Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.81 KB, 22 trang )

Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.1. Khái niệm NHTM
Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất đối với
mọi nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch
vụ hoặc vai trò của chúng trong nền kinh tế. Nếu xem xét trên phương diện
những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp ta có thể hiểu: Ngân hàng là
các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán- và thực hiện nhiều
chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền
kinh tế.
Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.2. Các hoạt động của NHTM
1.1.2.1. Huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, giữ vai trò
quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của toàn bộ ngân hàng.
* Tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của
NHTM. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài
khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách đó ngân hàng
huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư. Bao gồm: Tiền
gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch), tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các
tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của ngân hàng khác.
* Tiền vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM nhưng nguồn này cũng bị
hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, như ở nhiều nước NHTW thường qui định tỷ lệ
giữa nguồn tiền huy động và vốn chủ sở hữu. Do đó khi cần thiết để đáp ứng
được nhu cầu chi trả các NHTM thường đi vay thêm: Vay Ngân hàng trung


ương, Vay các tổ chức tín dụng khác, Vay trên thị trường vốn bằng cách phát
hành các giấy nợ (kỳ phiếu, trái phiếu)
* Vốn chủ sở hữu
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng theo đúng pháp luật, chủ ngân hàng
phải có một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn mà ngân hàng có thể sử dụng
lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng.
* Nguồn khác
Loại này bao gồm nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán, nguồn khác.
1.1.2.2. Sử dụng vốn
Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng vào các mục
đích kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo
nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai
hoạt động lớn và quan trọng nhất.
*Ngân quỹ: Là khoản mục tài sản không sinh lời (hoặc sinh lời thấp
trong trường hợp gửi tại Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng khác có được
hưởng lãi), song là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi trả
thường xuyên, đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra suôn sẻ.
*Cho vay: Là hoạt động chủ chốt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, ngân
hàng nhường quyền sử dụng vốn cho khách hàng của mình, sau một thời gian
nhất định đã được thỏa thuận, ngân hàng được quyền thu lại cả vốn và lãi.
*Cho thuê: Là việc mà ngân hàng sẽ bỏ tiền mua tài sản để cho khách
hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định giữa khách hàng và ngân hàng.
*Đầu tư: cũng là việc ngân hàng nhường quyền sử dụng vốn cho người
khác nhưng dưới hình thức góp vốn cùng các chủ dự án đầu tư. Thu nhập của
ngân hàng qua hoạt động đầu tư căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận và tỷ trọng đầu tư
vốn của ngân hàng.
*Các hoạt động sử dụng vốn khác: Các hoạt động tài trợ phát triển, các
chương trình phát triển phi lợi nhuận, các chương trình xóa đói giảm nghèo,
phát triển giáo dục, đào tạo...
1.1.2.3. Hoạt động trung gian

Là những hoạt động mà ngân hàng đứng ở vị trí trung gian cung cấp
các dịch vụ tài chính cho khách hàng: Chuyển tiền, Thanh toán không dùng
tiền mặt (Thanh toán bù trừ, Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu,Thanh toán
bằng L/C, Thanh toán bằng hối phiếu), Cung cấp các dịch vụ tài chính (Môi
giới, Tư vấn, Ủy thác, Bảo lãnh,...), Các dịch vụ ngân hàng tiện ích như
Homebanking, Internetbanking, E-banking...
1.2. Hoạt động cho vay của NHTM
1.2.1. Khái niệm cho vay
Mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về qui chế cho vay
của Tổ chức tín dụng với khách hàng viết: “Cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
hoàn trả cả gốc và lãi”.
Trong bảng tổng kết tài sản của các NHTM, cho vay luôn là khoản
mục có tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và là hoạt động đem
lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Nhưng do cho vay có tính lỏng kém hơn
so với các tài sản khác, xác suất vỡ nợ của các khoản cho vay cao hơn nên rủi
ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản
cho vay.
1.2.2. Nguyên tắc cho vay
Cho vay dựa trên hai nguyên tắc sau:
1.2.2.1. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích
Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã
thỏa thuận với ngân hàng, không được trái với qui định của pháp luật và các
qui định của ngân hàng cấp trên.
Mỗi ngân hàng có phạm vi, kế hoạch hoạt động khác nhau. Mục đích
của việc cho vay được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo ngân
hàng không tài trợ cho các hoạt động trái phép và việc tài trợ đó là phù hợp
với cương lĩnh hoạt động của ngân hàng.
1.2.2.2. Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời hạn

Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định
được ghi rõ trong hợp đồng cho vay. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với khách
hàng nhận tiền cho vay của ngân hàng và là điều kiện để ngân hàng tồn tại và
phát triển
Đối với một số món vay ngân hàng có thể không thu lãi (tín dụng ưu
đãi). Tuy nhiên đó chỉ là chính sách ưu đãi của ngân hàng đối với một số
khách hàng riêng biệt chứ không phản ánh bản chất của hoạt động cho vay.
1.2.3. Qui trình cho vay
Bước 1: Phân tích, thẩm định trước khi cho vay
Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng cho vay
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp vốn vay
Bước 4: Thu nợ và đưa ra các quyết định mới liên quan đến an toàn của
khoản vay
1.2.4. Các loại hình cho vay
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại các loại hình cho vay.
Sau đây là một số cách phân loại cơ bản:
1.2.4.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Chia thành các loại:
- Cho vay không có thời hạn xác định
- Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay đến 12 tháng
- Cho vay trung hạn: thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm
- Cho vay dài hạn: thời hạn cho vay trên 5 năm
Phân loại theo thời gian có một ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì
thời gian liên quan đến tính an toàn và sinh lợi của món vay cũng như khả năng
hoàn trả của khách hàng. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn ở Việt Nam thường cao
hơn cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân: Tiền gửi huy động trung và dài hạn
hạn chế, khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng (những khoản vay ngắn
hạn nhanh thu hồi vốn nên mức độ rủi ro thấp hơn), khả năng dự báo và dự
phòng rủi ro trung, dài hạn của ngân hàng thấp...
1.2.4.2. Căn cứ vào hình thức đảm bảo

*Cho vay bảo đảm bằng tài sản:
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: là hình thức cho
vay của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được
cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp.
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Khách hàng vay dùng tài
sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính
khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng. Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản
của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ
khoản vay.
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: Bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh)
cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của
mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay (bên được bảo lãnh)
nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ trả nợ.
*Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
- Cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay: Ngân hàng căn cứ vào uy
tín của khách hàng, sự tin tưởng đối với khách hàng, lịch sử tín dụng của khách
hàng, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả để ra quyết định
cho vay.
- Cho vay bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba: Bên thứ ba (gọi là bên
bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả
nợ thay cho khách hàng vay nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ:
Tổ chức tín dụng Nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với
khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc
biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế- xã
hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách
tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo qui định tại các văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ.

1.2.4.3. Căn cứ vào cách thức cho vay
*Cho vay trực tiếp: là hình thức phổ biến, ngân hàng trực tiếp cho khách
hàng vay vốn thông qua hồ sơ xin vay mà khách hàng nộp cho ngân hàng.
Khách hàng làm việc trực tiếp với cán bộ ngân hàng để thỏa thuận các vấn đề có
liên quan.
*Cho vay gián tiếp: cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Đó là các
tổ, đội, nhóm, hội... như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh... Mục đích của loại hình này là cho các hộ nông dân, người buôn
bán nhỏ, các hộ nghèo, học sinh, sinh viên... nhằm phát triển kinh tế, làm giàu
cho nông dân, xóa đói giảm nghèo.
1.2.4.4. Căn cứ vào phương thức cho vay
*Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay nhiều lần tách biệt
nhau đối với cùng một khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên và chỉ
vay trong trường hợp cần thiết. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ
sơ khác nhau.
*Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng thỏa
thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể được
tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín
dụng được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và
nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả
nhiều lần nhưng không được vượt quá hạn mức tín dụng. Với trường hợp ngân
hàng qui định hạn mức cuối kỳ thì dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức
nhưng đến cuối kỳ khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ
không được vượt quá hạn mức. Đây là hình thức vay thuận tiện cho những
khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá
trình sản xuất kinh doanh.
*Cho vay theo dự án đầu tư: Các khách hàng có dự án phát triển sản
xuất kinh doanh, dịch vụ hay các dự án đầu tư phục vụ đời sống... Nếu tính
được hiệu quả kinh tế, có tính khả thi mà thiếu vốn để thực hiện thì ngân hàng
sẽ xem xét cho vay theo dự án đầu tư giúp khách hàng hoàn thành dự án.

Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án – Vốn tự có của chủ dự án
tham gia vào dự án – Vốn khác (nếu có)
*Cho vay thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho
phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một
giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn
mức thấu chi. Hình thức này áp dụng với những khách hàng có độ tin cậy cao,
thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn hoặc trong trường hợp khách hàng đặc
biệt khó khăn hoặc đặc biệt thuận lợi. Khách hàng phải chịu một mức lãi suất
thấu chi. Các khoản chi quá mức thấu chi đều phải chịu lãi phạt và bị đình chỉ
sử dụng hình thức này.
*Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng, ngân hàng cùng cho vay
đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó
một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng
khác.
*Cho vay trả góp: Ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều
lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng
đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu
bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của
khách hàng vay.
*Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết bảo đảm
sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.
Khách hàng không sử dụng đến hạn mức này nếu không có nhu cầu, ngân hàng
và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng.
1.2.4.5. Các hình thức phân loại khác
Cho vay một ngân hàng tài trợ hoặc cho vay hợp vốn (đồng tài trợ)
Cho vay theo mục đích sử dụng vốn: Cho vay đối với các tổ chức tài
chính nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản, Cho vay tiêu dùng, Cho vay
thương mại...
Cho vay theo đối tượng khách hàng: Cho vay cá nhân, cho vay doanh
nghiệp, cho vay các tổ chức chính trị xã hội...

Cho vay theo lĩnh vực kinh tế: Cho vay nông nghiệp, công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ,...
1.3. Mở rộng hoạt động cho vay của NHTM
1.3.1. Sự cần thiết mở rộng cho vay
Vì cho vay là hoạt động sinh lời cao mà mục đích hoạt động của các
NHTM là lợi nhuận nên mở rộng cho vay là vấn đề cần thiết mà các ngân hàng
đều phải thực hiện nhằm gia tăng lợi nhuận cho chủ ngân hàng.
Mặt khác khi ngân hàng mở rộng cho vay đã đáp ứng một phần nhu cầu
vốn cho nền kinh tế. Không thể làm kinh tế mà không có vốn. Khách hàng được
sử dụng vốn vay ngân hàng có điều kiện thúc đẩy mở rộng hoạt động sản xuất,

×