trứng sau khi trương nước 0,9 – 1,0 mm [21].
1.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cá biển

Động vật thủy sản nói chung cần phải sử dụng nguồn thức ăn để duy trì các
hoạt động sống và chức năng sinh lý bình thường của cơ thể [11]. Nghiên cứu về dinh
dưỡng cá được quan tâm nhiều từ giữa thế kỷ XX khi mà hình thức ni thâm canh và
bán thâm canh bắt đầu được áp dụng trên nhiều loài cá. Khi đó, nguồn thức ăn cần
phải chủ động cung cấp thay vì chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên [12].
1.2.1. Protein
Vai trị của protein
Protein là phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thủy sản (chiếm 60 80%). Protein có vai trị quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc cơ thể: tạo mô mới,
thay thế các tế bào chết, tạo nên các sản phẩm có hoạt tính sinh học cao, vận chuyển
hồng cầu, kháng thể, năng lượng [2]. Thiếu hụt protein là nguyên nhân gây ra dị hình ở

cá: dị tật xương, cong vẹo xương sống, mất nắp mang và dị tật hàm dưới [29]. Tuy
nhiên, sự dư thừa protein cũng làm giảm sinh trưởng của cá liên quan đến sự bão hịa
các axít amin trong ruột [29].
Hàm lượng protein
Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng từ 25 đến 60% tùy thuộc vào
nhiều yếu tố. Đối với nhóm cá ăn động vật, hàm lượng protein trong khẩu phần ăn
khoảng 40 - 60%. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do một số nhân tố khác nhau như:
6


kích cỡ, độ tuổi, trạng thái sinh lý của cá, các yếu tố sinh thái, mật độ ương, khẩu phần
thức ăn hàng ngày của cá, chất lượng protein trong thức ăn cũng như nguồn gốc
protein (tỉ lệ protein và năng lượng, thành phần axít amin và khả năng tiêu hóa protein)
[6].
Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein hoặc hàm lượng
protein quá thấp, cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của cơ thể
để duy trì các chức năng sống tối thiểu để tồn tại. Trái lại, nếu thức ăn được cung cấp
q nhiều protein thì protein dư khơng được cơ thể hấp thụ để tổng hợp protein mới
mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngồi. Hơn nữa, cơ thể cịn
phải tốn năng lượng cho q trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ
thể giảm [2].
Nhu cầu protein của cá giai đoạn giống cao hơn so với cá ở giai đoạn trưởng
thành, đối với các lồi cá khác nhau thì nhu cầu protein trong thức ăn cũng khác nhau.
Thơng thường những lồi cá dữ có nhu cầu protein cao hơn những lồi cá hiền. Cá
hanh đỏ (Chrysophrys major) và cá bơn sao (Pleuronectes platessa) 50 - 55%, cá mú
chuột (Cromileptes altivelis) và cá vược mõm rộng (Micropterus salmoides) 40 - 45%,
trong khi, cá nheo (Lactalurus punctatus) chỉ từ 32 - 36 %[32].
Nhu cầu protein ở cá có sự thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển với xu hướng
chung là giai đoạn còn non và thành thục sinh dục nhu cầu cao hơn liên quan đến việc
xây dựng cấu trúc các cơ quan trong cơ thể cũng như tạo các sản phẩm sinh dục giảm

[2]. Hàm lượng protein trong thức ăn của cá chim Florida thương phẩm thường ở mức
40% trong khi giai đoạn giống thường tối thiểu 45%. Nghiên cứu về ảnh hưởng của
hàm lượng protein và lipid trên cá chim Vây vàng (T. ovatus) giai đoạn giống, Wang
và CTV nhận thấy, tốc độ sinh trưởng của cá tỷ lệ thuận với sự gia tăng của hàm lượng
protein trong thức ăn (33, 37, 41, 45 và 49%) ở cùng một hàm lượng lipid (6,5 hoặc
12,5%) nhưng lại thấp hơn ở hàm lượng lipid cao hơn. Hàm lượng protein trong thức
ăn từ 45 và 49% cho tốc độ sinh trưởng cao hơn và hệ số FCR thấp hơn so với hàm
lượng protein 33%; 37% và 41%. Hiệu quả sử dụng thức ăn cũng cao hơn khi gia tăng
hàm lượng protein từ 33 đến 41%.
Khả năng tiêu hóa protein:
Khả năng tiêu hóa protein ở ấu trùng hạn chế hơn nhiều so với cá trưởng thành
do sự kém hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của các cơ quan chuyên hóa. Do đó,
7


hàm lượng axít amin trong thức ăn của cá giai đoạn ấu trùng cao hơn so với các giai
đoạn sau. Khả năng tiêu hóa protein chỉ được hồn thiện sau đó vài tuần tùy thuộc vào
từng lồi cá [31].
Các thành phần dinh dưỡng khác trong thức ăn cũng có ảnh hưởng nhất định
đến khả năng tiêu hóa protein ở cá. Thức ăn chứa nhiều protein, ít cellulose làm tăng
hoạt tính của trypsine và pepsine ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa protein, trong khi đó,
thức ăn chứa nhiều tinh bột làm giảm hoạt tính của một số enzyme tiêu hóa protein [2].
Nghiên cứu khả năng tiêu hóa protein từ các nguồn khác nhau ở cá hồng Bạc (Lutjanus
argentimaculatus) và cá mú (Epinephelus lanceolatus) cho thấy, hiệu quả tiêu hóa
protein có nguồn gốc từ các lồi sinh vật biển (cá, tơm, mực) cao hơn so với nguồn
động thực vật trên cạn (bột xương, bột thịt, bột đậu nành [26]
Nhu cầu axít amin:
Axít amin là thành phần cơ bản cấu tạo nên protein và là thành phần quan trọng
khi nghiên cứu nhu cầu protein ở cá. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cá chỉ
được đảm bảo trong trường hợp cung cấp đầy đủ các thành phần axít amin, đặc biệt là

các axít amin khơng thay thế. Axít amin là nguồn năng lượng chính ở giai đoạn ấu
trùng của hầu hết các lồi cá xương biển. Axít amin bao gồm 2 nhóm: axít amin thiết
yếu (khơng thay thế) và axít amin khơng thiết yếu (có thể thay thế). Trong đó, nhu cầu
về axít amin thiết yếu là rất quan trọng vì cơ thể cá không thể tự tổng hợp được mà
phải lấy trực tiếp từ thức ăn [2].
Động vật thủy sản nói chung cần 10 loại axít amin thiết yếu bao gồm: arginine,
histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, theronine, trytophane
và valine [12]. Đối với các loại axít amin khác nhau thì nhu cầu của cá cũng khác
nhau. Nhu cầu methionin và lysin cho cá giò (Rachycentron canadum) giai đoạn giống
là 1,19% và 2,38%. Thức ăn có bổ sung 5% taurine cho tốc độ sinh trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn cao hơn trong ương cá giò giống. Thiếu hụt các axít amin thiết yếu
trong khẩu phần ăn làm giảm tốc độ sinh trưởng, chuyển giai đoạn, giảm hiệu quả sử
dụng thức ăn, giảm sức đề kháng, gây dị hình xương sống, đục thủy tinh thể ở nhiều
loài cá [19].
1.2.2. Lipid
Vai trị của lipid:
Lipid có vai trị rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật nói chung và cá nói riêng.
8


Lipid là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho động vật thủy sản. Lipid có khả năng
chia sẻ vai trị năng lượng và chuyển hóa với các thành phần protein và carbohydrate
đã được chứng minh trên nhiều loài cá. Do đó, khi bổ sung lượng lipid thích hợp sẽ
giảm nhu cầu protein ở cá. Triglyceride là thành phần chủ yếu của lipid cung cấp năng
lượng cho hoạt động sống của động vật thủy sản tồn tại dưới dạng glycogen và mỡ dự
trữ trong gan, cơ và mô mỡ [2].
Lipid cịn đóng vai trị quan trọng trong q trình cấu tạo và hoạt hóa các
enzyme, đặc biệt là thành phần phospholipid. Phosphatidyl choline có khả năng hoạt
hóa enzyme glucose 6 phosphatase và adenogentriphosphatase. Ngồi ra, lipid là thành
phần chính của nhiều hormone steroid. Lipid tham gia vào quá trình cấu trúc màng tế

bào, đặc biệt là lipid phân cực hay phospholipids. Cấu trúc màng tế bào 2 lớp, đầu ưa
nước và kỵ nước, cùng với những phân tử protein xuyên màng, đóng vai trị quan
trọng trong việc vận chuyển các chất qua màng tế bào [2].
Ngồi ra, lipid cịn hỗ trợ hấp thu các lipid khác và vận chuyển vitamin.
Phospholipids giữ vai trò quan trọng trong sự vận chuyển và hấp thụ lipid và tham gia
vào các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trung gian trong cơ thể sinh vật.
Phospholipid đóng vai trị như chất nhũ tương hóa giúp các acid béo, muối mật và các
chất hòa tan trong chất béo được hấp thu một cách dễ dàng. Lipid cịn là dung mơi hịa
tan các vitamin tan trong dầu như: A, D, E, K và hydrocarbon. Do đó, trong khi hấp
thu và vận chuyển trong cơ thể, lipid cũng mang theo các chất hòa tan trong lipid [6].
Nhu cầu lipid:
Nhu cầu lipid của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng
lượng, acid béo cần thiết, phospholipid và cholesterol, đặc điểm sống và dự trữ lipid
của lồi, cá có nhu cầu năng lượng thấp hơn động vật trên cạn và có thể sử dụng lipid
để làm năng lượng. Kết quả nghiên cứu về nhu cầu lipid trong thức ăn cho cá, hàm
lượng lipid thay đổi tùy theo lồi. Đối với các lồi cá có khả năng sử dụng tinh bột tốt
nhu cầu lipid trong thức ăn thấp, cá ăn động vật nhu cầu lipid cao [2]. Ngoài ra, nhu
cầu này phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng và chất lượng, nguồn cung cấp lipid cũng
như các thành phần khác trong thức ăn, đặc biệt là protein. Tỷ lệ protein/lipid thích
hợp ở nhiều lồi cá dao động từ 6/1 - 7/1 [2]. Nhìn chung, 10 - 20% lipid trong khẩu
phần của cá cho tốc độ sinh trưởng tối ưu mà không tạo ra một cơ thể quá béo [12].
Hàm lượng lipid quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và quá trình
9


thành thục sinh dục của cá. Hàm lượng lipid 22 và 27% cho sinh trưởng và tỷ lệ sống
cao hơn so với hàm lượng 15% ở cá tráp, (Sparus aurata), tuy nhiên, ở hàm lượng
lipid 27%, gan cá bị nhiễm mỡ.
Các nghiên cứu về nhu cầu lipid trên cá chim Vây vàng, các loài cá biển khác
được thực hiện khá đầy đủ, đặc biệt là cá giò. Nhiều nghiên cứu trên loài cá này cho

thấy, hàm lượng lipid 10 hay 15% cho tốc độ sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống cao
hơn so với mức lipid 5, 20 hay 25%. Tuy nhiên, Chou và CTV lại không thấy được sự
khác biệt về tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn khi cho cá giò ăn với các
mức lipid 6, 9, 15 và 18%. Nguồn lipid khác nhau cũng ảnh hưởng đáng kể đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá giị, trong đó, nguồn lipid từ dầu colza cho tốc độ sinh
trưởng thấp hơn so với nguồn lipid từ mỡ lợn, dầu bắp, dầu đậu nành và dàu gan cá.
Hơn nữa, cá được cho ăn lipid từ nguồn dầu cá hay dầu đậu nành cho hiệu quả sử dụng
thức ăn, đặc biệt là protein cao hơn so với các nguồn lipid còn lại. Hàm lượng lipid bổ
sung trong thức ăn có tương quan với các thành phần dinh dưỡng khác, đặc biệt là
carbohydrate và protein. Theo Craig tỷ lệ thích hợp lipid và cacbonhydrate trong khẩu
phần thức ăn của cá giò là 3 và 36%. Trong đó, tỷ lệ 8% lipid và 0% cacbonhydrate
làm giảm tốc độ sinh trưởng cũng như hệ số chuyển đổi thức ăn của cá giò giống.
Tương tự, Ducan và CTV cũng nhận thấy rằng, tỷ lệ protein và lipid tối ưu cho sinh
trưởng của cá giò giống là 47 và 8%.
Khả năng tiêu hóa lipid:
So với các thành phần khác trong thức ăn như protein và carbohydrate, thành
phần lipid trong thức ăn có khả năng tiêu hóa được 85 - 90% [2]. Khả năng tiêu hóa
lipid của cá được thể hiện ngay từ khi bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, đặc biệt là nguồn
thức ăn sống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, các enzyme sẵn có trong thức ăn sống (tảo,
luân trùng, Copepda, Artemia) chính là nhân tố giúp cho cá có khả năng tiêu hóa được
nguồn lipid ngay từ khi bắt ăn thức ăn ngoài. Các nghiên cứu trên cá tráp vàng cho
thấy, hệ tiêu hóa của lồi cá này ở giai đoạn 45 ngày tuổi hoàn thiện hơn so với 21
ngày tuổi với sự hiện diện của tuyến chức năng trong dạ dày. Khi cho cá ăn luân trùng
làm giàu EPA hoặc DHA, hoạt tính của enzyme lipase tăng mạnh hơn so với ln
trùng khơng làm giàu. Ngồi ra, khả năng tiêu hóa lipid của cá cịn phụ thuộc vào
thành phần, hàm lượng các axít béo có trong thức ăn [23].

10



Nhu cầu axít béo:
Các loại axít béo, đặc biệt là axít thiết yếu đóng vai trị rất quan trọng đối với sự
sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của động vật thủy sản nói chung và các lồi cá nói
riêng. Tuy nhiên, hầu hết các lồi cá biển khơng có khả năng tổng hợp các axít béo
thiết yếu mà chúng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn cung cấp từ bên
ngoài. Đây là vấn đề cần được chú ý trong quá trình cung cấp thức ăn cho cá bố mẹ và
ấu trùng trong sản xuất giống nhân tạo cá biển [34,35]. Nhu cầu các axít béo thiết yếu
tùy thuộc vào nhóm cá, nếu như nhóm cá nước ngọt có nhu cầu cao hơn về các axít
béo họ n - 6 thì các lồi cá biển lại có nhu cầu cao hơn về các axít béo khơng no họ n 3, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng. Các axít béo khơng no giữ vai trị quan trọng trong
việc cung cấp năng lượng tạo nên cấu trúc và chức năng của màng tế bào, vai trị trong
q trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh…[35].
Thiếu hụt axít béo khơng no là nguyên nhân gây ra các biểu hiện rối loạn: thối
loét vẩy, vây, tăng tỷ lệ chết, tăng các biểu hiện viêm, giảm khả năng sinh sản, tăng tỷ
lệ dị hình xương và nắp mang (cá chép, cá hồi và cá tráp), giảm sinh trưởng, ham ăn
và tiêu thụ thức ăn [2]. Đối với cá bố mẹ, sự thiếu hụt axít béo khơng no ảnh hưởng
cấu đến sự thành thục, đẻ trứng, sức sinh sản, chất lượng sản phẩm sinh dục, tỷ lệ thụ
tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của ấu trùng ở nhiều nhóm cá ni (cá bơn, cá tráp, cá mú)
[34]. Thiếu hụt axít béo khơng no ở ấu trùng gây ra các biểu hiện hình thành bóng hơi
khơng bình thường ở cá tráp, hình thành sắc tố khơng bình thường ở cá bơn, khơng tụ
tập thành đàn, không bắt mồi được trong điều kiện ánh sáng thấp ở cá trích và cá đi
vàng...
Bổ sung đầy đủ axít béo khơng no (DHA) trong khẩu phần thức ăn của ấu trùng
giúp nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng ở cá bơn, cá mú đỏ [26]. Đồng thời,
nâng cao khả năng chịu sốc về nhiệt độ, độ mặn, ôxy thấp, sốc cơ học... tăng cường
khả năng miễn dịch ở ấu trùng cá hanh đỏ, cá bơn, cá chẽm, cá mú và cá kèn sọc.
Ngoài ra, các loại axít béo khơng no có trong thức ăn sống cịn góp phần quan trọng
trong việc cung cấp enzyme, hình thành và hồn thiện ống tiêu hóa ở cá chẽm.
1.3. Tình hình nghiên cứu thức ăn và ni cá hồng Mỹ
1.3.1. Trên thế giới
- Nghiên cứu thức ăn:

McGoogan and Gatlin, 1998 thí nghiệm xác định ảnh hưởng của các mức
11


protein khác nhau (35%, 40% và 45%) và các mức năng lượng dao động 35,2 - 46,4 kJ
ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và thành phần sinh hóa của cá hồng Mỹ
giống (7,7 g/cá) . Sau 08 tuần nuôi cá ở nghiệm thức 45% protein cho tốc độ sinh
trưởng nhanh nhất và ở nghiệm thức 35% tốc độ sinh trưởng thấp nhất, tỷ lệ sống từ
97% - 100%.
Williams và Robinson, 1988, thí nghiệm ảnh hưởng của các mức lipid khác
nhau (7%, 11% và 18%), hàm lượng protein trong thức ăn được cố định là 40% đến
tốc độ sinh trưởng cá hồng Mỹ giai đoạn giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mức
lipid 18% tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với mức lipd 7% và 11%. Tương tự, nghiên
cứu của Lovell, 1989 cũng cho rằng tốc độ sinh trưởng của cá giảm khi cho cá ăn thức
ăn có hàm lượng lipid cao. Ngồi ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn lên
tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống và thành phần sinh hóa của cá hồng Mỹ thì hàm lượng
protein trong thức ăn cịn tác động đến q trình đào thải của cá. Sự gia tăng hàm
lượng protein trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng quá trình sản xuất amonia và ure.
McGoogan và cộng sự (1998) thí nghiệm ảnh hưởng của các các mức protein
và năng lượng khác nhau lên tốc độ sinh trưởng, thành phần sinh hóa thịt cá và mức độ
đào thải ammonia của cá hồng mỹ giai đoạn giống. Thí nghiệm đầu tiên cá hồng mỹ có
khối lượng ban đầu là 35g được cho ăn thức ăn có hàm lượng protein là 45% và năng
lượng là 15,1 - 18,4 kJ. Sau 06 tuần thí nghiệm kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt
giữa các mức năng lượng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên lượng mỡ
trong bụng tăng lên khi tăng mức năng lượng trong khẩu phần ăn của cá trên 15,1
kJ/ngày nhưng khơng có sự khác biệt trong thành phần sinh hóa thịt cá. Thí nghiệm
thứ 02 khối lượng ban đầu của cá là 3,5 g cá được cho ăn khẩu phần có protein và mức
năng lượng tiêu hóa lần lượt là: 33/13, 40/15,5 và 50/18 tại mức 6%, 5% và 4% khối
lượng thân (BW/ngày) tương ứng Sau 08 tuần thí nghiệm kết quả cho thấy khơng có
sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng khi cho cá ăn thức ăn có chứa 40%; 50% DP, thấp

nhất là cho cá ăn thức ăn chứa 33% DP, sự đào thải ammonia cũng khơng có sự khác
biệt giữa các nghiệm thức. Từ 02 thí nghiệm trên kết luận rằng ở mức năng lượng cao
trong thức ăn không cải thiện được tốc độ sinh trưởng, tăng hàm lượng protein kết hợp
với tăng mức độ năng lượng trong thức ăn sẽ giúp cá có tốc độ sinh trưởng nhanh và
tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của cá hồng Mỹ. Trong thí nghiệm của Haley (1991)
khi tăng mức lipid trong thức ăn từ 5 - 12% trên cá Oreochromis niloticus khơng có sự
12


khác biệt về tốc độ sinh trưởng. Khi tăng mức lipid trong thức ăn thì sẽ làm tăng lượng
mỡ bụng ở nhiều loài cá như cá tuyết, và cá hồi Đại Tây Dương .
- Nuôi thương phẩm
Cuối những năm 1980 đầu 1990, cá hồng Mỹ được phát triển nuôi trong các ao
nước lợ tại Mỹ, cỡ cá thả ban đầu 1 g, cho ăn bằng thức ăn tổng hợp, sau 11 tháng nuôi
cá đạt cỡ thương phẩm trên dưới 1 kg, tuy nhiên hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong q
trình ni là ngun nhân chính làm tỷ lệ hao hụt của cá cao. Nghiên cứu của Tucker
Jr và cộng sự [37] cho thấy, cá dưới 1 g, cho ăn thức ăn dạng viên có hàm lượng
protein từ 35 – 51%, cho ăn từ 3,7 – 6,5% khối lượng thân, cá sinh trưởng nhanh khi
cho ăn thức ăn có hàm lượng protein cao, hệ số FCR từ 1,05 – 1,60, với cá kích thước
lớn từ 1 – 34 g, cho ăn thức ăn có protein từ 35 – 45%, tỷ lệ sống từ 98 – 100%, hệ số
FCR từ 1,2 – 2,7. Trong khi đó, cá có khối lượng 60 g nuôi bằng thức ăn tổng hợp, sau
thời gian nuôi 11 tháng cá đạt 1.570 g, hệ số FCR từ 1,11 – 1,53, tỷ lệ sống trên 95%.
Sandifer & cộng sự [36] thử nghiệm nuôi thâm canh cá hồng Mỹ trong ao nước lợ cho
thấy, cá có khối lượng 6 – 8 g/con, ni trong ao đất có quạt nước, mật độ thả 1 – 3
con/m2, cho ăn bằng thức ăn tổng hợp 40% protein, sau 1 năm nuôi cá đạt cỡ thương
phẩm từ 1.000 – 1.300 kg, tỷ lệ sống từ 88,7 – 94,9%, năng suất 8.997 – 24.082 kg/ha,
hệ số FCR từ 2,15 – 2,60.
Nuôi lồng cá hồng Mỹ lại được áp dụng phổ biển ở các nước châu Á. Tại Trung Quốc
cá giống cỡ 0,2 g/con được thả nuôi trong các lồng nhỏ với mật độ 1.000 con/m3, khi
cá đạt cỡ 80 – 100 g chuyển sang nuôi trong lồng lớn, mật đô nuôi khoảng 40 con/m3,

thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein từ 40 – 42% được sử dụng cho cá ăn, sau 10 –
11 tháng ni cá đạt cỡ 800 – 1.000 g thì thu hoạch, tỷ lệ sống trên 75%, hệ số FCR từ
1,81 – 2,52 [27].
1.3.2. Tại Việt Nam
Mặc dù cá hồng Mỹ không phân bố tự nhiên tại Việt Nam, nhưng do giá trị
kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, sử dụng tốt thức ăn tổng hợp và nuôi được ở các thủy
vực nước mặn, lợ, phù hợp với nhiều người nuôi. Với giá bán cá thương phẩm trên thị
trường 100.000 – 120.000 đồng/kg và thị hiếu người tiêu dùng hiện nay hướng tới sản
phẩm sạch, ni trong mơi trường ít ơ nhiễm, cá hồng Mỹ sẽ là mặt hàng thủy sản
được lựa chọn hàng đầu. Với nhiều ưu điểm trên, nên năm 1999, loài cá này đã được
Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng di nhập từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc về nuôi.
13


×