Họ và tên:......................................................
Lớp:...............................................................
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI.
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) mỗi câu 0,25 điểm.
* Đánh dấu vào đáp án đúng.
Câu 1:Những người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu chủ yếu xuất thân từ đâu?
A. Từ thành thị. B. Từ khu công nghiệp
C. Từ nông thôn. D. Từ vùng núi.
Câu 2: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào?
A. Khi mặt trời lặn. B. Lúc nửa đêm.
C. Khi gần sáng. D. Vào giữa trưa.
Câu 3: Khi giặc đốt làng, hàng xóm đã giúp bà việc gì?
A. Cho quần áo.
B. Dựng lại túp lều tranh.
C. Nuôi hộ những đứa cháu.
D. Báo tin cho người thân ở chiến khu.
Câu 4: Khi nào tác giả coi vầng trăng như ngươi dưng qua đường?
A. Khi ở rừng. B. Khi ở nông thôn.
C. Khi ở thành phố. D.Khi ở ngoại ô.
Câu 5: Vì sao ông Hai có cảm giác cổ “nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”?
A. Ông vui vì nghe tin về làng mình
B. Ông cảm động vì thấy làng mình vẫn vững vàng chống giặc.
C. Ông bị nghẹn khi uống nước chè.
D. Ông bất ngờ nghe tin dữ cả làng ông là Việt gian.
Câu 6: Nhân vật nào không được nhắc tới trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa?
A. Bác lái xe. B.Ông Hai.
C. Cô gái. D. Ông họa sĩ.
Câu 7: Ai là người nói câu “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa.”?
A. Anh thanh niên. B. Cô gái.
C. Bác lái xe. D. Ông họa sĩ.
Câu 8: Vì sao không chờ xuồng cập bến, anh Sáu đã “ nhảy thót lên bờ?
A. Anh có thói quen như vậy.
B. Tình cha con làm cho anh không kìm được.
C. Anh muốn mau nhìn thấy vợ.
D. Anh muốn mau về nhà để nghỉ ngơi.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Tóm tắt đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa bằng một đoạn văn (khoảng 10-12 câu.)
Câu 2 (5 điểm):Chép tiếp 6 câu thơ để hoàn chỉnh khổ thơ đầu bài thơ Đồng chí và
phân tích khổ thơ đó bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: C. Câu 2: A. Câu 3: B. Câu 4: C. Câu 5: D. Câu 6: B. Câu 7: A. Câu 8: B.
II. Phần tự luận.
Yêu cầu:
1.Về hình thức: Nắm được cách viết đoạn văn, diễn đạt lưu loat, không sai quá nhiều lỗi
chính tả.
2. Về nội dung:
Câu 1: Khi tóm tắt cần đảm bảo ý sau:
- Trên chuyến xe đi Lào Cai, câu chuyện thân mật nảy nở giữa bác lái xe với ông
họa sĩ và cô gái trẻ.
- Bác lái xe kể chuyện về anh thanh niên công tác tại trạm khí tượng trên đỉnh Yên
Sơn và giới thiệu anh với ông họa sĩ và cô gái.
- Họ làm quen với nhau khi xe dừng ở giữa đường, anh thanh niên niềm nở mời hai
người đến thăm nơi ở và làm việc của mình.
- Anh mời khách uống trà, kể cho khách nghe về cuộc sông, công việc của mình và
của các bạn tại nơi heo hút này.
- Bác họa sĩ đã vẽ bức chân dung anh
- Cô gái trẻ khâm phục trước công việc thầm lặng của anh và yên tâm với quyết
định của mình.
- Họ chia tay nhau trong sự lưu luyến, đặc biệt là tình cảm của cô gái và anh thanh niên.
Câu 2:
• Về kĩ năng: Nắm được cách viết đoạn văn, biết phân tích những nét nghệ thuật
đặc sắc. Diễn đạt trôi chảy, không mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
• Về nội dung: Thể thơ tự do, khổ thơ đầu là cơ sở hình thành tình đồng chí.
+ Hai câu thơ mở đầu đối nhau rất cân xứng: “ Quê hương anh….sỏi đá”
+ Những người lính đều xuất thân từ những người nông dân, từ những miền quê
nghèo: “Anh với tôi …quen nhau”
+ Từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng chẳng thể tách rơi nhau
+ Mỗi người ở một phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng đồng điệu
trong nhịp đập của trái tim, cùng tham gia kháng chiến, giữa họ đã nảy nở
những tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí,tình cảm ấy không chỉ là cùng cảnh
ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lý tưởng và mục đích cao cả “
Súng bên súng…..đồng chí.”
+ Cả 7 câu thơ có duy nhất một từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh
ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…
+ Hai tiếng “đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng, nó như một nốt
nhấn làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm Cách mạng mới
mẻ chỉ có ở thời đại mới.