Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.83 KB, 11 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG TỔ CHỨC
1.Động lực của người lao động.
Tất cả các doanh nghiệp đều hướng đến mục đích là nâng cao hiệu quả sản xuất
và kinh doanh. Muốn vậy thì trước hết họ cần phải sở hữu một đội ngũ lao động giỏi,
trình độ chuyên môn cao và có sự nhiệt tình và sáng tạo trong công việc. Do vậy nhà
quản lý rất cần có một chính sách khuyến khích, tạp động lực để gìn giữ và động viên
lực lượng lao động ấy.
Theo giáo trình QTNL: Động lực lao động là những nhân tố có thể kích thích
con người làm việc một cách nỗ lực hơn nữa, nhằm tạo ra năng suất và hiệu quả cao
hơn trong những điều kiện cho phép. Động lực lao động biểu hiện ở tinh thần làm việc
hăng say, sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng
như của bản thân người lao động. Đó là kết quả của rất nhiều nguồn lực từ cá nhân
người lao động và cả những yếu tổ ngoài môi trường sống xung quanh. Như vậy, vấn đề
đặt ra là tạo động lực cho người lao động để họ có thể phát huy hết khả năng của mình.
Cũng theo giáo trình QTNL, tạo động lực cho người lao động là tất cả các
các hoạt động của tổ chức thực hiện đối với người lao động như các chính sách, biện
pháp, nghệ thuật lãnh đạo được người quản lý áp dụng trong quá trình làm việc, và từ
đó giúp cho người lao động thêm hứng khởi để hoàn thành nhiệm vụ, làm việc có hiệu
quả, hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Tạo động lực cho người lao động có thể nói là mục tiêu và cũng là trách nhiệm đặt
ra cho các nhà quản lý, làm sao để thu hút những người lao động giỏi có trình độ
chuyên môn về làm việc với doanh nghiệp. Quá trình tạo động lực cho người lao động
ấy sẽ diễn ra liên tục và cần đầu tư nhiều thời gian, chi phí, công sức… do đó nó đòi hỏi
các nhà quản lý phải nắm bắt được nhu cầu, mục tiêu của người lao động để từ đó đề ra
các chính sách, biện pháp mà lơi ích gắn chặt với các hoạt động của tổ chức.
2. Sự cần thiết phải tạo nâng cao hiệu quả của công tác tạo động lực cho
người lao động
Động lực lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng suất lao
động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó vấn đề tạo động lực có ý nghĩa
then chốt, sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chúng ta sẽ xem xét lợi ích


của việc tạo động lực lao động đối với các đối tượng cần xem xét trước khi tìm hiểu về
sự cần thiết của công tác này.
2.1 Lợi ích của việc tạo động lực lao động .
• Đối với người lao động: Động lực lao động là một trong những điều kiện để
người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Khi có động lực lao động người lao động sẽ
hăng say làm việc, tập trung hơn, giảm bới sự căng thẳng mệt mỏi vì kết quả lao động
sẽ được nâng cao và hơn nữa, động lực lao động sẽ làm tăng tình yêu của người lao
động đối với công việc.
• Đối với doanh nghiệp: Tạo điều kiện để tăng năng suất lao động toàn doanh
nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Giúp cho các có được đội ngũ
lao động giỏi, trung thành nhiệt huyết, đồng thời thu hút được các lao động giỏi về làm
việc cho các doanh nghiệp-đó là bí quyết thành công trong kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp, là tài sản quý giá của doanh nghiệp.
• Đối với xã hội: Động lực lao động giúp cá nhân có thể tiến tới các mục đích của
mình thoả mãn được các nhu cầu đặt ra của cuộc sống, làm phong phú hơn cuộc sống
tinh thần của bản thân và dần hình thành nên những giá trị xã hội mới cho cuộc sống
hiện đại. Mặt khác, động lực lao động gián tiếp xây dựng xã hội ngày một phồn vinh
dựa trên tồn tại của các tổ chức kinh doanh.
2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động.
Chúng ta phải tạo động lực lao động trong các doanh nghiệp tổ chức trước hết là
vì lơi ích mà nó mang lại cho người lao động, các doanh nghiệp và đối với xã hội. Động
lực lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng suất lao động xã hội
và hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó vấn đề tạo động lực có ý nghĩa then
chốt, sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiểu được vai trò quan trọng của
động lực là như vậy nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt công
tác này. Nguyên nhân là ở chỗ mỗi con người có đặc điểm, tính cách khác nhau, hơn thế
nhu cầu của mỗi người cũng khác, vì thế doanh nghiệp chỉ có khả năng khyến khích
cho người lao động trong phạm vi cho phép để có thể tạo ra năng suất lao động cao
hơn. Thật khó để tìm ra một biện pháp cùng một lúc thoả mãn được tất cá các nhu cầu
của người la động. Do vậy để giải quyết tốt vấn đề tạo động lực cho người lao động

chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố tác động tới nó.
Tạo động lực lao động là cần thiết và tất yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào
muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Dù hiểu theo cách này hay cách khác thì
chúng ta thấy được rằng mục tiêu và kết quả của bất kỳ hoạt động nào chính là động lực
lao động. Khi mục tiêu và kết quả rõ ràng thì động lực lao động càng lớn. Một doanh
nghiệp sẽ đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh khi người lao động nhận thức đựơc
rằng việc làm ở doanh nghiệp cũng như chính công việc của gia đình mình, khi đó họ sẽ
làm việc một cách hăng say, nhiệt tình để có được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp,
cũng như lợi ích mà họ thu được từ công việc đó. Do vậy các nhà quản lý cần phải có
các chính sách, biện pháp để tạo động lực cho người lao động để họ làm việc một cách
có hiệu quả hơn.
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động.
3.1 Nhóm nhân tố thuộc về người lao động.
Người lao động có vị trí quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, chính vì vậy các nhà quản lý cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới
người lao động để từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp khuyến khích người lao động
làm việc đạt hiệu quả cao. Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực của người lao động có
thể là:
• Thái độ quan điểm của người lao động đối với công việc và đối với tổ chức:
thái độ ở đây có thể là yêu ghét, đồng tình hay không đồng tình. Thông thường thì
người lao đông luôn có một thái độ rõ ràng trước một công việc, một hành động, đối
với một sự việc cụ thể hay đối với một người nào đó, từ đó họ sẽ có một thái độ dứt
khoát thái độ này sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động của họ. Khi thái độ là tích cực,
cảm thấy được sự đồng thuận thì người lao động làm việc hăng say nhiệt tình đem lại
năng suất lao động cao, còn ngược lại thì đó là hậu quả cho doanh nghiệp sẽ không đạt
được hiệu quả sản xuất như mong muốn.
• Nhu cầu mục đích các quan niệm về giá trị của người lao động trong công việc
cũng như trong tổ chức: Nhu cầu là những đòi hỏi, mong ước của con người xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau ( các nhu cầu có thể là: nhu cầu tâm sinh lí, nhu cầu xã
hội, nhu cầu được tôn trọng…)nhằm đạt được mục đích nào đó. Trong cuộc sống, con

người luôn tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định, những điều kiện này là
các nhu cầu để con người nỗ lực làm việc đem lại lợi ích cho mình và cho xã hội. Khi
một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì con người mong muốn tiến tới các nhu cầu khác
cao hơn. Chính vì các lý do đó mà mà các nhà quản lý phải tìm hiểu nhu cầu của người
lao động trong tổ chức mình như: điều kiện việc làm, công việc, khả năng thăng tiến…
để đáp ứng cho họ một cách tốt hơn, nhằm khuyến khích người lao động làm việc có
hiệu quả và đem lại năng suất lao động cao.
Mục đích và các quan niệm giá trị của người lao động: Mục đích là trạng thái
mong đợi, đích hướng tới của cá nhân người lao động, còn giá trị là cái mà người ta
cảm thấy thật sự có ý nghĩa và nó phù hợp với những đóng góp mà người lao động thực
hiện được đối với doanh nghiệp và đối với xã hội. Người lao động luôn theo đuổi mục
tiêu và khi họ hoàn thành được mục tiêu của mình thì họ sẽ cố gắng để đạt được mục
tiêu khác cao hơn. Trong thực tế thì con người luôn đạt ra mục tiêu có thực, tức là nó
phải được thực hiện được trong một tương lai gần. Chính vì thế các nhà quản lý cần
nắm bắt được mục tiêu và quan niệm giá trị của bản thân người lao động và biết kết hợp
với mục tiêu và giá trị của tổ chức để làm cho các cá nhân nỗ lực làm việc đem lại hiệu
quả sản xuất kinh doanh cao. Hơn nữa, nó cũng giúp cho các cá nhân cảm thấy có được
niềm tin từ tổ chức, làm cho người lao động thấy gắn bó, tầm tuỵ trung thành với tổ
chức.
3.2. Nhóm nhân tố về công việc:
Động lực lao động không chỉ chịu sự tác động của người lao động mà nó còn bị
ảnh hưởng từ bởi các yếu tố thuộc về công việc như kỹ năng nghề nghiệp, mức độ
chuyên môn hoá, mức độ phức tạp của công việc, mức độ hao phí thể lực, sự mạo hiểm
và mức độ rủi ro của công việc. Các nhân tố này nó tác động trực tiếp tới người lao
động với hai mặt, mặt tích cực khi các yếu tố này nó phù hợp với bản thân người lao
động thì sẽ khuyến khích người lao động làm việc, họ sẽ làm việc hăng say nhiệt tình.
Ngược lại, với ý nghĩa tiêu cực nó sẽ làm giảm động lực của người lao động. Vậy khi
xác định thực hiện công việc người lao động cần phải tìm hiểu xem các yêu cầu công
việc, các nội dung công việc được thực hiện có phù hợp với khả năng và sở trường của
mình hay không, ngoài ra các doanh nghiệp phải bố trí, tuyển dụng người lao động vào

những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động, có như vậy
người lao động mới làm việc có hiệu quả đem lại ích cho bản thân người lao động cũng
như chính doanh nghiệp.
3.3. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức:
Ngoài các yếu tố thuộc về người lao động và bản thân công việc thì các yếu tố
thuộc về tổ chức như: Văn hoá tổ chức, phong cách lãnh đạo, các chính sách nhân sự…
nó cũng tác động đến quá trình tạo động lực cho người lao động trong các doanh
nghiệp. Khi những yếu tố thuộc về tổ chức được thực hiện tốt người lao động sẽ cảm
thấy thoải mải, hứng thú với tổ chức nơi mình đang công tác từ đó làm cho người lao
động yên tâm thực hiện công việc một cách có hiệu quả.
• Văn hoá tổ chức: Văn hóa tổ chức được hiểu là hệ thống giá trị chung được
chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và giữa các thành viên trong tổ chức với nhưng
người ngoài tổ chức đó. Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị niềm tin được xây
dựng trong tỏ chức và nó hướng dẫn hành vi của con người trong tổ chức. Vì thế cần
phải tạo ra một nét văn hoá riên có cho mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề mà ở đó
người lao động cảm thấy được làm việc trong một môi trường năng động, một bầu
không khí vui vẻ, thân ái đoàn kết, từ đó sẽ tạo được trạng thái tâm lý tốt tích cực có tác
dụng kích thích người lao động làm việc.
• Phong cách lãnh đạo: Đó là cách mà người lãnh đạo sử dụng quyền lực dùng
để tác động đến tập thể người lao động. Phong cách lãnh đạo có tác dụng quan trọng
trong việc củng cố, giáo dục tập thể lao động. Trong quá trình làm việc người lao động
chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách quản lý cũng như triết lý của người lãnh đạo, nó
cũng là một yếu tố không nhỏ tác động đến động lực lao động và ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với người lãnh đạo gần gũi, cởi mở, thân mật, quan
tâm đến nhân viên, biết động viên chia sẻ, khuyến khích kịp thời sẽ giúp người lao động
hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như việc đạt được các mục tiêu tổ chức đạt ra.
• Chính sách nhân sự của tổ chức: là các chính sách do ban lãnh đạo đề ra trên
cơ sở phù hợp với pháp luật áp dụng đối với tất cả những người lao động trong tổ chức.

×