Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng Duyên hải Nam trung bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH HẬU

XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐO LƢỜNG HIỆU SUẤT KPI CHO
KÊNH TRUYỀN HÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH HẬU

XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐO LƢỜNG HIỆU SUẤT KPI CHO
KÊNH TRUYỀN HÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số

: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Chí Trung


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn với tên gọi "Xây dựng bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI cho
kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam" là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tác giả. Những nhận xét và kết luận đƣợc rút ra trong đó hồn tồn độc
lập, chƣa từng đƣợc cơng bố ở bất kì một tài liệu nào trƣớc đây.

3


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Bùi Chí
Trung, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn q Thầy, Cơ trong Khoa Báo chí và
Truyền thơng, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức thời gian qua. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp
thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu luận văn mà
cịn là hành trang quý báu để tôi bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Tôi cũng thầm biết ơn sự ủng hộ của gia đình, bạn bè – những ngƣời thân
yêu luôn bên cạnh và là chỗ dựa vững chắc cho tơi.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q Thầy, Cơ và gia đình dồi dào sức khỏe và
thành cơng trong sự nghiệp cao quý.
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2014
Học viên thực hiện

Nguyễn Đình Hậu



DANH MỤC VIẾT TẮT

BTS

Công ty Dịch vụ truyền thanh – Truyền hình Hà Nội

HTV

Đài truyền hình Thành phố Hồ chí Minh

HTVC

Đài truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh

IPTV

Dịch vụ Truyền hình trả tiền

KRI

Chỉ số kết quả cốt yếu (KRI – Key Result Indicator)

KPI

Chỉ số đo lƣờng hiệu suất (Key Performance Indicator)

MBO

Phƣơng pháp quản trị theo mục tiêu


MBP

Phƣơng pháp quản trị theo quy trình

NXB

Nhà xuất bản

PI

Chỉ số hiệu suất (PI – Performance Indiator)

SCTV

Cơng ty truyền hình cáp Sài gịn Tourist

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VCTV

Truyền hình cáp Việt Nam

VTC

Đài truyền hình kỹ thuật số VTC

VTV


Đài truyền hình Việt Nam

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

.


CÁC SƠ ĐỒ MINH HỌA TRONG LUẬN VĂN
TÊN SƠ ĐỒ

TT

TRANG

1

Hình 1.1: Ba loại chỉ số đo lƣờng hiệu suất

08

2

Hình 1.2: Khung hoạt động báo cáo đề xuất

21

3


Hình 1.3: Con đƣờng từ sứ mệnh và tầm nhìn đến các phép đo
lƣờng hiệu suất

28

4

Hình 1.4 Sơ đồ kế hoạch lịch trình 12 bƣớc xây dựng bộ chỉ số
KPI cho một kênh truyền hình nói chung.

29

5

Hình 1.5: Sơ đồ các cấp độ liên quan của những phép đo lƣờng

34

hiệu suất trong tổ chức
6

Hình 2.1: Bảng đánh giá của tác giả về bộ chỉ số KPI của kênh

64

truyền hình Astralia Network
7

Hình 2.2:Logic phƣơng thức quản trị theo quá trình


79

8

Hình 2.3: So sánh các phƣơng pháp quản trị hiện nay

71

9

Hình 3.1: Quy trình xây dựng bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI
cho kênh truyền hình Việt Nam

103

10

Hình 3.2Mẫu thu thập số liệu đánh giá KPI chất lƣợng nội dung

106

(những chỉ số cần tập trung 3 tháng đầu tiên giai đoạn 3)
11

Hình 3.3: Mẫu thu thập các chỉ số KPI về tài chính (những chỉ số

108

cần tập trung 3 tháng đầu tiên giai đoạn 3)

12

Hình 3.4: Mẫu thu thập các chỉ số KPI về nhân sự (các chỉ số tập

109

trung chính 3 tháng đầu tiên giai đoạn 3)
13

Hình 3.5: Mẫu thu thập các chỉ số về nhân sự (Các chỉ số cần tập
trung trong 03 tháng tiếp theo giai đoạn 3)

110


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 2

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 4

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5

4.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 6

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................................... 7

7.

Kết cấu luận văn ............................................................................................................. 7

CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ ĐO LƢỜNG HIỆU
SUẤT ..................................................................................................................................... 8
1.1. Lý thuyết về chỉ số KPI cho doanh nghiệp và KPI cho hoạt động truyền hình ............. 8
1.2. Đặc điểm của bộ chỉ số KPI truyền hình ...................................................................... 16
1.3. Lợi ích trong việc sử dụng bộ chỉ số KPI truyền hình ................................................. 21
1.4. Những nền tảng cần thiết để xây dựng bộ chỉ số KPI cho truyền hình ........................ 28
1.5. Các bƣớc quy trình xây dựng bộ chỉ số KPI cho truyền hình nói chung: .................... 32
CHƢƠNG II: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM NHÌN TỪ TIÊU CHÍ
KIỂM SỐT VÀ ĐÁNH GIÁ KPI .................................................................................. 42
2.1. Khái quát về hiện trạng quản lý các kênh truyền hình Việt Nam hiện nay .................. 42
2.2. Phân tích bộ chỉ số áp dụng tại các kênh truyền hình quốc tế Astralia network .......... 60
2.3. So sánh với bộ chỉ số đo lƣờng KPI với một số chỉ số quản lý đang áp dụng hiện tại
Việt Nam .............................................................................................................................. 71
CHƢƠNG III: XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐO LƢỜNG HIỆU SUẤT CHO KÊNH
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM............................................................................................ 78

3.1. Những giả thiết cơ bản về bộ chỉ số nội bộ kênh truyền hình phù hợp điều kiện Việt
Nam ...................................................................................................................................... 78
3.2. Đề xuất về đối tƣợng áp dụng bộ chỉ số KPI trong điều kiện Việt Nam...................... 93
3.3. Thí nghiệm áp dụng bộ KPI cho một trƣờng hợp điển hình tại Việt Nam................. 101
3.4. Dự báo khó khăn thách thức và kiến nghị giải pháp ...................... tạo thực
hiện cơng việc của mình, quản lý đƣợc kỳ vọng của cấp trên cũng nhƣ kết quả của
mình.
Ba là, KPI giúp cho nhà quản lý có cơ sở để đánh giá, phân tích và ra quyết
định liên quan tới kết quả và hiệu quả công việc. Với một hệ chỉ tiêu lƣợng hóa và
khách quan, việc đánh giá trở nên minh bạch và khách quan hơn, có nhiều hơn
những số liệu giúp cho nhà quản lý ra quyết định tốt hơn. Bản thân nhân viên cũng
rõ hơn tiến độ thực hiện và chất lƣợng công việc của mình qua hệ thống theo dõi
thực hiện hàng kỳ, thấy rõ đƣợc tính khách quan và cơng bằng trong đánh giá.
Tuy nhiên, nhƣ tơi đã nói ở trên, việc ứng dụng nó vào kênh truyền hình
cũng nhƣ doanh nghiệp khơng đơn giản chút nào bởi địi hỏi nhiều cơng sức và thời
gian để thử nghiệm từng bƣớc.
Thêm vào đó, trong q trình thực hiện, muốn thành cơng cần tạo đƣợc sự
liên kết cao nhất (từ ban lãnh đạo đến các bộ phận nhân viên) để từ đó xây dựng
một nguồn lực phù hợp.
9


2. Bà Nguyễn Thị Nam Phƣơng - Tƣ vấn Trƣởng của Cơng ty Tƣ vấn
quản lý OCD: Truyền hình là một lĩnh vực đặc thù, nhƣng bản thân các kênh
truyền hình cũng có thể tìm hiểu và áp dụng bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất này vào
việc đánh giá. Nhƣng nên điều chỉnh nó sao cho phù hợp. Cũng nhƣ việc khi áp
dụng KPI vào doanh nghiệp Việt, chúng ta có tham khảo của nƣớc ngồi, nhƣng
phải điều chỉnh làm sao để nó hợp lý khi vào doanh nghiệp Việt Nam.
Việc áp dụng KPI vào truyền hình nói riêng cũng sẽ đem lại những kết quả
tốt trong các lĩnh vực quả trị và đánh giá công việc. Các chỉ số của KPI sẽ cho

những ngƣời quản lý có những cái nhìn chiều sâu hơn trong hoạt động của doanh
nghiệp mình. Những góc nhìn có chỉ số quản lý khoa học chứng minh rõ ràng.
Tuy nhiên, việc áp dụng KPI cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay áp dụng
KPI cho doanh nghiệp cịn rất là mới mẻ, vậy thì áp dụng vào truyền hình, một lĩnh
vực đặc thù nhƣ vậy thì sẽ là cực mới. Bản thân kênh nào áp dụng, anh phải là
ngƣời đi tiên phong, từ tìm hiểu, tự mày mò, học hỏi kinh nghiệp quốc tế, áp dụng
linh hoạt vào Việt Nam. Hơn nữa báo chí lại là loại hình đặc thù, do đó áp dụng KPI
sẽ phải vƣợt qua khá nhiều thách thức.

PHỤ LỤC 3
PHỎNG VẤN NHỮNG NGƢỜI ĐANG GIỮ VAI TRÕ QUẢN LÝ KÊNH
TRUYỀN HÌNH
CÂU HỎI PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO KÊNH TRUYỀN HÌNH
Kính gửi: Ơng/bà .......................................................................
Tên tơi là: Nguyễn Đình Hậu
Hiện là học viên cao học khóa QH-2011-X, Khoa Báo chí và Truyền thơng,
Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Hiện tôi đang thực hiện luận văn: “Xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất
cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam”. Để có thêm những thơng tin khoa
10


học phục vụ nghiên cứu của mình, tơi xin đƣợc phỏng vấn Ông/Bà một số câu hỏi
về các vấn đề liên quan đến đề tài của mình.
Tơi xin cam kết những thông tin trao đổi này chỉ phục vụ đề tài nghiên cứu
khoa học này.
Xin trân thành cảm ơn!
------------------------------------------------------------------

Họ tên Ông/Bà: ..............................................................................................

Chức danh: .....................................................................................................
Đơn vị công tác: .............................................................................................
Câu hỏi
Câu 1: Một vài khó khăn trong cơng tác quản trị hiện nay của kênh truyền hình mà
Ơng/Bà đang quản lý? (Về các mặt lãnh đạo quản lý, về nhân sự, tài chính, hiệu quả
đầu tƣ)
Câu 2: Ơng/Bà đang quản lý kênh truyền hình của mình theo hệ thống (hoặc
phƣơng thức quản lý) nào? Quan điểm của Ông/Bà về việc áp dụng chỉ số đo lƣờng
hiệu suất KPI vào viện quản trị kênh truyền hình của mình?

TĨM LƢỢC PHẦN TRẢ LỜI
Câu 1: Một vài khó khăn trong cơng tác quản trị hiện nay của kênh truyền
hình mà Ơng/Bà đang quản lý? (Về các mặt lãnh đạo quản lý, về nhân sự, tài chính,
hiệu quả đầu tƣ)
Trả lời:
1. Ơng Trƣơng Duy Hịa- Trƣởng Phịng Chƣơng trình, Trung tâm
Truyền hình Việt Nam tai Đà Nẵng: Thứ nhất, phải nhìn nhận, sự nở rộ của các
kênh truyền hình trên lãnh thổ Việt Nam những năm gần đây là một xu thế tất yếu
trong quá trình mở cửa và hội nhập, dù muốn hay không, công tác quản lý Nhà
nƣớc và công tác quản trị của các đài ( kênh ) truyền hình cũng phải vận động theo

11


với một nguyên tắc là chấp nhận xu thế khách quan và phải luôn nâng cao chất
lƣợng để tồn tại và phát triển.
Thứ hai, trƣớc áp lực cạnh tranh, các đài truyền hình lớn nhƣ VTV , HTV (
Đài truyền hình thành phố HCM ) cũng phải trở nên năng động hơn mà điều này
cũng thực sự là khó khăn khi vừa phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ,
vừa hồn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nƣớc qua việc cố gắng thu hút càng

nhiều quảng cáo càng tốt (Việc sản xuất và thu bản quyền các sản phẩm truyền hình
cũng là một lĩnh vực rất quan trọng, nhƣng rõ ràng, cho đến nay, đây vẫn chỉ là thế
mạnh của các đài lớn nhƣ VTV, HTV hay các kênh truyền hình nƣớc ngồi ). Do
vậy, thỉnh thoảng mới có nhắc nhở của ngành tuyên giáo về cái gọi là "xu hƣớng
thƣơng mại hoá" của các kênh truyền hình Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, do đặc thù về mặt thể chế qua các qui định của chính phủ Việt
Nam, các kênh truyền hình xã hội hố hiện nay chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giải
trí nhƣ phim truyện, ca nhạc, thể thao, sân khấu.... Mà hiện tại, do những chi phí lớn
trong khâu tổ chức sản xuất lẫn bản quyền, đây là một thử thách đối với các kênh
này, đặc biệt là các kênh mới ra đời vốn chƣa có kinh nghiệm lẫn thƣơng hiệu. Do
vậy, để tồn tại là cả một vấn đề. Điều này cũng tƣơng tự với các đài địa phƣơng,
thực tế, ngoại trừ các đài của các thành phố lớn nhƣ TP HCM, Hà Nội, cá biệt nhƣ
Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dƣơng, cịn hầu hết các đài cịn lại đều hoạt động rất
khó khăn, khơng thể tự chủ về kinh phí, sự quan tâm của khán giả thấp. Trong một
tƣơng lai không xa, chắc chắn sẽ có một sự điều chỉnh cả về mặt qui hoạch chiến
lƣợc của chính phủ lẫn sự đào thải khách quan để chỉ có những đài và kênh truyền
hình có đủ thực lực mới tồn tại.
Về mảng chính luận, sự xuất hiện của các kênh nƣớc ngoài nhƣ BBC, CNN,
ABC, NHK, TV 5...., thậm chí là các kênh giải trí khám phá có phụ đề tiếng Việt
nhƣ NatGeo hay Decovery trên các hệ thống truyền hình cáp, trong thực tế trƣớc
mắt chƣa phải là mối lo ngại cho các đài trong nƣớc, bởi trình độ dân trí và khả
năng ngoại ngữ của khán giả Việt Nam chƣa cao để có thể tiếp cận . Do vậy, chiếm
ví trí độc tơn trong nƣớc vẫn là Đài Truyền hình Việt Nam cùng các trung tâm
truyền hình khu vực trực thuộc. Các đài khác nhƣ VTC, truyền hình VOV hay
12


truyền hình TTXVN vẫn chƣa thể là đối thủ thực sự của VTV trong mảng này. Có
lo ngại chăng là mảng phim truyện của các đài trƣớc sự tung hoành ở khu vực đô
thị của các kênh phim truyện nƣớc ngồi nổi tiếng thế giới có phụ đề tiếng Việt nhƣ

HBO Star Movie hay Cinemax vv...
Trong cái nhìn biện chứng thì sự xuất hiện của các chƣơng trình truyền hình
nƣớc ngồi trên sóng truyền hình Việt Nam là một thực tế phải chấp nhận, khơng có
gì phải gọi là đáng báo động. Trong tồn cầu hố và hội nhập, ta phải chấp nhận
luật lệ của những cuộc chơi mang tính quốc tế. Nói một cách vĩ mơ , đây là một q
trình tiếp biến, tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại trong việc xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Cái gì ta chƣa có và chƣa thể làm tốt
hơn bên ngồi thì phải học hỏi, mà theo luật quốc tế, cáí gọi là học hỏi này phải trả
bằng tiền ( bản quyền ) , phải tôn trọng format của nhà sản xuất, không đƣợc tuỳ
tiện thay đổi, chế biến nếu khơng muốn bị kiện ra tồ.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố hiện nay, một ngun
tắc đúng đắn phải đƣợc qn triệt đó là khơng thể để văn hoá dân tộc bị chèn ép,
mai một, các chƣơng trình truyền hình nƣớc ngồi phải đƣợc khống chế ở một tỉ lệ
nhất định trong tổng thời lƣợng phát sóng của một kênh truyền hình của Việt Nam.
Điều đó là khơng đơn giản, thứ nhất, Nhà nƣớc phải có các qui định chế tài, còn các
đài và các kênh cũng phải chấp nhận " hy sinh " về mặt doanh thu và phải cố gắng
làm mới hơn, hấp dẫn hơn các sản phẩm truyền hình trong sứ mệnh phát huy và tơn
vinh các giá trị văn hố truyền thống tốt đẹp của dân tộc...
2. Bà Vũ Kim Khánh - Phó Trƣởng VPĐD HTV tại Hà Nội: Những năm
gần đây, ngành truyền hình đã có nhiều bƣớc tiến mới so với trƣớc. Với sự phát
triển của khoa học công nghệ và xu hƣớng xã hội hóa truyền hình, hàng trăm kênh
truyền hình hiện nay đang “trăm hoa đua nở” với nhiều chƣơng trình sinh động, hấp
dẫn, nhiều format và cách làm mới lạ. Tuy nhiên, khán giả ngày nay có vơ vàn sự
lựa chọn kênh thơng tin. Ngành truyền hình cũng đứng trƣớc áp lực cạnh tranh công
chúng với báo chí điện tử, truyền thơng mạng xã hội và nhiều kênh thông tin khác...
Đây là thách thức đối với những ngƣời làm nội dung, cả đội ngũ phóng viên, biên
tập viên cũng nhƣ ngƣời quản lý. Làm sao để đảm bảo đƣợc nội dung kịp thời,
13



chính xác, đáp ứng nhu cầu cơng chúng, đúng định hƣớng mà vẫn phải phải sinh
động, hấp dẫn, thu hút ngƣời xem theo tôi là thách thức lớn. Những vụ việc xảy ra
gần đây nhƣ các MC nói “hớ” trên chƣơng trình trực tiếp, các hình ảnh ăn mặc phản
cảm, dàn dựng phóng sự sai sự thật, một số bộ phim có nội dung chƣa phù hợp
thuần phong mỹ tục, một số chi tiết khơng “thuần Việt” trong chƣơng trình mua bản
quyền nƣớc ngồi..v.v.. theo tơi nghĩ là những bài học sâu sắc trong công tác quản
lý nội dung. Để hạn chế những sai sót trong nội dung, tơi nghĩ điều quan trọng trƣớc
hết là bản thân ngƣời phóng viên, biên tập viên cũng nhƣ ngƣời quản lý phải không
ngừng trau dồi kiến thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, chứng tỏ bản lĩnh, trách
nhiệm và đạo đức ngƣời làm báo trong mỗi tác phẩm của mình.
3. ThS. Trà Xuân Phƣơng - Trƣởng Phịng Phim Tài liệu và Phóng sự,
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp Đà Nẵng: Có thể nói, ít có quốc gia nào
trên thế giới tồn tại nhiều Đài Truyền hình cơng nhƣ Việt Nam. Hiện nay, ngoài Đài
THVN với 5 Trung tâm khu vực và hàng chục kênh phát sóng, cịn có 63 Đài
PTTH các tỉnh thành, các kênh truyền hình của cơng an, qn đội, Thơng tấn xã
VN, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài VTC của Bộ Thơng tin truyền thơng. Bên cạnh đó
là là chục kênh truyền hình của các cơng ty truyền thông tƣ nhân trong hệ thống Pay
TV. Việt Nam đã đến thời điểm nhà nhà làm truyền hình, ngành ngành làm truyền
hình, khi ngƣời ta nhìn nhận những lợi thế của truyền hình, nhƣ một phƣơng tiện
truyền thơng nhanh nhậy và hấp dẫn.
Mặt khác, truyền hình hiện nay khơng chỉ đơn thuần là một cơ quan báo chí,
cung cấp thơng tin mà đã trở thành một ngành kinh tế công nghệ dịch vụ, mang lại
lợi nhuận cao cho nhiều đơn vị, nhiều địa phƣơng. Chính yếu tố dịch vụ, đã tác
động không nhỏ đến sự nở rộ của các kênh truyền hình, sự cạnh tranh và gây khó
khăn trong cơng tác quản lý nhà nƣớc. Việc hình thành nhiều kênh truyền hình đã
đem lại nhiều lựa chọn cho ngƣời xem, với nguồn thông tin phong phú, đa chiều,
đáp ứng nhu cầu của nhiều tâng lớp, nhiều lứa tuổi, tuy nhiên khó có thể khẳng định
chúng ta đã hồn tồn kiểm soát đƣợc nội dung và chất lƣợng của các chƣơng trình
và các kênh truyền hình, vẫn xảy ra hiện tƣợng bán sóng và đƣa đến ngƣời xem
những chƣơng trình vơ bổ, kém chất lƣợng, những hình ảnh phản cảm, mà các cơ

quan quản lý dƣờng nhƣ không lƣờng hết đƣợc, trở thành ngƣời chạy theo. Hội
14


chứng truyền hình trực tiếp cũng trở thành một tai họa khi có thể xuất hiện những
tình huống bất ngờ, khó kiểm sốt, nhất là trong các chƣơng trình truyền hình thực
tế và các chƣơng trình tạp kỹ. Việc nhiều kênh truyền hình tham gia thị trƣờng, nội
dung trùng lặp nhau, nên cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt. Nhìn nhận trên thực
tế, cạnh tranh ln là động lực cho sự phát triển, có cạnh tranh ngƣời xem mới có
điều kiện đƣợc xem các sản phẩm truyền hình ngày càng chất lƣợng hơn. Truyền
hình hiện nay khơng chỉ cạnh tranh với các loại hình truyền thơng khác, với báo
viết, báo nói, báo điện tử, mà cịn trong nội tại ngành truyền hình, giữa các kênh
truyền hình với nhau và với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng nhƣ truyền hình di
động, truyền hình internet, truyền hình quốc tế. Cạnh tranh ở đây có thể về chất
lƣợng chƣơng trình, về phạm vi phủ sóng, về nguồn nhân lực, về thiết bị kỹ thuật
công nghệ, những yếu tố để tạo nên thƣơng hiệu một đài truyền hình. Đã xảy ra
trƣờng hợp nhiều đài truyền hình cạnh tranh về tần số phát sóng, gây nhiễu lẫn
nhau, đài truyền hình nào cũng muốn phủ sóng những địa bàn đơng dân cƣ để thu
hút ngƣời xem. Sự cạnh tranh về thị phần để tạo nguồn thu quảng cáo sẽ dẫn đến
cạnh tranh về nguồn thơng tin, về chƣơng trình phát sóng, về bản quyền truyền
hình. Điều này có thể nhận thấy việc xuất hiện nhiều chƣơng trình Reality TV ở
cùng một thời điểm có nội dung tƣơng tự nhau nhƣ Vũ điệu đam mê ở VTV và So
you think you can dance ở HTV. Quan điểm của tôi luôn đồng ý với sự cạnh tranh,
bởi lẽ khi đã trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật , dịch vụ chịu sự vận động của
kinh tế thị trƣờng, truyền hình cũng chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh, việc
cạnh tranh là tất yếu. Tuy nhiên mấu chốt vấn đề ở đây cần phải nâng cao năng lực
cạnh tranh bằng chất lƣợng chƣơng trình cả về nội dung, kỹ thuật với những giá trị
tƣ tƣởng và thẩm mỹ, phải cạnh tranh bình đẳng trên một cơ sở pháp lý rõ ràng, và
phải đƣợc đặt trong tầm kiểm sốt và q trình phát triển hội nhập của đất nƣớc. Có
nhƣ vậy, truyền hình mới tiếp tục phát triển và phát huy những ƣu thế sẵn có của

mình và ngƣời xem sẽ ngày càng nhiều lựa chọn đƣợc xem những chƣơng trình chất
lƣợng và giá trị hơn.
4. Ơng Lê Tân - Phó Giám đốc VTC2, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC:
Bản thân kênh VTC2 là kênh truyền hình trả tiền, bán trên hệ thống trả tiền. Hiện
kênh chƣa có cho mình một bộ cơng cụ nào hoàn chỉnh và thƣờng xuyên đo lƣờng,
15


kiểm sốt hoạt động của tồn bộ kênh, mà đa phần mới chỉ đo lƣờng kiểm soát các
hoạt động liên quan đến kinh doanh, quảng cáo. Kênh cũng đã từng có triển khai đo
lƣờng bằng việc khảo sát ngƣời xem bằng các phiếu điều tra; hoặc đo lƣờng bằng
các kênh truyền thông online nhƣ youtube hay là các khảo sát phát đi trên mạng.
Chứ bọn anh lại khơng có một cơng cụ đo lƣờng nào chính sác nhƣ là các kênh
ngƣời ta mua lại chỉ số của TNS.
Về tài chính, kênh VTC2 là một kênh trả tiền cho nên tài chính lại khơng
phải là một đơn vị tự chủ, tài chính của kênh phụ thuộc vào một số các nguồn thu,
nguồn thu từ hoạt động shopping; nguồn thu từ các dự án tài trợ và các dự án đơn vị
khác thuê VTC2 để truyền thông; từ doanh thu chia sẻ lại từ doanh thu kinh doanh
truyền hình trả tiền của đài, chứ bên anh không đƣợc độc lập về doanh thu, do đó
mơ hình tài chính cịn phụ thuộc nhiều vào đơn vị mẹ (đài truyền hình kỹ thuật số).
Về quản trị nhân sự, kênh VTC2 đƣợc độc lập một phần, tức là các nhân sự
đƣợc đài bàn giao cho VTC2 sẽ đƣợc đảm nhận các vị trí do VTC phân công. Thực
tế là một kênh nhƣng lại hoạt động dƣới mơ hình của một ban nội dung, kênh khơng
có những đơn vị kỹ thuật hay là những đơn vị tài chính riêng mà hồn tồn chỉ là
những ngƣời làm nội dung, biên tập viên và thƣ ký biên tập.
Khó khăn tƣơng đối lớn kênh về mặt nội dung là kênh hiện đang làm trong
một lĩnh vực rất là hẹp. Về mặt truyền hình đây lại là lĩnh vực rất khó thể hiện bằng
hình. Bản thân cơng nghệ thơng tin đã là hẹp rồi, thêm nữa những lĩnh vực nhƣ
phần mềm, hay lĩnh vực về cơng nghệ nghe có vẻ khơ khan và khó thể hiện bằng
hình.

Về góc độ quản trị, với mơ hình mà VTC2 đang áp dụng hiện tại nội cổm lên
các vấn đề: Hoạt động dƣới góc độ của một ban nội dung (vừa là một kênh nhƣng
lại hoạt động dƣới góc độ một ban nội dung ) thì những ngƣời quản lý kênh khơng
phải bỏ ra cơng sức q nhiều, vì có những bộ phận khác của đài hỗ trợ. Nhƣng
ngƣợc lại những ngƣời quản trị lại không độc lập đƣợc nhiều và nhiều khi không
quyết đƣợc nhiều trong việc điều hành.
Trong năm 2014, khi đài VTC chuyển đổi từ đơn vị thuộc Tổng công ty
truyền thông đa phƣơng tiện VTC về thành một đơn vị độc lập thuộc bộ thông tin
16


truyền thơng thì nội bộ sẽ có nhiều thay đổi về mặt mơ hình. Có lẽ mơ hình kênh sẽ
khơng tồn tại nữa mà thay bằng mơ hình các ban nội dung một cách chính thống
hơn.
5. Ơng Dƣơng Cơng Tú - Giám đốc công ty truyền thông Vietpicture
Media: Việc nở rộ các kênh truyền hình hiện nay vừa là cơ hội cho khán giả vừa là
thách thức của những ngƣời làm truyền hình. Đó là một hiệu quả tốt trong xu thế
phát triển của truyền hình Việt Nam. Thế nhƣng vấn đề cần đề cập ở đây là câu
chuyện quản lý. Việc quản lý kênh truyền hình của chúng ta còn yếu, chƣa đủ nhiều
kinh nghiệm để quản lý, những nhà quản lý Việt còn đang chƣa “chạy kịp” với xu
thế phát triển quá nhanh của truyền hình. Hơn nữa, sự nở rộ của các kênh truyền
hình sẽ đem lại những điều lợi cho khán giả, khán giả có nhiều cơ hội lựa chọn sở
thích của mình hơn. Rồi câu khán giả tham gia vào quá trình sản xuất các chƣơng
trình truyền hình. Rất nhiều các tác phẩm truyền hình đƣợc coi là nghiệp dƣ, do
những ngƣời nghiệp dƣ làm thì lại có những hiệu quả truyền thơng lớn hơn là tác
phẩm của những ngƣời làm truyền hình chuyên nghiệp, điều đó là điều tốt. Nhƣng
đi kèm với đó là các chế tài, cơ chế quản lý cho các hoạt động này thì lại cịn chƣa
có hoặc rất yếu.
Câu chuyện về việc cạnh tranh nội dung chƣơng trình truyền hình: Hiện nay
truyền hình Việt đang phải cạnh tranh với những chƣơng trình truyền hình nƣớc

ngồi. Sự “xâm lấn” của các chƣơng trình truyền hình nƣớc ngồi đang đƣa ra một
câu hỏi cho những ngƣời là truyền hình Việt Nam phải nhìn lại mình: Tại sao những
format do những ngƣời nƣớc ngồi làm, thậm chí họ ở những nền văn minh khác
nhƣng mà tại sao khán giả họ vẫn thích? Có nghĩa là họ cũng chạm đƣợc tới tâm
hồn, sở thích của những ngƣời ở xa họ rất là nhiều, thậm chí là khơng cùng sống với
họ trong cùng xã hội. Thì đó là những điều mà tơi nghĩ là những ngƣời làm truyền
hình Việt Nam phải suy nghĩ.
Tất nhiên, những chƣơng trình format nƣớc ngồi đó cũng đem đến cơ hội
cho những ngƣời làm truyền hình Việt Nam đƣợc tiếp xúc với những cơng nghệ
sản xuất chƣơng trình truyền hình tiết kiệm, hiện đại và hiệu quả hơn. Nhƣng rõ
ràng là truyền hình Việt cần phải xem lại mình trong định hƣớng phát triển tới. Xu
17


thế phát triển truyền hình hiện nay là xu thế cạnh tranh ngang bằng nhau. Anh
không thể vịn vào yếu tố, anh là ngƣời Việt, kênh truyền hình Việt mà địi hỏi
những ƣu đãi trong việc phát sóng. Tất nhiên, ai cũng thích sự ƣu ái hơn, làm
chƣơng trình thì đƣợc phát sóng vào những giờ tốt, những giờ đƣợc khán giả quan
tâm. Nhƣng theo tơi nghĩ, nếu chƣơng trình của anh đƣợc phát vào những giờ vàng
mà chƣơng trình của anh khơng hay, thì khán giả cũng chả quan tâm đƣợc. Ngƣợc
lại nếu anh làm tốt, anh làm tốt anh sẽ có khán giả.
Câu 2: Ơng/Bà đang quản lý kênh truyền hình của mình theo hệ thống (hoặc
phƣơng thức quản lý) nào? Quan điểm của Ông/Bà về việc áp dụng chỉ số đo lƣờng
hiệu suất KPI vào viện quản trị kênh truyền hình của mình?
Trả lời
1. Ơng Lê Hồng Anh - Trƣởng phịng chun đề kênh VTC10 (Ngun
phó Giám đốc sản xuất VTC10): Hiện tại kênh VTC10 cũng đã có những bƣớc
đầu trong việc quản trị theo quy trình và theo hệ thống lớp lang. Ví dụ nhƣ đặt một
số quy định: thời điểm nào là phải có chƣơng trình, bao nhiêu file, bao nhiêu đề tài,
từ khâu đề tài quản lý theo năm, sau năm thì xuống quý, tháng, rồi đến tuần; Quản

trị theo góc độ là đánh giá khả năng sản xuất của từng phóng viên, biên tập viên là
nhƣ thế nào trong một tháng. Bởi vì theo khoa học thì nó cũng có giới hạn khả năng
nhất định. Cái này kênh cũng có tham khảo năng lực của các đài trên thế giới nhƣ
BBC, CNN. Bên cạnh đó là u cầu của cơng ty về hiệu quả sản xuất, tài chính và
nhân sự, hoạt đơng cơng tác nhƣ thế nào, sau đó là kêt hợp với hoạt động kinh
doanh. Nhƣng nhìn chung đó mới đang là những bƣớc thử nghiệm, chƣa đƣợc cơng
nhận chính thức và chƣa đƣợc áp dụng thành hệ thống.
Việc xây dựng và áp dụng KPI vào kênh truyền hình Việt Nam sẽ phải đối
diện với một số vấn đề:
Thứ nhất, những khó khăn đến từ mặt tƣ duy quản lý, cần có thời gian. Trƣớc
đây các kênh truyền hình Việt của mình tƣ duy quản lý theo mặt cảm tính là nhiều
hơn, cịn hiện giờ thì mình phải áp dụng khoa học vào quản lý. Mỗi bộ phần cần có
một bảng mơ tả công việc riêng, chất lƣợng công việc phải đƣợc diễn giải chi tiết ra.
Trong khi đó chất lƣợng chƣơng trình trƣớc đây chỉ đƣợc đánh giá qua cảm nhận
18


của ngƣời chấm thơi, cịn bây giờ thì cần phải vạch ra các chi tiết: cụ thể chƣơng
trình nhƣ thế nào, nội dung yêu cầu những vấn đề gì, chất lƣợng yêu cầu thế nào…
Thứ hai, hiện nay ở Việt Nam chƣa có chƣơng trình nào áp dụng việc đánh
giá KPI theo một cách hệ thống, mà mới chỉ có một số bộ phận nhỏ manh nha áp
dụng việc quản trị đo lƣờng đánh giá theo hƣớng KPI trong hoạt động sản xuất
truyền hình.
Trong câu chuyện đó thì có một điều khó khăn nữa là việc thiếu đồng bộ.
Bởi vì con ngƣời chúng ta thì chƣa quen về việc áp dụng và chun mơn hóa trong
kiểm sốt và đo lƣờng sản xuất. Trƣớc là một ngƣời hoạt động sáng tạo, giờ chuyển
sang quản lý theo khoa học, theo lý tính thì lại cần có một tầng cấp khác, một sự
thay đổi nỗ lực khác. Đó là một sự thay đổi về tƣ duy và hành động. Thêm vào đó là
việc để cho một ngƣời đang làm công tác sản xuất để cho ngƣời ta kiêm làm thêm
công tác kế hoạch, nó cũng cần có sự thay đổi và thời gian. Đồng thời về việc đồng

bộ về mặt hạ tầng kỹ thuật con ngƣời, máy móc, tài chính. Vì với việc áp dụng bộ
chỉ số này chúng ta phải tính đến những phƣơng án tài chính ban đầu để áp dụng,
vận hành và điều chỉnh.
Khó khăn là thách thức để nỗ lực vƣợt qua, dự báo tƣơng lai việc áp dụng
KPI vào truyền hình ở Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng phát triển mạnh. Trong
tƣơng lai thì đƣơng nhiên kênh truyền hình nào cũng phải làm, vì đây là việc áp
dụng phƣơng pháp quản lý hiện đại, mà ngƣời ta cần thực hiện và đƣợc hỗ trợ qua
những công cụ hiện đại: số hóa, qua hệ thống phần mềm và nhiều giao thức quản trị
hiện đại khác.
2. Bà Nguyễn Hƣơng Giang - PGĐ Kênh truyền hình Quốc Phịng: Nếu
áp dụng đƣợc bộ chỉ số KPI vào việc đánh giá hoạt động kênh truyền hình Việt
Nam thì việc đánh giá đó sẽ đem lại hiệu quả rất lớn.
Thứ nhất là hiệu quả đƣợc biểu hiện rõ rệt trong việc quản lý và giám sát
cơng việc. Bởi vì trong tiêu chuẩn KPI cũng rất là rõ anh phải làm nhƣ thế nào, bao
nhiêu thời gian, hao phí cái này là bao nhiêu lâu là anh phải xong, bao nhiêu thời
gian là anh phải hoàn thành… Nhƣ vậy KPI rất tốt cho ngƣời quản lý, KPI sẽ giúp

19


những ngƣời quản lý tối ƣu hóa về mặt cơng cụ lao động, tối ƣu hóa về mặt thiết
bị...
Thứ hai, việc đánh giá chất lƣợng công việc cũng rất là minh bạch, đó là điều
cực kỳ quan trọng. Tuy nghề chúng ta là nghề sáng tạo thật nhƣng hoạt động truyền
hìnhcũng mang trong mình yếu tố kỷ luật rất cao. Cho nên nếu nhƣ khơng có bộ
KPI thì chúng ta sẽ luôn luôn bị động. Hơn nữa việc đánh giá do mang yếu tố cảm
tính nên nhiều khi mức độ đánh giá nhiều khi dẫn đến tình trạng "khơng phục
nhau". Nghề báo nói chung và truyền hình nói riêng đƣợc coi là nghề “văn mình vợ
ngƣời ” cho nên rất khó phục nhau. Vì vậy khi đã đƣa ra bộ KPI rồi, đó là tiêu
chuẩn rồi, đƣa ra đánh giá là sẽ có những căn cứ hẳn hỏi. Rất là thuận lợi, mọi

ngƣời đều phải theo và đều phải tuân thủ, tránh những trƣờng hợp tranh cãi khơng
cần thiết. Đó là thuận lợi trong việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm.
Tuy vậy khi áp dụng KPI vào kênh truyền hình Việt Nam cũng sẽ gặp rất
nhiều khó khăn, mà điển hình nhất là câu chuyện tƣ duy về cái mới. Từ xƣa đến nay
ngành truyền hình chƣa hề áp dụng chỉ số KPI này ở đâu cả, ngay kể cả đài truyền
hình Việt Nam (VTV), rồi đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Chƣa có một đài truyền
hình nào áp dụng bộ KPI cho việc đánh giá cả. Từ trƣớc đến nay việc đánh giá đa
phần đều mang yếu tố cảm tính . Vì thế khi áp dụng bộ chỉ số KPI sẽ cần giải thích,
hƣớng dẫn rất nhiều, vì cơ bản chƣa ai có tƣ duy đó ở trong đầu cả.
3. Ông Nguyễn Văn Long - Giám đốc kênh truyền hình VTCHD, Đài
truyền hình kỹ thuật số VTC: Việc áp dụng KPI vào kênh truyền hình Việt Nam
sẽ gặp một số khó khăn cơ bản sau:
Thứ nhất, KPI là một hệ thống với rất nhiều các hạng mục mô tả các công
việc của các bộ phận khác nhau: Bộ phận biên tập, phóng viên, quay phim, quản lý
sản xuất... Xây dựng và áp dụng nó sẽ rất phức tạp.
Khó khăn thứ hai là, chúng ta phải định nghĩa và xác định rõ ràng và chính
sác KPI là cái gì? KPI đƣợc áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, khơng chỉ riêng trong
truyền hình, vậy khi áp dụng cho truyền hình nó sẽ khác nhƣ thế nào so với việc áp
dụng trong các lĩnh vực khác.

20


Thứ ba, việc xây dựng KPI cho truyền hình là q trình đi xây dựng bảng mơ
tả cơng việc trong lĩnh vực truyền hình. Trong bảng mơ tả cơng việc đó, những thứ
làm về sản phẩm khoa học cơng nghệ là những sản phẩm mang tính chất hữu hình
thì nó sẽ dễ hơn rất là nhiều. Còn KPI dành cho truyền hình là đánh giá về những
sản phẩm mang tính chất sáng tạo. Nếu trong sản phẩm sáng tạo ấy là một sản phẩm
vơ hình thì phần ý tƣởng, phần cảm xúc là những yếu tố đa số chi phối sản phẩm.
Vậy KPI liệu có đo đƣợc cái đó hay khơng? Đó là cả một vấn đề. Do đó KPI cho

truyền hình thì nên hƣớng đến việc KPI lập theo quy trình chứ khơng nên xây dựng
KPI đánh giá sản phẩm. Bởi vì đánh giá sản phẩm sẽ nghiêng hơn về cái sản phẩm
vơ hình: cảm xúc, nghệ thuật … Những cái đó thì KPI khơng có đo đƣợc hoặc là đo
nhƣng thiếu cơ sở dữ liệu chính xác.
Thứ tƣ đó là vấn đề tài chính: khó khăn trong vấn đề kinh phí xây dựng và tổ
chức áp dụng, điều chỉnh KPI trong q trình.
2. Ơng Lê Tân - Phó Giám đốc VTC2, Đài truyền hình kỹ thuật số
VTC: Chắc chắn là cần thiết sự đo lƣờng KPI trong việc quản trị kênh truyền hình.
Đó là điều tất yếu. Một kênh truyền hình chuyên nghiệp chắc chắc phải làm điều đó.
Kênh càng chun nghiệp thì hoạt động sẽ càng tốt. Hiện nay các kênh truyền hình
dựa trên doanh thu quảng cáo và các kênh truyền hình trả tiền thì họ thƣờng mua chỉ
số của TNS để đánh giá xem khách hàng của mình họ cần cái gì? Nhƣng chỉ số đó
rất là đắt.
Hơn nữa ở Việt Nam khi đo lƣờng chỉ số ngƣời xem thì duy nhất chỉ có một
đơn vị là TNS thực hiện. Cũng có khoảng thời gian, có cơ quan báo chí đã đƣa ra
vấn đề nếu chỉ có một ơng làm liệu có khách quan hay không? Không chỉ lãnh đạo
VTC2 mà nhiều đơn vị khác cũng từng đặt ra những câu hỏi nghi hoặc về chuyện
này. Do đó lãnh đạo VTC2 và các đơn vị khác cũng chủ động đi tìm và khai thác
các cơng cụ khác để đo lƣờng và tham khảo. Ví dụ, bên VTC2 hiện nay sử dụng
một kênh youtube, bản thân kênh youtube khi mà đƣa các video lên nó đều có
những phân tích rất là kỹ cả về tâm lý ngƣời xem, độ tuổi, giới tính... Đó là một
kênh. Thứ hai bọn anh tự triển khai phát phiếu điều tra cho một số nhóm đối tƣợng
cơng chúng tiềm năng của mình: giới trẻ, dân văn phịng.
21


Tóm lại, trong tƣơng lai hoạt động của một kênh truyền hình mang tính chất
chun nghiệp, cần một hệ thống chỉ số quản trị: con ngƣời, lịch sản xuất, giờ phát
sóng...Từ đó mới có thể đánh giá đƣợc hoạt động tồn diện của kênh truyền hình
mình.


22



×