Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Khối 8, 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.95 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CÂU HỎI ÔN TẬP KĨ THUẬT ĐIỆN – KHỐI 8</b>


<i><b>Câu 1: Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện?</b></i>


<b>a/ Do chạm trực tiếp vào vật mang điện</b>


- Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách
điện.


- Sử dụng các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ( vỏ kim loại).


- Sửa chữa điện không ngắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.


<b>b/ Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp</b>


- Khi ta đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp sẽ rất nguy hiểm vì có thể bị
phóng điện từ dây điên cao áp, thanh cái máy biến áp… qua khơng khí đến người.


<b>c/ Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất</b>


<i><b>Câu 2: Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, nêu công dụng, cho ví dụ?</b></i>
<b>a/ Vật liệu dẫn điện</b>


- Vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện. Đặc trưng của vật
liệu dẫn điện về mặt cản trở dòng điện chạy qua là điện trở suất. Vật liệu dẫn điện
có điện trở suất nhỏ.


- Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ dẫn điện càng tốt.
- VD: kim loại, hợp kim, than chì, dung dịch điện phân.


- Công dụng: vật liệu dẫn điện được dùng để chế tạo phần tử (bộ phận) dẫn điện
của các loại thiết bị.



<b>b/ Vật liệu cách điện </b>


- Vật liệu khơng cho dịng điện chạy qua gọi là vật liệu cách điện. Các vật liệu cách
điện có điện trở suất lớn.


- VD: giấy cách điện, thủy tinh, nhựa ebonit, sứ, mica, nhựa đường,cao su, amian,
dầu các loại( biến áp, tụ điện, cáp điện), gỗ khô, khơng khí có đặc tính cách điện.
- Cơng dụng: vật liệu cách điện được dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Câu 3: Các biện pháp an toàn điện?</b></i>


<b>a/Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện</b>


- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.


- Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện.


- khơng vi phạm khoảng cách an tồn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.


<b>b/ Một số biện pháp an toàn điện khi sữa chữa điện</b>


- Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện.


- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để
tránh bị điện giật và tai nạn khác.


<i><b>Câu 4: Phân loại đồ dùng điện, ý nghĩa của số liệu kĩ thuật?</b></i>



Dựa vào nguyên lí biến đổi năng lượng, người ta phân ra ba nhóm sau:


<b>a/ Đồ dùng điện loại điện-quang:</b>


- Biến đổi điện năng thành quang năng dùng để chiếu sáng trong nhà, đường phố…
VD: Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang


<b>b/ Đồ dùng loại điện-nhiệt:</b>


- Biến đổi điện năng thành nhiệt năng,dùng để đốt nóng, sưởi ấm, sấy, nấu cơm, đun
nước…


- VD: nồi cơm điện, bếp điện…


<b>c/ Đồ dùng loại điện- cơ:</b>


- Biến đổi điện năng thành cơ năng dùng để dẫn động, làm quay các máy như máy
bơm nước, máy xay xát, máy hút bụi, quạt điện.


<i>* Ý nghĩa của số liệu kĩ thuật: </i>


- Các số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu
cầu kĩ thuật.


- Để tránh hỏng đồ dùng điện, khi sử dụng cần chú ý:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá cơng suất định mức, dịng điện vượt
q chỉ số định mức.


<i><b>Câu 5: Phân loại đèn điện, cấu tạo, đặc điểm và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt</b></i>



- Người ta phân đèn điện ra ba loại chính:
+ Đèn sợi đốt.


+ Đèn huỳnh quang.


+ Đèn phóng điện ( đèn cao áp thủy ngân, đèn cao áp natri…..)


<b>a/ Cấu tạo của đèn sợi đốt:</b>


- Đèn sợi đốt có ba bộ phận chính: sợi đốt, bóng thủy tinh và đi đèn:


+ Sợi đốt là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng vonfram để chịu được
đốt nóng ở nhiệt độ cao.


+ Bóng thủy tinh: được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. Người ta rút hết khơng khí và
bơm khí trơ( khí acgon, khí kripton….) vào trong bóng để làm tăng tuổi thọ của sợi
đốt.


+ Đuôi đèn:làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh.
Trên đi có hai cực tiếp xúc


Có 2 kiểu đi: đi xốy và đi ngạnh.


<b>b/ Ngun lí làm việc</b>: khi đóng điện, dịng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc
dèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.


<b>c/ Đặc điểm của đèn sợi đốt:</b>


- Đèn phát ra ánh sáng liên tục.


- Hiệu suất phát quang thấp.
- Tuổi thọ thấp.


<i><b>Câu 6: Cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách sử dụng động cơ điện một pha?</b></i>
<b>a/ Cấu tạo</b>: Động cơ điện một pha gồm 2 bộ phận chính là stato và rơto:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Rôto: gồm lõi thép và dây quấn. Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuât điện ghép lại
thành khối trụ, mặt ngoài có rãnh.


<b>b/ Ngun lí làm việc:</b>


- Khi đóng điện, sẽ có dịng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện chạy trong
dây quấn roto, tác dụng từ của dòng điện làm cho roto động cơ quay.


<b>c/ Cách sử dụng:</b>


- Động cơ điện một pha co cấu tạo dơn giản, sử dụng dễ dàng, ít hỏng. Trong sản
xuất được dùng để chạy máy tiện, máy khoan, máy xay… Trong gia dình được dùng
cho tủ lạnh, máy bơm nước, quạt điện, máy giặt,…


- Để động cơ làm việc tốt, khi sử dụng cần chú ý các điểm sau:


+ Điện áp đưa vào động cơ điện không được lớn hơn điện áp định mức của động cơ
và cũng không được quá thấp.


+ Không để động cơ làm việc quá công suất định mức.
+ Cần kiểm tra và tra dầu mỡ định kì.


+ Đặt động cơ chắc chắn ở nơi sạch sẽ, khơ ráo, thống gió và ít bụi.



+ Động cơ điện mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng cần phải
dùng bút thử điện kiểm tra điện có rị ra vỏ khơng.


<i><b>7/ Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc, dặc điểm đèn huỳnh quang.</b></i>
<b>a/ Cấu tạo:</b>


- Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính: ống thủy tinh và hai điện cực
+ Ống thủy tinh:


Có các loại chiều dài: 0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m. Mặt trong ống có phủ lớp bột
huỳnh quang


Người ta rút hết khơng khí trong ống và bơm vào một ít hơi thủy ngân và khí trơ.
+ Điện cực:


Làm bằng dây vơnfram có dạng lị xo xoắn. Điện cực tráng một lớp bari-oxit để phát
ra điện từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang: khi đóng điện, hiện tượng phóng
điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột
huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào
chất huỳnh quang.


<b>c/ Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang:</b>


- Hiện tượng nhấp nháy: với dòng điện tần số 50Hz, đèn phát ra ánh sáng khơng
liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy, gây mỏi mắt.


- Hiệu suất phát quang cao.
- Tuổi thọ cao.



- Cần mồi phóng điện.


<i><b>8/ Lập bảng so sánh ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang?</b></i>


Loại đèn Ưu điểm Nhược điểm


Đèn sợi đốt - Không cần chấn lưu
- Ánh Sáng liên tục


- Tuổi thọ thấp


- Không tiết kiệm điện năng
Đèn huỳnh quang - Tiết kiệm diện năng


- Tuổi thọ cao


- Ánh sáng không liên tục
- Cần chấn lưu


<i><b>9/ Cấu tạo, nguyên lí làm việc, sử dụng bàn là điện?</b></i>
<b> a/ Cấu tạo:</b>


* Bàn là điện có hai bộ phận chính: dây đốt nóng và vỏ bàn là
- Dây đốt nóng:


+ Được làm bằng hợp kim niken-crom chịu nhiệt độ cao.
- Vỏ bàn là:


+ Gồm đế và nắp, ngồi ra bàn là điện cịn có các bộ phận như: đèn tín hiệu role điện,


núm điều chỉnh nhiệt độ. Một số bàn là có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và tự
động phun nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Dựa vào nguyên lí làm việc chung của đồ dùng loại điện-nhiệt, nguyên lí làm việc
của bàn là: khi đóng điện, dịng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được
tích vào đế bàn là làm nóng bàn là.


<b>c/ Sử dụng:</b>


Bàn là điện dùng để là quần áo, vải…
<i> * Khi sử dụng cần chú ý:</i>


- Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là


- Khi đóng điện khơng được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên
quần áo,…


- Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải, lụa,… cần là, tránh làm hỏng
vật dụng được là.


- Giữ gìn mặt đế bàn là sạch sẽ và nhẵn.
- Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt.


<i><b>10/ Trình bày cách sử dụng hợp lí và tiết kiện điện năng?</b></i>


- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm: ta phải cắt điện một số đồ dùng
điện không dùng


- Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. VD: để chiếu sáng,
đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng ít hơn bốn đến năm lần đèn sợi đốt.



- Khơng sử dụng lãng phí điện năng: khơng dùng đồ dùng điện khi khơng có nhu
cầu.


<i><b>11/ Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà?</b></i>
<b>a/ Đặc điểm:</b>


- Mạng điện trong nhà có cấp điện áp là 220V
- Đồ dùng điện rất đa dạng


- Công suất điện của các đồ dùng điện rất khác nhau


- Các thiết bị điện( công tắc điện, cầu dao, ổ cắm,…) và các đồ dùng điện trong nhà
phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Mạng điện dược thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điều kiện cho các đồ dùng
điện trong nhà và dự phòng cần thiết.


- Mạng điện phải đảm bảo an tồn cho người sử dụng và ngơi nhà.
- Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.


- Sử dụng thuận tiện, bền chắc và đẹp.


<i><b>12/ Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc, sử dụng quạt điện?</b></i>
<b>a/ Cấu tạo:</b>


- Quạt điện gồm hai phần chính: động cơ điện và cánh quạt


- Ngồi ra cịn có lưới bảo vệ, các bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và
hẹn giờ.



<b>b/ Ngun lí làm việc:</b>


- Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm
mát


<b>c/ Sử dụng:</b>


- Khi sử dụng quạt điện ngoài những yêu cầu như đã nêu ở động cơ điện, còn cần
phải chú ý; cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, bị vướng cánh.


<i><b>Câu 13: Vẽ sơ đồ qui trình sản xuất điện năng của các nhà máy điện?</b></i>
<i><b>* Nhà máy nhiệt điện:</b></i>


<i><b>* Nhà máy thủy điện:</b></i>
Nhiệt năng


của than,


khí đốt Hơi nước Làm quayTuabin hơi Máy phát<sub>điện</sub> Điện năng


Tuabin
nước


Máy phát
điện


Điện năng
Thủy năng



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 <i><b>Nhà máy điện nguyên tử:</b></i>


<i><b>BÀI TẬP</b></i>



<i><b>Bài 1:Tính số tiền điện của 1 hộ trong một tháng( 30 ngày). Biết:</b></i>
<b>-</b> <i><b>Bàn là 1000W, sử dụng 1h/ngày</b></i>


<b>-</b> <i><b>Đèn HQ 40W, sử dụng 5h/ngày</b></i>
<i><b>- Quạt 80W, sử dụng 5h/ngày</b></i>


<i><b>Bài 2: Một nhóm HS làm thí nghiệm đo 1 bóng đèn 220V> Sau thời gian 20 phút </b></i>
<i><b>công tơ quay 150 vịng. Hỏi:</b></i>


<i><b>- Cơng tơ đã tăng được mấy số ( bao nhiêu KWh)?</b></i>
<i><b>- Cơng suất của bóng đèn?</b></i>


<i><b>Bài 3: Cho hộ gia đình có đồ dùng điện sau: 2 đèn huỳnh quang mỗi đèn 40W sử </b></i>
<i><b>dụng 4h, 2 đèn sọi đốt mỗi đèn 75W sử dụng trong 2h, 1 tivi 110W sử dụng 3h, 1 máy </b></i>
<i><b>bơm nước 800W sử dụng trong 5h. Hỏi trong một tháng phải trả bao nhiêu tiền biết </b></i>
<i><b>1KWh trả 720 đồng</b></i>


<i><b>Bài 4: Trên mặt công tơ điện của một cơ sở sản xuất có ghi 900 vịng/KWh. Hãy cho </b></i>
<i><b>biết ý nghĩa con số trên và tính xem trong một ngày mạch điện của cơ sở đó tiêu thụ </b></i>
<i><b>bao nhiêu điện? Biết rằng sau 6 giây đĩa nhôm của công tơ quay 1 vòng?</b></i>


<i><b> </b></i>


<i><b>Bài 5: Một điện năng kế có U=220V, P= 15W, tốc độ quay 600 vịng/KWh. Hỏi trong </b></i>
<i><b>1 phút nếu bóng đèn 100W-220V hoạt động thì điện năng kế quay mấy vịng?</b></i>



Làm quay


Tuabin hơi Máy phát điện


Điện năng
Năng lượng


nguyên tử
của chất
phóng xạ


Hơi nước P


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>

<!--links-->

×