Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.55 KB, 16 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN
2.1 Quy trình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế
Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân nằm trong hệ
thống hoạt động thanh toán quốc tế của toàn ngân hàng.
Đối với phương thức thư tín dụng và nhờ thu có chứng từ, phòng khách
hàng doanh nghiệp của MSB Thanh Xuân giữ vai trò trung gian giữa Hội sở
chính và khách hàng. Cán bộ thanh toán quốc tế của chi nhánh sẽ nhận hồ sơ
trực tiếp từ khách hàng, xử lý những vướng mắc, sai sót bề nổi của hồ sơ. Sau
đó hồ sơ sẽ được phòng khách hàng doanh nghiệp gửi lên Hội sở chính. Hội sở
chính chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý hồ sơ ở mức độ chuyên sâu. Ví dụ trong
trường hợp thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ, cán bộ thanh toán quốc tế
của chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ thủ tục liên quan đến hồ
sơ. Nếu hợp lệ sẽ gửi lên Hội sở chính. Hội sở chính sẽ kiểm tra lỗi L/C. Sau đó
sẽ báo về cho cán bộ thanh toán quốc tế ở chi nhánh. Theo đó, cán bộ thanh
toán ở chi nhánh có trách nhiệm báo lại với khách hàng. Nếu bộ chứng từ có sai
sót, cán bộ thanh toán quốc tế sẽ tư vấn cho khách hàng sửa lại, nếu bộ chứng từ
không có gì sai sót, cán bộ TTQT tiếp tục thực hiện các bước của quy trình hoạt
động TTQT với khách hàng.
Đối với phương thức chuyển tiền và nhờ thu phiếu trơn khách hàng sẽ làm
việc trực tiếp với phòng dịch vụ khách hàng của chi nhánh.
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân
2.2.1 Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh
Xuân.
Nhìn chung, nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân cũng tuân theo nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
của các ngân hàng thương mại. Bao gồm một số nội dung chính như sau:
- Nghiên cứu, nắm bắt rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Công tác nghiên cứu, nắm bắt rõ nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh
là nội dung cơ bản nhất và xuyên suốt quá trình phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế của một ngân hàng thương mại. Có thể nói đây là nội dung này mang


tính chất nền tảng cho việc xác định các nội dung phát triển tiếp theo. Ý thức
được điều này, ngay từ khi thành lập, MSB Thanh Xuân đã liên tục tổ chức các
cuộc điều tra, khảo sát thị trường, nhất là khảo sát nhu cầu của khách hàng. Trên
cơ sở đó, chi nhánh có thể đề ra những kế hoạch hoạt động nhằm thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặt khác, trước sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt trên thị trường tài chính như hiện nay, việc xác định rõ đối thủ cạnh
tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hoạt động thanh toán
của chi nhánh. Đối thủ cạnh tranh ở đây là những ngân hàng cùng cung cấp
những sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh đang cung cấp, hoặc những ngân hàng
hướng tới cùng một đối tượng khách hàng như chi nhánh, ví dụ như ngân hàng
quân đội (MB), ngân hàng quốc tế (VIB), ngân hàng đông nam á (seabank).
Hiểu rõ được tầm quan trọng của điều này, từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh
luôn có những bước theo dõi sát sao những bước đi, thay đổi trong hoạt động
của đối thủ để kịp thời đề ra những kế hoạch ứng phó nhằm ngày càng nâng cao
thị phần thanh toán của chi nhánh trên lĩnh vực tài chính. Ví dụ năm 2008, cùng
với toàn hàng, MSB Thanh Xuân đã đưa vào áp dụng dịch vụ chuyển tiền kiều
hối nhanh Money gram nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
- Xác định mục tiêu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
Từ việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt rõ đối thủ cạnh tranh, ban lãnh đạo
chi nhánh đề ra mục tiêu nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế của chi nhánh mình. Các mục tiêu có thể kể đến là giữ vững thị phần là
những khách hàng truyền thống, hướng tới mở rộng thị phần thanh toán quốc tế
sang các khách hàng khác như các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc
doanh. Bên cạnh đó, chi nhánh còn đặt mục tiêu nỗ lực đa dạng hóa các loại
hình thanh toán để có thể thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng.
- Xây dựng chiến lược thực hiện
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ban lãnh đạo chi nhánh đã xây dựng một
chính sách chiến lược thực hiện. Trong đó đề cao việc nâng cao chất lượng
những sản phẩm dịch vụ đã cung cấp, bên cạnh đó tiếp tục đa dạng hóa các loại

hình thanh toán. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng vào việc hoàn thiện hệ thống
thanh toán quốc tế hiện tại sẽ không đạt được mục tiêu định hướng đã đề ra. Do
vậy, chi nhánh đã có những chính sách đẩy mạnh sự phối hợp giữa các phòng
ban nhằm đạt được sự phát triển đồng bộ và hiệu quả nhất.
- Công tác triển khai và kiểm soát.
Với mỗi giai đoạn phát triển, tùy theo bối cảnh nền kinh tế mà chi nhánh có
những chính sách nhất định nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Và
mục tiêu cuối cùng là hoàn thành những định hướng đã đề ra của chi nhánh.
Công tác triển khai và kiểm tra, kiểm soát hoạt động luôn phải đi liền với nhau
nhằm điều chỉnh hướng đi đúng đắn nhất cho hoạt động thanh toán quốc tế của
chi nhánh.
2.2.2 Các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của
MSB Thanh Xuân.
Cùng với thời điểm thành lập chi nhánh, tính cho đến nay, hoạt động thanh
toán quốc tế chi nhánh Thanh xuân đã đi vào hoạt động được hơn 3 năm và đã
đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh. MSB
Thanh Xuân chủ yếu cung cấp 3 loại hình thanh toán quốc tế: nhờ thu, chuyển tiền
và thư tín dụng (L/C). Vì vậy, bài báo cáo xin đi nghiên cứu tập trung vào 3 hình
thức thanh toán này. Quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân được thể hiện qua các chỉ tiêu đo lường dưới đây:
- Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế MSB Thanh Xuân
Doanh số hoạt động TTQT của MSB Thanh Xuân đối với các phương thức
thanh toán quốc tế từ 2007 – 2009 được thể hiện qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1:Doanh số thanh toán của các phương thức TTQT của MSB
Thanh Xuân từ 2007 - 2009
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chuyển tiền 421,648,237.00 572,521,627.00 834,247,321.00
Nhờ thu 4,305,259.00 11,088,893.00 19,749,524.00
L/C 732,301,301.00 1,066,032,730.00 1,938,524,642.00

Nguồn: báo cáo phòng KHDN–MSB Thanh Xuân
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu của từng phương thức tăng đều qua
các năm. Cụ thể:
Đối với hình thức chuyển tiền, trị giá năm 2008 là 572,521,627.00, tăng
35% so với năm 2007. Năm 2009, tốc độ này tăng lên mức 45% so với năm
2008, trị giá năm 2009 dừng mở mức 834,247,321.00
Hình thức nhờ thu là hình thức đạt giá trị thấp nhất trong 3 hình thức thanh
toán quốc tế mà chi nhánh cung cấp. Tuy vậy, doanh thu của hình thức này vẫn
tăng đều qua các năm. Năm 2008 đánh dấu mức tăng đáng kể trong phương
thức này, đạt 11,088,893.00, tăng 157% so với năm 2007. Sang đến năm 2009,
tốc độ tăng doanh thu của phương thức này giảm nhẹ, đạt 19,749,524.00 tăng
78% so với năm 2008.
Phương thức thư tín dụng là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỉ
trọng đáng kể trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế của chi nhánh. Năm
2007, doanh thu phương thức này đạt 732,301,301.00. Năm 2008, doanh thu
tăng lên 1,066,032,730.00, tăng 45% so với năm 2007. Năm 2009 trị giá doanh
thu tăng xấp xỉ 82%, đạt 1,938,524,642.00
- Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền
Tổng số bộ hồ sơ và tổng trị giá của phương thức chuyển tiền của hoạt
động TTQT MSB Thanh Xuân từ 2007 – 2009 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Doanh số và số bộ hồ sơ phương thức chuyển tiền của MSB
Thanh Xuân từ 2007 - 2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
Chuyển tiền đi
Chuyển tiền đến
Bộ
56
67
79
108

121
167
Chuyển tiền đi
Chuyển tiền đến
VNĐ
196,494,471.1
225,153,765.9
217,558,218.26
309,963,408.74
330,379,674.82
503,857,646.18
Nguồn: báo cáo phòng KHDN - MSB Thanh Xuân
Qua bảng 2.2 ta thấy cả doanh số lẫn số bộ hồ sơ của phương thức chuyển
tiền đều tăng qua các năm. Năm 2008, do bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh
tế nên doanh thu và số món của phương thức chuyển tiền chỉ tăng nhẹ. Cụ
thể, số món tăng từ 56 lên 79, đạt 41%. Doanh số chuyển tiền đi trong năm
2008, đạt 217,558,218.26, tăng 10.7%. Cũng trong năm 2008, hình thức
chuyển tiền đến tăng từ 255,153,765.9 năm 2007 lên 309,963,408.74, đạt
37%.
Năm 2009, mức độ tăng được cải thiện rõ rệt. Phương thức chuyển tiền đi
tăng từ 217,558,218.26 lên 330,379,674.82 đạt 51.8%. Phương thức chuyển tiền
đến tăng từ 330,379,674.82 lên 503,857,646.18 đạt 62%.
Cũng qua bảng 2.2 ta thấy hình thức chuyển tiền đến chiếm tỷ trọng lớn
hơn trong tổng doanh thu của phương thức chuyển tiền.
- Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu
Bảng 2.3: Doanh thu và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu của MSB
Thanh Xuân từ 2007 - 2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
Nhờ thu nhập Bộ 43 58 79
Nhờ thu xuất 17 24 32

Nhờ thu nhập
Nhờ thu xuất
VNĐ
2,659,470.15
1,645,788.85
7,980,003.7
3,108,889.3
15,182,085.88
4,567,438.12
Nguồn: báo cáo phòng KHDN - MSB Thanh Xuân
Qua bảng 2.3, ta có thể thấy hoạt động nhờ thu là hoạt động có số bộ hồ cơ
cũng như doanh thu chiếm tỉ trọng ít nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế
của chi nhánh. Tuy nhiên, phương thức này vẫn có sự gia tăng đều qua các năm.
Năm 2008, số bộ hồ sơ là 82, tăng 36% so với con số 60 bộ năm 2007. Năm
2009 có sự tăng nhẹ số bộ hồ sơ, tỉ lệ tăng đạt 38% so với năm 2008, tổng giá trị
tăng 358% so với năm 2007.
Tuy nhiên, so với nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu vẫn chiếm đa số cả
về số bộ hồ sơ lẫn doanh thu. Tỷ lệ tăng của nhờ thu nhập khẩu cũng lớn hơn
đáng kể so với tỷ lệ tăng của nhờ thu xuất khẩu.
- Doanh số và số bộ hồ sơ phương thức thư tín dụng
Đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu thanh toán
quốc tế của chi nhánh. Cụ thể số bộ hồ sơ và doanh thu của phương thức thư tín
dụng được thể hiện qua bảng 2.4:
Bảng 2.4: Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức L/C của MSB
Thanh Xuân từ 2007 – 2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
L/C nhập
L/C xuất
Bộ
528

93
726
127
1273
149
L/C nhập
L/C xuất
VNĐ
637,102,131.87
95,199,169.13
970,089,784.3
95,942,945.7
1,725,286,931.38
213,237,710.62
Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân
Cũng như 2 hình thức nhờ thu và chuyển tiền, hình thức thanh toán bằng
thư tín dụng có số bộ hồ sơ và doanh số tăng đều qua các năm. Trong đó, hình
thức thư tín dụng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với thư tín dụng xuất khẩu.

×