Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

NV 9- Ôn thơ và truyện hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.5 KB, 5 trang )

I.Hệ thống hóa kiến thức
I.1)Các tác phẩm thơ
1)Các tác phẩm thơ đã học: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền
đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng.
2)Bảng thống kê:
TT Tên tác phẩm Năm Tác giả Ý nghĩa văn bản
1 Đồng chí 1948 Chính Hữu Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao
đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời
kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp
gian khổ
2 Bài thơ về tiểu
đội xe không
kính
1969 Phạm Tiến
Duật
Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe
Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn
đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì
chống giặc Mĩ xâm lược.
3 Đoàn thuyền
đánh cá
1958 Huy Cận Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng
mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp,
ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp
của đất nước của những người lao động
mới.
4 Bếp lửa 1963 Bằng Việt Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình
bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về
những người bà, những người mẹ, về
nhân dân nghĩa tình.
5 Khúc hát ru


những em bé
lớn trên lưng
mẹ
1971 Nguyễn
Khoa Điềm
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp
của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê
hương, đất nước trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước.
6 Ánh trăng 1978 Nguyễn Duy Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong
vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình,
thủy chung sau trước.
ÔN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I.2)Các tác phẩm truyện
1)Các tác phẩm truyện văn xuôi đã học : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà.
2) Bảng thống kê :
TT Tên tác phẩm Năm Tác giả Ý nghĩa văn bản
1 Làng 1948 Kim Lân Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng,
tinh thần yêu nước của người nông dân
trong thời kì kháng chiến chống thực dân
Pháp.
2 Lặng lẽ Sa Pa 1970 Nguyễn
Thành Long
“Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc
gặp gỡ với những con người trong một
chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ,
qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối
với những con người có lẽ sống cao đẹp
đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ

quốc.
3 Chiếc lược ngà 1966 Nguyễn
Quang Sáng
Là câu chuyện cảm động về tình cha
con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu
thêm về những mất mát to lớn của chiến
tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II.Luyện tập
II.1) Các tác phẩm thơ
Câu 1:Chép thuộc lòng 7 dòng thơ đầu của bài thơ” Đồng chí” của Chính Hữu. Cho biết
nội dung của 7 dòng thơ đó?
 Chép thuộc lòng 7 dòng thơ đầu của bài thơ” Đồng chí” :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
( Đồng chí –Chính Hữu)
 Nội dung: Nêu cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:
-Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê
hương “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
-Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ
quốc.
Câu 2: Chép thuộc khổ thơ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Xác định biện
pháp tu từ từ vựng được thể hiện. Từ đó nêu tác dụng.
Câu 3: Chép thuộc khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Câu 4 : Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu của bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Qua đó,

nhà thơ đã diễn tả tình cảm gắn bó giữa trăng và con người ở thời điểm nào?
Câu 5 : Chép theo trí nhớ đoạn thơ trong bài” Bếp lửa” ( Bằng Việt) từ câu” Lận đận đời bà
biết mấy nắng mưa” đến” Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!” và cho biết:
a. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
b. Hình ảnh bà nhóm “bếp lửa” trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?
Chép thuộc khổ thơ cuối
Các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, liệt kê, đối lập, hoán dụ.
Tác dụng: Khắc họa hình ảnh những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
trong những năm chống Mỹ cứu nước: mặc cho mưa bom bão đạn, mặc bao gian khổ
vẫn lạc quan, vẫn giữ vững một niềm tin, một ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
Chép thuộc khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá”:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao,
giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao
động mới.
Chép thuộc hai khổ thơ đầu bài “Ánh trăng”:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
(Ánh trăng -Nguyễn Duy)

Nhấn mạnh tình cảm gắn bó giữa trăng với con người trong thời quá khứ: đầy nghĩa
tình và tri kỉ.
II.2) Các tác phẩm truyện
1)Truyện ngắn « Làng »
a)Tóm tắt : Vì hoàn cảnh, ông Hai phải cùng với gia đình đi tản cư nhưng lúc nào ông
cũng nhớ về cái làng Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông rất độc đáo: ông hay khoe làng. Trước
Cách mạng, khoe làng, ông hay khoe cái sinh phần viên quan Tổng đốc làng ông. Sau Cách
mạng, ông khoe phong trào kháng chiến của làng ông. Khi nghe làng theo giặc, ông đau đớn, xấu
hổ. Nghe tin cải chính - làng ông không theo giặc- ông tươi vui rạng rỡ hẳn lên; ông lại khoe
làng: làng ông không bỏ kháng chiến, không bỏ Cách mạng, không bỏ cụ Hồ. Tình yêu làng quê
của ông gắn với tình yêu kháng chiến, yêu cách mạng.
b)Tình huống truyện: Tin làng Chợ Dầu theo giặc – tin thất thiệt được chính những
người đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu nói ra.
c)Đặc điểm nhân vật ông Hai:
-Luôn tự hào về làng của mình, luôn khoe làng
-Tin làng Chợ Dầu theo giặc khiến ông sững sờ, ám ảnh day dứt, đau xót, tủi hổ nhưng
vẫn yêu làng - thể hiện qua lời tâm sự với đứa con trai nhỏ; vẫn thủy chung với kháng chiến, với
cụ Hồ.
-Tình yêu làng của ông Hai đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với
kháng chiến, với cụ Hồ.
2)Truyện ngắn « Lặng lẽ Sa Pa»
a)Tóm tắt: Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi
tiếng Sa Pa, qua sự giới thiệu của bác lái xe, đã có một cuộc gặp gỡ giữa ba người: ông họa sĩ
già, cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Trong
cuộc gặp 30 phút ấy, anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu sắc ở người hoạ sĩ, cô kỹ sư trẻ
và cả người đọc.
b)Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tự nhiên, tình cờ giữa 3 con người: ông họa sĩ, cô kĩ sư
trẻ với anh thanh niên trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ.
c) Nhân vật anh thanh niên:
-Tinh thần trách nhiệm, say mê với công việc.

-Tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, yêu đời, đời sống tinh thần phong phú.
-Rất tình cảm, chu đáo trong quan hệ với mọi người.
-Sự giản dị, khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

*Chép thuộc khổ thơ
*Nội dung:
a)Nội dung: Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà.
b)Ý nghĩa: Hình ảnh bà nhóm lửa có ý nghĩa: Khẳng định bà vừa là người nhóm
lửa là người giữ lửa và truyền lửa - ngọn lửa của tình yêu thương, của ước mơ và hi
vọng.
3)Truyện ngắn « Chiếc lược ngà»
a)Tóm tắt: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp
về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo làm mặt làm ba em không còn giống
với người trong bức ảnh chụp mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận
ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ,
người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà
voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn
kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn nhờ chuyển cho con.
b)Tình huống truyện:
Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha,
đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây
lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
c)Nhân vật bé Thu:
-Hồn nhiên, ngây thơ;
-Tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ những cũng thật dứt khoát, rạch ròi;
-Cá tính mạnh mẽ (không chịu gọi ba, vì mặt ông Sáu có vết sẹo không giống người ba
trong ảnh dù được mọi người thuyết phục, dù cơm nhão, dù bị đánh).
d)Nỗi niềm người cha – ông Sáu:
-Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cặp bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi

con vừa chìa tay đón con.
-Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
-Những ngày xa con: Ông Sáu thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà. Giờ phút
cuối cùng trước lúc hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược ngà sẽ được chuyển
đến tận tay con gái.

×